Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 44

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – UEH


TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING

DỰ ÁN
Môn học: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh

Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ RÀO CẢN NGĂN CÁCH

GIỚI TRẺ THỂ HIỆN TÌNH CẢM VỚI CHA MẸ

Giảng viên: Nguyễn Thảo Nguyên


Lớp học phần: 23D1STA50800552
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Khánh Đăng – 31221026770
Hoàng Trần Hương Giang – 31221026701
Nguyễn Đức Lộc – 31221021931
Nguyễn Ngọc Uyên Nhi – 31221021028
Nguyễn Kiều Phương Thanh – 31221023598
Khóa – Lớp: K48 – MRC02
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
II. GIỚI THIỆU DỰ ÁN....................................................................................... 2
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 2
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Các giả thuyết của dự án .................................................................................... 3
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................... 4
1. Các khái niệm của dự án .................................................................................... 4
1.1. Khái niệm “Giới trẻ” ................................................................................... 4
1.2. “Rào cản” là gì? .......................................................................................... 4
1.3. Thế nào là “Thể hiện tình cảm”? ................................................................. 4
2. Các khái niệm thống kê ...................................................................................... 5
2.1. Phương pháp thống kê ................................................................................. 5
2.2. Định nghĩa các loại thang đo được sử dụng ................................................. 5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 6
1. Quy trình thực hiện ........................................................................................... 6
2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6
2.1. Phương pháp lấy mẫu .................................................................................. 6
2.2. Các thang đo để xử lý số liệu ....................................................................... 6
2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 7
2.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................. 8
V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 9
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát ................................................................................ 9
2. Mức độ quan tâm của giới trẻ đến việc thể hiện tình cảm với cha mẹ ............... 10
2.1. Bạn có thường xuyên thể hiện tình cảm với cha/mẹ không? ...................... 10
2.2. Khi xa nhà, bao lâu bạn về thăm cha mẹ một lần? ..................................... 11
2.3. Khi xa nhà bạn có hay nhớ về cha/mẹ không? ........................................... 12
2.4. Khi còn nhỏ và hiện tại, đâu là lúc bạn hay thể hiện tình cảm với cha/mẹ
hơn? 12
3. Cách giới trẻ thể hiện tình cảm với cha mẹ....................................................... 14
3.1. Bạn thuộc kiểu người thể hiện tình cảm qua lời nói hay hành động?.......... 14
3.2. Bạn thể hiện tình cảm với cha mẹ bằng cách nào? ..................................... 14
3.3. Bạn có hay trò chuyện, tâm sự với cha/mẹ không? .................................... 15
3.4. Mức độ sẵn lòng chia sẻ chuyện tình cảm cá nhân/áp lực cuộc sống cá nhân
của bạn với cha/mẹ? ............................................................................................ 16
4. Mức độ ảnh hưởng của việc thường xuyên thể hiện tình cảm đến mối quan hệ
giữa giới trẻ và cha mẹ họ....................................................................................... 17
4.1. Mối quan hệ giữa người làm khảo sát với cha/mẹ tương ứng với mức độ
thường xuyên thể hiện tình cảm........................................................................... 17
4.2. Khi có mâu thuẫn với cha mẹ, bạn đã từng chủ động giảng hòa với họ chưa?
19
4.3. Bạn giảng hòa sau khi có mâu thuẫn với cha mẹ bằng cách nào? ............... 20
5.3. Những nguyên do đối tượng khảo sát không giảng hòa với cha mẹ ............... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 30
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 31
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trên đời này, không ai cho không ai thứ gì trừ cha mẹ đối với con cái, họ là những
người sẵn sàng hy sinh vô điều kiện để máu mủ của mình có một cuộc sống bình yên,
hạnh phúc. Những người con cũng mang trong mình tình yêu thương vô bờ với đấng
sinh thành, ấy vậy mà không phải ai cũng có thể thoải mái bày tỏ rằng “Con yêu cha mẹ
rất nhiều”.
Phần đông giới trẻ hiện nay dường như dễ dàng cho đi những cử chỉ thân mật,
những lời nói yêu thương với bạn bè, đồng nghiệp thân thiết nhưng điều ấy lại trở nên
hiếm hoi trong mối quan hệ với cha mẹ. Có một câu nói rất hay: “Một người không thể
biết bạn yêu họ nếu như bạn không nói cho người ấy biết rằng bạn yêu họ như thế nào”.
Việc giới trẻ “tiết kiệm” thể hiện yêu thương với cha mẹ, liệu có ảnh hưởng đến mối
quan hệ trong gia đình? Phải chăng có những tác động đã ảnh hưởng đến việc các bạn
trẻ thể hiện tình cảm với cha mẹ?
Nắm bắt được điều này, nhóm chúng tôi đã thực hiện một dự án với đề tài
“Nghiên cứu các yếu tố rào cản ngăn cách giới trẻ thể hiện tình cảm với cha mẹ”
để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề đã nêu. Thông qua việc tìm kiếm, thu thập dữ liệu từ các
nguồn, cũng như việc khảo sát những người trẻ đang sinh sống và làm việc ở Thành phố
Hồ Chí Minh (TP.HCM), chúng tôi nhận thấy đa số giới trẻ có dành một sự quan tâm
nhất định đến việc thể hiện tình cảm với cha mẹ, tuy nhiên mức độ thường xuyên thể
hiện tình cảm đã có sự thay đổi khi giới trẻ trưởng thành hơn khi không còn thân thiết
và thể hiện tình cảm với cha mẹ nhiều như trước. Nguyên nhân đến từ các yếu tố rào
cản, có cả khách quan và chủ quan như: sự khác biệt trong tính cách, khoảng cách thế
hệ hay do tâm sinh lý của giới trẻ thay đổi… Kết quả nhận được sau cuộc khảo sát đã
giúp chúng tôi đưa ra kết luận chính xác và thiết thực nhất.

1
II. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1. Đặt vấn đề
Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là nguồn gốc của những xúc cảm khác, mà
nó còn là thứ tình cảm sẽ đi theo con người đến suốt cuộc đời. Nó chính là một phần
không thể thiếu trong bất kì gia đình nào, đặc biệt là với các gia đình theo văn hóa Á
Đông. Để nói về sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái, có lẽ không còn từ nào miêu tả đúng
hơn ngoài hai chữ “kì diệu” và “thiêng liêng”.
Tình cảm gia đình là thứ đầu tiên ta cảm nhận được ngay sau khi sinh ra, và nó
chính là tiền đề giúp con người ta phát triển những thứ tình cảm sau này. Nhưng để có
được sự đẹp đẽ vốn có ấy lại không hề đơn giản. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con
cái, sự giao tiếp, cách ứng xử luôn là điều khiến bất kỳ gia đình nào cũng phải đau đầu.
Sự nhạt nhòa khi thiếu vắng những lời yêu thương, cử chỉ thân mật thể hiện tình cảm
đôi khi sẽ khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái trở nên xa cách, không còn thân
thiết như trước và kéo theo đó là những hệ lụy không mấy tích cực.
Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu những nguyên do, những yếu tố rào cản khiến
giới trẻ ít thể hiện tình cảm với cha mẹ là thực sự cần thiết để cải thiện mối quan hệ giữa
giới trẻ và cha mẹ, giúp họ thêm gắn bó và trân quý lẫn nhau.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dự án mong muốn hướng tới việc:
­ Tìm hiểu sự quan tâm của giới trẻ về việc thể hiện tình cảm và đo lường mức độ
thường xuyên thể hiện tình cảm với cha mẹ của giới trẻ.
­ Tìm hiểu, phân tích cách giới trẻ thể hiện tình cảm với cha mẹ.
­ Mức độ ảnh hưởng của việc thường xuyên thể hiện tình cảm đến mối quan hệ
giữa giới trẻ và cha mẹ họ.
­ Nghiên cứu các rào cản khiến một bộ phận giới trẻ tránh né việc thể hiện tình
cảm với cha mẹ, từ đó đề ra các giải pháp giúp cho giới trẻ thêm mở lòng, mạnh
dạn thể hiện tình yêu và chia sẻ những trăn trở của mình với bố mẹ nhiều hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: 22/02/2023 – 08/03/2023.
- Địa điểm: Online trên nền tảng Google Forms.
- Phạm vi khảo sát:
 Số lượng: 205 đối tượng khảo sát.
 Phạm vi: TP.HCM.
­ Đối tượng nghiên cứu và khảo sát: Giới trẻ (độ tuổi từ 16 đến 30).

