Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

BÀI 5: TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ VÀ TÍN HIỆU SỐ

I. TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ


1. Khái niệm
- Tín hiệu tương tự (Analog) là tín hiệu liên tục theo thời gian (Có vô số
giá trị/ mức điện áp trong một khoảng thời gian). Có hai dạng tín hiệu
tương tự:
- Tín hiệu tương tự được biểu thị bằng một đường biểu diễn liên tục (Ví dụ
sin, cos hoặc đường cong lên xuống bất kỳ)
- Có 2 dạng tín hiệu tương tự:
 Tuần hoàn: có dạng sóng lặp lại sau mỗi chu kì (Dạng sin hoặc cos)

 Không tuần hoàn: có dạng sóng không lặp lại, không có chu kì
2. Ưu điểm
- Là tín hiệu được truyền liên tục, không ngắt quãng nên sẽ giúp hệ thống
vận hành ổn định, chính xác.
- Tín hiệu Analog luôn có tính lặp lại, lưu lượng truyền tải của tín hiệu
Analog không giới hạn và có thể truyền dẫn đến những khoảng cách xa
mà không bị gián đoạn.
3. Nhược điểm
- Có khả năng bị nhiễu trong quá trình truyền tín hiệu. Nhiễu có thể xuất
hiện dưới dạng "tiếng rít" và méo xuyên điều chế trong tín hiệu âm thanh
hoặc "tuyết" trong tín hiệu video.
4. Ứng dụng
- Trong cuộc sống hàng ngày thì bạn sẽ bắt gặp tín hiệu tương tự trong âm
thanh, cường độ ánh sáng (Truyền hình analog và âm thanh analog),
nhiệt độ…

(Ví dụ: tín hiệu truyền hình đen trắng, tín hiệu truyền trên đường dây cáp đồng nối
điện thoại cố định với tổng đài, …)

- Trong ngành công nghiệp thì tín hiệu tương tự được sử dụng rất phổ biến
trong các thiết bị. Và các tín hiệu tương tự rất đa dạng từ: 0 -12V; 0 –
24V, 5 – 12V…

(Ví dụ: điều khiển các thiết bị phụ tải, phụ thuộc và điện áp cao, đo các đại lượng
biến thiên như là: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và độ PH…)
Ăng-ten, tivi đen trắng_ truyền tín hiệu qua dây điện và ăng-ten
Âm thanh trong đĩa cơ học, phim nhựa quang học, băng cassette
II. Tín hiệu số
1. Định nghĩa
- Tín hiệu số (Tín hiệu digital) được sử dụng để biểu diễn dữ liệu dưới
dạng một chuỗi các giá trị rời rạc
- Tại bất kỳ thời điểm nào, tín hiệu số chỉ có thể đảm nhận một trong số
các giá trị điện áp hữu hạn

Biểu diễn tín hiệu tương đương và tín hiệu số

- Các giá trị điện áp được thể hiện thông qua hệ nhị phân bao gồm hai giá
trị là “0” và “1” (Giá trị cao của điện áp biểu thị cho giá trị 1 và giá trị
thấp biểu thị cho giá trị 0)
- Một tín hiệu số có thể nhiều hơn 2 mức, ví dụ:
(Trên hình là 1 tín hiệu số gồm 4 mức (1; 2; 3; 4), ta có công thức sau:

Log2(N)= x bit trong đó:

N là số mức, x là số bit của mỗi mức.

Xét hình trên có 4 mức vậy log2(4) = 2 => mỗi mức truyền đi 2 bit => có 16 bit
truyền đi trong 1s (nhân 2 bit với 8 cái giá trị nét đứt))

- Được lưu trữ và truyền đi dưới dạng bit (Với mỗi giá trị “0” hoặc “1” là
1 bit)

Hệ nhị phân
2. Đặc điểm
- Thường được biểu diễn dưới dạng xung vuông

Biểu diễn tín hiệu digital

- Tín hiệu số không tồn tại tự nhiên và chỉ có thể được tạo ra thông qua sự
can thiệp của con người (Thường thông qua các thiết bị máy móc hoặc
mạch điều chế)
- Ứng dụng: lưu trữ và truyền tải dữ liệu
Các dạng lưu trữ và truyền dữ liệu

