Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP 2

Câu 1: Hãy chọn câu đúng nhất:


A. Kiểm toán nội bộ ra đời từ nhu cầu của người quản lý đơn vị
B. Kiểm toán nội bộ gắn liền với nhận thức của người quản lý về vấn đề kiểm soát
C. Câu a và b
D. Không có câu trả lời nào phù hợp
Câu 2: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) được thành lập tại:
A. Boston
B. Washington
C. New York
D. Hà nội
Câu 3: Bản chất của kiểm toán nội bộ là:
A. Ngăn ngừa, phát hiện sai sót và, gian lận trong đơn vị
B. Cải thiện hiệu quả hoạt động và năng lực của hệ thống kiểm soát nội bộ
C. Không có câu trả lời nào phù hợp
D. Câu a và b
Câu 4: Theo Nghị định 05/2019 của Chính phủ thì thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ tại
doanh nghiệp là:
A. Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp
B. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty
C. Ban kiểm soát
D. Bộ chủ quản
Câu 5: Kiểm toán 3E là viết tắt của:
A. Econometric, Efficiency and Effectiveness
B. Economy, Efficient and Effectiveness
C. Economic, Efficiency and Effectiveness
D. Economy, Efficiency and Effectiveness
Câu 6: Quy chế kiểm toán nội bộ và Quy trình kiểm toán nội bộ là:
A. Hai tên gọi khác nhau để chỉ cùng một đối tượng
B. Hai văn bản có giá trị pháp lý tương đương nhau
C. Hai văn bản quan trọng tại đơn vị
D. Hai khái niệm chỉ được sử dụng bởi cơ quan quản lý nhà nước
Câu 7: Rủi ro kiểm toán được xác định:
A. Trước khi lập kế hoạch và sau khi thực hiện kiểm toán
B. Sau khi lập kế hoạch nhưng trước khi thực hiện kiểm toán
C. Trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán
D. Tại bất cứ thời điểm nào của cuộc kiểm toán
Câu 8: Hãy chọn câu đúng nhất:
A. CR = ARxIRxDR
B. DR = IrxCRxAR
C. IR = CrxDRxAR
D. AR = IRxCRxDR
Câu 9: Sự khác biệt giữa sai sót và gian lận là:
A. Có chủ ý và không có chủ ý
B. Che dấu hành vi và không che dấu
C. Câu a và b
D. Không có câu trả lời phù hợp
Câu 10: Phương pháp kiểm toán nội bộ được xác định là định hướng theo rủi ro. Tức là:
A. Kiểm toán các hoạt động có phát sinh rủi ro trong đơn vị
B. Ưu tiên nguồn lực để kiểm toán các bộ phận hoặc hoạt động được đánh giá có rủi ro cao
C. Hoạt động nào phát sinh ít rủi ro nhất thì được ưu tiên kiểm toán
D. Phân bổ nguồn lực kiểm toán theo mức độ rủi ro
Câu 11: Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
A. Được đánh giá riêng rẽ với nhau
B. Được đánh giá đồng thời với nhau
C. Không có mối quan hệ với nhau
D. Tỷ lệ thuận với nhau

1
Câu 12: Hai loại thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán là:
A. Thủ tục phân tích và thử nghiệm kiểm soát
B. Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm chi tiết
C. Thủ tục phân tích và thử nghiệm cơ bản
D. Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản
Câu 13: Quy trình kiểm toán nội bộ bao gồm các bước:
a. Lập kế hoạch – Thực hiện –Theo dõi sau kiểm toán - Hoàn tất và công bố
A. Thực hiện – Hoàn tất và công bố - Theo dõi sau kiểm toán
B. Lập kế hoạch – Thực hiện – Hoàn tất và công bố - Theo dõi sau kiểm toán
C. Báo cáo và theo dõi sau kiểm toán
Câu 14: Bộ phận kiểm toán nội bộ:
A. Phải xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm
B. Không bắt buộc xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm
C. Có thể dùng kết quả kiểm toán độc lập để thay cho công việc kiểm toán nội bộ
D. Không được có quá 7 thành viên
Câu 15: Theo Nghị định 05/2019 thì “những bộ phận/nghiệp vụ có rủi ro cao”
A. Phải được kiểm toán (nội bộ) ít nhất mỗi năm một lần
B. Phải được kiểm toán (nội bộ) ít nhất mỗi 6 tháng một lần
C. Không nhất thiết phải kiểm toán nếu đơn vị đã thuê kiểm toán độc lập
D. Là một phần tất yếu của đơn vị
Câu 16: Theo Nghị định 05/2019 thì tại các doanh nghiệp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ
hàng năm thuộc về:
A. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty
B. Ban kiểm soát
C. Câu a và b
D. Không có câu trả lời phù hợp
Câu 17: Theo Nghị định 05/2019 thì kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm tại các doanh nghiệp phải được
gửi cho:
A. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty
B. Ban kiểm soát
C. Câu a và b
D. Không có câu trả lời phù hợp
Câu 18: Theo nghị định 05/2019 thì Báo cáo kiểm toán nội bộ:
A. Phải được lập kịp thời và gửi cho các đối tượng có liên quan
B. Không bắt buộc phải lập và gửi
C. Là tài liệu mật
D. Phải trình bày theo mẫu quy định
Câu 19: Hãy chọn câu đúng nhất:
A. Tiêu chuẩn – Hậu quả - Thực trạng – Nguyên nhân – Kiến nghị
B. Thực trạng – Nguyên nhân – Hậu quả - Tiêu chuẩn – Kiến nghị
C. Thực trạng - Hậu quả - Nguyên nhân – Kiến nghị - Tiêu chuẩn
D. Thực trạng – Tiêu chuẩn – Hậu quả - Nguyên nhân – Kiến nghị
Câu 20: Theo dõi sau kiểm toán là:
A. Không cần thiết đối với kiểm toán nội bộ
B. Khâu quan trọng của kiểm toán độc lập
C. Khâu bổ sung của kiểm toán nội bộ
D. Khâu quan trọng của kiểm toán nội bộ
Câu 21: Tuân thủ là:
A. Một yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp
B. Yếu tố không quan trọng đối với các doanh nghiệp
C. Đặc điểm riêng có của các doanh nghiệp nhà nước
D. Sự lựa chọn của chủ doanh nghiệp
Câu 22: Trong quy trình kiểm toán nội bộ, giai đoạn cuối cùng là “Theo dõi sau kiểm toán”, công
việc cụ thể trong giai đoạn này của kiểm toán viên là:
A. Kiểm tra việc khắc phục phần “thực trạng” trong quy trinh xử lý phát hiện của kiểm toán nội bộ
B. Kiểm tra việc khắc phục những sai phạm đã phát hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
C. Kiểm tra những nội dung liên quan trong giai đoạn sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán

2
D. Không câu nào nói trên là đúng
Câu 23: Không phát hiện được sai sót trọng yếu về số tiền trên Báo cáo tài chính. Đây là rủi ro mà
Kiểm toán viên có thể giảm bớt bằng cách thực hiện:
A.Thử nghiệm cơ bản B. Thử nghiệm kiểm soát
C. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ D. Yêu cầu công ty cung cấp thư giải trình
Câu 24: Câu trả lời nào dưới đây KHÔNG phù hợp với kiểm toán nội bộ:
A. Kiểm toán nội bộ có sự độc lập tương đối
B. Kiểm toán độc lập có thu phí, kiểm toán nội bộ không thu phí
C. Kiểm toán độc lập tiến hành sau khi kết thúc niên độ, kiểm toán nội bộ tiến hành bất kỳ lúc nào cần
thiết
D. Kết quả kiểm toán nội bộ có độ tin cậy cao hơn kiểm toán độc lập
Câu 25: Câu nào mô tả đúng nhất về kiểm toán hoạt động
A. Kiểm tra kế toán và tài chính đối với một Công ty mới thành lập
B. Kiểm tra sự trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp
C. Kiểm tra sự phù hợp của các khoản chi so với quy định của đơn vị và Pháp luật.
D. Kiểm tra/đánh giá về tính hữu hiệu và hiệu quả của một hoạt động hay một bộ phận trong đơn vị
Câu 26: Kiểm toán viên độc lập ít chú trọng hơn so với kiểm toán viên nội bộ đối với công việc nào sau đây:
A. Thực hiện kiểm toán B. Báo cáo kiểm toán
C. Theo dõi sau kiểm toán D. Lập kế hoạch kiểm toán
Câu 27: Kiểm toán viên nội bộ kiểm toán chỉ tiêu Doanh thu trong “Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh” với mục đích tìm nguyên nhân tại sao doanh thu năm nay giảm đáng kể so với năm trước, công việc
này của Kiểm toán viên muốn nói đến nội dung nào của Kiểm toán:
A. Kiểm toán tuân thủ
B. Kiểm toán hoạt động
C. Kiểm toán báo cáo tài chính
D. Kiểm toán tuân thủ và Kiểm toán báo cáo tài chính
Câu 28: Trong cơ cấu tổ chức của công ty, mô hình Kiểm toán nội bộ dưới quyền trực tiếp của Ủy ban kiểm
toán được xem là mô hình lý tưởng, điều này muốn nói đến vấn đề nào sau đây:
A. Kiểm toán nội bộ cần trực thuộc bộ phận có chuyên môn cao
B. Kiểm toán viên nội bộ là những nhân viên kế toán có chuyên môn cao
C. Sự ủng hộ tuyệt đối của Tổng Giám đốc với Kiểm toán nội bộ
D. Tính độc lập của Kiểm toán nội bộ
Câu 29: Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên khi phát hiện các vấn đề, kiểm toán viên sẽ:
A. Trao đổi kịp thời với người quản lý bộ phận được kiểm toán các vấn đề vừa được phát hiện.
B. Giữ bí mật đến khi kết thúc cuộc kiểm toán.
C. Thông báo riêng cho ban giám đốc
D. Ghi vào hồ sơ kiểm toán để lập báo cáo kiểm toán
Câu 30: Kiểm toán nội bộ được thành lập KHÔNG TÙY THUỘC vào yếu tố nào sau đây:
A. Quy mô hoạt động B. Phạm vi hoạt động
C. Yêu cầu của luật pháp D. Mức độ phân quyền

You might also like