2
4. Các giả thuyết của dự án
Giả thuyết 1: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống và làm việc tại TP.HCM Luôn luôn hoặc
Thường xuyên thể hiện tình cảm đối với cha ít hơn đối với mẹ là 35%.
Giả thuyết 2: Trên địa bàn TP.HCM, tỉ lệ giới trẻ cho rằng khi còn nhỏ họ thể
hiện tình cảm với cha nhiều hơn ở hiện tại.
Giả thuyết 3: Trên địa bàn TP.HCM tỉ lệ giới trẻ cho rằng họ đều hay thể hiện
tình cảm với mẹ dù là lúc còn bé hay ở thời điểm hiện tại chiếm ít nhất 40%.
Giả thuyết 4: Tỉ lệ giới trẻ trên địa bàn TP.HCM Cởi mở chia sẻ tất cả những áp
lực, bất công gặp phải với mẹ nhiều hơn với cha.
Giả thuyết 5: Ở địa bàn TP.HCM, trong nhóm đối tượng Hiếm khi hoặc Không
bao giờ thể hiện tình cảm, tỉ lệ giới trẻ có mối quan hệ Không thân thiết hoặc Rất không
thân thiết với cha nhiều hơn là với mẹ.
Giả thuyết 6: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống và làm việc tại TP.HCM từng gặp mâu
thuẫn với cha mẹ chủ động chọn cách dùng những hành động thể hiện tình cảm để giảng
hòa chiếm 20%.
Mức ý nghĩa kiểm định: α = 0,05

3
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các khái niệm của dự án
Trước khi đến với phần nghiên cứu về các yếu tố rào cản ngăn cách giới trẻ thể
hiện tình cảm với bố mẹ, nhóm tác giả sẽ làm rõ một số thuật ngữ sau đây:
1.1. Khái niệm “Giới trẻ”
“Giới trẻ” là cụm từ không hề mới mẻ và xa lạ. Tùy
thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu mà có thể đưa ra
những định nghĩa khác nhau về giới trẻ. Về phương
diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những người mà
nhận thức không còn “ấu trĩ” như trẻ con nhưng
cũng chưa đủ chín chắn của một người trưởng thành,
chín muồi về mọi phương diện. Giới trẻ là tập hợp
những người đang trong quá trình phát triển, tự hoàn
thiện để có một nhận thức đúng đắn và tương thích với đại đa số trong cộng đồng.
1.2. “Rào cản” là gì?
“Rào cản” là một trạng thái hoặc tình huống mà khi con người gặp phải, sẽ làm
giảm sự tiến bộ hoặc khả năng hoàn thành một việc gì đó. Rào cản có thể là những thách
thức về mặt tâm lý, thể chất, kinh tế, xã hội, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác mà khiến con
người cảm thấy khó khăn để vượt qua hoặc tiếp cận mục tiêu của mình.
Với mỗi người, rào cản có thể là khác nhau và có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh
vực cuộc sống như công việc, học tập, tình yêu, gia đình, sức khỏe, v.v… Rào cản có
thể là một thử thách lớn đối với giới trẻ, nhưng cũng có thể là một cơ hội để họ vượt qua
giới hạn của mình, phát triển kỹ năng mới và sống tích cực.
1.3. Thế nào là “Thể hiện tình cảm”?
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ
học (2016), “Thể hiện là làm cho thấy rõ nội dung
trừu tượng nào đó bằng hình thức cụ thể”. “Tình
cảm” được định nghĩa là “sự yêu mến, gắn bó giữa
người với người”. Theo từ điển Oxford Learner’s
“Love is a very strong feeling of liking and caring
for somebody/something, especially a member of
your family” tạm dịch “Tình cảm là cảm xúc yêu
thương, quý mến mạnh mẽ đối với con người hoặc sự vật nào đó, đặc biệt là các thành
viên trong gia đình”.
Vậy từ các khái niệm nêu trên, tác giả có thể hiểu “thể hiện tình cảm” là “làm
cho người khác thấy rõ tình yêu thương quý mến của một người đối với người khác
thông qua những hành động cụ thể”.

4
2. Các khái niệm thống kê
2.1. Phương pháp thống kê
2.1.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất
định, có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể.
Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến
động. Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, trong khi
các đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn
nhất, độ nhọn và độ lệch.
Thống kê mô tả giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể
bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu.
2.1.2. Suy diễn thống kê
Là quá trình dùng toán thống kê để kiểm định dữ liệu thống kê mô tả, xem dữ
liệu có ý nghĩa thống kê hay không bằng cách chứng minh các giả thuyết xảy ra. Những
giả thuyết đặt ra về tham số tổng thể được gọi là giả thuyết thống kê, có thể được quá
trình kiểm định giả thuyết kết luận là sai hay đúng. Mục đích của thống kê suy diễn là
tìm ra bản chất đặc trưng hoặc quy luật của nội dung nghiên cứu theo quy luật “số lớn”.
2.2. Định nghĩa các loại thang đo được sử dụng
2.2.1. Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa là loại thang đo dựa trên sự phân loại và đặt tên cho các đối
tượng. Biểu hiện của dữ liệu không thể hiện sự hơn kém và khác biệt về thứ bậc.
2.2.2. Thang đo thứ bậc
Thang đo thứ bậc dùng cho dữ liệu thuộc tính, cũng dùng các con số danh nghĩa
nhưng chúng được sắp xếp theo các thứ bậc hơi kém. Thang đo thứ bậc là thang đo danh
nghĩa nhưng không phải thang đo danh nghĩa nào cũng là thang đo thứ bậc.
Thang đo thứ bậc thường được dùng để đo lường thái độ, ý kiến, quan điểm, nhận
thức và sở thích.
2.2.3. Thang đo khoảng
Thang đó khoảng là loại thang đo định lượng chứa các thuộc tính giá trị của dữ
liệu danh nghĩa được sắp xếp theo một thứ tự nhất định với các khoảng cách bằng nhau
và cho phép so sánh sự khác biệt giữa các thứ tự đó.

5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Quy trình thực hiện

2. Phương pháp nghiên cứu


2.1. Phương pháp lấy mẫu
Nhóm sinh viên chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp lấy mẫu Phi ngẫu
nhiên. Nhóm tiến hành lập bảng câu hỏi và khảo sát 205 đối tượng được xem là “giới
trẻ” trên địa bàn TP.HCM với hình thức trực tuyến trên nền tảng Google Form.
2.2. Các thang đo để xử lý số liệu

STT Câu hỏi Thang đo


1 Nơi sinh sống và làm việc Danh nghĩa
2 Độ tuổi Khoảng
3 Bạn đang sống cùng với? Danh nghĩa

4 Bao lâu bạn về thăm cha mẹ một lần? Thứ bậc

5 Mức độ thân thiết giữa bạn và cha mẹ? Thứ bậc

6 Bạn có thường xuyên thể hiện tình cảm cha mẹ không? Thứ bậc

Khi còn nhỏ và hiện tại, đâu là lúc bạn hay thể hiện tình
7 Danh nghĩa
cảm với cha/mẹ hơn?

8 Khi xa nhà, bạn có hay nhớ về cha mẹ không? Thứ bậc

9 Bạn thuộc kiểu người thể hiện tình cảm qua? Danh nghĩa

Bạn từng chọn những cách nào để thể hiện tình cảm với
10 Danh nghĩa
cha/mẹ?

Bạn sẽ đặc biệt thể hiện tình cảm với cha/mẹ vào những dịp
11 Danh nghĩa
gì?

12 Cha/mẹ phản ứng ra sao khi bạn thể hiện tình cảm với họ? Thứ bậc

6
Bạn có cảm thấy thoải mái sau khi thể hiện tình cảm với
13 Thứ bậc
cha mẹ không?
14 Bạn có hay trò chuyện, tâm sự với cha/mẹ không? Thứ bậc
Mức độ sẵn lòng chia sẻ chuyện tình cảm cá nhân của bạn
15 Thứ bậc
với cha/mẹ?

Mức độ sẵn lòng chia sẻ những áp lực cuộc sống mà bạn


16 Thứ bậc
gặp phải với cha/mẹ
Khi có mâu thuẫn, bạn đã từng cố gắng giảng hòa hay cải
17 thiện mối quan hệ với cha mẹ thông qua việc thể hiện tình Danh nghĩa
cảm hay chưa?
Bạn giảng hòa sau khi có mâu thuẫn với cha mẹ bằng cách
18 Danh nghĩa
nào?

Tại sao bạn lại không chủ động giảng hòa với cha/mẹ sau
19 Danh nghĩa
khi mâu thuẫn?

Mối quan hệ của bạn và cha mẹ đã thay đổi như thế nào sau
20 Danh nghĩa
sự cố gắng đó?

Mối quan hệ của bạn và cha mẹ đã thay đổi như thế nào sau
21 Thứ bậc
sự cố gắng đó?

Đâu là rào cản có thể ngăn cách bạn thể hiện tình cảm, ngày
22 càng rời xa cha mẹ? (Các nguyên nhân chủ quan – Các Thứ bậc
nguyên nhân khách quan)

23 Bạn đã từng làm gì để khắc phục những rào cản đã nêu? Danh nghĩa
Bạn muốn cha mẹ thay đổi điều gì để mối quan hệ trong gia
24 Danh nghĩa
đình trở nên tốt hơn

25 Giới tính Danh nghĩa

26 Công việc hiện tại Danh nghĩa

27 Bạn đang? (Tình trạng hôn nhân) Danh nghĩa

2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu


Sau khi tiến hành khảo sát trực tuyến để thu thập dữ liệu, nhóm đã tiến hành xử
lí và phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả (trình bày bằng bảng biểu, đồ
thị, các đại lượng số…) và suy diễn thống kê (ước lượng khoảng, kiểm định giả thuyết)
để chỉ ra mức độ ảnh hưởng của việc thường xuyên thể hiện tình cảm đến mối quan hệ

7
giữa con cái và cha mẹ, chỉ ra các yếu tố rào cản ngăn cách giới trẻ thể hiện tình cảm
với cha mẹ…
2.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để tổng hợp và phân tích đối với toàn bộ tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề
tài, chúng tôi đã áp dụng phương pháp này. Bởi nó giúp cho việc tổng hợp và hệ thống
hóa toàn bộ cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước trở nên hiệu quả
và hữu ích.

