Bieu Mau Bao Cao Cuoi Ky

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDEC)

------------o0o------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ


(Final Design Report)

HỌC PHẦN: THIẾT KẾ DỰ ÁN I

Tên đề tài Dự án nhóm: Sinh viên mất cân bằng trong


việc xây dựng mối quan hệ gia
đình và học tập
Tên giảng viên: Thầy Hà Minh Tuấn
Năm học: 2022 - 2023 Học kỳ: 2A
Mã số lớp: 222.SKI1107.A36
Tên nhóm: Nhóm 6
Tp. HCM, tháng 4 /2023

BÁO CÁO CUỐI KỲ


(Final Design Report)
HỌC PHẦN: THIẾT KẾ DỰ ÁN I
Chủ đề lớp: “Cải thiện khoảng cách gia đình

Tên đề tài Dự án nhóm: Sinh viên mất cân bằng trong việc xây
dựng mối quan hệ gia đình và học tập.
Mã số lớp: 222.SKI1107.A36 Tên nhóm: Nhóm 6
Ngày nộp báo cáo: 13/04/2023

Tên thành viên Nhiệm vụ được phân công Đánh giá mức
độ hoàn thành
nhiệm vụ
(10pts max)

Huỳnh Phước Hậu CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH SỰ TỒN 10


TẠI & NHU CẦU GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ

Lý Thành Quý CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH 10


NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ

Nguyễn Lộc Sáng CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH CÁC 10


GIẢI PHÁP HIỆN CÓ

Nguyễn Nhật Anh CHƯƠNG V. TẠO Ý TƯỞNG GIẢI 10


PHÁP

Phạm Ngọc Bảo CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN 0

Nguyễn Thị Kiều TÓM TẮT BÁO CÁO 10


Trang

Phạm Quốc Thịnh CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG 10


MỤC LỤC
[Báo cáo Cuối kỳ PDI]

TÓM TẮT BÁO CÁO ................................................................................................................1


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG .........................................................................................2
1. Quá trình phát hiện vấn đề và đề xuất đề tài nhóm .............................................................
2. Phương pháp đánh giá và lý do chọn đề tài nhóm ..............................................................
3. Làm rõ vấn đề ......................................................................................................................
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH SỰ TỒN TẠI & NHU CẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..............5
1. Phân tích sự tồn tại của vấn đề ..........................................................................................
1.1. Tổng hợp thông tin ý kiến các bên liên quan về thực trạng của vấn đề ................
1.2. Tổng hợp dữ liệu về các vấn đề tương tự tìm được ..............................................
2. Trình bày kết quả khảo sát nhu cầu...................................................................................
2.1. Đánh giá đề tài nhóm tạm thời .............................................................................
2.2. kết quả khảo sát nhu cầu .......................................................................................
2.3. ý kiến nhận định của các bên liên quan ...............................................................
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ ....................................................11
1. Các giải pháp ....................................................................................................................
2. Đề xuất hướng phát triển ý tưởng giái quyết vấn đề .
CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ .............................................15
1. Mục tiêu
2. Nội dung khảo sát
CHƯƠNG V. TẠO Ý TƯỞNG GIẢI PHÁP ............................................................................18
1. Lý do chọn vấn đề .............................................................................................................
2. Các giải pháp đề xuất và điều kiện ràng buộc của giải pháp ............................................
3. Đề xuất giải pháp .............................................................................................................
4. Mô tả giải pháp .................................................................................................................
CHƯƠNG VI. TẠO Ý TƯỞNG GIẢI PHÁP ..........................................................................21
1. Phát hiện vấn đề .....................................................................................................
2. Điều tra thực trạng của vấn đề ...............................................................................
NHẬN XÉT CHUNG ...................................................................................................... 22
TÓM TẮT BÁO CÁO

Trước tình trạng hàng loạt sinh viên của trường đại học UEF cũng như sinh viên trên toàn quốc đang
gặp vấn đề mất cân bằng trong việc xây dựng mối quan hệ gia đình và học tập dẫn đến nhiều hậu quả
đáng tiếc như: stress, rối loạn ăn uống, sức khỏe giảm sút….. Để có biện pháp phù hợp, hiệu quả
nhằm hạn chế tình trạng trên của sinh viên. Thông qua môn PD này với chủ đề “Cải thiện khoảng
cách trong gia đình” chúng em đang tận dụng cơ hội đó để đề xuất ra những giải pháp có thể bảo vệ
sức khỏe, tinh thần bản thân và những sinh viên khác.

Sau thời gian dài thảo luận và đề xuất giải pháp nhóm, các thành viên trong nhóm đã quyết định tìm
kiếm giải pháp hữu dụng và cần thiết nhất ở thời điểm hiện tại “Sự mất cân bằng thời gian trong việc
dành thời gian cho gia đình và việc học tập của sinh viên UEF ”. Sau đó chúng em cùng nhau khảo
sát sinh viên tại trường UEF và nhiều sinh viên tại các trường lân cận. Cũng như chúng em đã phỏng
vấn trực tiếp nhiều giảng viên và sinh viên khác. Từ những số liệu gửi về của các bạn sinh viên chúng
em đã nhận thấy nhiều bất cập khó khăn về việc mất cân bằng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa
gia đình và học tập nên nhóm em đã quyết định đề xuất giải pháp chung của nhóm là “ Ứng dụng tích
hợp quản lý và sắp xếp thời gian để giúp mọi sinh viên UEF cân bằng được thời gian dành cho gia
đình và học tập”.

1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Quá trình phát hiện vấn đề và đề xuất đề tài nhóm

- Với chủ đề lớp “Cải thiện khoảng cách gia đình”. Từ đề tài nhóm, mỗi thành viên tiến hành phân
tích, tổng hợp các thông tin những vấn đề liên quan đến chủ đề lớp học. Với phương pháp tư duy
phản biện, đánh giá hiện của chúng tôi thông qua môn học Thiết kế dự án (Project design) mỗi cá
nhân chúng em đã đề xuất ý kiến riêng của mình. Đây là ý kiến riêng của chúng em.

