3 ĐỀ TIẾNG VIỆT SIÊU VIP

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

ĐỀ 01 TRONG SÁCH
1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1:
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột _____ chín chiều
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
A. nhức B. đau C. xót D. buốt
Câu 2:
Trong các câu sau, câu nào có sự sắp xếp trật tự từ hợp lý nhất:
A. Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể
nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
B. Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự trưởng thành và hình thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể
nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
C. Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể
nhỏ là gia đình, làng xóm, họ hàng và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
D. Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự trưởng thành và hình thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể
nhỏ là gia đình, làng xóm, họ hàng, và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
Câu 3:
Thần thoại là gì?
A. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng
yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hoá các sự kiện và các nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.
B. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức và
cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.
C. Là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn
thể cộng đồng.
D. Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể về số phận của các kiểu nhân vật như người mồ côi, người em, người lao động giỏi,
người dũng sĩ, người thông minh… qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và
công lí xã hội.
Câu 4:
Trong bài Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lí độc lập của dân tộc ta dựa trên những yếu tố nào sau
đây?
A. Dựa trên 5 yếu tố: cương vực lãnh thổ, nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán, các triều đại lịch sử, anh hùng hào kiệt.
B. Dựa vào yếu tố thực tiễn lịch sử.
C. Dựa vào “thiên thư” (sách trời).
D. Dựa vào các bằng chứng lịch sử.
Câu 5:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

1
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,


Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
Xác định thể thơ trong bài thơ trên:
A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn xen lục ngôn D. Song thất lục bát
Câu 7:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông
(Tết quê bà, Đoàn Văn Cừ)
A. Liệt kê. B. Điệp cấu trúc. C. Ẩn dụ. D. So sánh.
Câu 8:
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Chiều tối là:
A. Lúc Bác vừa bị bắt giam B. Lúc Bác đang ngắm trăng
C. Trên đường chuyển nhà lao D. Lúc chiều tối trong nhà lao nhìn ra bên ngoài
Câu 9:
Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Đi hỏi già, về nhà hỏi _____
A. trẻ B. chồng C. vợ D. con
Câu 10:
Trong các tục ngữ, thành ngữ sau; tục ngữ, thành ngữ nào bị SAI chính tả:
A. Đứng núi này chông núi nọ B. Mặt hoa da phấn
C. Mưa to gió lớn D. Ngày lành tháng tốt
Câu 11:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Tôi nghe _____ từ chỗ chị Hoài, ngày mai nó đi xa.
A. phong thanh B. phong phanh C. phong xanh D. phong tanh
Câu 12:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

2
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,


Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Từ “xuân hồng” (gạch chân, in đậm) được hiểu là:
A. gọi riêng của một người.
B. mùa xuân đương độ tươi đẹp nhất, nồng nàn đắm say nhất.
C. mùa xuân có màu hồng.
D. chỉ tuổi trẻ của con người đẹp nhất.
Câu 13:
Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên.
A. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác B. Câu hỏi tu từ
C. Nhân hóa D. Liệt kê
Câu 14:
Dòng nào dưới đây CHƯA PHẢI là câu?
A. Tôi đã cố nhớ lại toàn bộ mọi chuyện trong quá khứ.
B. Trên trời cao, những chú chim đang bay lượn thỏa thích.
C. Hài lòng với những gì đang có.
D. Tôi thấy tóc mẹ bạc đi theo năm tháng.
Câu 15:
Câu sau sai như thế nào?
Sớm nay, vẫn dầm chung cơn mưa, nhưng chỉ thấy trong nhau những bẽ bàng.
A. Thiếu vị ngữ
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới từ câu 16 đến câu 20:
Hầu như tất cả rau trái ở quê mình có, ở đây có. Từ rau muống, rau lang, mồng tơi, bù ngót đến lá chuối xanh, lá dứa, bó sả,
nhúm ớt... Rồi cá, rồi gà, vịt, chuột đồng... Ngày rằm, ngày ba mươi, chợ trang điểm bằng bông trang được cột thành khóm đỏ
tươi bán cho những người cúng bàn thờ Phật. Mồng hai, mười sáu, chợ lúc nhúc những chú gà non tơ. Trời hạn, chợ bày thúng
rau đắng đất run rẩy xanh cho ta thèm một nồi cháo tống. Bữa nắng chiều, chợ có rễ tranh, mía lau... Mưa xập xoài, chợ lổn
nhổn ốc lác bán kèm lá ổi, lá sả. Những con ốc lác vừa cựa mình trở dậy từ đất, thịt cứ ngọt lừ. Cũng cử này, người ta bán xổi
rau muống đồng, loại rau muống bị chìm trong nước nhú lên những cái đọt non mềm, cỡ một gang tay, trắng nõn, tưởng như
có thể bẻ bằng mắt một cái "bụp" ngon ơ. Mùa nào thức ấy. Nhưng có hôm ta thèm thứ trái mùa lại gặp ở đây thứ trái mùa. Vô

