Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

NỘI DUNG GỢI Ý ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


HỌC KỲ 2, NĂM HỌC 2021 - 2022
HÌNH THỨC THI: THI TRỰC TIẾP
ĐỀ THI: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Hình thức thi: Tự luận
- Sử dụng tài liệu: Được sử dụng tài liệu
CƠ CẤU CỦA ĐỀ THI:
Phần 1. Nhận định Đúng, Sai và giải thích ngắn gọn tại sao.
Phần 2. Lý thuyết và Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật.
Phần 3. Bài tập tình huống
(Người biên soạn: Ths. Luyện Đức Anh)

PHẦN 1. Nhận định Đúng, Sai và giải thích ngắn gọn tại sao?
1. Bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam chỉ mang tính xã hội.
2. Nhà nước tồn tại trong mọi xã hội.
3. Nhà nước là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến.
(Vì nhà nước ra đời do XH có sự phân chia giai cấp, khi XH không còn giai cấp nữa thì
nhà nước cũng sẽ tiêu vong).
4. Chủ quyền quốc gia là một khái niệm mang tính chính trị, pháp lý, thể hiện quyền tự
quyết của quốc gia đó về đối nội, đối ngoại. Bất kỳ kiểu nhà nước nào cũng có chủ quyền quốc
gia. ĐÚNG.
5. Hình thức chính thể quân chủ là hình thức mà ở đó toàn bộ quyền lực tối cao tập trung
vào người đứng đầu Nhà nước. SAI
(Có 2 loại: chính thể quân chủ chuyên chế và chính thể quân chủ lập hiến. Chính thể quân
chủ lập hiến, quyền lực tối cao thuộc về Nghị viện).
6. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp.

1
7. Chủ tịch nước là người vừa đứng đầu nhà nước, vừa đứng đầu Chính phủ. SAI
Theo Hiến pháp 2013: Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước, đứng đầu Chính phủ
là Thủ tướng.
8. Chính phủ là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhà nước Việt Nam.

9. Chính phủ là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp.


10. Cấp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. ĐÚNG

(Hiến pháp 2013, Điều 111, Khoản 2: Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định).
11. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có Nhà nước thì được xem là pháp luật.

12. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người. Sai
(còn tiêu chuẩn khác như: đạo đức, phong tục tập quán…).
13. Tập quán pháp là hình thức chủ yếu của pháp luật nước ta. SAI (hình thức chủ yếu của
pháp luật nước ta là văn bản quy phạm PL).
14. Bản chất của PL vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội. ĐÚNG
15. Pháp luật chỉ được hình thành bằng con đường nhà nước ban hành.

16. Chỉ có pháp luật mới có tính quy phạm.


17. Chính phủ có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là Nghị định và Nghị
quyết. SAI (Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ ban hành văn bản
QPPL là Nghị định).
18. Thủ tướng Chính phủ được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên là
Quyết định và Chỉ thị. SAI (Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng Chính
phủ ban hành văn bản QPPL là Quyết định).
20. Mọi quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành đều là văn bản quy phạm pháp
luật. SAI. Có những QĐ do Thủ tướng ban hành là văn bản áp dụng PL, văn bản hành chính
như: QĐ bổ nhiệm cán bộ, QĐ kỷ luật, QĐ thành lập trường đại học…
21. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật có tên là Quyết định. SAI, Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2
22. Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới được phép ban
hành văn bản áp dụng pháp luật. SAI.
23. Tổ chức chính trị - xã hội có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách
độc lập. SAI (Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2020: Điều 4 như sau, khoản 3: Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị
quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn
Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(Tổ chức chính trị - xã hội là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không có quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật một cách độc lập mà phải cùng kết hợp với các cơ quan nhà nước khác
ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
24. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền là văn bản quy
phạm pháp luật. SAI
25. Một văn bản áp dụng pháp luật được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống. SAI

26. Bản án của TAND là văn bản quy phạm pháp luật. SAI. Bản án của TAND là văn bản
áp dụng PL.
27. Mọi chủ thể đều có quyền áp dụng pháp luật. SAI

