Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN


NGÀNH KỸ THUẬT(MMH: 850350)
Hệ đại học, Ngành Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử
Niên khóa: 2022-2027
TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG CỦA NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN SẠC TỰ ĐỘNG
MÃ SỐ: 10
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Văn Cừu
Sinh viên tham gia: (nhóm 12)
Chương Đức Tuấn (nt) 3122510063 DKD1221
Trần Phúc Bảo 3122490004 DDE1221
Đỗ Trung Hiếu 3122510019 DKD1221
Hong Quang Huy 3122510024 DKD1221
Du Kim Hưng 3122510026 DKD1221
Nguyễn Duy Khang 3122510028 DKD1221
Phạm Hữu Duy Khánh 3122510032 DKD1221
Lê Tấn Lực 3122510037 DKD1221
Nguyễn Quang Minh 3122510041 DKD1221
Nguyễn Thái Tú 3122510061 DKD1221
Lê Đại Thành 3122510054 DKD1221
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH


KỸ THUẬT(MMH: 850350)
Hệ đại học, Ngành Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử
Niên khóa: 2022-2027
TÊN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG CỦA NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN SẠC TỰ ĐỘNG
MÃ SỐ: 10
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Văn Cừu
Sinh viên tham gia: (nhóm 12) Chương Đức Tuấn (nt) 3122510063 DKD1221
Trần Phúc Bảo 3122490004 DDE1221
Đỗ Trung Hiếu 3122510019 DKD1221
Hong Quang Huy 3122510024 DKD1221
Du Kim Hưng 3122510026 DKD1221
Nguyễn Duy Khang 3122510028 DKD1221
Phạm Hữu Duy Khánh 3122510032 DKD1221
Lê Tấn Lực 3122510037 DKD1221
Nguyễn Quang Minh 3122510041 DKD1221
Nguyễn Thái Tú 3122510061 DKD1221
Lê Đại Thành 3122510054 DKD1221
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỒ ÁN

MÔN HỌC: Phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật.Mã số môn học: 850350
1. Tên đề tài: Tìm hiểu về ứng dụng của năng lượng mặt trời trong hệ thống sạc điện tự động.
Mã số đề tài: 10.

2. Danh sách sinh viên: (Nhóm: 12)


Mã sinh Nhiệm vụ và nội dung thực
TT Họ và tên Chữ ký
viên hiện
1 Trần Phúc Bảo 3122490004 Tìm hiểu, trình bày ưu-nhược điểm
khi sử dụng điện mặt trời
2 Đỗ Trung Hiếu 3122510019 Tìm hiểu, trình bày thực trạng đáp
ứng nhiệm vụ của hệ thống sạc
3 Hong Quang Huy 3122510024 Tham gia xây dựng lý do chọn đề tài,
mục tiêu, phương pháp nghiên cứu
4 Du Kim Hưng 3122510026 Tìm hiểu, trình bày bộ điều khiển sạc
tối ưu
5 Nguyễn Duy 3122510028 Tìm hiểu, trình bày phạm vi sử dụng
Khang và mức độ phổ biến của điện mặt trời
6 Phạm Hữu Duy 3122510032 Tìm hiểu, trình bày tổng quan về
Khánh năng lượng mặt trời
7 Lê Tấn Lực 3122510037 Tìm hiểu, trình bày ứng dụng của
điện mặt trời trong hệ thống sạc
8 Nguyễn Quang 3122510041 Tìm hiểu, trình bày thời hạn sử dụng
Minh của tấm pin mặt trời về lâu dài
9 Nguyễn Thái Tú 3122510061 Tìm hiểu, trình bày các loại hệ thống
điện mặt trời phổ biến
10 Chương Đức Tuấn 3122510063 Tổng hợp, sắp xếp thông tin, thiết kế
đồ án
11 Lê Đại Thành 3122510054 Tìm hiểu, trình bày nguyên lý hoạt
động của mạch sạc

Thời gian thực hiện: Từ ngày: 11/ 11/ 2022 Đến ngày:…/.…/……..
Giảng viên bộ môn
TS. Hồ Văn Cừu
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Thời gian chấm đồ án: Ngày nộp đồ án: Ngày báo cáo:
Kết quả chấm điểm của Giảng viên:

Điểm Điểm
TT Họ và tên SV Mã sinh viên Nhận xét Điểm
thưởng tổng
1 Trần Phúc Bảo 3122490004

2 Đỗ Trung Hiếu 3122510019

3 Hong Quang Huy 3122510024

4 Du Kim Hưng 3122510026

5 Nguyễn Duy 3122510028


Khang
6 Phạm Hữu Duy 3122510032
Khánh
7 Lê Tấn Lực 3122510037

8 Nguyễn Quang 3122510041


Minh
9 Nguyễn Thái Tú 3122510061

10 Chương Đức 3122510063


Tuấn
11 Lê Đại Thành 3122510054

6. Tên và chữ ký giảng viên chấm đồ án


Giảng viên chấm thi 1: ………………………………..
Giảng viên chấm thi 2:…………………………………….
Mục lục
Lời cam đoan và lời cảm ơn……………………………………………………i
I. Danh mục bảng và hình ảnh...................…………………………………..ii
II. Danh mục Kí hiệu và từ viết tắt……………………………………………iii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...1
Chương 1: Tổng quan về năng lượng mặt trời
1.1 Tổng quan về năng lượng mặt trời……………………………………....3
1.1.1. Năng lượng mặt trời là gì ?............................................................3
1.1.2. Tổng quan về pin mặt trời..............................................................6
1.2 Phân loại hệ thống điện năng lượng mặt trời.....................................7
1.2.1 So sánh về 2 loại tế bào quang điện..............................................8
1.2.2 Các dạng điện mặt trời phổ biến....................................................8
1.3 Ứng dụng của pin mặt trời trong sạc pin tự động……………..........10
Chương 2: Hệ thống sạc tự động sử dụng tấm pin mặt trời
2.1 Cấu tạo đơn giản của một mạch sạc………………….......................11
2.2 Nguyên lý hoạt động………………………………………………...........11
2.3 Bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời (tối ưu)…………………......12
2.4 Thực trạng đáp ứng nhiệm vụ của hệ thống sạc………………........13
2.5 Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng điện mặt trời……….....14
Chương 3: Ứng dụng thực tế hệ thống điện mặt trời
3.1 Thời hạn sử dụng của tấm pin mặt trời về lâu dài............................17
3.2 Phạm vi sử dụng và mức độ phổ biến của điện mặt trời.................20

Kết luận…………………………………………………………………............24
Tài liệu tham khảo………………………………………………………........25
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu chúng em cam đoan chỉ tham khảo và lấy số liệu
nghiên cứu trung thực được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Nhóm nghiên cứu
đề tài xin cam đoan đề tài: ”Ứng dụng năng lượng điện mặt trời trong hệ thống điện
sạc tự động” là một công trình nghiên cứu của Nhóm 12 do các thành viên của lớp
DKD 1221 và lớp DDE 1221 thực hiện. Đề tài là một sản phẩm mà nhóm đã nỗ lực
nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường . Trong quá trình viết bài có sự tham
khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, những phần sử dụng tài liệu tham khảo
trong luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo, dưới sự hướng dẫn của
thầy Hồ Văn Cừu - Trưởng khoa khoa Điện tử-Viễn thông ,Trường Đại Học Sài
Gòn .Nhóm xin cam đoan kết quả được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành dến Thầy Hồ Văn Cừu-Trưởng khoa
Điện Tử-Viễn Thông đã hỗ trợ, khích lệ và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp
cho nhóm em có thể hoàn thiện được đề tài nghiên cứu lần này.