Thành viên 1: Nguyễn Thị Kiều Trang

● Sinh viên bị chậm trí tại môi trường đại học khó hoà nhập được với cộng đồng và được
học tập trọn vẹn
● Sinh viên thuộc cộng đồng LGBT ít có cơ hội để được thể hiện tài năng của mình
● Sinh viên nữ tại môi trường đại học thiếu cơ hội để được tham gia dự thi về các hoạt
động thể thao

Thành viên 2: Nguyễn Lộc Sáng


● Sinh viên thuộc cộng đồng LGBT cần có được một cái nhìn thoáng hơn từ mọi người
● Sinh viên nữ tại môi trường đại học không được đề cao ở các hoạt động thể chất
● Sinh viên khuyết tật không được phát huy tối đa trong việc phát triển ưu điểm của bản
thân

Thành viên 3: Phạm Quốc Thịnh

● Sinh viên nữ Đại Học UEF ít tương tác, tham gia xây dựng trong các hoạt đồng
của trường, lớp, câu lạc bộ
● Mọi người dần trở nên thờ ơ với gia đình,không quan tâm đến cảm xúc của các thành
viên
● Một số sinh viên còn giữ thái độ phân biệt vùng miền, quê quán của bạn học của mình.

Thành viên 4: Nguyễn Nhật Anh

● Có quan điểm cho rằng phụ nữ hoạt động đa số dựa trên cảm xúc
● Khoảng cách thế hệ giữa phụ huynh và con cái lớn dẫn đến việc bất đồng quan điểm
làm cho sự gắn kết trong gia đình ngày một tệ đi.
● Cha mẹ quá kỳ vọng , có xu hướng áp đặt giấc mơ của mình vào con trẻ

2
Thành viên 5: Lý Thành Quý

● Sự hỗ trợ, an ủi, động viên các bạn sinh viên nghèo khó, gặp khó khăn về hoàn cảnh
còn hạn chế
● Hiện nay, chúng ta vui vẻ với các mối quan hệ ngoài xã hội nhưng lại gắt gỏng với ba
mẹ mình
● Các bạn LGBT vẫn không được công nhận về sự học tập, thành tích và năng khiếu

Thành viên 6: Huỳnh Phước Hậu

● Sức khỏe của Nữ giới không bằng Nam giới


● Nữ giới không vững tinh thần khi làm leadership nên không chịu nổi áp lực
● Việc không dám cho nữ làm leadership vì vấn đề trọng nam khinh nữ .

Thành viên 7: Phạm Ngọc Bảo

● Việc có nhiều con trong 1 gia đình có thể dẫn tới việc ba mẹ có thể quan tâm chăm sóc
đặc biệt 1 người con và quên đi những đứa con còn lại
● Đa số các phụ huynh ở Vn chưa biết cách lắng nghe và giao tiếp với con cái của mình
● Phụ huynh quá chăm lo cho công việc mà không dành nhiều thời gian để tìm hiểu kết
nối với con cái
🡺 Thông qua thảo luận và phản biện, các thành viên trong nhóm chúng em đã đưa ra những
ý kiến chính để xây dựng đề tài:

Thành viên 1: Nguyễn Thị Kiều Trang

● Việc có nhiều con trong 1 gia đình có thể dẫn tới việc ba mẹ có thể quan tâm chăm sóc
đặc biệt 1 người con và quên đi những đứa con còn lại.

Thành viên 2: Nguyễn Lộc Sáng

● Phụ huynh quá chăm lo cho công việc mà không dành nhiều thời gian để tìm hiểu kết
nối với con cái.

Thành viên 3: Phạm Quốc Thịnh

● Sinh viên nữ Đại Học UEF ít tương tác, tham gia xây dựng trong các hoạt đồng của
trường, lớp, câu lạc bộ.

Thành viên 4: Nguyễn Nhật Anh

● Cha mẹ áp đặt hình thức cũ,gây áp lực lên con cái khiến khoảng cách thế hệ gia tăng.
3
Thành viên 5: Lý Thành Quý

● Một số sinh viên còn giữ thái độ phân biệt vùng miền, quê quán của bạn học của mình.

Thành viên 6: Huỳnh Phước Hậu

● Việc không dám cho nữ làm leadership vì vấn đề trọng nam khinh nữ.

Thành viên 7: Phạm Ngọc Bảo

● Sinh viên mất cân bằng trong xây dựng mối quan hệ gia đình và học tập.

2. Phương pháp đánh giá và lý do chọn đề tài nhóm


Để lựa chọn một trong 6 đề tài trở thành đề tài nhóm thì nhóm đánh giá các đề tài đề xuất theo
nhưng tiêu chí của phiếu [1T-2] bao gồm: Không đòi hỏi chi phí cao để thực hiện; Dễ thu thập
thông tin cho vấn đề này; Có thể hoàn thành trong thời gian khoá học; Mang lại sự hữu ích cho
xã hội; Dễ dàng tiếp cận được với các bên liên quan của vấn đề; Nhiều người muốn tham gia
giải quyết vấn đề này; Dễ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm hiện có của bạn.

Từ các tiêu chí đánh giá trên, cả nhóm đã bình chọn một và đưa ra đề tài nhóm là “ Mất cân bằng
trong việc dành thời gian cho gia đình và học tập”với các điểm mạnh: Có thể sử dụng kiến thức và
kinh nghiệm hiện có của bạn, không đòi hỏi chi phí cao để giải quyết vấn đề, biết đối tượng khảo sát,
dễ thu thông thập thông tin cho vấn đề này, biết nhiều phương pháp giải quyết vấn đề.

3. Làm rõ vấn đề

▪ Đối tượng đề tài nhóm: Sinh viên UEF


▪ Vấn đề: Mất cân bằng trong việc dành thời gian cho gia đình và học tập

Đến với đề tài nhóm trong khóa học lần này nhóm 6 muốn được đưa ra giải pháp tối ưu nhất giúp
sinh viên hiểu được mức độ nghiêm trọng của việc không cân bằng được thời gian. Từ đó cùng các
bạn chung xây dựng giúp đỡ những sinh viên đang gặp phải vấn đề.

Để tiếp cận và làm rõ vấn đề thì nhóm chúng em đã thực hiện khảo sát và phỏng vấn trực tiếp với
nhiều đối tượng khác nhau: sinh viên, giảng viên, cha mẹ, bạn bè .. để có nhiều thông tin từ thực trạng
vấn đề này.

