Chiến Lược Phân Phối Độc Quyền Và Chọn Lọc Của Chanel

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Trong lĩnh vực thời trang xa xỉ, rất ít thương hiệu có thể khẳng định được vị thế biểu

tượng và sự công nhận toàn cầu như Chanel. Hãy cùng nhìn sâu hơn vào sự kỳ diệu của
chiến lược phân phối mà Chanel đã áp dụng, nơi mà mỗi chi tiết được chăm chút đến
từng phần nhỏ nhất, chiến lược kết hợp một cách khéo léo giữa sự thanh lịch và độc
quyền của thương hiệu nhằm tạo ra một trải nghiệm mua sắm đích thực, làm nổi bật sự
sang trọng và đẳng cấp của người tiêu dung.
I. Chiến lược phân phối độc quyền (Exclusive Distribution):
- Chiến lược phân phối độc quyền là phương pháp phân phối trong đó nhà sản xuất chỉ
ủy quyền cho một nhà phân phối duy nhất trong một khu vực xác định. Nhà phân phối
độc quyền có quyền bán sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu chỉ trong khu vực đó.
Điều này giúp tập trung quản lý và tạo sự độc đáo cho sản phẩm.Chi

- Trụ cột trong chiến lược tiếp thị của Chanel là phát triển tính độc quyền và giá trị đầy
khát vọng. Thương hiệu duy trì sức hấp dẫn của mình bằng cách chọn lọc về tính sẵn có
của sản phẩm, kênh phân phối và hoạt động quảng cáo. Đội ngũ tiếp thị của Chanel đề
cao tính độc quyền này thông qua:
1. Cửa hàng độc quyền:

- Chanel vận hành mạng lưới cửa hàng và cửa hàng hàng đầu của riêng mình tại các
thành phố lớn trên thế giới. Những cửa hàng này có vị trí chiến lược trong các khu mua
sắm cao cấp và thủ đô thời trang nổi tiếng, như Đại lộ Montaigne ở Paris và Đại lộ số 5 ở
Thành phố New York.
- Vì thế Chanel có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và phong phú cho khách
hàng, cho phép họ hoàn toàn đắm mình vào thế giới của thương hiệu. Các cửa hàng đều
được thiết kế sang trọng và tinh tế, thể hiện tính thẩm mỹ của thương hiệu.

2. Sản xuất các sản phẩm phiên bản giới hạn và bộ sưu tập độc quyền:
N° 5 LIMITED EDITION N° 5 GRAND EXTRAIT BACCARAT 2021M
- Chanel là một trong những thương hiệu tạo ra các phiên bản độc quyền và các bộ sưu
tập giới hạn, được xây dựng trên nền tảng của các thiết kế và ý tưởng hiện có và phổ
biến nhất.
- Điều này làm tăng thêm vị thế cho những món đồ độc quyền, bằng cách mang lại cho
chúng tất cả những điểm bán hàng của một chiếc Chanel cổ điển nhưng có thiết kế và
hoàn thiện sáng tạo và hạn chế.

3. Kiểm soát chất lượng và số lượng:


- Bằng cách hợp tác chặt chẽ với các đối tác độc quyền và duy trì các cửa hàng độc
quyền, Chanel có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm và đảm bảo rằng chúng đáp ứng
được tiêu chuẩn cao nhất của thương hiệu.
- Christopher Sheldrake, giám đốc nghiên cứu và phát triển của Chanel, cho biết số
lượng hoa nhài mà hãng mua để sản xuất chai nước hoa N° 5 đình đám chiếm một phần
ba thế giới. Mỗi lần mua, thương hiệu Pháp lấy số lượng đủ dùng cho cả năm chứ không
phải theo mùa. Tất cả được cất trữ trong nhà máy của Chanel nằm ở phía Bắc nước
Pháp. Những năm gần đây, giá hoa nhài ở Grasse tăng từ 7-10 lần so với bình thường
nên nhà mốt buộc phải tìm các nguồn cung cấp khác từ Ấn Độ và Ai Cập. Tuy nhiên,
Chanel kiểm soát chất lượng rất chặt chẽ.
"Mỗi năm, chúng tôi chỉ đưa ra một danh sách cố định nhà cung cấp. Họ phải gửi cho
hãng mẫu thử để kiểm nghiệm. Chúng tôi đánh giá các mẫu thử ấy giống như cách các
công ty sản xuất rượu thử nguyên liệu", ông giám đốc cho biết.
VNEXPRESS (16/09/2015). Vì sao Chanel No.5 là huyền thoại về nước hoa gần 100 năm.
https://vnexpress.net/vi-sao-chanel-no-5-la-huyen-thoai-ve-nuoc-hoa-gan-100-nam-
3278781.html

