Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

NGÔN CHÍ – Nguyễn Trãi

Am trúc hiên mai ngày tháng qua,


Thị phi nào đến cõi yên hà.
Bữa ăn dù có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,
Đất cày ngõ ải luống ương hoa.
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,
Ngâm được câu thần dắng dắng ca.

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU:

Câu 1: Thể thơ? Đặc điểm của thể thơ:

- Thất ngôn xen lẫn lục ngôn


- Câu 7 chữ xen lẫn câu 6 chữ, mang tính thơ Đường luật, sáng tác về số câu, cách ngắt nhịp linh hoạt

Câu 2: Tìm những từ ngữ chỉ lối sống giản dị của nhân vật trữ tình?

- “dưa muối” , “nài chi gấm là”

Câu 3: Câu 5,6 của bài thơ sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng?

- BPTT: Phép đối và phép ẩn dụ


+ Phép đối: “nước dưỡng”, “cho thanh”, “trì thưởng nguyệt” >< “đất cày”, “ngõ ải”, “lảng ương hoa”
+ Ẩn dụ:
- Tác dụng:
+ Làm câu thơ cân xứng, hài hòa.
+ Nhấn mạnh cuộc sống giản dị, thanh bạch của NT khi ở ẩn tại Côn Sơn.
+ Thể hiện cuộc sống không cầu kì trong ăn uống, tạo những thú vui thanh cao để nuôi dưỡng tinh thần.

Câu 4: Khi tác giả nói đến “gấm là” ở câu thứ 4 trong bài thơ nhằm mục đích gì?

- Không màng đến vinh hoa, phú quý, cuộc sống giàu sang, hài lòng tận hưởng cuộc sống điền viên, thanh
bạch.

Câu 5: Nhận xét về ngôn ngữ và hình ảnh thơ?

- Hình ảnh thơ: gần gũi với cuộc sống nông thôn
- Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc

Câu 6: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình?

- Thanh nhàn, thư thả, tận hưởng cuộc sống điền viên.
- Hài long với cuộc sống đạm bạc mà thanh tao
- Tâm hồn lãng mạn.

Câu 7: Anh/chị có đồng tình với quan điểm hạnh phúc của tác giả hay không? Tại sao?

- Tôi đồng tình với quan điểm hạnh phúc của tác giả
- Vì: hạnh phúc là khi được sống một cuộc đời yên ổn, không cần giàu sang, chỉ cần đủ mà thôi. Hạnh phúc
đến từ những điều nhỏ bé, giản dị, nhẹ nhàng, không cần tiền bạc, không xa hoa phù phiếm.

Câu 8: Bài học rút ra từ bài trên?

1
- Sự giản dị trong lối sống.
+ Đôi khi sự giản dị ấy đem đến cho chúng ta sự thanh bình giúp chúng ta quên đi những muộn phiền ngoài
kia, thanh lọc tâm hồn và giúp mỗi người đạt được ước muốn, kết quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

DÀN Ý PHÂN TÍCH CHI TIẾT:

