Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 77

mới không khổ. Không thì khi họ ốm đau thì mình cũng phải đi chăm sóc họ.

+ Tạo phúc cho bản thân mình để được tinh tấn.


Tạo phúc bằng cách nào?
+ Cúng dường Cha Mẹ và các Ngài bằng cách hàng ngày Kính lễ Cha Mẹ và
các Ngài:
Chén nước thanh thuỷ, thanh bông hoa quả kính lễ tại nhà.
• Hoặc đến chùa thì giúp công, hoặc dâng lễ bằng vật phẩm.
• Ngoài ra còn cúng dường bằng tâm: hàng ngày cầu cho nhân loại, chúng sinh,
đất nước được sống trong hoà bình, hạnh phúc, được đón trí tuệ của Cha Mẹ và
các Ngài.
+ Tán thán công đức của Cha Mẹ và các Ngài bằng lời ca, niệm Phật khi ta đến
nơi lễ Phật:
Học theo tấm gương của các Ngài: Dùng các câu tinh hoa của các Ngài; Niệm
Hồng danh Cha Mẹ và các Ngài
Đi đến đâu cũng ca ngợi tấm gương của các Ngài
+ Luôn luôn làm chuẩn theo trí tuệ để có phúc, đặc biệt là khởi tâm và phát tâm
bố đề. Bất kì có cơ hội gì là chúng ta khởi tâm, phát tâm bòn mót phúc đức
• Khởi tâm: Ngay lúc gặp người khó khăn, luôn khởi tâm giúp họ thì đã được
Cha Mẹ và các Ngài chứng tâm
• Phát tâm: Khi hoàn thành việc đó là đã phát tâm xong
+ Luôn luôn hoan hỉ với việc làm chuẩn theo trí tuệ của mình và người khác
+ Tạo phúc bằng công và của
Với tất cả các cách tạo phúc bằng công như vậy, chúng ta sẽ hồi hướng cho
người thân, gia tiên hoặc bất cứ ai chúng ta đang muốn tạo phúc cho họ.
* TRẢ NỢ
- Trả nợ cho ai?
Trả nợ cho người trần và vong linh mà ta đã vô tình, hữu tình, cố tình nợ từ tiến
kiếp cho đến kiếp này
– Trả nợ bằng cách nào?
+ Tròn chức năng, tròn vai trò ở bất cứ vị trí nào, từ trong công việc, cho đến
gia đình, đến các mối quan hệ xã hội.
+ Luôn trọng các nhân duyên đến với mình. Nhân duyên nào cũng là phước
báu. Hoan hỷ để đón.
+ Luôn sống đúng Đạo.
+ Khi có việc gì bất thường, cấn hoan hỷ ngay, không phàn nàn, không kêu ca,
không trách móc, không sân hận để tránh luật vận hành lại thêm tiếp nhân quả.
+ Chủ động biết báo ơn, báo hiếu, trả nợ bằng công và bằng của
* TẠO PHÚC, TRẢ NỢ BẰNG CÔNG:
- Chia sẻ những giá trị trí tuệ và tư tưởng tinh thần cho những người xung
quanh mình: ở cơ quan mình, họ hàng, người mình gặp tại thời điểm đó...
- Gieo duyên lành để họ biết đến trí tuệ để họ xoay chuyển vận mệnh
- Phóng sinh
Trong ngày ta làm được những việc này thì tối về hồi hướng:
Con xin có công đức gì từ quá khứ, hiện tại và vị lai cũng như ngày hôm nay
con có công đức gì, con cũng xin hồi hướng để tạo phúc, trả nợ cho:
+ 10 phương pháp giới chúng sinh tròn thành Phật Đạo.
+ Người trần đang sống kiếp này cùng con (là ai đọc tên).
+ Người đã giúp đỡ con trong quá khứ cũng như ngày hôm nay, con cũng xin
hỏi hướng.
+ Các vong linh: Cha mẹ 7 đời, bà con 10 kiếp; Các vong linh hiện tại ông bà có
tên (tấu tên từng vong linh); Các vong linh dòng họ gì (tấu tên từng dòng họ).
Và các vong linh khác.
* TẠO PHÚC, TRẢ NỢ BẰNG CỦA:
- Hàng tháng, chúng ta kiểm soát tài chính, dành ra một phần để tạo phúc, trả
nợ.
- Làm đúng phúc phần của mình, tránh việc để ra được nhiều thì sinh tâm tiếc
của hoặc có người thấy ít quá lại đi vay.
Trích ra bao nhiêu phần trăm là tuỳ theo thực tế thu nhập của bản thân: 70%,
50%, 30%, 20%, 10%, 5%...
- Trước khi làm dâng lên để báo cáo Cha Mẹ và các Ngài và gia tiên.
Cách Làm: Số tiền này ta đi làm cụ thể cho 3 nhóm như sau:
- Một là, cho người trần:
+ Mỗi người là bao nhiêu. Ông bà, bố mẹ, bản thân, vợ chồng con cái, anh chị
em ruột, những người đã giúp đỡ mình trong kiếp quá khứ và hiện tại. Ghi rất rõ
tên, tuổi, địa chỉ của từng người và số tiền.
+ Đích là tạo phúc cho người nhà để họ tinh tấn, khoẻ mạnh và trả nợ để họ hết
nợ, thì sẽ không ốm đau.
+ Cần có kế hoạch vì không thể tạo phúc, trả nợ 1 năm là đủ cho bao nhiêu kiếp
đã qua.
- Hai là, cho vong linh gia tiên, tiên tổ
+ Vong linh gia tiên tiến tổ của 8 dòng họ (đã lập gia đình) 4 dòng họ (chưa lập
gia đình): Dòng họ gì cần ghi rõ (dòng họ Lê, Nguyễn, Đào...) an táng tại đâu,
thờ tự tại đâu và số tiền là bao nhiêu.
Lưu ý: Số tiền làm cho dòng họ luôn luôn nhiều hơn số tiền làm cho từng vong
linh.
+ Ngoài dòng họ ra thì ta nhớ đến vong linh nào ta thỉnh tên vong linh ấy riêng
(ông bà, bố mẹ đã mất, liệt sĩ, cô dì chú bác...): Tên vong linh là gì, ngày mất
bao nhiêu, an táng tại đâu, thờ tự ở đâu và số tiền bao nhiêu. Cô bé đỏ, cậu bé
đỏ nếu không nhớ ngày thì mình chỉ ghi năm.
- Ba là các nhóm vong linh khác và các thần linh
+ Vong linh cha mẹ 7 đời, bà con 10 kiếp. Vong linh vãng lai.Vong linh súc sinh.
Vong linh oan gia trái chủ. Vong linh bám trên thân thể mình.
+ Các Thần, các Thánh của nước Nam, các anh hùng liệt sĩ nước nam. Nhóm
này chúng ta phải ghi an táng tại cự đông, cự tây, cự nam, cự bắc và mỗi nhóm
ghi tách rời, ghi rõ số tiền là bao nhiêu.
+ Thần linh của gia đình chúng ta, thần linh cơ quan làm việc của chúng ta. Ghi
rõ địa chỉ và số tiền là bao nhiêu.
- Hàng năm chúng ta tạo phúc, trả nợ thành 2 lần. Ta để dành 6 tháng/ 1 lần.
Đầu năm TẠO PHÚC vào tháng 3 dương lịch, TRẢ NỢ trước rằm tháng 7 âm
lịch.
- Số tiền này ta cần chia nhỏ ra cho người trần và cho vong linh và tấu rất rõ
ràng. Tầu lên là các Ngài đã chứng.
Ví như: Số tiền mình dành được trong 6 tháng như 100 triệu, 50 triệu, 20 triệu,
10 triệu... thì mình phải ghi rõ ra mỗi dòng họ, mỗi vong linh là bao nhiêu tiền
và mỗi người trần là bao nhiêu tiền (1 triệu hay 100,000₫ hay 10,000₫...)
- Số tiền này ta phải đi làm cho cộng đồng, người ngoài, tuyệt đối không biếu
bố mẹ mình hay những người trong dòng họ.
Cụ thể:
• Công đức vào đình, đền, miếu, mạo để giữ gìn các di tích lịch sử hoặc công
đức vào chùa để trường tổn Phật pháp.
• Làm từ thiện bằng vật chất: xây nhà, trao xe, trao quà... để hỏ trợ những người
nghèo hoặc hỗ trợ những bệnh nhân nghèo, như mổ tim hoặc gặp hoạn nạn...
+ Ta tạo nét văn hóa cho gia đình mình đi làm hoặc có thể cùng làm với những
người ở trong khu vực của mình mà họ đều đã biết đến Trí tuệ.
Tại sao những việc ta đi làm thường niên này không gọi là bố thí và thương hại
được mà đích của ta làm để báo ơn, báo hiếu, tạo phúc, trả nợ và cống hiến?
- Tại sao gọi là trả nợ?
Vì ta nợ những người trong gia đình mình và nợ cộng đồng. Những người nợ
nặng thì quay trở lại thành những người trong gia đình mình để mình trả nợ,
những người nợ nhẹ là ở ngoài cộng đồng.
Ví như: có những người ngoài cộng đồng tự nhiên họ đụng vào xe của mình, mà
mình phải xuống đỡ họ, đưa họ đi bệnh viện thì mất tiên đưa họ đi khám, chữa
bệnh và mất công để chăm sóc họ; đó là nợ cả công và của.
→ Nên ta cứ trả nợ cho gia tiên hoặc người nhà mình, hoặc cho cha mẹ 7 đời,
bà con 10 kiếp hay những người có công đã hy sinh xương máu để mình được
sống như ngày hôm nay thì mình phải trả nợ cho họ bằng công và của thì sẽ hết
nợ.
+ Còn những người mà ta không nợ họ thì mình không phải trả nợ cho họ mà ta
sẽ là tạo phúc.
+ Mình mang số tiền mà mình đã tạo phúc, trả nợ cho gia tiên, ông bà, bố mẹ để
đi làm cho cộng đồng chính là mình đang báo hiếu cho gia tiên, ông bà và bố
mẹ.
+ Mình mang số tiền đó ra để làm cho cộng đồng là mình báo ơn cho cộng đồng
+ Số tiền đó 5 ta làm bằng vật chất cho bà con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
hơn chính là mình đang chung tay với đất nước để quan tâm đến cộng đồng về
an sinh xã hội. Đó chính là ta đang cống hiến để góp phần giúp cho đất nước
phát triển.
Khi mà nhà nhà, người người hiểu được giá trị này để cùng làm cho cộng đồng
thì đất nước chúng ta sẽ giàu mạnh.
4. THỜ CÚNG CHUẨN
* BÁT HƯƠNG
Không bốc bát hương vào tháng Hoả (từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch) và sau
ngày 23 tháng Chạp đến Tết.
Ngày bốc bát hương: 6, 9, 16, 19, 21, 23, 26, 29 âm lịch
Giờ dâng bát hương là giờ Thìn (7h00 – 9h00 sáng)
- Tỉa chân hương thường làm vào 23 Tết. Còn ngoài năm mà bát hương đầy thì
làm vào ngày rằm, trừ những tháng hoả (tháng 4 đến tháng 7 âm lịch)
- Bát hương không thờ 2 bên rồng mà phải là bên phải là bên rồng, bên trái là
bên phượng theo hướng nhìn vào cung thờ.
- 1 bát hoặc 3 bát hương nhưng phải thỉnh đủ: Thần linh, Bà Cô Tổ và Gia tiên:
+ Thần Linh: cai quản khu đất nhà mình. Thờ Thần linh là biết ơn vị thần cai
quản, trông coi cho gia đình mình.
+ Bà Cô Tổ: không phải là bà cô chết trẻ mà mỗi dòng họ cứ trăm đời mới có
một bà cô tổ. Bà cô tổ làm trên cung Mẫu Thiên và được các Ngài ban cho một
số quyền năng giúp con cháu khi cần thiết. Cho nên khi gia đình có việc gì, thì
ta thắp hương thinh Thần linh, sau đó là Bà có tổ.
Nếu trong quyền năng của Bà Cô Tổ thì Bà độ ngay, nếu không ta phải quy về
phúc đức của bản thân.
Nên nói đến MẪU CỬU TRÙNG THIÊN thì nhiều người biết. Có gia đình còn
lập ban thờ MẪU THIÊN ngoài trời vì bà cô tổ về báo cho con cháu từ xa xưa.
+ Gia tiên: Phải thỉnh đủ 9 đời Cửu huyền thất tổ, nếu không thỉnh đủ thì khi gia
tiên về, Thần linh không cho vào, thành vong văng lai, rối bị các thấy bắt về
nuôi thành âm binh, không thể siêu thoát
Nếu bốc 3 bát hương, theo hướng nhìn vào bàn thờ thì:
+ Ở giữa là bát hương Thần Linh
+ Bên trái là bát hương Bà Cô Tô
+ Bên phải là bát hương Gia tiên
- Gia chủ là người thờ tự gia tiên tiến tổ nên phải tự bốc bát hương thì gia tiên
mới hoan hỉ về để ứng chứng lô nhang.
Không nên nhờ Thấy hoặc người khác bốc vì họ không thờ gia tiên tiền tổ nhà
mình nên khi họ thỉnh thì gia tiên sẽ chấp, không về vì trần sao âm vậy.
* GIA TIÊN VỀ NGỒI Ở ĐÂU?
+ Trước đây là Sập gụ: Gia tiên về không phải là ngồi trên bát hương mà ngày
tết, ngày lễ, ngày giỗ về chứng tâm cho con cháu. Vì vậy, trước đây các cụ
thường có tủ chè để thờ, sập gụ là để các cụ về. Sau này, con cháu tam sao thất
bản, sập gụ để cho người trần ngồi ăn.
+ Bây giờ là bàn ghế: Không nhất thiết phải sập gụ, nhưng ngày giỗ, ngày lễ,
ngày tết chúng ta cần có cái bàn để một góc, xung quanh có ghế để các cụ về
chứng tâm.
+ Chiếu: Có thể thay sập gụ, bàn ghế bằng trải chiếu.
+ Khay nước lọc để ở chiếu hoặc bàn ghế: để mời các cụ về. Khay nước lọc này
chỉ có ngày giỗ, ngày Lễ, Tết mới dùng đến, chứ không được dùng hàng ngày.
* VIỆC QUY TỤ GIA TIÊN VỀ BÁT HƯƠNG:
Khi gia tiên chúng ta mất đủ 3 năm thì mới quy về bát hương đó, không phải cứ
một người ngồi trên một bát hương. Trước 3 năm thì thờ bàn vong riêng. Nhưng
gia đình nào mà con cái mất khi bố mẹ còn sống thì không quy về bát hương gia
tiên được vì bố mẹ không thờ con cái, mà thờ riêng bàn thờ con.
* THỜ PHẬT:
Ngày nay cũng đang bị lỗi là do:
+ Để ban thờ Phật chồng lên ban thờ gia tiên.
+ Nếu thờ Phật thì phải thờ cả Cha Thiên, Mẹ Địa, Hội đồng Phật Tổ, Hội đồng
Thượng Phật, Hội đồng Tam Bảo, Hội đồng Chư Phật các Đức Thế tôn, các Chư
Đại, Chư Tôn Bồ Tát, Chư Hiến Thánh Tăng, Hội đồng Chư Thiên, Chư Tiên,
Chư Mẫu, Chư Thánh, Chư Thần, Hội đồng Quần thần Văn Võ Bá Quan của
triều Thiên.
Nên thờ 1 vị là chưa đủ mà chuẩn là chiêm bái Ngài. Ta có nhân duyên với vị
Phật nào thì ta thỉnh về ta chiêm bái thì không được có bát hương, mà chỉ có
chén nước, lọ hoa và đặt bên cạnh bàn thờ gia tiên, cao hơn 23cm, cách ban thờ
gia tiên 23 cm.
* BAO SÁI BAN THỜ:
+ Khăn lau: Dùng khăn mới (thường là khăn trắng); Gấp thành 8 mặt; Giặt khăn
bằng nước
+ Thời gian bao sái: Sau khi ngủ dậy, đánh răng rửa mặt. Sau đó uống ngụm
nước, thay quần áo chỉnh tề và khấn “Xin gia tiên cho con bao sái ban thờ".
+ Bao sái bằng nước lọc, sau đó bao sái bằng rượu gừng để thanh tịnh, tẩy uế
ban thờ. Ít nhất bao sái 1 lần/ ngày.
* SẮP LỄ
– Không đặt trên bàn thờ bùa, cây, đất đá... mà chúng ta đem ở các nơi về vì vạn
vật có linh. Khi ta đặt hết lên ban thờ là các đồ vật sẽ đánh nhau, gia đình mình
sẽ bị lộn xộn.
– Cách sắp lễ chuẩn:
+ Lọ hoa: Cần cả lọ to, lọ nhỏ.
+ Mâm bồng: cũng nên có loại to, loại nhỏ. Mâm bồng không đặt đằng trước
Bát hương mà đặt 2 bên để không che mặt nguyệt.
+ Đèn dầu: là thờ ánh sáng quang minh của Phật. Đèn dầu khi nào lễ thì vặn to
lên, mở nắp ra. Hết lễ thì vặn nhỏ lại
+ 3 cái choé: Choé gạo. Choé muối. Choé nước.
• Khi nào lễ thì mở nắp ra. Lễ xong đậy nắp lại.
• 3 choé là thờ Ngọc thực, 1 tháng/ thay 1 lần vào tối 30 để sáng mùng 1 dâng
lễ.
- Gạo, muối: Để ăn
- Nước: Để rửa mặt, xoa đầu.
• Nên có 2 hũ gạo và muối để riêng, dâng lễ. Không lấy gạo muối ăn để dâng lễ.
+ 5 chén nước
• Nước đun sôi để vào phích riêng.
• Hàng ngày thì thay 5 chén nước.
• Kính lễ xong chờ hết hương thì hạ uống đổ sang chén khác, không dùng chén
thờ để uống.
+ Không để vàng mã trên bàn thờ.
+ Không để kính trên bàn thờ vì gia tiên không về được.
+ Quả thì dâng ngũ quả đúng ngũ hành. Tránh một số loại quả: xoài, măng cụt,
dứa, chuối tiêu, ổi, ớt, quýt.
+ Hoa thì hoa nên dùng các hoa như hoa hồng, hoa huệ, hoa ly, hoa lan... Hạn
chế dùng hoa cúc hoặc không dùng cũng được, vì vong rất thích hoa cúc nên khi
về sẽ ở lâu, ở lâu thường hay trêu chọc con cháu. Hoa cúc nên để ra mộ.
+ Xôi chè:
• Xôi là đơm ra đĩa, còn chè phải là chè nước (không dùng chè kho) múc ra bát.
• 1 đĩa xôi thì 3 bát chè. 3 đĩa xôi thì 5 bát chè.
Bát chè phải có đĩa đựng dưới bát chè, cái thìa để ngửa, đặt bên phải.
• Xôi chè phải có bộ riêng. Khi hạ lễ, đồ sang bát khác để thụ lộc.
+ Cơm chay: Không được đặt gà chay lên, chỉ làm các món ăn từ củ quả, đậu
phụ. Ngày giỗ, lễ, tết thì nên có cơm chay, đặt trên mâm cơm một quả trứng gà
công nghiệp (không trống), bóp méo hoặc cắt đôi, đặt cùng 3 nhúm muối, 5 lát
gừng cho linh họ về.
+ Lộ phí đi đường cho gia tiên: Rằm và Mùng 1 dâng tiến lộ phí để gia tiên đi
qua cầu, phà, qua các vùng đất, hoặc những lúc con cháu gặp nạn thì gia tiên có
thể bay đến cứu giúp được.
• Tiên lộ phí tuỳ tâm, có thể 50 nghìn, 100 nghìn, 200 nghìn...
• Khi chúng ta dâng tiến lên thì chúng ta đặt tiền lên đĩa, khum tay đọc là: “Biến
ngân xuyến, biến ngân xuyến, biến ngân xuyến"
• Tiên lộ phí này sau đó chúng ta đem đi từ thiện (từ thiện bệnh viện hoặc giúp
người khó khăn trong khu mình ở) để các Ngài quy về phúc đức làm lộ phí đi
đường cho gia tiên.
+ Đĩa gạo muối:
• Ngoài thanh bông hoa quả ra thì cần đĩa gạo muối để cho gia tiên nhà mình về
hưởng cho đủ.
• Đĩa gạo muối thì có 3 phần gạo, một phần muối, đĩa bé nhưng phải đấy. Vì
mỗi lần gia tiên về thì có: Vong linh, chân linh và hương linh.
- Chân linh là những vong linh đã siêu thoát về Thiên học đạo nhưng chưa luân
hồi.
- Vong linh là những vong chưa siêu thoát.
- Hương linh là mới mất trong 3 năm của dòng họ.
→ Nên ngày giỗ, lễ, tết ta phải xin quần áo cho gia tiên đây đủ. Đĩa gạo muối
thì lúc nào cũng có trên ban thờ.
• Cách đọc chú:
Khi bây biện đủ lễ rồi thì chúng ta đọc chú biến tất cả gạo muối, đồ lễ bằng
cách:
- Bước 1: Tay khum ở địa gạo muối và đọc “Biến thực chân ngôn” (3 lần). Đọc
đến đâu ấn quyết đến đấy.
- Bước 2: Và sau đó xoay tay theo chiều kim đồng hồ và đồng thời đọc “Nam
mô tát phạ, đát tha nga đá, Phạ rô chỉ đế, Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng". Nam
xoay 7 lần, nữ xoay 9 lần.
Lưu ý: Nếu làm với toàn bộ đồ lễ, ta khua tay cho toàn bộ mâm cỗ, khum tay và
ấn quyết đọc “Biến thực chân ngôn” (3 lần), vừa đọc vừa xoay tay theo chiều
kim đồng hồ từ từ cho dứt 1 câu thì cũng xong 1 vòng “Nam mô tát phạ, đát tha
nga đá. Phạ rô chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng".
(Nam xoay 7 vòng, nữ xoay 9 vòng)
- Bước 3: Tay chúng ta ngửa lên, hướng về ban thờ và đọc: “Án, tông tông, tông
tông, tông tông” (1 lần), đọc đến đâu thì tay chúng ta đẩy về bàn thờ đến đó.
- Ý nghĩa các chú:
- “Biến ngân xuyến" là tài chính khi dâng lộ phí.
- “Biến thực chân ngôn" để các Ngài phổ độ cho gia tiên chúng ta khi về có đủ
thức ăn, để các Ngài hóa độ cho vong linh được no đủ.
- "Án, tông tông, tông tông, tông tông" là để khai yết hầu cho những vong linh
nào trong tiến kiếp khi chết bị đặt vàng vào miệng (vì con cháu sợ khi vong linh
đi trên đường bị các vong linh khác bắt khai ra con cháu). Nên khi con cháu
thỉnh về thụ hưởng chay đàn thì gia tiên sợ rơi vàng nên không mở miệng ra ăn,
nên con cháu đọc chú để được các Ngài khai yết hầu thì gia tiên mới ăn được,
nếu không trở thành ma đói.
Lưu ý: Thời này là các Ngài khuyên là đọc tiếng mẹ đẻ, còn đọc chú là phải rõ
Chú đấy có Đích là gì và nghĩa của câu chú đấy là gì mới đọc. Nếu mình không
hiểu đọc nhầm chú thì sẽ đuổi gia tiên mình đi.
* CÁC BƯỚC KÍNH LỄ:
+ Bước 1: Thỉnh Cha Thiên, Mẹ Địa, Phật, Tiên, Thánh, Thân, Chư Đại Bồ Tát,
Chư Hiền Thánh Tăng, các Thánh, các Chúa, Bà Cô Tổ, Thần Linh, Gia tiên
tiền tổ.
Hôm nay là ngày ... tháng ... năm
+ Bước 2: Tạ ơn và hứa làm những việc Tâm Đức.
Con xin tạ ơn Cha Mẹ và các Ngài đã độ cho gia đình chúng con có ăn, có mặc,
có uống, có Tuệ của Phật, có ý chí của Thánh Tiên, cho chúng con được làm
người như ngày hôm nay, có những nhân duyên trong ngày.
(Vì ta có nhân duyên, có ăn, có mặc, có uống đều do Trời Phật ban)
Tấu lên hôm nay là ngày gì, dịp gì, tín chủ và gia đình con xin được làm cụ thể
việc gì để xin được báo ơn Cha Mẹ và các Ngài, báo hiếu cho gia tiên để giúp
cho gia tiên được siêu thoát.
+ Bước 3: Tiếp theo là ta tấu các nguyện vọng của gia đình mình để các Ngài và
gia tiên biết.
Sám hối về những tội lỗi mà mình đã vô tình, hữu tình mắc phải.
+ Bước 4: Cuối cùng là tạ lễ.
Vào ngày Giỗ, ngày lễ, rằm, mùng 1, sau khi tạ lễ chờ hết hương thì ta mang đĩa
gạo muối đi ra cách nhà ít nhất 30m để rắc, khao cho chúng sinh, rắc theo
hướng đi ra, không được rắc theo hướng về nhà.
Lưu ý: Khi thắp hương không được thổi hương, phẩy hương. Không được châm
