2. Đặc trưng sủ thi Ấn Độ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

2.

Đặc trưng sủ thi Ấn Độ:


- Hoàn cảnh ra đời:
+ Xã hội Ấn Độ đã phát triển qua chế độ quân chủ phong kiến
+ Nhiều vương quốc được hình thành ( xuất hiện xung đột chiến tranh, tranh
giành lãnh thổ,.. )
- Nội dung
+ Là bức tranh sinh động phản ánh đời sống của nhân dân Ấn Độ (xung đột vũ
trang, xung đột chủng tộc, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, sinh hoạt, lao động).
+ Là bài ca ca ngợi chiến công hiển hách của người anh hùng lí tưởng
( khí phách, anh dũng, hào hùng, )
- Tính quy mô đồ sộ:
+ Mahabharata dài 22 vạn câu
+ Ramayana dài gần 5 vạn dòng.
 “Cái gì có trên đất Ấn Độ điều đó có trong Mahabharata, cái gì không
có trong đó cũng không thấy trên đất Ấn Độ”
- Tính giáo huấn sâu đậm:
+ Về đạo đức, luân lí của dân tộc
+ Đề cao lí tưởng đạo đức, hướng con người tới những điều thiện, lẽ sống
công bằng
- Tính xung đột gay gắt về đạo lí:
+ Chú trọng miêu tả xung đột giữa thiện và ác, giữa đạo lí và phi đạo lí
+ Phương pháp giải quyết khi có xung đột: Hoà giải, nếu không thành thì
tiến hành chiến tranh
+ Mục đích cuối cùng: hoà hợp, hoà bình
- Tính đa dạng của hệ thống nhân vật:
+ Người anh hùng (lí tưởng), thần thánh, con vật,…
 Là nhân vật trung tâm
 Ý chí, sức mạnh của họ đều tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh và tinh
thần của cả cộng đồng.
+ Thường biến dạng nửa thần, nửa người
+ Thường xuất thân từ thần linh
+ Con vật thường mang tính cách con người.

1. Đặt vấn đề:


- Sử thi là thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, nó chứa đựng mọi mặt tri thức
của các dân tộc thời cổ. Sử thi Ấn Độ ra đời từ buổi bình minh lịch sử và cho ra
những kiệt tác của kho tàng văn học thế giới. Trong các tác phẩm sử thi Ấn Độ,
nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm, là đại diện cho sức mạnh thể chất và
tinh thần, cho ý chí và nghị lực của cả cộng đồng. Các nhân vật anh hùng đều
thể hiện khát vọng lí tưởng thời đại và được ca ngợi với những phẩm chất tuyệt
vời, tất cả vì mục đích cao cả hướng về cộng đồng. Từ đó, làm nền tảng cho
những sử thi khác ra đời, một trong số đó có sử thi Việt Nam. Sử thi Ấn Độ có
ảnh hưởng như thế nào đối với sử thi Việt Nam và văn hoá Việt Nam? Đó chính
là nội dung của báo cáo nghiên cứu của tổ mình
So sánh sự tương đồng và khác biệt của sử thi Mahabharata và Ramayana, từ đó
thấy được sự ảnh hưởng của sử thi Ấn Độ ảnh hưởng đến sử thi Việt Nam
thông qua những nội dung sau:
- Ý chí và sức mạnh tự thân của người anh hùng
- Ý chí và sức mạnh tiếp lĩnh từ thần linh, đạo sĩ
- Ý chí và sức mạnh tiếp lĩnh từ những người mẹ, người vợ
- Một cách kiến giải những tương đồng và khác biệt.

2. Sự tương đồng và khác biệt về ý chí và sức mạnh của người anh hùng

2.1. Ý chí và sức mạnh tự thân của người anh hùng

Thông qua mối quan hệ của nhân vật anh hùng với đề tài và cốt truyện, sử thi Việt
Nam và sử thi Ấn Độ đều xây dựng được những nhân vật anh hùng - nhân vật
trung tâm của sử thi.

- có vẻ đẹp ngoại hình vượt trội, lòng dũng cảm, ý chí lập công (lòng dũng cảm
thôi thúc người anh hùng hành động lập những chiến công hiển hách)
- luôn khát khao giành chiến thắng để đem lại vinh quang cho cộng đồng.
- Đề cao danh dự của bản thân
- Họ không chỉ chiến đấu dũng cảm mà còn biết đau đớn, biết căm giận, biết oán
hờn và biết yêu thương. Có như vậy, người anh hùng mới tổng hợp được sức
mạnh toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần để có thể đương đầu với kẻ thù trong
mọi tình huống.
- Là những con người xuất sắc, năng lực phi thường,lập được những chiến công
kì tích vang dội mãi mãi lưu danh hậu thế.
+ Nhân vật Bhima trong sử thi Mahabharata tạo nên chiến công lừng lẫy. Trong
ngày giao tranh thứ tư, Bhima đã giết 8 người em của Đuryôđana, có lúc bị
thương máu loang khắp thân thể nhưng chàng vẫn đứng hiên ngang trên chiến
địa như một ngọn lửa rừng rực thiêu đốt toàn bộ kẻ thù.
+ Chàng Rama trong Ramayana cũng thể hiện tài năng và chiến công oanh liệt
trong trận chiến với quỷ vương. Trong cuộc chiến ác liệt diễn ra, Ravana bắn
một trận tên mưa vào Rama, nhưng tất cả đều trở nên bất lực trước tài năng của
Rama.
- Họ xuất hiện trên trận địa với khí thế hiên ngang, dũng mãnh, với ý chí và sức
mạnh phi thường.
+ Acgiuna trong Mahabarata thể hiện năng lực phi thường với những kì tích
trên chiến trường. Lúc Acgiuna xuất hiện trên chiến địa, đất rung rầm rập dưới
bánh xe của chàng: “Từ chiếc cung thần Ganđiva, tên vun vút tuôn ra như một
dòng suối” .Mười tám ngày chiến trận là 18 ngày giao tranh quyết liệt, Acgiuna
tham gia rất nhiều trận đấu với những bậc thầy về lĩnh vực cung tên. Acgiuna
tranh tài với ông của mình là Bhisma, cả hai người cùng được ví là trang hảo
hán kiệt xuất trên đời. “Thời đại sử thi là thời đại chinh chiến, thời đại của đối
đầu, giao tranh quyết liệt và triền miên”
 Chính vì vậy, nhân vật người anh hùng sử thi Ấn Độ đều lập nên những
chiến công, kì tích vang dội khẳng định khả năng phi thường của mình. Họ
xứng đáng là đại diện cho khát vọng chiến thắng của mọi thời đại.
- Những xung đột Thiện – Ác, xung đột nội tâm của bản thân người anh hùng; ý
chí của người anh hùng trong sự dung hòa giữa đời và đạo; nhân vật anh hùng
và các mối quan hệ.
2.1.1. Nhân vật anh hùng với những xung đột Thiện – Ác
- Người anh hùng trong sử thi Ấn Độ lại được chạm khắc bằng những đường
nét tốt đẹp hay xấu xa, cao cả hay thấp hèn.
+ Trong Ramayana, nhân vật Rama, Xita, Lakmana, Hanuman… là những con
người đẹp đẽ, cao thượng; còn Ravana và bè lũ chỉ là những nhân vật xấu xa,
đen tối.
+ Cũng như vậy, người anh hùng trong sử thi Mahabharata có sự phân biệt
chính nghĩa và phi nghĩa thể hiện khá rõ trong sự đối lập giữa những người theo
các nguyên tắc đạo đức. Đuryôđana tham lam, ích kỉ, vì tranh giành vương
quyền mà gây ra chiến tranh. Các Panđava, những người anh hùng thuần khiết
có lòng yêu thương con người, nhân ái, vị tha. Họ cố gắng hết sức để chiến
tranh không nổ ra. Mọi cuộc giảng hòa với phe Kôrava cũng chỉ hướng đến
mục đích duy nhất ấy.
 Như vậy, sử thi Ấn Độ xây dựng hình tượng người anh hùng với khí thế tiến
công hùng dũng và đầy uy lực.

