Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

-----□□□□-----

Lớp: 232_71MATE20082_01
Nhóm sinh viên thực hiện:
(7 thành viên)
Môn học : KINH TẾ LƯỢNG

Đề tài : NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH

Ngành : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Thục

Trang 1
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Họ và Tên MSSV Đánh giá

Nguyễn Ngọc Phương Uyên 2173403010139 100%

Nguyễn Minh Nguyệt 2173403010115 100%

Nguyễn Nhật Hoà 2173403010068 100%

Cao Thị Thanh Viên 197TC20593 100%

Lê Quang Vinh 207KE08985 100%

Huỳnh Thiện Tâm 207KE25411 100%

Trần Thị Phương Thảo 2173403010230 100%

Trang 2
LỜI CẢM ƠN

Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại
học Văn Lang đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm em học tập và hoàn thành đề tài
nghiên cứu này. Đặc biệt, nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Duy
Thục đã truyền đạt kiến thức và hướng dẫn tận tình cho chúng em trong quá trình làm bài.

Nhóm em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để hoàn
thành bài nghiên cứu. Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực
tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Rất mong
sự góp ý của quý thầy cô để bài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc thầy cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Kính
chúc thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến
bờ tri thức.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3
MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................4

1. Giới thiệu đề tài.....................................................................................................4

1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................4

1.2. Quan trọng của đề tài....................................................................................4

1.3. Mục tiêu và Phạm vi nghiên cứu..................................................................4

1.4. Cấu trúc tiểu luận...........................................................................................4

2. Vai trò của tiêu dùng xanh...................................................................................5

II. PHÂN TÍCH (SỬ DỤNG PHẦN MỀM EVIEWS).................................................5

1. Tính giá trị các biến bằng trung bình các biến quan sát trong thang đo của
biến đó.............................................................................................................................5

2. Hồi quy với biến phụ thuộc là HVTDX (Hành vi tiêu dùng xanh). Thực hiện
kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số
hồi quy. Đưa ra nhận xét: các yếu tố ảnh hưởng.........................................................6

3. Hồi quy bổ sung biến giả: tự chọn một trong các biến định tính còn lại. Và
đưa ra nhận xét...............................................................................................................9

4. Từ kết quả hồi quy có thể đưa ra các hàm ý nhằm tăng cường Hành vi tiêu
dùng xanh......................................................................................................................11

CHỦ ĐỀ : HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH

Trang 4
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Giới thiệu đề tài:
1.1. Đặt vấn đề:

Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng tiêu dùng hiện đại khi con người ngày càng
quan tâm đến các vấn đề môi trường, sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng. Tiêu
dùng xanh là hoạt động sử dụng các dịch vụ và sản phẩm giảm mức tối đa việc dùng các
nguồn nguyên liệu thiên nhiên và các chất độc hại, chất thải và ô nhiễm môi trường. Ngày
nay, sản phẩm xanh là các sản phẩm từ nhiều ngành khác nhau như gia dụng, thực phẩm,
mỹ phẩm… được sản xuất từ các nguồn sạch, các nguyên liệu thiên nhiên, ít gây hại cho
môi trường.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng xanh của sinh viên của các trường đại học, cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh,
nhằm tìm hiểu và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố, đồng thời đề xuất một số hàm
ý quản trị nâng cao nhận thức và quyết định tiêu dùng xanh trong sinh viên.