hương trực tiếp vào đèn. Châm hương ra bên ngoài bật lửa riêng. Nếu có nến thì
để bên ngoài thì được châm hương, còn không được châm hương trong nến để
trên bàn thờ.
5. KÍNH LỄ VÀ TU SỬA TẠI GIA ĐỐI VỚI BẢN THÂN Ý NGHĨA CỦA
KÍNH LỄ VÀ TU SỬA TẠI GIA:
+ Tạ ơn Cha Mẹ và các Ngài. Tròn Hiếu – Lễ - Nghĩa. Báo hiếu cho gia tiên
được siêu thoát. Tạo phúc cho các vong linh vãng lai và hóa giải ân oán với các
vong linh oan gia. Tu sửa để lập đức. Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa
trí tuệ và văn minh thờ tự trong gia đình.
- PHƯƠNG PHÁP KÍNH LỄ VÀ TU SỬA TẠI GIA
+ Đối với gia đình thuận:
Gia đình thuận là những người thường xuyên làm được tại ban thờ, có cơ hội
sám hối những lỗi lầm của mình trong quá khứ, được bố mẹ, vợ chồng đồng
thuận.
Kính lễ:
• Dâng lễ thanh bông hoa quả, chén nước thẻ hương để cúng dường và tạ ơn
Cha Mẹ và các Ngài
• Cầu nguyện sáng tối cho thế gian, đất nước, dòng họ, gia đình
• Những ngày lễ của các vị Vua Hiên, Danh tướng tài ba, Danh Nhân Khoa
bảng, Trạng nguyên đầu triều chúng ta không đến được tận nơi thì ta ghi tên họ,
thắp nén hương tâm để ta kính lễ, tạ ơn.
• Tưởng nhớ những ngày giỗ, ngày lễ của gia tiên
• Sám hối những việc lỗi lầm của bản thân
+ Đối với gia đình không thuận
Do hệ quả i do trước đây mình vô tâm không để ý nên bây giờ mình không được
làm trước cung thờ.
Phương pháp kính lễ của gia đình không thuận:
• Sáng tối dành 10 – 15 phút đứng giữa trời để cầu nguyện cho thế gian, đất
nước, dòng họ, gia đình (làm ngoài trời để không ảnh hưởng đến người nhà
mình)
• Ngày giỏ lẻ thì ta cũng có thể tham gia với gia đình bình thường, nếu không
thì ta gửi lễ, và chắp tay giữa trời sám hối với gia tiên tiền tổ.
• Những ngày lễ của các vị Vua Hiến, Danh tướng tài ba, Danh Nhân Khoa
bảng, Trạng nguyên đầu triều chúng ta không đến được tận nơi thì ta chắp tay
giữa trời để tạ ơn.
• Sám hối những việc lỗi lầm của mình.
– TU SỬA TẠI GIA CỦA BẢN THÂN:
+ Tròn Đạo sinh, Đạo hiếu, Đạo trung, Đạo nghĩa, Đạo tình
+ Tròn chức năng, trách nhiệm trong gia đình
+ Trọng các mối quan hệ trong gia đình
+ Bản thân cần giữ Giới luật và giữ Hạnh
Đây chính là phương pháp kính lễ và tu sửa tại gia để chúng ta có được gia tiên,
tiền tổ chứng tâm con cháu là bắt đầu hướng tâm, hướng thiện biết đến gia tiên.
6. GIẢI NGHIỆP
Không ai có thể giải nghiệp thay cho ta mà ta cần tự giải nghiệp Trí tuệ chỉ cho
ta muốn giải được nghiệp cần làm gì?
+ Dừng nghiệp. Hóa nghiệp. Đón nghiệp. Chuyển nghiệp.
* DỪNG NGHIỆP
- Xoá bỏ tư duy và thói thường
- Giữ 5 giới: Phạm ngũ giới tạo nghiệp rất nặng, dễ đoạ địa ngục.
+ Không sát sinh. Không trực tiếp sát sinh. Không xui người khác sát sinh Ra
chợ có gì mua nấy. Mua xong hồi hướng cho các con vật đó để nó được chuyển
kiếp.
+ Không ăn trộm: Không phải của mình mà mình sờ vào, nhìn vào, đụng vào thì
đều là ăn trộm.
• Tiến của chồng, của vợ tự ý lấy là ăn trộm.
• Không ăn trộm ý tưởng của người khác.
• Đi lễ mà tự mình hạ lễ ở Tam Bảo xuống cũng là ăn trộm, vì dâng để cúng
dường rồi là của các Ngài. Muốn hạ lễ thì phải xin người chấp tác ở đó, hoặc
chủ chùa, chủ đến mới được phép hạ.
• Đi chợ nhìn thấy quả nào ngon mà ăn thử cũng là ăn trộm nếu chưa xin.
• Đến nhà bố mẹ, anh chị chưa mời đã tự ý mở tủ lạnh lấy ăn; chưa mời uống
nước tự ý rót cũng là ăn trộm.
• Đi đến đâu thấy đồ của người khác tự mình xem, ngó sờ khi chưa xin đều là ăn
trộm.
• Đi đến đâu thấy chỗ trống tự ý ngồi chẳng xin phép cũng là ăn trộm.
• Ăn nhà hàng, khách sạn, thỉnh thoảng bỏ vài cái tăm, cái giấy vào túi... Lấy
một que tăm cũng tương ứng với 7 lượng vàng, vì ở đây là ý nghiệp, tâm nghiệp
– tâm ý ăn trộm.
+ Không tà dâm Để không bị phạm giới tà dâm, ta cần tránh phạm vào những
việc sau:
• Tự ý đụng chạm vào cơ thể người khác.
• Cố tình nhìn trộm người khác 3 lần trở lên
• Xem phim ảnh có nội dung không lành mạnh.
• Ăn mặc hở hang cũng là tà dâm (gây tâm ý vọng tưởng cho người khác). Để
mặc không bị tà dâm ta cần mặc như thế nào? Quần mặc phải dài đến bắp chân.
Tay áo phải qua bắp tay.
• Đi ra ngoài nói lời trăng hoa, trêu gọi, hứa lung tung
• Quan hệ bất chính.
+ Không nói dối. Không nói thêu dệt, nói câu chuyện làm quà. Không nói sai sự
thật. Không nói khéo léo, nói che đậy, nói bao biện lần tránh, rào trước đón sau,
nói vòng quanh.
+ Không rượu bia cờ bạc và các tệ nạn xã hội:
• Không cụng ly vì các thần ghi lại hết hành động. Và không làm việc để tạo
cho người khác sinh tâm ví như tạo ra công ty sản xuất game, hoặc bán bia rượu
hoặc làm ra sản phẩm để người khác phạm vào.
* Hóa NGHIỆP: Cầu Nguyện, Sám Hối
Có những nghiệp sẽ tiêu vì chưa kịp trổ. Nghiệp nào lớn trổ ra thì sẽ về. Lúc đó
phải dùng trí tuệ để hóa giải.
* ĐÓN NGHIỆP: Khi nghiệp về phải hoan hỷ đón và dùng trí tuệ để hóa giải.
* CHUYỂN NGHIỆP: Tạo phúc. Lập đức.
Như vậy, một bên dừng nghiệp, hóa nghiệp, đón nghiệp và một bên tích cực tạo
phúc, lập đức. Mọi việc là phải do chính mình làm.
7. SỬA THÂN - TÂM - KHẨU - Ý
“Một kiếp không tu muôn kiếp khổ Một đời vô đạo, vạn đời sầu"
TẠI SAO PHẢI TU SỬA?
+ Vì được làm người rất khó, đã phải trải qua vạn kiếp làm súc sinh, vạn kiếp
trong địa ngục, vạn kiếp ngã quỷ mới lên được làm người. Nếu không tu sửa thì
không biết sẽ đi về đâu.
+ Kiếp này là kiếp cuối, các Ngài đang gia hạn tiếp, đáng lẽ đã chuyển đổi chu
kỳ, nhưng các Ngài muốn cứu chúng sinh nên ban Trí tuệ xuống để cứu. Người
nào phúc cạn, nghiệp dày quá thì bắt buộc phải sàng lọc. Còn lại, có những
người nào còn một chút phúc, các Ngài cũng cứu. Cho nên, nhân duyên rất
mong manh. Phúc rất mong manh. Nên luôn phải chú trọng giữ gìn cho mình,
giữ gìn cho người khác. Đôi lúc hành động nhỏ của mình để người khác tổn
phước rất nhiều.
→ Để sửa thân, tâm, khẩu, ý cần: Luyện tinh thần ý chí. Luyện tâm thánh thiện.
Luôn hướng đến hành thiện (Đưa trí tuệ vào cuộc sống)
- THỨ NHẤT LÀ: SỬA THÂN, TÂM
Vì sao ta cần sửa thân – tâm?
Chúng ta có 2 thân là thân năng lượng và thân sinh học.
+ Thân năng lượng: Chính là cái linh khi người mẹ sinh ra người con.
Sinh thuận: Đầu ra trước, linh nhập vào từ bách hội. Ra đến đâu linh nhập vào
đến đó. Khi nhập hoàn chỉnh thì bà đỡ vỗ 3 cái vào mông, lúc đó đứa trẻ khóc
chào đời.
Sinh không thuận: Chân ra trước, con dễ bị chết ngạt vì linh chưa nhập được
vào.
Bây giờ với sự phát triển của khoa học hiện đại, trước khi sinh ra ta thường siêu
âm, nếu thuận thì sinh, không thuận thì mổ vì nếu sinh không thuận, con dễ bị
ngạt. Đó là nguyên nhân tại sao khoa học lại làm vậy. Sự phát triển của khoa
học là một thực tế mà con người cần tôn trọng.
+ Thân sinh học: Là thân bên ngoài bao bọc linh bên trong. Thân sinh học do
Ngài Tứ Đại hóa duyên, do Âm dương Ngũ hành hợp nhất tạo thành đất nước
gió lửa trong ta.
Chúng ta có Tình cha Huyết mẹ + Âm dương ngũ hành. Khi có Âm dương ngũ
hành, Ngài Tứ Đại lấy Âm dương ngũ hành để hợp nhất, tạo thành đất, nước,
gió, lửa trong ta. Có đất nước gió lửa thì ta mới hoà hợp với 4 mùa xuân – hạ -
thu - đông, thích nghi được với điều kiện sống bên ngoài.
→ Cho nên, Ngài Tứ Đại tặng cho chúng ta bài thơ sau:
“Đời là mộng sao ta còn mê mái Tấm thân này do Tứ Đại hóa duyên Đưa ta đến
cảnh khổ triền miên Mà cứ ngỡ thiên đường hạnh phúc”
Vì có nhiều người xuống trần gian không biết mình xuống để làm gì, nên chỉ
hưởng thụ. Từ đó:
+ Thân tạo nghiệp:
• Tham đắm tiền bạc, danh lợi, lao tâm khổ tứ dẫn đến bệnh tật. Thân tham ái
dục vọng, dẫn đến hao tổn sinh khí, huyết khí. Thân hành động hại con người,
động vật, thực vật tài nguyên cũng bị ảnh hưởng. Thân làm sai để người khác
trách mắng mình.
+ Tâm tạo nghiệp: Tà tâm. Mưu mô. Toan tính. Hơn thua. Được mất. Tham lam.
Sân hận. Si mê.
Tất cả tạo thành nghiệp. Thân, tâm mắc vào những điều này là nghiệp lớn nhất
cho nên cần phải tu sửa.
→ TU SỬA THÂN, TÂM NHƯ THẾ NÀO?
- Tu sửa thân:
+ Không đến nơi uế tạp. Không ăn uống vô độ. Không lao tâm khổ tứ. Làm
chuẩn theo Trí tuệ để người khác không nói mình. Không đam mê sắc dục để
tổn hao khí huyết
- Tu sửa tâm: Không tà tâm. Không mưu mô. Không toan tính.
Tuỳ thuộc vào tu sửa thân, tâm mà dẫn đến các cái chết khác nhau là chết
nghiệp và chết tiên.
+ Nếu không tu sửa được thì có 3 dạng chết nghiệp:
• Chết nghiệp nặng nhất là chết bất đắc kì tử: chết đột ngột.
• Chết bệnh tật nhưng chết ở ngoài đường, ngoài chợ, bệnh viện, không chết ở
nhà.
Linh không được về nhà. Nếu con cháu không biết gọi về thì linh lang thang,
mà lang thang thì lại bị người khác bắt mất, không siêu thoát được, ví như bị
các thấy bắt về để nuôi thành âm binh. Nên khi có người nhà mất ở bên ngoài
thì trong vòng 1 tiếng, chậm nhất là 2 tiếng mà đưa chiếc áo cũ của người mất
và thắp 5 nén hương để thỉnh linh nhập vào áo:
Cách thỉnh: “ba hồn bảy vía (nam), ba hồn chín vía (nữ) hương linh họ tên
tuổi ...mất vào lúc ...giờ ... phút; ngày ....tháng ....năm .... Nhập vào áo để đưa
linh về nhà tại địa chỉ ..."
Mang chiếc áo đó về nhà để vào một chiếc chậu, lập bàn thờ vong luôn rồi đặt
chậu dưới gầm bàn thờ vong.
Sau 49 ngày thì mang áo ra mộ hoá.
• Chết nghiệp nhưng chết ở nhà. Chết ở nhà thì 49 ngày linh vẫn ở trong nhà.
Thấy người nhà có biểu hiện sắp mất thì nên lau người cho họ bằng rượu gừng
và thay quần áo mới cho họ trước khi họ mất.
Khi người nhà mất thì cần làm như sau:
- Làm lễ báo cáo gia tiên
- Báo cáo với Thần Hoàng Làng để được che chở.
- Che toàn bộ gương kính trong nhà
- Thắp nến trong tất cả các phòng để vong không sợ.
- Nhốt chó, mèo
- Con cháu không nên khóc sẽ khiến vong linh người mất lúc đó hoảng sợ
- Không được đụng đến người mất, phải để người mất nằm một chỗ yên lặng để
niệm Phật từ 4 – 8 - 14 tiếng. Nếu đụng vào người họ thì họ sẽ rất đau.
- Nên chọn giờ để làm các thủ tục:
• Giờ khâm niệm: 5h15 sáng; 12h00 trưa hoặc 19h00 tối
• Giờ di quan: từ 7h00 đến 9h00 sáng
• Giờ hạ huyệt: từ 7h00 – 9h00 sáng hoặc 15h15 chiếu
- Kể cả mất ở bên ngoài hay mất ở nhà cũng phải đến ngày thứ 3 tính từ ngày
mất mới bắt đầu cúng cơm, và quả trứng ở trên bàn vong. Trong 3 ngày đầu thì
người chết chưa biết là mình đã chết nên chưa được cúng cơm mà chỉ được
dâng hoa quả.
- Sau đó cúng cơm hàng ngày 3 bữa đến hết 49 ngày.
- Đồ của họ trong 49 ngày tuyệt đối không được sờ đụng vào, 49 ngày mới được
hóa đi.
- Trong 7 tuần đầu, tuần nào cũng phải đọc sám từ 10h - 12h trưa để vong
nương nhờ khi đi xét tội trong 49 ngày.
(Tuần đầu tiên là ngày thứ 7 tính từ ngày mất, ta tính theo ngày cho đủ 7 ngày)
Ví dụ: Mất vào thứ 3 tuần này thì thứ 2 tuần sau là ngày tuần đầu tiên. Các tuần
tiếp theo là vào thứ 2.
- Tiến phúng thì phải làm phúc cho họ, không được tiêu. Trong 49 ngày đang bị
khảo tội, nên con cháu làm phúc, hồi hướng cho họ thì giảm tội rất nhiều.
LƯU Ý: Tuyệt đối ta không được nghe người khác doạ là chết vào giờ xấu
khiến người trấn hoang mang tư tưởng rồi làm lễ tốn tiền hoặc yểm bùa vào nhà
mình và phần mộ khiến gia tiên không về nhà được thì trở thành vong lang
thang.
Người chết không chọn được giờ mà phụ thuộc vào phúc nghiệp của họ. Khi ta
đã có Trí tuệ định hướng thì ta hãy làm theo trí tuệ để biến nguy thành an, biển
họa thành phúc.
+ Nếu tu sửa được thì chết tiên: chết tận mệnh: Chết trên tay con cái. Biết trước
ngày chết. Đi ngủ rồi đi luôn. Ốm mà không ăn gì cả, uống nước 5-10 ngày sau
đó rối chết.
+ 9 cái chết oan mà khi không có trí tuệ người ta bảo chết do số
• Trái với đạo lý dẫn đến bị bắt và xử tử mà chết. Bệnh tật mà không đi chữa, tin
thấy tà cứ cúng mãi mà chết. Vui chơi ham mê tửu sắc tinh khí tổn hại dẫn đến
chết yểu. Chết cháy. Chết đuối. Chết do uống thuốc độc. Chết do thú cắn. Chết
đói, chết khát. Chơi những hành động mạo hiểm mà chết.
- THỨ HAI LÀ: SỬA KHẨU, Ý
Khẩu, Ý nói những điều thiện lành thì tạo ra duyên lành. Duyên nghiệp là do
mắc ý nghiệp, khẩu nghiệp.
- Khẩu nghiệp, ý nghiệp ta hay mắc do đâu?
+ Khẩu nghiệp:
• Thường là nguyền rủa người khác. Nói những điều ác. Nói không rõ ràng,
không chuẩn mực bị gây các Ngài ghi nhắm. Nên phải nói to, nói rõ, không hiểu
phải hỏi lại. Nói những lời đùa cợt tục tĩu. Nói dối. Chửi thẩm, chửi thể người
khác. Nói những điều tiêu cực về đất nước, xã hội Hùa vào nói xấu người khác.
Người khác nói xấu, mình ngồi nghe mình cũng có tội. Ai nói xấu người khác
mà mình không ngăn được thì phải xin phép không tham gia.
+ Ý nghiệp:
• Suy diễn lung tung. Suy đoán, suy tưởng, suy nghĩ hộ người khác. Tự nghĩ, tự
làm, suy nghĩ âm mưu, thủ đoạn hại người, lợi mình từ đó tạo ra các oan khiên
tích kiết vào mình.
– Tu sửa khẩu, ý như thế nào?
+ Tu sửa khẩu:
• Nói rõ ràng, chuẩn mực, nói đúng lúc, đúng chỗ. Nói đủ câu, đủ ý, đủ từ.
Trọng lời nói, trước sau nói như một. Không trêu đùa. Không nói lung tung.
Không hứa hẹn những việc chưa chắc chắn. Không khuyên người khác. Không
kiếm chuyện làm quà.
+ Tu sửa ý: Không suy tưởng. Không suy diễn. Không suy tính. Không suy
đoán. Nghe đâu biết đấy, nghe đâu bỏ đấy. Khi nào làm thì dùng trí tuệ.
→ Để tránh phạm vào tư duy ta cần bám vào: Thấu triệt. Nguyên lý. Đạo.
Nguyên tắc. Pháp
III. CÕI TA BÀ
- Các dạng tái sinh: Súc sinh. Người. A tu la. Cõi trời.
Hai nhóm xuống trần: Bồ tát. Cửa thiên
Cõi Ta Bà hay còn gọi là cõi Nam Diêm Phù Đề, hay còn gọi là cõi người/ cõi
tạm/ cõi trần gian...
- CÁC DẠNG TÁI SINH (ĐẦU THAI)
Cõi ta bà có 5 dạng tái sinh làm người.
Quỷ tái sinh làm người:
+ Tiến kiếp là quỷ. Trong kiếp nào đó tu phúc nên được làm người. Không tu
tiếp: Hết phúc, nghiệp về trở nên ác độc, mưu mô, thâm nho, thô tục, cộc cằn.
Súc sinh tái sinh làm người:
+ Tiền kiếp là súc sinh, do tu phúc nên được làm người. Không tu tiếp thì ngày
càng chậm đi, đần đi.
Người đầu thai lại làm người:
+ Tiến kiếp sống tốt đời đẹp đạo được đầu thai lại làm người Không tu thì dần
dần trở nên tham lam, ích kỷ, đố kỵ, sân si, ghen ghét, toan tính. Dần dần không
biết đoạ vào đâu.
Atula đầu thai làm người:
+ Tiến kiếp cũng làm phúc nhưng tính tình kiêu ngạo, kiêu căng, hay ghen ghét,
chê người khác nên về Atula. Còn ít phúc đầu thai lại làm người. Đặc tính là
chân dài và đẹp, kiêu mạn, ích kỉ, siêng ăn, siêng chơi, lười làm, thường có căn
mệnh làm người đẹp hoặc là những người có tên tuổi trong giới.
+ Nếu không tu tiếp, khi hết phúc, nghiệp dẫn, dễ rơi vào nhà thổ hoặc làm
những việc liên quan đến trai gái chứ không muốn lao động chân chính.
Cõi trời đầu thai làm người:
+ Khi làm con người, họ đã làm phúc rất nhiều, và chỉ muốn hưởng phúc báo,
không hồi hướng cho ai, và không chịu tu sửa. Nên về trời hưởng phúc. Còn ít
phúc được đầu thai lại làm người.
+ Đặc tính: Hồn nhiên như cô tiên, không có kế hoạch, không khát vọng, lành
lành, chẳng quan tâm điều gì. Người nhiều phúc thì được vào gia đình giàu có,
hoặc lấy người chống người vợ giàu có. Người còn ít phúc thì vẫn sống hồn
nhiên.
+ Nếu không tu tiếp, khi chuyển cõi thường làm các con vật được chủ yêu như
chó cảnh, mèo cảnh, chim cảnh.
Qua các dạng tái sinh thì ta cần phải định hướng cho con chúng ta ngay từ nhỏ
phải biết vốn Trí tuệ để không bị lỗi mà còn tu tiếp, không bị trở về tập khí cũ
và không bị nghiệp quả dẫn con mình dễ thay tâm đổi tính. NGƯỜI
- HAI NHÓM XUỐNG TRẦN TÌNH
Nhóm có mệnh Bồ Tát
+ Hằng hà sa số Bồ Tát xuống trần. Nhiều vị về được, nhiều vị ở lại trần gian vì
bị cám dỗ của trần gian, bị thối tâm.
+ Biểu hiện của nhóm này: Trông thì lành, yếu đuối nhưng khí phách, nội lực
rất mạnh mẽ và họ bật lên rất nhanh là người có căn cốt Bồ Tát.
Nhóm có mệnh cửa Thiên:
– 5 nhóm có mệnh cửa Thiên xuống
+ Nhóm 1: Người học giỏi, có học thức tốt. Làm việc thì có chức từ cấp trưởng
phòng trở lên.
+ Nhóm 2: Những người làm khoa học nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ, có các phát
minh, công trình phục vụ cho đất nước.
+ Nhóm 3: Những người học giỏi, có tố chất là những doanh nhân tỷ phú, triệu
phú phục vụ cho đất nước về tài chính.
+ Nhóm 4 Là những thiên tài. Họ học ít hoặc không học, nhưng rất giỏi, trở
thành những nhà nghiên cứu, doanh nhân, nhà văn, nhà thơ trong những ngành
nghề nổi bật.
+ Nhóm 5: Những người bình thường, sống có tâm đức, lo toan cho gia đình,
dòng họ.
- Đức tính của nhóm này: thẳng tính, nóng tính, trung trực và sống tình nghĩa
nhưng hay mắc vào tình cảm
- Thường mắc là lập nghiệp hay bị thử thách, hay bị oan, bị người khác hại
nhưng không hại được vì là người có mệnh và người Nhà Thiên đưa xuống nên
được Nhà Thiên che chở.
+ Vì được Nhà Thiên che chở, lại mắc vào bệnh tưởng. Tưởng mình có khả
năng, tưởng mình giỏi, tưởng mình có Trí tuệ nên họ bị nhắm về đích là vật
chất, danh vọng, hưởng thụ.
+ Họ không biết rằng các Ngài che chở là để họ xuống làm nhiệm vụ, hạnh
nguyện vô cùng quan trọng. Nhưng vì họ nhắm Đích nên cuộc sống của họ trở
nên bất ổn:
* Về sự nghiệp, tài chính, hình ảnh, danh vọng; Về sức khoẻ; Về hạnh phúc gia
đình; Về con cái; Về quan hệ; Về tình cảm; Nặng hơn nữa là nhặt lá, đá ống bơ
vì đến ngày đến giờ các Ngài thu về (thu sự tinh tấn, thông minh).
Như vậy, ở cõi ta bà có 5 dạng tái sinh và 2 nhóm xuống trần. Nhưng tựu chung
lại, dù là chúng ta ở dạng nào, nhóm nào, thì cũng đều cần phải tu luyện theo Trí
tuệ của Cha Mẹ và các Ngài.
 Trong cuộc sống ta cần: Tìm về chính mệnh của mình. Biết đến mệnh
của mình. Làm sứ mệnh để giữ chân mệnh.
Theo nguyên lý cuộc đời 2, ta sinh ra là để: Tu tiếp. Hành sứ mệnh. Trả nghiệp.
Nên ai không tu được thường quay về tập khí ban đầu.
Tại sao khi ta sống ở cõi Ta Bà cần xét người? Để không bị nhầm lẫn. Con
chúng ta và bản thân chúng ta cần bám vào Trí tuệ để có vốn sống thì được giải