Tuy nhiên, cội nguồn của ý chí và sức mạnh của người anh hùng trong sử thi
thường bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ, xung đột: quan hệ với bản thân –
xung đột nội tâm; quan hệ với các nguyên tắc, đạo lí ứng xử truyền thống của
cộng đồng – quan hệ với đạo và đời.

2.1.2. Nhân vật anh hùng – xung đột nội tâm

- Nhân vật anh hùng trong sử thi Ấn Độ lại có biểu hiện khác. Do đặc thù của
xung đột Thiện – Ác trong sử thi Ấn Độ nên xung đột còn thể hiện trong sự
giằng xé nội tâm nhân vật.
+ Trong Ramayana, xung đột giữa Rama và quỷ vương Ravana là xung đột
Thiện – Ác. Rama chiến đấu với Ravana vì cái đẹp mà nàng Xita là hiện thân.
Song dù Ravana bị tiêu diệt và Xita trở về với chàng thì thay cho niềm vui
chiến thắng và hội ngộ lại là nỗi buồn và sự giận dữ trong Rama. Xung đột
Thiện – Ác lúc này trở thành xung đột trong nội tâm nhân vật, khi có sự giằng
co giữa tình yêu và danh dự. Rama nghi ngờ sự trong trắng của vợ. Nếu chấp
nhận nàng, chấp nhận tình yêu thì danh dự bị sỉ nhục, nếu giữ danh tiếng thì chà
đạp tình yêu mà bấy lâu Rama đã dành trọn cho Xita.

+ Trong sử thi Mahabharata, người anh hùng không chỉ tập trung ở hành động
bên ngoài mà còn chú ý đến xung đột bên trong giữa Đhacma (bổn phận, đạo lí)
và Adhacma (của cải, sự thịnh vượng

Anh hùng trong quan niệm của người Ấn Độ không bao giờ tách rời các tiêu
chuẩn đạo đức

2.1.3. Ý chí của người anh hùng trong sự dung hòa giữa đời và đạo

- Người anh hùng trong sử thi Ấn Độ mang trong mình sự dung hòa giữa đời và
đạo, nhập thế và siêu thoát.

2.2. Ý chí và sức mạnh tiếp lĩnh từ thần linh, đạo sĩ

- Hệ thống nhân vật đạo sĩ trong sử thi Ấn Độ hết sức đông đảo, nó có ảnh
hưởng và tương tác tới lí tưởng anh hùng của các chiến binh.

+ Lí tưởng của người anh hùng Kơxatrya bị nhào nặn theo lí tưởng tôn giáo
Bàlamôn.

+ Người anh hùng trong Mahabharata, Ramayana vừa chiến đấu, vừa suy tư, đề
cao chiến thắng tâm linh.

+ Trong Ramayana, nhân vật đạo sĩ Vivamitra rất được đề cao. Khi biết tin ông
đến cung điện, cha của Rama vội vàng ra đón tiếp. Vị đạo sĩ là cố vấn cho nhà
vua, yêu cầu nhà vua cho Rama theo mình học đạo, cuối cùng, người anh hùng
Rama và Lakmana đã theo người đạo sĩ để cầu kinh, nghe giảng đạo. Vì vậy,
người anh hùng của Ramayana đội lên đầu lí tưởng Bàlamôn .

 Trong sử thi Ấn Độ, nhân vật đạo sĩ có vai trò quan trọng chi phối lí tưởng
của người anh hùng
 Trong sử thi Hi Lạp, sự xuất hiện của thần linh như một ánh hào quang tô
đậm sức mạnh, giá trị của người anh hùng. Các thần luôn theo dõi và giúp
đỡ người anh hùng trong suốt cuộc chiến tranh. Sự thắng bại của mỗi bên
tham chiến đều có sự can thiệp của thần thánh.
+ Các thần trong Iliad tham gia vào cuộc chiến như những chiến binh dũng
cảm, họ chiến đấu và giúp đỡ người anh hùng. Khi Achilles xuất trận, Hera
đã triệu tập các thần và ra lệnh cho hai thần Podeidon và Athena phải giúp
đỡ Achilles và làm cho chàng giành được một thắng lợi lớn. Zues sai Athena
xuống rỏ thần đơn cho Achilles khỏi đói. Thần Hephaestus rèn vũ khí cho
người anh hùng, đem lửa giao chiến với thần sông Xante cứu Achilles khỏi
cơn nguy hiểm. Trong chiến công đánh bại Hector, nữ thần Athena giả dạng
em của Hector để đánh lừa Hector.

 Như vậy, sử thi Ấn Độ đã xây dựng hình tượng người anh hùng trong
mối quan hệ với nhân vật người đạo sĩ. Mọi thành công hay thất bại của
người anh hùng đều do tầng lớp đạo sĩ chi phối. Trong khi đó, sử thi Hi Lạp
xây dựng hình tượng người anh hùng trong mối quan hệ với thần linh. Thần
linh có mặt kịp thời tìm mọi cách giúp đỡ viên tướng mà mình bảo hộ.

2.3. Ý chí và sức mạnh tiếp lĩnh từ những người mẹ, người vợ

Trong các tác phẩm sử thi, hình ảnh những người phụ nữ luôn xuất hiện,
chiếm vị thế quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân vật người anh
hùng. - Những người mẹ, người vợ trong sử thi Hi Lạp chỉ là nền tảng làm
nổi bật khí phách , tinh thần quả cảm của người anh hùng.

+ Ở sử thi Iliad, nữ thần Thetis rơi lệ khuyên con rút khỏi cuộc chiến: “Con
ơi! Con nói như vậy thì số mệnh con sẽ rất ngắn ngủi! Vì Hector chết rồi,
lập tức sẽ đến ngày tận số của con. Những lời nói của Thetis không lay
chuyển được ý chí của Achilles. Andromac khuyên chồng ở lại trong thành
để con chàng không trở thành mồ côi và vợ chàng không trở thành góa bụa.
Nhưng Hector đã từ chối Andromac, chàng không muốn nhìn thấy vợ con,
gia đình và người Troy bị người khác bắt và lôi đi.