3
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

tình, chính con người nón rách áo túi cùng những món hàng đã khoác lên cho chợ ruộng một cái áo bình dị, một linh hồn hiền
hậu mà rất đỗi thiêng liêng. Thêm vào đó một chút thâm trầm dân dã. Thì có gì dân dã bằng nắm rau càng cua mọc từ chái hè,
mấy trái bình bát chín hườm mọc từ hào ranh, rổ đọt lụa hái từ sân trước...
Chỉ có vậy mà những nội trợ đảm đang mê đắm mê đuối chợ này. Họ mua được nhiều rau tươi, cá tươi, giá lại rẻ do gần như
người bán chỉ lấy công làm lời. Họ mua được đầy ắp lòng tin từ bàn tay cần cù của những tấm lòng nông dân chân chất. Và
những người xa quê đỡ nhớ quê nhà.
(Nguyễn Ngọc Tư, Chợ của má)

Câu 16:
Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích trên là gì?
A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Thuyết minh
Câu 17:
Từ “cái đọt” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích trên được hiểu là gì?
A. Ngọn rau muống B. Lá rau muống
C. Thân rau muống D. Dụng cụ dùng để cắt rau muống
Câu 18:
Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn sau:
Từ rau muống, rau lang, mồng tơi, bù ngót đến lá chuối xanh, lá dứa, bó sả, nhúm ớt... Rồi cá, rồi gà, vịt, chuột đồng... Ngày
rằm, ngày ba mươi, chợ trang điểm bằng bông trang được cột thành khóm đỏ tươi bán cho những người cúng bàn thờ Phật.
A. Liệt kê B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. So sánh
Câu 19:
Đọc lại đoạn trích, chỉ ra đoạn trích trên có bao nhiêu từ láy?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 20:
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Nhịp sống lao động của người dân miền Tây
B. Vẻ đẹp bình dị, thiêng liêng của chợ quê với đủ mặt hàng theo mùa được làm ra bởi người dân miền Tây chân chất.
C. Sự đa dạng và phong phú của chợ quê và tấm lòng chân chất của người dân miền Tây
D. Nỗi nhớ quê của người con xa quê
ĐỀ 02 TRONG SÁCH
1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1.
Trong các thể loại sau, thể loại nào thuộc loại hình tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng
những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của
cư dân thời cổ đại?
A. Truyện cổ tích. B. Truyện ngụ ngôn. C. Sử thi. D. Thần thoại.
Câu 2.
Nhân vật nào sau đây KHÔNG xuất hiện trong văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng?

