Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM – CTCP

CÔNG TY DỊCH VỤ KHÍ


--------------

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NỘI BỘ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ KIT TẠO/GIẢ LẬP RUNG CHUẨN AT-2040


ĐỂ THỰC HIỆN BDSC CÁC THIẾT BỊ, HỆ THỐNG RUNG
TẠI CÁC CÔNG TRÌNH KHÍ

HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH CHỮ KÝ

SOẠN
Đỗ Mạnh Thưởng Kỹ sư X.ĐTĐH
THẢO

KIỂM
Hoàng Năng Hải Quản Đốc XĐTĐH
TRA

PHÊ Phó Giám Đốc


Lê Diệp Bình
DUYỆT Công ty

Số: ĐTĐH.ĐTNB.06 Ngày ban hành: 21/09/2021


Lần ban hành(Rev.): 01 Hạn cập nhât:

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
MỤC LỤC
I. MỤC TIÊU CỦA KHOÁ HỌC: ............................................................................................. 3
II. SƠ LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT RUNG ĐỘNG ......................................................................... 3
II.1. Rung động là gì? ................................................................................................................ 4
II.2. Làm sao để đo rung động? ............................................................................................... 4
II.3. Biên độ rung động ............................................................................................................. 5
II.4. Miền thời gian – giản đồ Waveform (Time Domain - Waveform) ............................... 5
II.5. Miền Tần số - giản đồ phổ (Frequency Domain - Spectrum) ........................................ 6
II.6. Chuyển đổi Waveform – Spectrum ................................................................................. 7
II.7. Mối quan hệ giữa các đơn vị biên độ: ............................................................................. 8
III. CÁC CẢM BIẾN VÀ HỆ THỐNG RUNG ĐỘNG TRÊN CÔNG TRÌNH KHÍ ............. 10
A. CÁC LOẠI CẢM BIẾN RUNG ĐỘNG ........................................................................... 10
III.1. Các loại cảm biến rung động: ....................................................................................... 10
III.2. Đặc tính kỹ thuật của các loại cảm biến rung: ........................................................... 12
III.3. Vị trí đo và lắp đặt các sensor đo rung động: ............................................................. 12
B. CÁC HỆ THỐNG GIÁM SÁT RUNG HIỆN TẠI TRÊN CÔNG TRÌNH KHÍ .............. 15
III.4. Hệ thống giám sát rung cho các máy nén tại GPP Dinh Cố. ..................................... 15
III.5. Hệ thống giám sát rung cho máy nén K-4201 tại trạm LFS KCM. .......................... 17
III.6. Hệ thống giám sát rung cho máy nén C-4001/02 tại nhà máy GPP Cà Mau. .......... 19
III.7. Hệ thống giám sát rung cho Turbo Expander EC-1101 tại GPP Cà Mau. .............. 21
III.8. Hệ thống giám sát rung cho các thiết bị quay tại Kho LPG Lạnh Thị Vải. ............. 22
IV. TỔNG QUAN BỘ KIT VIBRATION PORTABLE AT-2040: ............................................. 25
IV.1. Mô tả chung ..................................................................................................................... 25
IV.2. Các chức năng chính bộ kit AT-2040 .............................................................................. 27
V. SỬ DỤNG BỘ AT-2040 TRONG BDNN CÁC THIẾT BỊ RUNG TRÊN CTK ................ 32
V.1. Bảo dưỡng kiểm tra Cảm biến Proximity.......................................................................... 32
V.2. Bảo dưỡng kiểm tra cảm biến Velocity (vận tốc) và cảm biến Accelerometer (gia tốc) .. 39
V.3. Giả lập tín hiệu cảm biến rung vận tốc và gia tốc bằng thiết bị AT-2040 ........................ 43
VI. XỬ LÝ MỘT SỐ WO ĐỘT XUẤT VỀ RUNG VỚI AT-2040: ....................................... 44
VII. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG AT-2040: ................................................................... 46

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
I. MỤC TIÊU CỦA KHOÁ HỌC:
Sau khi kết thúc khóa học này, Giúp CBCNV có thể:
 Tóm tắt được các thuật ngữ về rung động (biên độ, phổ, waveform,….).
(đối tượng áp dụng: công nhân & kỹ sư)
 Nắm được cấu trúc các hệ thống giám sát rung trên công trình khí.

(đối tượng áp dụng: kỹ sư)

 Nắm được nguyên lý hoạt động, dạng tín hiệu của các cảm biến rung động
trên công trình khí. (đối tượng áp dụng: công nhân & kỹ sư)
 Biết được tổng quan cũng như các chức năng cách sử dụng cơ bản của AT-
2040

(đối tượng áp dụng: công nhân & kỹ sư)

 Biết cách sử dụng thiết bị tạo rung động AT-2040 để kiểm tra cảm biến và
cách giả lập tín hiệu rung động để thực hiện BDNN một số các thiết bị rung
trên công trình khí GPP Dinh Cố, GPP Cà Mau, Kho Lạnh Thị Vải.

(đối tượng áp dụng: công nhân & kỹ sư)

 Sử dụng AT-2040 để hỗ trợ kiểm tra xử lý một số Worl Order đột xuất với
các thiết bị/ hệ thông rung trên công trình khí

(đối tượng áp dụng: công nhân & kỹ sư)

II. SƠ LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT RUNG ĐỘNG


 Có nhiều đại lượng có thể đo được trên một thiết bị đang vận hành như: áp suất, nhiệt
độ, dòng, rung động, density, điện áp, tốc độ, moment, độ nhớt,… Trong số tất cả các
đại lượng có thể đo được đó, rung động là quan trọng nhất. Tín hiệu rung động không
chỉ cho biết thông tin về tình trạng của máy, mà còn là điểm mấu chốt góp phần chỉ ra
được nguồn gây ra nguy hiểm cho thiết bị.
 Người ta đo các rung động trên máy, thiết bị bằng các công cụ, dụng cụ chuyên dùng,
sau đó phân tích những rung động đó. Việc phân tích sẽ đưa ra được những thông tin
về tình trạng sức khỏe của máy và có thể xác định được nguồn gốc nguy hiểm tiềm tàng
gây ra cho thiết bị.
 Theo các chuyên gia phân tích về tình trạng thiết bị quay:
 70% các vấn đề liên quan về hoạt động của thiết bị quay được chuẩn đoán dựa vào
việc phân tích rung động
 20% dựa vào việc phân tích các thông số kỹ thuật của lớp bảo vệ, bôi trơn,…
 10% dựa vào việc phân tích dòng motor, NDT,….

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
II.1. Rung động là gì?
 Rung động đơn giản chỉ là sự dịch chuyển của một đối tượng so với vị trí cân bằng
của nó (còn gọi là vị trí reference). Đó là điểm mà tại đó không chịu tác động của
bất kỳ lực nào bên ngoài hoặc các lực tác động lên nó đều cân bằng và làm cho nó
đứng yên. VD: tâm của trục khủy là điểm reference.
 Rung động xảy ra khi đối tượng bị tác động bởi các kích thích hoặc các tác động
(forcing function). Các kích thích này đều và liên tục vì thế đối được sẽ liên tục rung
động cho đến khi các tác động này mất đi hoặc dừng lại.
 Tác động có thể theo chu kỳ hoặc ngẫu nhiên. Rung động có chu kỳ (Periodic
vibration) là những rung động xảy ra có tính lặp lại. Rung động ngẫu nhiên (Random
vibration) còn gọi lại rung động không có chu kỳ là những rung động xảy ra có tính
nhất thời, nhanh chóng.
 Với các thiết bị quay công nghiệp, một số kích thích, tác động tiềm tàng gây ra rung
động bao gồm:
 Mất cân bằng của các thiết bị, chi tiết quay.
 Mất đồng trục của coupling, bearing, bánh răng, con lăn.
 Khuyết tật hoặc sự hư hỏng của bạc đạn.
 Sự mòn bánh răng.
 Khuyết tật, hư hỏng dây đai.
 Sự cố về điện (mất cân bằng lực từ trường) trong động cơ.
 Sự mất ổn định về thủy lực trong Journal Bearings (Bạc trượt).
 Hệ thống thủy lực hoặc khí động lực học trong quạt (Fan), blower, bơm
(Pump)
 Độ lệch tâm trong các chuyển động bánh răng, dây đai.
 Lực li tâm (centrifugal force)

II.2. Làm sao để đo rung động?