-Người phụ nữ trong sử thi Ấn Độ có vai trò thúc giục các anh hùng hành
động hoàn thành bổn phận của mình.

+ Trong Ramayana, nàng Xita luôn bên cạnh Rama những lúc khó khăn
nhất, luôn khẳng định tình yêu thủy chung son sắt với chồng. Khi bị nghi
ngờ trinh tiết, nàng đã nhảy vào lửa để chứng minh sự trong trắng của mình.

2. Thử lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt

*Sự tương đồng

- Cơ sở lịch sử, xã hội của thời đại anh hùng.


+ Ra đời dựa trên giai đoạn cuối của chế độ công xã thị tộc đến giai đoạn đầu
của chế độ chiếm hữu nô lệ, khi nhà nước hình thành và có sự phân chia giai
cấp. Là xã hội loài người từ lạc hậu đã dần đi đến thức tỉnh thẩm mĩ của đời
sống nguyên thủy.
- Sự tương đồng về thể loại, về tư duy thần thoại
- Sử thi Hi Lạp và sử thi Ấn Độ đều lấy thần thoại làm đề tài và phương tiện
miêu tả.

*Những điểm khác biệt

- Khác nhau về tôn giáo, cơ sở lịch sử xã hội, hệ tư tưởng giữa phương Tây phương
Đông. Tôn giáo trong thời đại Homer là đa thần giáo thần thoại. Người Hi Lạp xây
dựng cho mình một thế giới thần linh có hệ thống: “Thần trong niềm tin tôn giáo
của người Hi Lạp cổ, theo cách nói của Mác, là biểu tượng của tự nhiên và bản
thân các hình thái xã hội được trí tưởng tượng dân gian chế biến đi một cách nghệ
thuật – không tự giác” [6, tr.34]. Khác với tôn giáo Ấn Độ, tôn giáo của người cổ
Hi Lạp không có một hệ thống tín điều chặt chẽ, ràng buộc con người. Các vị thần
của Homer là sản phẩm của một tư tưởng thế tục, của một trí tưởng tượng tự do
chứ không phải sản phẩm của một nền nghệ thuật tôn giáo. Trong khi đó, tôn giáo
nắm độc quyền thống lĩnh tinh thần Ấn Độ lúc bấy giờ là đạo Bàlamôn. Đạo này
do tăng lữ Bàlamôn khai sinh, tuyên truyền học thuyết bất di bất dịch, thuyết luân
hồi, nghiệp báo. Những đạo sĩ Bàlamôn đã đem vào sử thi tinh thần tôn giáo để
khẳng định địa vị thống trị và nguồn gốc thần thánh của đẳng cấp Bàlamôn. Nhân
vật đạo sĩ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tác phẩm, không những trở thành
một đối trọng với nhân vật anh hùng mà còn mang theo quan điểm thống lĩnh trong
cái nhìn thế giới. Lí tưởng anh hùng của chiến binh bị nhào nặn theo lí tưởng tôn
giáo của tu sĩ. Nhân vật anh hùng là yếu tố trung tâm trong thế giới nghệ thuật sử
thi. Giống với cơ sở lịch sử của sử thi Hi Lạp, sử thi Ấn Độ là bức tranh hoành
tráng trong xã hội Ấn Độ, ở buổi giao thời cuối thời kì công xã thị tộc, đầu thời kì
chiếm hữu nô lệ với những chuyển biến lớn lao, dữ dội. Người Ấn Độ luôn đi tìm
một lẽ sống mà họ cho là tốt đẹp. Khác với những vị anh hùng của bộ tộc, bộ lạc,
những thủ lĩnh quân sự của Hi Lạp; những vị thủ lĩnh trong xã hội Ấn Độ trở thành
điểm hội tụ những khát khao mãnh liệt của dân tộc và nhân loại không những về
sức mạnh thể chất, tinh thần mà còn thể hiện sức mạnh đạo lí, khát vọng tâm linh.
Tất cả điều này phản ánh trong hình tượng nhân vật anh hùng sử thi Ấn Độ, tạo nên
kiểu mẫu anh hùng riêng, mang đặc trưng văn hóa phương Đông, đó là người anh
hùng đạo đức – tâm linh, hướng tới sự hòa điệu muôn thuở của vũ trụ. Vì vậy, khác
với sử thi Hi Lạp, sử thi Ấn Độ luôn đặt nhân vật anh hùng trước sự lựa chọn
những giá trị đối lập: đạo và đời, nhập thế và siêu thoát, luân hồi và giải thoát, thể
xác và tâm linh… Chủ quan hóa những xung đột bên ngoài vào bên trong nội tâm
nhân vật, khiến người anh hùng một mặt chịu đựng sự ràng buộc của đam mê trần
thế mãnh liệt, mặt khác luôn vươn tới những khát vọng tâm linh huyền bí. Hành
động trở thành phương tiện để bộc lộ tính cách, phẩm chất, quan niệm về nhân vật
anh hùng. Người anh hùng trong sử thi Ấn Độ hành động không chỉ nhân danh
vinh quang và lòng dũng cảm, mà còn thực hiện những chuẩn mực đạo đức cao cả,
hướng tới hòa hợp và giải thoát. Điều này xuất phát từ mối quan hệ giữa cá nhân và
vũ trụ, là đặc trưng tư duy phương Đông – tư duy Ấn Độ. Văn hóa Hi Lạp và văn
hóa Ấn Độ phát triển hết sức đa dạng và phong phú. Hai nền văn hóa này đã phát
triển đến đỉnh cao của văn hóa cổ đại và vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
Tuy nhiên, do những đặc điểm của lịch sử xã Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM
Số 60 năm 2014
___________________________________________________________________
__________________________________________ 118 hội ở Hi Lạp và Ấn Độ
khác nhau nên đã tạo ra những nét độc đáo khác nhau trong văn học Hi Lạp và Ấn
Độ. Người phương Tây luôn hướng ngoại, chú ý đến những giá trị vật chất, coi
trọng cái cá biệt cụ thể. Người phương Đông coi trọng đời sống tâm linh, luôn luôn
chiêm nghiệm hướng nội. Chính cái nhìn khác nhau về con người, về vũ trụ đã chi
phối đến sáng tác cũng như cách đánh giá, nhìn nhận văn chương của người
phương Đông và người phương Tây. 4. Kết luận Hình tượng người anh hùng luôn
là hình ảnh trung tâm nổi bật của toàn bộ tác phẩm sử thi. Tìm hiểu sử thi Hi Lạp
và sử thi Ấn Độ giúp chúng ta nhận ra những tương đồng và khác biệt trong việc
khắc họa cội nguồn ý chí, sức mạnh của nhân vật anh hùng, cũng như bước đầu lí
giải cho những tương đồng và khác biệt đó. Sử thi Hi Lạp và sử thi Ấn Độ chính là
nền văn hóa sống động của nhân dân Hi Lạp và nhân dân Ấn Độ. Việc nghiên cứu
và tìm hiểu về sử thi giúp cho người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về nét đẹp trong
văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông, hướng đến việc giữ gìn những giá
trị quý báu của sử thi mà cho đến ngày nay nó vẫn còn đọng lại trong tâm trí của
biết bao con người.

