Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Sự tồn tại của việc độc quyền của doanh nghiêp và nhà nước là một trong những lí do

làm kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, tác
động xấu đến công bằng xã hội,… Vì vậy tình trạng độc quyền ở Việt Nam là một trong
những vấn đề cần được giải quyết ở trong nền kinh tế thị trường nước ta.
Thực tế ở Việt Nam tồn tại hai loại hình độc quyền sau: độc quyền nhà nước và độc
quyền của một doanh nghiệp. Trong đó loại hình độc quyền nhà nước được coi là phổ
biến nhất ở Việt Nam hiện nay do các doanh nghiệp tư nhân, họ chưa có thế lực nền kinh
tế mạnh để chiếm vị trí độc quyền trong các ngành kinh tế chính. Sự độc quyền này về
các ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của
đất nước như: điện, nước, dầu khí. Độc quyền nhà nước thực hiện kinh doanh theo mô
hình khép kín, thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối, vì vậy các công ty đưa các mức giá
chung cao hơn với mức giá thực tế để thu được lợi nhuận cao.
Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, một số chính sách trong nền kinh tế cũng chính là
nguyên nhân tạo ra hiện tượng độc quyền nhà nước. Điển hình là các chính sách ưu đãi
dành cho các doanh nghiệp nhà nước tạo sự thuận lợi phát triển nền kinh tế mạnh cho các
doanh nghiệp nhà nước. Trong khi các công ty, doanh nghiệp nhỏ có năng lực hạn chế
đang bị các công ty lớn thu mua loại và dần bị loại bỏ khỏi nền kinh tế.
Vì vậy, độc quyền đang ngày càng phổ biến ở trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên độc
quyền cũng đem lại tác động tích cực cho nền kinh tế, nhưng không vì thế ma chúng ta
không kiểm soát độc quyền.
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208973

Những mặt tích cực của độc quyền cũng đem lại những cơ hội phát triển nền kinh tế của
nước ta. Các doanh nghiệp mang tính chất độc quyền sẽ có lợi nhuận cao và doanh
nghiệp dùng phần lợi nhuận đầu tư vào quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Điều
đó làm cho doanh nghiệp vẫn giữ được vị trí độc quyền trong sản phẩm của mình đồng
thời chất lượng sản phẩm ngày càng được cải tiến. Bên cạnh mặt tích cực đó, tiêu cực của
độc quyền đem lại nhiều rủi ro nền kinh tế của nước ta nhiều hơn các mặt tích cực. Điều
dễ dàng ta có thể thấy nhất của việc độc quyền tác động tiêu cực đến nền kinh tế đó là giá
cả của các sản phẩm, dịch vụ của các công ty độc quyền thường cao hơn mức giá trung
bình của các sản phẩm trong cùng lĩnh vực. Ngoài ra duy trì tính độc quyền khiến các đối
thủ cạnh tranh khác không thể tham gia vào thị trường, điều này khiến cho thị trường
phân phối sản phẩm và phân khúc người dùng không đạt được hiệu quả như mong đợi. Vì
vậy, nước ta cần có sự kiểm soát độc quyền, đặc biệt nhất cần sự tham gia của nhà nước
https://cunghoidap.com/vi-sao-phai-kiem-soat-doc-quyen?
fbclid=IwAR3r3iWfvzKExCEkn1Gfvzj8GhuypDO5DaD3XjGWCdsZSjXmbhbhw4DFn
JA

You might also like