4
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

A. Vợ chồng Nghị Quế. B. Xuân Tóc Đỏ.


C. Ông Phán mọc sừng. D. Cụ cố Hồng.
Câu 3.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao. ”
(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương, dẫn theo Thivien. net)
Trong câu thơ “Một màu trắng đến nôn nao” có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. Nhân hoá. D. Nói quá.
Câu 4.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(1) “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,


(2) Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
(3) Như nước Đại Việt ta từ trước,
(4) Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
(5) Núi, sông bờ cõi đã chia,
(6) Phong tục Bắc Nam cũng khác.
(7) Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
(8) Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
(9) Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
(10) Song hào kiệt đời nào cũng có. ”
(Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Trong đoạn trích, tác giả KHÔNG khẳng định chủ quyền dân tộc dựa trên phương diện nào?
A. Nền văn hiến và cương vực lãnh thổ.
B. Phong tục tập quán đặc trưng của các vùng miền.
C. Các triều đại và nhân tài trong lịch sử.
D. Sự công nhận của các triều đại phương Bắc.
Câu 5.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) “Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
(2) Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
(3) Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
(4) Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn. ”
(Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, NXB Phụ nữ, 2015)

5
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (4): “Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”?
A. Ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ. B. Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa.
C. Nhân hóa, so sánh, hoán dụ. D. Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh.
Câu 6.
Trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, vì sao cụ Mết luôn nhắc rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con và
nhấn mạnh câu nói: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”?
A. Cụ Mết khẳng định, cần cầm vũ khí lên đấu tranh, đó là con đường duy nhất bảo vệ những người thân yêu và những điều
thiêng liêng trong cuộc đời.
B. Cụ Mết muốn khắc sâu vào trí óc của Tnú nỗi đau mất vợ mất con và để anh không bao giờ được yên bình, thanh thản.
C. Cụ Mết muốn khẳng định “không có gì quý hơn độc lập”, Tnú phải làm mọi cách để bảo vệ được cuộc sống hòa bình của
buôn làng.
D. Cụ Mết muốn lợi dụng nỗi đau của Tnú để thúc giục người dân trong buôn làng tham gia vào cuộc kháng chiến.
Câu 7.
Trong văn bản “Phú sông Bạch Đằng”, “các bô lão” KHÔNG nói với nhân vật “khách” sự kiện nào sau đây?
A. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938 trên sông Bạch Đằng.
B. Lê Đại Hành lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Tống năm 981.
C. Quân dân Đại Việt chiến thắng giặc Nguyên - Mông trên sông Bạch Đằng.
D. Hàn Tín bày binh bố trận đánh đuổi quân Tề trên sông Duy Thủy.
Câu 8.
Trong những từ sau, từ nào viết SAI chính tả?
A. Cọ xát. B. Súc tích. C. Tựu trung. D. Chắp bút.
Câu 9.
Trong những câu sau, câu nào có từ bị dùng SAI nghĩa?
A. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn, trong đó quy định người nhập cảnh đã tiêm đủ
hai mũi vacxin, có kết quả xét nghiệm âm tính, chỉ tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà với thời gian nhất định, đảm bảo
an toàn dịch bệnh.
B. Quy định mới về việc người nhập cảnh đã tiêm đủ hai mũi vacxin và có kết quả xét nghiệm âm tính chỉ cần tự cách ly và
theo dõi sức khỏe tại nhà với thời gian nhất định được Bộ Y tế ban hành dưới sự chỉ đạo của phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
C. Thực hiện yêu cầu của phó thủ tướng Nguyễn Đức Đam, Bộ Y tế đã ban hành quy định người nhập cảnh đã tiêm đủ hai
mũi vacxin và có kết quả xét nghiệm âm tính cần tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà trong khoảng thời gian nhất định.
D. Quy định đối với người nhập cảnh do Bộ Y tế ban hành đề nghị những ai đã tiêm đủ hai mũi vacxin và có kết quả xét
nghiệm âm tính cần tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.
Câu 10.
Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Dù đi du học bằng học bổng hay nhận được hỗ trợ tài chính từ gia đình thì các du học sinh cũng vẫn có những ………… nhất
định về tâm lý, ít nhất là áp lực về kết quả học tập sau những năm tháng học tập, trải nghiệm ở một quốc gia khác. ”
A. Thành tựu. B. May mắn. C. Hỗ trợ. D. Gánh nặng.
Câu 11.