8
V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Đặc điểm của mẫu khảo sát
Với 205 đối tượng tham gia khảo sát, nhóm tác giả đã thu được kết quả như sau:
­ Xét theo giới tính: Số người tham gia khảo sát thuộc giới tính nữ chiếm tỉ lệ
51,7% (106 phiếu), giới tính nam chiếm tỉ lệ 48,3% (99 phiếu).

Giới tính

51.7% 48.3%

Nam Nữ
­ Xét theo độ tuổi: Tỉ lệ người ở độ tuổi từ 16 đến 20 tham gia khảo sát là 84.9%,
chiếm phần đa số trong mẫu, cao hơn 8 lần so với tỉ lệ người ở độ tuổi từ 21 đến
25 (10,2%), gấp hơn 15 lần so với người thuộc độ tuổi từ 26 đến 30 (4,9%).
Độ tuổi
4.9%

10.2%

84.9%

16 - 20 21 - 25 26 - 30

­ Xét theo công việc: Chiếm 81% người tham gia khảo sát là sinh viên, tiếp đó là
học sinh (11,2%) và người đã đi làm (7,8%).
Công việc

7.8% 11.2%

81.0%

Học sinh Sinh viên Đã đi làm

9
­ Xét về đối tượng hiện đang cùng sinh sống với người tham gia khảo sát: Chiếm
tỉ lệ cao nhất là cha mẹ với 34,2% (70 phiếu), tiếp đến là sống với bạn bè chiếm
23,4% (48 phiếu), sống một mình chiếm 21,5% (44 phiếu), sống với anh/chị/em
ruột chiếm 10,2% (21 phiếu), sống với họ hàng chiếm 7,8% (16 phiếu) và sống
với người yêu/vợ/chồng chiếm tỉ lệ thấp nhất 2,9% (6 phiếu).
Đang sống cùng
2.9%
7.8%

Cha, mẹ

10.2% Bạn bè
34.2%
Một mình

21.5% Anh/chị/em ruột


Họ hàng
23.4% Người yêu/vợ/chồng

­ Xét về tình trạng hôn nhân: Số người tham khảo sát hiện đang độc thân chiếm tỉ
lệ cao nhất với 62,4% (128 phiếu), đang hẹn hò chiếm 34,6% (71 phiếu) và đã
kết hôn chiếm 3% (6 phiếu).
Tình trạng hôn nhân
3.0%

34.6%

62.4%

Độc thân Hẹn hò Đã kết hôn

2. Mức độ quan tâm của giới trẻ đến việc thể hiện tình cảm với cha mẹ
2.1. Bạn có thường xuyên thể hiện tình cảm với cha/mẹ không?

Mức độ thường xuyên thể hiện tình cảm với cha mẹ:

CHA 5.4% 8.3% 44.9% 33.1% 8.3%

2.9%

MẸ 18.6% 30.7% 40.0% 7.8%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
10
Với mẫu khảo sát 205 câu trả lời, có 92 (44,9%) câu trả lời Thỉnh thoảng thể hiện
tình cảm với cha và 82 (40%) câu trả lời Thỉnh thoảng thể hiện tình cảm với mẹ và đó
cũng là lựa chọn chiếm tỉ lệ cao nhất. Ở mẹ, nhóm tác giả nhận thấy có 49,3% đối tượng
khảo sát Luôn luôn hoặc Thường xuyên thể hiện tình cảm với mẹ nhưng lại chỉ có 13,7%
đối tượng Luôn luôn hoặc Thường xuyên thể hiện tình cảm với cha.
Giả thuyết 1: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống và làm việc tại TP.HCM Luôn luôn hoặc
Thường xuyên thể hiện tình cảm đối với cha ít hơn đối với mẹ là 35%.
Gọi: 𝒑𝟏: Tỉ lệ tổng thể giới trẻ ở TP.HCM Luôn luôn hoặc Thường xuyên thể hiện
tình cảm với mẹ.
𝒑𝟐: Tỉ lệ tổng thể giới trẻ ở TP.HCM Luôn luôn hoặc Thường xuyên thể hiện
tình cảm với cha.
𝒑𝟏 Tỉ lệ mẫu giới trẻ ở TP.HCM Luôn luôn hoặc Thường xuyên thể hiện tình
̅̅̅:
cảm với mẹ.
𝒑𝟐 Tỉ lệ mẫu giới trẻ ở TP.HCM Luôn luôn hoặc Thường xuyên thể hiện tình
̅̅̅:
cảm với cha.
Ta có: ̅̅̅ 𝑝2 = 0.137; 𝑛1 = 𝑛2 = 205; mức ý nghĩa 𝛼 = 0.05; 𝑧𝛼/2 = 1.96
𝑝1 = 0.493; ̅̅̅

̅𝑝̅̅̅(1−𝑝
1 ̅̅̅̅)
1 ̅𝑝̅̅̅(1−𝑝
2 ̅̅̅̅)
2
𝑝1 − 𝑝2 ∈ (𝑝 𝑝2 ± 𝑧𝛼/2 × √
̅̅̅1 − ̅̅̅) +
𝑛1 𝑛2

0,493(1−0,493) 0,137(1−0,137)
⇔ 𝑝1 − 𝑝2 ∈ (0,493 − 0,137) ± 1,96 × √ +
205 205

⇔ 𝑝1 − 𝑝2 ∈ 0,356 ± 0,083
Vậy ước lượng khoảng về tỉ lệ giới trẻ sinh sống và làm việc tại TP.HCM Luôn
luôn hoặc Thường xuyên thể hiện tình cảm với cha ít hơn với mẹ (với độ tin cậy là 95%)
nằm trong khoảng 27,3% đến 43,9%.
Kết luận: Kết quả phù hợp với giả thuyết 1.
2.2. Khi xa nhà, bao lâu bạn về thăm cha mẹ một lần?
Bao lâu bạn về thăm cha mẹ một lần?
Chỉ về khi có việc cần làm 8.2%

1 năm/lần 0.7%

6 tháng/lần 15.6%

3 tháng/lần 36.3%

1 tháng/lần 28.1%

1 tuần/lần 11.1%

0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0%


11
Trong số 135 bạn trẻ ở TP.HCM không sống cùng với cha mẹ, chỉ có 0,7% (1
phiếu) giới trẻ lựa chọn tần suất về thăm cha mẹ là mỗi năm một lần, đây cũng là lựa
chọn chiếm tỉ lệ thấp nhất. Ngược lại tần suất được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhất là 3
tháng/lần với 36,3% (49 phiếu).
2.3. Khi xa nhà bạn có hay nhớ về cha/mẹ không?
Mức độ thường xuyên nhớ về cha/mẹ
3.4%

CHA 14.6% 25.9% 44.4% 11.7%

1.9%
MẸ 27.8% 41.0% 24.9% 4.4%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Tỉ lệ giới trẻ khi xa nhà thỉnh thoảng nhớ về cha của mình là cao nhất với 44,4%
(91 phiếu), cao hơn 3.4% so với tỉ lệ giới trẻ luôn luôn hoặc thường xuyên nhớ về cha
là 41% (83 phiếu). Tổng tỉ lệ giới trẻ hiếm khi hoặc không bao giờ nhớ về cha khi ở xa
cũng chiếm tỉ lệ khá cao với 15%.
Tỉ lệ giới trẻ luôn luôn hoặc thường xuyên nhớ mẹ khi xa nhà chiểm tỉ lệ rất cao
với 68,8% (141 phiếu).
Ở câu hỏi này, số lượng bạn trẻ luôn luôn hoặc thường xuyên nhớ về mẹ cao gấp
gần 2 lần so với cha.
2.4. Khi còn nhỏ và hiện tại, đâu là lúc bạn hay thể hiện tình cảm với
cha/mẹ hơn?
CHA MẸ
6.8%
14.1%
36.1%
17.6%
40.0%
59.0%
9.3%
17.1%

Với 205 câu trả lời, nhóm tác giả nhận thấy: theo thứ tự giảm dần, có đến 59%
(121 phiếu) các đối tượng khảo sát cho rằng lúc còn nhỏ là thời điểm họ thể hiện tình
cảm với cha nhiều hơn. Trong khi đó, có đến 40% (82 phiếu) đối tượng khảo sát nhận
định rằng họ đều hay thể hiện tình cảm với mẹ dù là lúc còn bé hay ở thời điểm hiện tại.