1. Mở bài:
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa vĩ đại mà còn là nhà thơ tài năng của dân tộc. Ông đã được
unesco tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới nhờ những đống góp xuất sắc. Bộ “Quốc âm thi tập” sáng tác
bằng chữ Nôm của ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển thơ ca tiếng Việt, trong đó có tác phẩm nổi
bật “Ngôn trí”. Đây là một tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện nhân cách và tư tưởng đẹp của nhà thơ
Nguyễn Trãi.
2. Thân bài:
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi giặc minh xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi lưu lạc về nơi đất khách xứ người,
không thể trở về quê. Đây cũng là thời kì ông đợi để tìm minh chủ, khôi phục đất nước.
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn
 Vẻ đẹp của thiên nhiên:
- Các hình ảnh gắn liền với thiên nhiên: “am trúc hiên mai”, “nước”, “ao”, “nguyệt”, “đất cày”, “hoa”, “đêm
tuyết”
- Không gian sống yên bình, thanh tĩnh với hình ảnh của mái hiên và cây mai.
 Không gian tách bạch sự ồn ào, xô bồ của thế giới náo nhiệt bên ngoài.
- Khung cảnh nên thơ của thế giới tự nhiên:
+ “Nguyệt” tronng thơ ca cổ, ánh trăng thường gợi ra vẻ đẹp nên thơ, trữ tình, là nguồn cảm hứng bất
tận để lòng người bật ra ý thơ. Câu thơ “nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt”: bóng trăng in xuống
làn nước trong xanh.
+ “Đất cày ngõ ải, lảnh lương hoa”: Đát đã được cày cuốc, vun xới và phơi nắng nên rất khô, tơi, bở. Đây
là môi trường sống thuận lượi của của cỏ cây. Đất ươm mầm nhưunxg loài hoa và giúp hoa tỏa hương
thơm ngát.
 Gợi ra sự tốt tươi, trù phú của vạn vật
 Thiên nhiễn hiện lên tràn đầy sức sống, vừa yên bình, vừa thơ mộng, vừa trữ tình.
 Tâm trạng của nhân vật trữ tình
- Hài lòng, mãn nguyện với cuộc sống hiện tại:
+ “Am trúc hiên mai ngày tháng qua”: ngày qua ngày an yên với nơi quê nhà.
+ “Thị phi nào đến cõi yên hà”: những đàm tiếu dị nghị của thiên hạ không thể đến được chốn ở của nhà
thơ  nhà thơ sống ở chốn thanh tĩnh, cách xa cuộc sống xô bồ, bỏ lại bên ngoài nhũng thứ thị phi.
+ “Cơm ăn dầu có dưa muối / Áo mặc nài chi gấm là”: hạnh phúc với cuộc sống giản đơn, không mải mê
với vinh hoa phú quý.
- Thong thả, nhàn nhã:
+ “Nước dưỡng thanh, trì thưởng nguyệt”: ẨN DỤ về việc giữ gìn sự thanh khiết để thưởng thức ánh
trăng, như con người giữ gìn được sự trong trắng và phẩm chất cao quý.
+ “Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa”: hoạt động cày cuốc, trồng trọt
- Trạng thái phấn chấn, lãng mạn:
+ “Trong khi hứng động vừa đêm tuyết”: bản nguyên cảm hứng đặc biệt được kích thích trong bóng đêm
tuyết giá lạnh.
+ “Ngâm được câu thần dăng dăng ca”: Tận hưởng cảm xúc, truyền đạt bằng giọng ngâm ca.
 Đánh giá:
- Nội dung: Bài thơ cho thấy vẻ đẹp tư tưởng tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi. Đó là tình yêu thiên nhiên
sâu sắc và cốt cách cao đẹp.
- Nghệ thuật:
2
+ Câu thơ lục xen lẫn câu thất ở dòng thứ 3, 4
+ Hình ảnh ước lệ, giản dị, gần gũi
+ Ngôn ngữ mộc mạc, mang giọng của lời ăn tiếng nói hằng ngày.
3. Kết bài:
Đã hơn 6 thế kỉ trôi qua, thời gian đã xóa nhòa đi biết bao sự vật, nhưng “Ngôn trí 3” cùng các tác
phẩm khác của Nguyễn Trãi vẫn còn đong đầy tư tưởng vượt thời đại, luôn liên quan chặt chẽ đến thiên
nhiên, đất nước và con người. Bởi thế tác phẩm của ông vẫn còn sống đọng trong trái tim của người Việt
Nam.

THUẬT HỨNG 24 – Nguyễn Trãi

Công danh đã được hợp về nhàn,


Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU:

Câu 1: Thể thơ:

- Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2: Từ nào trong bài thơ thể hiện rõ tâm thế sống của nhà thơ? Tác giả đã nêu lí do là gì trong hai câu thơ đầu?

- Từ “Nhàn”
- Lí do: ông đã trọn vẹn với hai chữ “công danh” nên giừo đây ông chọn lối ống an hàn, giản dị và không
màng đến thị phi nơi thế tục. Ông không quan tâm đến việc được mất khen chê.

Câu 3: Em hiểu thế nào về hai câu thơ đầu?