6
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

Từ “đèo bòng” trong câu “Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi
không, lại còn đèo bòng. ” (Vợ nhặt, Kim Lân) có nghĩa là gì?
A. Tự nhiên lại mang vào mình thêm những cái vướng víu, bận bịu.
B. Sự nhớ nhung, vương vấn của con người trong tình cảm lứa đôi.
C. Mối quan hệ tình duyên mật thiết và được mọi người ủng hộ.
D. Mang vác một thứ gì đó bên mình để phòng khi cần tới.
Câu 12.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)”
(Quê hương, Giang Nam, Tình bạn tình yêu Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987)
Trong câu thơ “Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)”, bộ phận trong ngoặc đơn là thành phần gì?
A. Thành phần phụ chú. B. Thành phần bổ ngữ.
C. Thành phần cảm thán. D. Thành phần gọi đáp.
Câu 13.
Trong những câu sau, câu nào thiếu chủ ngữ?
A. Ở tuổi 49, Việt Trinh cảm thấy hạnh phúc khi được ăn trái cây, cọng rau tự trồng, dành thời gian cho con trai sau khi dừng
làm nghề.
B. Hạnh phúc khi được ăn trái cây, cọng rau tự trồng, dành thời gian cho con trai sau khi dừng làm nghề khi ở tuổi 49.
C. Được ăn trái cây, cọng rau tự trồng, dành thời gian cho con trai sau khi dừng làm nghề, Việt Trinh hạnh phúc ở tuổi 49.
D. Việt Trinh được ăn trái cây, cọng rau tự trồng, dành thời gian cho con trai sau khi dừng làm nghề và sống hạnh phúc khi
ở tuổi 49.
Câu 14.
Cho câu văn sau: “Tuy ta không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại nhưng ta chỉ có một con đường là học mà thôi. ”
Đây là câu
A. sai logic trong câu.
B. có thành phần cùng chức không đồng loại.
C. thiếu thành phần nòng cốt trong câu.
D. đúng cấu trúc ngữ pháp.
Câu 15.
Đọc câu văn sau: “Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng hiển hách nhất, bởi nó chính là việc khó khăn nhất trong cuộc đời
của mỗi chúng ta. ”
Câu trên là câu
A. có thành phần cùng chức không đồng loại.
B. đúng về nội dung và hình thức.

7
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

C. sắp xếp sai vị trí các thành phần.


D. không đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ.
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
“(…) Ăn Tết rừng xong
từ giã chú tắc kè
chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ
các binh đoàn tràn vào thành phố
đang mùa thay lá những hàng me
Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè
chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy
cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy
hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay
Người bạn tôi không về tới nơi này
anh gục ngã bên kia cầu xa lộ
anh nằm lại trước cửa vào thành phố
giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh
Đồng đội, bao người không “về tới” như anh
nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa...
tất cả họ, suốt một thời máu lửa
đều ước ao thật giản dị: sắp về!”
(Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố, Nguyễn Duy, Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2000)
Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên?
A. Biểu cảm, tự sự, miêu tả. B. Biểu cảm, tự sự, nghị luận.
C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh. D. Thuyết minh, nghị luận, miêu tả.
Câu 17.
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy”?
A. Liệt kê. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. Nhân hóa.
Câu 18.
Hình ảnh người lính hiện lên như thế nào qua đoạn thơ?
A. Hình ảnh những người lính khao khát được chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
B. Hình ảnh những người lính quả cảm và luôn khao khát trở về quê hương.
C. Hình ảnh những người lính trở về quê hương sau nhiều năm chiến đấu xa nhà.
D. Hình ảnh những người lính chiến đấu quên mình để bảo vệ Tổ quốc.
Câu 19.
Giai đoạn lịch sử nào được phản ánh trong đoạn thơ trên?
A. Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.