3. Ưu điểm so với tín hiệu analog


- Khả năng chống nhiễu tốt

(Do tín hiệu được biểu diễn theo giá trị cố định trên từng khoảng thời gian. Nên
nếu không có ảnh hưởng nào quá lớn dẫn đến việc giá trị bị đẩy tới một giá trị cố
định khác thì các bộ xử lý tín hiệu sẽ bỏ qua sự nhiễu)

- Dễ dàng để sao chép, truyền tải và tái tạo (Do sử dụng các giá trị điện áp
cụ thể)
- Dễ mã hóa và chỉnh sửa (Do là dạng dữ liệu kĩ thuật số)
4. Nhược điểm so với tín hiệu analog
- Yêu cầu băng thông lớn hơn

(Do để thể hiện được lượng thông tin giống với tín hiệu analog, tín hiệu số phải sử
dụng rất nhiều các giá trị cố định trong một thời gian tương đương)

- Yêu cầu kĩ thuật cao hơn


5. Trả lời câu hỏi

?1/ 34: Hãy cho biết, tín hiệu số với hai mức và tín hiệu số với bốn mức, tín hiệu nào cho
phép mang nhiều bit hơn trên một mức?

- Áp dụng công thức log2(N)=x bit ta có:


 Log2(2) = 1 vậy tín hiệu số 2 mức cho phép mỗi mức truyền đi 1 bit.
 Log2(4) = 2 vậy tín hiệu số 4 mức cho phép mỗi mức truyền đi 2 bit
 Tín hiệu số 4 mức cho phép truyền nhiều bit hơn.

?2/ 34: Tín hiệu tương tự và tín hiệu số có bao nhiêu giá trị (mức) điện áp, sự khác nhau
cơ bản giữa tín hiệu tương tự và tín hiệu số là gì?

- Tín hiệu tương tự: vô hạn


- Tín hiệu số: hữu hạn
- Sự khác nhau cơ bản:
 Tín hiệu tương tự truyền tín hiệu liên tục theo thời gian, có vô số mức điện áp,
được biểu diễn dưới dạng đường cong theo thời gian
 Tín hiệu số truyền tín hiệu rời rạc, có một số mức điện áp nhất định, được biểu
diễn dưới dạng xung vuông
III. TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ VÀ TÍN HIỆU SỐ
1. Truyền dẫn dữ liệu tương tự
- Dữ liệu tương tự chứa thông tin liên tục

(Do tín hiệu tương tự là tín hiệu liên tục theo thời gian, không bị ngắt quãng, nghĩa
là luôn có thông tin truyền qua)

- Truyền dữ liệu dưới dạng tương tự là sử dụng các sóng liên tục dạng sin
hoặc cosin để truyền tải thông tin: dữ liệu cần truyền được biến đổi thành
tín hiệu tương tự nhờ các bộ chuyển đổi

(VD: bài nhạc hoặc tiếng nói, tiếng hát)

- Bộ phận chuyển đổi ở máy phát biến tin tức thành tín hiệu tương tự, sau
khi được xử lý (Như lọc, khuếch đại, ...) sẽ qua bộ phận điều chế đề dời
phổ tần, cuối cùng bộ phận giao tiếp sẽ phát tín hiệu tương thích với mọi
trường hay kênh truyền.
Ăng ten analog
2. Truyền dẫn dữ liệu số
- Dữ liệu số chứa thông tin rời rạc

(Do tín hiệu số là tín hiệu có mức on và off (0,1), nên chứa thông tin rời rạc)

- Truyền dưới dạng số là sử dụng các mức điện áp(Các xung vuông, rời
rạc) để truyền tải thông tin: dữ liệu cần truyền được biến đổi thành tín
hiệu số nhờ các bộ mã hoá.

(VD: các thiết bị điện tử kỹ thuật số, ...)

- Bộ phận chính của hệ thống là bộ phận biến đổi A→D (Analog to Digital
Converter, ADC) ở máy phát (biến tín hiệu tương tự thành tín hiệu số) và
biến đổi D→ A (Digital to Analog Converter, DAC) ở máy thu (biến tín
hiệu số thành tín hiệu tương tự).
- Việc truyền tín hiệu số được thực hiện bằng cách phát tuần tự các mã nhị
phân này.
3. Sự khác nhau giữa truyền dữ liệu bằng tín hiệu tương tự và tín
hiệu số

Tín hiệu Tương tự Tín hiệu số


Ảnh hưỡng - Dễ bị nhiễu - Ít bị nhiễu hơn
của nhiễu
(Bị tác động của các loại (Dễ dàng truyền tín hiệu
sóng khác như sóng hài, đi xa)
máy hàn điện..., truyền đi
với quãng đường xa sẽ bị
các yếu tố ảnh hưởng
làm nhiễu, làm méo dạng
tín hiệu.)
- Nguyên nhân chủ yếu
do nhà máy đặt tại
khu vực trong phạm
vi có các trạm phát
sóng di động hoặc đặt
ở bên dưới những trụ
đường dây cao thế
hay trung thế.

