Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Câu 1:

1.1 Tình huống nghiên cứu 1

a. Đặt giả thuyết

H0: Không có sự khác biệt về qui mô vốn đầu tư giữa các loại hình doanh nghiệp trong các
khu công nghiệp tại Việt Nam

H1: Có sự khác biệt về qui mô vốn đầu tư giữa các loại hình doanh nghiệp trong các khu
công nghiệp tại Việt Nam

b. Kiểm định giả thuyết

Kết quả Bảng 2 cho thấy: giá trị Sig = 0.000 < 0.01 với mức ý nghĩa 1%  Bác bỏ H0

Kết luận: Có sự khác biệt về qui mô vốn đầu tư giữa các loại hình doanh nghiệp trong các
khu công nghiệp tại Việt Nam với độ tin cậy 99%

c. Nếu có sự khác biệt thì sự khác biệt đó như thế nào?


Từ kết quả bảng 1 cho thấy:

Trong tổng số 67 doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư nhỏ hơn 50 triệu USD thì doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 22.7% thấp hơn số doanh nghiệp khác là
77.1%.

Trong 113 doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư lớn hoặc bằng 50 triệu USD thì doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 77.3% cao hơn số doanh nghiệp khác là
22.9%.
1.2 Tình huống nghiên cứu 2

a. Đặt giả thuyết

H0: Không có sự khác khác biệt về mức lương của sinh viên Nam và mức lương SV Nữ
sau khi tốt nghiệp 2 năm đang làm việc tại Công ty nước ngoài.

H1: Có sự khác khác biệt về mức lương của sinh viên Nam và mức lương SV Nữ sau khi
tốt nghiệp 2 năm đang làm việc tại Công ty nước ngoài.

b. Kiểm định giả thuyết

Kết quả Bảng 3 cho thấy: giá trị Sig = 0.015 < 0.05 với mức ý nghĩa 5%  Bác bỏ H0

Kết luận: Có sự khác khác biệt về mức lương của sinh viên Nam và mức lương SV Nữ sau
khi tốt nghiệp 2 năm đang làm việc tại Công ty nước ngoài với độ tin cậy 95%

c. Nếu có sự khác biệt thì sự khác biệt đó như thế nào?


Từ kết quả bảng 3 cho thấy: mức lương trung bình của SV nam cao hơn mức lương trung
bình của SV nữ là 22.667 đô la.

1.3 Tình huống nghiên cứu 3

a. Đặt giả thuyết

H0: Không có sự khác khác biệt về vốn đầu tư giữa các loại hình doanh nghiệp

H1: Có sự khác khác biệt về vốn đầu tư giữa các loại hình doanh nghiệp

b. Kiểm định giả thuyết

Kết quả Bảng 5 cho thấy:

Kiểm định Lenene’s có giá trị Sig = 0.674 > 0.05 với mức ý nghĩa 5% Phương sai tổng
thể đồng nhất

Kiểm định t có giá trị Sig = 0.001 < 0.01 với mức ý nghĩa 1%  Bác bỏ H0
Kết luận: Có sự khác khác biệt về vốn đầu tư giữa các loại hình doanh nghiệp với độ tin
cậy 99%

c. Nếu có sự khác biệt thì sự khác biệt đó như thế nào?


Từ kết quả bảng 4 cho thấy: Vốn đầu tư trung bình của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài là 123.17 triệu đô la cao hơn vốn đầu tư trung bình của doanh nghiệp khác là
62.60 triệu đô la.

1.4 Tình huống nghiên cứu 4

a. Đặt giả thuyết

H0: Không có sự khác khác biệt về vốn đầu tư giữa các doanh nghiệp đến từ các quốc gia
Nhật, Mỹ và các nước khác.

H1: Có sự khác khác biệt về vốn đầu tư giữa các doanh nghiệp đến từ các quốc gia Nhật,
Mỹ và các nước khác.

b. Kiểm định giả thuyết

Kết quả Bảng 7 cho thấy giá trị Sig = 0.000 < 0.01 với mức nghĩa 1%  Phương sai nhóm
không đồng nhất

Kết quả Bảng 8 cho thấy giá trị Sig = 0.000 < 0.01 với mức nghĩa 1%  Bác bỏ H0.