Sử thi là các tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần,
nhịp, xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay
nhiều biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
Sử thi là cuốn “bách khoa toàn thư”
Hiểu một cách đơn giản, sử thi là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống của một
dân tộc ở một thời kỳ đã qua. Thể hiện khát vọng về một dân tộc hạnh phúc, thịnh
vượng; ca ngợi tình yêu, trí dũng của con người trước những thử thách của thiên
nhiên, đấu tranh với cái ác,…
Sử thi nảy sinh, tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người. Không chỉ với tư
cách là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là pho tượng lịch sử, cuốn sách bách khoa
toàn thư của cả dân tộc.

Đặc trưng của sử thi


Sử thi là thể loại văn học đặc biệt nên đặc điểm khác biệt với các thể loại văn học
khác của Việt Nam và thế giới. Sử thi có các đặc điểm sau:
Nội dung: Một thiên tự sự rộng lớn, thường kể về các sự kiện trọng đại trong quá
khứ của cộng đồng. Thể hiện quá trình vận động của tộc người qua các giai đoạn
khác nhau.
Nghệ thuật
 Các câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần

 Nhân vật chính ở trong sử thi thường là các anh hùng có công lao với cộng đồng

 Thời gian trong sử thi là thời gian của quá khứ, không gian sử thi là không gian chiến trận.

 Giọng điệu hào hùng, ngợi ca, thành kính và thiêng liêng

 Sử dụng các yếu tố như thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật dân gian (ước lệ,
phóng đại,…)

Phân loại sử thi


Sử thi có 2 loại, đó là
Sử thi thần thoại
Là tập hợp các thần thoại cổ đại lẻ tẻ thành một chỉnh thể mà nhân vật trung tâm là
các anh hùng văn hóa – người có công xây dựng, phát triển cộng đồng. Sử thi thần
thoại được coi là bộ “bách khoa toàn thư” của một thời kỳ lịch sử hình thành đất
nước, tộc người rất đồ sộ với hàng ngàn câu thơ.

Nhân vật chính trong sử thi thần thoại là các anh hùng
Một số sử thi thần thoại tiêu biểu như:
 Vẻ đẹp đất nước của người Mường

 Cây nêu thần của người M’nông

 Ẳm ệt luông của người Thái

 …
Sử thi anh hùng
Nhân vật trung tâm trong sử thi anh hùng đó là những người hùng chiếu đấu bảo vệ
thị tộc, mở mang phạm vi cư trú của dân tộc. Đồng thời cũng là người giỏi lao
động, chinh phục thiên nhiên, tổ chức đời sống của cộng đồng. Sử thi anh hùng
mang vẻ đẹp kỳ vĩ, toàn vẹn, không thể bắt chước được vì nó đã tạo ra kiểu “nhân
vật anh hùng sử thi” với một vẻ đẹp riêng của một thời kỳ lịch sử.
Sử thi anh hùng hướng đến 2 đề tài chính đó là hôn nhất và chiến tranh.
Đến nay, chỉ mới phát hiện thấy sử thi Tây Nguyên với các cách gọi tên khác nhau
đối với từng tộc người như khan (Ê-đê), Hơ-ri (Gia-rai),…Đó là những tác phẩm
phản ánh xã hội Tây Nguyên ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền quốc gia. Trong các tác
phẩm sử thi anh hùng thì sử thi Đăm Săn của người Ê – đê được biết đến nhiều
nhất.

Sử thi Tây Nguyên – Kho tàng văn hóa tinh thần vô giá
của Việt Nam
Tây Nguyên là vùng đất huyền thoại, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số như Ê-
đê, M’nông, Ba Na,…Trong kho tàng văn hóa phong phú của đồng bào dân tộc Tây
Nguyên, bên cạnh giá trị văn hóa, lịch sử thì không thể không nhắc tới giá trị của
sử thi.
Sử thi Tây Nguyên là những áng anh hùng ca, theo ngôn ngữ dân tộc được gọi với
nhiều tên khác nhau như Khan (đồng bào Ê- đê), Hom (đồng bào Ba Na), Ot Mrong
( đồng bào M’nông). Sử thi Tây Nguyên thể hiện qua 2 khía cạnh:

Sử thi Tây Nguyên rất đa dạng và đồ sộ


Bức tranh toàn cảnh về Đồng bào dân tộc Tây Nguyên
Theo một số nhà nghiên cứu, sử thi Tây Nguyên ra đời vào khoảng thế kỷ XVI –
khi xã hội Tây Nguyên có những thay đổi lớn do các cuộc chiến tranh ở buôn làng.
Xét ở góc độ vĩ mô, sử thi Tây Nguyên có đến hơn 200 bộ được sưu tầm, ghi chép
và đang được tổ chức biên soạn. Có thể nói, đây là một kho tàng văn học dân gian
khổng lồ có thể so sánh với kho tàng thần thoại Hy Lạp.
Bên cạnh những tác phẩm sử thi riêng rẽ, độ dài vừa phải như Kinh Dú (5880 câu,
Đăm Sam (2077 câu) thì còn có những tác phẩm sử thi liên hoàn gồm nhiều sáng
tác liên quan đến nhau về nhân vật, phong cách thể hiện như Dông của người Ba
Na, Dăm Diong của người Xê Đăng. Mỗi bộ sử thi liên hoàn gồm có khoảng 100
tác phẩm, có sự liên kết hoàn chỉnh và được chuyên gia đánh giá cao, sánh ngang
với các tác phẩm nước ngoài như sử thi Ramayana, Kelevala,…
Sử thi Tây Nguyên phản ánh trung thực, sinh động đời sống sinh hoạt của cộng
đồng, đấu tranh vì ý tưởng nhân văn cao cả mà sự kiện trung tâm là hình ảnh anh
hùng thần thoại. Nội dung sử thi chứa đựng những biến cố to lớn của dân tộc, bức
tranh của thời đại. Nhân vật anh hùng trong tác phẩm được xây dựng mang tính đại
diện, biểu trưng cho cộng đồng; họ có dáng vóc, sức mạnh phi thường qua các cuộc
đấu tranh dũng cảm,…
Sử thi Tây Nguyên là một bản anh hùng ca hoành tráng góp phần không nhỏ trong
việc làm nên sự phong phú trong văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Sống đời sống riêng trong đời sống cộng đồng
Sử thi Tây Nguyên thuộc loại hình văn học truyền miệng nên ngôn ngữ thể hiện
bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ lời nói văn vần,
nghĩa là hình thức trung gian giữa ngôn ngữ thường ngày và ngôn ngữ thơ ca. Điều
này cũng rất dễ hiểu vì các tộc người chưa có chữ viết thì văn học truyền miệng
được thể hiện qua lời nói, truyền miệng để tiện cho việc dễ nhớ, dễ lưu truyền.
Ngôn ngữ của sử thi là ngôn ngữ ví von, giàu hình ảnh, nhạc điệu, mượn hình ảnh
của cây cỏ, chim thú để nói về con người. Chính vì thế, dù văn bản có độ dài hàng
trăm, hàng ngàn câu nhưng các cụ già vẫn thuộc lòng và ghi nhớ.
Sự khác biệt giữa sử thi Tây Nguyên với sử thi Mahabharata, thiên sử thi Shannara,
sử thi Baahubali 2, sử thi Iliad,…đó là chúng chủ tồn tại trên sách vở hay hình thức
nghệ thuật khác còn sử thi Tây Nguyên được lưu truyền trong nhân dân, được các
thế hệ học hỏi,….Như vậy, sử thi Tây Nguyên vẫn sống một đời riêng trong lòng
đời sống cộng đồng có nét độc đáo, vốn quý riêng.
Sử thi Tây Nguyên là văn hóa phi vật thể, sáng tạo, lưu truyền thông qua trí nhớ
của người dân. Chỉ khi có dịp hội hè, cưới xin, mừng nhà mới, tiếp đón khách quý,
…thì nghệ nhân mới hát kể sử thi. Có thể nói, sử thi gắn liền với nghệ nhân, sinh
hoạt đồng nghĩa là gắn với con người và xã hội.