 Rung động ngày nay được đo bằng cách sử dụng các sensor đo rung.
 Rung động trên thiết bị quay được đo bằng cách sử dụng 02 phương pháp.
 Đo trực tiếp chuyển động của đối tượng (trục khủy) bằng cách lắp đặt sensor
vào bên trong lớp vỏ bảo vệ (như hình 1), phương pháp này thường sử dụng
để đo rung động của Sleeve bearing (bạc lót)

Hình 1: Phương pháp đo rung động bằng cách


lắp cảm biến bên trong lớp vỏ bảo vệ.
 Đo gián tiếp chuyển động của đối tượng bằng cách lắp đặt sensor trên lớp vỏ
bảo vệ (như hình 2), phương pháp này thường sử dụng để đo rung động của
vòng bi (anti friction bearing), coupling, hộp số,…

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 2: Phương pháp đo rung động bằng cách
lắp cảm biến bên trên lớp vỏ bảo vệ
II.3. Biên độ rung động
 Độ lớn của rung động được gọi là biên độ rung động. Việc đo và phân tích biên độ
rung động giúp ta xác định được mức độ nguy hiểm của rung động đó.
 Biên độ rung động biểu diễn năng lượng hoặc mức độ dịch chuyển của phần tử rung
động. Sự thay đổi biên độ tỷ lệ thuận với việc thay đổi mức độ nguy hiểm của yếu
tố gây ra rung động. Biên độ càng cao thì sự dịch chuyển của đối tượng càng lớn và
mức độ nguy hiểm càng cao.
 Trong các hệ thống rung hiện hữu người ta đặt setpoint là giá trị biên độ của các
rung động. Đó là các giá trị tức thời (Overall)
 Đơn vị biên độ: trong việc đo rung động của thiết bị quay, biên độ được biểu diễn
bằng 03 đơn vị: displacement, velocity, acceleration.

II.4. Miền thời gian – giản đồ Waveform (Time Domain - Waveform)


 Cảm biến rung sẽ chuyển đổi biên độ dịch chuyển thành tín hiệu điện. Các tín hiệu
này được vẽ trên đồ thị theo thời gian. Được gọi là biểu đồ Waveform (viết tắt là
waveform).
 Waveform thể hiện biên độ dịch chuyển của đối tượng theo thời gian.
 Trục tung: biên độ (amplitude)
 Trục hoành: thời gian (time - s hoặc ms)
 Thông tin mà waveform mang lại phụ thuộc vào khoảng thời gian được hiển thị trên
waveform, thông thường để diễn tả cho một rung động khoảng thời gian này lên đến
khoảng vài giây, đôi khi có thể hơn tùy thuộc vào các kiểu tác động (forcing
function)
II.4.1. Đơn vị Displacement (khoảng cách):
 Biên độ dịch chuyển của các chi tiết quanh vị trí cân bằng được tính từ đỉnh
dương đến đỉnh âm trên waveform (peak -peak).
 Đơn vị là mil hoặc mm (1 mil = 0.001 inch)

Hình 3: Minh họa biên độ theo Displacement

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
II.4.2. Đơn vị Velocity (vận tốc):
 Mức độ thay đổi độ dịch chuyển trong 1 đơn vị thời gian, tốc độ của các chi tiết
khi dịch chuyển được tính từ vị trí cân bằng (zero) đến đỉnh trên waveform.
 Đơn vị là in/s, m/s hoặc mm/s

Hình 4: Minh họa biên độ theo Velocity


II.4.3. Đơn vị Acceleration (gia tốc):
 Mức độ thay đổi tốc độ trong một đơn vị thời gian, gia tốc được đo hoặc được
xem là độ lớn lực tác động khi các chi tiết dịch chuyển.
 Được tính bằng trị hiệu dụng theo waveform (RMS). Đơn vị là g (1g = 386
inch/s2)

Hình 5: Minh họa biên độ theo gia tốc

II.5. Miền Tần số - giản đồ phổ (Frequency Domain - Spectrum)


 Tần số được biểu diễn trên đồ thị gọi là phổ (spectrum) là đồ thị biểu diễn mối quan
hệ giữa biên độ dịch chuyển và tần số.
 Trục tung: biên độ (amplitude)
 Trục hoành: tần số (frequency - Hz)
 Spectrum được biến đổi từ Waveform thông qua thuật toán FFT (Fast Fourier
Transform)
 03 đơn vị biên độ được dùng trong Waveform vẫn được dùng trong Spectrum.

II.5.1. Tần số
 Là số lần cùng một hiện tượng, sự kiện xảy ra trong một đơn vị thời gian
 Thông thường, tần số là số chu kỳ trong 1 giây hoặc 1 phút.
f = 1/T
VD: Một rung động thực hiện một chu kỳ hết 0.05 giây, như vậy tần số của rung
động này sẽ là:
f = 1/T
f = 1/0.05
f = 20

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Như vậy rung động này thực hiện được 20 lần trong 1s hay rung động này có tần
số là 20 Hz

II.5.2. Đơn vị tần số


Tần số có 3 đơn vị chính:
 CPM: Cycles per minute: số chu kỳ trong một phút.
 CPS - Hz: Cycles per second: số chu kỳ trong một giây.
(1 CPS = 60 CPM)
 Orders: Số chu kỳ trong một vòng quay, đơn vị này còn được mô tả như một
mối quan hệ giữa tần số và tốc độ quay trục khủy.
Orders = CPM/TS (CPM/RPM) hoặc CPS/TS (CPS/RPS)
RPM: Revolution per minute
RPS: Revolution per second
 Đôi khi ta thấy RPM và CPM tương đương nhưng về cơ bản thì khác nhau.

VD: Trục khủy quay với tốc độ 1785 vòng /phút (RPM), tần số rung xuất hiện trên
Spectrum tại 1785 CPM như vậy tần số này la 1 Order hay (1xTS)
Nếu tần số rung xuất hiện trên Spectrum tại 59.5 Hz như vậy tần số này là:
59.5 x 60 / 1785 = 2 Orders (2xTS)
II.6. Chuyển đổi Waveform – Spectrum
 Rung động của máy thông thường không chỉ đơn giản là 1 rung động đơn lẻ mà là
sự kết hợp của nhiều rung động của các chi tiết như: bạc đạn, bánh răng, dây đai,
bơm, quạt,....
 Mỗi rung động có một waveform riêng vì thế tổng hợp lại của nhiều rung động là
một giản đồ waveform rất phức tạp. Trong giản đồ waveform này các tần số rung
động của từng thành phần không được nhận biết rõ ràng vì vậy việc chuẩn đoán tình
trạng của máy cũng như việc phát hiện ra nguyên nhân gây ra rung động từ
waveform này rất khó khăn.
 Vì vậy việc chuyển đổi giữa miền thời gian và miền tần số là rất quan trọng giúp ta
có thể phân tích được các rung động từ đó đưa ra được kết luận về tình trạng máy
cũng như chỉ ra được nguyên nhân gây ra các rung động này.
 Thuật toán FFT giúp chuyển đổi từ miền thời gian sang miền tần số, minh họa như
hình dưới:

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 6: Minh họa biến đổi FFT

 Sau khi chuyển đổi FFT, Spectrum sẽ bao gồm các đỉnh biên độ tương ứng với từng
tần số riêng biệt, thể hiện cho từng tần số rung của các thành phần, bộ phận, chi tiết
trên máy.

