Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Kiến thức khoa học :

[ E = mc2 ]

E : năng lượng của vật ở trạng thái nghỉ.

m : khối lượng vật.

c : vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không : 1 đại lượng có giá trị không đổi = 299 792 458m/s.

Trong thuyết tương đối của Einstein, c² đóng vai trò là nhân tố biến đổi đơn vị thay vì là 1 đại lượng có giá trị không đổi.

— Năng lượng ( E ) có thể tồn tại ở nhiều dạng (nhiệt, điện, hạt nhân,...).

Năng lượng không thể tự sinh ra hoặc mất đi mà chỉ có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Ví dụ : than có nhiều năng lượng tiềm năng có thể chuyển thành nhiệt điện khi bị đốt cháy.

Trong máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng.

Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng.

— Khối lượng ( m ) của một vật là lượng vật chất cấu tạo nên vật, được đo bằng kilogam (kg).

Khối lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Vd : 1 cục nước đá tan chảy thành dạng lỏng nhưng khối lượng của nó không đổi.

m không đổi : m trong công thức E = mc2 là không đổi.

m tương đối : m phụ thuộc vào vận tốc của vật.

—— Giải thích dể hiểu về công thức trên thì sự mất năng lượng của 1 hạt nhân sẽ đi kèm với sự suy giảm về khối lượng.

Hay 1 chiếc đồng hồ đang hoạt động sẽ nặng hơn 1 chiếc đồng đang nghỉ.

Để tính phần khối lượng tăng thêm khi chiếc đồng hồ hoạt động. Ta lấy phần năng lượng thu được từ thế năng khi lo xò
bị nén, động năng từ các bộ phận, nhiệt năng tỏa ra trong lúc hoạt động chia cho bình phương tốc độ ánh sáng.

[ m = E / c^2 ]

=> Phương trình E = mc2 cho thấy năng lượng luôn luôn thể hiện được bằng khối lượng cho dù năng lượng đó ở dưới
dạng nào đi chăng nữa.

Câu hỏi tiếp theo :

“Tại sao tốc độ ánh sáng (c) lại xuất hiện giữa mối quan hệ của khối lượng (m) và năng lượng (E) ?”

Trong cơ học Newton, 1 vật đang di chuyển với vận tốc nào đó, sẽ có động năng được biểu hiện qua công thức :

[ K = 1/2mv^2 ] = khối lượng (kg) . vận tốc (m/s)^2 = kg . (m/s)^2 = K ( Joule - đơn vị của năng lượng ).

Quay trở lại công thức của Einstein :

m ( kg ) = E ( Joule )

Khối lượng tương đương với năng lượng.

Ở vế của khối lượng m thiếu đi 1 yếu tố để có được một công thức tính Joule đó là như trên “kg . (m/s)^2”.

Khối lượng (kg) . vận tốc (m/s)^2 = Joule

=> m . v^2 = E
Vậy v^2 ở đây dùng cho công thức quy đổi giữa E và m, nên là vận tốc của cái gì bình phương ?

Hay hỏi rõ hơn thì là nên dùng tốc độ của thứ gì để đo khoảng cách là chính xác nhất ?

Tốc độ ánh sáng là 1 đại lượng có giá trị không đổi = 299 792 458m/s là câu trả lời.

E ( Joule ) <===> m ( kg )

Tốc độ ánh sáng bình phương được sử dụng như 1 yếu tố chuyển đổi giữa khối lượng và năng lượng.

E = m . c^2

Ứng dụng thực tế dể hiểu : thay vì đốt than để tạo nhiệt điện, bạn có thể di chuyển 1 hạt nhân với vận tốc ánh sáng bình
phương, nó sẽ giúp bạn chuyển đổi khối lượng của hạt nhân đó thành một nguồn năng lượng.

Đương nhiên công thức trên cần chứng minh thêm.

You might also like