12
Giả thuyết 2: Trên địa bàn TP.HCM, tỉ lệ giới trẻ cho rằng họ khi còn nhỏ thể
hiện tình cảm với cha nhiều hơn ở hiện tại.
Gọi: 𝒑𝟏: Tỉ lệ tổng thể giới trẻ ở TP.HCM cho rằng họ hay thể hiện tình cảm với cha
hơn khi còn nhỏ.
𝒑𝟐: Tỉ lệ tổng thể giới trẻ ở TP.HCM cho rằng họ hay thể hiện tình cảm với cha
hơn ở hiện tại.
𝒑𝟏 Tỉ lệ mẫu giới trẻ ở TP.HCM cho rằng họ hay thể hiện tình cảm với cha hơn
̅̅̅:
khi còn nhỏ.
𝒑𝟐 Tỉ lệ mẫu giới trẻ ở TP.HCM cho rằng họ hay thể hiện tình cảm với cha hơn
̅̅̅:
ở hiện tại.
𝑯𝟎 : 𝑝1 − 𝑝2 ≤ 0
Phát triển giả thuyết: {
𝑯𝒂 : 𝑝1 − 𝑝2 > 0
Ta có: ̅̅̅ 𝑝2 = 0.093; 𝑛1 = 𝑛2 = 205; mức ý nghĩa 𝛼 = 0.05
𝑝1 = 0.59; ̅̅̅
Kiểm định giả thuyết:
𝑛1 ̅𝑝̅̅̅
1 + 𝑛2 ̅
𝑝̅̅̅
2
𝑝̅ = = 0.2545
𝑛1 + 𝑛2
̅̅
𝑝̅̅−
1 ̅𝑝̅̅̅
2
𝑧= = 3.1827
1 1
√𝑝̅ (1−𝑝̅ )(𝑛 +𝑛 ) 𝒛 > 𝒛𝜶
1 2

𝑧𝛼 = 1.645
→ Bác bỏ H0 ủng hộ cho Ha
Kết luận: Vậy trên địa bàn TP.HCM, giới trẻ khi còn nhỏ thể hiện tình cảm với
cha nhiều hơn họ ở hiện tại.

Giả thuyết 3: Trên địa bàn TP.HCM tỉ lệ giới trẻ cho rằng họ đều hay thể hiện
tình cảm với mẹ dù là lúc còn bé hay ở thời điểm hiện tại chiếm ít nhất 40%.
Gọi: 𝒑: Tỉ lệ tổng thể giới trẻ ở TP.HCM cho rằng họ đều hay thể hiện tình cảm với
mẹ dù là lúc còn bé hay ở thời điểm hiện tại.
̅: Tỉ lệ mẫu giới trẻ ở TP.HCM cho rằng họ đều hay thể hiện tình cảm với mẹ
𝒑
dù là lúc còn bé hay ở thời điểm hiện.
𝑯𝟎 : 𝑝 ≥ 0.4
Phát triển giả thuyết: {
𝑯𝒂 : p < 0.4
82
Ta có: 𝑝̅ = = 0.4; 𝑛 = 205; mức ý nghĩa 𝛼 = 0.05
205

Kiểm định giả thuyết:

13
𝑝̅ − 𝑝0 0.4−0.4
𝑧= = =0
𝑝 (1−𝑝0 ) 0.4(1−0.4)
√ 0 √ 𝒛 > −𝒛𝜶
𝑛 205

− 𝑧𝛼 = −1.645
→ Không thể bác bỏ H0
Kết luận: Vậy có ít nhất 40% giới trẻ đang sinh sống trên địa bàn TP.HCM cho
rằng họ đều hay thể hiện tình cảm với mẹ dù là lúc còn bé hay ở thời điểm hiện tại.
3. Cách giới trẻ thể hiện tình cảm với cha mẹ
3.1. Bạn thuộc kiểu người thể hiện tình cảm qua lời nói hay hành động?
Bạn thuộc kiểu người thể hiện tình cảm qua
3.4%

11% Lời nói

Hành động
35.6%
Cả hai

Không thích thể hiện tình


50% cảm

Ở câu hỏi này, nhóm tác giả đã đưa ra hai cách để thể hiện tình cảm phổ biến
nhất, là qua “lời nói” và “hành động”.
Ta thấy, có 35,6% giới trẻ thể hiện tình cảm qua “hành động” và chỉ có 3,4% giới
trẻ thể hiện tình cảm qua “lời nói”. Bên cạnh đó, nhóm tác giả thấy được tỉ lệ chiếm cao
nhất trong biểu đồ trên là thể hiện tình cảm qua cả “lời nói” và “hành động”, chiếm đến
50%. Tuy nhiên, 11% giới trẻ còn lại thuộc nhóm người không thích thể hiện tình cảm.
3.2. Bạn thể hiện tình cảm với cha mẹ bằng cách nào?
Cách giới trẻ thể hiện tình cảm với cha

Quan tâm, chăm sóc sức khỏe 70.7%

Dành thời gia ở bên cạnh 47.9%

Tặng quà 41.0%

Cử chỉ thân mật (ôm, hôn, khoác tay…) 21.8%

Nói lời yêu thương 21.8%

Khác 5.8%

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%


14
Với 188 câu trả lời (trừ những đối tượng không bao giờ thể hiện tình cảm với
cha) cho thấy: cách đối tượng khảo sát dùng để thể hiện tình cảm với cha nhiều nhất là
“Quan tâm, chăm sóc sức khỏe” chiếm 70,7% (133 phiếu). Tiếp đến là “Dành thời gian
ở bên cạnh” với 47,9%, “Tặng quà” là 41%... Ngoài ra, 5,8% đối tượng khảo sát còn có
cách thể hiện tình cảm khác như: nhắc nhở cha ăn đúng bữa, không làm gì cho cha phiền
lòng...

Cách giới trẻ thể hiện tình cảm với mẹ

Quan tâm, chăm sóc sức khỏe 76.4%

Dành thời gian ở bên cạnh 62.8%

Tặng quà 60.3%

Cử chỉ thân mật (ôm, hôn, khoác tay…) 50.8%

Nói lời yêu thương 40.7%

Khác 2.0%

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0%

Với 199 câu trả lời (trừ các đối tượng không bao giờ thể hiện tình cảm với mẹ)
cho thấy: cách các đối tượng khảo sát dùng để thể hiện tình cảm với mẹ nhiều nhất cũng
là “Quan tâm, chăm sóc sức khỏe” chiếm 76.4%, Tiếp đến là “Dành thời gian ở bên
cạnh” với 62,8%, “Tặng quà” là 60,3%… Ngoài ra, 2% đối tượng khảo sát còn có cách
thể hiện tình cảm khác…
3.3. Bạn có hay trò chuyện, tâm sự với cha/mẹ không?
Mức độ thường xuyên bạn trò tâm sự với cha mẹ

CHA 5.3% 17.6% 38.3% 30.3% 8.5%

MẸ 20.6% 35.7% 29.1% 12.1% 2.5%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Từ biểu đồ trên nhóm tác giả nhận thấy: Với cha, 3 mức độ được lựa chọn nhiều
nhất là Thỉnh thoảng (38.3%), Hiếm khi (30,3%) và Thường xuyên (17,6%). Trong khi
đó, với mẹ, 3 mức độ được lựa chọn nhiều nhất lần lượt là Thường xuyên (35,7%), Thỉnh
thoảng (29,1%) và Luôn luôn (20,6%).
Từ đó, nhóm tác giả có thể đưa ra một nhận xét chung rằng: các đối tượng khảo
sát thường có xu hướng mong muốn trò chuyện, tâm sự với mẹ hơn là với cha.

15
3.4. Mức độ sẵn lòng chia sẻ chuyện tình cảm cá nhân/áp lực cuộc sống
cá nhân của bạn với cha/mẹ?
Mức độ sẵn lòng chia sẻ chuyện tình cảm cá nhân

CHA 8.5% 48.4% 22.9% 14.4% 5.9%

MẸ 24.1% 50.2% 12.1% 10.6% 3.0%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Cởi mở, chia sẻ tất cả mọi chuyện kể cả những bí mật thầm kín

Vẫn nói nhưng không chia sẻ những bí mật thầm kín

Chỉ nói những chuyện mà ai cũng biết

Hầu như không muốn chia sẻ

Hoàn toàn không muốn chia sẻ

Từ biểu đồ trên nhóm tác giả nhận thấy: Với cha, 2 mức độ mà các đối tượng
khảo sát lựa chọn nhiều nhất lần lượt là “Vẫn nói nhưng không chia sẻ những bí mật
thầm kín” (chiếm 48.4%) và “Chỉ nói những chuyện mà ai cũng biết” (chiếm 22.9%).
Với mẹ, “Vẫn nói nhưng không chia sẽ những bí mật thầm kín” (chiếm 50.2%) và “Cởi
mở, chia sẻ tất cả mọi chuyển kể cả những bí mặt thầm kín” (chiếm 24.1%) là 2 mức độ
mà các đối tượng khảo sát ưu tiên lựa chọn nhiều nhất.
Từ đó có thể thấy, các đối tượng khảo sát có xu hướng chọn mẹ là người để giãi
bày, tâm sự những câu chuyện tình cảm và kể cả những bí mật thầm kín của bản thân.