Từ đó mỗi người trong nhóm đã lần lượt đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề rồi cùng nhau ngồi
phân tích và đưa ra kết luận về giải pháp là: “Ứng dụng tích hợp quản lý và sắp xếp thời gian để giúp
mọi sinh viên UEF cân bằng được thời gian dành cho gia đình và học tập”.

4
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH SỰ TỒN TẠI VÀ NHU CẦU

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. Phân tích sự tồn tại của vấn đề.

Không chỉ dạo gần đây mà đã từ lâu sự cân bằng thời gian dành cho gia đình và học tập dường
như còn quá khó so với phần đông những sinh viên xa nhà. Chúng ta không thể dành quá nhiều
thời gian cho một bên mà bỏ bên còn lại được vì nếu:

- Dành thời gian cho học tập quá nhiều: Thời gian cho gia đình ít lại, làm cho cha mẹ hay người
thân lo lắng và ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình đó ngày càng trở nên lạnh nhạt, theo
hướng xấu vì họ cần sự quan tâm.
- Dành thời gian cho gia đình quá nhiều: Thời gian cho học tập ít lại, bỏ bê việc học tập khiến
cho trình độ và kiến thức của sinh viên chỉ dừng lại ở mức nhất định, cũng có thể khiến cho
điểm số thành tích trở nên thấp đi nếu dành thời gian cho gia đình quá nhiều. Càng nguy hiểm
hơn nếu sinh viên dựa dẫm vào gia đình mà không biết cách tự lập.

1.1. Thời gian sinh viên dành cho việc học.

Hình 1.1. Khảo sát số lượng sinh viên thuộc năm mấy (78 lượt bình chọn).

5
Hình 1.2. Khảo sát số lượng sinh viên đang học xa nhà hay gần nhà (78 lượt bình chọn).

Hình 1.3: Biểu đồ khảo sát tổng thời gian sinh viên dành cho việc học (78 lượt bình chọn )

→ Các biểu đồ trên cho thấy sinh viên dành khá nhiều thời gian trong ngày dành cho việc học (26.6%
dành 4 – 6 tiếng để học, 43% dành 6 – 8 tiếng trong ngày để học), đa số sinh viên năm nhất (75%) và
sinh viên xa nhà (71,8%). Việc này cho thấy thời gian cho hoạt động học tập chiếm phần lớn tổng
thời gian trong ngày, vì tấm bằng đại học là thứ mà nhiều sinh viên hướng tới để tìm một công việc
tốt trong tương lai. Cùng với việc lần đầu tiên xa nhà để đi một thành phố mới, một cuộc sống mới,
trải nghiệm mới và những người bạn mới nên những thứ xung quanh còn xa lạ.

1.2. Sinh viên dành thời gian cho gia đình.


6
Hình 1.6. Khảo sát số liệu sinh viên trong việc sắp xếp thời gian dành cho gia đình và học tập (78 lượt bình chọn).

→ Theo Từ các bảng biểu số liệu trên cho thấy, sinh viên xa nhà sẽ có kết quá tốt hơn nếu mối quan
hệ với gia đình của họ cũng tốt (78%). Nhưng sinh viên lại không dành nhiều thời gian cho gia đình
bằng việc học tập, các hoạt động ở trường và môi trường mới vì 26% là gọi ít hơn 3 lần/tuần, và
chiếm 14,3% sinh viên chỉ gọi vài lần/tháng. Tuy nhiên trong khi đó số lượng sinh viên gọi trên 5
lần/tuần chỉ chiến 31%.

1.3. Sự tồn tại của vấn đề.

Hình 1.6. Khảo sát số liệu sinh viên trong việc sắp xếp thời gian dành cho gia đình và học tập (78 lượt bình chọn).

⇒ Kết luận: Việc mất cân bằng giữa việc học tập và xây dựng mối quan hệ gia đình là vấn đề rất
phổ biến đối với nhiều sinh viên trên toàn thế giới, nó hiện hữu trong cuộc sống đại học và phải đối
mặt với việc khó khăn khi phân chia, sắp xếp thời gian giữa “học tập” và “gia đình”. Dựa vào bảng
số liệu đã được khảo sát (trên 78 lượt bình chọn từ các sinh viên ở khắp các trường đại học ở TPHCM)
cho thấy phần đông là 56,4% cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng thời gian này.
Khi bắt đầu học tập tại các trường đại học hoặc cao đẳng, nhiều sinh viên phải xa gia đình và chuyển
đến sống tại nơi khác để tiếp tục học tập. Điều này đôi khi khiến cho họ cảm thấy cô đơn và khó khăn.

7
Ngoài ra, nhiều sinh viên cũng đối diện với áp lực từ phía gia đình, đòi hỏi họ phải gọi điện, nhắn tin
và duy trì các mối quan hệ gia đình trong khi vẫn phải đảm bảo tiến độ học tập và các hoạt động khác.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều sinh viên đã phải đối mặt với sự đau đầu trong việc quản lý thời gian,
đôi khi cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp để cân bằng giữa việc học
tập và xây dựng mối quan hệ gia đình là rất cần thiết để đảm bảo việc học tập và cuộc sống của sinh
viên trở nên tốt hơn.

1. Nhu cầu giải quyết vấn đề và các bên liên quan.

2 .1. Sinh viên.

Hình 2.1. Khảo sát nhu cầu cân bằng việc học tập và gia đình của sinh viên (trên 78 lượt bình chọn)

- Là một sinh viên thì ai cũng muốn cân bằng được giữa việc có những thành tích tốt ở trường
lớp, giữ học bổng hoặc hoạt động tích cực và cùng đồng thời muốn giữ mối quan hệ của họ với
gia đình một cách tích cực nhất để đồng thời bổ trợ cho việc phát triển bản thân. 71,8% sinh viên
đã bình chọn có để tiết kiệm được thời gian trong ngày, trong tuần của bản thân. Việc này cho
thấy nhu cầu của mọi người không hề nhỏ.

2.2. Cha mẹ.

8
Hình 2.2. Khảo sát cảm xúc của cha mẹ khi có con mình học xa nhà (trên 12 lượt bình chọn)

- Hầu hết thì cha mẹ nào cũng muốn lo lắng cho con mình dù ít hay nhiều, sự quan tâm này
thể hiện qua nhiều hình thức và họ cũng muốn sự quan tâm đến từ phía con mình nhiều hơn. Phần
đông các sinh viên thường hay học xa nhà, có người thì đi học xa tới tận nhiều tiếng lái xe khiến
cho cha mẹ không đủ sức khỏe, tài chính hay thời gian để đi thăm con mình. Và đối với sinh viên,
việc học và cuộc sống mới đôi khi khiến họ quên đi cha mẹ lo lắng mình ở quê nhà. Có đến 83,3%
cha mẹ, gia đình không hài lòng khi con ít dành thời gian cho mình.