28. Luật Thanh niên 2020 là văn bản áp dụng pháp luật. SAI
29. Người từ đủ 18 tuổi trở lên mới là chủ thể của quan hệ pháp luật. SAI

30. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện cùng lúc. SAI
(Năng lực hành vi của cá nhân chỉ xuất hiện khi cá nhân đến một độ tuổi theo quy định
của pháp luật) (Ví dụ: Năng lực hành vi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
31. Sự kiện pháp lý luôn là hành vi. SAI (là hành vi và sự biến).
32. Anh A đến Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương để đăng ký thành lập doanh
nghiệp, là việc anh A đã thực hiện pháp luật ở hình thức tuân thủ pháp luật. SAI

3
33. Lỗi là yếu tố quan trọng nhất trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật. SAI (Lỗi
là yếu tố quan trọng nhất trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật).
34. Mọi cá nhân có hành vi trái pháp luật đều là chủ thể của vi phạm pháp luật. SAI

35. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý.

36. Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật gây ra chỉ là thiệt hại về vật chất. SAI
37. Chỉ có cá nhân mới là chủ thể của vi phạm pháp luật. SAI
38. Mọi vi phạm PL phải là hành vi gây ra thiệt hại (hậu quả) thực tế cho xã hội. SAI

39. Mọi cá nhân, tổ chức đều có thể trở thành chủ thể của vi phạm PL. SAI
40. Mọi cá hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. SAI

41. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều trách nhiệm pháp lý. Đúng
42. Chỉ có cá nhân mới phải chịu trách nhiệm pháp lý. SAI

43. Quy phạm pháp luật Hiến pháp là cơ sở để ban hành các quy phạm PL khác. ĐÚNG

44. Theo Hiến pháp hiện hành, cá nhân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. SAI
(Hiến pháp 2013, Điều 29: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân).
45. Theo Hiến pháp hiện hành, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật cho phép. SAI
(Hiến pháp 2013, Điều 33: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành
nghề mà pháp luật không cấm)
46. Quy phạm pháp luật hành chính chỉ được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật
có tên gọi là Luật Hành chính. SAI
47. Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính chỉ có thể là cá nhân. SAI
48. Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ pháp luật phát sinh trong hoạt động chấp
hành, điều hành nhà nước.
4
49. Tài sản riêng của con chưa thành niên thuộc quyền quản lý của cha mẹ. SAI
(Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Điều 76, Khoản 1: Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự
mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.)
50. Con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Đúng
(Luật hôn nhân và gia đình 2014, Điều 88. Xác định cha, mẹ “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn
nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.”)
51. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản trong mọi trường hợp. SAI(Bộ
luật lao động 2019: Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động, Khoản 2: “Hai bên có thể giao kết
hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
52. Hình thức xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật lao động gồm: Khiển trách, Kéo dài
thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, Cách chức, Sa thải.
(Bộ luật lao động 2019: Điều 124: Hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm: Khiển trách,
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, Cách chức, Sa thải).
53. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi được sự
đồng ý của người lao động. ĐÚNG
(Bộ luật lao động 2019, Điều 107, Khoản 2, Điểm a)
54. Tham ô tài sản là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã có hành vi vượt quá
thẩm quyền của mình để chiếm đoạt tài sản. SAI
(Theo Bộ luật hình sự 2015, Điều 353. Tội tham ô tài sản: “Người nào lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý…”)
55. Tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kì người nào thực hiện vì vụ lợi. SAI
(Căn cứ: Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Điều 3, Khoản 1: “Tham nhũng là hành vi
của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”)
PHẦN 2. Lý thuyết, xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật
2.1. Lý thuyết: Các bài trong tài liệu học tập
2.2. Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật
Cấu trúc của quy phạm pháp luật gồm: - Giả định - Quy định - Chế tài
Ví dụ: - Bộ luật hình sự 2015, Điều 196. Tội đầu cơ
«1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình
hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa

5
thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá
nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.»
+ Giả định: Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo
trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét
hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước
định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
+ Quy định: Ẩn
+ Chế tài: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm.
- Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
+ Giả định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành; nếu
có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”
+ Bộ phận quy định: “Thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”
+ Chế tài: Ẩn
- Luật giao thông đường bộ 2008, Điều 14. Vượt xe
«1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ
22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.”
+ Giả định: Xe xin vượt…. trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ.
+ Quy định: Phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi…chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
+ Chế tài: Ẩn

6
- Điều 63, Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly
hôn
«Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn
thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được
quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.»
+ Giả định: Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly
hôn… trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở.
+ Quy định: vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó…thì được quyền lưu cư trong thời hạn
06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
+ Chế tài: Ẩn

PHẦN 3. Bài tập tình huống


1/ Vào lúc 22h ngày 01/01/2020, anh A 25 tuổi điều khiển xe gắn máy trong tình
trạng say rượu. Khi đến ngã tư An Dương Vương – Trần Bình Trọng, Quận 5, A đã vượt
đèn đỏ, đụng vào xe của chị B đang lưu thông trên đường, chị B bị chấn thương nhẹ, xe chị
B bị bể đèn chiếu hậu.
Hỏi A có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2/ Ông A được UBND quận X thành phố H cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhưng sau đó ủy ban quận cho rằng việc cấp giấy chứng nhận này là sai vì đất đó đang
trong quá trình tranh chấp. Cho nên UBND quận đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đó. Không đồng ý với quyết định thu hồi, ông A đã làm đơn khởi kiện ra
TAND thành phố H, yêu cầu hủy quyết định thu hồi của ủy ban.
Hỏi:
a/ Quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ủy ban là quyết định hành
chính hay hành vi hành chính? Vì sao?
- Quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ủy ban là quyết định hành
chính. Vì đây là văn bản cho cơ quan quản lí hành chính Nhà nước ban hành, áp dụng cho một
vấn đề cụ thể.
b. Ông A thực hiện pháp luật ở hình thức gì? Vì sao?

7
Ông A thực hiện pháp luật ở thức Sử dụng pháp luật. Vì sử dụng quyền của công dân
(quyền được khởi kiện) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
c/ Xác định người khởi kiện, người bị kiện trong vụ án này?
Người khởi kiện: ông A.
Người bị kiện: UBND quận X.
d. Toà án nhân dân thành phố H đã đưa vụ án này ra xét xử sơ thẩm và tuyên bản án hủy
quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND quận X.
Hỏi:
TAND Quận X đã thực hiện pháp luật ở hình thức nào?
TAND Quận X đã thực hiện pháp luật ở hình thức áp dụng pháp luật
Giải thích: …………………………….
3/ Nguyễn Văn X (32 tuổi, cư trú tại Quận BT, TP.H có vợ là chị ê hị (22 tuổi .
Do X nghi ngờ vợ mình “có quan hệ không trong sáng”, nên giữa hai vợ chồng thường
xuyên xảy ra mâu thuẫn. Vào lúc 21 giờ, ngày 28/2/2020, X nằm đợi sẵn trong nhà, khi chị
Y vừa mở cửa vào thì X chồm dậy dùng cây gỗ đánh liên liếp vào người của vợ. Chị Y kêu
cứu và được hàng xóm kịp thời đến can ngăn, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Theo bệnh án,
chị Y bị thương tật với tỷ lệ 15%.
Hỏi:
1. Nguyễn Văn X có vi phạm pháp luật không? Tại sao?
- Nguyễn Văn X có vi phạm pháp luật
Tại vì:
+ Mặt Chủ thể: Nguyễn Văn X có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý (độ tuổi, khả năng
nhận thức)
+ Mặt Khách thể: Quyền được bảo vệ (quyền bất khả xâm phạm) về sức khỏe, tính
mạng của con người.
+ Mặt Chủ quan: Lỗi cố ý; động cơ: ghen tuông; mục đích: gây thương tích cho Y
+ Mặt Khách quan: Hành vi dùng cây gỗ đánh liên tiếp vào chân, tay của vợ.
Hậu quả: chị Y bị thương tật với tỷ lệ 15%.
Thời gian: Vào lúc 21 giờ, ngày 28/2/2020; Địa điểm: tại nhà