Hình 7: Miền thời gian - Waveform

Hình 8: Miền tần số - Spectrum


II.7. Mối quan hệ giữa các đơn vị biên độ:

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
 Công thức chuyển đổi giữa 03 đơn vị đo biên độ rung động như sau, tuy nhiên công
thức này chỉ đúng trong điều kiện tiêu chuẩn, nghĩa là chỉ khi tín hiệu rung có dạng
sóng sin.
 Theo công thức X = (D/2)sinωt, V = X' , A = V' = X'', ta có:
V = 0.0031416 * f * D hoặc V = (86.75 * A) ÷ f
A = 0.01146 * V * f hoặc A = 0.0003613 * D * f2
D = (318.47 * V) ÷ f hoặc D = (27668 * A) ÷ f2
Trong đó:
o V: là đơn vị vận tốc tính theo in/s - peak
o D: là đơn vị khoảng cách tính theo mils (1mil = 0.001inch) - peak-peak
o A: là đơn vị gia tốc tính theo g (1 g = 386 in/s2) - RMS
o f: là tần số tính theo Hz
o RMS = 0.707 peak (pk) hoặc pk = 1.414 RMS
o pk-pk = 2 pk

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
III. CÁC CẢM BIẾN VÀ HỆ THỐNG RUNG ĐỘNG TRÊN CÔNG
TRÌNH KHÍ
A. CÁC LOẠI CẢM BIẾN RUNG ĐỘNG
III.1. Các loại cảm biến rung động:
III.1.1. Cảm biến loại displacement:
 Đa số hoạt động theo nguyên lý của dòng điện xoáy (eddy current).
 Một dòng điện xoay chiều được cấp cho cuộn coil để tạo ra từ trường biến thiên
tại đầu sensor, từ trường biến thiên này khi gặp bề mặt chất dẫn điện sẽ tạo ra
dòng điện xoáy, dòng điện xoáy này lại tạo ta từ trường biến thiên để chống lại
từ trường sinh ra nó và làm thay đổi từ trường biến thiên tại đầu sensor. Sự thay
đổi này tỉ lệ với sự thay đổi khoảng cách từ sensor đến vật dẫn điện. Ta sẽ đo
được khoảng cách thay đổi do rung động gây ra.
 Độ nhạy của sensor thông thường là 200mV/mil (1mil = 0.001 inch)

Hình 9: Mô phỏng cảm biến loại displacement


 Cảm biến loại displacement thường dùng là loại proximity probe của Bently
Nevada có thể được ứng dụng cho 03 kiểu đo tùy theo cách xử lý tín hiệu
output từ bộ converter: keyphasor, rung động và khoảng cách.

Hình 10: Cảm biến Proximity của Bentley Nevada


VT
o Đo rung động: ứng dụng cho việc đo rung bạc đạn, coupling,
pulley,…tín hiệu điện áp AC
ZT o Đo khoảng cách: ứng dụng cho việc đo độ trượt bạc chặn (thrust
bearing), đo độ mòn bạc lót (rod drop),… tín hiệu điện áp DC

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
KT
o Keyphasor: dùng để xác định độ lệch pha so với các tín hiệu rung.

III.1.2. Cảm biến loại velocity:


 Đa phần cảm biến loại velocity đều là cảm biến seismic (rung chấn).
 Cấu tạo cơ bản gồm một nam châm treo bởi lò xo và đặt nằm giữa 01 cuộn dây
hoặc ngược lại. Khi nam châm dịch chuyển sẽ gây ra một suất điện động trên 02
đầu cuộn dây và suất điện động này tỷ lệ thuận với tốc độ biến thiên từ thông
qua cuộn dây chính là tốc độ dịch chuyển của nam châm khi có rung động. Ta
sẽ đo được vận tốc của rung động gây ra.
 Độ nhạy của sensor thông thường là 500mV/(in/s)
 Tín hiệu đầu ra của cảm biến vận tốc là điện áp AC trên tín hiệu điện áp phân
cực DC (Bias Voltage)

Hình 11: Mô phỏng cảm biến loại velocity

III.1.3. Cảm biến loại accelerometer:


 Đa phần cảm biến loại accelerometer đều là cảm biến piezoeletric (hiệu ứng áp
điện). Sử dụng tính năng của vật liệu piezo có dạng như thạch anh (là chất có
hiệu ứng thuận nghịch, khi áp vào nó điện trường thì sẽ biến dạng và ngược lại
khi tác dụng lực thì nó tạo ra điện tích)
 Cấu tạo gồm một vật nặng (seismic mass) đặt trên lớp vật liệu piezo và được nối
vào một mạch tích hợp. Khi có rung động, quả nặng sẽ dao động và tác dụng lực
lên lớp vật liệu piezo làm phát sinh điện áp (điện áp này tỉ lệ với gia tốc của rung
động gây ra), thông qua mạch tích hợp để chuyển đổi thành tín hiệu điện áp
chuẩn để đưa về bộ xử lý.
 Độ nhạy của sensor thông thường là 100mV/g (1 g = 386 inch/s2).
 Tín hiệu đầu ra của cảm biến gia tốc là điện áp AC trên tín hiệu điện áp phân
cực DC (Bias Voltage)

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 12: Mô phỏng cảm biến loại accelerometer

III.2. Đặc tính kỹ thuật của các loại cảm biến rung:
Loại sensor Đặc tính kỹ thuật

- Tần số đáp ứng khoảng 1,000 Hz


- Thuận tiện cho các ứng dụng phải đo trực tiếp khoảng cách
của trục quay hoặc những ứng dụng mà rung động ít truyền
Displacement ra tới vỏ.
- Cần nguồn điện cung cấp cho sensor và bộ convertor để xử
lý tín hiệu trước khi vào card.

- Tần số đáp ứng từ 10 đến 2,000 Hz


- Tỉ lệ chuyển đổi giữa rung động và tín hiệu điện là 1:1, tuy
nhiên bị ảnh hưởng khá lớn bởi nhiệt độ môi trường và từ
trường xung quanh.
- Độ cứng cao, tuy nhiên kích thước tương đối lớn nên gây trở
Velocity ngại trong việc lắp đặt
- Chi phí đắt hơn so với các loại displacement
- Tín hiệu thu được ảnh hưởng bởi phương lắp đặt, thông
thường người ta hay sản xuất theo phương ngang. Nếu cần
lắp theo phương thẳng đứng phải ghi chú và đặt hàng rõ ràng

- Tần số đáp ứng rộng từ 1Hz đến 30,000 Hz


- Độ cứng chắc cao, nhẹ, nhỏ gọn.
- Cần nguồn điện cung cấp nhưng không cần bộ converter để
xử lý trước tín hiệu trước khi vào card.
Accelerometer - Dễ dàng lắp đặt và có nhiều cách lắp đặt (khoan lỗ, văn ốc,
dán bằng eboxy, nam châm,…). Tuy nhiên chất lượng tín
hiệu cũng ảnh hưởng với cách lắp đặt.
- Thuận tiện cho việc sử dụng cùng với bộ portable.

III.3. Vị trí đo và lắp đặt các sensor đo rung động:


 Như đã biết rung động gây ra cho thiết bị theo phương và hướng bất kỳ, vì thế
một tín hiệu rung đơn lẻ sẽ chưa đủ để phân tích một rung động. Có những rung
động được cần phải đo theo 03 hướng, tương ứng với 3 trục x, y, z (horizontal,
vertical, axial), và các sensor cũng được lắp đặt theo 3 hướng như vậy.

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 13: Hướng lắp đặt sensor
 Trên một thiết bị quay, những điểm trọng yếu sẽ thường được đo rung động như:
bạc đạn, coupling, puli, trục khuỷu, hộp số, các dẫn động trong pit-tông,
xilanh,….

III.3.1. Các điểm đo trên hệ thống dẫn động Motor – Quạt


Các điểm đo bao gồm:
o Các bạc đạn trước sau motor và quạt mỗi bạc đạn 2 vị trí đo (X-Y hoặc
V-H).
o Các điểm đo dọc trục cho trục motor và trục quạt.
o Các puli truyền động dây đai.

Hình 14: Minh họa các điểm đo trên hệ thống dẫn động Motor-Quạt

III.3.2. Các điểm đo trên hệ thống dẫn động Motor - Pump


Các điểm đo bao gồm:
o Các bạc đạn trước sau motor và pump mỗi bạc đạn 2 vị trí đo (X-Y hoặc
V-H).
o Các điểm đo dọc trục cho trục motor và trục bơm.
o Các coupling, mỗi coupling có 2 vị trí đo (X-Y hoặc V-H).

Hình 15: Minh họa các điểm đo trên hệ thống Motor – Pump

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
III.3.3. Các điểm đo trên hệ thống máy nén Turbine
Các điểm đo bao gồm
o Các bạc đạn trên trục engine, compressor, hộp số, mỗi bạc đạn có 2 vị trí
đo (X-Y hoặc V-H)
o Các điểm đo trên coupling nối với hộp số, mỗi coupling có 2 vị trí đo (X-
Y hoặc V-H)
o Các điểm đo trên vỏ bảo vệ của hộp số

Hình 16: Minh họa các điểm đo trên máy nén Turbine

III.3.4. Các điểm đo trên hệ thống phần nén pitton


Các điểm đo bao gồm:
o Các điểm đo rung trên khung máy (Frame) và xilanh.
o Các điểm đo rung trên Crosshead (rung trong ổ trượt pittông)
o Các điểm đo Rod Motion (độ dịch chuyển trục pittông, độ mòn bạc lót)
o Các điểm đo rung bạc đạn.

