Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1. Nhân tố sinh thải là gì? Có các nhóm nhân tố sinh thái nào?

Kể tên các nhân tố sinh thái đó.

Nhân tố sinh thái là những yếu tố của các môi trường tác động tới sinh vật.

Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

- Nhân tố sinh thái vô sinh: ánh sáng, nước, nhiệt độ, độ ẩm,…
- Nhân tố sinh thái hữu sinh:

+ Nhân tố sinh thái con người: con người, hoạt động của con người,…

+ Nhân tố sinh thái các sinh vật khác: Sâu ăn lá, hổ ăn cáo,…

2. Thế nào là quần thể sinh vật, hệ sinh thái? Cho ví dụ.

Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất điịnh, ở một thời
điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

VD: Đàn trâu sống trong rừng.

Các cây thông sống trong rừng thông.

Hệ sinh thái bao gồm các quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã(sinh cảnh). Hệ sinh thái là
một hệ thống hoàn chỉnh và tường đối ổn định.

VD: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.

Hệ sinh thái sa mạc.

3. Ô nhiễm môi trường là gì? Em hãy nhận xét tình hình môi trường ở địa phương... tl;dw

Ô nhiễm môi trường là hiện tường môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa
học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

Ở địa phương em có một số tình trạng ô nhiễm môi trường sau:

- Ô nhiễm nguồn nước.


- Ô nhiễm do các chất thải rắn.

Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương em:

- Xử lý rác thải hợp lý, không vứt rác bừa bãi.


- Xử lý nước thải hợp lý, tránh việc thải nước thải chưa xử lý ra môi trường.
- Sử dụng nước hợp lý, không lãng phí nước sạch.
- Sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng bao bì nilon.
4. Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Đề xuất biện pháp hạn chế ô
nhiễm môi trường.
Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của con người:

- Đốt rừng, sản xuất công nghiệp, sử dụng các phương tiện giao thông.
- Xả rác bừa bãi ra môi trường tự nhiên.
- Sử dụng các chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học.
- Sử dụng các nguồn tài nguyên không hợp lý.

Các biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường:

- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.


- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.
- Hạn chế sử dụng các chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa học.
- Không đốt rừng, chặt phá rừng.
- Sử dụng các nguồn nguyên liệu không gây ô nhiễm cho các hoạt động công nghiệp sản xuất.
5. Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng? Hậu quả chặt phá rừng, đốt rác bừa bãi?

Chúng ta phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng vì: rừng là một nguồn tài nguyên quý báu, nếu
sử dụng không hợp lí tài nguyên rừng thì rừng sẽ bị cạn kiệt, nhưng nếu sử dụng hợp lí đồng thời kết
hợp việc trồng rừng thì nguồn tài nguyên rừng sẽ không bị cạn kiệt.

Hậu quả của chặt phá rừng, đốt rác bừa bãi:

- Gây ô nhiễm bầu không khí.


- Làm nguồn nước sạch bị suy giảm.
- Gây sói mòn, sạt lỡ đất.
- Làm mất ngôi nhà tự nhiên của nhiều loài sinh vật.
6. Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã? Mỗi học sinh cần làm gì để
góp phần bảo vệ thiên nhiên?

Các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã:

- Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn,…


- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ thiên nhiên.
- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.
- Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý.

Vai trò của mỗi học sinh:

Bịa đại ra theo ý mình đi…

7. Có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: vi sinh vật phân giải, dê, gà, cáo, hổ, mèo
rừng, cỏ, thỏ.
a) Viết chuỗi thức ăn có thể có từ các sinh vật trên.
b) Vẽ lưới thức ăn trong quần xã trên. Xác định bậc tiêu thụ của một sinh vật.
c) Chỉ rõ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

a) Các chuỗi thức ăn có thể:


1) Cỏ Gà Mèo rừng Hổ Vi sinh vật phân giải
2) Cỏ Gà Cáo Hổ Vi sinh vật phân giải
3) Cỏ Thỏ Mèo rừng Hổ Vi sinh vật phân giải
4) Cỏ Thỏ Cáo Hổ Vi sinh vật phân giải
5) Cỏ Dê Hổ Vi sinh vật phân giải
b) Lưới thức ăn:

Gà Mèo rừng

Cỏ Dê Hổ Vi sinh vật phân giải

Thỏ Cáo

Sinh vật tiêu thụ bậc I: Gà, Dê, Thỏ.

Sinh vật tiêu thụ bậc II: Mèo rừng, Cáo, Hổ.

c) Sinh vật sản xuất: Cỏ.


Sinh vật tiêu thụ: Gà, Dê, Thỏ, Mèo rừng, Cáo, Hổ.
Sinh vật phân giải: Vi sinh vật phân giải.

You might also like