Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

4.1.

Đối với ưu điểm


L/C có những ưu điểm, lợi ích dành cho người xuất khẩu, người nhập khẩu cũng như
ngân hàng đó chính là:
- Đối với người xuất khẩu:
Ngân hàng thực hiện thanh toán đúng theo quy định bên trong thư tín dụng bất kể việc
người mua liệu có muốn trả tiền hay không.
Chậm trễ đối với việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành
ngay ở một ngày xác định nếu như là L/C trả chậm.
Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng trong việc chuẩn bị
thực hiện hợp đồng.
- Đối với người nhập khẩu:
Chỉ khi nào hàng hóa thực sự giao thì người nhập khẩu lúc đó mới cần phải trả tiền.
Người nhập khẩu có thể yên tâm hoàn toàn về việc người xuất khẩu cần làm tất cả theo
những gì đã quy định trong L/C nhằm đảm bảo việc người xuất khẩu được thanh toán tiền
(Nếu như không thì người xuất khẩu sẽ phải mất tiền).
- Đối với ngân hàng
Ngân hàng sẽ được thu phí dịch vụ bao gồm phí mở L/C, phí thanh toán nội bộ hoặc là
phí chuyển tiền. Điều này đồng nghĩa rằng ngân hàng sẽ có tiền.
Sẽ mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế.

4.2. Nhược điểm của L/C là gì?


Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán bằng L/C chính là quy trình thanh toán tỉ
mỉ và máy móc. Do vậy các bên tiến hành đòi hỏi cần có sự thận trọng trong khâu lập
cũng như trong khâu kiểm tra chứng từ.
Đó là vì chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập, việc kiểm tra chứng từ thì nó cũng
chính là nguyên nhân từ chối việc thanh toán. Đặc biệt đối với ngân hàng phát hành nếu
như có sai sót của quá trình kiểm tra chứng từ thì khi đó gây ra hậu quả vô cùng to lớn.
Trên đây Nam Phát đã lý giải một cách chi tiết cùng bạn đọc về L/C là gì cũng như
những ưu, nhược điểm của hình thức thanh toán này. Việc lựa chọn phương thức thanh
toán trong hoạt động thanh toán quốc tế nào nó cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng mà
những người kinh doanh cần quan tâm.

You might also like