Xin chân thành cảm ơn!

i
I. Bảng và hình ảnh

Bảng 1. So sánh tấm pin mặt trời đơn tinh thể và đa tinh thể
Hình 1. Mặt trời được chụp từ kính viễn vọng
Hình 2. Phơi khô thủy sản nhờ ánh nắng
Hình 3. Dùng chai chứa nước tạo thành bóng đèn
Hình 4. Hội tụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sức nóng để đốt cháy
Hình 5.. Nguyên lý hoạt động của pin năng lương mặt trời
Hình 6.Thành phần cấu tạo của pin năng lượng mặt trời
Hình 7. Hai bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời

ii
A ( Ampe) đơn vị đo cường độ dòng điện
AC ( Alternating current ) dòng điện xoay chiều
CdTe (cadmium telluride ) thành phần của tế bào pin mặt trời màng mỏng
CIGS ( gallium selenide indi ) thành phần của tế bào pin mặt trời màng mỏng
DC ( Direct current ) dòng điện một chiều
EVA ( ethylene vinyl một loại chất kết dính
acetate )
ha đơn vị đo diện tích ( 1ha=10000m2 )
Inverter biến tần chuyển đổi dòng điện một chiều DC thành
dòng điện xoay chiều AC
MPPT ( Maximum Power theo dõi điểm công suất tối đa
Point Tracker )
PWM (Pulse Width phương pháp điều chỉnh, thay đổi điện áp tải ra bằng
Modulation ) việc thay đổi độ rộng của chuỗi xung vuông
V ( volt ) đơn vị đo hiệu điện thế, suất điện động
Wp ( Watt peak ) đơn vị đo năng lượng điện (công suất) tối đa có thể
được cung cấp bởi một tấm pin năng lượng mặt trời
trong điều kiện tối ưu về nhiệt độ và ánh nắng tiêu
chuẩn.
II. Kí hiệu và từ viết tắt

iii
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Một phần là do sự tò mò và đây là trách nhiệm học tập phải làm đối với môn Phương
pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành kĩ thuật. Đây là một đề tài tìm hiểu về các
tấm pin năng lượng mặt trời hay còn gọi là pin quang điện được ứng dụng trong công
nghệ sạc lưu trữ điện năng cho pin, ác-quy trong đời sống cũng như duy trì nguồn
điện để sử dụng thay thế cho các nguồn năng lượng khác như: thủy điện, điện gió ,
nhiệt điện,…Từ đó cho thấy vai trò của việc ứng dụng các tấm pin năng lượng mặt
trời.

2. Mục tiêu đóng góp:

Giải đáp những thắc mắc và sự tò mò về năng lượng mặt trời nói chung và điện
mặt trời nói riêng, tạo ra sự thú vị, kích thích sự ham học hỏi của các bạn học sinh,
sinh viên về những gì có thể mình chưa biết đến, làm tiền đề tham khảo cho các
sinh viên khóa sau.

3. Thực trạng nghiên cứu phát triển của điện mặt trời:

+Trên thế giới, hiện tại đã có một số dự án xây dựng điện mặt trời quy mô lớn
được thực hiện, trong số đó tại Trung Quốc đã xây dựng cơ sở điện mặt trời lớn
nhất trong quốc gia của họ trên vùng sa mạc Tennger – vùng sa mạc lớn thứ tư của
Trung Quốc, một hệ thống điện mặt trời với công suất 8,22 triệu kWp được lắp
đặt, kết nối với điện lưới quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhiều khu
công nghiệp chung quanh và 1,2 triệu người dân của thành phố Trung Vệ thuộc
khu tự trị của Trung Quốc. Vào ngày 19/7/2022 Trung Quốc cũng đã công bố dự án
điện mặt trời sẽ được xây dựng trên sa mạc Tala ở huyện Công Hòa, tỉnh Thanh
Hải, Trung Quốc, dự án này được Tổ chức Kỷ lục thế giới-Guinness công nhận là
công trình điện mặt trời có công suất lắp đặt lớn nhất thế giới.
1
+Trong nước, Nhà máy Điện mặt trời Đa Mi hay Điện mặt trời nổi Đa Mi là nhà máy
điện mặt trời xây dựng với các tấm pin mặt trời lắp đặt trên mặt nước hồ thủy điện
Đa Mi, trong vùng đất các xã La Ngâu huyện Tánh Linh và Đa Mi, La Dạ huyện Hàm
Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Điện mặt trời Đa Mi có công suất lắp máy
47,5 nghìn Wp, sản lượng điện hàng năm gần 70 tỷ Wph, khởi công năm 2017,
hoàn thành phát điện giai đoạn 1 vào ngày 13/5/2019 và chính thức phát điện
thương mại toàn nhà máy vào ngày 01/6/2019. Dự án có với tổng số 143940 tấm
pin mặt trời loại đa tinh thể được lắp đặt trên diện tích 50 ha mặt hồ thủy điện Đa
Mi, và phần trên mặt đất khoảng gần 6,65 ha để xây dựng trạm biến áp, biến tần
chuyển đổi dòng điện và đường dây tải điện

4. Nội dung thực hiện:


Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về năng lượng mặt trời
Chương 2: Hệ thống sạc tự động sử dụng tấm pin mặt trời
Chương 3: Ứng dụng thực tế hệ thống điện mặt trời
Kết luận
5. Phương pháp nghiên cứu: phân tích và tổng hợp lý thuyết

6. Giới hạn đề tài: đề tài được nghiên cứu dựa trên tổng hợp thông tin từ tài liệu
tham khảo: báo chí, internet và tài liệu lưu hành nội bộ.

2
Chương 1: Tổng quan về năng lượng mặt trời

1.1. Tổng quan về năng lượng mặt trời

“Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng đầu tiên được con người sử dụng trước
khi học cách tạo ra lửa. Năng lượng mặt trời tạo nên nguồn năng lượng tái tạo
trên địa cầu. Con người cũng như tất cả các sinh vật trên trái đất sẽ chẳng thể tồn
tại trong trường hợp không có mặt trời và nguồn năng lượng mặt trời”.

1.1.1. Năng lượng mặt trời là gì ?

Theo định nghĩa ta đã biết từ trước, năng lượng mặt trời chính là nguồn năng
lượng sinh ra từ chính Mặt trời thông qua các quá trinh phản ứng bên trên bề mặt
ngôi sao.

Hình 1. Mặt trời được chụp từ kính viễn vọng

Mặt trời vốn chứa rất nhiều nguyên tố hydro. Ở tâm Mặt trời dưới điều kiện nhiệt
độ cao (15 triệu°C) áp suất cao, các hạt nhân nguyên tử hydro tác dụng lẫn nhau
kết hợp với nhân nguyên tử heli nên đồng thời phóng thích ra lượng ánh sáng và
3
lượng nhiệt vô tận như thế.
Cụ thể, trong Mặt trời các phản ứng nhiệt hạch của hydro biến thành heli, đó là
nguồn năng lượng lớn nhất của Mặt trời. Trên Mặt trời lượng hydro tham gia phản
ứng nhiệt hạch này rất phong phú, tối thiểu có thể cung cấp cho Mặt trời tiếp tục
chiếu sáng và phát nhiệt 5 tỉ năm nữa. Nhưng lượng ánh sáng Mặt trời mà Trái đất
nhận được chỉ bằng một nửa của toàn bộ 2 tỉ năng lượng bức xạ của Mặt trời.
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo sạch, to lớn, vô tận, có ở
khắp nơi mà chúng ta có thể khai thác. Nó mang đến cho con người nhiều giá trị vì
thế nhiều năm gần đây các nước trên thế giới đang cùng nhau khai thác và đưa
nguồn năng lượng sạch này vào sử dụng. Quá trình khai thác không gây ảnh hưởng
tiêu cực nào đến môi trường mà ngược lại còn mang lại rất nhiều lợi ích khác.