thoát.
IV. MỆNH VÀ SỨ MỆNH
Chúng ta cần biết mệnh của mình. Biết làm sứ mệnh để giữ chân mệnh. Tiền tài
vật chất chỉ là phương tiện của con người. Con người là phương tiện của sứ
mệnh. Sứ mệnh là để phục vụ cho chân mệnh.
Con người ta xuống trần thì phải lập mệnh. Muốn lập mệnh đầu tiên phải giữ
được cốt mệnh, hai là giữ được chân mệnh, ba là phải biết làm sứ mệnh, bốn là
phải biết nối mệnh. Mọi cái đều là để chúng ta giữ mệnh mà thôi.
Lâu nay chúng ta hay nhầm giữa mệnh và sứ mệnh.
Khi chúng ta biết mệnh và sứ mệnh, thì chúng ta sẽ biết làm cái gì đáng nhất.
1. MỆNH
* MỆNH LÀ GÌ?
+ Mỗi người xuống trần đều có mệnh khác nhau, làm những công việc ngành
nghề khác nhau để phục vụ cho đất nước thông qua học kiến thức để biết mình
hợp với ngành nghề nào.
+ Nhiều người nhấm công việc của mình là sứ mệnh, mình đang làm việc mang
lại hữu ích cho đời. Nhưng thực ra công việc này chỉ là phương tiện.
+ Mỗi người có một công việc khác nhau, và chỉ có duy nhất một công việc.
Thời gian còn lại phải dành cho Đời, Đạo, Lợi tư. Công việc chỉ là một phần
trong Lợi tư.
* HỆ QUẢ DO NHẦM CÔNG VIỆC LÀ SỨ MỆNH
Nhiều người đang làm tốt một việc, tưởng mình giỏi, làm tiếp một việc, hai
việc, ba việc... nên không có thời gian cho Đời, Đạo, Lợi tư thì không tròn chỉ
lo mỗi công việc
Có người thì cùng một việc nhưng lại mở rộng tiếp. Càng mở tiếp càng không
có thời gian cho Đời - Đạo – Lợi tư.
→ Dần dần phúc cạn đi, làm đến đâu khó khăn đến đấy. Khó khăn lại càng có,
càng có bao nhiêu lại tạo nghiệp bấy nhiêu vì phải dùng kĩ năng, kĩ xảo nhiều.
Một là bị cạnh tranh; Hai là bị mất mát; Ba là ý tưởng cũng hết; Bốn là gia đình
- quan hệ - sức khoẻ - cuộc sống đều có vấn đề.
Có những người dùng kĩ năng, kĩ xảo trong công việc:
+ Làm doanh nghiệp thì trốn thuế. Làm công chức thì không đúng chức năng
với dân với nhà nước, Làm nghiên cứu thì nghiên cứu sai lệch khiến sản phẩm,
công trình bị lỗi.Làm nông nghiệp thì dùng thuốc sâu. Làm nghề cũng bị mắc
lúc đầu thì làm sản phẩm tốt, lúc sau lại làm ra sản phẩm kém chất lượng. Làm
sai luật pháp của đất nước
- Cần làm theo trí tuệ:
+ Doanh nghiệp phải nộp đầy đủ thuế cho nhà nước, chế độ phúc lợi đầy đủ cho
nhân viên. Công chức phải làm đúng việc của mình, đúng luật. Nhà nghiên cứu
phải nghiên cứu chuẩn mực. Làm nghề nông không được phun thuốc mà khi
khai thác đất đó, nên làm lễ trời đất để những con vật nhỏ, những sinh linh súc
sinh nhỏ trong đất ấy sẽ đi một nơi khác để không phải dùng đến thuốc trừ sâu,
hại mình, hại người, hại các sinh vật.
- Ta cần biết gốc của công việc là gì?
+ Gốc của công việc là phương tiện để một phần lo cho lợi tư, tài chính. Công
việc để ta phục vụ sự phát triển của đất nước, từ đó, chúng ta có công quả, để
không bị nợ đất nước. Do đó, công việc không phải là một sứ mệnh mà ta phải
dành tâm cho công việc đó nhiều. Chỉ dành vừa đủ để còn có thời gian cho Đời
- Đạo – Lợi tư. Tất cả để thành công đều là phải có PHÚC ĐỨC nếu không có
PHÚC ĐỨC không có được
+ Công việc cũng là việc để chúng ta luyện trí tuệ. Cần đưa trí tuệ vào công
việc, để không tạo ra nợ, ra nghiệp, để vun vén và phục vụ đất nước, để không
bị nợ đất nước.
- Phải xét được Mệnh của mình để quyết định làm gì tốt nhất?
Người nào:
+ Luôn luôn có nhiều ý tưởng, sáng kiến về tự nhiên và xã hội. Biết quản lý,
biết kiểm soát, có khả năng suy xét đa chiều. Có tầm nhìn, có khát vọng, có ý
chí. Có tâm đức
Thì mới có mệnh ra ngoài làm chủ, hoặc độc lập phụ trách một mảng lớn.
Còn người nào:
+ Không có ý tưởng, không có sáng kiến. Giao việc gì làm việc đó, chỉ đâu
đánh đấy. Không hoạt bát không giao tiếp được với mọi người
Thì người này căn cốt đã mòn, chỉ nên xác định làm công chức Nhà nước hoặc
làm thuê cho người khác, đừng chạy theo xu thế trào lưu xã hội, đừng chạy theo
cảm xúc hưng phấn, để ra ngoài làm chủ là khổ mình, khổ gia đình mình và khổ
cả người khác. Vì không biết mệnh của mình thì:
"Mệnh chưa ổn thỏa thì vận đời truân chuyên"
Vậy khi Trí Tuệ định hướng mà biết mệnh của mình chưa tròn, còn khuyết thiếu
một điểm nào đó mà vẫn muốn làm chủ thì anh phải biết kết hợp với những
người bổ sung được vào điểm khuyết thiếu đó của mình, khi đó phải xét con
người họ trước khi hợp tác.
Vậy nếu muốn làm chủ cần xem xét kỹ:
+ Thực tế. Xu thế xã hội thời điểm đó đang cần gì? Căn cơ cốt mệnh và phúc
đức của mình và họ. Xét người. Chia thu nhập công ty thành 11 khoản:
• Quỹ lương (cho nhân viên và bản thân) • Quỹ bảo hiểm cho nhân viên và bản
thân • Thuế chuẩn theo quy định của nhà nước • Quỹ ngoại giao: tri ân khách
hàng thường xuyên hoặc các khoản ngoại giao, quan hệ không thường xuyên •
Khấu hao tài sản • Chi phí hành chính: thuê nhà, điện nước, văn phòng phẩm... •
Quỹ công đoàn: phúc lợi cho nhân viên • Quỹ để phòng rủi ro • Quỹ tái đầu tư
doanh nghiệp • Quỹ tạo phúc, trả nợ hàng tháng cho doanh nghiệp • Lợi nhuận
hàng tháng hoặc có tức: chia theo dự án hoặc chia theo năm
→ Tất cả đều thuận lợi rồi thì mới ra mở riêng để tự làm chủ.
Bởi khi mở ra một việc đúng với căn cơ cốt mệnh của mình thì đã thể hiện một
người có trí tuệ
Muốn giữ được mệnh ta cần:
+ Làm đúng luật: Luật pháp, luật nhân quả, luật tự nhiên, luật lương tâm.
+ Đúng đạo: Đạo hiếu, Đạo trung, Đạo nghĩa, Đạo tình. Giữ giới: Nhiều người
chỉ vì công việc của mình mà phạm giới. Làm theo nguyên lý. Bám vào chân lý
+ Xây dựng nguyên tắc để chúng ta không bị lỗi mệnh, phá mệnh và không bị
mất mệnh bởi vì mệnh của ta là do trời đã ban cho. Hiện nay có rất nhiều người
đang dần dần mòn cốt, dần mất mệnh mà không biết.
2. SỨ MỆNH
* SỨ MỆNH LÀ GÌ?
Sứ mệnh là cống hiến vô danh vô lợi. Mỗi thời đều có sứ mệnh khác nhau. Thời
này là thời mạt, nên chọn sứ mệnh lan toả trí tuệ.
“Đất nước có vận, con người có mệnh”.
Để xoay chuyển vận mệnh đất nước thành một đất nước hưng thịnh thì cần rất
nhiều hiến tài chung tay góp sức.
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
Hiền tài là những người có đức độ lớn thì cầu sao được vậy. Đất nước có nhiều
hiến tài thì cầu Trời, cầu Phật đều được.
* SỨ MỆNH ĐÁNG NHẤT THỜI NÀY LÀ LAN TOẢ TRÍ TUỆ
Cuộc đời mỗi người khi tìm được ra ta sinh ra đời để làm gì, thì cần có đích
đáng nhất của cuộc đời mình: Trở về với Gốc.
Để về với Gốc, chúng ta chọn con đường:
“Cốt yếu lập nhân khai đường tắt. Giúp đời phương cách biết đường đi
* HÀNH SỨ MỆNH LÀ TA BÁM VÀO TỪNG THỜI KÌ
Trước đây, những thời kì trước có những vị xuống hành sứ mệnh, có khi là một
hoặc một vài người nào đấy phò tá cho một vị nào đó để tròn sứ mệnh.
Còn thời này ta chọn sứ mệnh là lan toả trí tuệ để cho chúng sinh trong thời mạt
biết đến Trí tuệ.
→ Để thực hiện được sứ mệnh, cần bám vào: Trí tuệ. Đức tin. Khát vọng lớn.
Tư tưởng lớn. Ý chí bất tử. Tâm thánh thiện. Môi trường tâm đạo. Phương pháp
cộng hưởng. Điểm tựa.
Khi ta bám vào tất cả những điều này, ta mới có thể tốt được.
Các Ngài dạy: "Con người chết không phải do bệnh, không phải do mệnh mà
chết do thiếu hiểu biết"
Chính là thiếu Trí tuệ. Cho nên, sứ mệnh vĩ đại nhất thời này là lan toả các nét
văn hóa Trí tuệ, để lại cho đời dấu ấn son.
V. GỐC PHẬT
Hiện nay, trong cuộc sống của chúng ta rất nhiều người muốn đi tìm Gốc Phật.
Người tìm ở Nepan. Người tìm ở Ấn Độ, Tây Tạng. Nhưng Phật không phải
mới có hơn 2000 năm nay. Khi Tạo Hóa sinh ra quả Địa cấu thì đã có Phật từ vô
lượng kiếp.
Nên muốn đi tìm Gốc Phật thì phải hiểu lịch sử. Nếu không, chúng ta sẽ “Đứng
giữa dòng nước trong xanh mà vẫn than mình khát nước”.
Lịch sử của đất nước Việt Nam là lịch sử lâu đời nhất. Về việc thờ tự, đất nước
Việt Nam cũng là đất nước có lịch sử thờ tự lâu đời nhất. Dù trải qua nhiều giai
đoạn bị chia rẽ, bị đô hộ nhưng vẫn có rất nhiều nhà không bao giờ thiếu được
Hiếu – Lễ - Nghĩa, mà trong Hiếu đó là Hiếu với ai, và thờ tự là rất quan trọng,
mà trong thờ tự, không thể thiếu được cây đèn dầu.
Dấu ấn cây đèn dầu?
Cây đèn dầu là của một vị Phật đắc đạo đầu tiên ở Việt Nam. Ngài là Nhiên
Đăng Cổ Phật. Nên Gốc Phật là ở Việt Nam.
+ Khi Ngài đắc đạo, Ngài đã để lại ngọn đăng. Chúng sinh thờ ngọn đăng này là
thờ ánh sáng quang minh của Phật và được khai tuệ.
+ Sau đó, con người rước ngọn đăng đưa vào đèn dầu để có bóng, để giữ ngọn
đăng, và phải thờ cả ngày, cả đêm để xoá màn u minh, tăm tối.
+ Nhưng chúng sinh không biết nên một là không thờ, hai là tắt đèn đi, ba là đổi
thành đèn điện và nến, nhưng không gì thay thế được đèn dầu.
Hạnh nguyện của Ngài rất lớn. Nên Ngài hóa thân thành rất nhiều các vị Bồ Tát
và các vị Phật khác. Gần đây nhất là Ngài hóa thân thành Di Lặc Bồ Tát.
Hạnh nguyện của Ngài Di Lặc Bồ Tát rất lớn, cũng song song với Ngài Thích
Ca. Hai Ngài đều có hạnh nguyện muốn xuống trần, và có những sự thử thách.
Câu chuyện của 2 Ngài rất dài, nhưng ta biết Ngài Thích Ca có nhân duyên
xuống trần gian, đó là tại Ấn Độ. Còn Ngài Di Lặc ở lại cung Trời Đao Lợi để
thuyết pháp.
Khi Ngài Thích Ca xuống Ấn Độ:
+ Ngài có nhân duyên gặp lại 10 đại đệ tử của Ngài, để lại dấu ấn là Kinh, Luật,
Luận (Pháp của Ngài).
• Trong 10 đại đệ tử của Ngài, có 3 vị là đi theo Pháp Trí tuệ, còn 7 vị vẫn theo
các Pháp khác. Vì Đạo Phật là đạo tự giải thoát nên mỗi nhánh nhỏ trong Đạo
Phật tìm một pháp môn tu để tự giải thoát.
• Đức Phật chỉ ra với 10 đệ tử của Ngài rằng, chỉ có Trí tuệ mới giúp giải thoát
hoàn toàn.
• Khi Ngài thuyết pháp trong 7 ngày, Ngài Xá Lợi Phất đã bỏ đạo Bà La Môn để
chuyển sang Pháp Trí tuệ và trong 7 ngày Ngài đã đắc được Quả vị A La Hán.
Có 3 vị đi theo Pháp Trí tuệ là Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Phú Lâu Na và Ngài A
Nan.
• Có 7 vị theo Pháp khác trong đó điển hình là Ngài Mục Kiến Liên theo pháp
thần thông. Đức Phật đã nói với Ngài không nên dùng thần thông vì sẽ không
bao giờ hóa giải được ân oán. Sau này khi Ngài Mục Kiền Liên quay về, cuối
cùng cũng đã phải trả ân oán, không dùng thần thông nữa, trả hết ân oán thì mới
giải thoát và nhập Niết Bàn được.
 Câu chuyện về 10 đại đệ tử của Đức Phật thể hiện rằng chỉ có Pháp Trí
tuệ mới là tối thắng nhất. Dù tu theo pháp môn nào, kể cả pháp thần
thông, vẫn phải trả nghiệp, trả nợ, trả hết ân oán thì mới giải thoát và đắc
đạo được. Chân lý này chỉ có Pháp Trí tuệ mới chỉ ra được.
+ Ngài gặp rất nhiều gian truân, vất vả vì thời đó đã là thời đại mạt. Còn bây giờ
ta đang sống là đáy của mạt. Vì là thời đại mạt, nên Ngài bị thử thách rất nhiều
và bị phá Pháp rất nhiều khi Ngài
tìm ra được Pháp. Vì trước đây khi chưa rơi vào thời mạt, Ma Phạm Vương
từng thách đố với Phật Tổ vì Ma Phạm Vương muốn chiếm lĩnh toàn bộ cõi Ta
Bà để làm chủ. Nhưng Ma Phạm Vương không có tâm Từ Bi nên Đức Phật Tổ
quyết định không cho nên Ma Phạm Vương thách đố.
Khi thách đố, Ma Phạm Vương thua Đức Phật Tổ. Ma Phạm Vương chỉ được 8
trượng, Đức Phật Tổ được 10 trượng. Ngài thắng 2 trượng vì Ngài có tâm Từ
Bi.
Khi thua, Ma Phạm Vương nói rằng: "Ngài nói Ngài có tâm Từ Bi mà tại sao lại
đưa ra nhiều giới luật như vậy?".
Đức Phật Tổ nói rằng “Ta đưa ra giới luật vì ta có tâm Từ Bi. Khi chúng sinh
bám vào giới luật thì chúng sinh không phạm vào nhân quả”.
Tuy thua, nhưng Ma Phạm Vương vẫn nói "Bây giờ ta thua Ngài, nhưng đến
thời mạt pháp, ta sẽ đưa con cháu ta len lỏi vào từng chùa, len lới từng nhà, len
lỏi từng tâm để phá Pháp của Ngài thì Ngài tính sao?”
Đức Phật rơi hai hàng lệ và nói: Gieo nhân nào thì gặt quả đấy.
Ngài nói cho ai? Ngài nói cho chúng sinh nên chúng sinh phải bám vào Giới
luật để không bị phạm vào nhân quả.
Cuộc chiến giữa Ma Phạm Vương và Đức Phật Tổ cho chúng ta thấy rằng, Ma
chỉ thiếu tâm Từ Bi. Hiện nay, quân của Ma Phạm Vương cũng có quyền phép
như Phật. Ta xin gì nó đều cho cái đó. Nhưng nó càng cho bao nhiêu thì người
trần càng bị cám dỗ bấy nhiêu, càng không về với Gốc được. Vì vậy, các Ngài
đã chỉ ra rằng, tất cả đều phải bám vào giới luật để tránh phạm vào nhân quả.
Thời Ngài Thích Ca xuống để lại Pháp nhưng bị tổn pháp
+ Ngài bị phá pháp 3 lần. Lần thứ 3 là lần Ngài nhập Niết bàn là lần bị phá Pháp
lớn nhất.
+ Lúc ấy, có một vị vua được báo mộng và đã giấu được 2 Bộ Kinh. Một Bộ
giấu tại đảo Srilanka và một Bộ giấu ở Myanma.
Sau này, Phật Pháp mới quay về Việt Nam theo 2 con đường: Nam Tông là từ
Myanma đi vào miền Nam và Bắc Tông là từ Trung Quốc đi vào miền Bắc.
Không được cúng vàng mã, hình nhân thế mạng...
Bắc Tông đi từ Trung Quốc vào nên ta bị Trung Quốc thay đổi rất nhiều.
Họ biết Việt Nam là đất nước địa linh, nên nhiều lần muốn xâm chiếm nước
chúng ta nhưng không xâm chiếm được. Vì vậy, họ dùng hình thức tâm linh để
phá Việt Nam.
Từ vàng mã, cúng rượu thịt, đến cúng hình nhân thế mạng và một số tục lệ thờ
tự đều là do Trung Quốc đưa vào. Họ xui người dân Việt Nam:
+ Thờ bát hương 2 rồng cũng từ Trung Quốc đưa vào (nhưng trí tuệ chỉ cho ta
bát hương là phải thờ 1 bên rồng, 1 bên phượng để ý nghĩa là để thờ Cha Mẹ)
+ Phải cúng rượu, thịt cho gia tiên để gia tiên ăn mới được no vì gia tiên sống ăn
thịt thì bây giờ phải cúng thịt.
+ Phải cúng nhiều tiến vàng, vàng mã thì gia tiên mới có tiền để tiêu.
+ Phải cúng nhiều hình nhân thế mạng mới giải nghiệp được.
+ Phải cúng thật nhiều ngựa, voi thì các Ngài mới ban cho lộc.
Người Việt Nam vốn hiền lành, tin người đã làm theo nên sai với nguyên lý.
- Nguyên lý thứ nhất: Tuyệt đối không được sát sinh để cúng tiến gia tiên cũng
như Trời Phật vì:
+ Vạn vật đều có linh, đều do các Ngài hóa hiện. Nên các Ngài không bao giờ
đồng tình với việc sát sinh để cúng các Ngài, cúng gia tiên. Khi ta sát sinh 1 con
gà, gia tiên bị đoạ địa ngục tiếp. Người trần làm, gia tiên phải chịu tội.
+ Chỉ được dùng thanh bông hoa quả, xôi chè. Không có điều kiện chỉ cần chén
nước, thẻ hương các Ngài cũng chứng. Các Ngài chứng tâm không chứng lễ là
vì như vậy.
– Nguyên lý thứ hai: Tuyệt đối không dùng vàng mã, đốt quần áo giả, vì đó là
lừa gia tiên.
+ Vàng mã đốt đi là hết. Ngày giỗ, ngày lễ, ngày Tết phải dùng bằng tiến thật.
Tiến đó đi làm phúc, làm lộ phí đi đường cho gia tiên thì gia tiên mới có lộ phí
qua cầu đường để đỡ cho con cháu khi con cháu gặp nạn.
+ Quần áo giả cũng không được đốt vì ngoài lý do là lừa gia tiên ra, thì quan
trọng nhất là chỉ có các Ngài mới biết gia tiên chúng ta đã siêu thoát hay chưa,
đang ở cõi nào, mỗi một cõi là mặc quần áo khác nhau. Mỗi một người xuống
phần âm khác nhau, làm nhiệm vụ khác nhau thì cũng mặc quần áo khác nhau.
Nên những ngày giỗ, con cháu phát tâm xin các Ngài gia hộ, ban quần áo cho
gia tiên, thì gia tiên mới được ban.
– Nguyên lý thứ ba: Không được dùng hình nhân thế mạng vì:
+ Khi làm lễ, các cô hồn sẽ nhập vào hình nhân thế mạng và chết thay cho
người nhà mình.
+ Đến ngày đến giờ, cô hồn muốn luân hồi thì cô hồn sẽ bắt người nhà mình
chết thay cho cô hồn. Họ sẽ bắt những người có tâm có đức nhất, người nào
hiến lành đức độ nhất thì cô hồn sẽ bắt thì mới đủ phúc đổi cho cô hồn được.
→ Nên tuyệt đối không được dùng hình nhân thế mạng là rất nguy hiểm cho
người nhà mình. Khi ta có tội thì ta phải biết dừng nghiệp và sám hối.
- Nguyên lý thứ tư: Không được dùng với ngựa để cúng các Ngài
Các Ngài đi mây về gió, không dùng ngựa voi giả của trần gian. Có phúc có đức
thì các Ngài mới ban. Có tâm có đức thỉnh cầu các Ngài về ngay. Đấy là nguyên
lý để chúng ta tránh bị người khác lôi kéo.
Như vậy, vì từ vàng mã mà người trần đã bị mê tín dị đoan. Nên các Ngài mới
nói, chúng ta tuyệt đối không được theo người trần, mà phải theo Cha Mẹ và
các Ngài, đó chính là theo Trí tuệ. Đất nước chúng ta là đất nước Gốc Phật nên
rất nhiều đất nước muốn xâm chiếm. Nhưng vì ta không biết nên muốn đưa con
mình đi nơi khác, mà không biết Việt Nam là đất nước an lành nhất.
VI. BỐN DẠNG TÂM
Con người có 4 dạng tâm: Tâm thú. Tâm ma. Tâm người. Tâm Phật
- TẠI SAO CẦN BIẾT 4 DẠNG TÂM?
Biết con người có 4 dạng tâm để:
+ Kiểm soát nội tâm: Kiểm soát hành động. Phát triển tâm gì là hoàn toàn do
chúng ta. Xét người
- BIỂU HIỆN CỦA 4 DẠNG TÂM
Tâm Thú
Khi việc gì không hài lòng, ngay lập tức phản ứng bằng: Sự sân hận. Sự tiêu
cực. Thù địch. Độc ác
Tâm Ma: Si mê. Mê mờ. Mê muội.
Chú ý là những người cảm xúc là rất dễ bị tâm ma dẫn dắt. Họ là những người
hay yêu, hay ghét, hay bập bồng, là dễ bị tâm ma dẫn dắt. Vì một khi đã mê rồi,
khi sự việc xẩy ra, rất khó kiểm soát cảm xúc.
Tâm Người: Tham lam. Ganh ghét. Đố kị. Sự nhanh nhạy, sự tính toán. Hẹp hòi,
ích kỷ. Khéo léo. Che đậy. Nịnh bợ. Bon chen. Nhỏ nhen.
Vòng lẩn quẩn tham - sân - si → Khổ đau
Tham là gốc → Dẫn đến Si mê, mê mờ → Muốn nhưng không đạt được nên
dẫn đến Sân
Tâm Phật.
Đại từ: Sự hiến từ. Có những lúc mình lành như đất. Đại bi: Cứu khổ, cứu nạn,
tình yêu thương vô bờ bến không có điều kiện. Đại hỉ: sự hoan hỉ trong mỗi con
người. Đại xả: xả bỏ 3 tâm kia đi.
TA CẦN PHẢI LUYỆN TÂM PHẬT ĐỂ CHẾ NGỰ 3 TÂM KIA
Làm thế nào để luôn duy trì tâm Phật?
+ Bắt đầu bằng việc chậm lại để suy xét, để quy chiếu trí tuệ rồi mới trả lời hoặc
mới hành động. Học theo tấm gương của Bác. Vì trong Bác có đầy đủ sự từ bi,
hỷ xả, nhân ái, bao dung, độ lượng, vị tha. Ấn định dành cho tâm Phật 24/24
tiếng thì sẽ là tâm Phật hoàn toàn. Ấn định mọi lúc, mọi nơi, bất kì ở đâu, bất kì
nơi nào, bất kì với ai, ta đều nhân ái, từ bi, bao dung, độ lượng, vị tha.
“Tâm sáng sạch trong tâm tức Phật. Tối đen vẫn đục biến vị tà
“Mở lòng nhân thì sinh ra vạn phúc"
+ Luôn khởi tâm, mở tâm và phát tâm Phật thì thế giới trong lòng người thánh
thiện: Không tạo ra nghiệp quả do nghiệp chướng. Có được phúc đức thì có
phần.