Suy giảm - Không giữ nguyên - Giữ nguyên được chất


trong quá
được chất lượng tín lượng tín hiệu ban đầu
trình truyền
và ghi/đọc hiệu ban đầu (Do tín
(Do chỉ có số hữu han 1
hiệu dễ bị suy giảm
và 0, dễ giữ được)
tín hiệu theo thời
gian, khó có thể lặp
lại 1 sóng tương tự
trên nhiều điểm)

Chất lượng tín - Chất lượng tín hiệu dễ - Chất lượng tín hiệu tốt,
hiệu
bị nhiễu, bị suy giảm ít bị nhiễu
theo thời gian

Số lần sao - Khó sao chép - Dễ sao chép


chép
(Do khó có thể lặp lại 1 (Do tín hiệu chỉ có hai
sóng tương tự trên nhiều con số hữu hạn là 1 và 0
điểm vì truyền vô số mức nên dễ sao chép đúng
điện áp trong 1 thời gian, chính xác dữ liệu)
dễ bị nhiễu)
Khả năng - Khó khôi phục - Dễ khôi phục
khôi phục tín
hiệu (Do quá nhiều mức điện (Do tín hiệu chỉ có hai con
áp, khó lặp lại 1 sóng số hữu hạn là 1 và 0 nên
tương tự trên nhiều điêm, dễ sao chép đúng chính
dễ bị nhiễu, tín hiệu suy xác dữ liệu)
giảm theo thời gian)
Khả năng nén, - Dễ xử lí hơn - Khó xử lí hơn
lưu trữ, xử lí
- Lưu dưới dạng sóng,
bảo mật (Do biểu diễn ở dạng dữ
trên các thiết bị từ
liệu số nên trong quá trình
(Băng từ, đĩa từ,...)
truyền tải có thể thất thoát
- Khả năng lưu trữ và
một vài bit)
nén: khó lưu trữ và
- Dễ dàng lưu trữ và bảo
nén với chất lượng
mật
cao như tín hiệu số.
(Khi lưu trữ vẫn có - Lưu dưới dạng bit, trên
những tiếng nhiễu phát các thiệt bị nhớ đắt tiền
ra) (flash, usb, ...)

Cho phép - Ít người sử dụng - nhiều người sử dụng


nhiều người
dùng (Tín hiệu này nhạy cảm (Ít gây nhiễu, ít lỗi, ít vấn
với các tín hiệu gây đề, dễ truyền đi xa)
nhiễu, truyền đi với - Ví dụ: tivi nhiều người
quãng đường xa sẽ bị các cùng dùng tivi một lúc
yếu tố ảnh hưởng làm vẫn không có vấn đề gì
nhiễu, làm méo dạng tín
hiệu=> ít người dùng tín
hiệu này)
*Băng thông - Chiếm ít băng thông - Chiếm nhiều băng
để lưu trữ thông tin thông
- Để lưu trữ thông tin
(VD cassette tiêu chuẩn
với băng thông rất ngắn (Dùng kĩ thuật số, lưu trữ
là 3.8mm, lưu được thời chiếm nhiều dung lượng
lượng rất dài) hơn?)
- dễ dàng thực hiện - Không đảm bảo rằng
trong thế giới thực quá trình xử lý tín hiệu
số có thể được thực
hiện trong thời gian
thực

Giá - Giá thấp hơn - Giá thành cao hơn


Khả năng - Khó để truyền đi xa - Truyền đi xa hơn
truyền
hơn

(Truyền đi với quãng


đường xa sẽ bị các yếu tố
ảnh hưởng làm nhiễu,
làm méo dạng tín hiệu)