Các tác phẩm sử thi hay nên đọc


 Sử thi Đăm Săn: Tóm tắt sử thi Đăm Săn thể hiện tinh thần quật cường, không bao giờ ngủ
quên chiến thắng của dân làng Tây Nguyên với phong tục, tập quán gắn liền với dân tộc.
 Sử thi Ramayana: Rama là nhân vật lý tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu, tác phẩm phản ánh
hiện thực khách quan của con người trong giai đoạn này.
 Sử thi Đẻ đất đẻ nước: Đẻ đất đẻ nước là hệ thống các thần thoại và truyền thuyết của dân tộc
Mường nên rất đồ sộ. Tác phẩm giữ vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người
Mường.
Sử thi đẻ đất đẻ nước được nhiều người yêu thích
 Sử thi Mahabharata: Là một trong hai tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn của Ấn Độ.
Sử thi là một trong những thể loại văn học khó tiếp cận vì mức độ đồ sộ nhưng khi
hiểu rõ thì bạn sẽ biết được văn hóa của dân tộc trong thời kỳ nhất định. Đến nay,
những tác phẩm sử thi vẫn còn nguyên giá trị và trở thành di sản của đất nước, dân
tộc.
1. Đặt vấn đề

Một trong những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu của sử thi
chính là vấn đề nhân vật. Đây được xem là yếu tố cơ bản, có vai trò tích
cực trong việc hình thành và phát triển cốt truyện. Trong hệ thống nhân vật
đông đảo và đa dạng của sử thi, gắn liền với những đặc điểm thẩm mĩ, nổi
bật nhất là hình tượng người anh hùng.

2. Giải quyết vấn đề

a. Khái quát về sử thi.

Sử thi là sáng tác tự sự dân gian có cốt truyện kể về quá khứ anh
hùng của cộng đồng. Đề tài và nhân vật anh hùng trong sử thi miêu tả quá
khứ hào hùng và chiến công oanh liệt. Con người và mọi thứ đều hoàn
hảo, phi thường và lý tưởng hóa. Thế giới sử thi và âm điệu sử thi là âm
điệu hoành tráng. Ngôn ngữ sử thi lộng lẫy và lung linh, hấp dẫn.

b. Hình tượng người anh hùng trong sử thi.

Trong sử thi anh hùng, nhân vật anh hùng đại diện cho toàn thể
cộng đồng về mọi phương diện. Nội dung ấy khiến cho hình tượng người
anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu tượng cao hơn. Nhân vật anh hùng là
những nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi.Vẻ đẹp ấy trước hết toát ra
ở ngoại hình.

Nhân vật anh hùng sử thi thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn
lao hơn chính bản thân nó. Đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất của người
anh hùng sử thi là nó mang vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mĩ, theo
chuẩn mực riêng của cộng đồng. Nói đến vẻ đẹp của người anh hùng sử
thi phải nói đến vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường.Vẻ đẹp
đầu tiên cần phải nhắc đến của người anh hùng sử thi là lòng dũng cảm, ý
chí và nghị lực phi thường. Lòng dũng cảm được coi là phẩm chất đạo
đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng sử thi. Bao giờ người anh
hùng cũng là những con người có lòng chiến đấu dũng cảm và ý chí chiến
đấu mãnh liệt nhất. Một phẩm chất khác cũng không kém phần quan trọng
của người anh hùng sử thi là họ luôn mang một lý tưởng cao cả, một khát
vọng lớn lao. Nếu lý tưởng của người anh hùng sử thi phương Tây là khát
vọng chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận thì các anh hùng của sử thi
Ấn Độ lại mang một lý tưởng thuần khiết hơn: họ hướng về điều thiện, về
lẽ phải, về đạo lý ở đời. Và nhờ có sức mạnh thể chất phi thường cộnh với
sức mạnh tinh thần kì diệu, người anh hùng sử thi luôn lập được nhiều
chiến công hiển hách. Chiến công của người anh hùng bao giờ cũng mang
ý nghĩa lớn lao,mang quyền lợi, danh dự và hạnh phúc cho bộ tộc cộng
đồng.

Chúng ta càng thấy vẻ đẹp của các anh hùng sử thi rõ hơn qua ba
sử thi nổi tiếng của phương Đông và phương Tây: Đăm Săn (anh hùng
Đăm Săn); Ra-ma-ya-na (hoàng tử Ra-ma); Ô-đi-xê (chàng Uy-lít-xơ). Cả
ba nhân vật đều có ý nghĩa biểu trưng cho cộng đồng.Ba nhân vật Đăm-
săn, Ra-ma, Uy-lít-xơ, họ là những nhân vật anh hùng của sử thi Việt
Nam, Ấn Độ và Hi Lạp, đều là người đại diện cho cộng đồng, có vẻ đẹp
ngoại hình, có sức mạnh phi thường, tài trí hơn người, lập được nhiều
chiến công hiển hách, biết căm ghét kẻ hung ác, bênh vực người yếu đuối
và biết hi sinh để bảovệ hạnh phúc cho cộng đồng. Tuy vậy,vì là con đẻ
của cái nôi văn hoá nghệ thuật khác nhau và ba tác phẩm khác nhau nên
ba nhân vật cũng có nét khác biệt. Ra-ma là hoàng tử, Uy-lít-xơ là anh
hùng chiến trận, Đăm- săn là tù trưởng.

