Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

VAN BUI

BÀI TẬP CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ


(Đề gồm 02 trang)
Đề 01
Học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: ...................

Câu 1: Các bộ ba có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là
A. 3’UAA5’, 3’UAG5’ và 3’UGA5’. B. 3’AAU5’, 3’GAU5’ và 3’AGU5’.
C. 5’UAA3’, 5’AUG3’ và 5’UGA3’. D. 5’AAU3’, 5’GAU3’ và 5’AUG3’.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế phiên mã?
A. Các enzim tháo xoắn bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều
3’→ 5’.
B. Enzim ADN polimeraza bắt đầu tổng hợp đoạn mồi ADN tại vị trí khởi đầu phiên mã.
C. Khi enzim ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và
phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng.
D. Trong hai mạch của gen chỉ có mạch bổ sung được dùng làm khuôn để phiên mã thành mARN
theo nguyên tắc bổ sung rồi từ nhân ra tế bào chất để tham gia vào quá trình dịch mã.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit ở sinh vật nhân thực?
A. Riboxom hoàn chỉnh từ tế bào chất đến gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu để sẵn sàng
tổng hợp chuỗi polipeptit.
B. Bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met-tARN (UAX) bổ sung chính xác với côđon mở đầu
(AUG) trên mARN.
C. Cođon mở đầu chính là vị trí đặc hiệu để tiểu đơn vị bé của riboxom nhận biết và gắn vào
mARN.
D. Riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều 3’→ 5’.
Câu 4: Trên mạch 1 của gen, hiệu số giữa số nuclêôtit loại G và A bằng 10% tổng số nuclêôtit của mạch.
Trên mạch 2 của gen này, hiệu số giữa số nuclêôtit loại A và X bằng 10% và giữa X và G bằng 20% tổng
số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ nuclêôtit loại G trên mạch 1 của gen này là:
A. 30%. B. 25%. C. 20%. D. 15%.
Câu 5: Một sinh vật có kiểu gen AA. Khi phát sinh giao tử, cặp NST mang kiểu gen này ở một số tế bào
sinh tinh không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể sinh
ra từ sinh vật đó là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 6: Ở cà chua, màu quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi lai hai giống cà chua tứ bội quả đỏ,
người ta thu được 1/12 số cây đời con có quả vàng. Hai giống cà chua bố mẹ có kiểu gen là
A. Aaaa × Aaaa. B. AAaa × AAaa. C. AAaa × Aaaa. D. AAaa × Aa.
Câu 7: Loài A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Trong quá trình giảm phân sinh hạt phấn, đã có trao đổi
chéo đơn ở cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1, 3 và 5. Có tối đa bao nhiêu loại hạt phấn được tạo thêm
so với trường hợp không có trao đổi chéo?
A. 508. B. 128. C. 448. D. 64
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?
A. Một trong những dạng đột biến chuyển đoạn là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn giữa các
nhiễm sắc thể không tương đồng.
B. Trong đột biến chuyển đoạn, một số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang nhiễm sắc thể
khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.
C. Cá thể mang đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể thường bị giảm khả năng sinh sản.
D. Vì các cá thể mang đột biến chuyển đoạn thường bị giảm khả năng sinh sản nên đột biến chuyển
đoạn không có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
Câu 9: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tính thoái hoá của mã di truyền nghĩa là mỗi côđon có thể mã hoá cho nhiều loại axit amin.
B. Với ba loại nuclêôtit A, U, X có thể tạo ra 26 loại côđon mã hoá các axit amin.
C. Côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mở đầu.
D. Các côđon 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ là tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
Câu 10: Các cơ chế di truyền cần có sự tham gia trực tiếp của phân tử ADN là:
A. Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. B. Nhân đôi ADN và phiên mã.
TS. Bùi Thanh Vân – Trường THPT chuyên KHTN – ĐT: 0915.616.416 Trang 1/2