Hình 17: các điểm đo trên phần nén pittông

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
B. CÁC HỆ THỐNG GIÁM SÁT RUNG HIỆN TẠI TRÊN
CÔNG TRÌNH KHÍ
Các hệ thống giám sát rung trên công trình khí về cấu trúc cơ bản đều tương đồng nhau,
bao gồm:
- Các cảm biến đo rung động: được lắp đặt tại các vị trí cần kiểm tra giám sát trên
thiết bị quay.
- Các Vibration Module xử lý thu nhận tín hiệu rung động: có chức năng thu nhận
các tín hiệu rung động từ cảm biến để xử lý sau đó truyền đến PLC, DCS, PĐK,
…theo các chuẩn truyền thông công nghiệp (Relay contact, 4-20mA, Device-net,
Ethernet, Modbus…). Các module này còn có các chức năng output (relay contact)
để có thể thực hiện các yêu cầu alarm, trip thiết bị khi giá trị rung đạt ngưỡng giới
hạn mà không cần thông qua các thiết bị điều khiển trung tâm.
- Bộ điều khiển trung tâm (Computer, PLC, …): Xử lý tín hiệu từ các vibration
module đưa lên màn hình hiển thị để giám sát các tín hiệu rung động và ra lệnh
alarm, trip thiết bị khi vượt ngưỡng rung động cho phép.

Hình 18: Cấu trúc một hệ thống giám sát rung động
III.4. Hệ thống giám sát rung cho các máy nén tại GPP Dinh Cố.

Hình 19: Cấu trúc hệ thống giám sát rung trên các máy nén tại GPP

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
III.4.1. Cảm biến:
 K-01A/B và K-02/03: trên mỗi máy có 03 cảm biến được lắp tại các vị trí căn
cứ vào vị trí của các switch rung cơ khí (engine, compressor và fan).
 K-1011A/B/C/D: trên mỗi máy có 04 cảm biến được lắp tại các vị trí đầu nén để
đo độ rung của bộ phận crosshead ở mỗi piston (là bộ phận ổ trượt dẫn hướng
cho pit tông).
 Các cảm biến đều là loại gia tốc (accelerometer) của hãng Rockwell Model:
9100EX (Sensitivity (±5%) 100 mV/g

Hình 20: Cảm biến (accelerometer) 9100EX


III.4.2. Module xử lý tín hiệu rung:
 K-01A/B và K-02/03: sử dụng Module XM-120 và XM-441
 K-1011A/B/C/D: sử dụng XM-124
 Các module này có chức năng thu thập tín hiệu rung xử lý và đưa ra các lệnh
alarm, shutdown máy khi giá trị rung vượt ngưỡng cài đặt đồng thời truyền các
giá trị này lên đường truyền Device-Net của hệ thống và truyền tới các module
truyền thông.
 Các module có thể được cấu hình trực tiếp bằng cách kết nối với PC qua phần
mềm XM Serial Configuration hoặc thông qua phần mềm RS MARC để
download/upload từ máy tính trung tâm thông qua đường truyền
Ethernet/Device-net.
 Tham khảo chi tiết tại các tài liệu Manual của hãng.

Hình 21: Module xử lý tín hiệu rung XM-12x


III.4.3. Module truyền thông:

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
 K-01A/B và K-02/03: sử dụng XM-500 nhận tín hiệu từ các bộ XM-120 và XM-
441 bằng đường truyền Device-Net, sau đó truyền lên máy tính trung tâm bằng
chuẩn Ethernet.
 K-1011A/B/C/D: sử dụng 1788-EN2DN nhận tín hiệu từ các bộ XM-124 bằng
đường truyền Device-Net, sau đó truyền lên máy tính trung tâm bằng chuẩn
Ethernet (qua converter quang).
III.4.4. Máy tính giám sát
 Toàn bộ dữ liệu được truyền đến máy tính đặt tại phòng điều khiển.
 Máy tính này được cài đặt các phần mềm:
o Phần mềm RS MARC: để thu thập toàn bộ các tín hiệu từ XM-500 và
1788-EN2DN. Phần mềm này có chức năng cấu hình cho các bộ XM-
120, XM-441, XM-124 và có thể tạo giao diện giám sát cho vận hành
viên, tuy nhiên tại GPP không sử dụng để làm chức năng HMI.
o Phần mềm FactoryTalk View: được dùng để hiển thị các giá trị Overall
Value, Setpoint của từng vị trí đo ứng với từng máy thông qua truy xuất
các Tag trên OPC Server.
o Phần mềm Emonitor: dùng để lưu trữ các dữ liệu rung động (Waveform,
phổ tần số,…) phục vụ cho việc phân tích rung động.

III.5. Hệ thống giám sát rung cho máy nén K-4201 tại trạm LFS KCM.

Hình 22: Cấu trúc hệ thống giám sát rung của máy nén Solar tại LFS KCM
III.5.1. Cảm biến
 Trên máy nén K-4201 có sử dụng cả 03 loại cảm biến rung động, bao gồm:
o 03 cảm biến loại Proximity có chức năng làm key phasor cho 03 phần:
 Phần Gas Producer – GP (phần quay để nén khí đầu vào tạo hỗn
hợp khí cháy).
 Phần Power Turbine - PT (phần quay để chuyển thành chuyển
động quay trục turbine cho đầu nén).
 Phần Nén (Compressor).

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
o 21 cảm biến loại Proximity có chức năng đo rung động (radial vibration)
tại các bearing của phần PT (05), GP (07), Compressor (05) và các
coupling của hộp số (04)
o 01 cảm biến loại Velocity có chức năng đo rung động của hộp số khởi
động.
o 01 cảm biến Accelerometer có chức năng đo rung động của hộp số truyền
động giữa phần Engine và phần Compressor.
 Các cảm biến rung proximity của hãng Bently Nevada.

III.5.2. Module xử lý tín hiệu rung


 Các tín hiệu rung được truyền về module Field Monitor System 1701/05 của
Benltly Nevada tương ứng theo từng loại cảm biến.

Hình 23: Hình ảnh Module Field Monitor System 1701/05


 Thứ tự các Slot của Module Field Monitor System 1701/05 được quy định mặc
định như sau:

Module Type Lắp đặt vào Slot


Keyphasor T1K
Các card Proximity,
Velocity, Accelerometer T2, T3, T4, T5
input
Các card Monitor 2, 3, 4, 5

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 24: Sơ đồ thứ tự Slot của Field Monitor System 1701/05
 Module Field Monitor System được cấu hình bởi phần mềm Field Monitor
Configuration. Chi tiết tham khảo tài liệu “Field Monitor Machinery Protection
System User Manual”

III.5.3. Bộ PLC điều khiển và màn hình giám sát


 Toàn bộ dữ liệu rung động được truyền về PLC Control Logix 1756-L73XT
thông qua mạng truyền thông ControlNet.
 Bộ PLC được lập trình để xử lý tín hiệu rung động đưa ra các lệnh alarm,
shutdown máy khi giá trị rung vượt ngưỡng cài đặt và hiển thị lên trang màn
hình HMI Local và truyền vào máy tính giám sát tại phòng điều khiển.

Hình 25: Cấu trúc hệ thống điều khiển của máy nén Solar tại LFS KCM

III.6. Hệ thống giám sát rung cho máy nén C-4001/02 tại nhà máy GPP Cà Mau.

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 26: Cấu trúc hệ thống giám sát rung của máy nén C-4001/02 tại GPP Cà Mau
III.6.1. Cảm biến
 Hệ thống giám sát rung của máy nén Residue Gas C-4001/02 không chỉ giám
sát mỗi rung động tại bạc đạn, các trục quay, gear box mà còn giám sát cả nhiệt
độ của một số chi tiết như bạc đạn, cuộn dây
 Trên mỗi máy nén có sử dụng các loại cảm biến:
o 30 Cảm biến nhiệt độ RTD: để kiểm soát nhiệt độ của các bearing phần
motor, phần compressor, hộp số và cuộn dây các motor.
o 02 Proximity dùng làm Keyphasor của phần trục quay motor và trục quay
phần nén (KT-4001, KT-4002)
o 04 Proximity (ZT-4001A/B/C/D) để đo độ trượt của bạc chặn trên trục
gear box và phần nén
o 16 Proximity (VT- 4001x) dùng để đo rung động tại các bạc đạn của
motor, phần nén và gear box (8 vị trí đo).
o 01 cảm biến accelerometer (XE- 4001) dùng để đo rung động tại vỏ bảo
vệ Gearbox.
III.6.2. Module xử lý tín hiệu rung
 Các tín hiệu rung từ các cảm biến được truyền về bộ xử lý Machinery Monitoring
System BN3500 của Bentley Nevada.
 Bộ Machinery Monitoring System BN3500 thực hiện chức năng thu thập tín hiệu
rung, xử lý và truyền tới bộ điều khiển trung tâm PLC bằng giao thức Modbus
đồng thời đưa ra các lệnh alarm, shutdown máy khi giá trị rung vượt ngưỡng cài
đặt bằng các ngõ ra Relay Output đưa về bộ PLC để xử lý. Bộ BN3500 bao gồm
các module như sau:
o Module cấp nguồn 3500/15 lắp đặt trên Slot 0 của Rack.
o Module Interface 3500/20 lắp đặt tại Slot 1 của Rack
o Module giám sát rung động.
o Module Keyphasor 3500/25.
o Module giám sát nhiệt độ 3500/60.
o Module Relay 3500/32.