Trong sử thi Ấn Độ Ramayana ngợi ca chiến công và đạo dức của


hoàng tử Rama- một nhân vật lý tưởng,kiểu cách của đạo Hinđu, của đẳng
cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị
minh quân, một anh hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội và
nhân dân. Ở đây Rama là một chàng hoàng tử phong nhã, hào hoa, tài
đức vẹn toàn, dũng cảm chiến đấu nhưng lại yếu mềm trong đời thường
và cả trong tình yêu. Trong đoạn trích sử thi ”Rama buộc tội” Van-mi-ki đã
đặt nhân vật Rama vào tình thế thử thách ngặt nghèo, có sự đấu tranh nội
tâm hết sức dữ dội, đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất
của con người. Rama dám vào sinh ra tử,dũng cảm chiến đấu với quỷ dữ
để dành lại người vợ yêu quý của mình nhưng chàng cũng dám hi sinh
tình yêu, tình cảm cá nhân của chính bản thân mình đẻ đổi lấy danh dự,
bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Ở đoạn trích
này tác giả đã miêu tả xung đột tâm lí của hai nhân vật Rama và Xita trong
cuộc gặp lại đầy thử thách và éo le. Tâm trạng của hai người cứ biến đổi
theo nhịp điệu đối thoại. Khi Rama xưng hô với Xita một cách khách khí,
lạnh lùng, có vẻ xa lạ “ta”, “phu nhân” thì Xita vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ
và cảm thấy giữa hai người đã có khoảng cách. Rama tuyên bố lí do
chàng chiến đấu chiến thắng quỷ vương chỉ vì danh dự, bổn phận, cá
nhân của người anh hùng, vị quân tướng trong tương lai. Và xita càng đau
xót hơn khi Rama đối xử nhẫn tâm, lạnh lùng và những lời nói vô tình, độc
địa cùng với lời khuyên tầm thường đối với mình. Tất cả những gì Rama
hành động và nói với Xita chỉ là để chàng thể hiện cái vị trí của mình trong
cộng đồng vì chàng là một vị thần,một vị vua trong tương lai,một anh hùng
trong bộ tộc của mình.Mọi việc đều chỉ muốn mọi người tôn kính, nâng cao
uy tín của mình. Ngay cả khi Xita bước lên dàn hỏa thêu Rama mặc dù rất
đau đớn tuyệt vọng,có sự giằn co về tâm lí -một bên là danh dự một bên là
tình cảm cá nhân thì danh dự đã chiến thắng và chàng cố kìm nén cảm
xúc,nỗi đau đớn cực độ của mình mà ngồi nhìn Xita bước vào lửa.

Qua đó ta có thể biết thêm về nhân vật sử thi Ấn Độ, họ trọng danh
dự của mình hơn là tình cảm cá nhân.Và trong sử thi chiến tranh bắt buộc
xảy ra nhưng không miêu tả chi tiết về chiến tranh mà miêu tả xung đột
giữa cái thiện và cái ác, giữa đạo lí và phi đạo lí. Rama là người của cái
thiện và đạo lí. Rama xuất hiện từ thế giới thần linh, mang yếu tố nửa
người đã xuất hiện nhiều trong thần thoại và truyền thuyết cùng với Xita và
Ha-nu- man. Qua nhân vật anh hùng Rama, ta nhận thấy được sử thi Ấn
Độ nặng về danh dự. Đó là sẵn sàng hi sinh tình yêu của chính bản thân
để bảo về danh dự và đạo lí, lẻ phải.

Sử thi Ấn Độ là thế còn sử thi Hi Lạp và Việt Nam thì sao chúng ta
hãy tiếp tục tìm hiểu. Sử thi Hi Lạp ca ngợi tự do, công lí dân chủ, tình
yêu, đạo lí, nhân đạo, đề cao lí tưởng anh hùng,chiến thắng số
phận...Trong sử thi Ôđixê ca ngợi trí tuệ, dũng khí và nghị lực của con
người với khát vọng chinh phục thế giới và mơ ước về một cuộc sống hoà
bình, yên vui và hạnh phúc. Ca ngợi tình yêu quê hương, tình vợ chồng,
tình cha con, tình bạn bè, thuỷ chung. Sử thi Ôđixê có cốt truyện hấp dẫn,
li kì và hấp dẫn. Ngôn ngữ tráng lệ. Nhân vật Uylitxơ dũng cảm, gan dạ,
chấp nhận thử thách, nhạy bén, sáng suốt, nhẫn nại, có cách ứng xử tinh
tế, có thể coi là anh hùng văn hoá. Đặc biệt Uylitxơ là một người anh hùng
trí tuệ, mưu trí “sánh ngang với thần linh”. Sau bao năm xa cách quê nhà
Uylitxơ trở về, chàng giả dạng người hành khất nên vợ chàng - Pênêlôp
- đã không nhận ra, chàng đã dương cung bắn xuyên tên qua mười hai
cái vòng rìu theo lời yêu cầu của Pênêlốp. Sau đó chàng giết chết bọn cầu
hôn cùng những gia nhân phản bội. Đó chính là tính cách của người anh
hùng sự hơn người, dũng cảm, gan dạ, phi thường. Khi nghe lời nói của
Pênêlôp và Têlêmac, Uylitxơ đã mỉm cười vì hiểu rằng vợ mình muốn thử
thách mình. Đó là nụ cười về sự đấu trí, về người vợ thông minh, và cũng
là nụ cười tin tưởng vào thắng lợi của trí tuệ mình. Bản lĩnh trí tuệ của
Uylitxơ, cái bản lĩnh đã giúp chàng vượt qua biêt bao nhiêu thử thách, đã
khiến chàng không hấp tấp vội vàng mà đày mưu mẹo khi về nhà để đạt
mục đích đầu tiên: giết bọn cầu hôn. Nhưng với mục đích thứ hai: đoàn tụ
với người vợ chung thuỷ, bản lĩnh trí tuệ của chàng đã gặp phải trí thông
minh,khôn khéo của người vợ. Nhưng chàng vẫn không từ bỏ mà càng tỏ
ra nhạy bén hơn và ứng xử tinh tế hơn. Cuối cùng bằng trí tuệ của mình,
một sự thật sâu kín của tình cảm của vợ chồng yêu thương đằm thắm đã
bật lên qua lời kể về bí mật chiếc giường của Uylitxơ. Uylitxơ là hình ảnh lí
tưởng về người, về một người chồng, về một người cha dũng cảm, mưu
trí, độ lượng, chung thuỷ. Đồng thời Uylitxơ còn là một biểu tượng đẹp đẽ
của tình yêu quê hương, gia đình, tình vợ chồng chung thuỷ. Rama một
chàng hoàng tử sẵn sàng hi sinh tình yêu của mình để đổi lấy danh dự.
Uylitxơ một người anh hùng đầy trí tuệ, mưu lược, dũng cảm, có cách ứng
xử tinh tế...