2.3. Giảng viên.

Hình 2.3. Khảo sát bối cảnh sinh viên vào lớp với trạng thái không hợp tác thì giảng viên sẽ như thế nào? (trên 26
lượt bình chọn)

- Là một giảng viên, việc sinh viên vào lớp mà lúc nào cũng uể oải, không tập trung học, bực
bội và buồn ngủ vì chuyện sắp xếp thời gian cho việc học và gia đình không cân bằng thì cũng ít
nhiều ảnh hưởng tới tâm trạng của giảng viên. Khiến cho năng suất truyền tải thông tin cũng như
khi dạy lại những kiến thức sẽ bị sụt giảm dẫn đến việc không truyền tải đủ. Đôi khi nhiều sinh
viên lặp đi lặp lại thái độ đó khi vào học cũng sẽ khiến giảng viên không còn hứng thú, chán ngấy

9
việc tiếp tục truyền tải kiến thức (88.5% giảng viên khó chịu khi sinh viên vào lớp với thái độ
không hợp lý).

Hình 2.4. Khảo xác nhu cầu giải quyết của giảng viên

- Với tình trạng trên thì có khoảng 85,7% giảng viên muốn giải quyết triệt để vấn đề này. Vì
những tiết học, bài học chất lượng từ sách vở cho tới những bài học về cuộc sống, theo như khảo
sát thì không giảng viên nào muốn sinh viên mình bị rối rắm khi sắp xếp thời gian cho hai việc
“gia đình” và “học tập” và không để việc đó ảnh hưởng tới nhau dẫn đến tâm trạng của sinh viên
bị ảnh hưởng, rồi tâm trạng của giảng viên cũng bị ảnh hưởng không ít.

3. Nhận định chung.

- Cân bằng giữa việc học tập và xây dựng mối quan hệ gia đình là một thách thức lớn đối
với nhiều sinh viên, đặc biệt là đối với những người sống xa gia đình. Mặc dù việc học tập là một
ưu tiên hàng đầu đối với sinh viên, tuy nhiên, xây dựng mối quan hệ gia đình cũng rất quan trọng
để tạo ra sự hỗ trợ, động viên và cảm giác an toàn cho sinh viên trong quá trình học tập và trưởng
thành.

- Qua những bài khảo sát thực tế nhóm đã làm, các số liệu thực cho thấy đây là một vấn đề
cần được giải quyết để những sinh viên có thể chuyên tâm học hành và dành thời gian cho gia
đình, cha mẹ. Không để phí thời gian dành cho một bên quá nhiều mà phải biết cân bằng cả hai
để cuộc sống trở nên tươi đẹp và cân bằng hơn, giảm thiểu những áp lực, stress và ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe.

10
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ

1. Các giải pháp

- Có thể thấy rằng thực trạng sinh viên “ mất cân bằng trong việc giành thời gian cho gia đình
và học tập” là tình trạng chung ở nhiều sinh viên và rất cấp thiết để cùng với cộng đồng tìm ra các
giải pháp phù hợp để khắc phục vấn đề một cách triệt để nhất.
- Chúng em đã cùng nhau suy nghĩ, bàn bạc và dựa theo các giải pháp hiện có trên thị trường liên
quan đến vấn đề của nhóm và đưa ra các giải pháp như sau:

1.1. Giải pháp 1: Tự thưởng cho mình thời gian nghỉ ngơi sau khi hoàn thành việc học,
việc làm.

Điểm mạnh Điểm yếu

Giúp sinh viên giảm căng thẳng và Nghĩ ngơi thoải mái quá mức dẫn đến
tăng cường sức khỏe tinh thần. việc không có hứng học .

Tăng cường sự tập trung làm rút Dễ tập tành nhiều thói quen xấu
ngắn việc học lại hay vì dành quá
nhiều thời gian để học.

Tạo động lực và có thể làm nhiều Mất nhiều thời gian nếu không biết cách
việc cùng lúc trong ngày. kiểm soát.

→ việc nghỉ ngơi và cho bản thân thời gian để giảm áp lực là một điều rất tốt và cần thiết nhưng
để được áp dụng một cách phù hợp. sinh viên phải đưa ra thời gian cụ thể cũng như chia nhỏ
thời gian nghỉ ngơi qua cách các như pomodoro,.. sau các công việc hay việc học. Để có thể đảm
bảo sức khỏe, động lực và không ảnh hướng đến thời gian giành cho gia đình , học tập.

11
1.2. Giải pháp 2: Gặp nhà tư vấn tâm lý .

Điểm mạnh Điểm yếu

Được gặp người có chuyên môn và nhiều Giá trả khá đắt và không phải ai cũng đủ
kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề tài chính để trả chi phí .
tâm lý, quan hệ gia đình.

Tạo cho bạn không gian an toàn để chia Phải trải qua 1 quá trình dài và nỗ lực
sẻ những vấn đề khó khăn bạn đang gặp thực hiện các yêu cầu của nhà tư vấn mới
phải, giúp bạn đưa ra nhiều cái nhìn trong có thể giải quyết được vấn đề .
việc tìm ra giải pháp hơn.

Cảm thấy thoải mái hơn qua việc tư vấn Không phải nhà tự vấn nào cũng phù hợp
các kỹ năng quản lý, xác định ưu tiên để với nhu cầu cần giải quyết và phải đáng
để cân bằng việc học tập và xây dựng mối tin cậy .
quan hệ gia đình .

→ Việc gặp gỡ nhà tư vấn rất tiện lợi nhưng bù lại phải trả giá rất đắt và phải gặp đúng người
phù hợp thì có thể giải quyết được vấn đề. Và cũng phải nhờ vào cá nhân của người muốn tư
vấn nỗ lực thực hiện. Nhưng bù lại người tư vấn sẽ giải quyết triệt để vấn đề và được học hỏi
kinh nghiệm từ người có chuyên môn.