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
o Module truyền thông 3500/92.

Hình 27: Bộ Machinery Monitoring System BN3500

 Bộ BN3500 được cấu hình bằng phần mềm 3500 Rack Configuration Software
 Các dữ liệu thu thập được tại BN3500 bao gồm (biên độ, waveform, phổ,…) có
thể được truy xuất bằng phần mềm chuyên dùng của hãng Bentley Nevada để
phục vụ cho việc phân tích rung động.

III.6.3. Bộ PLC điều khiển và màn hình giám sát/vận hành.


 Hệ thống sử dụng bộ điều khiển PLC Logic Controller S7-400FH của Siemens
nhận tín hiệu rung động được truyền về từ BN3500 system thông qua giao thức
Modbus 485 và nhận tín hiệu Trip, Alarm từ các cổng Relay Output của BN3500,
sau đó giám sát và điều khiển hoạt động của máy nén.
 Bộ PLC truyền các giá trị để hiển thị lên hệ thống PCS để VH giám sát tại Phòng
điều khiển đồng thời hiển tại các thông số vận hành và điều khiển tại màn hình
giám sát HMI Local để phục vụ công tác vận hành.

III.7. Hệ thống giám sát rung cho Turbo Expander EC-1101 tại GPP Cà Mau.

Hình 28: Cấu trúc hệ thống giám sát rung của Turbo Expander tại GPP Cà Mau

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
III.7.1. Cảm biến
 Trên Turbo Expander EC-1101 có sử dụng 05 cảm biến Proximity, trong đó:
o 01 Proximity làm Key phasor
o 04 Proximity đo rung tại bạc đạn của phần Expander và Compressor
 Các cảm biến Proximity đều của hãng Bentley Nevada Model: XL3300 5 Meter
System
III.7.2. Module xử lý tín hiệu rung
 Các tín hiệu rung từ các cảm biến được truyền về bộ xử lý Dynamix 1444 Series
Monitoring System của Rockwell.

Hình 29: Module Dynamix 1444 Series


 Bộ Dynamix 1444 Series được cấu hình bằng phần mềm lập trình PLC Control
Logix của Rockwell để nhận đúng loại tín hiệu tín hiệu rung động sau đó truyền
đến PLC trung tâm bằng mạng Ethernet I/P.

III.7.3. Bộ PLC điều khiển và màn hình giám sát/vận hành


 Toàn bộ dữ liệu rung động được truyền về PLC Compact Logix 1769-L33ER
thông qua mạng truyền thông Ethernet I/P
 Bộ PLC được lập trình để xử lý tín hiệu rung động đưa ra các lệnh alarm,
shutdown máy khi giá trị rung vượt ngưỡng cài đặt và hiển thị lên trang màn
hình HMI Local (Panel View) và truyền vào hệ thống PCS để VHV giám sát
hoạt động của Turbo Expander tại màn hình điều khiển.

III.8. Hệ thống giám sát rung cho các thiết bị quay tại Kho LPG Lạnh Thị Vải.
 Hệ thống VMS dùng để giám sát các thông số rung, nhiệt độ tại cuộn dây, bạc
đạn của các motor của bơm, blower và máy nén tại kho LPG lạnh KCTV.
 Hệ thống gồm 02 phần chính được gọi là Protection và Prediction

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 30: Cấu trúc hệ thống giám sát rung tại Kho Lạnh
III.8.1. Phần Protection
 Được dùng để ghi nhận trực tiếp các giá trị tức thời từ các cảm biến rung, cảm
biến nhiệt độ trên thân các thiết bị quay (khoảng 120 I/O).
 Các tín hiệu bao gồm giá trị rung động, nhiệt độ, sensor error,… được truyền về
hệ thống DCS thông qua đường truyền Modbus RS485 để giám sát tại màn hình
máy tính DCS-KLTV (Centump VP)
 Các tín hiệu Alarm, Danger về rung động, nhiệt độ,… được đưa về hệ thống
ESD của KLTV (Prosafe) thông qua cáp tín hiệu để ra lệnh shutdown thiết bị,
hệ thống khi các giá trị đạt đến ngưỡng cài đặt.
 Phần mềm dùng để kết nối trực tiếp các card của hệ thống VMS với máy tính
CSI 6500 Configuration:

Hình 31: Giao diện phần mềm CSI 6500 Configuration

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
III.8.3. Phần Prediction
 Chức năng chính là thu thập và phân tích dữ liệu nhằm dự báo trước những rung
động bất thường trên các thiết bị quay.
 Phần Prediction của hệ thống VMS tại KLTV nhận tín hiệu trực tiếp từ
Protection thông qua đường internal bus và truyền dữ liệu vào các máy tính qua
đường Ethernet và lưu trữ vào database của phần mềm AMS Machinery Health
Manager để dùng cho việc phân tích rung động.
 Phần mềm AMS Machinery Health Manager được cài đặt tại 03 máy tính
o 01 Server đặt tại phòng ĐK – KLTV
o 02 Client đặt tại phòng Instrument Room – KLTV
III.8.4. Hệ thống cảm biến
Hệ thống VMS bao gồm các loại cảm biến:
 Cảm biến nhiệt độ: kiểu RTD PT100 loại 3 dây dùng để giám sát nhiệt độ cuộn
dây motor ở các bơm, máy nén khí, máy nén hồi hơi và bạc đạn của các trục
quay…
 Cảm biến rung có 3 loại:
o 08 cảm biến Proximity (XE-1112A/B, XE-1111A/B, XE-1211A/B, XE-
1212A/B) đo độ mòn bạc lót (Rod drop) cylinder cấp 1 và cấp 2 của máy
nén hồi hơi CMP-1101A/B và CMP-1201A/B (máy nén pit-tông).
o 04 cảm biến Proximity đo tốc độ (XE-1110A/B và XE-1210A/B) của máy
nén hồi hơi CMP-1101A/B và CMP-1201A/B.
o 08 cảm biến Velocity đo rung tại máy nén hồi hơi CMP-1101A/B và
CMP-1201A/B.
o 31 cảm biến Accellerometer để đo rung tại các bạc đạn của bơm lạnh,
bơm loading, bơm nước sông và Blower.
(cảm biến Accellerometer model CMSS2100 của hãng SKF lắp đặt tại các
River Water Pump P-51001A/B/C

Hình 32: Một số loại cảm biến Accellerometer tại KLTV

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
IV. TỔNG QUAN BỘ KIT VIBRATION PORTABLE AT-2040:
IV.1. Mô tả chung

Hình 33: Bộ AT-2040 Atgate


 AT-2040 của hãng Atgate Technology là một thiết bị được thiết kế với nhiều
chức năng, phục vụ cho việc kiểm tra chức năng của các thiết bị trong một hệ
thống giám sát rung, có 03 chức năng chính, cụ thể:
- Chức năng Shake tạo rung động theo tần số, biên độ để kiểm tra hoạt
động của các sensor rung.
- Chức năng kiểm tra (Test) độ nhạy của các sensor, tranducer rung động
- Chức năng giả lập (Simulate) dạng tín hiệu rung động để kiểm tra Input
đầu vào hệ thống giám sát rung.
Ngoài ra AT-2040 còn có chức năng cấp nguồn cố định cho các cảm biến
rung (proximity, accelerometer)
 Thiết bị sử dụng pin sạc nên có thể sử dụng được ở cả trong phòng thí nghiệm
và ngoài công trường, sơ đồ khối các chức năng như hình dưới (tham khảo thêm
tài liệu manual của Atgate Technology):

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 34: Sơ đồ khối của AT-2040
 Các thành phần chính của bộ kit AT-2040 sơ lược như dưới:
1: Bộ phận tạo rung động
2: Lỗ gắn bộ proximity kit
3: Khe cắm USB: dùng cho việc Upgrade và sao chép chứng chỉ
4: Jack nguồn – Sạc
5: Terminal giả lập tín hiệu output Proximity Driver
6: Terminal giả lập tín hiệu output transmitter (4-20mA)
7: Terminal giả lập tín hiệu input transmitter (4-20mA)
8: Terminal giả lập tín hiệu input Proximity
9: Nút On/Off nguồn
10 - 11: Jack cắm giả lập tín hiệu input từ cảm biến
12: Jack cắm giả lập tín hiệu output
13: Nút xoay chỉnh biên độ
14: Nút xoay chỉnh tần số - kết hợp chọn và Enter
15: Màn hình cảm ứng.