Còn người anh hùng Đăm săn trong sử thi Đăm săn thì sao? Sử thi
Tây Nguyên (Việt Nam) thường ca ngợi người anh hùng chiến đấu để bảo
vệ cuộc sống yên lành cho buôn làng.Khi chiến thắng,buôn làng của người
anh hùng trở nên giàu có,cường thịnh hơn. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao
Mxây” nói về người anh hùng Đăm săn chân thật, đơn giản, có lúc ngông
cuồng, có thể coi là người anh hùng chiến trận. Cuộc đối đầu giữa Đăm
Săn với Mtao Mxay là giữa hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng
theo cách nhìn sử thi Tây Nguyên là chiến thắng bằng sức mạnh và sự
can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn
nhát hơn. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử
chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù.
Chúng ta cùng chứng kiến cuộc thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể
hiện sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên
kêu lộc cộc lộp cộp như tiếng những quả mướp khô đập vào nhau, còn
Đăm săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong
màn múa khiên độc đáo: một bước nhảy của chàng vượt qua mấy đồi
tranh, một bước lùi vượt qua mấy đồi mía, Đăm Săn hùng cường ngay khi
còn ở trong lòng mẹ, chàng có sức khoẻ, sức mạnh phi thường và đầy tài
năng. Đăm săn chiến thắng Mtao Mxay nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ
nhị ném miếng trầu để sức lực tăng lên gấp bội và sự giúp đỡ của Ông
Trời. Đăm săn chiến đấu không hề đơn độc, chính nghĩa luôn thuộc về
chàng. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây làm cho buôn làng của mình lại
thêm giàu mạnh,càng nâng cao uy tín của mình và tôi tớ, dân làng của tù
trưởng thù địch tự nguyện mang theo của cải đi theo Đăm Săn. Đoạn trích
đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn
trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho thị tộc. Sử thi
Đăm săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền
giữa các dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc
Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp”một đi không trở lại”.
Cả ba đoạn trích sử thi đều kể lại về chuyện tái hợp, đoàn tụ gia đình giữa
người anh hùng và người vợ của mình.Và để có sự đoàn tụ, kết cục tốt
đẹp, các nhân vật đều phải trải qua những thử thách: thử thách về chiến
trận, thử thách về tâm lí, hoặc thử thách cả về chiến trận lẫn tâm lí. Từ
chính điểm này, ta cũng thấy được điểm khác biệt thú vị của mỗi nền văn
hoá.
Trong Đăm Săn và Ramayana (hai sử thi đều của các nền văn học,
văn hoá phương Đông), việc đoàn tụ gia đình được thể hiện và đề cao ở
khía cạnh cộng đồng, danh dự, tài năng của người lãnh đạo với tư cách là
người đại diện cho cộng đồng (không gian diễn ra cuộc đoàn tụ là không
gian cộng đồng, có sự chứng kiến của “nhân vật quần chúng”, người anh
hùng hành động, nói năng chịu sự chi phối của vị trí, nghĩa vụ của người
lãnh đạo cộng đồng. Còn Ôđixê thì khác.Việc đoàn tụ được thể hiện ở
khía cạnh cá nhân, đề cao hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình (không
gian đoàn tụ là không gian cá nhân; cách thức thử thách để đoàn tụ không
phải chỉ có chiến đấu thể hiện sức mạnh hay hành động theo nghĩa vụ của
đấng quân vương mà là thử thách mang tính cá nhân, những kỉ niệm, kỉ
vật-chiếc giường, tình cảm vợ chồng gắn bó là tiêu chí để thử thách người
anh hùng). Từ đó ta có thể nhận thấy rằng văn hoá phương Đông đề cao
con người cộng đồng còn văn hoá phương Tây đề cao con người cá
nhân.

3. Kết luận.

Tóm lại, nhân vật anh hùng luôn hiện diện với tổng hoà các sức
mạnh về vật chất lẫn tinh thần.Những vẻ đẹp đó lúc đầu thì siêu phàm, kì
vĩ, phi thường nhưng về sau thì bình dị, bình thường và gần gũi. Người
anh hùng sử thi luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính
thiêng liêng.

Những vẻ đẹp của các anh hùng sử thi luôn được làm nổi bật và
đậm nét là nhờ vào ngôn ngữ miêu tả của sử thi chỉ có sử thi mới đem lại
những vẻ đẹp độc đáo ấy của các anh hùng. Không chỉ có ngôn ngữ mà
nhờ vào lời kể chuỵện hấp đẫn,ngôn từ miêu tả khoa trương tạo được dấu
ấn sâu sắc,chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi của sử
thi cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp nghệ thuật:so
sánh, phóng đại... Tất cả nội dung và nghệ thuật có sự kết hợp với nhau
tạo nên cho sử thi một vẻ đẹp tuyệt vời.

4. Tài liệu tham khảo

- https://tailieu.vn/doc/ve-dep-cua-nhung-anh-hung-su-thi-667528.html

- Th.S. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2009), Khóa luận tốt nghiệp đại học (Hình
tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Đăm Săn), Khoa Ngữ Văn- Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề - mẫu 2
Kính chào cô và các bạn, em tên là ..... Sau đây, em xin trình bày
bản báo cáo kết quả nghiên cứu về vấn đề: "Không gian sinh hoạt của
người Ê-đê được thể hiện trong đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt
Trời"".

Lí do em chọn vấn đề này để nghiên cứu và trình bày với cô và các


bạn là bởi: Đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" là một trong
những trích đoạn tiêu biểu của pho sử thi nổi tiếng "Bài ca chàng Đăm
Săn". Đoạn trích không đơn thuần kể lại hành trình chinh phục Nữ Thần
Mặt Trời của người anh hùng Đăm Săn mà hơn hết, nó còn phản ánh diện
mạo đời sống tinh thần, niềm tin của cộng đồng người Ê-đê. Thông qua
đoạn trích, không gian sinh hoạt của người Ê-đê được hiện lên rõ nét và
trở thành một điểm thú vị, đáng để khám phá.

Trong bài báo cáo này, vấn đề của em được triển khai thông qua hai
luận điểm chính là:

- Luận điểm 1: Kiến trúc nhà ở của người Ê-đê.

- Luận điểm 2: Sinh hoạt của người Ê-đê trong không gian nhà.

Ở luận điểm thứ nhất, em nhận thấy kiến trúc nhà ở của người Ê-đê
gắn liền với hình ảnh nhà sàn dài. Điều này được miêu tả rất rõ trong đoạn
trích ở các chi tiết:"tòa nhà dài dằng dặc", "voi vây chặt sàn sân", "các xà
ngang xà dọc đều thếp vàng". Sự xuất hiện của hình ảnh nhà sàn dài, cầu
thang, xà ngang được lặp đi lặp lại cho thấy dấu ấn kiến trúc nhà ở đặc
trưng của đồng bào người Ê-đê. Tuy nhà ở không được miêu tả một cách
tỉ mỉ nhưng những hình ảnh tiêu biểu như vậy cũng đủ để làm đồng hiện
nền văn hóa đặc sắc của vùng Tây Nguyên.

Ở luận điểm thứ hai, qua quá trình đọc và phân tích đoạn trích, em
thấy rằng: các vật dụng như ché tuk, ché êbah, cồng, chiêng,... đều là
những đồ vật quý biểu thị cho sự sung túc, giàu có của người Ê-đê phải
"ngã giá bằng ba voi" mới có được. Hơn nữa, thông qua hoạt động thiết
đãi vị tù trưởng Đăm Săn với đủ món thức ăn và loại thuốc quý đã cho
thấy tính cách nồng hậu, cởi mở, hào phóng của người đồng bào Tây
Nguyên. Những hoạt động thiết đãi tù trưởng Đăm Săn cũng chính là
những hoạt động của dân làng khi tiếp đón, những vị khách quý từ
phương xa. Bên cạnh đó, hình ảnh "cồng, chiêng" và "rượu cần" đã phản
ánh hai phong tục lớn là tục đánh cồng chiêng và tục uống rượu cần.
Cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà nó còn chứa đựng giá trị văn hóa
của cộng đồng người Ê-đê. Còn tục uống rượu đóng vai trò thể hiện tinh
thần tập thể của cộng đồng và sự hiếu khách của gia chủ. Có thể nói,
những vật dụng trong căn nhà của người Ê-đê vừa gắn liền với hoạt động
sống vừa phản ánh được sự giàu có, phồn vinh của cả một cộng đồng.