Cassette
Flash

USB
(*Sóng hài: một dạng nhiễu không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng lưới điện
* Vừa khó vừa dễ vì khó do biểu diễn ở dạng dữ liệu số nên trong quá
trình truyền tải có thể thất thoát một vài bit, dễ do xử lí với hai số 0 và 1.
Trong sgk ghi dễ xử lí, trên mạng ghi khó nên tui để khó
Video tham khảo: Tín hiệu Analog và Digital - Không Phải Ai Cũng Biết | Techquickie |
Vietsub - YouTube)
IV. HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN SỬ DỤNG BỘ CHUYỂN ĐỔI TƯƠNG
TỰ - SỐ VÀ SỐ - TƯƠNG TỰ
1. Khái niệm
- ADC (Analog to Digital Converter): là hệ thống mạch thực hiện chuyển
đổi một tín hiệu analog (Tín hiệu tương tự) thành tín hiệu số.

- DAC ( Digital to Analog Converter) là bộ chuyển đổi tín hiệu âm thanh


kĩ thuật số thành âm thanh analog (Tín hiệu tương tự)
*Các tín hiệu như giọng nói và âm nhạc đôi khi cần được chỉnh sửa, thêm
bớt các hiệu ứng hoặc lưu trữ như giọng nói và các thiết bị kĩ thuật số.

- Trong các hệ thống truyền giọng nói hoặc âm nhạc từ nơi này sang nơi
khác, người ta thường sử dụng các bộ ADC và DAC để thực hiện việc
chuyển đổi qua lại giữa hai loại tín hiệu này.

2. Nguyên lý hệ thống truyền dẫn sử dụng bộ chuyển đổi tương


tự - số và số - tương tự.
- Khi muốn truyền giọng nói hoặc âm thanh từ nơi này đến nơi khác, người
ta thực hiện tín hiệu từ tương tự sang số (ADC) nhờ kĩ thuật PCM
- Các tín hiệu số sau đó được mã hóa thành các xung điện hoặc biến điệu
trên các sóng mang có tần số cao để truyền đi xa và các kênh truyền bị
giới hạn về băng thông.
- Tại máy thu, quá trình chuyển đổi tín hiệu từ số sang tương tự (DAC) sẽ
được sử dụng để khôi phục lại dạng tín hiệu gốc ban đầu.
3. Ứng dụng
- ADC
+ Máy hiện sóng kỹ thuật số và đồng hồ vạn năng
+ Ví điều khiển
- DAC
+ Khuếch tán, cải thiện chất lượng âm thanh

+ Có thể kết nối với nhiều nguồn âm thanh khác nhau, chẳng hạn như
máy tính, máy nghe nhạc, điện thoại di động và nhiều thiết bị khác.
4. Câu hỏi SGK

Câu 1: Chức năng của các bộ biến điệu và tách sóng trong Hình 5.7 là gì?

Chức năng:

- Bộ biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.
- Bộ tách sóng: Tách dao động điện từ âm tần ra khỏi dao động điện từ cao tần.

Câu 2: Tín hiệu thu được đằng sau micro trong Hình 5.7 là tín hiệu tương tự hay tín
hiệu số?

Tín hiệu đằng sau micro là tín hiệu tương tự vì tín hiệu chỉ đang khuếch đại, chưa đi qua
mạch ADC nên chưa thay đổi thành tín hiệu số.

Câu 3: Tín hiệu được phát ra loa trong Hình 5.7 là tín hiệu tương tự hay tín hiệu số?

Tín hiệu được phát ra loa trong Hình 5.7 là tín hiệu tương tự vì tín hiệu vừa đi qua mạch
DAC và phát qua loa thì không làm thay đổi tín hiệu.
Câu hỏi hoạt động SGK/37: Cho biết tại sao muốn truyền giọng nói hoặc âm nhạc
chúng ta phải biến đổi chúng từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Khi muốn thu
giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta lại phải biến đổi ngược từ tín hiệu số sang tín hiệu
tương tự?

- Muốn truyền giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta phải biến đổi chúng từ tín hiệu tương
tự sang tín hiệu số vì tín hiệu đầu vào là tín hiệu tương tự và muốn truyền đi thì tín
hiệu số sẽ đảm bảo được chất lượng của tín hiệu.
- Muốn thu giọng nói hoặc âm nhạc chúng ta lại phải biến đổi ngược từ tín hiệu số sang
tín hiệu tương tự vì tín hiệu đầu vào là tín hiệu số và tín hiệu tương tự là tín hiệu tốt
đối với việc thu giọng nói, âm nhạc.

You might also like