Mức độ sẵn lòng chia sẻ những áp lực cuộc sống gặp phải

CHA 18.6% 41.0% 19.1% 13.3% 8.0%

MẸ 32.7% 42.7% 11.6% 8.5% 4.5%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Cởi mở, chia sẻ tất cả những áp lực, bất công gặp phải
Vẫn chia sẻ nhưng nói giảm nói tránh mức độ nghiêm trọng
Chỉ nói sơ qua cho xong chuyện
Hầu như không muốn chia sẻ
Hoàn toàn không muốn chia sẻ

Từ biểu đồ trên nhóm tác giả nhận thấy: Với cha, 2 mức độ mà các đối tượng
khảo sát lựa chọn nhiều nhất lần lượt là “Vẫn nói nhưng nói giảm nói tránh mức độ

16
nghiêm trọng” (chiếm 41%) và “Chỉ nói sơ qua cho xong chuyện” (chiếm 19,1%). Với
mẹ, “Vẫn nói nhưng nói giảm nói tránh mức độ nghiêm trọng” (chiếm 42,7%) và “Cởi
mở, chia sẻ tất cả những áp lực bất công gặp phải” (chiếm 32,7%%) là 2 mức độ mà các
đối tượng khảo sát ưu tiên lựa chọn nhiều nhất.
Từ đó có thể thấy, các đối tượng khảo sát vẫn tiếp tục có xu hướng chọn mẹ là
người để giãi bày, tâm sự những bất công, áp lực họ gặp phải trong cuộc sống.

Giả thuyết 4: Tỉ lệ giới trẻ trên địa bàn TP.HCM Cởi mở chia sẻ tất cả những áp
lực, bất công gặp phải với mẹ nhiều hơn với cha.
Gọi: 𝒑𝟏: Tỉ lệ tổng thể giới trẻ ở TP.HCM Cởi mở chia sẻ tất cả những áp lực, bất
công gặp phải với mẹ.
𝒑𝟐: Tỉ lệ tổng thể giới trẻ ở TP.HCM Cởi mở chia sẻ tất cả những áp lực, bất
công gặp phải với cha.
𝒑𝟏 Tỉ lệ mẫu giới trẻ ở TP.HCM Cởi mở chia sẻ tất cả những áp lực, bất công
̅̅̅:
gặp phải với mẹ.
𝒑𝟐 Tỉ lệ mẫu giới trẻ ở TP.HCM Cởi mở chia sẻ tất cả những áp lực, bất công
̅̅̅:
gặp phải với cha.
𝑯𝟎 : 𝑝1 − 𝑝2 ≤ 0
Phát triển giả thuyết: {
𝑯𝒂 : 𝑝1 − 𝑝2 > 0
Ta có: ̅̅̅ 𝑝2 = 0.186; 𝑛1 = 𝑛2 = 199; mức ý nghĩa 𝛼 = 0.05
𝑝1 = 0.327; ̅̅̅
Kiểm định giả thuyết:
𝑛1 ̅𝑝̅̅̅
1 + 𝑛2 ̅
𝑝̅̅̅
2
𝑝̅ = = 0.3545
𝑛1 + 𝑛2
̅̅
𝑝̅̅−
1 ̅𝑝̅̅̅
2
𝑧= = 2.898
1 1
√𝑝̅ (1−𝑝̅ )(𝑛 +𝑛 ) 𝒛 > 𝒛𝜶
1 2

𝑧𝛼 = 1.645
→ Bác bỏ H0 ủng hộ cho Ha
Kết luận: Vậy trên địa bàn TP.HCM, giới trẻ sẽ Cởi mở chia sẽ tất cả những áp
lực, bất công gặp phải với mẹ nhiều hơn là với cha.
4. Mức độ ảnh hưởng của việc thường xuyên thể hiện tình cảm đến mối
quan hệ giữa giới trẻ và cha mẹ họ
4.1. Mối quan hệ giữa người làm khảo sát với cha/mẹ tương ứng với
mức độ thường xuyên thể hiện tình cảm

17
Mối quan hệ với cha tương ứng với
mức độ thường xuyên thể hiện tình cảm

Luôn luôn &


71.4% 21.4% 7.2%
thường xuyên

1.2%
Hiếm khi &
16.5% 64.7% 15.4% 1.2%
Không bao giờ

0% 20% 40% 60% 80% 100%


Rất thân thiết Thân thiết Bình thường Không thân thiết Rất không thân thiết

Qua biểu đồ mô tả số liệu thu thập được, nhóm chúng tôi nhận thấy tần suất thể
hiện tình cảm có tác động ít nhiều đến mối quan hệ của người khảo sát với cha của họ.
Cụ thể: Ở nhóm đối tượng Luôn luôn & Thường xuyên thể hiện tình cảm với cha, đa số
đều có mối quan hệ Rất thân thiết với cha họ (với 71.4%) và không xuất hiện trường
hợp có mối quan hệ Không thân thiết hoặc Rất không thân thiết. Trong khi đó, ở nhóm
đối tượng Hiếm khi & Không bao giờ thể hiện tình cảm đã dần xuất hiện tỉ lệ có mối
quan hệ Không thân thiết (15.4%) và Rất không thân thiết (1.2%).

Mối quan hệ với mẹ tương ứng với


mức độ thường xuyên thể hiện tình cảm
Luôn luôn &
56.4% 39.6% 4.0%
thường xuyên

Hiếm khi &


9.1% 31.9% 50.0% 4.5%4.5%
Không bao giờ

0% 20% 40% 60% 80% 100%


Rất thân thiết Thân thiết Bình thường Không thân thiết Rất không thân thiết

Tương tự, ở nhóm đối tượng Luôn luôn & Thường xuyên thể hiện tình cảm,
chiếm đa số là có mối quan hệ Rất thân thiết với mẹ (chiếm 56.4%) và không xuất hiện
trường hợp có mối quan hệ Không thân thiết hoặc Rất không thân thiết. Ở nhóm đối
tượng Hiếm khi & Không bao giờ thể hiện tình cảm cũng đã dần xuất hiện tỉ lệ có mối
quan hệ Không thân thiết (4.5%) và Rất không thân thiết (4.5%).

Giả thuyết 5: Ở địa bàn TP.HCM, trong nhóm đối tượng Hiếm khi hoặc Không
bao giờ thể hiện tình cảm, tỉ lệ giới trẻ có mối quan hệ Không thân thiết hoặc Rất không
thân thiết với cha nhiều hơn là với mẹ.
Gọi: 𝒑𝟏: Tỉ lệ tổng thể giới trẻ ở TP.HCM Hiếm khi hoặc Không bao giờ thể hiện
tình cảm có mối quan hệ Không thân thiết & Rất không thân thiết với cha.
𝒑𝟐: Tỉ lệ tổng thể giới trẻ ở TP.HCM Hiếm khi hoặc Không bao giờ thể hiện
tình cảm có mối quan hệ Không thân thiết hoặc Rất không thân thiết với mẹ.
18
𝒑𝟏 Tỉ lệ mẫu giới trẻ ở TP.HCM Hiếm khi hoặc Không bao giờ thể hiện tình
̅̅̅:
cảm có mối quan hệ Không thân thiết & Rất không thân thiết với cha.
𝒑𝟐 Tỉ lệ mẫu giới trẻ ở TP.HCM Hiếm khi hoặc Không bao giờ thể hiện tình
̅̅̅:
cảm có mối quan hệ Không thân thiết & Rất không thân thiết với mẹ.
𝒏𝟏 : Số lượng mẫu giới trẻ ở TP.HCM Hiếm khi hoặc Không bao giờ thể hiện
tình cảm với cha.
𝒏𝟐 : Số lượng mẫu giới trẻ ở TP.HCM Hiếm khi hoặc Không bao giờ thể hiện
tình cảm với mẹ.
𝑯𝟎 : 𝑝1 − 𝑝2 ≤ 0
Phát triển giả thuyết: {
𝑯𝒂: 𝑝1 − 𝑝2 > 0
Ta có: ̅̅̅ 𝑝2 = 0.09; 𝑛1 = 85; 𝑛2 = 22; mức ý nghĩa 𝛼 = 0.05
𝑝1 = 0.166; ̅̅̅
Kiểm định giả thuyết:
𝑛1 ̅̅̅
𝑝1̅ + 𝑛2 ̅̅̅
𝑝2̅
𝑝̅ = = 0.1504
𝑛1 + 𝑛2

̅̅̅
𝑝1̅− ̅̅̅
𝑝2̅
𝑧= = 0.8888
1
√𝑝̅(1−𝑝̅)(𝑛 +𝑛 )
1 𝒛 < 𝒛𝜶
1 2

𝑧𝛼 = 1.645
→ Không thể bác bỏ H0
Kết luận: Vậy không có đủ căn cứ để kết luận rằng trên địa bàn TP.HCM, giới
trẻ Hiếm khi & Không bao giờ thể hiện tính cảm có mối quan hệ Không thân thiết hoặc
Rất không thân thiết với cha nhiều hơn là với mẹ.
4.2. Khi có mâu thuẫn với cha mẹ, bạn đã từng chủ động giảng hòa với
họ chưa?
Khi có mâu thuẫn với cha mẹ,
bạn đã từng chủ động giảng hòa với họ chưa?
3.9%

19.5%

76.6%

Rồi Chưa Chưa bao giờ có mâu thuẫn

Chúng tôi nhận thấy được đa số mọi người đều đã lựa chọn con đường cố gắng
giảng hòa với cha mẹ của mình (76.6%). Tuy nhiên vẫn có tỉ lệ không nhỏ 19.5% chưa
từng cố gắng giảng hòa sau mâu thuẫn.