4. Quản lí giá cả:


- Philippe Blondiaux cho biết: “Chúng tôi không và sẽ không bán hàng thời trang hoặc
đồng hồ trực tuyến, mặc dù các nền tảng kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong
tương tác với khách hàng. Chúng tôi đang đầu tư rất nhiều vào các công cụ kỹ thuật số
để kết nối với người tiêu dùng và cung cấp dịch vụ trực tuyến riêng của mình”.

Người quan sát (21/10/2023). Kinh doanh "ngược đời" như Chanel: Tăng giá gấp đôi,
không bán online vẫn đạt doanh thu kỷ lục. https://nguoiquansat.vn/kinh-doanh-nguoc-
doi-nhu-chanel-tang-gia-gap-doi-khong-ban-online-van-dat-doanh-thu-ky-luc-
95945.html

- Nói không với chiến lược sale:

+ Nếu theo dõi trên thị trường, chúng ta có thể thấy các thương hiệu lớn như: Prada,
Versace, Valentino hay Burberry đều có thời điểm sale mạnh các sản phẩm. Mục đích
của họ chính là để tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường.

Tuy nhiên, Chanel lại nói không với chiến lược sale. Tất cả các sản phẩm của thương
hiệu này sẽ không giảm dù chỉ 1 xu so với mức giá niêm yết. Đó chính là cách Chanel giữ
vững đẳng cấp thương hiệu của mình.

+ Thương hiệu này thường không có các chương trình giảm giá. Thay vì giảm giá những
sản phẩm cao cấp, Chanel lựa chọn phát triển những dòng sản phẩm bình dân có mức
giá “dễ thở” hơn. Nhờ vậy, khách hàng ở nhiều phân khúc trung lưu vẫn có thể sở hữu
sản phẩm hàng hiệu.

Trí tuệ mới (23/08/2022). Những chiến lược marketing "độc lạ" của Chanel.
https://trituemoi.vn/kien-thuc/nhung-chien-luoc-marketing-cuc-doc-cuc-la-cua-chanel-
2249.html
5. Hợp tác với đối tác độc quyền:
- Chanel hợp tác chặt chẽ với một số đối tác độc quyền để đảm bảo rằng sản phẩm của
họ được phân phối một cách chính xác và chất lượng.
- Hợp tác với nhà bán lẻ hàng thời trang xa xỉ trực tuyến toàn cầu Farfetch nhằm cách
mạng hóa trải nghiệm của khách hàng bán lẻ thông qua việc triển khai một loạt sáng
kiến kỹ thuật số tăng cường nhằm hiểu rõ hơn về sở thích của khách hàng.
- Hợp tác với Inès de la Fressange, người mẫu đầu tiên ký hợp đồng độc quyền với
Chanel những năm 1980.

Inès de La Fressange đẹp kiêu sa


Chanel và Farfetch ký Quan hệ đối tác
đổi mới độc quyền
trên sàn diễn thời trang

II. Chiến lược phân phối chọn lọc (Sensitive Distribution):

- Chiến lược phân phối chọn lọc là phương pháp phân phối dựa vào việc lựa chọn những
người phân phối theo khả năng bán hàng và đồng thời loại bỏ những nhà phân phối làm
ăn kém hiệu quả.

- Chanel sử dụng chiến lược phân phối chọn lọc để tạo ra sự hiếm có và độc đáo cho sản
phẩm của mình, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu và thu hút sự quan tâm từ khách
hàng. Bằng cách tập trung vào các kênh phân phối cao cấp và uy tín, Chanel duy trì sự
sang trọng và độc đáo trong mỗi trải nghiệm mua sắm.