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 35: Các bộ phận chính của bộ kit AT-2040

IV.2. Các chức năng chính bộ kit AT-2040

IV.2.1. Tạo rung động (Shake):


- Tại màn hình chính, nhấn chọn mục “Shake”
- Lắp đặt sensor cần kiểm tra lên bộ phận tạo rung động (1), lưu ý chọn
kích thước adapter phù hợp
- Sử dụng nút xoay chỉnh biên độ (13) để chọn biên độ cần kiểm tra
- Sử dụng nút xoay chỉnh tần số (14) để chọn tần số cần kiểm tra
- Nhấn nút “Start” trên màn hình cảm ứng (15) hoặc nhấn nút xoay chỉnh
tần số để bắt đầu tạo rung động.
- Muốn dừng thì nhấn nút “Stop” trên màn hình cảm ứng.

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 36: Giao diện chức năng Shake

Lưu ý: theo dõi các thông số hoạt động Out, THD, Mils để biết và điều chỉnh mức
độ rung động trong dải cho phép. Nếu vượt ngưỡng thiết bị sẽ báo động (chữ đỏ)
hoặc dừng hoạt động.

IV.2.2. Chức năng kiểm tra (Test) độ nhạy của các cảm biến rung
- Có 02 chế độ kiểm tra Manual và Auto, chức năng của 02 chế độ là như
nhau, nếu người sử dụng muốn có report thì sử dụng chế độ Auto, sau khi
test thiết bị sẽ tự xuất report và lưu vào bộ nhớ, ta có thể sử dụng USB để
lấy file ra (bằng cách sử dụng chức năng trong mục “Setup”)
- Tại màn hình chính, nhấn chọn mục “Test”
- Lắp đặt sensor cần kiểm tra lên bộ phận tạo rung động, lưu ý chọn kích
thước adapter phù hợp.
- Đấu nối dây tín hiệu output từ sensor rung vào đúng cổng input trên thiết
bị:
 Đối với sensor gia tốc, vận tốc: đấu nối vào cổng sensor input
(BNC) cổng số (10)
 Đối với sensor proximity: đấu nối vào Terminal giả lập tín hiệu
input Proximity
 Đối với Transmitter (4-20mA): đấu nối vào Terminal giả lập tín
hiệu input transmitter (4-20mA).
- Chọn đúng loại cảm biến từ thư viện sẵn có (theo dõi thông số Sensitivity
từ datasheet của cảm biến cần kiểm tra)

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 37: Giao diện các loại cảm biến chức năng Test

- Chọn chế độ Manual/Auto để test.

Nếu chọn chế độ Manual


 Sử dụng nút xoay chỉnh biên độ để chọn biên độ cần kiểm tra
 Sử dụng nút xoay chỉnh tần số để chọn tần số cần kiểm tra
 Nhấn nút “Start” trên màn hình cảm ứng hoặc nhấn nút xoay
chỉnh tần số để bắt đầu tạo rung động.
 Muốn dừng thì nhấn nút “Stop” trên màn hình cảm ứng.
 Giá trị độ nhạy của sensor rung cần test sẽ được hiển thị lên
màn hình.

Hình 38: Giao diện Test độ nhạy manual

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Nếu chọn chế độ Auto

Hình 39: Giao diện Test Auto

o Nhấn nút “Start” trên màn hình cảm ứng để bắt đầu chế độ test auto.
o Sau khoảng thời gian 5 phút, thiết bị sẽ tự lưu kết quả vào bộ nhớ, ta
có thể lấy ra bằng USB để xem trên máy tính
o Muốn dừng thì nhấn nút “Stop” trên màn hình cảm ứng.
Lưu ý:
- Khi chọn chế độ Auto, phải đảm bảo dung lượng pin của thiết bị còn đủ
để thực hiện quá trình test auto. Tốt nhất là nên sạc đầy pin khi thực
hiện.
- Khi kiểm tra cảm biến proximity:
 Thao tác lắp đặt bộ Proximity kit vào thiết bị cần bỏ 1 chân đỡ
(phần có gắn với các miếng nam châm để tránh nhiễu)
 Khi lắp đặt sensor thì phải lắp đúng khoảng cách giữa sensor và
tấm chắn- target plate theo datasheet của cảm biến (dựa vào
thông số Prox Gap hoặc Gap Voltage).

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 40: hình ảnh test độ nhạy cảm biến proximity với AT-2040

Hình 41: giao diện test độ nhạy sensor proximity với AT-2040

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
IV.2.3. Chức năng giả lập dạng tín hiệu rung để kiểm tra Input HT giám
sát rung
- Tại màn hình chính, nhấn chọn mục “Simulation Signal”
- Chọn loại sensor để thiết bị output ra tín hiệu tương ứng (trong thư viện)
- Sử dụng nút xoay chỉnh biên độ để chọn biên độ cần kiểm tra
- Sử dụng nút xoay chỉnh tần số để chọn tần số cần kiểm tra
- Sử dụng thiết bị để đọc tín hiệu từ Jack cắm giả lập tín hiệu output của
thiết bị.

V. SỬ DỤNG BỘ AT-2040 TRONG BDNN CÁC THIẾT BỊ RUNG


TRÊN CTK
V.1. Bảo dưỡng kiểm tra Cảm biến Proximity
 Để kiểm tra cảm biến proximity, cần phải biết chính xác thông tin của bộ cảm
biến để từ đó tra cứu đặc tính kỹ thuật trên datasheet, bao gồm:
 Đầu dò (proximity probe)
 Dây nối dài (Extension cable)
 Bộ chuyển đổi (Proximitor)

Hình 42: Các thiết bị của bộ cảm biến proximity


 Cảm biến và dây nối dài phải tạo thành một hệ có chiều dài tương ứng với bộ
chuyển đổi (5 meters, 9 meters, 14 meters, …)

V.1.1. Kiểm tra độ nhạy của bộ proximity bằng bộ AT-2040


 Việc kiểm tra này cần phải tháo cảm biến ra khỏi máy hoặc vận hành máy
chạy ở chế độ bypass cảm biến.
 Đây là bước kiểm tra thông số Scale Factor của cảm biến proximity, thông số
này thông thường có giá trị là 200 mV/mil, có 02 cách kiểm tra:
o Bằng cách đo đáp ứng giữa khoảng cách và điện áp (static test).
o Bằng cách đo độ nhạy trực tiếp trên AT-2040 (dynamic output test).
 Lắp đặt cảm biến lên bộ proximity kit của AT-2040, lưu ý bộ proximity kit chỉ
được lắp một chân (bỏ chân có nam châm) để tránh nhiễu do từ trường. Chọn
lựa các chi tiết để lắp đặt cho phù hợp với loại cảm biến cần kiểm tra.

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 43: Lắp đặt cảm biến lên bộ Proximity kit của AT-2040

 Cấp nguồn cho bộ proximity, như sau:

Hình 44: Cấp nguồn cho bộ cảm biến Proximity


V.1.1.1. Kiểm tra bằng Static test
o Dùng đồng hồ VOM ở thang đo VDC đo điện áp giữa chân COM và OUT
(Vsig), sau đó điều chỉnh Micrometer đến khi giá trị hiển thị -1VDC
(Kiểm tra khoảng cách giữa đầu sensor và miếng Steel Target đảm bảo
vẫn còn khe hở nhỏ).
o Đánh dấu lên Micrometer để xác định điểm zero của proximity.
o Điều chỉnh Micrometer từng khoảng 10 mil (250 Micromet) theo hướng
ra xa miếng Steel Target và đo điện áp Vsig cho từng khoảng cách đó đến
khi đạt Full Range của cảm biến, ghi nhận vào bảng.
o Căn cứ vào các giá trị ghi được, tính toán giá trị ISF (Incremental Scale
Factor) và ASF (Average Scale Factor), nếu các giá trị này tương đương
với đặc tính kỹ thuật của cảm biến thì đạt yêu cầu.