19
4.3. Bạn giảng hòa sau khi có mâu thuẫn với cha mẹ bằng cách nào?
Cách giảng hòa sau mâu thuẫn với cha mẹ

Bình tĩnh trò chuyện, tâm sự 76.4%

Xin lỗi cha mẹ (nếu mình sai) 59.2%

Dùng những hành động thể hiện


17.8%
tình cảm (ôm, hôn, nắm tay…)

Nhờ bên thứ ba giảng hòa 15.9%

Khác 7.9%

0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0%

Có thể thấy có rất nhiều hướng mà 157 người (trừ những ai chưa bao giờ gặp
mâu thuẫn với cha mẹ) chọn để giảng hòa với cha mẹ. Phổ biến nhất là “Trò chuyện,
tâm sự” (76.4%), sau đó là “Xin lỗi cha mẹ” (59.2%). Giảng hòa bằng cách “Dùng những
hành động thể hiện tình cảm” chiếm 17.6%.
Đặc biệt trong nhóm những đối tượng chọn giảng hòa bằng cách “Dùng những
hành động thể hiện tình cảm”, có tới 96.4% trường hợp đã làm hòa thành công.

Giả thuyết 6: Tỉ lệ giới trẻ sinh sống và làm việc tại TP.HCM từng gặp mâu
thuẫn với cha mẹ chủ động chọn cách dùng những hành động thể hiện tình cảm để giảng
hòa chiếm 20%.
Gọi: 𝒑: Tỉ lệ tổng thể giới trẻ ở TP.HCM từng gặp mâu thuẫn với cha mẹ chủ động
chọn cách dùng những hành động thể hiện tình cảm để giảng hòa.
̅: Tỉ lệ mẫu giới trẻ ở TP.HCM từng gặp mâu thuẫn với cha mẹ chủ động chọn
𝒑
cách dùng những hành động thể hiện tình cảm để giảng hòa.
Ta có: 𝑝̅ = 0.176; 𝑛 = 157; mức ý nghĩa 𝛼 = 0.05; 𝑧𝛼/2 = 1.96
Ước lượng khoảng:
𝑝̅̅ (1−𝑝̅̅ )
𝑝 ∈ 𝑝̅ ± 𝑧𝛼/2 × √
𝑛

⇔ 𝑝 ∈ 0.175 ± 0.06
Vậy ước lượng khoảng về tỉ lệ giới trẻ sinh sống và làm việc tại TP.HCM từng
gặp mâu thuẫn với cha mẹ chủ động chọn cách dùng những hành động thể hiện tình cảm
để giảng hòa (với độ tin cậy là 95%) nằm trong khoảng 11.6% đến 23.6%.
Kết luận: Kết quả phù hợp với giả thuyết 2.

20
5. Các yếu tố rào cản ngăn cách giới trẻ thể hiện tình cảm với cha mẹ
5.1. Yếu tố khách quan
Một vài nguyên nhân khách quan được đưa ra và nhận được mức độ đồng tình
khác nhau của các đối tượng khảo sát, trong đó các nguyên nhân có tỉ lệ Hoàn toàn đồng
ý & Đồng ý nhiều nhất lần lượt là: Có nhiều khác biệt trong trong tính cách (59.5%),
Khoảng cách thế hệ (47.3%), Cha mẹ áp đặt/kiểm soát/bảo bọc quá mức (35.6%)…

Có nhiều khác biệt trong


22.9% 36.6% 28.8% 9.8% 3.9%
tính cách giữa bạn và cha mẹ

Khoảng cách thế hệ 15.6% 31.7% 28.8% 15.1% 8.8%

Cha mẹ áp đặt/kiểm soát/bảo bọc


11.7% 23.9% 34.1% 18.1% 12.2%
quá mức cuộc sống của bạn

Cha mẹ không thấu hiểu bạn 12.2% 23.4% 38.1% 19.0% 7.3%

Cha mẹ hay so sánh bạn với người khác 9.8% 23.4% 35.1% 14.6% 14.1%

Khoảng cách địa lý 4.4% 20.5% 30.2% 22.0% 22.9%

Sự phân rõ thứ bậc trong gia đình 9.3% 13.2% 35.1% 17.5% 24.9%

Sự thiên vị của cha mẹ


7.8% 13.7% 27.8% 17.0% 33.7%
đối với anh/chị/em của bạn

Cha mẹ không dành nhiều


7.3% 14.2% 40.5% 18.5% 19.5%
thời gian cho bạn

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Trung lập Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

5.2. Yếu tố chủ quan


Một vài nguyên nhân chủ quan được đưa ra và nhận được mức độ đồng tình khác
nhau của các đối tượng khảo sát, trong đó các nguyên nhân có tỉ lệ Hoàn toàn đồng ý &
Đồng ý nhiều nhất lần lượt là: Tâm sinh lý thay đổi (64.4%), Công việc bận rộn, áp lực
cuộc sống (54.2%), Ngại ngùng, xấu hổ với cha mẹ (51.7%)…

21
Tâm sinh lý của bạn thay đổi 19.5% 44.9% 20.9% 10.7% 3.9%

Công việc bạn rộn, áp lực cuộc sống 17.1% 37.1% 31.7% 8.3% 5.8%

Bạn ngại ngùng, xấu hổ với cha mẹ 13.7% 38.0% 31.7% 7.3%2.3%

Bạn không thấu hiểu cha mẹ hoặc


16.1% 29.3% 37.6% 11.2% 5.8%
nghĩ cha mẹ không thấu hiểu mình

Bạn dành nhiều thời gian


9.3% 31.7% 32.7% 14.1% 12.2%
sử dụng mạng xã hội/trò chơi điện tử

Bạn ngại ngùng, xấu hổ với mọi người 8.8% 26.8% 31.2% 19.0% 14.2%

Bạn dành nhiều thời gian


9.8% 24.9% 35.6% 18.0% 11.7%
cho bạn bè hơn

Bạn cảm thấy điều đó


4.4% 20.5% 28.8% 22.4% 23.9%
phiền phức, không cần thiết

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Trung lập Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Bảng ước lượng khoảng tỉ lệ Hoàn toàn đồng ý & đồng ý các nguyên nhân là rào
cản ngăn cách giới trẻ thể hiện tình cảm với cha mẹ
Ước lượng khoảng
Nguyên nhân Tỉ lệ mẫu
(độ tin cậy 95%)
Khách quan
Có nhiều khác biệt trong tính cách giữa bạn 0.595 ± 0.067
0.595
và cha mẹ

Khoảng cách thế hệ 0.473 0.473 ± 0.068

Cha mẹ áp đặt/kiểm soát/bảo bọc quá mức 0.356 ± 0.066


0.356
cuộc sống của bạn

Cha mẹ không thấu hiểu bạn 0.356 0.356 ± 0.066

Cha mẹ hay so sánh bạn với người khác 0.332 0.332 ± 0.064

22
Khoảng cách địa lý 0.249 0.249 ± 0.059

Sự phân rõ thứ bậc trong gia đình 0.225 0.225 ± 0.057

Sự thiên vị của cha mẹ đối với anh/chị/em 0.215 ± 0.056


0.215
của bạn
Cha mẹ không dành nhiều thời gian cho bạn 0.215 0.215 ± 0.056

Chủ quan

Tâm sinh lý của bạn thay đổi 0.644 0.644 ± 0.066

Công việc bạn rộn, áp lực cuộc sống 0.542 0.542 ± 0.068

Bạn ngại ngùng, xấu hổ với cha mẹ 0.517 0.517 ± 0.068

Bạn không thấu hiểu cha mẹ hoặc nghĩ cha 0.454 ± 0.068
0.454
mẹ không thấu hiểu mình
Bạn dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã 0.41 ± 0.067
0.41
hội/trò chơi điện tử

Bạn ngại ngùng, xấu hổ với mọi người 0.356 0.356 ± 0.066

Bạn dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn 0.347 0.347 ± 0.065

Bạn cảm thấy điều đó phiền phức, không 0.249 0.249 ± 0.059
cần thiết
5.3. Những nguyên do đối tượng khảo sát không giảng hòa với cha mẹ
Tại sao bạn lại không chủ động giảng hòa
với cha mẹ sau khi xảy ra mâu thuẫn?