C. Nhân đôi ADN và dịch mã. D. Phiên mã và dịch mã.
Câu 11: Ở một loài động vật xét các tế bào đều giảm phân bình thường, trường hợp nào sau đây đúng?
ABD
A. Hai tế bào sinh tinh có kiểu gen sẽ tạo ra tối đa 4 loại giao tử.
abd
GH
B. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen tạo ra tối đa 4 loại giao tử với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số
gh
hoán vị gen.
C. Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen MmNn nếu tạo ra 4 loại giao tử thì tỉ lệ các loại giao tử là 2:2:1:1.
D. Bốn tế bào sinh trứng có kiểu gen PpQqRr có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?
A. Enzyme ADN polimerase chỉ có thể kéo dài mạch mới theo chiều từ 3’→ 5’.
B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
C. Chỉ có một trong hai mạch của ADN mẹ được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
D. Quá trình nhân đôi ADN cần có sự tham gia của các enzim như ADN pôlimeraza, ligaza,
restrictaza.
Câu 13: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai về đột biến gen?
I. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
II. Trong tự nhiên, tần số đột biến ở từng gen riêng rẽ là rất thấp.
III. Đột biến gen bao giờ cũng gây hại cho thể đột biến.
IV. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Theo lí thuyết, sự khác nhau giữa ADN tế bào nhân sơ và ADN tế bào nhân thực là
A. ADN tế bào nhân sơ có mạch đơn còn ADN tế bào nhân thực có mạch kép.
B. ADN tế bào nhân thực có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn ADN tế bào nhân sơ thì không.
C. ADN tế bào nhân sơ có mạch vòng còn ADN trong nhân tế bào nhân thực có mạch thẳng.
D. ADN tế bào nhân thực có chứa 4 loại đơn phân A, T, G, X còn ADN tế bào nhân sơ là A, U, G,
X.
Câu 15: Trên mạch 1 của gen có tổng số nuclêôtit loại ađênin và timin là 20% tổng số nuclêôtit của gen.
Trên mạch 2 của gen này có nuclêôtit loại xitôzin nhiều hơn nuclêôtit loại guanin là 10% tổng số nuclêôtit
của gen. Trên mạch 1 tỉ lệ nuclêôtit loại guanin so với tổng số nuclêôtit của mạch là
A. 40%. B. 20%. C. 30%. D. 25%.
Câu 16: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể, tạo
điều kiện cho đột biến gen, tạo nên gen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá?
A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 17: Khi nói về điều hoà hoạt động gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn dịch mã.
B. Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân thực rất phức tạp, có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác
nhau như: điều hoà phiên mã, điều hoà dịch mã, ...
C. Để điều hoà được quá trình phiên mã thì mỗi gen ngoài vùng mã hoá cần có các vùng điều hoà.
D. Điều hoà hoạt động gen là quá trình điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào.
Câu 18: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đột biến đảo đoạn NST?
I. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen.
II. Đột biến đảo đoạn NST làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
III. Đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST nên không gây
hại cho thể đột biến.
IV. Một số thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 19: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một hợp tử của loài này sau 5 lần nguyên phân
liên tiếp đã tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 416. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể bốn. B. thể không. C. thể ba. D. thể một.
Câu 20: Lai tế bào sinh dưỡng của hai loài thực vật lưỡng bội: tế bào thứ nhất có kiểu gen AaBbDd, tế
bào thứ hai có kiểu gen HhmmNn tạo ra tế bào lai. Tiếp đến, đưa tế bào lai này vào nuôi cấy trong môi
trường nuôi cấy đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài có khả năng sinh sản
hữu tính bình thường. Theo lí thuyết, khi cây lai này tự thụ phấn sẽ cho ra đời con có
A. 243 kiểu gen. B. 27 kiểu gen. C. 31 kiểu gen. D. 108 kiểu gen.

TS. Bùi Thanh Vân – Trường THPT chuyên KHTN – ĐT: 0915.616.416 Trang 2/2

You might also like