12
1.3. Giải pháp 3: Lập một cộng đồng trao đổi giải tỏa căng thẳng và giải quyết những
vấn đề ảnh hưởng đến học tập và gia đình

Điểm mạnh Điểm yếu

Dễ dàng thực hiện và còn có cơ hội kết Có thể gặp những thành phần cộng đồng
giao được với nhiều người cùng hoàn không lành mạnh và ảnh hưởng không tốt
cảnh với mình . đẹp về nhóm.

Được chia sẽ giãi bày tâm sự để giảm Không giải quyết triệt để chỉ mang tính
stress có thể thực hiện thông qua nhắn tin chữa lành những nỗi buồn, stress.
hay là hẹn nhau qua những cuộc gặp gỡ ở
ngoài.

Học hỏi và chia sẻ những kiến thức để Không phải ai cũng có thời gian để lên
giải quyết vấn đề từng cá nhân như: thời mạng xã hội coi những bài trên nhóm hay
gian,mối quan hệ không tốt đẹp,… nhắn tin chia sẻ..

→ Để tạo 1 cộng đồng hoàn hảo không dễ dàng và các thành viên tham gia phải tích cực
chia sẻ cũng như tâm sự mới có thể giải quyết vấn đề sâu hơn. Việc tạo cộng đồng trên
facebook có thể không tốn tiền bạc và dễ dàng thực hiện nhưng phải dành thời gian khá
nhiều. Các kiến thức được chia sẻ có thể không vô vấn đề và cần chọn lọc.

13
1.4. Giải pháp 4: Thay đổi thói quen và hạn chế những thói quen không liên quan đến cá
nhân.

Điểm mạnh Điểm yếu

Tiết kiệm được thời gian dành cho các Mất nhiều thời gian để thay đổi thói quen
hoạt động học tập hoặc gia đình. của mình.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của bản Cần rất nhiều kiên nhẫn,không thể thay
thân,giúp giảm thiểu được stress và có thể đổi thói quen một cách dễ dàng.
dễ dàng tập trung cho việc học.

Đem cảm giác thoải mái khi kiểm soát Dễ chán nản và dẫn đến việc bắt đầu một
được cuộc sống của mình,tăng sự tự tin thói quen xấu khác làm cho việc học tập
của cá nhân. khó khăn hơn.

→ Việc thay đổi thói quen là một hướng phát triển tốt nhưng rất khó để thay đổi vì nó đòi hỏi
tính kỷ luật rất cao. Để có thể thay đổi cả cuộc sống trở nên tốt đẹp nhưng nếu bỏ cuộc giữa
chừng thì việc thay đổi cũng trở lại như cũng như thời gian giành ra cho chơi game, lướt mạng
xã hội,.. quá nhiều khiến cho thời gian dành cho gia đình và học tập không còn ổn định.

2. Đề xuất hướng phát triển ý tưởng giải quyết vấn đề


“ sinh viên cần nâng cao tính tự chủ và kỷ luật bản thân”
Hiện nay, có rất nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian và kiểm soát hành vi của
bản thân. Thói quen dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động không có ích như chơi game, lướt
mạng xã hội,.. đã khiến cho sinh viên không còn đủ thời gian để sinh hoạt với gia đình mà còn ảnh
hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy, việc xây dựng tính kỷ luật bản thân thông qua việc đặt mục tiêu

14
và phát triển bản thân không chỉ giúp tăng cường khả năng quản lý thời gian mà còn giúp đạt được
cuộc sống chất lượng hơn.

CHƯƠNG IV.PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ


1. Mục tiêu:
Nhằm nắm rõ hơn về thực trạng của vấn đề : ” Sinh viên mất cân bằng trong việc xây dựng mối
quan hệ trong gia đình và học tập.”, nhóm cảm thấy vấn đề này thực sự tồn tại nên chúng em đã
thực hiện các khảo sát của nhóm và các bạn sinh viên UEF để có số liệu, những góc nhìn khách quan
nhất.
2. Nội dung khảo sát
Cảm xúc Gia đình Nhận thức

-Sinh viên mắc hội chứng Peer -Bố mẹ không chủ động quan -Sinh viên còn quá trẻ để hiểu
Pressure tâm đến học tập của con cái sự quan trọng của việc cân
bằng thời gian
- Sinh viên chưa biết cân bằng -Bố mẹ không có nhiều thông
cảm xúc dẫn đến stress tin về việc học tập của con cái -Sinh viên muốn thể hiện năng
trong học kỳ lực của mình

-Sinh viên ngại chia sẻ việc cá -Không có nhiều kinh nghiệm


nhân cho gia đình trong giải quyết vấn đề

-Sinh viên bị bố mẹ áp lực về


thành tích học tập

-Sinh viên được nuôi dạy bởi “


Helicopter parents “
Học tập Đời sống

15
-Sinh viên tham gia nhiều hoạt -Tình trạng sức khỏe không ổn
động của trường để kiếm điểm định
rèn luyện
-Thiếu hụt về tài chính
-Sinh viên không đủ kiến thức
nên giải quyết bài tập lâu hơn -Hạn chế về mặt phương tiện di
chuyển
-Sinh viên muốn học vượt nên
lịch học dồn ép

-Sinh viên tham gia quá nhiều


các hoạt động trường lớp dẫn
tới không có thời gian

-Deadline dồn dập sát vào


những kì thi

Hình 4.1 : Khảo sát sinh viên lần 1 ( 80 câu trả lời )

● Có tới 55 sinh viên cảm thấy mối quan hệ gia đình ảnh hưởng đến tâm trạng học hành của
họ, 22 sinh viên có ý kiến ngược lại và 4 sinh viên không có ý kiến về vấn đề này. Những sinh
viên có mối quan hệ gia đình căng thẳng thường lên lớp với tâm trạng khó chịu chán nản, bỏ
bê học hành và không theo kịp tiến độ giảng dạy của giảng viên.

