Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Dù mối quan hệ với con cái có tốt đẹp đến

đâu cũng cần nhớ 'định luật con quạ'

Khi về già, chúng ta nên bớt nói lại một chút, đặc biệt
nếu muốn cải thiện mối quan hệ với con cháu tốt nhất
là nên thay đổi bản thân mình trước.
Trong rừng, có một con quạ muốn chuyển đi nơi khác vì bị cô lập với những
loài động vật nhỏ.

Chim bồ câu nói với nó: “Nếu không thay đổi bản thân, dù có đi đâu cũng vô
ích”.

Sau đó con quạ bắt đầu suy nghĩ về bản thân mình.

Đây chính là “định luật con quạ”. Khi cuộc sống trắc trở, người cần thay đổi
không phải ai khác mà là chính bạn.

Khi về già, cha mẹ nên sống hòa thuận với con cái. Khi ở cùng con cái, nếu
không muốn bị bỏ bê, xa lánh, nhất định cần biết tới “định luật con quạ”.

Phàn nàn là bản năng, giải quyết là bản lĩnh


Muốn sống hòa thuận với con cháu, hãy nói ít lại

Không thể phủ nhận rằng, người lớn tuổi có kinh nghiệm phong phú, biết giải
quyết nhiều vấn đề rắc rối. Điều này khiến họ không tránh khỏi việc tự mãn về
kinh nghiệm thâm niên của mình.

Lúc đầu, con cái sẽ nghĩ cha mẹ mình giống như “đấng toàn năng” nên rất
nghe lời. Tuy nhiên, sau khi con cái lăn lộn trong xã hội, chúng bắt đầu có sự
hiểu biết của riêng mình, bắt đầu nghi ngờ và phản bác lại quan điểm của cha
mẹ.

Thời thế đang thay đổi, kinh nghiệm sống của thế hệ trước có thể không áp
dụng được cho thế hệ sau.
Ví dụ, có một cặp vợ chồng nọ sống cả đời ở miền núi xa xôi, không hiểu biết
về sự phát triển của thành phố. Khi con cái nói chuyện với cha mẹ về việc
mua bán nhà, xe cộ ở thành phố, họ chẳng biết gì cả.

Khi con cái nói về vấn đề nhà cửa, xe cộ, họ nói: “Nếu bỏ ra 2-3 tỷ để mua
một căn nhà, số tiền ấy ở nông thôn có thể xây một tòa nhà”.

Họ không thể hiểu hết được giá nhà ở thành phố sẽ tăng theo thời gian và
những tiện ích mà mình nhận được khi sống ở phố. Về việc nuôi dạy con cái,
giáo dục, chọn trường học, thói quen đầu tư, chi tiêu, tương tác xã hội… nhận
thức của họ càng bộc lộ sự ít hiểu biết.

Khi cha mẹ nói quá nhiều sẽ trở thành những lời cằn nhằn khó chịu. Con cái
không chịu nổi, con dâu và con rể càng không. Kết quả gia đình bắt đầu cãi
nhau.

Khi có tuổi, bạn nên học cách im lặng, quan sát nhiều hơn về sự phát triển
của thời thế và cuộc sống của con cái. Nếu buộc phải lên tiếng, hãy thể hiện
sự đồng tình và tôn trọng trước các quyết định của con cái.
Đừng chỉ săm soi bề ngoài, hãy nhìn vào ưu điểm

Có một câu chuyện ngụ ngôn trong thần thoại Hy Lạp kể rằng, một con quạ
nọ muốn làm vua của các loài chim nên đã ra sông tắm rửa, sau đó xin những
chiếc lông đẹp đẽ nhất của các loài chim khác dán lên người.

Khi thần Zeus nhìn thấy con quạ, ông thấy nó rất đẹp và nói: “Ta sẽ phong
ngươi làm vua của các loài chim”.

Những con chim khác nghe thấy vậy liền bay tới nhổ hết lông trên mình con
quạ.

Câu chuyện này cho thấy rằng, nhờ sự giúp đỡ của người khác, bạn có thể
khoác lên mình vẻ hào nhoáng rực rỡ nhưng cuối cùng nó sẽ bị lột bỏ và sự
thật phơi bày.

Khi về già, một số người sống cùng con cháu nhưng lúc nào cũng nhìn chằm
chằm vào bề ngoài, cái gì cũng không vừa mắt. Thế hệ trẻ thường không
muốn sống theo sự sắp đặt của người lớn tuổi, có nhiều thứ họ không thích.

Có một người đàn ông nọ tới thành phố phụ giúp con trai trông cháu. Khi
cháu trai được 8 điểm trong kỳ thi, ông xem bài xong liền nói: “Không biết
cháu học hành kiểu gì nữa”.
Người ông chỉ quan trọng 2 điểm sai mà không thấy được 8 điểm cố gắng
của cháu mình. Đây là biểu hiện của một người lúc nào cũng chỉ nhìn thấy
khuyết điểm của người khác mà luôn bỏ qua ưu điểm của họ.

Khi biết con hàng xóm được 9 điểm bài kiểm tra, người ông thản nhiên nói:
“Cha con học hành giỏi giang mà sao con vô dụng thế”.

Lông quạ đen tuyền nhìn có vẻ khó chịu nhưng nhiều người cứ thích nhìn
chằm chằm vào nó. Ít ai nhìn thẳng vào mắt quạ, thấy được ánh mắt khôn
ngoan của nó như thế nào.

Càng có tuổi người ta càng phải chú ý nhiều hơn về những ưu điểm của con
cháu mình, đừng lúc nào cũng nhìn con cháu bằng con mắt soi xét, không hài
lòng.
Học cách biết ơn và hài lòng với với cuộc sống

Nhiều người già coi việc con cái hiếu thảo là chuyện đương nhiên nhưng khi
con cái làm điều gì đó trái với ý muốn, họ lại oán giận.

Cũng có một số người lớn tuổi rõ ràng không thiếu tiền nhưng lại cảm thấy
bực bội khi con cái không cho tiền mình trong những ngày lễ. Cũng có số
khác dù được con cái mua áo quần cho nhưng vì không đúng sở thích của
mình nên chưa bao giờ mặc. Theo thời gian, những hành động có hiếu của
con cái cũng dần suy giảm.

Lòng biết ơn không phải là việc người già chờ đợi người trẻ làm như một
nghĩa vụ. Khi ông bà còn sức khỏe có thể phụ giúp chăm cháu, làm một số
việc nhà, để khi già đi con cháu còn chăm sóc lại.

Người già khi nhận được sự quan tâm của con cháu thì nên nói nhiều lời tốt
đẹp, bớt lời nói lời đố kỵ, ghen ghét.

Khi về già, ai cũng mong mình có mối quan hệ tốt với con cái. Nếu muốn cải
thiện mối quan hệ, điều họ cần làm không phải yêu cầu con cái làm cái này
cái kia mà hãy chủ động thay đổi bản thân trước. Nếu có thể làm những điều
gì đó xuất phát từ sự yêu thương, tử tế, chắc chắn con cháu sẽ rất quý trọng
người già.

You might also like