- Tác giả đã trọn vẹn với hai chữ công danh nên giờ đây chọn lối sống an nhàn và không màng đến thị phi
nơi thế tục
- Nguyễn Trãi là người anh hung của dân tộc, văn võ song toàn, công danh cũng đã được. Nhưng khi chứng
kiến loạn lạc của chốn quan lai, ông đã quyết định vứt bỏ mọi công danh, tránh xa vòng xoáy của danh lợi
- “hợp” ở đây là nên, nghĩa là gạt bỏ những ham muốn về công danh, tìm hiểu về với cuộc sống dân dã
hòa nhập với thiên nhiên đất trời
- Câu thơ thứ hai thể hiện thái độ, cách ứng xử của thi sĩ: sẽ chẳng quan tâm tới mọi chuyện thị phi “lành
dữ” hay khen chê của người đời. Bởi sau cùng mọi sự đánh giá sẽ do lịch sử, mọi việc sẽ được phơi bày,
cần chi phải mệt lòng trăn trở.
 Ta thấy được sự nhẹ nhõm, thanh thản của NT khi trút bỏ được bụi trần, gánh nặng công danh

Câu 4: Nêu biểu hiện của nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình trong bài thơ:

- Yêu thiên nhiên, gắn bó hòa hợp với cuộc sống nơi thôn dã
- Cuộc sống ở nơi thôn dã

Câu 5: Chỉ ra cách gieo vần của bài thơ

- Gieo vần chân


- “khen” – “sen” – “then”

3
Câu 6: Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong hai câu thực

- “ao”, “bèo”, “muống”, “đìa thanh”, “cỏ”, “sen”


 Đây là những hình ảnh rất giản dị, gần gũi
 Cuộc sống của tác giả ở nơi đây với những món ăn quen thuộc, dân dã. Cuộc sống nơi đây với những
món ăn của một người nông dân thực thụ. Nói về Côn Sơn, NT có một cuộc đời thanh bạch.

Câu 7: Chỉ ra hiệu quả của phép đói trong hai câu thực và hai câu luận:

- Phép đối hai câu thực: “ao cau” >< “đìa thanh” / “vớt bèo cây muống” >< “phát cỏ ương sen”
- Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ cân xứng hài hòa
+ Gợi tả không gian sống yên tĩnh, cuộc sống thanh bạch giản dị của nhân vật trữ tình, như những người
nông dân thôn quê. Cuộc ống đạm bạc, thanh cao, không vướng bận bụi trần. Nhà thơ cảm thấy tâm hồn
thanh thản, bình yên.
- Phép đối hai câu luận: “kho thu” >< “thuyền chở”, “phong nguyệt” >< “yên hà”, “đầy qua nóc” >< “nắng
vay then”
- Tác dụng:
+ Làm câu thơ nhẹ nhàng, cân đối, hài hòa, nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm
+ Diễn tả sự phong phú vô hạn của thiên nhiên và đời sống tâm hồn thanh cao, yêu mến, gắn bó, chan
hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi.

Câu 8: Có ý kiến cho rằng:

Dù đã lui về ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi chỉ “nhàn thân chứ không nhàn tâm”, Quan điêm của bạn là gì? Lí giải?

- Tôi đồng ý với quan điểm trên, cho dù ông đã về quê ở ẩn, không phải đối mặt với lũ quyền thần nhưng
ông vẫn đau đáu vì dân vì nước, khong ai có thể lay chuyển.
- Nguyễn Trãi nhàn thân vì không phải lo lắng việc dân, việc nước. Bọn gian thân đang tìm cách hãm hại
đất nước. Về Côn Sơn, Nguyễn Trãi sống 1 cuộc sống điền viên, tận hưởng, vẻ đẹp thiên nhiên phong
phú, thanh nhàn, chan hòa với vạn vật. Tuy nhiên, ông không nhàn tâm, nỗi lòng của ông luôn cấu cánh
cho dân cho nước, tấm lòng của ông luôn muốn dành cho dân cho nước.