16
Hình 4.2: Kết quả của việc khảo sát 78 bạn sinh viên UEF ( có 78-80 ý kiến bình chọn )

● Có 56,4% sinh viên cảm thấy khó khăn trong việc sắp xếp thời gian để học tập và tham gia
các hoạt động phong trào của trường với việc về thăm gia đình, 35,9% không cảm thấy điều
đó và 7,7% sinh viên không đưa ra ý kiến về vấn đề này

3. So sánh vấn đề tương tự


● Vấn đề tương tự: Sinh viên có xu hướng cá độ và tệ nạn cao dẫn đến tình trạng “ vỡ nợ” và
phải để gia đình gánh giúp dẫn đến quan hệ gia đình căng thẳng, tan vỡ

Hình 4.1a : Nhiều hội nhóm cá độ bóng đá trên Facebook thu hút hàng nghìn thành viên tham gia, thậm
chí có nhóm lên tới hơn 80.000 thành viên

⇒ Lợi dụng tâm lý muốn nhanh làm giàu của sinh viên mới bước vào đời, nhiều đối tượng đã dụ dỗ,
lôi kéo các bạn vào cá độ và tệ nạn xã hội rồi xuất hiện Nợ Nần. Cứ như vậy rất nhiều bạn phải tìm
đến các quán cầm đồ, tổ chức tín dụng đen để vay tiền để trả nợ và cuối cùng khi bản thân không thể
17
gánh nổi nợ nần thì cha mẹ, gia đình sẽ là người đứng ra để giải quyết. Từ đó lòng tin trong gia đình
bị rạn nứt, nặng hơn là dẫn đến tan cửa nát nhà.
→ Sau khi đã thảo luận và bàn bạc, nhóm đã quyết định chọn nguyên nhân: Sinh viên chưa biết
cách lập kế hoạch để quản lý phát triển các mối quan hệ giữa học tập và gia đình.

CHƯƠNG V :TẠO Ý TƯỞNG GIẢI PHÁP


NGUYÊN NHÂN CỤ THỂ: SINH VIÊN CHƯA BIẾT CÁCH LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC TẬP VÀ GIA ĐÌNH.
1. Lý do chọn vấn đề:
Dựa vào chủ đề lớp:”Cải thiện khoảng cách thế hệ trong gia đình”,nhóm 6 đã tìm ra vấn đề:” Sinh
viên chưa biết cách lập kế hoạch để quản lý phát triển các mối quan hệ giữa học tập và gia đình”.Qua
một vài sự chọn lọc và quan sát,nhóm thấy rằng nguyên nhân cụ thể:” Sinh viên chưa biết cách lập
kế hoạch để quản lý phát triển các mối quan hệ giữa học tập và gia đình” được đánh giá cao.
Đây là một vấn đề cần sự quan tâm nhưng lại chưa có một cách giải quyết triệt để.Và nhóm đã đề ra
các giải pháp giúp giải quyết vấn đề một cách thuận lợi hơn.
0. Các giải pháp đề xuất và điều kiện ràng buộc của giải pháp:
- Giải pháp: App thống kê thời gian của 2 đối tượng: gia đình và sinh viên.
🡺 Điều kiện ràng buộc:
● Giúp cho 71.8% sinh viên cân bằng được thời gian dành cho gia đình và học tập.
● Thời gian dành cho học tập không được quá 8h/ngày.
● Chưa có ứng dụng nào tích hợp đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên.
● Nhiều cha mẹ mong muốn con mình có thời gian dành cho gia đình.
🡺 Yếu tố rào cản:
▪ Sinh viên không nghĩ mất cân bằng thời gian là vấn đề quan trọng.
▪ Có quá nhiều hoạt động trên lớp chiếm mất thời gian của sinh viên.

18
- Giải pháp: App sẽ gợi ý cho chúng ta những chuyến đi bộ hay đạp xe cùng gia đình sau một
thời gian làm việc hay học tập áp lực. App sẽ đặt ra những gợi ý, ý tưởng để các bạn tham
khảo và thực hiện mission đó.
🡺 Điều kiện ràng buộc:
▪ Tạo dựng hội thảo, chương trình để giúp đỡ các bạn có kinh nghiệm, hiểu biết thêm về
việc sắp xếp thời gian cho cá nhân và gia đình.
▪ Giúp đỡ 80 sinh viên UEF nhận thức và thay đổi thời gian biểu hợp lý,logic và mang
đến cho việc học - gia đình thoải mái hơn, gắn kết hơn.
🡺 Điều kiện thúc đẩy:
▪ Mong muốn con cái xây dựng khả năng cân bằng thời gian cho bản thân và gia đình.
▪ Nhu cầu sắp xếp thời gian hợp lý ngày càng cao cho việc học và gia đình.
🡺 Yếu tố rào cản:
▪ Hiện nay các bạn khá bận rộn, tham gia nhiều sự kiện dẫn đến thời gian cho gia đình
có sự chênh lệch lớn
▪ Đôi khi do khoảng cách địa lý mà thời gian cho việc học và thời gian về thăm gia đình
có sự hạn chế

- Giải pháp:Sử dụng app quản lý tất cả lịch trình dành cho sinh viên và cả gia đình.
🡺 Điều kiện ràng buộc:
▪ Việc học tập phải từ 2 - 4 tiếng trở lên và ko quá 8 tiếng để duy trì điểm số và đủ thời
gian cho việc khác.
▪ Phải luôn dành ít nhất 1 ngày trong tuần để giành thời gian cho gia đình.
🡺 Yếu tố thúc đẩy:
▪ Sinh viên mong muốn đạt được nhiều thành tựu và thật sự giỏi và mong muốn sau này
ra trường sớm.
▪ Nhu cầu của sinh viên muốn dành nhiều thời gian hơn để trải nghiệm, đi làm, học nhiều
kỹ năng ngoài việc học trên trường.
🡺 Yếu tố rào cản:
▪ Do sự chủ quan của nhiều cá nhân về việc ko lập ra danh sách hay phân chia hợp lý
công việc.
▪ Việc đưa ra kế hoạch sẽ dễ gây nhàm chán hơn lựa chọn tùy hứng.

- Giải pháp: App tìm ra các chuyến đi du lịch cùng gia đình phù hợp với lịch cá nhân của sinh
viên.
🡺 Điều kiện ràng buộc:
▪ Giảm tỷ lệ sinh viên cảm thấy tâm trạng học tập giảm sút vì vấn đề.
▪ Tạo ra một chuyến đi chơi có thể cải thiện khoảng cách thế hệ.
🡺 Yếu tố thúc đẩy:
▪ Nhiều sinh viên còn gặp phải tình trạng này.
▪ Ba mẹ mong muốn con có thể dành thời gian cho gia đình nhiều hơn.
🡺 Yếu tố rào cản:
▪ Sinh viên thường khó có thể sắp xếp được những chuyến du lịch với gia đình
▪ Lịch học sinh viên quá dày đặc.