Kết luận: Có sự khác khác biệt về vốn đầu tư giữa các doanh nghiệp đến từ các quốc gia
Nhật, Mỹ và các nước khác với độ tin cậy 99%

c. Nếu có sự khác biệt thì sự khác biệt đó như thế nào?


Từ kết quả bảng 6 cho thấy: Vốn đầu tư trung bình của các DN đến từ Mỹ là 209.8 triệu
đô la > vốn đầu tư trung bình của các DN đến từ Nhật là 125.61 triệu đô la > vốn đầu tư
trung bình của các DN đến từ các nước khác là 45.45 triệu đô la.
d. Trong phân tích sâu Anova, hãy cho biết kết quả so sánh giá trị trung bình từng
cặp?
Từ kết quả bảng 9 cho thấy:

+ Vốn đầu tư trung bình của các DN đến từ Mỹ cao hơn 84.195 triệu đô la so với vốn
đầu tư trung bình của các DN đến từ Nhật
+ Vốn đầu tư trung bình của các DN đến từ Mỹ cao hơn 164.358 triệu đô la so với
vốn đầu tư trung bình của các DN đến từ các nước khác
+ Vốn đầu tư trung bình của các DN đến từ Nhật cao hơn 80.163 triệu đô la so với
vốn đầu tư trung bình của các DN đến từ các nước khác

Câu 2:

2.1 Thang đo Nhận thức sự hữu ích

Bảng 1.1 cho thấy:

Thang đo Nhận thức sự hữu ích có hệ số Cronbach’s alpha là 0.727 > 0.6, tuy nhiên biến
quan sát HI5 có hệ số tương quan biến tổng = 0.253 < 0.3 không đạt điều kiện nên loại biến
HI5 ra khỏi thang đo; và 4 biến còn lại của thang đo này tiếp tục đưa vào phân tích
Cronbach’s alpha lần 2.

2.2 Thang đo Thương hiệu ngân hàng

Bảng 1.2 cho thấy:

Thang đo Thương hiệu ngân hàng có hệ số Cronbach’s alpha là 0.763 > 0.6, tất cả các biến
quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3, cho nên thang đo Thương hiệu ngân
hàng đạt độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố EFA

Câu 3:

a) Kiểm định tính thích hợp của mô hình

Bảng 2.1 cho thấy: Hệ số KMO = 0.886 > 0.5 => Phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu
thực tế.
b) Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát

Bảng 2.1 cho thấy: Kiểm định Barlett’s có Sig = 0.00 < 0.05 => các biến quan sát có tương
quan trong mỗi nhân tố

c) Kiểm định phương sai trích của các yếu tố

Bảng 2.2 cho thấy:

Phương sai trích là 62.454% > 50% => đạt yêu cầu

Số nhân tố được trích từ 20 biến quan sát là 5 nhân tố, và 5 nhân tố này giải thích được
62.454 % sự biến thiên của biến quan sát

d) Kiểm định hệ số tải nhân tố

Bảng 2.3 cho thấy:

Hệ số Loading Factor của tất cả các biến quan sát đều > 0.5 với kích thước mẫu n = 197
nên đạt yêu cầu

Kết quả trích được 5 nhân tố như sau:

F1: HI1, HI4, HI3, HI2

F2: NH1, NH3, NH2, NH4

F3: XH1, XH4, XH2, XH3

F4: SD1, SD2, SD4, SD3

F5: RR2, RR1, RR4, RR3

Câu 4:

a) Kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Từ bảng 3.1: R2 hiệu chỉnh = 0.514 (Kiểm định F, Sig = 0.00 < 0.01)

 51.4 % sự biến thiên của biến phụ thuộc YD được giải thích bởi các biến độc lập
b) Kiểm định mức độ phù hợp