Theo khảo nghiệm cho thấy, sức nóng của mặt trời có thể tiêu diệt số lượng lớn vi
sinh vật và hạn chế môi trường phát triển của chúng trong thực phẩm, việc phơi
nắng các loại đồ ăn từ xưa đã chứng minh được con người đã hiểu rõ về lợi ích của
năng lượng mặt trời ngay từ rất lâu về trước.

Hình 2. Phơi khô thủy sản nhờ ánh nắng

Chúng ta ngoài ra cũng sử dụng ánh sang cho nhiều mục đích khác nhau như sưởi
ấm, phát sáng, tận dụng quá trình hội tụ tia sáng để tạo nguồn nhiệt ,… Và cho đến

4
nay, thành công vang dội nhất của loài người có lẽ là việc tìm ra được cách khai
thác năng lượng mặt trời gần như trực tiếp, đó là biến đổi chúng từ quang năng
sang các dạng năng lượng khác, tiêu biểu nhất chính là chuyển hóa chúng thành
điện năng.
Pin năng lượng mặt trời chính là phát minh tiên tiến nhất có thể tạo ra nguồn điện
sạch và an toàn nhất mà con người phát minh ra. Nó bao gồm một hệ thống các chi
tiết được thiết kế để ứng dụng một hiện tượng nổi tiếng: Hiện tượng quang điện

Hình 3. Dùng chai chứa nước tạo thành đèn phát sáng bằng ánh nắng

Hình 4. Hội tụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sức nóng để đốt cháy

(Khai thác năng lượng mặt trời đơn giản nhất bằng cách sử dụng thiết bị hội tụ ánh
sang tạo ra nguồn nhiệt cao)
5
1.1.2. Tổng quan về pin mặt trời
- Pin năng lượng mặt trời chính là phát minh tiên tiến nhất có thể tạo ra nguồn
điện sạch và an toàn nhất mà con người phát minh ra. Nó bao gồm một hệ thống
các chi tiết được thiết kế để ứng dụng một hiện tượng nổi tiếng: Hiện tượng quang
điện trong.

Hình 5.. Nguyên lý hoạt động của pin năng lương mặt trời

- Cấu tạo của tấm pin năng lượng mặt trời:

Hình 6.Thành phần cấu tạo của pin năng lượng mặt trời

1. Khung bảo vệ

6
Khung pin mặt trời thường được làm bằng nhôm hoặc inox. Có nhiệm vụ đảm bảo
tính ổn định của tất cả các bộ phận cấu thành pin mặt trời. Khung phản ánh độ
cứng cáp và sức chịu đựng của toàn bộ tấm pin. Nhiều nhà sản xuất còn gia cố
thêm những thanh ngang để tăng độ chắc chắn.

2. Lớp kính cường lực


Giúp bảo vệ các tế bào quang điện trước các tác nhân môi trường như mua giống
bụi bẩn hoặc va đập mạnh. Thông thường kính cường lực trên pin mặt trời có độ
dày từ khoảng 3.3mm. Đây là độ dày tiêu chuẩn vừa đủ để ngăn cản tác nhân xâu
và hấp thụ năng lượng mặt trời một cách tốt nhất

3. Lớp kết dính ( EVA )


Lớp kết dính sử dụng EVA làm chất kết dính được cấu thành bởi hai màng polymer
trong suốt đặt giữa lớp kính cường lực phía và tấm nền. Tăng độ vững chắc cho kết
cấu tổng thể cũng như bảo vệ các tế bào quang điện được cố định hay bám bẩn
gây giảm hiệu suất. EVA là vật liệu siêu bền có khả năng chịu đựng áp lực rất tốt từ
môi trường.

4. Lớp quang điện (solar cell )


Đóng vai trò chính trong cấu tạo. Chúng là tập hợp các tế bào quang điện. Có thể
được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất là silic Trên mỗi
tế bào quang điện, tinh thể silic loại N và loại P xếp chồng lên nhau.

5. Lớp nền ( lớp mặt lưng )


Nền được làm từ nhiều vật liệu như nhựa PP, polymer, PVC,... Màu sắc của tấm
nền thường là màu trắng.
2.6 Hộp dẫn điện sang biến tần (juntion box)
Bộ phận này chủ yếu dùng để chứa các đầu cắm,đường dây đấu nối giúp dẫn điện
mặt trời sang các máy biến tần.

1.2. Phân loại hệ thống điện mặt trời

1.2.1. So sánh tấm pin mặt trời đơn tinh thể và đa tinh thể

7
Bảng 1. So sánh tấm pin mặt trời đơn tinh thể và đa tinh thể

Loại tấm pin Tấm năng lượng mặt trời Tấm năng lượng mặt trời đa
đơn tinh thể tinh thể
Sắp xếp silicone Một tinh thể silicon tinh Nhiều mảnh silicon kết hợp
khiết với nhau
Giá thành Đắt hơn Ít tốn kém
Màu sắc Tấm pin mặt trời có màu đen Tấm pin mặt trời có màu xanh
lam
Hiệu suất Hiệu quả hơn Kém hiệu quả
Tuổi thọ 25-40 năm 20-35 năm
Hệ số nhiệt độ thấp hơn, Hệ số nhiệt độ cao hơn,
Hệ số nhiệt độ Giúp chúng tỏa nhiệt hiệu Làm cho chúng kém hiệu quả
quả hơn hơn trong nhiệt

Quá trình sản xuất Phức tạp và nghiêm ngặt Đơn giản, không yêu cầu
hơn nghiêm ngặt

- Từ đó có thể thấy rằng tấm pin mặt trời đơn tinh tốt hơn đa tinh về mọi mặt
nhưng giá thành của chúng cũng đắt hơn và hiện nay trên thế giới kể cả Việt Nam,
đa số dự án và hệ thống điện mặt trời đều sử dụng nhiều tấm đa tinh thể kết hợp
lại với nhau để đạt đủ tiêu chuẩn công suất như tấm đơn tinh thể.

1.2.2. Phân loại hệ thống điện mặt trời

1.2.2.1. Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập

-Điện năng lượng mặt trời độc lập tạo ra điện năng để cung cấp cho các thiết bị
một cách độc lập chứ không phụ thuộc vào các nguồn điện khác.

8
Thành phần cấu tạo của của hệ thống điện gồm: tấm pin mặt trời, hệ thống ắc quy
chuyển đổi hoặc sử dụng pin lưu trữ, biến tấn chuyển đổi dòng điện

- Ưu điểm: Rất phù hợp cho những khu vực khó khăn về lưới điện, chưa có điện
lưới quốc gia.