- Giải pháp : Tích hợp thông báo về lịch học và lịch thi cho gia đình vào web LMS.
🡺 Điều kiện ràng buộc:
19
▪ Cần giúp các bạn cùng nhau lập thời khóa biểu cùng nhau cho thành thói quen của mỗi
cá nhân.
▪ Tạo nhiều buổi tuyên truyền về tác hại của việc mất cân bằng đến cuộc sống của sinh
viên.
🡺 Yếu tố thúc đẩy:
▪ Dù đã có nhiều ứng dụng cảnh báo đặt lịch nhắc nhở nhưng vẫn chưa được tối ưu.
▪ Sinh viên ngày càng nhận ra tác hại to lớn của việc mất cân bằng thời gian cho việc
dành thời gian cho gia đình và việc học tập.
🡺 Yếu tố rào cản:
▪ Do có quá nhiều điều thích thú trên chiếc điện thoại từ đó học sinh không thể nhớ đến
việc lập kế hoạch cho ngày tiếp theo.
▪ Sinh viên chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc mất cân bằng thời gian.

0. Đề xuất giải pháp:


Để có thể giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả,nhóm cần nhận xét về nhiều khía cạnh để
có thể đưa ra giải pháp tốt nhất,vì thế các thành viên trong nhóm đã lần lượt đánh giá các giải pháp
theo phiếu [7T-2].Dựa vào bảng đánh giá và phân tích trên,nhóm 6 đã quyết được lựa chọn giải pháp
cuối cùng là “OYL” vì giải pháp thỏa mãn nhiều tiêu chí nhất.Sau khi bàn luận, nhóm đã đồng tình
đây là giải pháp có thể giải quyết được vấn đề hiệu quả.
0. Mô tả giải pháp:

Hình 5.1. Giao diện ứng dụng OYL

● Là một ứng dụng dựa vào lịch trình cá nhân của sinh viên để đưa ra những hoạt động giải trí
nhằm cải thiện mối quan hệ gia đình. Ngoài ra,ứng dụng còn có thể dùng để gửi tin nhắn hoặc
ảnh và video cho người thân của mình.
● Giao diện của ứng dụng gồm có:

20
🡺 Camera: Người dùng có thể dùng phần máy ảnh để chụp lại những khoảnh khắc vui
chơi bên gia đình hoặc cho người thân xem mình đang làm gì bằng cách chụp và
chuyển tiếp cho người đó.
🡺 Calendar: Sinh viên dùng phần này để thêm lịch trình của mình vào ứng dụng để ứng
dụng có thể đề xuất các hoạt động khác nhau.Ngoài ra,sinh viên còn có thể dùng phần
này để quản lý thời gian biểu của bản thân.
🡺 Exercise: App sẽ đưa ra những hoạt động giải trí cũng như là các thử thách dành cho
sinh viên và gia đình của mình để họ có thể tham gia cùng nhau như: Đạp xe đạp một
khoảng cách nhất định,bơi được một khoảng cách nhất định,xem một bộ phim cùng
nhau,tham gia một buổi picnic. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ trên,họ sẽ được điểm
cộng. Và người dùng có thể dùng điểm này để có thể đổi lấy các voucher hoặc thẻ quà
tặng. Ngoài ra,ứng dụng còn có phần hiển thị thời gian sinh viên đã cùng với gia đình
trải qua một hoạt động.
🡺 Chat: Sinh viên có thể dùng phần chat để có những cuộc trò chuyện với gia đình hoặc
người thân. Sinh viên có thể chia sẻ những khoảng cách vui chơi hoặc là học tập của
mình cho gia đình để cải thiện khoảng cách gia đình.
ĐIỂM MẠNH:
● Dễ sử dụng,tiện lợi cho sinh viên về mặt thao tác cũng như cách dùng.
● Có thể đưa ra các hoạt động gắn kết gia đình.
● Thông qua những hoạt động và hình ảnh chia sẻ người dùng sẽ có nhiều kỉ niệm chung với
nhau từ đó gắn kết tình cảm của sinh viên và gia đình
ĐIỂM YẾU:
● Tốn nhiều chi phí và khó để tạo ra app
● Chưa có sự tiếp cận của nhiều người dùng

CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN


Chủ đề lớp : “ Cải thiện khoảng cách gia đình”
Quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề gồm 7 bước:
Sinh viên chưa biết cách lập kế hoạch để quản lý phát triển các mối quan hệ giữa học tập và gia đình

Bước 1: Phát hiện vấn đề:


- Mỗi thành viên đưa ra 3 vấn đề có liên quan đến chủ đề lớp.
- Mỗi thành viên chọn một vấn đề trong tập hợp vấn đề chung của nhóm và thu thập thông tin, đề
xuất ứng cử viên cho vấn đề cá nhân đã chọn.
- Đánh giá lại các đề tài dự án của các thành viên trong nhóm và chọn đề tài dự án tốt nhất
→ Vấn đề nhóm: “ Sinh viên mất cân bằng trong việc xây dựng mối quan hệ gia đình và học tập ”

Bước 2: Điều tra thực trạng của vấn đề:


- Mỗi cá nhân làm một form khảo sát để tìm hiểu được lí do và chứng minh sự tồn tại của vấn đề
thông qua ý kiến của các bên liên quan.

21
- Sau đó, nhóm đã khảo sát thực trạng của đề tài nhóm sửa đổi qua form khảo sát chung của nhóm và
qua các trang báo.
- Cuối cùng, nhóm khảo sát nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan bằng cách gửi form
khảo sát riêng của từng thành viên rồi tổng hợp lại vẽ biểu đồ số liệu cụ thể.