VII. ĐỜI - ĐẠO – LỢI TƯ


TẠI SAO CẦN BIẾT ĐẾN ĐỜI - ĐẠO – LỢI TƯ?
+ Để biết thời gian 24 giờ mỗi ngày có lãng phí không?
+ Gốc của vấn đề: Lợi tư là phần. Đời – Đạo là Phúc và Đức. Có Phúc Đức mới
có phần. Vì vậy, Đời – Đạo – Lợi tư là kiếng 3 chân chuẩn cho cuộc đời mỗi
con người.
ĐỜI - ĐẠO – LỢI TƯ LÀ GÌ?
LỢI TỪ là gì? Gia đình .Bản thân. Quan hệ . Công việc. Tài chính
Trước đây chưa có trí tuệ, để lo cho lợi tư chúng ta chỉ nghĩ đến kiếm tiền:
+ Lo cho cuộc sống. Lo cho con cái. Hưởng thụ. Mua danh
Nhưng kết quả cuộc sống đầy bất ổn:
+ Con chơi bời hư hỏng. Bất ổn về sức khoẻ. Chết vì danh. Nhẩm đích cuộc đời
chỉ có lợi tư
 Bây giờ để lo cho lợi tư ta cần:
* Đưa Trí tuệ vào cuộc sống: Gia đình. Bản thân. Công việc. Quan hệ. Tài chính
+ Để dừng nợ, dừng nghiệp
+ Để phục vụ cho Đất nước, Gia đình, Bản thân về công sức, tài chính, chất
xám, thời gian
❖ Ứng dụng 7 phương pháp hóa giải bất ổn quá khứ

❖Xoay chuyển: Tâm. Đích. Công việc theo Trí tuệ để không tạo nghiệp

❖ Trì thời gian Đời – Đạo – Lợi tư


Bắt ổn của con người đều nằm trong Lợi tư. Muốn giải quyết được các bất ổn
đó cần tập trung vun bồi vào PHÚC ĐỨC.
ĐẠO
Đạo là con đường
– Đạo là gốc. Muốn giữ gốc cần tròn 7 đạo. Tròn đạo để lập đức
Đạo: Học đạo. Hành đạo. Tu đạo.
Học đạo
+ Được học: Tổng quan của buổi học? Buổi học có bao nhiêu phần, bao nhiêu
ý? Ngộ nhận ra của bản thân.
+ Tự học: Kết nối: Phải cần mẫn, chắt chiu, nâng niu từng dữ liệu; Hệ thống;
Học thuộc: Trong kiến thức cần học thuộc bảng chữ cái và bảng cửu chương.
Trong Trí tuệ cũng có những phần bắt buộc phải học thuộc để thẩm thấu vào
con người mình, để đi vào tiềm thức và có ý thức.
+ Đàm đạo: Học 5 bài để biết về tổng quan và bao trùm ý nghĩa của nền tảng Trí
tuệ. Còn chia nền tảng thành 11 phần là để đàm đạo giúp mình hiểu từng phần
→ Cần phải có cả hai.
Hành đạo: Hành theo 7 đạo mọi lúc, mọi nơi.
Tu đạo: Bản thân mình mọi lúc, mọi nơi trong hành xử và đối nhân xử thế luôn
ý thức bám vào 7 đạo để tu cho tròn 7 đạo.
ĐỜI LÀ THỰC HIỆN SỨ MỆNH
Nhưng từ trước đến nay, do không có trí tuệ, ta nhấm mệnh và sứ mệnh. Làm
cho nhà nước nghĩ là cống hiến: Sinh ra cái oai. Ăn bớt ăn xén. Moi tiền nhà
nước. Hạch sách nhân dân. Làm doanh nghiệp thì trốn thuế. Người dân thì
không ủng hộ lời kêu gọi của nhà nước
Dẫn đến Lỗi đạo → Khuyết đức → Mất phần
Đời là hành sứ mệnh cống hiến vô danh, vô lợi. Hành là để tu luyện. Hành là để
CÓ PHÚC CÓ PHẦN.
TẠI SAO CẦN PHẢI CÓ ĐỜI – ĐẠO – LỢI TƯ
Lâu nay con người nghĩ là ta đang có: Khả năng. Tài chính. Quan hệ. Tri thức.
Ngành nghề đang có ý tưởng tốt và phát triển tốt
Nên ta đầu tư hết mảng này đến mảng khác, nghĩ thua keo này ta bày keo khác.
Vì vậy, ta vẫn mải mê lao vào công việc mà quên mất một phần vô cùng quan
trọng là Đời – Đạo để bối vào phúc đức. Khi ta có phúc đức thì dù làm một
công việc nhỏ, tiến kiếm được không nhiều nhưng ta vẫn ổn định vì:
+ Luôn giữ được phần mình đang có. Không bị ốm đau. Không bị con cái phá,
không phải chi những khoản không đáng chi. Luôn giữ được khách hàng vì ta
đang tròn được nhân duyên
Nhưng khi công việc và cuộc sống không đúng với mong muốn của mình mà
thường xảy ra bất ổn tức là phúc đã cạn. Cần đi sâu vào Đời - Đạo để bối vào
phúc đức thì lợi tư sẽ phục hồi dẫn lại hoặc ta sẽ tìm được một cơ hội mới. Khi
phúc đang cạn đừng tham đắm lao vào vòng quay của đồng tiền mà lại mất hết.
Cả Đời - Đạo – Lợi tư đều không thể thiếu trong cuộc đời của ta, nên ta cần bám
chặt vào định hướng của Trí tuệ.
Ta dành thời gian cho Đời - Đạo cũng là đang tạo vốn phúc đức lớn. Lợi tư là
hưởng phán từ Phúc Đức, nên khi kiếm tiền mà không tạo vốn từ Phúc Đức thì
cũng mất hết.
Nên ta cần tập trung song song cả hai nguồn: Nguồn vốn Phúc Đức là Đời -
Đạo. Nguồn vốn tài chính là trong một phần của Lợi tư
Ta cần phải hiểu có ba việc khác nhau: Nghiệp thì anh phải giải, muốn giải
nghiệp thì cần làm gì? Tài chính là tài chính, muốn có phương tiện tài chính thì
cần làm gì? Phúc đức là phúc đức, muốn có phúc đức thì cần làm gì?
Ba điều này là khác nhau, không thay thế được cho nhau.
Trong đó phúc đức là gốc bao trùm: Khi có phúc đức thì anh mới tinh tấn, có ý
tưởng, sáng kiến - Thì anh mới nắm bắt được cơ hội để tạo ra thành quả được.
“Kẻ thức thời là tuấn kiệt”
Nhưng: Có phúc đức mới thức thời được// Có phúc đức mới thức tỉnh được
Cuộc đời chúng ta xuống trần không thể thiếu Đời – Đạo – Lợi tư. Ta cần phải
phân chia thời gian ra: Ngày nào Đời. Ngày nào Đạo. Ngày nào Lợi Tư
Theo đúng căn cơ để Thành ở Đời và Đắc ở Đạo.

VIII. ĐÍCH CỦA HÀNH SỨ MỆNH


Hành sứ mệnh là để : Báo Tứ Đại Trọng Ơn . Giữ chân mệnh. Tạo phúc, trả nợ,
báo ơn, báo hiếu. Cống hiến vô danh vô lợi. Hóa giải ân oán. Luyện trí tuệ
1. BÁO TỨ ĐẠI TRỌNG ƠN
+ Tạ ơn Trời Phật. Báo ơn các vị Thầy Tổ đưa đạo xuống đời. Báo ơn đất nước,
hồn thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc. Báo ơn gia tiên tiến tổ, ông bà bố mẹ.
Tạ ơn Trời Phật
Khi nào mà ta khởi tâm hạnh nguyện muốn làm sứ mệnh để trợ duyên Cha Mẹ
và các Ngài thì đó là ta đang tạ ơn Trời Phật rồi. Ngay khi ta phát nguyện là các
Ngài đã chứng.
Báo ơn các vị thấy tổ đưa Đạo xuống đời
Trí tuệ là do Tạo Hóa ban tặng, nên mỗi một thời kỳ các Ngài đưa bằng nhiều
con đường khác nhau để giúp chúng sinh... Nên các vị có công lao và công phu
rất lớn đã đưa đạo xuống đời qua từng thời kỳ, thời điểm để cho chúng sinh bám
được vào con đường Đạo.
Các thời trước, các Ngài đưa xuống nhiều nhưng chúng sinh không học được
hết, không kết nối được trí tuệ, không ứng dụng được hết, chỉ ứng dụng được
một phần.
→ Nên thời này khi ta kết nối được trí tuệ và lan tỏa trí tuệ chính là chúng ta
báo ơn những người Thầy Tổ đã đưa đạo xuống đời vì ta đang muốn báo đáp
công ơn và công lao của các vị ấy và tiếp tục sứ mệnh lan tỏa Trí tuệ cho nhân
loại.
Báo ơn đất nước, hồn thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc
Các vị vua hiền, danh tướng tài ba, các danh nhân khoa bảng, các trạng nguyên
đầu triều, các bậc tiền bối trước đây đã có công với đất nước và có ơn với dòng
họ, gia đình và bản thân mình.
Trong cộng đồng có những người là người thân trong gia đình, đồng gia quyến
đắng của các vị ấy đang sinh sống, mà lúc các vị ấy xuống trấn gian để làm sứ
mệnh, chưa chăm lo được gia đình của họ.
Hoặc cũng chính là các vị ấy ở những thời trước xuống làm sứ mệnh cống hiến
cho dân tộc, đất nước mà tạo được công, nhưng chưa tu được nên đến kiếp này
được luân hồi trở lại vào cộng đồng để tu tiếp.
Nên khi ta lan tỏa trí tuệ để giúp cho cộng đồng chính là báo ơn cho họ.
Báo ơn gia tiên tiên tổ, ông bà, bố mẹ
Khi thực hiện sứ mệnh lan tỏa trí tuệ để ta có công:
+ Hồi hướng cho ông bà, bố mẹ còn sống
+ Hồi hướng cho gia tiên tiến tổ có đủ phúc để siêu thoát.
2. GIỮ CHÂN MỆNH
Ta xuống trần gian có nhiều cám dỗ và cạm bẫy, mà khi ta không luyện được thì
rất dễ mắc.
Khi hành sứ mệnh thì ta mới gặp các cảnh ở trần gian, có những cảnh là cám dỗ
và cạm bẫy, nhưng khi bám được vào trí tuệ để luyện thì ta không bị mắc vào
đó. Khi hành sứ mệnh mà ta luôn bám vào Trí tuệ thì giữ được chân mệnh.
3. CỐNG HIẾN VÔ DANH VÔ LỢI
Hành sứ mệnh phải thuận theo thời thế. Vì vậy, cần phải có khát vọng và tầm
nhìn để trong từng thời kỳ lịch sử tìm ra nhân loại đang cần gì nhất, từ đó để lại
cho đất nước và nhân loại một công trình bằng cách dồn công phu thực hiện một
sứ mệnh cống hiến vô danh, vô lợi.
Như hiện nay sứ mệnh lan toả trí tuệ là sứ mệnh mà cộng đồng, nhân loại đang
cần nhất.
4. TẠO PHÚC, TRẢ NỢ, BÁO ƠN, BÁO HIẾU
Tại sao lan toả trí tuệ là tạo phúc, trả nợ, báo ơn, báo hiếu?
Khi ta giúp cho mọi người biết đến giá trị của trí tuệ thì giúp cho họ thoát khỏi
sự bần hàn về tư tưởng, tinh thần, vật chất và trí tuệ để cộng đồng có một cuộc
sống hạnh phúc, viên mãn vì họ đều là bà con quyến thuộc của chúng ta kiếp
này và nhiều kiếp khác.
5. HÓA GIẢI ÂN OÁN
Trước đây ta hay oán người khác là vì người này mà mình bị mất phần, vì người
kia mà mình không thành công, mà càng trách người khác thì càng để lại ân
oán. Vì còn đổ lỗi cho người khác nên mới có sân hận và oán thù. Còn oán
người khác thì đương nhiên người khác cũng oán mình nên sẽ mắc nhân quả.
Khi ta lan tỏa trí tuệ thì trí tuệ chỉ cho ta biết gốc của vấn để do đâu: nghiệp quả
do đâu, ân oán do đâu, phúc đức do đâu, phúc phần do đâu... từ đó ta không còn
oán trách, đổ lỗi cho người khác nữa thì ta sẽ hóa giải được ân oán.
6. LUYỆN TRÍ TUỆ
Các Ngài dạy: “Khổ luyện thành tài”
Khi hành sứ mệnh mà gặp bất kì một cảnh nào ta ứng dụng trí tu đúng khuôn,
đúng pháp để cảnh đó được tròn nhân duyên như là:
+ Có cảnh ta diệt trừ được nhân duyên. Có cảnh ta hóa giải được ân oán. Có
cảnh ta cứu được một người...
Mà ta không để lại hệ quả thì đó là luyện thành công.
TÂM TỪ BI
Tâm từ bi là một phần của chân lý. Chân lý gồm trí tuệ và từ bi. Nếu trí tuệ
không có từ bi, thì sẽ rất khô cứng. Trí tuệ là khuôn mẫu, từ bi như những mạch
nước chảy trong khuôn mẫu ấy, khiến cho trí tuệ vừa là khuôn, nhưng cũng rất
tinh tế, uyển chuyển.
TÂM TỪ BI LÀ: Yêu thương, Quan tâm, Giúp đỡ, Bảo vệ, Giữ gìn
 Cho mình và cho người khác
Yêu thương người khác: là ta cần thấu triệt về hoàn cảnh, điều kiện, phúc
nghiệp, căn cơ cốt mệnh của họ để mình biết cần giúp họ giá trị gì cho đáng
nhất và lâu dài thì mới thực sự là yêu thương họ.
Quan tâm và giúp đỡ đến người khác: là ta cần giúp họ cái họ cần ngay, nhưng
sau đó phải chỉ cho họ cái Gốc vấn đề đó là do đâu để giúp trong tương lai họ
không bị mắc lại nữa
Bảo vệ là:Ta không được làm tổn thương đến họ; Không để người khác chà đạp,
ức hiếp, bắt nạt, ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự của họ.
Giữ gìn cho người khác là:
+ Khi làm việc với họ thì mình cần đưa ra nguyên tắc để giúp cho họ làm đúng
Luật; Quy định hay Nguyên tắc để họ không bị mắc vào nhân quả.
+ Bản thân cần xét lại mình đang có những gì mà ảnh hưởng đến người khác thì
cần phải tránh để giữ gìn cho họ.
Ví như: Mình có tang đen thì không nên đi mở hàng của họ vào sáng sớm;
Không nên đến xông nhà ngày Tết; Không đi ăn đám cưới nhà họ; Không đến
những ngày vui của gia đình nhà họ.
Có Trí tuệ thì mới có Tâm Từ Bi vì khi có trí tuệ ta mới biết trân trọng giá trị
của từng con người, khi đó ta mới yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, giữ gìn và
bảo vệ cho người khác.
Để đạt được Tâm Từ Bi rộng lớn nhất với người khác là ta cần phải giúp cho
con người và nhân loại sớm hiểu thấu và ứng dụng được Trí tuệ.
Nên Sứ mệnh lan tỏa trí tuệ mới thực sự thể hiện Tâm Từ Bi lớn nhất.
Các Ngài viết trong Kinh:
“Ta dùng tướng lưỡi dài rộng trải khắp tam thiên đại thiên thế giới nói lời
chân thật. Chúng sinh nên tin rằng, ta có thể đếm từng chiếc lá rơi trong cõi nam
diêm phù đề này, hàng trăm hàng nghìn năm nhưng ko thể kể được công đức
của Ngài Quán thế Âm trong muôn một".
"Hoặc là Ta có thể đếm từng hạt mưa rơi trong cõi nam diêm phù đề này hàng
trăm, hàng nghìn năm nhưng ko thể kể hết được công đức của Đức Địa tạng
vương trong muôn một".
Đó chính là Tâm Từ Bi vô cùng, vô tận của các Ngài dành cho chúng sinh nhân
loại.
XOAY CHUYỂN CUỘC SỐNG CÓ TRÍ TUỆ
1. XOAY CHUYỂN
- XOAY CHUYỂN: TÂM, ĐÍCH, CÔNG VIỆC
Xoay chuyển tâm
Trước đây tâm của mình là : Tâm tham, Tâm ghen ghét đố kỵ, Hay trách móc,
Hay đổ lỗi, Không chuyên tâm, Loạn tâm, Tâm không định, Tâm làm việc đại
khái, Tâm làm việc thờ ơ, Vô tâm với người khác.
→ Bây giờ xoay chuyển tâm thành: Đưa tâm, Khởi tâm, Tâm ân cần, tâm chu
đáo, Nhất tâm, Tâm từ bi, Tâm thật
Như vậy, trước đây khi chưa có trí tuệ, tâm thường buồn khó, oán trách, ích kỷ,
ghen ghét, đố kỵ, tham lam, đòi hỏi, áp đặt... Một ngày 24 tiếng, trừ lúc ngủ đi,
thì đa số thời gian còn lại, chỉ là những dạng tâm người, tâm thú, tâm ma. Tâm
khởi đến đâu, luật vận hành ghi vào đến đấy. Khi nhân duyên hội tụ đủ chiết
xuất ra nhân quả. Thời nay, nhân quả thường đến ngay. Ngày hôm trước tâm
khởi, ngày hôm sau đã gặp cảnh.
Khi học trí tuệ, chúng ta xoay tâm. Dùng tâm Phật: đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả
để chế ngự 3 tâm người, thú, ma. Dùng yêu thương, bác ái, bao dung, độ lượng,
hoan hỉ để chế ngự ích kỷ, ghen ghét, đố kỵ, sân hận, si mê. Dùng tâm không để
chế ngự tâm tham ái sở hữu. Khi xoay tâm thì nhân quả cũng được dừng đi rất
nhiều. Cho nên xoay chuyển tâm sẽ giúp dừng được nghiệp hàng ngày.
Xoay chuyển đích
+ Trước đây đích của chúng ta là tiền tài, địa vị, con cái.
+ Bây giờ chuyển đích đáng nhất là trở về với Gốc
+ Trong lúc xoay chuyển tâm và đích mà có cảnh đổ về, ta bám vào trí tuệ để
giải:
• Xét thực tế cảnh đó như thế nào
• Đích mình muốn giải quyết cảnh đó như thế nào
• Mình dùng Nguyên lý nào và Đạo nào để giải?
• Bám vào nguyên tắc
Khi xoay tâm và xoay đích, ta còn xoay chuyển công việc theo thực tế:
Với những việc tạo nghiệp nặng, phạm vào 5 giới, ta cần có kế hoạch để dừng
Với những việc có phạm vào lỗi đạo mà ta không quyết định được việc thay đổi
và ta xét thực tế chưa thể dừng ngay được, thì ta xoay tâm để giảm nghiệp, kết
hợp với trung trực chia sẻ với những người có vai trò quyết định. Nếu họ không
thay đổi thì ta có kế hoạch để chuyển đổi công việc dẫn dân và tiến đến chuyến
công việc mới để không tiếp tục cộng nghiệp với họ.
RÀ SOÁT QUÁ KHỨ VÀ ĐỊNH VỊ HIỆN TẠI
*Rà Soát Quá Khứ: Bản thân. Gia đình. Công việc. Quan hệ. Tài chính
→ Từ quá khứ nhiều đời cho đến nay
Rà soát để: Khoanh lại quá khứ. Đối diện với thực tế để ứng dụng 7 phương
pháp hóa giải.