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 45: Bảng ghi nhận giá trị khoảng cách – Vsig
V.1.1.2. Kiểm tra bằng dynamic output test
o Đấu nối tín hiệu Output từ bộ chuyển đổi Proximitor về Terminal giả lập
tín hiệu input Proximity.

Hình 46: Terminal Proximity Input


o Dùng đồng hồ VOM đặt ở thang đo VDC và đo điện áp Vsig, xoay chỉnh
micrometer để giá trị đồng hồ đọc nằm trong khoảng 7-9 VDC (đây là giá
trị Gap Voltage hay Prox Gap của cảm biến proximity).
o Tại màn hình chính của AT-2040, nhấn chọn mục “Test”
o Chọn đúng loại cảm biến từ thư viện sẵn có (đối với Proximity ta chọn
thư viện Setpoint  MX2033)
o Chọn chế độ Manual để test. (Đối với proximity không có chức năng chạy
Auto)

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 47: Giao diện kiểm tra dynamic test output manual
o Sử dụng nút xoay chỉnh biên độ để chọn biên độ bất kỳ nằm trong khoảng
cần kiểm tra
o Sử dụng nút xoay chỉnh tần số để chọn tần số bất kỳ nằm trong khoảng
cần kiểm tra.
o Nhấn nút “Start” trên màn hình cảm ứng hoặc nhấn nút xoay chỉnh tần số
để bắt đầu tạo rung động.
o Muốn dừng thì nhấn nút “Stop” trên màn hình cảm ứng.
o Giá trị Scale Factor (độ nhạy) của cảm biến proximity cần kiểm tra sẽ
được hiển thị lên màn hình.

Hình 48: Giá trị độ nhạy đọc trên màn hình AT-2040
V.1.2. Kiểm tra điện áp output của bộ proximitor (Vsig)
 Việc thực hiện kiểm tra này không cần tháo cảm biến ra khỏi máy. Việc kiểm
tra này để xác định nhanh bộ proximitor cũng như cả hệ thống sensor có đang
hoạt động bình thường trong dải cho phép hay không.
 Dùng đồng hồ VOM đặt ở thang đo VDC đo điện áp output của bộ chuyển đổi
(điện áp giữa chân COM-OUT) thông thường nằm trong khoảng -17 đến -1
VDC.

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 31: Đo điện áp bộ chuyển đổi

V.1.3. Kiểm tra điện trở cảm biến và dây nối dài
 Việc kiểm tra này được thực hiện mà không cần tháo cảm biến ra khỏi máy.
 Áp dụng với bước bảo dưỡng các cảm biến rung Proximity tại CC-01 GPP
Dinh Cố, EC-1101 tại GPP Cà Mau, K-4201 tại LFS Cà Mau.
 Đảm bảo các đầu nối cáp đồng trục phải sạch, không bị rỉ sét, hay ăn mòn.
 Các bước kiểm tra điện trở được thực hiện như sau:
Bước 1. Tháo đầu cáp đồng trục ra khỏi bộ Proximitor
Bước 2. Dùng đồng hồ VOM đặt ở thang đo điện trở đo điện trở giữa lõi
và vỏ của cáp đồng trục:
o Nếu giá trị điện trở tương ứng với datasheet của thiết bị thì cảm
biến và dây nối còn tốt.
o Nếu giá trị điện trở không tương ứng với datasheet của thiết bị thì
cần kiểm tra cảm biến và dây nối dài riêng biệt ở bước 3

Hình 32: Đo điện trở của cảm biến và dây nối dài
Bước 3. Tháo đầu nối giữa cảm biến và dây nối dài, thực hiện kiểm tra các
điện trở sau:
o Điện trở giữa lõi và vỏ cáp đồng trục của cảm biến để kiểm tra
điện trở cảm biến

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
o Điện trở 02 đầu lõi của dây nối dài.
o Điện trở 02 đầu vỏ của dây nối dài.

Hình 33: Đo điện trở của cảm biến

Hình 34: Đo điện trở của dây nối dài


 Nếu kết quả kiểm tra không đạt so với yêu cầu kỹ thuật, có thể kết luận cảm biến
hoặc dây nối dài bị hỏng và cần thay thế, khắc phục.

V.1.4. Giả lập tín hiệu Proximity về bộ nhận tín hiệu rung
V.1.2.1. Giả lập tín hiệu Static measurements (Position, Rod-drop,…)

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
o Nếu cảm biến proximity được dùng để đo khoảng cách, ứng dụng cho
việc đo độ trượt bạc chặn (thrust bearing), đo độ mòn bạc lót (rod drop,
rod position), … Khi đó tín hiệu giả lập về sẽ là tín hiệu điện áp DC có
dải tương ứng với thông số kỹ thuật của cảm biến (thông thường từ -1 đến
-17 VDC).
Áp dụng với bước bảo dưỡng các cảm biến rung Proximity tại CMP-
1101/1102, C-4001/4002 tại GPP Cà Mau.
o Tháo tín hiệu COM và Output của Proximitor
o Dùng đồng hồ VOM đặt ở kênh phát tín hiệu điện áp VDC phát điện áp
lên đường truyền COM-OUT tương ứng với dải đo của thiết bị.

Hình 49: Giả lập tín hiệu điện áp DC cho Static measurements

V.1.2.2. Giả lập tín hiệu Dynamic measurements (Vibration)

Nếu cảm biến proximity được dùng để đo rung động, ứng dụng cho việc đo
rung bạc đạn, coupling, pulley, … Khi đó tín hiệu giả lập sẽ là tín hiệu AC
(tần số)
Áp dụng với bước bảo dưỡng các cảm biến rung Proximity tại CMP-
1101/1102, EC-1101 tại GPP Cà Mau, K-4201 tại LFS Cà Mau, C-
4001/4002 tại GPP Cà Mau.
o Dùng thiết bị phát tần số để phát nối tiếp với đường tín hiệu (cổng OUT)
và đặt tần số, biên độ tương ứng với biên độ và tần số cần kiểm tra.

Hình 50: Giả lập tín hiệu AC cho Dynamic Measurements

o Nếu sử dụng bộ AT-2040, ta thực hiện như sau:

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
 Tại màn hình chính, nhấn chọn mục “Simulation Signal”
 Chọn đúng loại cảm biến từ thư viện sẵn có (đối với Proximity ta
chọn thư viện Setpoint  MX2033)
 Sử dụng nút xoay chỉnh biên độ để chọn biên độ cần kiểm tra
 Sử dụng nút xoay chỉnh tần số để chọn tần số cần kiểm tra
 Tín hiệu tần số được lấy từ Jack cắm giả lập tín hiệu output của thiết
bị (cổng số 12)

Hình 51: Vị trí các cổng tín hiệu của AT-2040

V.2. Bảo dưỡng kiểm tra cảm biến Velocity (vận tốc) và cảm biến
Accelerometer (gia tốc)
V.2.1. Kiểm tra cảm biến bằng rung động thật sử dụng AT-2040

Áp dụng đối với bước bảo dưỡng kiểm tra các cảm biến Accelerometer tại các
cụm máy nén tại GPP Dinh Cố, cảm biến tại các cụm bơm tại Kho Lạnh Thị
Vải, máy nén CMP-1101/1102, cảm biến rung XE-4001 tại gearbox máy nén
Residue Gas C-4001/4002.
 Tháo cảm biến cần kiểm tra ra khỏi máy.
 Tại màn hình chính, nhấn chọn mục “Shaker”

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 52: màn hình chọn chế độ shaker
 Lắp đặt sensor cần kiểm tra lên bộ phận tạo rung động, lưu ý chọn kích thước
adapter phù hợp.
 Sử dụng nút xoay chỉnh biên độ để chọn biên độ cần kiểm tra.
 Sử dụng nút xoay chỉnh tần số để chọn tần số cần kiểm tra.
 Nhấn nút “Start” trên màn hình cảm ứng hoặc nhấn nút xoay chỉnh tần số để bắt
đầu tạo rung động.

Hình 53: Màn hình điều chỉnh biên độ tần số rung Shaker
 Kiểm tra giá trị cảm biến truyền về trên hệ thống.
 Muốn dừng thì nhấn nút “Stop” trên màn hình cảm ứng.
 Lưu ý: Khi sử dụng chế độ Shaker nên đặt AT-2040 trên mặt phẳng cố định,
chắc chắn, đồng thời theo dõi các thông số hoạt động Out, THD, Mils để biết và
điều chỉnh mức độ rung động trong dải cho phép. Nếu vượt ngưỡng thiết bị sẽ
báo động hoặc dừng hoạt động.