1. Phân phối hạn chế:


- Chanel chỉ bán sản phẩm của mình thông qua một mạng lưới các cửa hàng bán lẻ được
chọn lọc kỹ càng. Họ hạn chế số lượng cửa hàng bán lẻ để tránh sự phổ biến quá mức
của thương hiệu.

2. Chọn lọc các đối tác bán lẻ:


- Chanel rất cẩn trọng trong việc lựa chọn các đối tác bán lẻ, chỉ hợp tác với những cửa
hàng có uy tín, phù hợp với hình ảnh thương hiệu cao cấp của Chanel.
3. Kiểm soát chặt chẽ kênh phân phối:
- Chanel kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình phân phối, từ việc lựa chọn địa điểm cửa
hàng, thiết kế cửa hàng, đến việc đào tạo nhân viên bán hàng.

- Chiến lược cửa hàng là một cách marketing hiệu quả để thể hiện nhận diện thương
hiệu bên cạnh việc bán hàng. Vì định vị ở phân khúc cao cấp, Chanel luôn đặt cửa hàng
tại những khu cao cấp trong các thành phố lớn: Tokyo, Chanel đặt cửa hàng tại khu
Ginza; ở TP.HCM, Chanel đặt gần phố đi bộ Nguyễn Huệ...

- Bên cạnh đó, Chanel còn phân phối sản phẩm của mình qua các kênh bán hàng đa
dạng như: Exclusive store, E-commerce website, cửa hàng multi-brands, các trung tâm
thương mại cao cấp.

Brandsvietnam (27/06/2023). Case-study: Chiến lược Marketing của Chanel theo mô


hình Marketing Mix 7Ps. https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/332940-
Case-study-Chien-luoc-Marketing-cua-Chanel-theo-mo-hinh-Marketing-Mix-7Ps

4. Tạo trải nghiệm mua sắm độc đáo:


- Chanel tập trung vào việc tạo ra một trải nghiệm mua sắm độc đáo và sang trọng cho
khách hàng tại các cửa hàng của họ.

5. Hạn chế sự phổ biến:


- Chanel cố gắng hạn chế sự phổ biến của sản phẩm, tránh để sản phẩm trở nên quá phổ
biến, giữ được sự độc đáo và giá trị cao cấp của thương hiệu.

Có thể thấy hãng thời trang xa xỉ Chanel đã bắt đầu hạn chế số lượng túi mỗi khách hàng
có thể mua ở Hàn Quốc. Với một số loại túi phổ biến, mỗi người Hàn Quốc chỉ được mua
một chiếc mỗi năm.

Theo tờ Hankook Ilbo, chi nhánh Chanel Hàn Quốc đã áp dụng chính sách mới đối với
người tiêu dùng nước này. Theo đó, mỗi khách hàng có thể mua một chiếc túi nắp gập
Timeless Classsic và một túi xách tay Cocco Handbag mỗi năm.

Dân trí (19/10/2021). Tại sao Chanel chỉ cho phép người Hàn Quốc mua một cái túi mỗi
năm?. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tai-sao-chanel-chi-cho-phep-nguoi-han-quoc-
mua-mot-cai-tui-moi-nam-20211019084012145.htm
Các chiến lược phân phối cho thấy đội ngũ tiếp thị của Chanel là bậc thầy trong việc cân
bằng truyền thống với sự đổi mới, tính độc quyền với sức hấp dẫn rộng rãi và duy trì bản
sắc thương hiệu khác biệt đồng thời phát triển theo xu hướng tiêu dùng. Đó là các chiến
lược đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận, hiểu biết sâu sắc về thị trường xa xỉ và cam kết
vững chắc đối với các giá trị cốt lõi của thương hiệu. Do đó Chanel luôn duy trì được
hình ảnh thương hiệu cao cấp, sang trọng và độc đáo, đồng thời tạo ra sự khan hiếm và
độc quyền, từ đó nâng cao giá trị và sức hấp dẫn của các sản phẩm Chanel.

You might also like