Gia Đình
- Gia tiên và ông bà, bố mẹ: Quá khứ 3 đời của gia tiên và của ông bà, bố mẹ.
Thờ tự trong các đời có chuẩn không? Có lỗi gì không? Họ đã từng làm nghề
gì? Có tạo nghiệp không? Trong lúc sống có làm gì tạo phúc không? Cách sống
của họ khi còn sống có đúng đạo không? Có lỗi đạo không?
Vợ chồng: Từ ngày lấy nhau thì giữ đạo với nhau thế nào? Tính cách của vợ,
chồng? Đối xử với nhau thế nào? Có tôn trọng không? Có quan tâm, chăm sóc,
chung thủy không?
- Con cái: Môi trường sống của con từ gia đình đến nhà trường từ trước đến nay
tác động với con như thế nào? Chiều chuộng con hay giúp con có nguyên tắc?
Quan hệ giữa bố mẹ và con cái thế nào? Từ trước đến nay đã dạy con được gì
rồi Nền tảng của con hiện đang có gì? - Kiến thức học thế nào? Tính cách của
con thế nào? Con có lỗi đạo hiếu không? Xã hội hiện nay đang tác động đến con
như thế nào?
- Họ hàng: Cách sống của các thành viên trong họ hàng mình thế nào? Có quan
tâm đến nhau không?Bản thân mình đối xử với họ hàng từ trước đến nay thế
nào? Nhân duyên giữa các thành viên trong gia đình là nghiệp? là duyên nợ hay
duyên
Bản Thân: Tính cách của mình? Cái tôi của mình? Cách hành xử của mình từ
trước đến nay có lỗi đạo không? Mình nợ công, nợ của ai? Từ trước đến nay có
tạo phúc không? Căn cơ, cốt mệnh của mình là gì? Có tròn Hiếu - Lễ - Nghĩa
không? Có tạo nghiệp thân, tâm, khẩu, ý không? Phạm giới gì? Lỗi hạnh gì?
Mình đã làm được gì cho cộng đồng? Lỗi đạo hiếu với nhân dân không? Mình
đã làm gì được cho đất nước? Có lỗi đạo trung với nước không?
Công Việc: Đã từng làm những công việc gì? Các công việc đó làm có phạm
vào các luật gì không? Có tạo ra nhân quả không? Công việc hiện tại kiểm soát
được hay đang bị người khác lợi dụng? Khả năng của mình có làm tròn được
công việc hiện nay không? Công việc hiện tại có còn thời gian cho Đời và Đạo
không? Hiện đang đầu tư những gì? Có kết quả không? Trong công việc có
nguyên tắc không?
Quan Hệ: Cách sống của họ đối với mình thế nào? Bản thân mình đối xử với họ
thế nào? Những quan hệ mình thường xuyên giao tiếp là người như thế nào?
Các mối quan hệ phân có rõ ràng không? Có quan hệ nào đang lợi dụng nhau
không? Có quan hệ nào đã gây ra ân oán?
Tài chính: Tiến, tài sản đã có từ trước đến nay bao nhiêu % là tiền sạch? Bao
nhiêu phần trăm là tiến bẩn? Nguồn thu tài chính hiện này đến từ đâu? Là tiền
sạch hay tiền bẩn? Hiện mình có nợ ai không? Hiện có ai nợ mình không? Chi
tiêu hiện nay đã kiểm soát chuẩn chưa? Có bao nhiêu tiền, tài sản dự trữ?
* Định Vị Hiện Tại: Gia đình, Công việc, Quan hệ, Tài chính, Bản thân
Định vị để: Xác định đích; Tâm an; Đối diện với thực tế cuộc sống của ta hiện
nay
Gia đình: Đã chuẩn về Hiếu - Lẻ - Nghĩa chưa? Văn hóa gia đình đã thực hiện
được chưa? Phúc – Nghiệp bây giờ thế nào? Con cái thế nào? Đã dạy con được
gì? Vợ chồng đã đúng đạo chưa? Đã trọng nhau không? Gia đình đã tròn chức
năng, vai trò, trách nhiệm chưa? Kiểm soát được chưa?
Công việc: Công việc đã xoay chuyển chuẩn mực theo Trí tuệ chưa? Đúng Luật
chưa? Đúng Đạo chưa? Đúng Nguyên lý chưa? Đúng nguyên tắc chưa? Đã
kiểm soát được công việc chưa? Năng lực của mình có đảm nhiệm được không?
Công việc có còn thời gian để dành cho Đời và Đạo không?
Quan hệ: Đã phân ra làm các mối quan hệ rõ ràng chưa: Quan hệ gia đình, Quan
hệ công việc, Quan hệ xã hội Đã xét người khi chơi, khi hợp tác làm ăn chưa?
Đã có nguyên tắc cho từng mối quan hệ chưa?
Tài chính: Kiếm được tiền từ đâu? Chi tiêu đã chuẩn chưa? Kiểm soát tiền kiếm
được hoàn toàn là tiến sạch chưa? Mình còn nợ ai không? Đã có kế hoạch trả
chưa ? Ai còn nợ mình không? Hiện có bao nhiêu tiền mặt dự trữ?
Bản thân: Có lỗi Đạo không? Đã làm được Đời - Đạo - Lợi Tư chưa? Mình đã
tròn chức năng chưa? Có nguyên tắc chưa? Đã kiểm soát chưa? Phúc – Nghiệp
của mình đang như thế nào? Đã xoay chuyến để làm đúng mệnh chưa? Ấn định
đích của ta là gì? Tu dưỡng lòng hiếu trung? Sống tốt đời đẹp đạo? Giải thoát?
Căn cơ, cốt mệnh của mình thế nào?
6 NẤC CĂN CƠ CỐT MỆNH
* Nấc 1 - Căn Cơ, Cốt Mệnh Mòn
+ Sinh ra ở nơi biên địa. Sống trong gia đình kiết trược, không tin nhân quả. Từ
khi sinh ra và lớn lên hay ốm đau, bệnh tật. Người yếu thế trong xã hội: Nghèo
đói, ăn xin, tàn tật... Sống lệ thuộc hoàn toàn vào người khác (đần độn). Ăn
không nên đọi, nói không nên lời
* Nấc 2 - Căn Cơ, Cốt Mệnh Đang Mòn (Mòn nhiều)
+ Nhân viên làm thuê cho doanh nghiệp hoặc công chức Nhà nước. Quá bận
việc gia đình, con cái. Phải đi làm kiếm tiền mới đủ ăn tiêu. Sống phụ thuộc vào
người khác, không chủ động được cuộc sống. Được hồng phúc của gia tiên đưa
đến học Trí tuệ nhưng do căn cốt mòn không nhận ra → Nên không trọng →
Dẫn tới mất nhân duyên
→ Những người này khi được biết đến Trí tuệ thì rất thích nhưng không dành
được ngày nào cho Đời và Đạo.
* Nấc 3 - Căn Cơ, Cót Mệnh Đang Mòn (Mòn ít)
+ Nhân viên làm thuê cho doanh nghiệp hoặc công chức Nhà nước. Chủ doanh
nghiệp hoặc chủ cửa hàng
Khi biết đến Trí tuệ thì dành được 1-2 ngày cho Đời và Đạo
* Nấc 4 - Là Người Có Mệnh Nhưng không biết mình là ai?
+ Làm sai mệnh dẫn đến lỗi mệnh, phá mệnh. Không biết Bối phúc. Không biết
lập đức. Không biết làm sứ mệnh. Tiếc đời, rơi vào nhóm 5 thích
Đến ngày đến giờ phúc đức cạn thì bất ổn về sức khỏe, gia đình, công việc,
quan hệ, tài chính (bị vỡ nợ) ...
→ Khi biết Trí tuệ thì có thể dành được nhiều thời gian nhưng những bất ổn
phía trên nên tâm không định.
* Nấc 5- Cân Cơ, Cốt Mệnh Tốt
+ Là người có tiền nhưng chưa đủ để ung dung tự tại. Người làm doanh nghiệp
nhưng vẫn phụ thuộc vào công việc, tài chính. Làm công chức nhưng vẫn phải
cáng đáng công việc ở cơ quan
Khi biết đến Trí tuệ thì dành được 3 ngày cho Đời và Đạo
* Nấc 6 - Căn Cơ, Cốt Mệnh Rất Tốt
Đây đủ hết, tài chính dư thừa → Đến khi ngộ Đạo thì xoay chuyển công việc
theo Trí tuệ để ung dung tự tại.
Biết đến Trí tuệ thì dành được 5 ngày cho Đời và Đạo, 2 ngày cho lợi tư
* 7 PHƯƠNG PHÁP HÓA GIẢI BẤT ỔN QUÁ KHỨ
+ Không đối đấu - Không đối nghịch - Không đối kháng. Ứng dụng Trí tuệ. Tạo
phúc chuẩn. Thờ cúng chuẩn. Kính lễ và tu sửa tại gia của bản thân. Giải
nghiệp. Tu sửa thân, tâm, khẩu, ý
(ĐỌC KĨ TRONG PHẦN Ý PHÁP MỞ RỘNG & TÂM TỪ BI)
* GIẢI CẢNH DO NGHIỆP NHÂN QUẢ ĐỔ VỀ
(Là khi có sự việc lạ đến với mình và gia đình)
Thời mạt có 3 cảnh nghiệp nhân quả đổ về:
• Do nghiệp nhân quả tiền kiếp do mình đã vô tình, hữu tình hoặc có tình mắc
phải
• Do Oan gia trái chủ đòi nợ
• Nhân quả hiện tiền do thiếu hiểu biết gây ra
- Do nghiệp nhân quả tiền kiếp đổ về thường mắc phải:
+ Mình hoặc người nhà ốm đau, bệnh tật khiến mình không làm được gì. Làm
ăn thua lỗ, gia đình lủng củng, quan hệ bất ổn. Người khác lừa mình. Nghiệp
che mắt mình, dẫn mình đi lung tung hoặc khiến mình mê mờ làm những việc
sai, không đáng. Đụng vào việc gì là bị nghiệp chướng, cản việc đó.
→ Khi nghiệp đổ về ta cần: Đọc sám, Trả nợ ,Tạo phúc, Ứng dụng công thức
giải cảnh, Xét thực tế.
Do oan gia trái chủ đòi nợ:
Thường ứng vào bố mẹ, vợ chồng, con cái hoặc ứng vào đối tác của mình để
hành hạ mình về: Tư tưởng, Tinh thần, Danh, Hình ảnh, Tài chính.
Ví như: Họ ứng vào mẹ chồng cứ kêu với cả nhà là con dâu lấy mất tiến của bà
là ảnh hưởng tới tinh thần và danh của người con dâu trong gia đình
→ Khi oan gia đòi nợ cần: Vui vẻ, hoan hỉ khi xảy ra để khất nợ. Khởi tâm bố
để Trả nợ bằng công và của cho oan gia. Nặng quá thì cần đọc sám hối, giải
nghiệp. Ứng dụng công thức để giải cảnh. Trong một số trường hợp cần phóng
sinh vì tiến kiếp mình câu cá, bắt chim nên bây giờ oan gia ứng vào người nhà
mình.
- Nhân quả hiện tiên do thiếu hiểu biết gây ra thì khi cảnh đến là mình nhớ được
nguyên nhân là do: Bản thân mình chủ động hành xử kém. Khi cảnh đến thì
mình đối nhân xử thế kém.
Nên để lại những hệ quả ứng vào con cháu, vợ chồng, gia đình mình mà có liên
quan tới việc mình vừa làm.
Để giải nghiệp nhân quả hiện tiền cần ứng dụng công thức giải cảnh
KHI CÓ CẢNH DO NGHIỆP NHÂN QUẢ ĐỔ VỀ THÌ CẦN
+ Xét thực tế của cảnh đó đến do đâu Do con người? Do xã hội? Do thời thế?
Xem Gốc của vấn đề đó là gì? Khi biết được gốc thì đưa pháp vào để hóa giải.
Sau khi hóa giải xong thì ta đưa khuôn pháp vào ứng dụng để duy trì cuộc sống
Trí tuệ, để không để lại những hệ quả tiếp theo.
* SỬ DỤNG CÔNG THỨC CẦN BÁM:
- Thấu triệt. Quy chiếu. Công thức đối cảnh. Công thức giải cảnh.
(ĐỌC KĨ TRONG PHẦN LUYỆN – SỬA)
II. LÊN KẾ HOẠCH THỜI GIAN ĐỜI - ĐẠO – LỢI TƯ
Kế hoạch này ta cần xét thực tế vào phúc phần và căn cơ cốt mệnh của bản thân.
Căn cứ vào phúc phần và căn cơ cốt mệnh trong 3 nhóm để ta tự xét:
- Nhóm 1: Người có căn cốt, còn chút phúc, có ít tiền, ít thời gian; nên tâm lúc
nào cũng khởi về tài chính, công việc, con cái. Ta khởi tâm mong muốn về lợi
tư thì phúc chuyển vào phần lợi tư nên học trí tuệ không mở được, hay buồn
ngủ, học không hiểu bài. Khi ứng dụng trí tuệ thì không hiểu gốc của vấn đề nên
ứng dụng không chuẩn, không có kết quả, không xoay chuyển được.
→ Nhóm này cần khởi tâm, phát tâm, bòn mót phúc đức từ những việc nhỏ nhất
để dần dần bối phúc hướng về trí tuệ để xin được khai mở về trí tuệ.
- Nhóm 2: Căn cốt kém, còn phúc nên học trí tuệ thấy rất hay, rất thích trí tuệ
nhưng mắc vào:
+ Một là, không có thời gian vì phải đi làm việc để lo cho con cái và gia đình.
+ Hai là, nợ nần phải lo đi làm để trả nợ.
+ Ba là, gặp chướng thuận. Cứ đụng vào dự án hay hợp đồng, công việc rất
thuận. Chướng thuận nên trì hoãn việc học để lo cho lợi tư, dẫn đến dễ mất con
đường. Có người gặp chướng cản. Cứ nói đến dành thời gian cho đời với đạo là
bị chướng cản.
→ Nhóm này phải tu dưỡng lòng hiếu trung:
+ Trong gia đình phải tròn Hiếu – Lễ - Nghĩa, tròn Đạo. Biết tạo phúc, trả nợ,
giải nghiệp, dừng nghiệp. Biết kính lễ và tu tại gia. Biết đưa trí tuệ vào cuộc
sống. Giữ giới và giữ hạnh.
Chuyên tâm tu dưỡng lòng hiếu trung, bồi phúc cho gia tiên. Dân dân, cả phúc
gia tiên bối cho mình cộng với phúc của mình thì mới xoay chuyển được có thời
gian cho Đời, Đạo.
Nhóm 3: Căn cốt tốt, phúc tốt: Tự do tài chính. Tự do thời gian .Chủ động việc
gia đình, vợ chồng, con cái công việc gia đình. Sức khoẻ tốt. Khát vọng cầu và
trọng.
Những người này có mệnh thì nên dành thời gian cho Đời - Đạo - Lợi tư.
Bởi vì:
+ ĐẠO: là để ta giữ gốc, bám gốc và lập đức
Khi ta tu 7 đạo thì mới hành đạo được.
Đạo gồm có: Học đạo (Học trí tuệ). Tu đạo (tu 7 đạo). Hành đạo
Học đạo (học trí tuệ)
+Được học: Học nền tảng. Học sâu. Học rộng. Đàm đạo từ 2 người trở lên các
phần đã được học. Tự học: Kết nối. Hệ thống. Học thuộc.
Tu đạo: tu 7 đạo
Hành đạo: là hành 7 đạo mọi lúc mọi nơi khi ta nhận diện ra những người làm
lỗi thì ta chỉ và chia sẻ cho họ làm đúng đạo.
+ ĐỜI: là cống hiến để có phúc và để luyện trí tuệ
+ Một là: Gieo duyên lan toả trí tuệ. Chăm sóc Hệ thống Tâm đạo
+ Hai là, trong công việc giúp đỡ chia sẻ cho đồng nghiệp về trí tuệ.
+ Ba là, trong cuộc sống phát tâm cho mọi người, chia sẻ trí tuệ cho làng xóm,
cho cộng đồng. Những người ít có thời gian thì ta làm ngay trong cơ quan, công
việc, cho làng xóm và chia thời gian nhỏ nhất.
+ Lợi Tư: là bản thân, gia đình, con cái, công việc, tài chính, các mối quan hệ ta
cần sắp xếp
Không phải vì đã sắp xếp được công việc mà lợi tư đã ổn. Trong lợi tư, ta ứng
dụng trí tuệ (khuôn) để không bị nợ điểm tựa. Và làm các việc lợi tư là để có
công quả.
Như vậy, mỗi người tuỳ thuộc vào phúc phần và căn cơ cốt mệnh của mình mà
có kế hoạch Đời - Đạo - Lợi tư khác nhau:
+ Với những người căn cơ cốt mệnh kém thì ta cần chia thời gian theo ngày và
theo giờ: Giờ nào cho Đời. Giờ nào cho Đạo. Giờ nào cho Lợi tư.
+ Căn cơ cốt mệnh tốt thì theo tuần: Ngày nào cho Đời. Ngày nào cho Đạo.
Ngày nào cho Lợi tư
Trong kế hoạch ta cần trì ít nhất 1 tháng. Trong 1 tháng rất dễ bị lệch thời gian
nên cần phấn đấu để trì. Trì thì mới luyện được tâm mình, mới tu luyện được
mình để mình có cuộc hành trình mới, cuộc đời mới.
KHI LÊN KẾ HOẠCH THỜI GIAN ĐỜI - ĐẠO – LỢI TƯ MÀ GẶP
CHƯỚNG THÌ TA CẦN: Phối hợp với người khác để làm được cả 2 việc. Xét
xem việc nào làm trước, việc nào làm sau, Nếu phải chọn 1 trong 2 việc thì
chọn việc Đáng nhất để làm.
III. ĐƯA KHUÔN TRÍ TUỆ VÀO ỨNG DỤNG
Là bản thân sống đúng khuôn Đưa Trí tuệ vào cuộc sống để ta dừng nghiệp.
Mình sống đúng khuôn Trí tuệ vì mình là con Trời, con Phật nên mình cần sống
xứng đáng với cốt cách thanh cao của mình. Còn người khác có thay đổi hay
không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phúc đức của họ, duyên nợ của mình và
họ, căn cơ cốt mệnh của họ, phúc nghiệp và nhân duyên của họ nên mình không
mong chờ sự thay đổi của họ để rồi khiến mình bị mắc tâm và mất đi đức tin
vào Trí tuệ.
* KHUÔN SỐNG BÊN TRONG LÀ ĐƯA TRÍ TUỆ VÀO
Bản thân, Gia đình, Công việc, Quan hệ, Tài chính, Xã hội, Đất nước.
 Để ta dừng nghiệp.
+ Sống đúng Nguyên lý, Sống đúng Đạo Sống, có Pháp để giải cảnh, Sống có
Điểm tựa. Sống có thực tế: Thời tế, Xã hội, Con người. Sống có nguyên tắc.
Sống cần bám vào quy luật và đạo luật. Sống biết gốc: Bám gốc. Biết gốc của
các vấn đề khi đối cảnh và giải cảnh. Sống biết đối nhân xử thế. Sống hướng
tâm → Tu tập. Sống hướng thiện - Làm từ thiện
+ Sống để làm sứ mệnh Lan Tỏa Trí Tuệ. Sống cần Luyện. Sống cần Sửa: Tư
duy, thói thường, Thân, tâm, khẩu, ý. Trở về 1 tuổi để bắt đầu cuộc sống trí tuệ.
Sống tròn chức năng. Sống cần có kế hoạch thời gian Đời - Đạo – Lợi tư
+ Sống THẬT: Thật tâm. Thật trí tuệ. Thật chuẩn mực. Thật tinh tế. Thật ân cần,
chu đáo. Thật sâu sắc. Thật quan sát.
+ Sống cần TRÒN : Tròn việc, Tròn tâm, Tròn đạo,Tròn nhân duyên. Sống cần
Trọng Sống cần giữ Giới Sống cần giữ Hạnh Sống cần phải Thấu triệt. Triệt để,
Bám đích, Xá bỏ, Tùy duyên, Hoan hỷ, Y thuật, Giải nghiệp, Trả nghiệp, Dừng
nghiệp. Hiếu - Lễ - Nghĩa. Luôn sử dụng công thức đối cảnh, giải cảnh. Sống có
nhân tâm với vạn vật. Tạo phúc bằng công và của. Trả nợ bằng công và của
+ Nghe Trí tuệ, Nhìn trí tuệ, Nói trí tuệ, Hành xử trí tuệ, Làm trí tuệ .
+ Viết trí tuệ: Viết ý chính (Cốt); Viết chi tiết (Lõi)
+ Học trí tuệ: Học tổng quan xem Đích bài đó là gì? Bài này có bao nhiêu ý
chính? Ngộ nhận ra điều gì?

ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA
* BẢN THÂN
Vì ta là con Trời, Con Phật nên ta cần sống theo khuôn Trí tuệ → Để giữ cốt
mệnh, chân mệnh
* GIA ĐÌNH
Với gia tiên
Đích là để Báo ơn, Báo hiếu nên ta cần báo Đại Hiếu bằng cách giúp gia tiên
siêu thoát.
- Kính lễ: Kính lễ Cha Mẹ và các Ngài sáng tối để gia tiên cùng kính lễ. Cầu
nguyện, sám hối cho gia tiên
- Phần mộ: Chăm sóc phần mộ cho gia tiên. Tạ mộ gia tiên vào cuối năm để tạ
ơn và hàn long mạch.
- Tạo phúc, trả nợ: Tạo phúc, trả nợ trực tiếp cho gia tiên bằng của; Hồi hướng
công đức bằng công
- Ngày kị: Nhớ các ngày giỗ, lễ của gia tiên; Tạo phúc lộ phí cho gia tiên; Xin
Cha Mẹ và các Ngài ban quần áo cho gia tiên.
- Làm lễ Vu Lan báo hiếu vào tháng 7 âm lịch hàng năm (Xá tội vong nhân)
Với ông bà, bố mẹ
Đích là để Báo ơn và Báo hiếu nên ta cần tròn Đại Hiếu:
- Hiếu tâm, hiếu dưỡng, hiếu hạnh
+ Hiếu tâm: quan tâm, hỏi thăm
+ Hiếu dưỡng: chăm sóc, phụng dưỡng
+ Hiếu hạnh: sống có đức hạnh để giữ gìn danh giá cho gia đình và làm rạng
danh gia đình
- Chia sẻ Trí tuệ để hướng đạo cho ông bà, bố mẹ
- Tạo phúc, trả nợ cho ông bà, bố mẹ bằng công và của
- Đọc sám hối giải nghiệp, nói mệnh cho ông bà, bố mẹ
- Làm lễ Vu Lan báo hiếu vào tháng 7 âm lịch hàng năm (Xá tội vong nhân)
Với vợ chồng
Đích là để trả hết nợ và hóa giải ân oán nên ta cần:
- Trọng nhau từ: tính cách, lời nói, hành động, sở thích, quan hệ, công việc
nhưng không vượt quá đạo
- Tròn: Tròn tâm; Tròn đạo; Tròn nhân duyên; Tròn việc; Tròn chức năng, vai
trò, trách nhiệm.