8
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

C. Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
D. Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 20.
Khát vọng “sắp về” thể hiện mong muốn gì của người lính và của toàn dân tộc?
A. Người lính mong muốn có được một cuộc sống hòa bình, yên ấm.
B. Người lính mong giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến của dân tộc.
C. Người lính mong muốn chiến tranh kết thúc, được đoàn tụ với gia đình.
D. Người lính mong muốn được về thăm nhà sau nhiều năm tham gia kháng chiến.
ĐỀ 03 TRONG SÁCH
Câu 1:
Cấp độ của tiếng cười trong truyện Tam đại con gà là
A. giải trí. B. phê phán.
C. đả kích kịch liệt. D. triệt tiêu đối tượng.
Câu 2:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Cam phu nhân nói:
- Khoan đã chú Ba, khoan đã! Chớ hấp tấp mà làm càn bây giờ, chú Hai không biết tin tức mọi người nên phải tạm nương mình
bên Tào. Nay đã biết anh nhà ở Nhữ Nam, không ngại hiểm trở, đưa bọn ta đến đây. Chú không được nghĩ lầm như thế!
Mi phu nhân cũng nói:
- Chú Hai trước ở Hứa Đô, thật là bất đắc dĩ.
Phi nói:
- Hai chị bị lừa dối đấy. Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”
(La Quán Trung, “Hồi trống cổ thành”, SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Dòng nào dưới đây nêu đúng cách hiểu về từ “trung thần”?
A. Bề tôi trung thành
B. Người đứng trung lập
C. Người có quyền lực trung tâm
D. Người ở bộ phận trung tâm của bộ máy nhà nước
Câu 3:
Trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, hình ảnh sông Đà KHÔNG được so sánh với
A. “áng tóc trữ tình”. B. “dây thừng ngoằn ngoèo”.
C. “mặt người đỏ vì rượu bữa”. D. “chiếc gương trong soi tóc những hàng tre”.
Câu 4:
Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật. B. Thơ cổ phong.
C. Thơ thất ngôn xen lục ngôn. D. Thơ lục bát biến thể.
Câu 5:

9
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

Từ “tầm phào” trong câu “Quán rằng: Ghét việc tầm phào” trong đoạn trích Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) có nghĩa là
gì?
A. Chỉ những việc không liên quan đến bản thân.
B. Chỉ việc giữa đường, không có đầu có đuôi.
C. Chỉ việc vu vơ, hão huyền, không có ý nghĩa gì.
D. Chỉ những việc xấu xa, không đúng với luân thường đạo lí.
Câu 6:
Tác giả bài thơ Tây Tiến là ai?
A. Tố Hữu. B. Quang Dũng. C. Huy Cận. D. Xuân Diệu.
Câu 7:
Đọc đoạn trích sau:
“(1) Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. (2) Nó như lạc loài nơi
đất khách. (3) Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân. (4) Xã hội Việt Nam từ xưa không
có cá nhân. (5) Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. (6) Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong
gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả. (7) Cũng có những bậc kỳ tài xuất đầu lộ diện. (8) Thảng hoặc họ cũng
ghi hình ảnh họ trong văn thơ và thảng hoặc trong văn thơ thì họ cũng dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác. (9) Song
dầu táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay - thì cũng thế - với tất cả mọi
người. (10) Mỗi khi nhìn vào tâm hồn họ hay đứng trước loài người mênh mông, hoặc họ không tự xưng, hoặc họ ẩn mình sau
chữ ta, một chữ có thể chỉ chung nhiều người. (11) Họ phải cầu cứu đoàn thể để trốn cô đơn. (12) Chẳng trách gì tác phẩm
họ vừa ra đời, đoàn thể đã dành làm của chung, lắm khi cũng chẳng thèm ghi tên của họ. (13) Ở phương Tây, nhất là từ khi có
đạo Thiên chúa không bao giờ cá nhân lại bị rẻ rúng đến thế. ”
(Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2000, Tr. 45-46)
Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?
A. So sánh. B. Giải thích. C. Bác bỏ. D. Bình luận.
Câu 8:
Đọc đoạn trích sau:
“Hàng me gầy viền hai lề đường bị cái rét gai góc tuốt sạch đến từng vảy lá nhỏ, một chiều áp Tết như triều dâng âm thầm đã
đến kì bộc phát bỗng tưng bừng nơi đầu cành, những chấm lộc vàng, li ti như những bóng đèn nhỏ, le lói sáng một góc trời vẫn
còn nhiều mây xám (1). Xuân thiên nhiên gặp gỡ xuân trong lòng người (2). Sự hài hoà, cộng cảm đem lại vẻ đẹp mới mẻ cho
tự nhiên, thổi vào cảnh đời thường nhật tưởng như đã nhàm chán một sự sống non trẻ, một nhịp điệu khác thường (3). ”
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, NXB Văn học, 2017)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 9:
Cho câu sau:
Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm
ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
(Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)
Từ in đậm trong câu trên là