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư ban đầu cao (chủ yếu ở ắc quy);

+ Chi phí bảo dưỡng (bảo dưỡng ắc quy) lớn, tuổi thọ của hệ thống ắc qui không
cao, chỉ khoảng 2-5 năm tùy loại ắc quy;

+ Hiệu suất chuyển đổi điện thấp (chủ yếu do hệ thống ắc qui, giữa chu trình phóng
và chu trình nạp bị tiêu hao rất lớn).

1.2.2.2. Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới

Điện năng lượng mặt trời hòa lưới là hệ thống điện không sử dụng bộ ắc quy lưu
trữ mà được đấu nối trực tiếp vào mạng lưới điện quốc gia. Các tấm pin sẽ hấp thụ
ánh sáng mặt trời tạo ra dòng điện một chiều DC. Biến tần Inverter sẽ làm nhiệm
vụ chuyển dòng điện một chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC.

Dòng điện này sau khi rời khỏi biến tần sẽ ưu tiên cung cấp cho các thiết bị trước
tiên. Đến khi không có ánh sáng mặt trời, không thể tạo ra nguồn điện thì hệ thống
sẽ tự động chuyển sang dùng điện lưới cung cấp cho các phụ tải, các thiết bị. Với
lựa chọn này, gia đình bạn luôn chủ động về nguồn điện.

- Ưu điểm
+ Chi phí đầu tư ban đầu thấp, không phải bỏ chi phí cho hệ thống ắc quy
+ Phi phí bảo dưỡng thấp

+ Hiệu quả chuyển đổi năng lượng rất cao

9
- Nhược điểm

+Về mặt chính sách, chưa được cho phép triển khai ở Việt Nam. Do hệ thống phát
điện trực tiếp vào lưới, có thể khiến quay ngược đồng hồ khi tải trong hộ gia đình
thấp.

+Hệ thống chỉ hoạt động được khi có điện lưới, nếu mất điện lưới hệ thống cũng
ngừng hoạt động.

Ở các nước khác, ví dụ như Thái Lan, các hộ gia đình được khuyến khích triển khai
hệ thống này, tiền điện cuối tháng sẽ được khấu trừ, đôi khi nhà nước còn phải trả
ngược tiền phát điện cho các hộ gia đình.

1.2.2.3. Hệ thống điện năng lượng mặt trời lai ghép

Hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình lai ghép là sự kết hợp giữa hệ thống
điện hòa lưới và hệ thống điện mặt trời độc lập. Đây được đánh giá là hệ thống
điện phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sử dụng của mọi hệ thống điện.

- Ưu điểm:

+Ít tốn kém


+Chủ động về nguồn điện sử dụng. Nó có thể lưu trữ điện năng dùng dự phòng khi
điện lưới mất vừa có thể bán lượng điện dư thừa cho điện lưới quốc gia.
Các hệ thống Điện mặt trời lai ghép điển hình thường dựa trên những thành phần
bổ sung sau: Bộ điều khiển sạc, ắc quy lưu trữ, công tắc ngắt điện một chiều DC
(tuỳ chọn), bộ biến tần (lai ghép) tương thích với pin lưu trữ, công tơ 2 chiều.

1.3. Ứng dụng của tấm pin mặt trời trong sạc pin tự động

Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ đóng vai trò như một nguồn điện cung cấp
điện năng để sạc lại cho nguồn lưu trữ chẳng hạn như pin hay ắc quy.

10
Nguồn điện lưu trữ sẽ được sử dụng cho các mục đích cung cấp điện năng cho các
thiết bị điện để chúng hoạt động.

Chương 2: Hệ thống sạc tự động sử dụng tấm pin mặt trời


2.1. Cấu tạo đơn giản của một mạch sạc:

Một hệ thống sạc điện mặt trời đơn giản gồm các thành phần cơ bản sau:

1. Tấm pin năng lượng mặt trời


2. Biến tần chuyển đổi dòng điện
3. Tủ điện đóng cắt, bảo vệ
4. Hệ thống đo đếm điện năng
5. Hệ thống phụ kiện để đỡ tấm pin mặt trời và phụ kiện ngoại vi hệ thống điện
khác.
2.2. Nguyên lý hoạt động của bộ sạc:

Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời:

-Bộ điều khiển sạc nằm giữa những tấm pin năng lượng và bình ắc quy. Nhiệm vụ
chính là điều chỉnh dòng điện được sinh ra từ tấm pin năng lượng mặt trời tới ắc-
quy. Cụ thể như sau:

•Thứ nhất nó sẽ bảo vệ bình ắc quy. Khi bình đầy( ví dụ nạp 13-14V đối với 12V),
thì lúc này chức năng của bộ điều khiển sạc sẽ ngắt dòng điện nạp từ tấm pin năng
lượng mặt trời xuống bình ắc quy. Giúp bình không bị sôi và tuổi thọ của bình sẽ
cao hơn. Khi bình cạn đến ngưỡng phải ngắt dòng không cho tải sử dụng ( ví dụ
bình còn 10.5V cho bình 12V), thì bộ sạc sẽ ngắt dòng không cho tải sử dụng để
bảo vệ bình.

•Thứ hai để bảo vệ tấm pin mặt trời. Theo nguyên lý, dòng điện sẽ chảy từ nơi
điện áp cao xuống điện áp thấp. Ban ngày trời nắng, điện áp của tấm pin 12V sẽ là

11
từ 15V tới 20V, cao hơn điện áp của ác quy nên dòng sẽ đi từ tấm pin xuống bình
thường.

2.3. Bộ điều khiển sạc năng lượng (tối ưu)

Bộ điều khiển sạc là thiết bị chủ yếu trong một hệ thống năng lượng mặt trời, là
thiết bị trung gian giữa bộ tấm pin mặt trời và ắc quy lưu trữ. Nhiệm vụ chính của
nó là điều khiển việc sạc bình ắc quy từ nguồn điện sinh ra từ các tấm pin. Các
nhiệm vụ cụ thể như sau:

+Bảo vệ hệ thống: Dòng điện vận hành theo nguyên lý có điện áp cao qua điện
áp thấp, ban ngày các tấm pin hấp thu năng lượng mặt trời với điện áp 12V đến
20V sau đó chuyển dòng điện tích vào ắc quy. Tuy nhiên, ban đêm tấm pin không
hấp thu điện áp nên điện áp của ắc quy có khả năng chuyển về tấm pin và đốt tấm
pin, làm giảm hiệu suất tấm pin và làm hỏng tấm pin. Vì vậy, bộ điểu khiển sẽ ngăn
một cách triệt để không để dòng điện đi ngược lại tránh hiện tượng hư hỏng tấm
pin.

+Bảo vệ bình ắc quy: Khi ắc quy đầy, nguồn năng điện nếu cứ liên tục cấp điện
cho ắc quy thì có thể làm bị quá tải, sôi bình, ảnh hượng đến tuổi thọ của bình.
Ngược lại, khi bìn cạn đến một ngưỡng nhất định, bộ điều khiển sẽ ngắt không cho
sử dụng để tạo bảo vệ bình không bị khô kiệt.

Quan trọng nhất trong đó giúp hiệu suất hoạt động của hệ thống đạt hiệu suất
cao nhất, điều khiển cả hệ thống khiến công suất sạc đạt cực đại, nâng cao hiệu
quả của tấm pin. Các bộ điều khiển lại được chia thành các loại khác nhau, chức

12
năng khác nhau, công nghệ khác nhau:

Hình 7. Hai bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời

+Công nghệ sạc PWM: Bộ điều khiển sạc PWM sử dụng công nghệ tiên tiến, trong
đó các quy tắc với phương thức mới giúp xác định lượng điện tích vào ắc quy, và
điều khiển sạc chậm khi ắc quy đầy.