Vì không biết giảng hòa thế nào 62.5%

Vì cái tôi quá lớn 42.5%

Vì nghĩ không phải lỗi của bản thân 27.5%

Vì nghĩ không cần thiết 22.5%

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0%

23
Bên cạnh những đối tượng luôn tìm cách giảng hòa sau khi gặp mâu thuẫn thì
vẫn có 40 người chưa từng cố gắng tìm cách giải quyết những vấn đề đó. Nguyên nhân
đến từ: Vì không biết giảng hòa thế nào (62.5%), Vì cái tôi quá lớn (42.5%)…
5.4. Khắc phục rào cản
5.4.1. Từ phía bản thân:
Bạn đã từng làm gì để khắc phục những rào cản đã nêu?

Học cách suy nghĩ


chín chắn, trưởng thành hơn 74.6%

Dành nhiều thời gian 58.5%


cho cha mẹ hơn

Chia sẻ, tâm sự


57.6%
với cha mẹ nhiều hơn

Học cách thấu hiểu cha mẹ 54.1%

Chưa từng gặp rào cản 7.8%

Chưa/Không làm gì cả 5.9%

Khác 1.0%

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%

Qua khảo sát, 205 đối tượng khảo sát đã lựa chọn những biện pháp khắc phục
các yếu tố rào cản đến từ chính bản thân mình, cụ thể: chiếm đa số câu trả lời đều cho
rằng họ sẽ “Học cách suy nghĩ chín chắn, trưởng thành hơn” (74.6%), tiếp đó là “Dành
nhiều thời gian cho cha mẹ hơn” (58.5%), “Chia sẻ, tâm sự với cha mẹ nhiều hơn”
(57.6%)…
Bảng ước lượng khoảng tỉ lệ những điều giới trẻ mong muốn bản thân thay đổi

Ước lượng khoảng


Mong muốn của giới trẻ Tỉ lệ mẫu
(độ tin cậy 95%)
Học cách suy nghĩ chín chắn,
0.746 0.746 ± 0.06
trưởng thành hơn
Dành nhiều thời gian cho cha mẹ
0.585 0.585 ± 0.067
hơn
Chia sẻ, tâm sự với cha mẹ nhiều
0.576 0.576 ± 0.068
hơn

Học cách thấu hiểu cha mẹ 0.541 0.541 ± 0.068

24
5.4.2. Từ phía cha mẹ:
Đối với cha mẹ, để mối quan hệ trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn, 205 đối
tượng khảo sát cũng mong muốn cha mẹ mình: Tôn trọng những suy nghĩ, quyết định
của họ; Lắng nghe và thấu hiểu họ, Không kiểm soát họ quá mức….
Bạn mong muốn cha mẹ thay đổi điều gì
để mối quan trong hệ gia đình trở nên tốt hơn?
54.6%
60.0% 50.7% 52.2%
47.3%
50.0% 37.6% 38.0%
40.0% 27.8% 26.8% 27.3%
30.0% 18.5%
17.6%
20.0% 14.6% 10.7%
10.7%
10.0%
0.0%
CHA MẸ
Tôn trọng những suy nghĩ, quyết định của bạn Lắng nghe và thấu hiểu bạn
Không kiểm soát bạn quá mức Hài lòng, không muốn thay đổi gì
Dành thời gian quan tâm bạn Ngừng so sánh bạn với người khác
Đối xử công bằng hơn với bạn và anh/chị/em trong nhà

Bảng ước lượng khoảng tỉ lệ những điều giới trẻ mong muốn cha mẹ thay đổi

Cha Mẹ
Mong muốn Ước lượng Ước lượng
của giới trẻ Tỉ lệ Tỉ lệ
khoảng (độ tin khoảng (độ tin
mẫu mẫu
cậy 95%) cậy 95%)

Tôn trọng những suy


0.546 0.546 ± 0.068 0.522 0.522 ± 0.068
nghĩ, quyết định của bạn

Lắng nghe và thấu hiểu


0.507 0.507 ± 0.068 0.473 0.473 ± 0.068
bạn
Không kiểm soát bạn
0.376 0.376 ± 0.066 0.38 0.38 ± 0.066
quá mức
Hài lòng, không muốn
0.278 0.278 ± 0.061 0.268 0.268 ± 0.061
thay đổi gì
Dành thời gian quan
0.185 0.185 ± 0.053 0.146 0.146 ± 0.048
tâm bạn
Ngừng so sánh bạn với
0.176 0.176 ± 0.052 0.273 0.273 ± 0.061
người khác
Đối xử công bằng hơn
với bạn và anh/chị/em 0.107 0.107 ± 0.042 0.107 0.107 ± 0.042
trong nhà

25
VI. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
1. Tóm tắt kết quả dự án
Nếu như “Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì của Tổ Quốc” (theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh) thì việc con cái thể hiện tình cảm với cha mẹ chính là thành tố cấu thành
nên một tế bào khỏe mạnh, một gia đình hạnh phúc, một xã hội phát triển vững mạnh.
Nhịp điệu cuộc sống ngày nay đã trở nên tất bật và hối hả hơn bao giờ hết. Vì vậy, người
trẻ thường có xu hướng chạy theo những điều mới lạ, lý thú, chạy theo những ước mơ,
hoài bão của bản thân mà vô tình lại không để tâm đến những giá trị gần gũi nhất - đó
chính là gia đình. Với mục đích tìm hiểu các yếu tố rào cản ngăn cách giới trẻ thể hiện
tình cảm với cha mẹ và đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp họ có thể mạnh dạn “vượt
rào” trong việc bày tỏ tình yêu, sự kính trọng đối với các bậc phụ huynh, nhóm tác giả
đã thực hiện một khảo sát với số lượng 205 đáp viên nằm trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi
đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát cho thấy:
» Đa số các đáp viên đều thể hiện sự quan tâm nhất định đến việc thể hiện tình
cảm với cha mẹ. Họ sẵn lòng chia sẻ về chuyện học tập, công việc hay tình yêu…; sẵn
lòng thể hiện tình cảm qua nhiều phương tiện khác nhau (bằng lời nói, hành động hoặc
cả hai).
» Nhóm tác giả nhận thấy rằng, việc giới trẻ thể hiện tình cảm đối với cha và đối
với mẹ có sự khác biệt rõ rệt:
­ Giới trẻ có khuynh hướng dễ dàng thể hiện tình cảm với mẹ hơn là với cha của
mình. Minh chứng là theo khảo sát, tỉ lệ giới trẻ ở TP.HCM luôn luôn hoặc thường
xuyên thể hiện tình cảm với cha ít hơn với mẹ giao động trong khoảng từ 27.3%
đến 43.9%.
­ Ở TP.HCM, giới trẻ khi còn nhỏ sẽ thể hiện tình cảm với cha nhiều hơn ở thời
điểm hiện tại. Trong khi với mẹ, ít nhất 40% giới trẻ vẫn đều hay thể hiện tình
cảm dù là lúc còn bé hay ở thời điểm hiện tại.
­ Giới trẻ ở TP.HCM sẽ có xu hướng cởi mở chia sẻ những áp lực, bất công gặp
phải với mẹ nhiều hơn là với cha.
→ Nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt trên được nhóm tác giả tìm hiểu và
đúc kết như sau:
 Một là, về mặt sinh học, mẹ và con đã có sự gắn kết với nhau ngay từ khi
con còn trong bụng mẹ. Khi mẹ mang thai, cơ thể của con được phát triển trong
tử cung và tiếp xúc với nhiều hoóc môn và chất dinh dưỡng từ mẹ. Trong quá
trình mang thai và sau khi sinh, mẹ có nhiều thời gian tiếp xúc và tương tác trực
tiếp với con cái hơn là cha. Những kết nối đó giúp mẹ và con cái có được sự gắn
bó mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
 Hai là, yếu tố văn hóa cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ thân thiết giữa
cha mẹ và con cái. Trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là trong văn hóa Việt Nam,
việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái là trách nhiệm của cả hai phụ huynh. Tuy
nhiên, vì một số yếu tố lịch sử và văn hóa, phụ nữ thường được coi là người chịu
26
trách nhiệm chính trong việc chăm sóc con cái, trong khi nam giới thường được
xem là người chịu trách nhiệm về việc gánh vác tài chính cho gia đình. Điều này
đã tạo nên một ảnh hưởng sâu sắc đến vai trò và hình ảnh của phụ nữ trong xã
hội, đặc biệt là trong các bối cảnh gia đình và chăm sóc con cái.
» Trong quá trình khảo sát, nhóm tác giả cũng nhận thấy việc thể hiện tình cảm
với bố mẹ giúp tăng cường và hàn gắn mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ, cụ thể:
Khoảng 11.6% đến 23.6% giới trẻ tại TP.HCM chủ động chọn cách thể hiện tình cảm để
giảng hòa sau khi gặp mâu thuẫn với cha mẹ và phần lớn trong số họ đã thành công hàn
gắn mối quan hệ.
» Như nhóm tác giả đã đề cập ở trên, cuộc sống hôm nay tất bật và nhộn nhịp
hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước. Điều đó vô tình đã tạo ra những “hàng rào”
ngăn cách con cái thể hiện tấm lòng của mình đối với cha mẹ. Cụ thể theo khảo sát:
­ Các yếu tố rào cản khách quan chủ yếu là do:
 Có nhiều sự khác biệt trong tính cách giữa cha mẹ và con cái.
 Khoảng cách thế hệ.
 Cha mẹ áp đặt/kiểm soát cuộc sống của con cái quá mức.
 Cha mẹ hay so sánh con cái với người khác…
­ Các yếu tố rào cản chủ quan chủ yếu là do:
 Tâm sinh lý của giới trẻ thay đổi.
 Công việc bận rộn, áp lực cuộc sống.
 Giới trẻ ngại ngùng, xấu hổ với cha mẹ.
 Giới trẻ không thấu hiểu cha mẹ hoặc nghĩ cha mẹ không thấu hiểu họ…
Chúng ta đều biết rằng, bất kỳ tình cảm yêu thương nào cũng cần có sự vun đắp
từ các bên. Đứng dưới góc độ của những bạn trẻ, với những kết quả mà bài khảo sát thu
được, nhóm tác giả đã cơ bản xác định được mức độ quan tâm đến việc thể hiện tình
cảm, các cách thể hiện tình cảm và quan trọng nhất là tìm ra được những rào cản chủ
yếu ngăn cách giới trẻ thể hiện tình cảm với những người thương yêu của mình. Đồng
thời, nhóm tác giả cũng đã nắm bắt được những nguyện vọng, mong muốn của các bạn
về sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của cả bên con cái và bên cha mẹ để mối
quan hệ gia đình trở nên hòa thuận và hạnh phúc hơn. Chúng ta - những người trẻ, có đi
nhanh đến mấy cũng không chiến thắng được thời gian của cha mẹ. Vì vậy, hãy trân
trọng những điều mà mình đang có và hãy luôn nhớ rằng chúng ta chỉ có một - cha - mẹ,
một gia đình.
2. Một số giải pháp, khuyến nghị
Qua tổng kết các số liệu và thông tin đã thu thập, nhóm chúng tôi nhận thấy, để
khắc phục các rào cản, cần phải có sự thay đổi và hoàn thiện từ cả hai phía cha mẹ và
con cái:
» Về phía cha mẹ, không phải lúc nào mọi quyết định của người lớn là đúng, là
phù hợp với con cái họ. Đầu tiên, cha mẹ phải lắng nghe và thấu hiểu những mong muốn
cũng như định hướng của con em mình, kèm theo là thái độ tôn trọng những suy nghĩ
và quyết định của họ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng nên kiểm soát, bảo bọc con cái