- Tạo phúc;Trả nợ; Có nguyên tắc


Với con cái
Đích là để trả hết nợ và hóa giải ân oán nên ta cần:
- Nuôi dưỡng, chăm sóc, cho con ăn học. Giúp con tròn chức năng. Đưa trí tuệ
vào văn hóa gia đình để hướng con sống theo Trí tuệ. Giúp con sống có nguyên
tắc.
Với họ hàng
Đích là để trả hết nợ và hóa giải ân oán nên ta cần: Quan tâm bằng điện thoại
hoặc đến trực tiếp vào các ngày Tết, Lễ, Giỗ
* CÔNG VIỆC
Đích là để thoát khỏi nghiệp đời nên ta cần:
- Tròn nhân duyên với công việc đấy
- Tròn: Tròn tâm; Tròn đạo; Tròn nhân duyên; Tròn việc.
- Công việc là phương tiện để phục vụ cho đất nước và có tài chính lo cho một
phần cuộc sống
- Cần có thời gian để dành cho Đời và Đạo; Cần có nguyên tắc.
- Ai mở doanh nghiệp thì cần:
Quan tâm chất lượng sản phẩm; Quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ cho nhân
viên; Chia sẻ Trí tuệ cho nhân viên; Chuẩn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế
thu nhập cá nhân; Chuẩn Luật doanh nghiệp
* QUAN HỆ
Đích để hóa giải ân oán nên khi quan hệ ta cần:
- Chia ra các nhóm quan hệ rõ ràng và chuẩn mực
Quan hệ gia đình; Quan hệ công việc; Quan hệ xã hội (xã giao); Tâm đạo.
- Đối xử với mọi người bằng nhân tâm để không để lại nhân quả; Nguyên tắc
* TÀI CHÍNH
Đích là để đảm bảo phương tiện tài chính lo một phần cuộc sống nên ta cấn:
- Kiểm soát được tiền sạch, tiền bẩn; Thu gom tài chính để có dòng tiền thụ
động và tiền dự trữ; Khoanh lại các khoản mình nợ người khác và người khác
nợ mình; Chia chi tiêu thành 5 khoản
* XÃ HỘI
Đích là để trả nợ và hóa giải hết ân oán nên ta cần:
- Làm từ thiện giúp đỡ cho cộng đồng bằng công và của để báo ơn, báo hiếu, trả
nợ; Trọng nhân duyên; Đối xử với mọi người bằng nhân tâm để không để lại
nhân quả ;Nguyên tắc; Hàng ngày làm phúc bằng công để tối về hồi hướng cho
10 phương pháp giới
* ĐẤT NƯỚC
Đích là để báo ơn điểm tựa nên ta cần:
- Sống và làm việc theo đúng Hiến pháp và pháp luật; Tuân thủ theo đường lối
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; Hưởng ứng và thực hiện theo các phong trào
của Đảng và Nhà nước kêu gọi; Thực hiện sứ mệnh vô danh, vô lợi để cống
hiến cho đất nước; Phục vụ cho đất nước bằng: tài chính, chất xám, công sức,
thời gian để phát triển đất nước và cho thế hệ tương lai
BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN THEO KHUÔN NÀY
(Sau khi thuần thục khuôn này thì tiếp tục ứng dụng các ý khác còn lại
trong 43 Ý ở trên)
1. Khuôn pháp đối với bản thân
+ Thấu triệt bản thân
• Thấu triệt tính cách như Nóng tính, Kiêu mạn, Thờ ơ, vô tâm, Đại khái, ẩu,
chủ quan, Khéo léo, che đậy, bao biện...
→ Bám vào trí tuệ để sửa: chuẩn mực, trung trực, kiểm soát, nguyên tắc, biết
đối nhân xử thế
• Thói quen xấu thì cần bỏ
• Phúc, Nghiệp: Phúc nhiều thì thường bị nghiệp duyên kéo; Phúc cạn thì cố
làm cũng không đạt
•Căn cơ, cốt mệnh của bản thân, Tâm của mình, Điểm tựa, Thời thế
+ Tu tập hoặc kính lễ
+ Dừng nghiệp (cần thường xuyên để ý dừng nghiệp): Giữ giới (tập trung vào 2
giới hay mắc: nói dối và ăn trộm); Dừng tư duy, thói thường → Cần bám vào
khuôn trí tuệ
+ Giải nghiệp. Trả nghiệp
• Nghiệp thân sinh ra từ: Làm việc mệt nhọc, lao tâm khổ tứ; Bệnh tật, ăn uống;
Để người khác nói đến mình
→ Trả nghiệp thân cần: Tu thân; Sử dụng trí tuệ để người khác không nói mình;
Bỏ tham ái và sở hữu, sắp xếp lại công việc
• Trả nghiệp đời cần: Tròn tâm, Tròn đạ,o Tròn việc, Tròn nhân duyên.
• Trả nợ đời cần: Tròn chức năng; Tròn tâm; Tròn đạo; Tạo phúc, trả nợ cho các
thành viên trong gia đình
- Chia sẻ trí tuệ với các thành viên trong gia đình
- Báo đại hiếu cho gia tiên và ông bà, bố mẹ
• Trả nghiệp chướng và nghiệp cản cần dùng pháp: Hoan hỷ, không kêu ca,
phàn nàn, đổ lỗi, oán trách. Tạo phúc, trả nợ bằng công và của hàng năm và khi
cảnh xảy ra. Sám hối giải nghiệp; Sống đúng đạo; Sống đúng nguyên lý
+ Tạo phúc, trả nợ; Tu thân; Tròn Đạo; Giữ giới, Giữ hạnh; Ứng dụng Trí tuệ
(luôn luôn sử dụng trí tuệ)
+ Hành: Hành Thiện; Hành Đạo; Hành Sứ Mệnh.
+ Nguyên tắc. Bám 5 gốc
2. Khuôn pháp đối với gia đình
+ Thấu triệt:
• Gia đình: Định vị gia đình( Phúc đức; Nghiệp chướng; Hoàn cảnh); Văn hóa;
Quy định; Nguyên tắc.
• Người trong gia đình: Tính cách; Thói quen, sở thích; Nguyên tắc.
+ Tròn Hiếu – Lễ - Nghĩa: Thờ tự, kính lễ; Đại hiếu; Gia quy; Làm chủ các khóa
lễ trong gia đình; Trọng. Sống Đúng Đạo. Sống đúng Nguyên tắc: Đúng luật;
Rõ ràng; Chuẩn mực; Có trước, có sau; Tinh tế, uyển chuyển. Tạo nếp nhà
• Tròn chức năng: Tròn vai trò cá nhân: bố mẹ, vợ chồng, con cái; Tròn công
việc trong gia đình; Quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình
• Chia sẻ trí tuệ cho mọi người trong gia đình
• Sắp xếp phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách, phòng thờ
• Giữ giới, giữ hạnh
• Sống đúng quy định: Giờ giấc, Ăn uống, ngủ nghỉ, Quần áo, đồ đạc, Mối quan
hệ.
+Kiểm soát.
3. Khuôn pháp đối với công việc
+ Thấu triệt công việc: Môi trường, Luật, Quy định, Văn hóa, Quy trình.
Nguyên tắc. Đúng luật; Thời thế; Đúng đạo. Tròn Tròn việc Tròn tâm Tròn đạo
Tròn nhân duyên. Bám vào nguyên tắc. Kiểm soát
• Mở doanh nghiệp cần: Chuẩn chất lượng sản phẩm. Quan tâm quyền lợi và
nghĩa vụ nhân viên. Chia sẻ trí tuệ cho nhân viên. Chuẩn thuế: Doanh nghiệp,
Thu nhập cá nhân. Chuẩn Luật Doanh nghiệp
• Nếu mở công ty phải hoạch định xem trong bao nhiêu năm thì thu hồi vốn: 1
năm - 2 năm hay 3 năm?
• Nếu làm công trình phải có tích lũy hàng tháng (vì nếu mấy tháng không có
công trình thì chỉ bằng gì?)
• Nếu là mở cửa hàng thì cần kiểm soát bao nhiêu tháng thì thu hối vốn 3 tháng
- 6 tháng?
• Nếu làm ăn có lãi thì cần: Lợi nhuận kiếm được cân trích ra một khoản thu hồi
vốn để trả nợ vốn vay lúc đầu để làm ăn
Khi đầu tư làm ăn thì anh phải tính được thời điểm nào còn làm ăn được, thời
điểm nào không làm ăn được thì phải dừng lại để còn thu hồi vốn và trả nợ vốn
vay.
(Vd: Xét từ 6 tháng – 1 năm mà không có lãi thì dừng để thu hồi vốn)
• Sau 5 năm phải tạo ra thêm sản phẩm mới được để tạo ra năng lượng mới cho
nhân viên và những bước đi mới. Nếu sau 5 năm mà không tạo ra được sản
phẩm mới thì cần chuyển nhượng công ty nếu không sẽ bị cạnh tranh thì sẽ lỗ
4. Khuôn pháp đối với quan hệ
+ Thấu triệt con người: Tính cách, Thói quen, sở thích, Nguyên tắc
Trong quan hệ cần thấu triệt con người để: Có những người ta không thể chơi
với họ được. Có những người mình quan hệ với họ theo nguyên tắc 3 lần của
Trí tuệ. Nếu vượt quá 3 lần thì không chơi nữa.
+ Nguyên tắc: Đúng luật, Chuẩn mực
• Rõ ràng → Phân rõ mối quan hệ: Gia đình; Công việc; Xã hội; Tâm đạo
• Tinh tế, uyển chuyển: Có trước, có sau
+ Xét người. Kiểm soát
5. Khuôn pháp đối với tài chính
+ Thấu triệt: Tiền sạch; Thời thế: hạn chế rộng đầu tư, thu gom lại. Kiểm soát
• Kiểm soát chi tiêu: Chia 5 khoản; Tăng cường tiết kiệm; Gửi ngân hàng
• Có tiến tiết kiệm thì : Mua vàng; Mua đô la
• Kiểm soát hành động: Hạn chế cho vay, nếu có người hỏi vay thì có thể cho họ
một khoản nhỏ (tùy theo thực tế)
+ Nguyên tắc
6. Khuôn pháp đối với xã hội
+ Thấu triệt môi trường ngoài xã hội: Luật; Quy định; Văn hóa; Nguyên tắc.
Đối nhân xử thế; Xét người; Kiểm soát. Đúng đạo: Đạo Hiếu - Đạo Trung - Đạo
Nghĩa – Đạo Tình. Báo ơn, báo hiếu, trả nợ; Nguyên tắc; Hoan hỉ; Tùy duyên;
Xả bỏ; Triệt để
7. Khuôn pháp đối với đất nước
+ Thấu triệt: Hiến pháp; Pháp luật. Cống hiến; Vun vén; Phục vụ; Bảo vệ. Đúng
Đạo: Đạo Trung, Đạo Nghĩa. Nguyên tắc: Sống đúng luật
* KHUÔN SỐNG BÊN NGOÀI CHÍNH LÀ THỂ HIỆN RA BÊN NGOÀI
CẦN SỬ DỤNG KHUÔN
* Nói; Làm; Hành xử; Đối nhân xử thế
Đích của đưa vốn sống trí tuệ ra bên ngoài là để:
+ Tránh Thân Nghiệp; Tránh Ý Nghiệp; Tránh Khẩu Nghiệp; Tránh Hệ
Quả ;Tránh Ân Oán
1. Cách nói thì cần nói như thế nào?
+ Nói có đích, đáng mới nói, không đáng không nói
+ Chuẩn mực; Rõ ràng; Đủ câu, đủ ý, đủ nghĩa, đủ từ; Đúng lúc, đúng chỗ,
đúng người, đúng việc
+ Sử dụng 5 câu lễ phép: Dạ, vâng; xin lỗi; cảm ơn; xin phép, chào hỏi
→ Nói Trí tuệ để tránh khẩu nghiệp
2. Làm Thì Cẩn Bám:
+ Chiến lược, tư tưởng, tinh thần. Khuôn pháp cho công việc. Nguyên tắc; Quy
trình.
+ Thấu triệt: Môi trường - Con người – Công việc
+ Phối hợp (trong công thức)
+ Triệt để
→Làm trí tuệ để tránh ý nghiệp
3. Hành Xử Bám Vào:
+ Thấu triệt: Môi trường; Con người; Công việc.
Trước khi hành xử bất cứ một điều gì phải thấu triệt mọi vấn đề để ta tròn được
Đạo
+ Quy chiếu: Nguyên lý; Đạo
+ Nguyên tắc; Triệt để:
Bất kì việc gì của mình mà không làm triệt để, người khác làm nốt đoạn cuối thì
mình sẽ không có công quả và công đức mà phân đó sẽ thuộc về người đó hết
Trong bất kì một việc làm hay lời nói thì đều cần phải làm triệt để nhân duyên
việc đó để không bị quay lại như sau:
• Khi nói chuyện với ai xong thì nói là cuộc nói chuyện hôm nay kết thúc
• Khi làm việc thì nói là đã xong việc
Ai hẹn gặp lại thì mình không hẹn gặp lại mà bảo là kết thúc ở đây, có nhân
duyên thì sẽ gặp lại.
Khi trả xong nợ cho ai thì không nói là gửi tiền mà nói là trả tiến và chốt lại là
hết nợ nhé.
- Hành xử trí tuệ để tránh để lại hệ quả
4. Đối Nhân Xử Thế Căn Bám Vào:
+ Thấu triệt; Đạo; Nguyên lý; Nguyên tắc; Hiếu – Lễ - Nghĩa; Quy luật
Để xem đối nhân xử thế đó có đúng với nguyên lý sống không? Nếu đúng thì
tham gia, nếu không đúng thì ta phải xin phép không tham gia để không để lại
hệ quả.
+ Triệt để
→ Đối nhân xử thế theo trí tuệ để tránh để lại ân oán
IV. HÀNH: HÀNH THIỆN; HÀNH ĐẠO; HÀNH SỨ MỆNH
(Đọc kĩ trong phần Hành)
V. HỌC: ĐƯỢC HỌC; TỰ HỌC; ĐÀM ĐẠO
VI. TU - LUYỆN
(Đọc kĩ trong phần Luyện – Sửa và phần Tu là tu những gì?)
KHÁT VỌNG ẤN ĐỊNH ĐÍCH CỦA CUỘC ĐỜI LÀ GÌ?
Bạn ấn định cuộc đời mình 1 trong 5 đích sau:
+ Tu dưỡng lòng hiếu trung
+ Sống tốt đời, đẹp đạo
+ Giải thoát khỏi lục đạo luân hồi
+ Đắc quả vị tại thế
+ Giải thoát hoàn toàn
BẠN LẬP KẾ HOẠCH VÀ TRIỂN KHAI THEO ĐÍCH CUỘC ĐỜI CỦA
BẠN ĐÃ ẤN ĐỊNH
Tu dưỡng lòng hiếu trung thì cần: Xoay chuyển Lên kế hoạch thời gian; Đời –
Đạo – Lợi Tư; Đưa khuôn sống vào để ứng dụng.
Sống tốt đời, đẹp đạo thì cần: Xoay chuyển Lên kế hoạch thời gian; Đời – Đạo
– Lợi Tư; Đưa khuôn sống vào để ứng dụng. Hành sứ mệnh
Tu để giải thoát: Giải thoát khỏi lục đạo luân hối; Đắc quả vị tại thế; Giải thoát
hoàn toàn.
Thì cần: Xoay chuyển Lên kế hoạch thời gian; Đời – Đạo – Lợi Tư; Đưa khuôn
sống vào để ứng dụng. Hành, Học, Tu- Luyện.
CŨNG NHƯ MÔI TRƯỜNG CÂU LẠC BỘ TÌNH NGƯỜI LÀ DO MỘT SỐ
ANH CHỊ EM HÀNH SỨ MỆNH NÊN MỞ RA ĐỂ GIÚP CHO MỌI NGƯỜI
ĐƯỢC LÀM QUEN VỚI TRÍ TUỆ TỪNG BƯỚC MỘT, KHI THUẦN THỤC
THÌ TA TỰ QUY CHIẾU TRÍ TUỆ ĐỂ LÀM CHỦ MỌI PHƯƠNG DIỆN
CUỘC ĐỜI
1. Ta được chia sẻ nền tảng trí tuệ
2. Tham gia Lộ Trình: Để hiểu thêm các ý trong 5 bài; Hiểu thêm các ý pháp;
Làm quen với các câu từ trí tuệ; Giúp giải cảnh thông qua cảnh thực tế
3. Được giao lưu, đàm đạo các ý đã được học trong nền tảng
4. Lập danh sách để quan sát, gieo duyên để luyện tâm, luyện trí tuệ
HÀNH
I. HÀNH GÌ?
– HÀNH THIỆN: Đưa trí tuệ vào cuộc sống; Làm các chương trình từ thiện
– HÀNH ĐẠO: Hành 7 đạo mọi lúc mọi nơi
– HÀNH SỨ MỆNH: Lan toả Trí tuệ
Hành sứ mệnh để lại cho đời dấu ấn son, chính là 6 nét văn hóa của trí tuệ:
+ Văn hóa gia đình để kế thừa cho tương lai; Văn hóa Hiếu – Lễ - Nghĩa. Văn
hóa tạo phúc, trả nợ, báo ơn, báo hiếu. Văn hóa cống hiến. Văn hóa con người
trí tuệ. Văn hóa cá nhân (văn hóa tu đạo)

TẠO RA 6 NÉT VĂN HÓA TRÍ TUỆ


1. VĂN HÓA GIA ĐÌNH ĐỂ KẾ THỪA CHO TƯƠNG LAI
– CHIA SẺ TRÍ TUỆ CÙNG GIA ĐÌNH VÀ CON CHÁU
Thành viên gia đình cùng nhau học và đàm đạo Trí tuệ. Chính là để kế thừa lại
cho con cháu vốn sống Trí tuệ, để đi ra ngoài xã hội không bị rơi vào cám dỗ và
cạm bẫy.
Cần lên kế hoạch chia sẻ nội dung gì cho con, và ghi chép lại tiến độ chia sẻ,
con đã được học đến đâu? Luyện được gì rồi?
+ Chia sẻ nền tảng trí tuệ theo từng lứa tuổi
Con từ 0-3 tuổi. Con từ 4-10 tuổi. Con từ 11-16 tuổi. Con từ 17 - 25 tuổi
→ Đã có ở trong phần XI. Kế thừa cho tương lai con cháu
+ Chia sẻ ứng dụng trí tuệ cụ thể vào: Bản thân; Công việc; Quan hệ.
(Đọc trong phần KHUÔN PHÁP BÊN TRONG Ở - PHẦN XOAY CHUYỂN)
→ Đích là để hướng dẫn cho con cháu Đưa Trí tuệ vào cuộc sống từ nhỏ
– TẠO RA NẾP NHÀ:
+ Sắp xếp phòng thờ, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp...
+ Tròn chức năng: Chức năng cá nhân; Quan tâm ông bà, bố mẹ, vợ bố mẹ, vợ
chồng, con cái; Dọn dẹp nhà cửa
+ Xây dựng quy định: Ăn uống, nghỉ ngơi; Quần áo, đồ đạc; Giờ giấc; Đi lại;
Quan hệ
+ Sống đúng đạo; Giữ giới, giữ hạnh
Giữ 5 giới: Không sát sinh; Không tà dâm; Không nói dối; Không ăn trộm;
Không rượu bia, cờ bạc, tệ nạn xã hội.
+ Sống có nguyên tắc trong gia đình: Đúng luật; Chuẩn mực; Rõ ràng; Tinh tế,
uyển chuyển; Có trước, có sau.
Hình thành từng nếp trong gia đình, dẫn dắt các thành viên trong gia đình và
con cháu cùng thực hiện, tạo nên khuôn và cho làm lặp đi lặp lại sẽ thành nếp
nhà.
Giá trị của văn hóa gia đình để:
+ Tròn vai trò, bổn phận và trách nhiệm
+ Các thành viên gia đình gắn kết, hiểu nhau
+ Giúp đỡ, quan tâm, giữ gìn, yêu thương người khác
2. VĂN HÓA HIẾU – LỄ - NGHĨA
Kính lễ hoặc Tu tập tại gia
- Báo đại hiếu cho ông bà bố mẹ và gia tiên tiên tổ
- Sống chuẩn mực theo gia quy
+ Con trai (khi chưa lấy vợ)
+ Con gái (khi chưa lấy chồng)
+ Khi con trai, con gái lập gia đình
+ Khi vợ chóng ly hôn hoặc vợ (chồng) mất sớm mà muốn đi bước nữa thì làm
thế nào?
+ Gia đình có tang; Khi lên nhà mới; Chăm sóc phần mộ gia tiên
- Làm chủ tất cả các khóa lễ để làm thầy của chính mình
- Trọng: Trọng tất cả các mối quan hệ; Trọng vạn vật; Trọng mọi nhân duyên
→ Giá trị của văn hóa hiếu – lễ – nghĩa để tròn đạo hiếu
3. VĂN HÓA TẠO PHÚC, TRẢ NỢ, BÁO ƠN, BÁO HIẾU
Tạo phúc, , trả nợ cho người trần và vong linh: Cân kiểm soát chi tiêu để:
- Đầu năm tạo phúc vào tháng 3, tháng 4 dương lịch
- Tháng 7 âm lịch trả nợ
Tiền đi làm từ thiện tạo phúc, trả nợ này thì xét theo thực tế:
+ Nếu nhiều tiền thì có thể xây nhà cho hộ nghèo
+ Nếu ít tiền hơn thì mua xe đạp tặng cho các cháu học sinh nghèo vượt khó
+ Nếu ít hơn nữa thì mua quà tặng cho bà con nghèo...
- Tạo lộ phí cho gia tiên hàng tháng: thì đi làm bệnh viện hoặc cho người nghèo
ngoài chợ, trong làng, xóm, khu phố...
TẠO PHÚC:Tạo phúc cho những ai? Tại sao cần tạo phúc? - Tạo phúc cho
những người trần: Bản thân, ông bà bố mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em,
những người đã từng giúp đỡ mình...
Ta cần tạo phúc cho họ để:
+ Không làm những việc tạo nghiệp
+ Họ không bị bệnh tật, bất ổn... thì không làm ảnh hưởng đến mình.
+ Họ có phúc thì sẽ đỡ được nghiệp đó về. Họ có phúc thì sẽ được tinh tấn và
gặp được duyên lành thì khi có cảnh xảy ra cũng tìm được cách để hóa giải.
- Tạo phúc cho các vong linh gia tiên: Để giúp gia tiên được siêu thoát và gia
tiên có phúc để dẫn dắt, che chở cho con cháu.
- Tạo phúc cho các vong linh khác: Để báo ơn cho những người từ vô thủy kiếp
cho tới kiếp này đã giúp đỡ ta bằng công và của.
TRẢ NỢ - Tại sao cần tạo phúc? Trả nợ cho những ai?
Ta cần trả nợ vì trong tiên kiếp mình đã nợ người ta mà mình không trả được
nên bây giờ mình quay lại để trả nợ cho họ:
- Người trần: vợ chồng, ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em...
- Gia tiên, tiên tổ
- Những người trong xã hội mà mình đã vô tình, hữu tình mắc nợ mà không biết
và cả những người mà ta cố tình mắc nợ họ không trả
- Các vong linh khác: Trong đó có những vong linh không muốn luân hồi mà họ
quay lại bám mình để đòi nợ cho bằng hết.
→ Đến bây giờ ta biết đến trí tuệ thì phải trả nợ: Vì “Nợ thì phải trả, không trả
không xong" Nếu không trả thì cứ luân hồi mãi để trả nợ họ tiếp.
- Trả nợ và tạo phúc bằng công: Là hàng ngày ta cần khởi tâm làm những việc
phúc đức để tối về hồi hướng
-Tạo phúc và trả nợ bằng của: Là làm bằng tiên thì mình cần ghi rõ trực tiếp và
cụ thể tên tuổi của người trần, với vong linh thì ghi rõ tên vong linh và nơi an
táng, nơi thờ tự.
BÁO HIẾU
Đạo hiếu thì ta cần hiếu với Ông bà, bố mẹ; Gia tiên tiên tổ; Cha mẹ 7 đời, bà
con 10 kiếp; Bà con quyến thuộc trong cộng đồng
Ta cần báo hiếu họ bằng cách tạo phúc, trả nợ cho họ bằng pháp ba la mật mà
họ không biết. Sau đó, mang tiền mình đã tạo phúc và trả nợ cho họ để đi làm từ
thiện trực tiếp đến cộng đồng. Việc bản thân mình đi từ thiện để thay mặt họ báo
ơn, trả nợ cho cộng đồng đó chính là đang báo hiếu gia tiên, gia đình, cha mẹ 7
đời bà con 10 kiếp và bà con quyến thuộc của mình.
BÁO ƠN: Cộng đồng; Hồn thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc
- Báo ơn cộng đồng:
Cộng đồng chính là bà con quyến thuộc của mình trong tiền kiếp.
Khi ta giúp đỡ cho cộng đồng chính là đang vun vén cho đất nước, cho những
người trong cộng đồng có cuộc sống ấm no để vươn lên.
Nếu nhà nào cũng được khang trang, ấm no thì chính là thể hiện đất nước phát
triển. Đó là mình đang giúp cho nhân dân, cho an sinh xã hội.
Cống hiến một phần cho đất nước phát triển và tốt đẹp
Báo ơn hồn thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc:
+ Cộng đồng là gia đình đồng gia quyến đẳng, con cháu của các vị vua hiến, các
danh tướng tài ba, danh nhân khoa bảng, trạng nguyên đầu triều, anh hùng liệt
sỹ của nước Nam đã hy sinh, cống hiến cho đất nước từ ngàn xưa đến nay.
+ Trong cộng đồng có người là các vị đó đầu thai lại, tiền kiếp họ đã lập công
nên có công lao với đất nước, có ơn với gia tiên, gia đình hoặc với bản thân
mình. Khi đầu thai lại nhiều kiếp do không có Trí tuệ nên họ càng ngày càng
phúc cạn, cốt mòn, mất mệnh, nghiệp dày. Nên kiếp này trở thành những người
có hoàn cảnh khó khăn. Mình đi từ thiện là có nhân duyên được báo ơn họ, báo
ơn công lao của họ trong tiến kiếp.
Khi đi làm từ thiện trực tiếp, cần đi cùng gia đình và con cái để ké thừa, phát
huy nét văn hóa này cho thế hệ sau.
Giá trị của văn hóa tạo phúc, trả nợ, báo ơn, báo hiếu để:
+ Quan tâm, biết ơn. Tri ân bà con quyến thuộc và cộng đồng xã hội
- Để tránh nợ cộng đồng
4. VĂN HÓA CỐNG HIẾN CHO ĐỜI
Việc cống hiến cho đời tùy theo căn cơ, cốt mệnh, hạnh nguyện và tẩm khát
vọng của mỗi người để lựa chọn cách cống hiến cho cộng đồng, đất nước và
nhân loại.
+ Cộng hưởng với môi trường Tình Người. Tạo ra môi trường Trí tuệ riêng. Lan
tỏa Trí tuệ cá nhân: Gieo duyên; Lan tỏa tại nơi làm việc, tại nơi ở... Chia sẻ cá
nhân, chia sẻ nhóm...
→ Tất cả đều hướng tới Lan tỏa Trí tuệ. Định hướng và dẫn dắt con cháu cùng
đi thực hiện sứ mệnh để nhìn thấy nét văn hóa cống hiến. Để thế hệ tương lai
lớn lên đã biết phải làm gì để cống hiến cho đời.
Hành sứ mệnh theo phương pháp nào cũng đều cần bám vào Trí tuệ:
+ Bám vào đích đáng và biết đích của việc hành
+ Bám vào ý thức khi hành: Hành cần gì? Gặp gì? Vấp gì? Bám gì?
+ Cần thấu triệt: Chiến lược, tư tưởng, tinh thần; Quy trình; Văn hóa - Quy định
- Nguyên tắc (Của con người, công việc, môi trường)
Giá trị của văn hóa cống hiến: Là thể hiện bản thân học theo những tấm gương
đi trước để lại dấu ấn cho đời.
5. VĂN HÓA CON NGƯỜI TRÍ TUỆ
- Sống bám vào 5 mảng của Trí tuệ
- Sống đúng Quy luật – Đạo luật và Luật vận hành
- Bám vào gốc là: Trí tuệ; Môi trường (nếu có); Các tấm gương; Gốc các vấn
đề; Gốc thực tế tại thời điểm đó ta đang làm việc với ai? Tổ chức nào?
- Công - Dung - Ngôn – Hạnh
+ Công: Công tâm; Công phu; Công quả; Công trình; Công đức;
+ Dung: Bao dung, độ lượng
• Một con người bao dung thể hiện sự cao thượng, đức độ, thanh cao. Một gia
đình bao dung thì hạnh phúc và có sinh khí trong nhà. Một đất nước bao dung
thì nhân dân được ấm no, bình yên và phát triển thịnh vượng.
+ Ngôn: Ngôn từ; Phát ngôn → Thể hiện Từ Bi, bác ái và lời nói có giá trị
+ Hạnh: Giữ 18 hạnh để tròn đạo hạnh → Lập được đức hạnh.
- Hành xử và Đối nhân, xử thế
+ Hành xử: Là bản thân mình chủ động hành xử với người khác. Để hành xử tốt
cần bám vào thấu triệt.
+ Đối nhân – Xử thế: Khi cảnh đưa đến thì mình cân đối nhân xử thế
- Ứng dụng khuôn pháp của Trí tuệ; Thấu triệt; Bám vào nhân duyên, tuỳ
duyên; Sống có nguyên tắc
6. VĂN HÓA CÁ NHÂN (VĂN HÓA TU ĐẠO)
Mỗi cá nhân có căn cơ cốt mệnh và khát vọng khác nhau. Mỗi người khi học Trí
tuệ thì cần chủ động tự tạo ra nét văn hóa cá nhân:
+ Ta muốn tu dưỡng lòng hiếu trung; Ta muốn sống tốt đời đẹp đạo; Ta muốn tu
giải thoát khỏi lục đạo luân hồi; Ta muốn đác quả vị tại thế; Ta muốn giải thoát
hoàn toàn, toàn năng toàn giá.
Bám vào tâm: Vô thường; Hoan hỷ; Xả bỏ; Tùy duyên; Cầu, trọng; Nhân duyên
Bám vào trí tuệ: + 5 mảng của Trí tuệ; Quy luật; Biết gốc và bám gốc; Nguyên
tắc; Khuôn pháp
Bám vào tâm và trí tuệ để tu: Tu thân; Tu tâm; Tu luyện; Tu đạo; Tu trì; Tu phát
nguyện.
Giá trị của văn hóa cá nhân (người tu đạo):
Thể hiện cá nhân cầu đạo cho mình đạt quả vị nào? Để mình rèn luyện, rèn giữa
bản thân n đúng đúng với với khát khá vọng và đích của mình.
II. HÀNH BÁM VÀO KHUÔN HÀNH
1. ĐÍCH CỦA HÀNH
- Đích đáng của việc hành
+ Báo tứ đại trọng ơn; Giữ chân mệnh; Cống hiến vô danh, vô lợi; Báo hiếu, tạo
phúc, trả nợ; Hóa giải ân oán; Luyện trí tuệ.
Biết đích của việc hành: khi làm bất cứ một việc hành cụ thể gì thì ta phải +
Luyện trí tuệ biết đích của việc đó
Bám đích
2. Ý THỨC KHI HÀNH
- Hành cần gì? Phương pháp; Quy trình của việc hành cụ thể; Chọn đích đáng
theo căn cơ; Tâm từ bi; Triệt để; Trọng; Tròn; Vô danh, vô lợi; Tinh tế; Xả thân;
Tuỳ duyên.
- Hành gặp gì? 7 nấc thử thách; Chướng bồ đề tâm, chướng bồ đề nguyện,
chướng bố để hạnh; Oan gia trái chủ; Ma vương phá; Cha Mẹ và các Ngài thử
tâm.
- Hành vấp gì? Cảnh dẫn Thân sơ Kiêu mạn, cái Tôi ;Danh lợi; Cám dỗ và cạm
bẫy; Tính ẩu, cẩu thả, đại khái, chủ quan, không có nguyên tắc; Tính cả nể; Lỗi
đạo; Phạm giới ;Lỗi hạnh.
- Hành bám gì? Trí tuệ; Công thức và quy chiếu; Gốc( Trí Tuệ, Môi Trường,
Các Tấm gương: Đức Phật, Bác Hồ... Gốc của các vấn đề; Gốc thực tế thời
điểm đang làm việc với ai? Tổ chức nào?)
+ Đích; Nguyên tắc; Quy luật - Luật vận hành; Chiến lược, tư tưởng, tinh thân
theo thời điểm; Luật Nhà thiên
3. THẤU TRIỆT KHI HÀNH
- Con người, thấu triệt: Tính cách; Thói quen, sở thích; Nguyên tắc.
- Môi trường hành, thấu triệt: Luật; Quy định; Văn hoá; Nguyên tắc; Chiến
lược, tư tưởng, tinh thần.
- Việc hành cụ thể, thấu triệt: Luậ;t Chiến lược, tư tưởng, tinh thần ;Quy định –
Nguyên tắc; Quy trình.
LUYỆN & SỬA
1. LUYỆN
– LUYỆN VIẾT: Viết ý chính (Cốt); Viết chi tiết (Lõi)
– LUYỆN TRÍ TUỆ: Luyện tâm; Luyện tầm; Luyện tài; Luyện chí; Luyện tuệ.
→Luyện 5 thế pháp bám vào này là để khi hành mình
– Hạnh; Linh khôn; Chiêm tinh →Là luyện cho mình mọi lúc, mọi nơi