DÀN Ý PHÂN TÍCH CHI TIẾT:

1. Mở bài:
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa vĩ đại mà còn là nhà thơ tài năng của dân tộc. Ông đã để lại cho thơ ca
Việt Nam rất nhiều tác phẩm hay và có giá trị, tiêu biểu phải kể đến “Thuật hứng 24”. Bài thơ là một bức
tranh đẹp thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết của thi nhân. Từ đó, thấy rõ hơn quan niệm
sống tốt đẹp mà ông hướng tới.
2. Thân bài:
a. Giới thiệu khái quát:
- Thể thơ: thơ Nôm đường luật phá cách thất ngôn xen lẫn lục ngôn.
- “Thuật hứng 24” được trích trong “Quốc âm thi tập” là lời bày tỏ của Nguyễn Trãi về cuộc sống của mình
trong nnhững ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn.
b. Phân tích chi tiết:
 Thi nhân bỏ lại công danh để trở về với cuộc sống nơi thôn quê:
+ Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi đã cho người đọc cảm nhận được lựa chọn của mình
- Công danh – là điều mà các nhà nho xưa luôn hướng tới, chăm chỉ học hành luyện tập để cống hiến cho
đất nước. Tuy nhiên Nguyễn Trãi đã thể hiện được sụ thanh nhàn khi trút bỏ được gánh nặng công danh,
bỏ qua cái ồn ào ganh ghét trong triều đình để tìm về với cuộc sống thanh sơ an nhàn.
- Ông chẳng quan tâm gì trước mọi thi phi “lành dữ”, “khen chê” nữa. Mọi sự đánh giá sẽ do lịch sử, cần
chi phải mệt lòng, trăn trở.
 Thái độ đúng đắn của Nguyễn Trãi

4
 Thể hiện khí tiết của kẻ sĩ khi đã thoát vòng danh lợi, lui về suối rừng ở ẩn.
 Những thú vui chốn quê nhà:
- “ao cạn” với “đìa thanh”, “vớt bèo cây muống” với “phát cỏ ương sen” đối nhau chặt chẽ làm hiệ lên một
cuộc đời cần mẫn, thanh bạch đúng tự hà  cấu trúc thơ cân xứng, phép đói được vận dụng tài tình.
- Cuộc sống chẳng có sơn hào hải vị, chỉ có rau muốn, có sen rất bình dị mà thanh cao.
 Tấm lòng của Nguyễn Trãi với thiên nhiên, đất nước:
- Bút pháp phóng đại cùng phép đối hài hòa đã tô điểm cho vẻ đẹp huyền ảo nơi làng quê. Tác giả đã “khối
lượng hóa” hình ảnh kho thu bằng lượng từ “đầy”.
- Con thuyền thi nhân chỉ chở “gió”, “trăng” mà cũng “nặng” làm “vay” đi những chiếc then.
 Thành công tả cảnh và kết hợp với những câu thơ trước làm đẹp thêm vẻ đẹp cuộc sống thể chất lẫn
tinh thần của nhà thơ.
- “Bụi” là tiếng cổ, nghĩa là “chỉ”, “bụi có” là chỉ có
+ Một cách nói khiêm tốn mà khẳng định, bộc lộ niềm tự hào về lòng trung hiếu của mình đối với nước,
với vua, với cha mẹ.
 Nguyễn Trãi có tấm lòng trung hiếu bền vững, son sắt, yêu nước thương dân.
- “chăng” là không
+ Được lặp lại 2 lần như một sự nhấn mạnh về sự bền bỉ của tấm lòng trung hiếu của ông, dù có mài đi
cũng chẳng khuyết, có nhuộm cũng chẳng đen.
 Nhận xét:
- Với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai, giọng điệu tâm tình, tha thiết, thư thái, chậm rãi
- Thể thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn
- Các thi liệu giản dị
- Các phép đối khiến ý thơ cân xứng hài hòa, tạo nhịp điệu cho câu thơ
 Bài thơ để lại tron lòng độc giả những cảm xúc suy tư. Thấy được sự thanh nhàn bất đắc dĩ của
Nguyễn Trãi, tình yêu thiên nhiên, yêu nước trĩu nặng.
3. Kết bài:
Đã hơn 6 thế kỉ trôi qua, thời gian đã xóa nhòa đi biết bao sự vật, nhưng “Thuật hứng 24” cùng các
tác phẩm khác của Nguyễn Trãi vẫn còn đong đầy tư tưởng vượt thời đại, luôn liên quan chặt chẽ đến thiên
nhiên, đất nước và con người. Bởi thế tác phẩm của ông vẫn còn sống đọng trong trái tim của người Việt
Nam.