Từ bảng 3.2 Phân tích phương sai ANOVA có giá trị Sig = 0.00 < 0.01

Với độ tin cậy 99%

 Mô hình hồi qui tuyến tính là phù hợp với dữ liệu thực tế
 Các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc
c) Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Từ bảng 3.1

Trị số thống kê Durbin – Waston (d) = 2.086

Trị số thống kê trên (du) = 1.802  (4 – du) = 2.198

Ta có: du < d < 4 – du => không có hiện tượng tự tương quan.

d) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Từ bảng 3.3: Giá trị VIF của 5 biến độc lập (có giá trị từ 1.007 đến 2.025) đều nhỏ hơn
10 => không có hiện tượng đa cộng tuyến

e) Ý nghĩa của hệ số hồi quy

Từ bảng 3.3

o Giá trị Sig của biến RR = 0.425 > 0.05 => biến độc lập RR tương quan không có ý
nghĩa với biến phụ thuộc YD
o Giá trị Sig của các biến HI, SD, XH, NH < 0.05 => các biến độc lập HI, SD, XH,
NH tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc YD với độ tin cậy 95%
f) Thảo luận kết quả hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
 BHI = 0.386: Khi khách hàng đánh giá yếu tố Nhận thức sự hữu ích tăng lên 1
điểm thì Ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại TPHCM
tăng lên 0.386 điểm
 BSD = 0.224: Khi khách hàng đánh giá yếu tố Nhận thức dễ sử dụng tăng lên 1
điểm thì Ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại TPHCM
tăng lên 0.224 điểm
 BxH = 0.294: Khi khách hàng đánh giá yếu tố Ảnh hưởng xã hội tăng lên 1 điểm
thì Ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại TPHCM tăng
lên 0.294 điểm
 BNH = 0.194: Khi khách hàng đánh giá yếu tố Thương hiệu ngân hàng tăng lên
1 điểm thì Ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại TPHCM
tăng lên 0.194 điểm
g) Thảo luận kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa
o Yếu tố Nhận thức sự hữu ích (HI) có ảnh hưởng lớn nhất đến Ý định sử dụng dịch
vụ Internet Banking của khách hàng tại TPHCM với hệ số Beta chuẩn hóa là 0.409
o Yếu tố Ảnh hưởng xã hội (XH) có ảnh hưởng lớn thứ hai đến ý định sử dụng dịch
vụ Internet Banking của khách hàng tại TPHCM với hệ số Beta chuẩn hóa là 0.389
o Yếu tố Nhận thức dễ sử dụng (SD) có ảnh hưởng lớn thứ ba đến ý định sử dụng dịch
vụ Internet Banking của khách hàng tại TPHCM với hệ số Beta chuẩn hóa là 0.344
o Yếu tố Thương hiệu ngân hàng (NH) có ảnh hưởng nhỏ nhất đến ý định sử dụng
dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại TPHCM với hệ số Beta chuẩn hóa là
0.126
h) Kết quả nghiên cứu thu được

Mô hình ban đầu đề xuất 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking
của khách hàng tại TPHCM là: (1) Nhận thức sự hữu ích; (2) Nhận thức dễ sử dụng, (3)
Nhận thức rủi ro, (4) Ảnh hưởng xã hội, và (5) Thương hiệu ngân hàng

Qua phân tích hồi quy tuyến tính thì có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ
Internet Banking của khách hàng tại TPHCM là: (1) Nhận thức sự hữu ích; (2) Ảnh hưởng
xã hội, (3) Nhận thức dễ sử dụng, và (4) Thương hiệu ngân hàng
i) Hàm ý quản trị

Để tăng ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking tại TPHCM, nhà quản trị cần:

o Tăng sự hữu ích cho dịch vụ Internet Banking


o Quảng bá thông tin về dịch vụ Internet Banking cho nhiều người biết đến
o Thiết kế các trang web, app của dịch vụ Internet Banking dễ sử dụng cho khách
hàng
o Xây dựng, nâng cao thương hiệu ngân hàng

You might also like