Chúng cấu tạo cơ bản như một công tắc đóng mở chuyển đổi giữa giàn pin năng
lượng mặt trời và ắc quy.

+Nhược điểm lớn ở công nghệ PWM là làm hao phí khoảng trên dưới 20% lượng
điện sạc từ hệ thống, nó cũng có công suất giới hạn để phát triển.

+Công nghệ sạc MPPT: Bộ điều khiển theo dõi đa điểm tân tiến hơn nhiều công
nghệ PWM, công nghệ điều khiển mặt trời giúp theo dõi, giám sát chi tiết từng
phần tạo ra điện áp của ắc quy nhằm tối ưu hiệu suất sắc.

MPPT là phương pháp tối ưu nhất của hệ thống điện năng lượng là phương pháp
dò tìm điểm làm việc có công suất tối ưu của hệ thống qua việc điều khiển theo
chu kỳ đóng mở khóa điện tử. MPPT là cách duy nhất để điều chỉnh các mô-đun
kết nối lưới để sạc pin, chúng có kích thước lên tới 80 Ampe.

2.4. Thực trạng đáp ứng nhiệm vụ của bộ điều khiển sạc

Bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời (solar charge controller) là thành phần trung
gian vô cùng quan trọng trong hệ thống điện mặt trời. Chúng điều tiết, giám sát
13
quá trình sạc và xả pin, ắc quy, giúp tăng hiệu suất sử dụng điện, tối ưu hóa chúng.
Ngoài ra, bộ thiết bị này còn có các chức năng khác như chống quá tải, chống
ngược mạch, tự động ngắt xả pin để tấm pin và ắc quy bền hơn, tuổi thọ lâu hơn.

Nếu không dùng bộ điều khiển sạc thì hệ thống điện vẫn hoạt động được nhưng
tấm pin mặt trời sẽ mau hỏng hoặc giảm hiệu suất và sẽ phải thay bình ắc quy
thường xuyên hơn. Bên cạnh đó thay vì lấy được nhiều điện từ tấm pin thì chỉ
nhận được mức điện trung bình. Trong trường hợp tệ nhất nếu có sự cố thì tất cả
sẽ tự hủy vì không có bộ điều khiển bảo vệ chúng.

Điều khiển sạc PWM về cơ bản nó giống như chuyển đổi kết nối hệ thống giàn pin
năng lượng mặt trời vào tổ hợp ắc quy sử dụng các mạch điện tử transitor đóng
cắt liên tục với tần số cao để ổn áp sạc cho ắc quy, phương pháp này có nhược
điểm lớn là làm hao phí khoảng trên dưới 20% lượng điện sạc từ hệ thống giàn pin
năng lượng mặt trời.

Công nghệ điều khiển sạc theo dõi điểm tối đa MPPT sẽ giúp ta thu được nhiều
năng lượng hơn từ hệ thống giàn pin năng lượng mặt trời . Hiệu quả của phương
pháp này vượt trội hơn khoảng từ 10% đến 40% khi các tấm pin có nhiệt độ thấp
khoảng dưới 45ºC, hoặc rất cao khi nhiệt độ trên 75ºC, hoặc khi cường độ bức xạ
ánh sáng từ mặt trời thấp

2.5. Ưu điểm ,nhược điểm của việc sử dụng điện mặt trời

2.5.1. Ưu điểm của điện mặt trời :

- Khả năng tái tạo: không giống như các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí
đốt,... là các nhiên liệu không thể tái tạo, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng
có thể tái tạo nhờ ánh sáng mặt trời. Theo tính toán của NASA, năng lượng mặt
trời có thể cung cấp năng lượng cho con người khoảng 6,5 tỉ năm nữa.

14
- Sự phong phú, dồi dào: tiềm năng của năng lượng mặt trời là rất lớn. Mỗi ngày,
trên bề mặt Trái Đất được hưởng 120.000 terawatts (TW), cao hơn nhu cầu nhu
cầu sử dụng của con người trên thế giới gấp 20.000 lần (1TW=1.000 tỉ W).

- Nguồn cung bền vững và vô tận: năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo
vô tận, dư thừa để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nhân loại, đủ dùng cho các thế
hệ sau.

- Tính khả dụng: năng lượng mặt trời có thể được tiếp nhận và sử dụng ở mọi nơi
trên thế giới- không chỉ ở gần vùng xích đạo Trái Đất mà còn ở các vĩ độ cao thuộc
phía Bắc và phía Nam. Ví dụ điển hình như Đức hiện là đang chiếm vị trí hàng đầu
thế giới trong việc sử dụng năng lượng mặt trời và có kế hoạch tận dụng tối đa
tiềm năng này.

- Sạch về sinh thái: theo xu hướng phát triển gần đây trong cuộc đấu tranh cho việc
làm sạch môi trường Trái Đất, năng lượng mặt trời là lĩnh vực đầy hứa hẹn nhất,
nó có thể thay thế một phần năng lượng từ các nhiên liệu không thể tái tạo, do đó
nó đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi trường từ sự tăng nhiệt độ
toàn cầu. Việc sản xuất, vận chuyển, lắp đặt và vận hành các nhà máy điện mặt trời
cơ bản không phát thải các khí độc hại vào khí quyển. Ngay cả khi có phát thải một
lượng nhỏ khí độc hại thì nếu so sánh với các nguồn năng lượng truyền thống khác,
lượng khí này là không đáng kể.

- Không gây tiếng ồn: trên thực tế, việc sản xuất năng lượng mặt trời không sử
dụng động cơ như máy phát điện cho nên việc tạo ra điện không gây tiếng ồn.

- Hiệu quả cao, chi phí hoạt động thấp: chuyển sang sử dụng pin năng lượng mặt
trời giúp cho các hộ gia đình tiết kiệm được một khoản đáng kể trong ngân sách
chi tiêu. Việc duy trì, duy tu hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời cho hộ gia đình
đòi hỏi chi phí rất thấp, trong 1 năm bạn chỉ cần một vài lần lau chùi sạch các tấm

15
pin năng lượng mặt trời và chúng luôn được các nhà sản xuất bảo hành trong
khoảng thời gian lên tới 20-25 năm.

- Áp dụng rộng rãi: ứng dụng của năng lượng mặt trời là rất rộng- cung cấp điện tại
các khu vực không có kết nối với lưới điện quốc gia gọi là “điểm mù về điện”; dùng
để khử muối trong nước biển ở nhiều quốc gia châu Phi khan hiếm nước ngọt và
thậm chí cả việc cung cấp năng lượng cho các vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất. Năng
lượng mặt trời gần đây được gọi là “năng lượng toàn dân”, phản ánh sự đơn giản
của việc tích hợp điện mặt trời vào hệ thống cung cấp điện nhà, song song với điện
lưới hoặc điện từ các nguồn cung khác.

- Công nghệ tiên tiến: công nghệ sản xuất pin mặt trời mỗi ngày một tiến bộ hơn-
mô-đun màng mỏng được đưa trực tiếp vào vật liệu ngay từ giai đoạn sơ chế ban
đầu. Tập đoàn Sharp của Nhật Bản cũng là một nhà sản xuất pin mặt trời, vừa giới
thiệu một hệ thống sáng tạo các lưu trữ năng lượng cho kính cửa sổ. Những thành
tựu mới nhất trong lĩnh vực công nghệ nano và vật lý lượng tử cho phép chúng ta
kỳ vọng về khả năng tăng công suất của các tấm pin năng lượng mặt trời lên gấp 3
lần so với hiện nay.