1.2. Quan trọng của đề tài


Với sự gia tang của vấn đề môi trường và tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên tự nhiên,
việc hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dùng xanh không chỉ là quan trọng mà còn là cần thiết.
Tiểu luận này sẽ khám phá các khía cạnh của hành vi tiêu dùng xanh, từ đặc điểm lịch sử
và nguyên lý cơ bản đến tác động tích cực và thách thức đối diện nó trong xã hội hiện đại.
1.3. Mục tiêu và Phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu của tiểu luận là không chỉ phân tích những biểu hiện rõ ràng của hành vi tiêu
dùng xanh mà còn tìm hiểu sâu hơn về cách nó ảnh hưởng bằng cách phân tích các thông
số lấy từ các biểu mẫu của bảng hỏi có sẵn.
Đối tượng nghiên cứu sẽ tập trung vào sinh viên có tác động đến hành vi tiêu dùng xanh.
Phạm vi nghiên cứu là sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở TP.HCM.
1.4. Cấu trúc tiểu luận
Tiểu luận sẽ được chia thành các phần chính, bao gồm một phần giới thiệu về tiêu dùng
xanh, phần 2 phân tích các số liệu qua phần mềm Eviews.
2. Vai trò của tiêu dùng xanh
Trang 5
Bảo vệ Môi trường: Tiêu dùng xanh giúp giảm lượng rác thải và ô nhiễm môi trường bằng
cách chọn lựa sản phẩm có thiết kế và nguyên liệu thân thiện với môi trường. Điều này
giúp bảo vệ đất đai, nước và không khí.
Tiết Kiệm Năng Lượng: Việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng xanh thường đi kèm
với hiệu suất năng lượng cao hơn, giúp giảm lượng năng lượng tiêu thụ và giảm phát thải
khí nhà kính.
Tăng Cường An Sinh Xã Hội: Tiêu dùng xanh thường đi kèm với việc ưu tiên sử dụng sản
phẩm từ các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh. Điều này giúp
hỗ trợ các cộng đồng địa phương và tạo ra một hệ thống kinh doanh công bằng hơn.
Khuyến Khích Sáng Tạo và Công Nghệ Bền Vững: Tiêu dùng xanh thúc đẩy sự đổi mới
trong các lĩnh vực công nghiệp và công nghệ để phát triển các giải pháp bền vững hơn
cho các thách thức môi trường và xã hội.
Giảm Thiểu Sử Dụng Tài Nguyên Hữu Hạn: Tiêu dùng xanh thúc đẩy việc sử dụng tài
nguyên như nước, gỗ, và khoáng sản một cách bền vững, giúp giảm áp lực lên các nguồn
tài nguyên tự nhiên.
Tạo Nhu Cầu Cho Sản Phẩm và Dịch Vụ Bền Vững: Sự tăng cường trong tiêu dùng xanh
có thể tạo ra một thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ bền vững, khuyến khích doanh
nghiệp phát triển theo hướng có lợi cho môi trường.
Tăng Cường Ý Thức Cộng Đồng: Tiêu dùng xanh có thể thúc đẩy ý thức xã hội và tạo ra
một cộng đồng nhận thức về tác động của hành vi tiêu dùng đối với môi trường và xã hội.
II. PHÂN TÍCH (SỬ DỤNG PHẦN MỀM EVIEWS)
1. Tính giá trị các biến bằng trung bình các biến quan sát trong thang đo của
biến đó

Dựa trên bảng câu hỏi khảo sát và các yếu tố nghiên cứu của nhóm, các biến được tính giá
trị trung bình như sau:

TD = (TD1+TD2+TD3+TD4)/4

CCQ = (CCQ1+CCQ2+CCQ3+CCQ4+CCQ5)/5

QMT = (QMT1+QMT2+QMT3+QMT4)/4

GC = (GC1+GC2+GC3+GC4)/4
Trang 6
HTK = (HTK1+HTK2+HTK3+HTK4)/4

HTT = (HTT1+HTT2+HTT3)/3

HDD = (HDD1+HDD2+HDD3)/3

HNT = (HNT1+HNT2+HNT3+HNT4+HNT5)/5

HVTDX = (HVTDX1+HVTDX2+HVTDX3+HVTDX4)/4

Để tính giá trị trung bình của các biến quan sát, ta sử dụng tùy chọn genr trong phần mềm
Eviews.

2. Hồi quy với biến phụ thuộc là HVTDX (Hành vi tiêu dùng xanh). Thực hiện
kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định ý nghĩa thống kê của các
hệ số hồi quy. Đưa ra nhận xét: các yếu tố ảnh hưởng

- Ước lượng mô hình hồi quy:

Mô hình hồi quy có dạng như sau:

HVTDX = β 1 + β 2.CCQ + β 3.GC + β 4.HNT + β 5.TD + β 6.QMT + β 7.NTTDX + 

Thực hiện ước lương mô hình hồi quy trên với Eviews, ta được kết quả sau:

Qua kết quả từ Eviews, mô hình hồi quy có dạng:


Trang 7
HVTDX = 0,408891 + 0,028586.CCQ + 0,343967.GC + 0,591583.HNT + 0,101575.TD –
0,276721.QMT + 0,126615.NTTDX + 

- Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy:

Cặp giả thuyết của kiểm định như sau:

H0: R2 = 0

H1: R2 ≠ 0

Giá trị P-value (F-statistic) = 0,000000

Mức ý nghĩa α = 5%

Vì P-value < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0

Vậy mô hình hồi quy phù hợp.

- Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy:

Cặp giả thuyết của kiểm định như sau:


H0: β i = 0
H1: β i ≠ 0
Mức ý nghĩa α = 5%

Theo kết quả từ Eviews:

p-value ( β 1) = 0,1332 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0. Do đó β 1 không có ý nghĩa
thống kê hay hệ số chặn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

p-value ( β 2) = 0,8266 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0. Do đó β 2 không có ý nghĩa
thống kê trong mô hình. Vậy biến Chuẩn chủ quan không có tác động đối với Hành vi tiêu
dùng xanh.

p-value ( β 3) = 0,0418 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Do đó β 3 có ý nghĩa thống kê
trong mô hình. Vậy biến Giá cả có tác động đối với Hành vi tiêu dùng xanh. Hệ số hồi
quy của biến này có giá trị bằng 0,343967, do đó Giá cả có tác động tích cực đối với Hành
vi tiêu dùng xanh. Khi Giá cả tăng 1 đơn vị thì Hành vi tiêu dùng xanh tăng 0,343967 đơn
vị.
Trang 8
p-value ( β 4 ) = 0,0001 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Do đó β 4 có ý nghĩa thống kê
trong mô hình. Vậy biến Học hỏi kiến thức từ Nhà trường có tác động đối với Hành vi
tiêu dùng xanh. Hệ số hồi quy của biến này có giá trị bằng 0,591583, do đó Học hỏi kiến
thức từ nhà trường có tác động tích cực đối với Hành vi tiêu dùng xanh. Khi Học hỏi kiến
thức từ Nhà trường tăng 1 đơn vị thì Hành vi tiêu dùng xanh tăng 0,591583 đơn vị.

p-value ( β 5) = 0,4371 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0. Do đó β 5 không có ý nghĩa
thống kê trong mô hình. Vậy biến Thái độ với tiêu dùng xanh không có tác động đối với
Hành vi tiêu dùng xanh.

p-value ( β 6) = 0,0257 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0. Do đó β 6 có ý nghĩa thống kê
trong mô hình. Vậy biến Sự quan tâm đến môi trường có tác động đối với Hành vi tiêu
dùng xanh. Hệ số hồi quy của biến này có giá trị bằng 0,276721, do đó Sự quan tâm đến
môi trường có tác động tích cực đối với Hành vi tiêu dùng xanh. Khi Sự quan tâm đến
môi trường tăng 1 đơn vị thì Hành vi tiêu dùng xanh giảm 0,276721 đơn vị.

p-value ( β 7) = 0,3441 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0. Do đó β 7 không có ý nghĩa
thống kê trong mô hình. Vậy biến Nhận thức về tiêu dùng xanh không có tác động đối với
Hành vi tiêu dùng xanh.

3. Hồi quy bổ sung biến giả: tự chọn một trong các biến định tính còn lại. Và
đưa ra nhận xét
Bài nghiên cứu của nhóm lựa chọn biến Giới tính làm biến giả để đưa vào mô hình hồi
quy. Mục đích của nhóm là phân tích sự khác biệt về Hành vi tiêu dùng xanh của Nam và
Nữ. Biến giới tính được nhóm mã hóa như sau:

GT = 0 nếu là Nữ

GT = 1 nếu là Nam

Mô hình hồi quy sau khi thêm biến giả có dạng như sau:

HVTDX = β 1 + β 2.CCQ + β 3.GC + β 4.GT+ β 5.HNT + β 6.HTK + β 7.NTTDX + β 8.QMT+


β 9.TD + 

Thực hiện ước lượng mô hình hồi quy bằng Eviews, ta có kết quả sau:

Trang 9
Qua kết quả từ Eviews, mô hình hồi quy có dạng:

HVTDX = 0,389432 + 0,092334.TD – 0,276795.QMT + 0,135529.NTTDX +


0,598535.HNT + 0,027457.GT + 0,341296.GC + 0,026234.CCQ + 

Thực hiện kiểm định ý nghĩa thống kê cho hệ số hồi quy của biến Giới tính, ta có cặp giả
thuyết sau:

H0: β 10 = 0
H1: β 10 ≠ 0
p-value ( β 10) = 0,8076
Mức ý nghĩa α = 5%

Vì p-value ( β 10) > α nên bác bỏ giả thuyết H0.

Do đó, hệ số hồi quy của biến Giới tính có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Hệ số hồi quy của biến Giới tính có giá trị bằng 0,027457. Qua đó có thể kết luận rằng, số
lượng Nữ giới có hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh không có độ chênh lớn hơn quá nhiều
so với Nam giới.