10
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

A. thán từ. B. phó từ. C. trợ từ. D. tình thái từ.


Câu 10:
Xác định lỗi quan hệ từ được trong câu sau:
“Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng chiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, hay chưa bao giờ tôi bị xúc động như
lần ấy. ”
A. Thiếu quan hệ từ.
B. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
C. Thừa quan hệ từ.
D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
Câu 11:
Tác phẩm nào sau đây KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?
A. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành). B. Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên).
C. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). D. Chí Phèo (Nam Cao).
Câu 12:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
A. Bẽn lẽn. B. Chưng hửng. C. Gằm gằm. D. Hào hiệp.
Câu 13:
Trong câu “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón
rãi. ” (Ca Huế trên sông Hương) dùng phép liệt kê nhằm miêu tả điều gì?
A. Miêu tả tiếng đàn.
B. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công.
C. Miêu tả hình dáng bên ngoài của người chơi đàn.
D. Miêu tả sự thán phục của người nghe đàn.
Câu 14:
Câu thơ: “Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú
pháp nào?
A. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.
B. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.
C. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.
D. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.
Câu 15:
Truyện cười trào phúng thường xuất hiện khi nào?
A. Khi xã hội suy thoái. B. Khi xã hội cường thịnh.
C. Khi xảy ra chiến tranh. D. Khi no ấm, hòa bình.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20:
“(1) Từ Đạt ở Khoái Châu, lên làm quan tại thành Đông Quan thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm
thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giàu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề

11
TOÀN TÂM EDUCATION - LUYỆN THI ĐGNL OFFLINE TẠI BIÊN HÒA

thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy.
(2) Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người
thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần. Cha mẹ đôi bên cũng vui
lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi.
(3) Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất
cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền.”
(Nguyễn Dữ, Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, trích “Truyền kì mạn lục)
Câu 16:
Thủ pháp đối lập trong đoạn (1) được dùng nhằm mục đích gì?
A. Chỉ ra sự khác biệt giữa 2 nhân vật, từ đó, lí giải mâu thuẫn.
B. Giới thiệu về tính cách, con người của hai nhân vật trước khi đi đến tình huống truyện.
C. Chỉ ra sự đối lập giữa hai con người là đại diện cho đời sống xã hội, từ đó, khái quát hiện tượng đời sống.
D. Dùng mô tả trái ngược về tính cách con người để lý giải xung đột thiện ác.
Câu 17:
Trong câu văn “Song cũng lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy.”, từ “nghĩa” dùng để chỉ
A. tình cảm gắn bó. B. tình hàng xóm láng giềng.
C. chí khí của con người. D. Tính cách của con người.
Câu 18:
Từ “xa hoa” đồng nghĩa với từ:
A. giàu sang B. phú quý C. hoang phí D. dư dả
Câu 19:
Theo văn bản, Nhị Khanh là người như thế nào?
A. Có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
B. Người đảm đang, khéo léo trong gia đình.
C. Người con gái có tài năng và trí tuệ hơn người.
D. Cô gái hiếu thuận và được mọi người yêu quý.
Câu 20:
Đâu là nhận định đúng về giọng điệu của tác giả trong văn bản?
A. Chậm rãi, biểu bị sự quý mến với các nhân vật.
B. Vui vẻ, ngầm ý chê bai cách sống của Phùng.
C. Bình thản, mô tả sự kiện, nhân vật khách quan.
D. Trầm buồn, thể hiện sự thương xót cho Nhị Khanh.

12

You might also like