2.5.2. Nhược điểm của điện mặt trời :

- Chi phí cao: có ý kiến cho rằng, điện mặt trời thuộc về loại năng lượng đắt tiền-
đây có lẽ là vấn đề gây tranh cãi nhất tromg việc sử dụng nguồn năng lượng này.
Do việc lưu trữ năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình đòi hỏi khoản chi phí đáng
kể ở giai đoạn ban đầu, nhiều quốc gia khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng
lượng sạch bằng cách vay tín dụng để thực hiện hoặc cho thuê pin mặt trời theo
những hợp đồng có lợi cho người thuê.

- Không ổn định: có một thực tế bất khả kháng: Vào ban đêm, những ngày nhiều
mây và mưa do không có ánh sáng mặt trời nên năng lượng mặt trời không thể là

16
nguồn điện chính yếu. Tuy nhiên so với điện gió, điện mặt trời vẫn là một lựa chọn
nhiều ưu tiên hơn.

- Chi phi lưu trữ năng lượng cao: giá của ắc quy tích trữ điện mặt trời để lấy điện
sử dụng ban đêm hay khi trời không nắng hiện nay vẫn còn khá cao so với túi tiền
của đại đa số các người dân. Vì thế, ở thời điểm hiện tại điện mặt trời chưa có khả
năng trở thành nguồn điện duy nhất ở các hộ gia đình mà chỉ có thể là nguồn bổ
sung cho điện lưới và các nguồn khác.

- Vẫn gây ô nhiễm môi trường dù rất ít: so với việc sản xuất các loại năng lượng
khác, điện mặt trời thân thiện với môi trường hơn, tuy nhiên một số quy trình công
nghệ để chế tạo các tấm pin năng lượng mặt trời cũng đi kèm với việc phát thải các
loại khí nhà kính, nitơ trifluoride và hexaflorua lưu huỳnh. Ở quy mô lớn, việc lắp
đặt những tấm pin mặt trời cũng chiếm rất nhiều diện tích đất mà lẽ ra được dành
cho cây cối và thảm thực vật.

- Sử dụng nhiều thành phần quý hiếm và quý hiếm: việc sản xuất các tấm pin mặt
trời màng mỏng đòi hỏi phải sử dụng cadmium telluride (CdTe) hoặc gallium
selenide indi (CIGS) là những chất quý hiếm và đắt tiền, điều này dẫn đến sự gia
tăng chi phí.

- Mật độ năng lượng thấp: một trong những thông số quan trọng của nguồn điện
mặt trời là mật độ công suất trung bình, được đo bằng W/m2 và được mô tả bằng
lượng điện năng có thể thu được từ một đơn vị diện tích nguồn năng lượng. Chỉ số
này đối với điện mặt trời là 170 W/m2 – nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo
khác, nhưng thấp hơn dầu, khí, than và điện hạt nhân. Vì lý do này, để tạo ra 1kW
điện từ nhiệt năng mặt trời đòi hỏi một diện tích khá lớn của các tấm pin mặt trời.

Chương 3: Thống kê ứng dụng thực tế của hệ thống điện mặt trời

3.1. Thời hạn sử dụng của tấm pin năng lượng mặt trời về lâu dài
17
Theo nghiên cứu của các chuyên gia các tấm pin mặt trời thường có thời hạn
trong vòng 25 năm. Tuy nhiên ,Thống kê nghiên cứu theo các điều kiện tự nhiên thì
các tấm pin mặt trời bị giảm 0,5% đến 1% hiệu suất mỗi năm. Khi kết thúc bảo
hành 25 năm, chúng vẫn sẽ tạo ra năng lượng ở mức 75-87,5% sản lượng so với
ban đầu. Như vậy sau 25 năm nếu được bảo trì, kiểm tra kĩ lưỡng pin mặt trời vẫn
có thể hoạt động tốt trong 5 đến 10 năm tiếp theo.
Tuy rằng các tấm pin mặt trời là bộ phận bền nhất trong hệ thống điện mặt trời
nhưng tuổi thọ của chúng kéo dài được bao lâu thì điều đó phụ thuộc vào việc bạn
có biện pháp bảo trì hiệu quả không. Bạn cần phải bảo trì ắc quy và biến tần để duy
trì chúng được hoạt động tốt sau một thời gian dài sử dụng.
Khi lắp hệ thống điện mặt trời ngoài lưới thì bạn phải quan tâm đến vấn đề bảo
quản hệ thống ắc quy trữ điện. Tuy những loại ắc quy cao cấp như axit chì kín hay
Lithium thường ít đòi hỏi phải bảo trì nhưng để chúng hoạt động tốt thì chúng ta
cũng nên kiểm tra ít nhất mỗi năm 1 lần.
Phần lớn các nhà cung cấp ắc quy thường bảo hành sản phẩm từ 3 – 10 năm tuỳ
loại và thương hiệu. Nhưng nếu trong quá trình vận hành sử dụng sai cách có thể
làm hư hỏng ắc quy ngoài ý muốn và hiệu lực bảo hành có thể sẽ bị huỷ. Ngoài ra
cách tốt nhất để bảo đảm cho hệ thống điện mặt trời là kiểm tra thật kỹ trước khi
lắp đặt. Kiểm tra giá đỡ để bảo đảm các mảng pin và hệ thống dây điện được an
toàn. Nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của các tấm pin thường là
các hư hỏng vật lý hay sự cố về điện.
- Phương án xử lý pin pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng:
Có 2 loại Pin năng lượng mặt trời đó là: Pin mặt trời tinh thể Silicon và pin mặt trời
màng mỏng
+ Quy trình tái chế pin mặt trời Silicon:
Để tái chế pin mặt trời Silicon, đầu tiên cần phải tách 3 thành phần chính của tấm
pin mặt trời Silicon: Khung, mặt kính và các tế bào quang điện.
18
Sau khi xử lý nhiệt, phần cứng màu xanh lá cây được tách ra. 80% trong số này có
thể dễ dàng được tái sử dụng, trong khi phần còn lại được tinh chỉnh thêm. Các hạt
silicon – được gọi là tấm xốp – được khắc bằng axit. Các tấm xốp bị hỏng được nấu
chảy để sử dụng lại cho việc sản xuất mô-đun silicon mới, dẫn đến tỷ lệ tái chế vật
liệu silicon là 85%.
Các thành phần bay hơi khi xử lý nhiệt sẽ sử dụng làm nguyên liệu cho các giai
đoạn phía sau, riêng phần tinh thể sẽ được tách rời và tái sử dụng hoặc được nung
chảy tạo thành Wafer để phục vụ chế tạo các Cell pin mới.
Phương pháp này có hiệu suất tái chế Silicon lên tới 85%, đây là một con số khá ấn
tượng.
+Quy trình tái chế Pin màng mỏng (Thin-film): Loại pin mặt trời màng mỏng hầu
như ít được sử dụng ở nước ta hiện nay. Do cấu tạo đặc biệt nên quy trình tái chế
của chúng cũng trải qua nhiều công đoạn phức tạp và tốn kém chi phí hơn:
 Bước 1: Thu gom và nghiền: các tấm pin được thu gom về nhà máy và sẽ được
xử lý nghiền vụn thành các mảnh vỡ nhỏ li ti.
 Bước 2: Sắp xếp: sau khi được nghiền, các mảnh vỡ được chuyển qua thùng
chứa đồng thời được phân tách ra thành các phần có trong pin, những chất chì
và kim loại nặng sẽ được tách ra khỏi nhựa.
 Bước 3: Sàng lọc: các mảnh vỡ polypropylene được tách ra với chất lỏng và trải
qua giai đoạn sàng lọc, chỉ để lại các kim loại nặng và chì. Sau đó các mảnh
polypropylene được xử lý sạch và sử dụng để sản xuất các vỏ pin mới.
 Bước 4: Luyện kim: pin tái chế được chiết xuất chì và các kim loại nặng từ các
cặn pin ở giai đoạn 3. Trong quá trình thủy luyện, họ sử dụng hoá chất để bổ
sung chất pyrometallemony tạo điều kiện, làm chất xúc tác để biến đổi hóa học
cũng như vật lý nhằm mục đích phục hồi chì và các kim loại có giá trị còn tồn tại.
Ở bước này bao gồm những quá trình: vôi hóa, rang, nấu chảy, tinh tế để lấy sản
phẩm cuối cùng là chì. Tiếp tục, chúng ta tiến hành công đoạn rửa rồi sấy khô
19
miếng nhựa polypropylene. Sau đó các sản phẩm được đưa đến tái chế nhựa và
sản xuất vỏ pin mới. Mặt khác, những tấm nhựa này cũng có thể bán cho những
nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa. Tiếp theo là quá trình luyện kim, được thực
hiện khi các vật liệu chì được làm sạch nhờ các bước trước. Nó bao gồm quá
trình nung và nấu chảy. Thông qua xử lí hóa chất và được làm sạch bỏ đi tạp
chất, chì nóng chảy được tinh chế. Chì nóng chảy được đổ vào khuôn phôi và
làm nguội. Sau khi làm nguội, chúng được lấy ra khỏi khuôn và đưa đến những
nhà máy sản xuất pin. Ở bước này, chúng tái sản xuất thành các tấm pin mới và
các thành phần pin khác.
3.2. Phạm vi sử dụng và mức độ phổ biến của điện mặt trời