MẠN THUẬT 4 – Nguyễn Trãi

Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,


Trong thế giới phút chim bay.
Non cao non thấp mây thuộc,
Cây cứng cây mềm gió hay.
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.

CÂU HỎI ĐỌC HIỂU:

Câu 1: Thể thơ? PTBĐ?

- Thất ngôn xen lục ngôn


- Biểu cảm

Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác:

- Khi Nguyễn Trãi về Côn Sơn ông đã cáo quan và từ bỏ choón quan trường, lựa chọn lối sống thanh nhàn
5
Câu 3: Tâm Trạng của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ đầu:

- Đảo ngữ: “đủng đỉnh”


 Nhấn mạnh tâm thế ung dung thư thái, thanh r thơi hòa mình với thiên nhiên
 Nhịp thơ 2/2/2 và 3/3 thể hiện sự chậm rãi hòa mình với thiên nhiên thanh thản
 2 câu thơ mở ra không gian thời gian của buổi chiều, êm ả thanh bình chốn thôn quê, tâm trạng của
tác giả thì ung dung tự tại

Câu 4: Nội dung bài thơ:

2 câu đầu: Tâm trạng ung dung, bình thản, hòa mình với thiên nhiên của tác giả

6 câu cuối: Suy tư, chiêm nghiệm của tác giả với thế giới tự nhiên và sự hiểm ác thâm sâu của lòng người

Câu 5: Nguyễn Trãi đã thể hiện suy nghĩ gì, tình cảm gì trong 2 câu cuối. Nhận xét nét độc đáo, nghệ thuật của bài
thơ?

- Thể hiện triết lí sâu sắc của Nguyễn Trãi về thế giới khách quan và suy nghĩ của con người: thế giới khách
quan vạn vật vẫn diễn ra theo quy luật của nó, người có thể nắm bắt 1 cách dễ dàng bằng những kiến
thức về tự nhiên, người biết hết.
- Tuy nhiên con ngời không thể đo đếm được sự nham hiểu, nông sâu của lòng người:
 Vì thế. Nguyễn Trãi thể hiện những suy ngẫm, chăn chở về cuộc sống. Câu kết buông ra như 1 tiếng
thở dài thể hiện nỗi lo, lòng băn khoăn, khát vọng về 1 cuộc sống bình ăn. 1 xã hội nhân văn mà ở nơi
đó con người có thể sẻ chia, thấu hiểu.

Câu 6: Nhận xét nghệ thuật 3-4, 5-6:

- Phép đối: Thể hiện trong hình ảnh “núi non cao thấp – cây cứng mềm, mây thuộc, gió hay”
+ “nước mấy trăm thu, nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay”:
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh biểu hiện của sự vật khách quan, chúng ta đều có thể hiểu và cảm nhận được
+ Nhân mạnh đến sự vĩnh hằng, bất biến của tạo hóa thiên nhiên để đối lập với sự khó lường của lòng
người  tạo sự cân sứng hài hòa, thể hiện dụng ý của nhà thơ.

Câu 7: Triết lí:

- Chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời và con người:


+ Thế giới tự nhiên thì sống động nhưng nó có quy luật của nó, mọi thứ đều hiện ra trước mắt để người
chiếm ngưỡng.
+ Lòng người mưu toan tính toán khó lường  người khó nhận biết được  thể hiện cảm xúc suy tư, lo
âu của tác giả về thế sự và những toan tính của lòng người.