Bước 3: Điều tra nhu cầu của các bên liên quan:
- Mỗi thành viên đề xuất 1 điểm mạnh, điểm yếu để đánh giá lại đề tài nhóm tạm thời.
- Sau khi đưa ra những đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu thì nhóm quyết định đổi đề tài mới.
-Sau khi bàn bạc và cân nhắc chúng em vẫn sử dụng đề tài cũ là “ Sinh viên mất cân bằng trong việc
xây dựng mối quan hệ gia đình và học tập ”

Bước 4: Điều tra các giải pháp hiện có:


- Mỗi thành viên trong nhóm tìm một giải pháp khác nhau và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của giải
pháp đó và đưa ra lý do tại sao vấn đề vẫn còn tồn tại.
- Thư kí sẽ tạo Mindmap và ghi nhận những giải pháp và việc đánh giá giải pháp của từng thành
viên.
- Sau đó, mỗi cá nhân sẽ thực hiện khảo sát, mô tả cụ thể giải pháp mình đưa ra để giải quyết vấn đề.

Bước 5: Phân tích cấu trúc nguyên nhân của vấn đề:
Mỗi thành viên đưa ra 5 nguyên nhân khác nhau gây ra vấn đề nhóm. Nhóm đã sử dụng phương pháp
KJ để phân loại và nhóm các nguyên nhân thành 6 nhóm nguyên nhân lớn và đặt tên cho nó. Thư ký
đã tổng hợp và điền vào sơ đồ xương cá.

Bước 6: Lựa chọn nguyên nhân cụ thể của vấn đề:


- Mỗi cá nhân suy nghĩ và tìm cho mình một giải pháp.
- Mỗi cá nhân tìm hiểu ý kiến của các bên liên quan về điều kiện thực tế ràng buộc giải pháp tương
lai của mình.
- Nhóm thiết lập danh sách các điều kiện ràng buộc và điều kiện thỏa mãn cho giải pháp của từng
thành viên trước khi chọn giải pháp cuối cùng cho vấn đề.

Bước 7: Đề xuất đánh giá và lựa chọn giải pháp:


- Mỗi thành viên diễn giải cụ thể đề xuất ý tưởng giải pháp của mình (hình ảnh đơn giản, dễ hiểu,
nêu các đặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu).
- Từ đó, nhóm đánh giá các giải pháp qua 5 tiêu chí và quyết định chọn giải pháp của bạn Thành là
giải pháp tối ưu nhất “Thiết kế ứng dụng thời gian đảm bảo các tiêu chí sắp xếp - gợi ý - nhắc nhở -
thử thách”
- Cả nhóm đóng góp ý tưởng (mô tả các đặc điểm, đưa ra điểm mạnh, điểm yếu) để hoàn thiện giải
pháp một cách tốt nhất.

Vấn đề nhóm: “ Sự mất cân bằng thời gian của sinh viên UEF giữa gia đình và học tập”
→ Đối tượng: Sinh viên UEF
→ Vấn đề của đối tượng: chưa nhận thức mức độ nguy hiểm về việc không cân bằng được thời gian.

22
Nhận xét chung
Môn PD là một môn học rất thú vị và rất độc đáo, nó cho ta thấy được bao quát về một vấn đề, chủ
đề lớn thông qua các phương pháp đầy tính khoa học, logic để tìm ra và hệ thống lại các đối tượng,
nguyên nhân cụ thể và cách đưa ra giải pháp, đánh giá vấn đề, tìm ra tận gốc của vấn đề cần giải
quyết, nâng cao trình độ tư duy, khả năng sáng tạo, tùy cơ ứng biến với các vấn đề. Đây là môn học
cực kỳ quan trọng cho việc giải quyết các vấn đề và nhu cầu của các đối tượng cụ thể (xã hội, khách
hàng, luật pháp…), tăng khả năng nhìn ra giải pháp và nguyên nhân cốt lõi của một vấn đề, từ đó ta
có thể hoàn thành mục tiêu một cách hoàn hảo trong mọi mặt đời sống, theo nhận xét của nhóm 6
chúng em thì môn PD được xem là môn “Hướng dẫn hoàn thành các mục tiêu”.

23
Học kỳ: 2B
Năm học: 2022 - 2023
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG, HÌNH ẢNH

Chương II: Phân tích sự tồn tại và nhu cầu giải quyết vấn đề
● Biểu đồ 1.1: Khảo sát sinh viên đang học năm mấy
● Biểu đồ 1.2: Khảo sát số lượng sinh viên đang học xa nhà hay gần nhà
● Biểu đồ 1.3: Khảo sát tổng thời gian sinh viên dành cho việc học
● Biểu đồ 1.4. Khảo sát số liệu sinh viên trong việc sắp xếp thời gian dành cho gia đình
● Biểu đồ 1.5. Khảo sát số liệu sinh viên trong việc sắp xếp thời gian dành cho gia đình và
học tập
● Biểu đồ 2.1: Khảo sát việc cân bằng giữa học tập và gia đình của sinh viên
● Biểu đồ 2.2: Khảo sát cảm xúc của cha mẹ khi con mình học xa nhà
● Biểu đồ 2.3. Khảo sát bối cảnh sinh viên vào mớp với trạng thái không hợp tác thì giảng
viên sẽ như thế nào
● Biểu đồ 2.4: Khảo sát nhu cầu giải quyết của giảng viên

Chương IV: Phân tích nguyên nhân của vấn đề.


● Biểu đồ 4.1: Khảo sát sinh viên lần 1
● Biểu đồ 4.2. Khảo sát sinh viên lần 2
● Hình 4.1a: Nhiều hội nhóm cá độ bóng đá trên Facebook thu hút hàng nghìn thành viên
tham gia, thậm chí có nhóm lên tới hơn 80.000 thành viên

● Hình 5.1. Giao diện ứng dụng OYL

24
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo này, lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn đến trường đại học Kinh
tế - Tài chính đã tạo ra môn học ý nghĩa này giúp cho chúng em có cơ hội học hỏi nhiều kiến
thức bổ ích, hiểu biết sâu rộng hơn về các vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay.

Đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn - Thầy Hà Minh Tuấn. Thầy
đã tận tâm giảng dạy, tận tình chỉ bảo, đưa ra những lời nhận xét giúp nhóm chúng em và các
nhóm khác trong lớp hoàn thiện bài hơn. Biết thêm nhiều kiến thức vững vàng trong các buổi
học để hoàn thành tốt báo cáo này.

Cuối cùng, bài báo cáo sẽ có những sai sót không tránh khỏi làm ảnh hướng đến tổng thể bài
báo cáo, mong quý thầy cô bỏ qua những sai sót mà đưa ra những lời nhận xét để giúp chúng
em hoàn thiện bài này.

25

You might also like