Thời kỳ đầu việc nghiên cứu ra sử dụng điện năng từ năng lượng mặt trời chủ yếu
phục vụ trong quân sự, nghiên cứu vũ trụ, vệ tinh nhân tạo hay phi thuyền. Nhưng
ngày nay, công nghệ sản xuất điện mặt trời phát triển thì việc sử dụng điện mặt
trời cho gia đình ngày càng phổ biến.

Việt Nam là nước có nguồn bức xạ từ mặt trời khá lớn với số giờ nắng trong năm
nhiều. Điển hình, số giờ nắng trong năm tại các tỉnh khu vực miền Trung lên tới gần
2000 giờ nắng/năm và các tỉnh miền Nam lên đến gần 3000 giờ nắng/năm. Chính
điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành năng lượng mặt trời.

Việc ứng dụng pin mặt trời đang ngày càng được phổ biến rộng rãi trong hầu hết
các mô hình kinh doanh, sản xuất. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình từ năng
lượng mặt trời:

- Trạm xe buýt chiếu sáng tự động: ý tưởng này bắt đầu được đưa ra thực hiện tại
Florence – Italia. Vào ban đêm, những trạm xe buýt này trở thành những công
trình chiếu sáng công cộng hết sức thu hút và sang trọng. Ngoài ra, trong trạm xe
buýt, còn cài đặt thêm hệ thống cho phép người đợi xe kết nối wifi và sử dụng điện
thoại truy cập Internet miễn phí trong lúc chờ
20
- Ứng dụng của pin mặt trời với nguồn điện cho thiết bị di động:

+ Trạm sạc năng lượng mặt trời: trạm sạc di động năng lượng mặt trời được sử
dụng rộng rãi nhằm mục đích cung cấp năng lượng pin điện thoại tại các địa điểm
công cộng như : sân bay, bến xe, nhà ga, trường học, bệnh viện,… Thông thường,
các trạm sạc được thiết kế với 2 tấm pin mặt trời có công suất mỗi tấm là 30W. Với
công suất 60W của 2 tấm pin có thể đáp ứng được nhu cầu sạc 6 điện thoại cùng
một thời điểm, thậm chí vào cả ban đêm.

+ Balo năng lượng mặt trời: những chiếc balo được thiết kế gắn trực tiếp những
tấm pin để hấp thụ năng lượng mặt trời tự động khi bạn đi đến bất kì đâu từ đi
học, đi chơi, dã ngoại,… Những chiếc balo này có tích hợp cổng sạc USB có thể sạc
được cho điện thoại, máy tính bảng, camera,… Đặc biệt, thiết kế balo này còn có
khả năng chống thấm nước và chống sốc cho laptop giúp đảm bảo an toàn cho các
thiết bị bên trong.

+ Thùng rác năng lượng mặt trời: thùng rác sử dụng năng lượng mặt trời đã xuất
hiện cách đây vài năm trên thế giới. Khác với những thùng rác thông thường, loại
thùng rác đặc biệt này có sức chứa gấp nhiều lần giúp chứa đựng được một lượng
lớn số rác thải. Bên cạnh đó, thùng rác còn được trang bị hệ thống cảm ứng, khi
thùng rác gần đầy thì chúng sẽ phát tín hiệu về trung tâm để báo cho nhân viên
đến xử lí rác thải.

+ Dù năng lượng mặt trời: dù (ô) năng lượng mặt trời không chỉ có chức năng che
mưa, che nắng mà chúng còn có thể chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện
năng thông qua công nghệ NLMT màng mỏng. Bên cạnh đó, trên từng chiếc dù còn
được trang bị cổng sạc USB giúp bạn có thể sạc được những thiết bị di động như:
điện thoại/ tablet/ ipod/ laptop/ camera…

21
-Ứng dụng của pin năng lượng mặt trời vào trong thiết kế quần áo: quần áo năng
lượng mặt trời, nhà thiết kế Hà Lan Pauline van Dongen gần đây đã cho ra mắt
trang phục năng lượng mặt trời có thể sạc được smartphone. Theo như chia sẻ,
mỗi một chiếc áo sẽ được gắn 72 viên pin năng lượng mặt trời dẻo để tạo thành
những mảng pin có thể bẻ cong. Khi đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, mỗi giờ,
chiếc áo này có thể sạc được khoảng 50% thời lượng pin cho chiếc điện thoại di
động.

- Tích hợp vào các thiết bị an ninh: hệ thống năng lượng mặt trời giúp chuyển đổi
năng lượng từ mặt trời thành điện năng, cung cấp cho các thiết bị an ninh như:
camera giám sát, điện, sever đèn,… Góp phần giảm tải cho hệ thống điện lưới quốc
gia cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường.

- Ứng dụng của pin mặt trời cho chiếu sáng công cộng, đèn giao thông:

Tại Việt Nam, pin mặt trời đã được ứng dụng cho các thiết bị công cộng, đèn giao
thông. Hệ thống năng lượng mặt trời phục vụ chiếu sáng này được hoạt động theo
cơ chế đó là sử dụng các tấm pin mặt trời để nạp điện vào bình ắc quy. Đèn sẽ
được hoạt động theo cơ chế cảm quang có nghĩa là đèn sẽ tự bật lên khi trời tối và
tắt đi khi trời sáng. Trung bình, đèn sẽ sáng từ 10 đến 12 giờ trong một ngày.