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
Hình 54: Kiểm tra cảm biến bằng chức năng tạo rung động thật
V.2.2. Kiểm tra độ nhạy của cảm biến rung vận tốc, gia tốc bằng bộ AT-2040
 Có 02 chế độ kiểm tra là Manual và Auto, chức năng của 02 chế độ là như nhau,
nếu người sử dụng muốn có report thì sử dụng chế độ Auto, sau khi test thiết bị
sẽ tự xuất report và lưu vào bộ nhớ, ta có thể sử dụng USB để lấy file ra (bằng
cách sử dụng chức năng trong mục “Setup”)
 Tại màn hình chính, nhấn chọn mục “Test”
 Lắp đặt sensor cần kiểm tra lên bộ phận tạo rung động, lưu ý chọn kích thước
adapter phù hợp.
 Đấu nối dây tín hiệu output từ sensor rung vào đúng cổng input trên thiết bị
(cổng 10)
 Chọn đúng loại cảm biến từ thư viện sẵn có (theo dõi thông số Sensitivity từ
datasheet của cảm biến cần kiểm tra)

Hình 55: Kiểm tra độ nhạy của cảm biến


 Chọn chế độ Manual/Auto để test.
o Nếu chọn chế độ Manual

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
 Sử dụng nút xoay chỉnh biên độ để chọn biên độ cần kiểm tra
 Sử dụng nút xoay chỉnh tần số để chọn tần số cần kiểm tra
 Nhấn nút “Start” trên màn hình cảm ứng hoặc nhấn nút xoay chỉnh
tần số để bắt đầu tạo rung động.
 Muốn dừng thì nhấn nút “Stop” trên màn hình cảm ứng.
 Giá trị độ nhạy của sensor rung cần test sẽ được hiển thị lên màn
hình.

Hình 56: Giá trị độ nhạy của cảm biến hiển thị trên màn hình AT-2040
o Nếu chọn chế độ Auto

Hình 57: Màn hình chế độ chạy Auto test của AT-2040

 Nhấn nút “Start” trên màn hình cảm ứng để bắt đầu chế độ test auto.
 Sau khoảng thời gian 5 phút, thiết bị sẽ tự lưu kết quả vào bộ nhớ, ta
có thể lấy ra bằng USB để xem trên máy tính (bằng cách sử dụng
chức năng trong mục “Setup”).
 Muốn dừng thì nhấn nút “Stop” trên màn hình cảm ứng.
o Lưu ý: Khi chọn chế độ Auto, phải đảm bảo dung lượng pin của thiết bị
còn đủ để thực hiện quá trình test auto. Tốt nhất là nên sạc đầy pin khi
thực hiện.

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
V.3. Giả lập tín hiệu cảm biến rung vận tốc và gia tốc bằng thiết bị AT-
2040
 Tại màn hình chính, nhấn chọn mục “Simulation Signal”
 Chọn loại sensor để thiết bị output ra tín hiệu tương ứng (trong thư viện)
 Sử dụng nút xoay chỉnh biên độ để chọn biên độ cần kiểm tra
 Sử dụng nút xoay chỉnh tần số để chọn tần số cần kiểm tra
 Tín hiệu tần số được lấy từ Jack cắm giả lập tín hiệu output của thiết bị (cổng
12)
 Đưa tín hiệu vào ngõ vào của bộ đọc tín hiệu của hệ thống để kiểm tra giá trị
truyền về hệ thống.
 Lưu ý chọn đúng cáp kết nối phù hợp để chuyển đổi giữa jack cắm của cảm biến
và AT-2040

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
VI. XỬ LÝ MỘT SỐ WO ĐỘT XUẤT VỀ RUNG VỚI AT-2040:
VI.1 Bơm nước song P-5100 C thường xuyên bị kích hoạt bởi VAHH gây trip
bơm
Tháng 10/2020 Kho lạnh Thị Vải có work order đột xuất như dưới:

VTW2007264 P-5101C thường xuyên bị kích hoạt trip bởi VAHH-5001C.

 Xử lý:
1. Dùng bộ kit vibration portable AT-2040 kiểm lại đáp ứng của sensor rung
gia tốc P-5101C và hệ thống protection bằng giả lập rung động thật
2. Dùng máy tính kết nối với card của phần protection- VMS, kiểm tra setting
channel ứng với P-5101C sensor, kiểm tra setting output relay của
VAH/VAHH-5001C.
3. Kiểm tra lại đáp ứng của VMS tại các giá trị setpoint. Đánh giá hoàn trả lại
hệ thống
 Thực hiện:
 Xin giấy phép làm việc đánh giá rủi ro & phân tích các yếu tố nguy hiểm
 Thực hiện tháo cảm biến rung của P-5101C ra khỏi thân máy gắn vào màn
rung shake của AT-2040.
 Áp dụng bước V.2.1 kiểm tra cảm biến với rung động thật. Theo dõi so
sánh kết quả giữa giá trị giả lập trên AT-2040 và giá trị hiển thị trên màn
hình VMS
 Đánh giá đáp ứng đạt / không đạt của sensor CMSS 2100 hãng SKF. Với
độ nhạy 100mV/g ±5% với tần số từ 3÷5000Hz
 Dùng máy tính cài phần mềm CSI 6500 configuration dùng cáp kết nối
serial jack PS2 kết nối vào card CSI 6125 cấu hình cho cảm biến rung P-
5101C
 Sau khi đăng nhập tài khoản (ID:first, pass: user)
 Nhấn connect tìm đến card CSI 6125 dùng chp P-5101C. giao diện hiển
thị như dưới.

Hình 58: giao diện kết nối card CSI 6125

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
 Kiểm tra. cấu hình card các chanel 1 các thông số như Sensivity, sensor
type, Evaluation…

 Kiểm tra cấu hình ouput và kết nối với relay module
Ở đây chúng ta có thể setting các setpoint cho ngưỡng alarm (alert) và
shutdown (danger). Cấu hình latching/ none latching….

 Sau khi kiểm tra tất cả cấu hình hệ thống giống với tài liệu hoàn công dự
án/ quy trình. Chúng ta dùng bộ AT-2040 với chức năng rung động thật để
kiểm tra lại các giá trị setpoint gây alarm và trip (VAH, VAHH-5001C)
 Kết quả: sau kiểm tra

 Lưu ý: sau khi đại tu rung động trên các dải tần số của RWP 5101C có thể bị
thay đổi nên giá trị rung đánh giá trên thông số velocity zero to peak có thể

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653
không còn chính xác => nếu muốn so sánh giá trị rung của hệ thống với các
máy đo rung cầm tay => chuyển evaluation qua RMS.
 Đánh giá: thực hiện tương tự các bước trên với bất kỳ cảm biến rung rộng dạng
velocity/ acceleter tại các bơm/ máy nén tại KLTV với hệ thống VMS. Thực
hiện tương tự với bước kiểm tra đáp ứng sensor với các đầu việc đột xuất khác
(nếu có tại tại máy nén ở GPP, máy nén Residuegas GPP CM)

VII. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG AT-2040:


 Khi sử dụng bộ AT-2040 nên đặt trên một mặt nền bằng phẳng, chắc chắn để
đảm bảo việc tạo rung động được chính xác và không bị ảnh hưởng do nền đất
gây ra.
 Khi biên độ và tần số vượt ngưỡng cho phép (thiết bị tự động nhận biết) thì AT-
2040 tự động cảnh báo hoặc dừng hoạt động.
 Thiết bị không chống nước nên tránh môi trường nước.
 Pin cần được sạc đầy trước khi sử dụng, bộ sạc tự động ngắt sạc khi sạc đầy.
 Trong một số trường hợp có thể upload driver cho bộ kit để có thêm các library
các sensor cho phần test và simulation từ hãng athate.
Có thể download các driver của AT-2040 Atgate tại link dưới
https://sp.pvgas.com.vn/sites/dvk/Shared%20Documents/Forms/AllItems.aspx?i
d=%2Fsites%2Fdvk%2FShared%20Documents%2FXuongDienTDH%2FINST
3%2FTaiLieu%5FKyThuat%2FAT%5F2040

Văn bản này được xác thực tại https://cks.pvgas.com.vn với mã tài liệu: DVK.21.18653

You might also like