27
quá mức, hãy để họ tự trải nghiệm, tự vấp ngã và tự đứng dậy sau những thất bại bằng
chính đôi chân của mình. Cha mẹ hãy luôn là chỗ dựa tinh thần của con cái, ngừng so
sánh con em mình với người khác, thay vào đó dành thời gian quan tâm đến họ nhiều
hơn, đối xử công bằng hơn giữa họ với những anh/chị/em khác…
» Trong bộ phim “Reply 1988” từng có câu thoại vô cùng ý nghĩa: “Bố không
phải vừa sinh ra đã làm bố… Mẹ tuy nhiều tuổi hơn nhưng về việc làm mẹ, mẹ cũng chỉ
bằng tuổi con…”. Những người con cũng nên cố gắng học cách thấu hiểu, cảm thông
cho cha mẹ bởi với họ, đây cũng là lần đầu tiên gánh trên vai trọng trách thiêng liêng
này. Con cái, đặc biệt là những người sống và làm việc ở xa cha mẹ, nên dành thời gian
cho cha mẹ nhiều nhất có thể, chia sẻ và tâm sự với cha mẹ nhiều hơn để thêm yêu, thêm
hiểu những trăn trở, áp lực mà họ đang gồng gánh trên lưng, từ đó tạo động lực cho bản
thân phải học cách suy nghĩ chín chắn, trưởng thành hơn để không làm cha mẹ phải lo
lắng, buồn tủi bởi những điều nông nổi, thiếu suy nghĩ của chính mình…
Khi cả hai phía, cha mẹ và con cái, cùng mở lòng, sẵn sàng thấu hiểu và đồng
cảm cho nhau thì đó cũng chính là lúc họ sẽ thoải mái thể hiện tình cảm, trao đi những
cái ôm, cử chỉ dịu dàng… Và từ đấy tình cảm gia đình sẽ càng thêm khắng khít, bền
chặt.
3. Hạn chế và phương án nghiên cứu tiếp theo
3.1. Hạn chế
3.1.1. Về khảo sát
Hạn chế đầu tiên của khảo sát là nằm ở biểu mẫu (form) khảo sát. Nhằm tìm hiểu
kĩ lưỡng và sâu sắc về những vấn đề mà nhóm nghiên cứu, số lượng câu hỏi trong biểu
mẫu là khá dài hơn so với những biểu mẫu khảo sát thông thường. Mặc dù như vậy, với
đề tài gần gũi và thực tế, đã làm những đáp viên là những người trẻ sẵn lòng hoàn thành
những câu hỏi một cách khách quan và chân thật nhất.
Số lượng mẫu tương đối nhỏ cũng là một bất lợi khi nhóm tiến hành đánh giá kết
quả và kết luận. Một lượng nhỏ người tham gia làm khảo sát không thể đại diện cho toàn
bộ đối tượng khảo sát mà chúng tôi đề ra. Do đó, những kết quả và kết luận trong dự án
chỉ mang tính tham khảo và cần hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, sự đa dạng độ tuổi ở giới
trẻ cũng chưa được thể hiện rõ trong những câu trả lời của đáp viên mà chúng tôi thu
thập được. Phần lớn câu trả lời biểu mẫu của chúng tôi đến từ các trẻ từ 16 đến 20 tuổi
và đang là học sinh, sinh viên. Điều này là một thiếu sót của nhóm khi chưa đưa biểu
mẫu cũng như dự án tiếp cận được nhiều đối tượng.
3.1.2. Về phương pháp thực hiện
Do đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia làm một dự án nghiên cứu nên về
phương pháp thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, chưa có sự đa dạng trong
tìm kiếm và tham khảo tài liệu.

28
3.2. Phương án nghiên cứu tiếp theo
Từ những hạn chế trên, nhóm đã đánh giá và rút ra kinh nghiệm và bài học cho
các dự án tiếp theo trong tương lai như sau:
­ Cần lên kế hoạch thời gian cụ thể cũng như đa dạng phương thức tiếp cận đối
tượng hơn để có thể mở rộng phạm vi cũng như sự đa dạng thành phần đối tượng
khảo sát, từ đó tính khách quan của dự án được gia tăng và có độ tin cậy cao.
­ Chăm chút, đầu tư hơn trong khâu tìm kiếm và chọn lọc những nguồn tài liệu
tham khảo uy tín để nâng cao tính chính xác trong tính toán, lý luận cũng như thể
hiện sự chuyên nghiệp của nhóm làm dự án.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt


“Thể hiện là làm cho thấy rõ nội dung trừu tượng nào đó bằng hình thức cụ thể”
- Hoàng Phê (2016) Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, trang 933;

“Tình cảm” được định nghĩa là “sự yêu mến, gắn bó giữa người với người” - Hoàng
Phê (2016) Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, trang 996;

Tài liệu Tiếng Anh


“Love is a very strong feeling of liking and caring for somebody/something, especially
a member of your family” - Oxford Learner’s Dictionaries:
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/love_1?q=love+;

Bowlby, J. (1969). Attachment and Loss: Vol. 1. Attachment. New York: Basic Books;
Nesse, R. M. (2019). Good Reasons for Bad Feelings: Insights from the Frontier of
Evolutionary Psychiatry. Dutton;
Pratt, M., & Green, D. (2012). Psychosocial Development in Infancy. In Handbook of
Psychology, Second Edition (pp. 179-195). John Wiley & Sons, Inc;

Kuo, W.-H. (2011). Paternal Involvement and Taiwanese Preschool Children's


Cognitive and Social Development: The Mediating Role of Maternal Attitudes. Early
Child Development and Care, 181(8), 1005–1020;

Lin, Y.-H., & Fu, V. R. (2014). The Chinese Tradition of Parenting: A Model of
Development for Asian Americans. In C. L. Wang & L. H. Chen (Eds.), The Oxford
Handbook of Chinese Psychology (pp. 621–635). Oxford University Press;

Nesse, R. M. (2019). Good Reason for Bad Feelings: Insights from the Frontier of
Evoluationary Psychiatry. Dutton;

Pratt, M., & Green, D. (2012). Psychosocial Development in Infancy. In Handbool=k of


Psychology, Second Edition (pp.179-195). John Wiley & Sons, Inc;

Triandis, H. C., & Suh, E. M. (2002). Cultural influences on personality. Annual


Review of Psychology, 53(1), 133–160;

30
PHỤ LỤC

Biểu mẫu khảo sát

31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41

You might also like