- Ứng dụng pin mặt trời cho phương tiện giao thông:

+Xe ô tô năng lượng mặt trời Stella: Đây là sản phẩm được phát minh bởi một
nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ Eindhoven, Hà Lan. Loại xe này có kích
thước khá nhẹ chỉ khoảng 380kg. Trên nóc xe ô tô được gắn các tấm pin mặt trời.
Khi sạc đầy, xe có thể đi được một quãng đường lên tới gần 600 km. Còn nếu
không cần ánh nắng mặt trời, Stella có thể chạy được 350 km.

+ Máy bay SI2: Đây là chiếc máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên chạy vòng quanh
thế giới. Trên 2 cánh máy bay được trang bị các tấm bảng giúp hấp thụ năng lượng

22
từ mặt trời. Có khoảng hơn 17.000 tấm pin quang điện chiếm diện tích hơn 200m 2.
Điều này cho phép điện từ pin năng lượng mặt trời đẩy được 4 động cơ điện. Đồng
thời, cho phép nạp điện cho chiếc pin lithium-polymère dự phòng đã được lắp sẵn
trên máy bay.

+ Xe đạp năng lượng mặt trời Solarbike: xe đạp năng lượng mặt trời Solarbike là
sản phẩm của thương hiệu Leaos. Các tấm pin mặt trời được gắn trực tiếp trên
khung xe. Khi được sạc đầy, chiếc xe đạp Solarbike cho phép bạn di chuyển trên
quãng đường 16km khi sử dụng động cơ hoặc 20 km nếu chỉ sử dụng chế độ pê-
đan. Mức giá của chiếc xe đạp này dao động khoảng 190 triệu đồng.

- Ứng dụng cho vệ tinh: một vệ tinh năng lượng mặt trời (SPS) là vệ tinh được xây
dựng trong quỹ đạo rất cao so với trái đất sử dụng khả năng truyền sóng vi sóng để
truyền năng lượng mặt trời tới ăng-ten rất lớn trên trái đất, nơi nó có thể được sử
dụng thay cho các nguồn năng lượng thông thường.

Lợi thế của việc đặt các bộ thu năng lượng mặt trời vào không gian là nơi không bị
che khuất của mặt trời, không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ ngày-đêm, thời tiết hoặc
mùa. Tuy nhiên, chi phí xây dựng là rất cao và SPS sẽ không thể cạnh tranh với các
nguồn thông thường trừ khi chi phí khởi động thấp có thể đạt được hoặc trừ khi
ngành công nghiệp sản xuất vũ trụ phát triển và chúng có thể được xây dựng trên
quỹ đạo từ các vật liệu ngoài trái đất.
- Ứng dụng năng lượng mặt trời vào nuôi tôm: mô hình nuôi tôm ứng dụng
hệ thống năng lượng mặt trời áp mái đã được áp dụng thành công tại 2 tỉnh Cà
Mau và Bạc Liêu. Đây là một mô hình góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất, bảo vệ
môi trường và tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi. Theo ước tính, nếu dùng dầu
máy diesel hoặc điện để vận hành hệ thống quạt thì trên một diện tích ao nuôi
rộng khoảng nửa hecta, chi phí sản xuất trung bình mỗi vụ sẽ dao động từ 20 đến

23
30 triệu đồng. Tuy nhiên, khi áp dụng hệ thống năng lượng mặt trời để tạo khí oxy
thì sẽ giúp tiết kiệm chi phí, không tốn chi phí nhiên liệu để chạy máy.

- Hệ thống sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời của các tòa nhà: khi tòa nhà yêu cầu
nhiệt, sau đó từ các bộ thu hoặc thiết bị lưu trữ, nhiệt được truyền bằng các thiết
bị thông thường như quạt, ống dẫn, ổ cắm không khí, bộ tản nhiệt và bộ phận ghi
không khí nóng vv để làm nóng không gian sống của tòa nhà. Khi tòa nhà không
cần nhiệt, không khí nóng hoặc nước từ bộ phận thu có thể được chuyển tới thiết
bị lưu trữ nhiệt như bình chứa nước được cách ly hoặc vật liệu giữ nhiệt khác. Đối
với những ngày khó khăn, một hệ thống sưởi ấm phụ trợ sử dụng khí, dầu hoặc
điện được yêu cầu như là một hệ thống sao lưu.

- Ứng dụng của pin năng lượng mặt trời vào máy bơm: bơm năng lượng mặt trời là
hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho động cơ bơm một
cách độc lập mà không cần dùng điện lưới điện lực (khi có ánh sáng). Đối với loại
động cơ bơm dòng điện một chiều (DC), có thể đấu nối trực tiếp vào pin mặt trời.
Còn đối với loại động cơ xoay chiều (AC) một pha hoặc ba pha, cần thông qua bộ
biến tần chuyển đổi điện một chiều sang xoay chiều cung cấp điện cho động cơ.

Kết luận

Điện mặt trời vẫn sẽ tiếp tục phát triển mở rộng cùng với các nghiên cứu và dự án
quy mô lớn hơn, bên cạnh đó hiện nay năng lượng tàn dư sinh học, năng lượng
không tái tái tạo ngày càng cạn kiệt, giá dầu ngày càng tăng, từ đó ảnh hưởng xấu
đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường sống. Vì vậy năng lượng mặt trời đối
với đời chúng ta hiện nay là vô cùng cần thiết và cấp bách. Năng lương mặt trời là
một nguồn năng lượng sạch, chi phí thấp, không bị cạn kiệt, dễ sử dụng và là
nguồn năng lượng vô tận.

24
25
Tài Liệu Tham khảo

[1] H. V. Cừu, ”Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học tổng hợp,” khoa Điện
tử-viễn thông, trường đại học Sài Gòn, lưu hành nội bộ, 2022.

[2] H. Hưng, “Trung Quốc phát triển điện mặt trời trên sa mạc,” 2022. [Trực
tuyến]. Địa chỉ: https://nhandan.vn/trung-quoc-phat-trien-dien-mat-troi-tren-sa-
mac-post702964.htm [Truy cập 13/11/2022].

[3] “Điện mặt trời Đa Mi,” 2022. [Trực tuyến]. Địa chỉ :
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_m%E1%BA%B7t_tr%E1%BB
%9Di_%C4%90a_Mi [Truy cập 13/11/2022].

[4] Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Fushin, “Nguyên lý hoạt động và cấu
tạo của pin năng lượng mặt trời,“ 2020. [Trực tuyến]. Địa chỉ:
https://solarfushin.vn/nguyen-ly-hoat-dong-va-cau-tao-cua-pin-nang-luongmat-
troi.html [Truy cập 19/11/2022].

[5] PKADMINIDMT, “ Tại sao dùng bộ sạc năng lượng mặt trời ?,” 2022. [Trực
tuyến]. Địa chỉ: https://phukiendienmattroi.net/bo-sac-nang-luong-mat-troi-la-gi/
[Truy cập 13/11/2022].

[6] Đ. Đ. Thống, “Hệ nguồn điện Tổ hợp thủy điện – điện mặt trời nổi: Công nghệ
mới của năng lượng tái tạo,” 2020. [Trực tuyến]. Địa chỉ:
https://moit.gov.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/he-nguon-dien-to-hop-thuy-dien-
dien-mat-troi-noi-cong-nghe-m2.html [Truy cập 13/11/2022]

26

You might also like