Trang 10
4. Từ kết quả hồi quy có thể đưa ra các hàm ý nhằm tăng cường Hành vi tiêu
dùng xanh
Qua kết quả từ mô hình hồi quy, các biến có ảnh hưởng đến Hành vi tiêu dùng xanh bao
gồm: Sự quan tâm đến môi trường, Giá cả, Học hỏi từ truyền thông, Học hỏi từ các diễn
đàng và cộng đồng, Học hỏi kiến thức từ nhà trường. Qua đó, có thể đề xuất một số hàm ý
để tăng cường Hành vi tiêu dùng xanh như sau:
Thứ nhất, nhận thức của cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng sản phẩm
xanh. Một cách hiệu quả nhất là thực hiện các chiến dịch quảng bá thông tin về lợi ích của
tiêu dùng sản phẩm xanh đối với môi trường và sức khỏe. Các công ty, thương hiệu có thể
tổ chức các sự kiện, hội thảo, hoặc chiến dịch truyền thông trực tuyến để chia sẻ thông tin
chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, mạng xã hội
là một công cụ mạnh mẽ để chia sẻ thông tin về lợi ích của sản phẩm xanh. Các công ty,
doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của các nền tảng như Facebook, Instagram, và
Tiktok để chia sẻ thông tin, hình ảnh, và câu chuyện về sản phẩm xanh, khuyến khích mọi
người chia sẻ quan điểm và trải nghiệm cá nhân của họ. Từ đó, nâng cao ý thức của mọi
người về việc tiêu dùng sản phẩm xanh.

Thứ hai, chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xanh cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo ra điều kiện thuận lợi để tăng cường hành vi tiêu dùng sản phẩm
xanh. Giả cả quá cao là một yếu tố quan trọng hạn chế hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh
của người dân mặc dù họ đã biết rõ lợi ích từ nó. Do đó, chính phủ có thể áp dụng các
biện pháp hỗ trợ, giảm thuế cho sản phẩm xanh, góp phần giảm bớt giá thành của sản
phẩm xanh. Đồng thời, các doanh nghiệp, thương hiệu nên tạo ra nhiều cơ hội tiêu dùng
sản phẩm xanh cho người dân thông qua các chương trình khuyến mãi và ưu đãi. Điều
này không những giúp người dân giảm lo ngại về vấn đề tài chính mà còn tạo động lực để
họ lựa chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngoài ra, có thể có chương trình
khuyến mãi cho việc sử dụng phương tiện giao thông xanh: Khuyến khích sinh viên sử
dụng xe đạp, xe buýt, hoặc chia sẻ xe hơi để giảm ô nhiễm không khí và tiết kiệm năng
lượng.
Thứ ba, tạo ra nhận thức về sản phẩm xanh cho cộng đồng từ sớm cũng là một biện pháp
tốt nhằm tăng cường hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh. Các cơ sở giáo dục, trường học có
Trang 11
thể tích hợp giáo dục về sản phẩm xanh vào chương trình đào tạo để nâng cao nhận thức
về sản phẩm xanh cho học sinh, sinh viên khi họ còn đang theo học tại trường. Các trường
học có thể giảng dạy về các vấn đề môi trường và lợi ích của hành vi tiêu dùng sản phẩm
xanh, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động xanh, tham quan các cơ sở sản
xuất sản phẩm xanh để giúp học sinh tiếp cận sản phẩm xanh từ sớm. Việc này sẽ giúp
hình thành nhận thức từ sớm và tạo ra một thế hệ tương lai có ý thức về môi trường, cụ
thể là về lợi ích của tiêu dùng xanh, cũng như tác động tích cực đến môi trường và sức
khỏe.
Thứ tư, các trường đại học nên sử dụng phương pháp tiêu dùng xanh để xây dựng văn
hóa tiêu dùng xanh: Tạo ra môi trường thân thiện với tiêu dùng xanh bằng cách khuyến
khích sinh viên tham gia các hoạt động xanh, như tạo vườn, tái chế, và tham gia các sự
kiện về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các trường đại học, cao đẳng hợp tác với doanh
nghiệp xã hội để cung cấp sản phẩm xanh và tạo ra cơ hội việc làm cho sinh viên, có thể
cung cấp điểm bán hàng hoặc dịch vụ xanh trực tiếp trên khuôn viên; tổ chức cuộc thi
và sự kiện về tiêu dùng xanh như: tổ chức các cuộc thi, triển lãm, hoặc sự kiện về tiêu
dùng xanh để tạo sự quan tâm và tham gia của sinh viên để thúc đẩy đào tạo và nghiên
cứu. Từ đó, tạo ra các chương trình đào tạo về tiêu dùng xanh và thúc đẩy nghiên cứu về
các giải pháp tiêu dùng bền vững.

Trang 12

You might also like