Như vậy, đoạn trích đã phản ánh tương đối đầy đủ văn hóa của
cộng đồng người Ê-đê ở Tây Nguyên. Bên cạnh vẻ đẹp của người anh
hùng Đăm Săn thì nét đẹp văn hóa của cộng đồng này cũng đã tạo nên
sức sống mãnh liệt cho bộ sử thi. Những vẻ đẹp ấy cần phải được bảo tồn
và phát huy hơn nữa trong thời đại mới.

Bài báo cáo về vấn đề: "Không gian sinh hoạt của người Ê-đê được
thể hiện trong đoạn trích "Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời" của em đến
đây là kết thúc, em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề - mẫu 3
1. Đặt vấn đề

Ngụ ngôn, là một tiểu loại nằm trong loại hình văn học dân gian. Mỗi
câu truyện ngụ ngôn được xây dựng, đều chứa đựng những triết lí sống
giống như thể loại tục ngữ, nhưng nó lại được thể hiện ở hình thức khác
biệt, mang đặc trưng độc đáo riêng mà chỉ ở ngụ ngôn mới có.

2. Giải quyết vấn đề

Ngụ ngôn là loại truyện có ngụ ý đằng sau cốt truyện, được xây
dựng nhằm mục đích nên lên bài học triết lí, bài học sống cho các thế hệ.
Truyện ngụ ngôn, thường có tính đả kích và châm biếm sâu sắc một tầng
lớp trong xã hội, phê phán những đức tính của con người như keo kiệt, xu
nịnh, huyênh hoang, tham lam, dẫn đến những hậu quả xấu.

Đầu tiên, là bài học triết lí được thể hiện trong Chân tay tai mắt
miệng. Câu chuyện muốn nói đến bài học về tình đoàn kết, đừng nghe ai
xui dại mà làm bậy, thiệt hại đến bản thân. Trong một tập thể sống, mỗi
thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó vào nhau
cùng tồn tại, phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. Cô Mắt,
cậu Chân, cậu Tay, bác Tai trong câu chuyện, ai cũng cho là mình có
nhiều công lao, vất vả. Từ đó, họ xúm lại chê trách lão Miệng chỉ ăn mà
không làm. Trước kia, họ vẫn dựa vào nhau mà cùng tồn tại. Nhưng cô
Mắt đã khởi xướng một cuộc tẩy chay, kêu gọi cậu Chân, cậu Tay “Nay
chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”. Và,
cậu Chân cậu tay cũng nghe theo cô Mắt, kéo theo cả bác Tai đến nhà lão
Miệng. Họ hùng hùng hổ hổ, hăm hở đến nói thẳng với Miệng, “Từ nay
chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi cực khổ, vất vả vì
ông nhiều rồi”… “Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà
làm cho cực!”.

Chân, Tay, Tai, Mắt đã xúm lại, cùng nhau chê trách lão Miệng, chỉ
ăn mà không làm, để rồi nhận lấy hậu quả thích đáng. “Một ngày, hai
ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mõi rã rời”. Cậu Chân, cậu Tay thì
“không còn muốn cất mình lên chạy nhảy”, cô Mắt “ngày cũng như đêm
lúc nào cũng lờ đờ”, bác Tai “ bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở
trong”. Tất cả mọi người đều phải chịu sự mệt mỏi. Bác Tai đã nhận ra sai
lầm, giải thích với mọi người, cùng nhau đến xin lỗi Miệng. Lão Miệng
cũng không khấm khá hơn, “cũng nhợt nhạt cả môi, hai hàm thì khô như
rang, không buồn nhếch mép”. Khi cậu Chân và Tay đi tìm thức ăn cho
lão, lão dần tỉnh lại, và tất cả cũng đều cảm thấy đỡ mệt nhọc. Từ đó, họ
bảo nhau “thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai”. Họ
đã nhận ra cái sai lầm của mình, và biết sửa chữa sai lầm kịp lúc.

Cũng giống như các bộ phận được nhân hóa sinh động này, con
người chúng ta cũng không thể tách mình sống riêng biệt mà tồn tại được.
Mỗi người, như một bộ phận trong một cỗ máy hoàn chỉnh, nên dù thiếu
bất cứ bộ phận nào dù là nhỏ nhất, cũng đều có hại. Thay vì ganh tị, chia
rẻ mọi người, chúng ta cần thay đổi suy nghĩ ngay từ bên trong, tập sống
có ích, sống vì mọi người, vì tập thể. Và, cũng đừng học theo thói a dua,
nghe lời dèm pha từ một phía mà không suy xét, đưa ra hành động đúng
đắn, nếu không sẽ nhận được hậu quả thích đáng

Sử thi Ra-ma-ya-na (Ramayang) có ảnh hưởng rộng lớn, vượt khỏi biên giới của
đất nước Ấn Độ. Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh thần khi Ha-nu-
man (Hanuman). Câu chuyện về Ra-ma-ya-na được lưu truyền khắp các quốc
gia Đông Nam Á và đồng thời để lại dấu ấn trong văn học, nghệ thuật và văn
hoá của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong các đền thờ ở Cam-pu-chia
(Campuchia), Thái Lan, In-đô-nê-xi-a (Indonesia), Việt Nam, có rất nhiều bức
phù điêu liên quan đến những nhân vật, sự kiện chính trong sử thi Ra-ma-ya-na.
Các tác phẩm Riêm-kê của Cam-pu-chia, Ra-ma-ki-en (Ramakien) của Thái
Lan, Dạ Thoa vương của Việt Nam đều được coi là chịu ảnh hưởng của Ra-ma-
ya-na. Sở dĩ Ra-ma-ya-na có ảnh hưởng lớn như vậy trong đời sống văn hoá của
Ấn Độ cũng như các quốc gia khác là bởi Ấn Độ thời cổ đại là một trong những
cái nôi văn hoá lớn của nhân loại, có sức lan toả tới nhiều quốc gia khác; sử thi
Ra-ma-ya-na là một kho tàng tri thức đồ sộ, phản ánh toàn bộ đời sống tinh thần,
từ tín ngưỡng đến phong tục, tập quán, lịch sử, triết học của Ấn Độ, đồng thời là
sự kết tinh những giá trị nhân văn của con người. Sức hấp dẫn của các hình
tượng, sự lôi cuốn của cách kể chuyện, vẻ đẹp của ngôn từ cũng là những yếu tố
khiến cho tác phẩm giàu sức sống, hấp dẫn người đọc, người nghe mọi thời đại.

You might also like