TRONG LUYỆN 10 THẾ PHÁP


LUYỆN TÂM
- Đích của luyện tâm:
+ Là để được thuận tâm, thuẩn tính, thuẩn đạo thì mới thuần mệnh.
+ Để không mắc vào tham ái, sở hữu
– Luyện tâm là luyện: Tâm từ bi; Tâm khởi – Tâm cầu - Tâm trọng; Tâm vô
danh, vô lợi, vô nhiễm, vô ngã; Chuyên tâm; Trụ tâm; Định tâm; Đưa tâm; Tâm
chuyên cần; Tâm chuyên nhất.
LUYỆN ĐẠO
Đích của luyện đạo là được Đức. để trở thành người có đạo. Có đạo mới lập
- Để luyện được đạo cần phải hiểu về 7 Đạo là Đạo lý, Đạo sinh, Đạo hiểu, Đạo
trung, Đạo nghĩa, Đạo tình, Đạo pháp.
LUYỆN NGUYÊN LÝ
Khi nghe ai nói, thấy họ hành động hoặc mình hành động gì cũng phải bám vào
Nguyên lý nào.
Bám cần: Làm theo 4 nguyên lý; Quy chiếu 4 nguyên lý thì sẽ thuần thục
LUYỆN NGUYÊN TẮC Luôn bám vào nguyên tắc để không bị lệch khỏi
đường ray của trí tuệ
LUYỆN CÔNG THỨC
- Đích của luyện công thức là để tránh nhầm.
- Công thức có Thấu triệt (Môi trường; Con người; Công việc); Quy chiếu;
Công thức đối cảnh; Công thức giải cảnh.
Thấu Triệt
Là trước khi làm bất cứ việc gì ta cũng phải THẤU TRIỆT
* Thấu triệt về Con Người trong quan hệ hoặc làm việc cùng: Tính cách; Thói
quen, sở thích; Nguyên tắc Phúc, Nghiệp; Căn cơ, cốt mệnh
* Thấu triệt Môi Trường Mình Làm Việc hoặc Môi Trường Mình Đến Luật;
Quy định;Văn hóa (Văn hóa vùng miền; Văn hóa sở tại); Nguyên tắc; Chiến
lược, tư tưởng, tinh thần.
* Thấu triệt về Công Việc của mình làm hoặc bàn công việc với người khác
Luật; Chiến lược, tư tưởng, tinh thần; Quy trình của công việc đó; Nguyên tắc.
Công Thức Quy Chiếu: Nguyên Lý; Đạo
+ Đối với bản thân quy chiếu vào 8 nguyên lý cuộc đời; 7 đạo; 3 nguyên lý
sống; Giữ 5 giới; Giữ 18 hạnh
+ Đối với gia đình quy chiếu vào
• Nguyên lý: Đích; Thời thế; Xét người; Kiểm soát; Điểm tựa.
• Đạo: Đạo sinh; Đạo hiếu; Đạo trung; Đạo nghĩa; Đạo tình.
+ Trong công việc quy chiếu vào:
• Nguyên lý: Đích; Thời thế; Xét người; Kiểm soát
• Đạo: Đạo hiếu; Đạo trung; Đạo nghĩa; Đạo tình.
+ Trong quan hệ quy chiếu vào:
• Nguyên lý: Đích của quan hệ (để chia các mối quan hệ rõ ràng và sử dụng
nhân tâm với mọi người để tránh để lại ân oán); Thời thế; Xét người; Kiểm soát
• Đạo: Đạo hiếu; Đạo trung; Đạo nghĩa; Đạo tình
+ Ngoài xã hội: Con người; Tự nhiên.
• Nguyên lý: Đích; Thời thế; Nguyên tắc
Đối với xã hội, cán sử dụng nhân tâm để không để lại ân oán.
• Đạo: Đạo hiếu; Đạo trung; Đạo nghĩa; Đạo tình.
Công Thức Đối Cảnh: các việc mà mình chủ động lập kế hoạch
+ Đối cảnh: Là những kế hoạch hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.
+ Đối cảnh là: Đối diện – cần phải đối diện với thực tế; Đối sự - là đối với sự
việc đó như thế nào? Đối nhân – là đối với con người
Công thức đối cảnh:
+ Đích đáng của việc đó?Thực tế của công việc đó là gì? con người đó như thế
nào? Phương pháp đúng Nguyên lý, đúng Đạ .Phối hợp: Tâm Linh (là điểm
tựa), Con người, Máy móc.
Tùy theo thực tế để phối hợp điểm tựa
+ Kế hoạch: Thời gian: ngắn hạn - trung hạn - dài hạn
Nguyên tắc; Đúng luật; Rõ ràng; Chuẩn mực ;Tinh tế, uyển chuyển; Có trước,
có sau.
Công thức giải cảnh: Giải cảnh là khi có cảnh phát sinh
+ Thực tế: Xét là duyên lành hay duyên nghiệp? Thực tế việc này đến do đâu?
Do thời thế / Do xã hội /Do con người
+ Đích đáng của việc đó là gì?
+ Phương pháp đúng Nguyên lý, đúng Đạo
+ Phối hợp: Tâm Linh (là điểm tựa), Con người, Máy móc. Tùy theo thực tế để
phối hợp điểm tựa
(Lưu ý - Nếu là Oan gia đòi nợ thì cần để ý đến điểm tựa Tâm Linh để cầu
nguyện)
+ Kế hoạch Thời gian: ngắn hạn - trung hạn - dài hạn
Nguyên tắc; Đúng luật; Rõ ràng; Chuẩn mực ;Tinh tế, uyển chuyển; Có trước,
có sau.
LUYỆN TINH TẾ
- Đích của luyện tinh tế là để nhận diện ra cảnh. Từ đó mới có pháp để giải tốt
nhất.
- Muốn luyện được tinh tế thì phải tinh tấn.
- Muốn có tinh tấn thì phải công phu. Công phu cho bản thân trong việc học
đạo, hành, luyện sửa. Vì gốc của tinh tấn là phúc đức.
Khi có phúc đức sẽ có phần. Phần gồm có phân trong lợi tư (gồm 7 phán), phân
có được các ý tưởng, phần có được nhân duyên, và phần có được sự tinh tấn.
 Muốn giữ được công phu thì cần phải luôn luôn bám đích. Đích của từng
việc cụ thể và đích đáng nhất của cuộc đời mình.
LUYỆN GIỚI: giữ 5 giới
LUYỆN HẠNH: giữ 18 hạnh
LUYỆN LINH KHÔN
LUYỆN CHIÊM TINH
Học sâu trong Bộ Thư Sách
II. SỬA
1. TẠI SAO PHẢI TU SỬA?
- Tu sửa là để giữ cốt mệnh để cốt không mòn. Vốn dĩ chúng ta có cốt Phật
Tiên, nhưng vì không làm chuẩn quy luật của Phật Tiên nên cốt bị mòn dần.
- Tu sửa là để giữ gốc Đạo và báo ơn Cha Mẹ và các Ngài. Cha Mẹ đưa chúng
ta xuống trần, tạo ra mọi cảnh trần thế để chúng ta tu luyện, cũng giống như
mình cho con mình đi học, mong nhất là con phải trưởng thành. Chính là chúng
ta làm chuẩn theo trí tuệ, mà việc đầu tiên là phải tu sửa.
- Tu sửa để trả nghiệp thân. Nguyên lý ta sinh ra để trả nghiệp. Có 5 nghiệp,
trong đó có nghiệp đầu tiên phải trả là nghiệp thân. Thân ban đầu ta được cho
mượn khi xuống trần là thân nguyên vẹn. Nhưng trong quá trình sử dụng, cứ
mỗi kiếp xuống trần, do thiếu trí tuệ, ta không biết cách sử dụng chuẩn mực nên
sinh ra bệnh tật. Thân là phương tiện để ta làm 3 việc rồi trở về, nhưng nếu ta
làm cho thân này bị tổn hại, thì ta vẫn phải quay lại để trả nốt nghiệp thân, kể cả
khi ta đã xong tất cả các việc. Cho nên bây giờ ta phải có ý thức tu thân để đã
nghiệp thân, trả lại thân này nguyên vẹn cho Ngài Tứ Đại thì ta mới được vẻ.
- Tu sửa để loại bỏ tập khí sâu dày. Vì kiếp này ta làm người nhưng đã trải qua
lục đạo luân hồi, ở lâu trong cõi nào ta mắc tập khí sâu dây của loài đó. Tu để ta
đối diện và loại những tập khí ấy.
2. SỬA GỒM: SỬA TƯ DUY; SỬA THÓI THƯỜNG; SỬA THAM, SÂN, SI
TRONG XÃ HỘI CÓ 6 NHÓM NGƯỜI SỐNG THÓI THƯỜNG
1. Người nào càng dùng nhiều: Kĩ năng, kĩ xảo, kĩ thuật; Khéo léo; Xảo trá thì
phúc đức càng mất đi thì càng bị mất phần và mất nhân duyên
Bởi vì: Khi họ nghĩ dùng kĩ năng, kĩ xảo, khéo léo, xảo trá... thì đã bị lỗi Đạo
dẫn tới khuyết đức và mất phúc nên n bị mất phần và mất nhân duyên.
Ví như: Trước đây, có những Ngài khi gặp một người thì Ngài chỉ ngồi và cười,
bởi vì thông qua cách họ nói, cách họ nghĩ, cách họ làm...là Ngài biết rõ họ đã
bị lỗi ở đâu, bị mất phần hay mất nhân duyên rối, qua đó Ngài biết được họ
thành công hay thất bại.
2. Người nào tính tình thường Ẩu; Buông thả; Vô nguyên tắc; Cả nể; Không
trung trực thì trông người bệ rạc, bị mất đi hồn khí.
3. Người nào mà Tà tâm, Toan tính, Mưu mô, Xảo trá, Che đậy, Lần tránh thì bị
mất đi hết sinh khí dẫn đến bị bệnh tật
4. Người nào thường: Tính tà dâm, Hay đùa cợt, Trăng hoa, Háo sắc, Đi điệu
Dẫn tới tổn hao khí huyết, nhìn sắc thể đã không bình thường,
5. Người nào mà sống Lạnh nhạt, Vô tâm, Hời hợt, Thờ ơ, Nông cạn, Không
quan tâm người khác, không để ý xung quanh mà chỉ nghĩ đến mình Thì người
này ngày càng đần đân, kém kém.
6. Người mà pha trộn cả 5 thứ trên, mỗi thứ một chút thì bị MẤT MỆNH VÀ
MẤT CHÂN KHÍ.
+ Lúc thì khéo, Lúc thì xảo trá, Lúc thì ấu, cẩu thả, Lúc thì trầm tư, toan tính,
Lúc thì trăng hoa, đùa cợt, Lúc thì lại thờ ơ quá, Lúc thì tỏ ra quan tâm, Lúc thì
tỏ ra nghiêm túc, Lúc thì tỏ ra thoải mái, dễ dãi.
• Đôi lúc chủ quan, tự tin quá nên bị lừa; Đôi lúc hành động liều lĩnh; Đôi lúc
không kiếm soát được cảm xúc; Nên thường bị mắc vào cạm bẫy mà không biết
* SỬA TƯ DUY
Để sửa tư duy, ta cần:
+ Nghe đâu biết đấy, nghe đâu để đấy
Nhưng khi thấy người ta nói mà lỗi đạo thì: Mình xin phép không tham gia
Hoặc mình nhắc họ, nhưng trước khi nhắc cần phải xét người vì có những người
mình cân nhắc, nhưng có những người mình không nhắc được thì cần tránh để
không bị mắc đối đầu, đối nghịch, đối kháng.
+ Không suy diễn, không suy đoán, không suy tính, không tranh cãi
+ Khi làm việc phải thấu triệt: Môi trường; Con người; Công việc.