DÀN Ý PHÂN TÍCH CHI TIẾT

1. Mở bài:
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa vĩ đại mà còn là nhà thơ tài năng của dân tộc. Ông đã được
unesco tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới nhờ những đống góp xuất sắc. Bộ “Quốc âm thi tập” sáng tác
bằng chữ Nôm của ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển thơ ca tiếng Việt, trong đó có tác phẩm nổi
bật “Mạn thuật”. Đây là một tác phẩm có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện nhân cách và tư tưởng đẹp của nhà thơ
Nguyễn Trãi.
2. Thân bài:
 2 câu thơ đầu:
- Tác giả thể hiện tư thế dáng vẻ ung dung, tự tại của Nguyễn Trãi. Đó là tư thế của một lão nông an nhàn,
thư thái trước thời cuộc.
6
- BPNT: ĐẢO NGỮ “đủng đỉnh” len đầu câu, thể hiện sự thong dong, tự tại 1 buổi chiều quê. Nguyễn Trãi
đã thả lỏng mình trước thời cuộc để cảm nhận những vẻ đẹp bình dị và yên ả của làng quê.
+ Đây cũng là khoảng thời gian quý giá Nguyễn Trãi đã trút bỏ những toan tính, xô bồ của chốn quan
trường, sống đúng với khí tiết và tâm hồn thanh thản của một nhà Nho.
 Như chính ngay ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã mở ra 1 không gian làng quê yên bình, còn nhẫn vật
trữ tình thì thong thả, ung dung tự tại hòa mình vào với thiên nhiên.
 4 câu thơ tiếp theo:
- Là những cảm nhận của tác giả về thế xự và thiên nhiên:
+ PHÉP ĐỐI: “NON CAO >< NON THẤP” “CÂY CỨNG >< CÂY MỀM” “MÂY THUỘC >< GIÓ LAY” “NƯỚC MẤY
TRĂM THU >< NGUYỆT BAO NHIÊU KIẾP” “CÒN VẬY >< NHẪN NAY”
 NHẤN MẠNH sự vật, hiện tượng, thiên nhiên như 1 quy luật hiện ra trước mắt, hình ảnh mà ai cũng
có thể cảm nhận được.

+ LIỆT KÊ: Liệt kê những vẻ đẹp của thiên nhiên qua các hình ảnh: non cao, mây, cây, nước, nguyệt

 Đây là hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ điển thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên hài hòa
tinh tế mang vẻ đẹp ước lệ mà 1 người có cảm nhận sây sắc như Nguyễn Trãi có thể cảm nhận và
nắm bắt 1 cách dễ dàng.
- Thế nhưng bên trong sự vận hành của tạo hóa những suy nghĩ của người lại không thể lường trước
được. Tác giả muốn đặt ra những hình ảnh đối lập để thể hiện quan niệm của ông về cuộc đời và sự vận
động của thiên nhiên.
 2 câu kết:
- Nhận ra sự chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về cuộc đời và sự vận động của tạo hóa:
+ Những sự vật hiện tượng trong tụe nhiên, người có thể nhận ra một cách dễ dàng, chỉ có lòng người thì
thật khó lường.
 Thể hiện suy tư, trăn trở về cuộc đời và con người, ông đã bộc lộ 1 chút buồn đau, thất vọng, ghê sợ
trong sự nham hiểm của lòng người .
- Nhiều năm lăn lộn ở trốn quan trường, phó tá cho 2 vị vua nhà Lê, Nguyễn Trãi đã quá quen thuộc với sự
nham hiểu của lòng người.
 Ông quyết tâm sống với cuộc sống thanh bình, ông quyết tâm giữ cho tâm hồn thanh cao của ông
được trong sáng, ông đã cáo quan về ở ẩn, đã lựa chọn 1 quan niệm sống đúng đắn.
- Thế nhưng, thị phi vẫn không buông tha cho ông. Ông nhàn thân chứ không nhàn tâm, vẫn luôn trăn trở,
đau đáu và suy tư trước thời cuộc. Làm sao đo được sự hiểm ác thâm sâu của lòng người.
 2 câu kết thể hiện những chiêm nghiệm, suy tư sâu sắc của Nguyễn Trãi về cuộc đời và con người.
 Nghệ thuật:
- Thể thơ chậm rãi
- Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc
- BPTT kết hợp giữa chất trữ tình, triết lí làm cho bài thơ trở nên sâu sắc.
3. Kết bài:
Đã hơn 6 thế kỉ trôi qua, thời gian đã xóa nhòa đi biết bao sự vật, nhưng “Mạn thuật” cùng các tác
phẩm khác của Nguyễn Trãi vẫn còn đong đầy tư tưởng vượt thời đại, luôn liên quan chặt chẽ đến thiên
nhiên, đất nước và con người. Bởi thế tác phẩm của ông vẫn còn sống đọng trong trái tim của người Việt
Nam.

You might also like