+ Luôn quy chiếu: Đích; Thực tế; Nguyên lý; Đạo; Nguyên tắc.
Và nói rõ ràng ngay từ đầu khi làm việc với bất cứ ai: Đích; Thấu triệt; Quy
trình; Thời hạn; Nguyên tắc Để cả 2 bên không mắc vào tư duy.
* SỬA THÓI THƯỜNG
Để sửa thói thường, ta cần:
+ Sống THẬT: Thật tâm; Thật trí tuệ; Thật chuẩn mực; Thật tinh tế; Thật quan
sát; Thật thấu triệt; Thật ân cần, chu đáo; Thật sâu sắc.
+ Sống có nguyên tắc, Sống cần tròn, triệt để nhân duyên. Bám vào Bảng thói
thường và Trí tuệ. Ấn định sử dụng trí tuệ. Ý thức sử dụng trí tuệ thường xuyên
thì sẽ quen dần và đi vào TIỀM THỨC.
* SỬA THAM, SÂN, SI
+ Tham là gốc của tam độc tham, sân, si. Từ tham dẫn đến sân và si. Bản chất
của tham, sân, si là từ tâm người, tâm thú, tâm ma. Diệt được tâm tham là sẽ
diệt được sân và si.
+ Để sửa tham cần bám vào góc, đó là nguyên lý ta sinh ra để làm giữ Đế tu
sửa, trả nghiệp và hành sứ mệnh để ta tránh tham ở cảnh trấn
Cảnh đời chúng ta thường gặp ở cõi Ta Bà này là danh, là lợi, là gia đình, là tiền
bạc, địa vị, là nhà, là xe, là tài sản, là các cảnh vui thú, là cảm giác thích sở hữu,
thích mọi thứ phải diễn ra theo ý mình.
Người có trí tuệ biết trần gian không phải là gốc của mình. Gốc của ta ở trên
một đoá hoa sen nào đó. Ta xuống trần chỉ là tạm, chỉ là một chuyến đi công tác.
Cõi trần là giả tạm.
Ta có Tư lương mà Cha Mẹ và các Ngài ban cho và cho chúng ta có điểm tựa
(đất nước, gia đình) là nhân duyên của mình với đất nước, gia đình nào đó. Và
Trời Phật luôn độ cho chúng ta khi ta đúng trí tuệ. Điểm tựa là để ta nương nhờ.
Khi ta làm xong nhiệm vụ thì ta phải quay về. Khi quay về thì ta phải cảm ơn, tạ
ơn.
Nhưng chúng ta lại không làm tròn điều đó, nên để lại nhân duyên nhiều. Nên ta
lại phải xuống tiếp lần thứ 2. Lần 2 lại càng để lại nghiệp duyên nhiều hơn, và
cuối cùng cứ thế đắm chìm trong trận đồ của cạm bẫy và cám dỗ cõi hồng trần.
Có những lần xuống, ta không thể làm người được nữa vì cốt càng ngày càng
mòn, tư lương càng ngày càng cạn.
Do vậy khi ta xuống trần chẳng có gì. Mà ta xuống cõi Ta Bà này để tu luyện.
“Sắc tức thị không, không tức thị sắc". Trông thì là có nhưng thực ra là không
có gì. Là hư không. Cái ta cần là Phúc Đức. Nếu ta hiểu được gốc như vậy, ta sẽ
diệt được tham ái, tham sở hữu, diệt được tâm tham.
TƯ LÀ TƯ NHỮNG GÌ?
• Tu tập; Tu thân; Tu tâm; Tu đạo; Tu trì; Tu phát nguyện.
- TẠI SAO PHẢI TU
Ta là con Trời, con Phật. Tu là để ta báo tứ đại trọng ơn: tròn đạo sinh với Trời
Phật, tròn đạo hiếu với Anh sinh Chị nở, gia tiên tiên tổ.
Ta sinh ra để làm 3 việc, trong đó có tu tiếp. Nên trong kế hoạch của cuộc đời,
không thể thiếu Tu.
- TU ĐỂ LÀM GÌ? Để giữ cốt tướng; Để giữ cốt linh; Để tụ linh; Để linh sáng;
Để thoát khỏi tập khí sâu dày trong tiền kiếp.
Tu là để Cốt sáng → Tụ linh → Linh khôn→Linh cảm →Linh ứng → Linh
thông → Lục thông→Thông toàn năng toàn giác.
Để khi ta chuyến cõi thì chọn được luồng ánh sáng năng lượng mạnh để về
Chính Đẳng, Chính Giác
NÊN KHUÔN TU LÀ: Tu học (học trí tuệ); Tu hành; Tu luyện; Tu sửa; Tu thân;
Tu tâm; Tu trì; Tu phát nguyện. Tất cả những tu này ta đều tu thực tế giữa cảnh
đời.
I. TU TẬP
1. Ý NGHĨA CỦA TU TẬP
- Để mình làm thầy của chính mình
- Để ta giữ pháp bảo của các Ngài
Vì thời này là thời đang chiến tranh tâm linh. Nên các Ngài nói: Thứ nhất là tu
tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Tu tại nhà mới kín đáo được.
- Tu tập để được tinh tấn và tụ linh
Khi tu tập, linh mình tụ về một nơi. Thường ta bị tán linh rất nhiều, đêm nằm
mơ màng, mơ lung tung, người mệt mỏi, hoang mang.
Nếu ta không được tụ linh thì khi chết thân trung ấm thường không chọn được
con đường chuẩn vì lúc đó có rất nhiều ánh sáng (xanh, trắng, đỏ, hồng, ánh
sáng mạnh, ánh sáng nhẹ, ánh nắng chang chang).
- Nếu linh yếu thì thường chọn những ánh sáng nhẹ, không dám đi vào ánh sáng
mạnh thì chưa đi đến hết đường đã bị rơi, không về đúng cảnh giới mà mình đã
hạnh nguyện.
+ Linh mạnh sẽ chọn những ánh sáng mạnh, ánh sáng càng mạnh bao nhiêu thì
lực hút về càng nhanh bấy nhiêu.
Khi mình ngồi tu tập, phải trụ tâm, nhất tâm thì mới tụ được linh, linh sẽ khôn
được, linh khôn thì chọn đúng ánh sáng để đi.
- Kế thừa cho con cháu mình
Một đứa trẻ biết kính lễ càng sớm thì tâm đạo càng tốt, thuẩn đạo càng tốt.
Đầu tiên ta cần phải biết đến trí tuệ để định hướng cho con cháu.
TU TẬP GỒM:
+ Kính lễ sáng tối; Đọc sám hối giải nghiệp 4 mùa cho người trần; Đọc sám
mùa vu lan báo hiếu cho gia tiên 5,6,7 âm tháng lịch; Làm chủ tất cả các khóa
lễ.
II. TU THÂN
Tu thân là để có thân khoẻ mạnh để hoàn trả lại thân cho Ngài Tứ Đại.
 Để tu thân, ta cần:
+ Ăn uống, ngủ nghỉ, vận động hợp lý
+ Sắp xếp công việc để không lao tâm khổ tứ, bám vào Trí tuệ để thoát khỏi
tham ái và sở hữu
+ Không ăn uống vô độ, bám vào hạnh ăn
+ Không đam mê tửu sắc để làm tổn hao khí huyết
+ Không đến nơi uế tạp
+ Sử dụng Trí tuệ mọi lúc mọi nơi để người khác không nói đến mình:
Khi hành xử: Phải thấu triệt rồi mới hành xử
Khi đối nhân xử thế: Phải bám vào con người Trí tuệ
+ Lắng nghe cơ thể để biết khi nào khoẻ, khi nào mệt? Mẹt thì biết gốc do đâu
để ứng dụng 10 liệu pháp y thuật.
10 liệu pháp y thuật thì ta đọc quyển HỌC SÂU - Ý PHÁP trong "BỘ THƯ
SÁCH TRÍ TUỆ"
III. TU TÂM
Tu tâm là để thuẩn tâm, thuẩn tính, linh sáng, cốt sáng, linh thông. Từ thuẩn
tâm, thuẩn tính mới thuẩn được đạo và thuần được mệnh.
Tâm là gốc. Vì vậy, tu tâm cũng chính là để giữ Gốc.
 Để tu tâm, ta cần tu:
+ Tâm không loạn tạp; Tâm không tham ái; Tâm không sở hữu; Tâm không suy
nghĩ; Tâm không nghi ngờ; Tâm không chấp chứa; Tâm không mưu mô, tính
toán; Tâm cầu, trọng; Tâm từ bi; Tâm xả bỏ; Tâm không phân biệt; Tâm tuỳ
duyên.
IV. TU ĐẠO: Học trí tuệ; Tu 7 đạo
V. TU TRÌ
+ Trì gì? Trì những điều mình ngộ; Trì những điều mình luyện
+ Pháp trì: Cần đưa ra nguyên tắc để trì
VI. TU PHÁT NGUYỆN
Là ta phát nguyện tu giới, tu khẩu, tu hạnh, tu đạo... trong 1 khoảng thời gian
theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo năm. Hoặc ta phát nguyện ăn chay, phát
nguyện trong 3 ngày mình làm được bao nhiêu việc phúc thì mình hồi hướng
hết cho một ai đó.
Có những người tu phát nguyện rất lớn. Ví như phát nguyện kiếp này gặp lại bà
con quyến thuộc lần cuối rồi đắc quả vị, những kiếp sau vẫn hành đạo nhưng ở
một cảnh giới khác, không còn trong thân người nữa, vì còn thân người là còn
khổ.
CON ĐƯỜNG TU CẦN HOÀN THÀNH TẤT CẢ TÌNH NG CÁC VIỆC TU
Các Ngài đã dạy:
“Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu mong không gặp ma chướng. Vì không bị ma
chướng thì chí nguyện không kiên cường"
“Đạo màu phải chịu đắng cay mới biết được lòng ai trung thành"
TU ĐỂ ĐẠT GÌ?
Tu là để Cốt sáng → Tụ linh → Linh khôn→Linh cảm →Linh ứng → Linh
thông → Lục thông→Thông toàn năng toàn giác.
KẾ THỪA CHO TƯƠNG LAI
KHI CHIA SẺ CHO CON THÌ BỐ MẸ NÊN ĐỊNH HƯỚNG CHO CON 2
PHẦN:
Biết được gốc con sinh ra từ đâu? Con là con Trời, con Phật, còn bố mẹ chính là
anh sinh, chị nở có công ơn sinh thành ra con, nên các con chỉ cần báo ơn báo
hiếu cho bố mẹ. Còn các con phải sống đúng trí tuệ Trời phật đã ban xuống cho
con người đó chính là vốn sống ở trần gian.
Còn các con đang được học Kiến thức ở trường là để giúp các con biết sau này
mình hợp với công việc, ngành nghề nào để mình có một phương tiện và phục
vụ cho đất nước, gia đình và bản thân. Nhưng nhớ rằng công việc chỉ là phương
tiện.
Còn trí tuệ là gì? Trí tuệ chính là vốn sống mà bố mẹ sẽ chia sẻ cho các con
dưới đây:
I. CHIA SẺ VỚI CÁC CON TRONG TỪNG ĐỘ TUỔI VÀ TỪ ĐÓ TA MỚI
GIÚP CON ĐƯA NÉT VĂN HÓA TRÍ TUỆ THUẦN THỤC
1. CHIA SẺ VỚI CON TỪ 0 – 3 TUỔI
Giai đoạn này là giai đoạn con đang tập nói. Ta cần chia sẻ với con: Dạ, vâng;
Cách chào hỏi người lớn; Cảm ơn; Xin lỗi; Xin phép: Ăn và uống thì cần mời
như thế nào? Đi chơi thì cần xin như thế nào? Nhận đồ khi người khác cho thì
phải xin phép và được sự đồng ý của bố mẹ thì mới được nhận.
2. CHIA SẺ VỚI CON TỪ 4 – 10 TUỔI
Chia sẻ các câu tinh hoa cổ học (chọn những câu tinh hoa có học trong trí tuệ để
chia sẻ cho con)
+ Chia sẻ về các chữ: Phúc, Tâm, Trung, Hiếu, Tín, Lễ, Nghĩa
+ Hạnh và giới
+ Cách xưng hô trong họ hàng và khi đi ra ngoài
+ Các câu chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
• Ăn và uống thì cần mời như thế nào
• Đi chơi thì cần xin như thế nào
•Nhận đó khi người khác cho thì phải xin phép và được sự đồng ý của bố mẹ thì
mới được nhận
+ Chia sẻ với con về Phúc – Nghiệp
+ Đích của từng việc
• Đích tuần này của con là gì? Đích của con chơi với bạn là gì? Đích của việc
học trí tuệ và việc học kiến thức? Đích của làm việc tốt giúp đỡ người khác?
Đích của con khi chơi các trò chơi là gì?
- Từ đó định hướng cho con để con biết được đích nào là đáng.
3. CHIA SẺ VỚI CON TỪ 11 – 16 TUỔI
+ Trí tuệ là gì? Hiếu – Lễ - Nghĩa; Thời thế; Xã hội; Con người; Phúc - Nghiệp;
Giới và hạnh; Định hướng cho con về kiến thức – thói thường và trí tuệ; Con
cần chủ động về cá nhân như quần áo mặc, giày dép, đầu tóc... khi ở nhà hoặc đi
ra ngoài. Cần ăn uống thế nào để đủ chất dinh dưỡng, Mặc như thế nào để
không bị lỗi hạnh.
+ Cho con đi ra ngoài thực tế xã hội như ngoài chợ, siêu thị để làm quen các
món ăn, thực phẩm đủ dưỡng chất và nơi có những trẻ em mồ côi, khuyết tật...
để khởi lên tình yêu thương trong con.
+ Khi đi ra ngoài xã hội thì cần đối xử với con người và vạn vật bằng nhân tâm
vì vạn vật đều có linh. Đặc biệt là với người yếu thế trong xã hội như người
khuyết tật, người nghèo; phụ nữ; người già; trẻ em; môi trường
+ Cần cho con tiếp xúc cùng với bố mẹ ở những nơi đông người và những cuộc
nói chuyện về trí tuệ với người lớn
+ Chỉ cho con về họ hàng, cách xưng hô và cách đối nhân xử thế khi ra ngoài
+ Các mối quan hệ thân thiết ở nhà: Mối quan hệ nào thì mình đi thăm? Mình
cần cư xử thế nào cho chuẩn? Ngày nào đi thăm? Các mối quan hệ thân thiết là
gia đình anh chị em ruột của bố và mẹ mình thì khi đến chơi cần phải hỏi thăm
những gì?
+ Chỉ cho con không được nài nỉ, ỷ lại, xui khiến hay nịnh nọt người khác để
đạt mục đích có lợi cho bản thân mình mà cần phải quan tâm đến lợi ích của
người khác nữa.
+ Nếu muốn nói gì thì cân lựa chọn đúng lúc để nói. Cần biết kiên trì, đúng thời
điểm mới trình bày. Tạo cho con thói quen kế các cảnh gặp được ở trường, khi
đi ra ngoài trong 1 tuần. Luôn định hướng cho con biết trong từng việc, Đích
nào là đáng.
Cụ thể:
Thời điểm này thế nào? Có trí tuệ biết trước may mắn ra sao? Con cần trang bị
những gì trong thời thế này? Con tiết kiệm phúc thế nào? Bòn mót phúc đức
bằng cách nào? Ra ngoài cần để ý giữ giới, giữ hạnh. Mọi người trong nhà chia
sẻ trong 1 tuần gặp cảnh gì, quan sát được gì?Mang lại lợi ích cho cộng đồng,
đất nước thì được gì?
4. CHIA SẺ VỚI CON TRƯỞNG THÀNH (TỪ 17 – 25 TUỔI)
+ Chia sẻ với con về trí tuệ. Phân biệt cho con kiến thức – thói thường – trí tuệ
khác nhau như thế nào? Đích. Thực tế: Thời thế - Con người – Xã hội. Nguyên
tắc.
+ Làm chủ cuộc đời; Hiếu – Lễ - Nghĩa; Phúc, nghiệp; Sống có nhân tâm với
con người và vạn vật; Sửa thói thường của bản thân từng phần một: Lời nói –
Hành động – Nội tâm. Giới và hạnh, Định hướng cho con về công việc:
Công việc chỉ là phương tiện để lo cho một phần cuộc sống
Thu nhập đến từ đâu Công chức nhận lương từ ngân sách nhà nước do nhân dân
đóng thuế và do khai thác tài nguyên. Người làm thương nghiệp, công nghiệp,
nông nghiệp đến từ nhân dân. Do vậy cần làm đúng trí tuệ để tránh âm phúc
phần không lỗi đạo, lỗi tâm để tránh âm phúc phần.
Khi làm bất cứ việc gì cũng cần tròn tâm, tròn đạo, tròn việc, tròn nhân duyên
để ta được dương phúc phần và mang lại giá trị cho cộng đồng
Khi ta chưa đưa được văn hóa cho toàn bộ gia đình thì làm với con trước.
II. HÀNG NGÀY CHIA SẺ VỚI MỌI NGƯỜI TRONG NHÀ
1. SÁNG VÀ TỐI CHIA SẺ VỀ ĐÍCH VÀ VỀ THỰC TẾ
+ Mỗi buổi sáng trước khi đi ra ngoài thì mọi người (con cái, bố mẹ) quy chiếu:
• Hôm nay mình làm những việc gì? Mỗi việc đó Đích là gì? Thực tế của việc
đó là gì? Sử dụng nguyên lý nào, đạo nào, nguyên tắc gì?
Chỉ cho con cách tạo phúc như: Quan tâm, giúp đỡ các bạn học kém trong lớp.
Xem trong lớp, ở trường có việc gì thì mình cân chủ động, xung phong làm.
Dạy cho con niệm 21 Hồng danh của các Ngài để con niệm từ lúc ở nhà cho đến
trường rồi hồi hướng luôn.
Lưu ý con làm bất cứ việc gì cũng phải quy chiếu đích, thực tế, nguyên lý, đạo,
nguyên tắc.
Luôn luôn trao đổi với bố mẹ về các bạn ở trường, ở lớp để bố mẹ dạy cho con
cách quy chiếu xem mình tạo phúc đã đúng chưa, để tối về còn hồi hướng
→ Khi con tạo phúc được thì sẽ thông minh, học giỏi, đi thi kết quả tốt.
+ Chỉ cho con để không bị tiêu phúcKhông chơi những trò chơi mạo hiểm, chơi
game, đánh nhau, đù a cợt... Không chơi những trò chơi để mình bị lỗi hạnh và
phạm giới. Không chơi với bạn xấu, đua đòi theo bạn xấu. Không đòi hỏi, xin
bố mẹ mua đồ chơi mà không phục vụ cho đích.
→ Khi tiêu phúc thì học sẽ không giỏi nữa và đi thi không tốt.
+ Tối về trao đổi xem hôm nay: Ai đã làm được việc gì? Đạt những đích gì?
Dùng nguyên lý nào? Dùng đạo nào?Cho mọi người chia sẻ các việc tốt đã làm
được trong ngày. Ai tròn chức năng? Ai chưa tròn chức năng. Cách đối nhân xử
thế . Gia đình cùng ngồi tích cực xem: tạo được bao nhiêu phúc? Tiêu mất bao
nhiêu phúc? Còn tích lại được bao nhiêu phúc? Viết kế hoạch cho ngày mai.
2. CHIA SẺ VỀ GIỮ GIỚI VÀ GIỮ HẠNH
3. CHIA SẺ VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG VỚI CON NGƯỜI VÀ VẠN VẬT
Vì vạn vật đều có linh, trong đó có con người, thực vật, động vật, tự nhiên.
Nên khi đi ra ngoài thì ta cần đối xử với tất cả vạn vật và con người bằng nhân
tâm. Đặc biệt là với những người yếu thế trong xã hội, phụ nữ, trẻ em, người già
và với môi trường.
MỘT SỐ Ý DÀNH CHO GIA ĐÌNH CHIA SẺ CHO CON TRONG “KHO
TÀNG TRÍ TUỆ”
1. CHỮ PHÚC
– Làm điều thiện, điều tốt, không làm điều xấu, điều ác.
– Làm những việc đem lại lợi lạc cho người khác dựa theo luật Pháp, luật Nhân
quả, luật Lương tâm
– Các Ngài dạy: “Tạo Phúc thì đắc quả// Tạo Nghiệp thì họa sinh"
"Mở lòng nhân sinh ra vạn phúc/// Phúc hẹp hòi phúc bất kì nhân"
- Có Phúc thì sẽ có Phần: Trí Tuệ, Sức khỏe, Gia đình, Con cái, Công việc, Tài
chính, Các mối quan hệ.
2. CHỮ TÂM
- Tâm là chủ điều khiến suy nghĩ, lời nói, hành động.
- Tâm tốt thì hành động tốt, nói lời tốt => Ai cũng quý Tâm xấu thì làm việc
xấu, nói lời xấu => Ai cũng ghét Các Ngài dạy:
“Người có Chân Tâm thì biến gạch thành vàng/// Người có Nghiệp bần hàn thì
biến vàng thành gạch"
“Tâm phải lớn để chinh phục lòng người /Tâm phải rộng để chứa đựng những
điều hay/ Tâm phải vững để chống đỡ mọi biến cố trong thiên hạ /Tâm phải
sáng để toả đi muôn phương”
3. CHỮ HIẾU
- Hiếu là: Biết uống nước nhớ nguồn + Biết thờ cúng tổ tiên + Báo hiếu gia tiên
tiên tổ + Biết báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ
- Các Ngài dạy:
“Cây có gốc mới này cành xanh lá /Nước có nguồn mới biển cả sông sâu/ Con
người ta xuất phát từ đâu /Có tiên tố mai sau mới có mình"
"Phật không ở quá xa vời/ Phật luôn hiến hiện trong đời chúng ta/ Phật là mẹ,
Phật là cha /Đã sinh đã dưỡng nuôi ta lên người"
“Bất kính với phụ mẫu thì cầu nơi Tam Bảo thực vô ích"
“Đố ai quét sạch lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao/ Đố ai đếm được vì
sao/ Đố ai đếm được công lao Mẫu từ"
- BÁO HIẾU CÓ Tiểu Hiếu; Trung Hiếu; Đại Hiếu.
+ Tiểu Hiếu: Hiếu tâm: quan tâm, hỏi han ông bà, bố mẹ; Hiếu dưỡng: chăm
sóc, phụng dưỡng ông bà, bố mẹ
+ Trung Hiếu là hiếu tâm, hiếu dưỡng, hiếu hạnh: Sống có đức hạnh để giữ gìn
danh giá cho gia đình và làm rạng danh gia đình
+ Đại Hiếu: Hiếu với gia tiên, tiến tổ; Hiếu với ông bà, bố mẹ (còn sống).
Các Ngài dạy: Con tu cứu được mẹ cha cùng ông bà tiên tổ và ta cần chọn Đại
Hiếu
4. CHỮ TRUNG: Trung thành; Trung trực; Trung tín.
- Trung thành: Với Tổ Quốc
Bác Hồ dạy:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước"
- Trung trực: Thẳng thắn góp ý những việc làm sai trái
- Trung tín: Với tất cả mọi người
“Sống trung tín bền lâu Tình nghĩa sâu hạnh phúc"
"Trung kia giữ trọn lời thể/ Tình yêu đất nước Rồng Tiên Lạc Hồng/ Trung thần
cho cả nước Nam/ Làm dân trung Đạo nước non thanh bình"
5. CHỮ TÍN
+ Uy tín, thủy chung; Trước sau như một, không thay lòng đổi dạ; Dù hứa một
việc nhỏ cũng phải làm cho bằng được
- Các Ngài dạy:
“Chữ Tín quý hơn vàng" “Tín là cửa ngõ của sự thành công"
"Làm ăn chữ Tín làm đầu/ Cho dù vạn lượng quyết không đổi dời"
“Quân tử nhất ngôn, tử mã nan truy" “Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười
làm chín kẻ cười người chế"
"Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay"
“Chớ có tin kẻ dối trá ngay cả khi anh ta nói thật"
“Uy tín và đức hạnh của người cha là tài sản quý giá của người con”
“Tôi không buồn vì bạn lừa dối tôi, tôi chỉ buồn vì từ bây giờ tôi không thể tin
bạn được nữa"
6. CHỮ LỄ
- Lễ phép: Dạ vâng, Xin lỗi, Xin phép, Cảm ơn, Chào hỏi
- Lễ nghi: Sắp lễ, Khi hành lễ
+ Sắp lễ: Bao sái ban thờ; Chọn quả (quả nào được, quả nào không); Chọn hoa
(dùng hoa nào ở đâu, dâng ai); Cách rửa quả, sắp quả, cắm hoa
+ Lúc hành lễ:
• Việc gì xảy cũng không được rời. Không uống nước trong khi lễ, uống nước
trước khi lễ. Khi lễ tâm trí phải sảng khoái, tinh thần thoải mái. Khi lễ không
được ngủ gật; Khi lễ phải nhất tâm và thành kính
7. CHỮ NGHĨA: ƠN NGHĨA, TÌNH NGHĨA
- Ơn nghĩa: Là sống biết ơn, nhớ nghĩa, biết ơn với những người đã giúp đỡ
mình và trân trọng ơn nghĩa người ta đã làm cho mình
- Tình nghĩa: Là sống phải có tình có nghĩa, sống chan hòa với mọi người, luôn
mở tâm giúp đỡ mọi người.
-Các Ngài dạy:
“Nghĩa trọng ơn sâu tận đáy lòng/ Nghĩa vẹn toàn, nghĩa khí trượng phu /Bậc
quân tử nghĩa tình rộng lớn/ Nghĩa với đất trời, nghĩa với non sông"
“Nghèo nhân, nghèo nghĩa là nghèo /Nghèo tiền nghèo bạc chớ cho là nghèo"
“Sống bất nghĩa tai ương/ Sống bất lương tù ngục"
8. CHỮ TRỌNG : Kính Trọng; Tôn Trọng; Trân Trọng
- Kính trọng: Ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, những người lớn tuổi
- Tôn trọng: Anh chị em, bạn bè, những người bằng tuổi và nhỏ tuổi hơn mình
- Trân trọng: Trí tuệ, tiền của, thời gian, sức khỏe, đồ dùng, bản thân
=> Để luôn luôn giữ chữ Trọng ta cần phải luôn Khiêm tốn và coi mình là thấp
nhất
- Các Ngài dạy:
“Tôn sư trọng Đạo" "Lời chào cao hơn mâm cỗ"
“Hãy tôn kính người thấy dạy mình vì nếu cha mẹ cho ta sự sống thì người thấy
dạy cho ta cách sống đàng hoàng tử tế"
"Khiêm tốn là tự tôn/ Kiêu căng là tự sát"
“Sự khiêm tốn khiến người ta càng tôn trọng /Sự kiêu ngạo khiến người ta
khinh miệt"
9. ĐỐI NHÂN XỬ THẾ
- ĐỐI NHÂN
+ Đối xử với con người và vạn vật đều phải sử dụng nhân tâm và công bằng
nhất
- Bác Hồ nói: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”
+ Đối đãi: "Đãi người rộng ba phần là phúc Xử thế nhường một bước mới cao"
+ Đối đáp là sử dụng trí tuệ để đối đáp với người đời
Nên lời nói phải Chuẩn mực, Rõ ràng, Đủ câu, đủ ý, đủ nghĩa, đủ từ
- XỬ THẾ: là xử lí các cảnh, tình huống đến với mình dựa theo trí tuệ
- MUỐN ĐỐI NHÂN XỬ THẾ TỐT CẦN:
+ Khiêm tốn; Trân trọng; Có bản lĩnh. Điểm đạm, không được phản ứng vội
vàng. Chuẩn mực, thấu đáo. Cao thượng. Đặt chữ Tín lên hàng đầu. Không
thiên vị, không thân, không sơ.
- Các Ngài dạy:
"Mưu sự tại nhân/ Thành sự tại thiên"
“Quân tử phòng thân/ Tiểu nhân phòng bị gậy"
“Chơi với người dại nên bầy dại/ Kết với người khôn học nét khôn"
“Người quân tử cư xử bình dị để đãi mệnh/ Kẻ tiểu nhân hành xử nguy hiểm để
cầu may”
"Đãi người rộng ba phần là phúc/ Xử thế nhường một bước mới cao”

You might also like