8
Công cụ phạm tội: Cây gỗ
2. Ngày 28/5/2020, Tòa án nhân dân Quận BT đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn
Văn X và ra bản án tuyên phạt Nguyễn Văn X 02 năm tù giam về tội: cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Theo Khoản 1, Điều 134, Bộ luật hình sự 2015,
sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Hỏi: Bản án của òa án nhân dân Quận B là văn bản quy phạm pháp luật hay văn
bản áp dụng pháp luật?
- Bản án của òa án nhân dân Quận B là văn bản áp dụng pháp luật.
- Hãy nêu đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật (VBADPL)
+ Khái niệm: VBADPL Là văn bản chứa đựng các quy định cá biệt, do cơ quan, cá nhân
có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống.
+ Về phạm vi áp dụng: VBADPL có phạm vi áp dụng chỉ có hiệu lực đối với một hoặc
một số đối tượng được xác định đích danh trong văn bản (ví dụ: Bản án, Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính)
+ Về cơ sở để ban hành: VBADPL có cơ sở ban hành thường dựa vào ít nhất một văn
bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền.
- Về tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành: Hiện chưa được pháp điển hóa tập trung về
tên gọi và hình thức thể hiện; các văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền ban hành.
- Hãy phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?
…………………………..
4/ Tình huống:
Chị A có kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức ư pháp - Hộ tịch và được phân
công công tác tại UBND xã B, huyện C, tỉnh D. Trong quá trình công tác, chị A có một số vi
phạm pháp luật, ngày 30/10/2018, Chủ tịch UBND huyện C ra quyết định kỷ luật buộc thôi
việc đối với chị A. Không đồng ý với quyết định này, ngày 10/11/2018, Chị A đã khởi kiện
quyết định buộc thôi việc của Chủ tịch UBND huyện C ra Toà án nhân dân tỉnh D.
Hỏi:
- Xác định cơ quan tiến hành tố tụng?
Căn cứ Luật tố tụng hành chính 2015, Điều 36, Khoản 1:
Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
+ Tòa án nhân dân tỉnh D
9
+ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh D.
- Xác định người tiến hành tố tụng?
Căn cứ Luật tố tụng hành chính 2015, Điều 36, Khoản 2:
+ Người tiến hành tố tụng gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm
tra viên, Thư ký Tòa án (TAND tỉnh D)
+ Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên (VKSND tỉnh D)
- Xác định đương sự trọng vụ án?
Đương sự trong vụ án này là:
+ Người khởi kiện: Chị A
+ Người bị kiện: Chủ tịch UBND huyện C.
(Căn cứ Luật tố tụng hành chính, Điều 3, Khoản 7: Đương sự bao gồm người khởi kiện,
người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).

5/ Tình huống:
Ông S và ông (cùng cư ngụ tại huyện CB, G thực hiện hợp đồng mua bán mít.
Ông S đã giao đủ số lượng mít cho ông , nhưng ông mới trả cho ông S được một nửa sô
tiền mua mít. Số tiền còn lại là 30.000.000 đồng. Ông S đã nhiều lần liên hệ với ông ,
nhưng ông vẫn không trả số tiền trên. Vì vậy, ông S đã làm đơn khởi kiện ra AND huyện
CB, tỉnh G để yêu cầu ông trả cho mình số tiền còn nợ trên. Hỏi:
1. TAND huyện CB có thụ lý đơn khởi kiện của ông S không? Vì sao?
TAND huyện CB thụ lý đơn kiện của ông S, vì theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự,
TAND huyện CB (nơi bị đơn là ông T cư trú) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự
này.
(Căn cứ: Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Điều 26, khoản 3; Điều 35, Khoản 1, Điểm a; Điều
39, Khoản 1, Điểm a)
2. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm này, TAND huyện CB đã không tiến
hành cho các đương sự (nguyên đơn: ông S, bị đơn: ông T) hoà giải.
Hỏi: Việc làm này của TAND có đúng thủ tục giải quyết vụ án dân sự không?
Việc làm này của TNAD huyện CB là không đúng thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Vì
trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án phải tiến hành hòa giải để các đương sự
thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Căn cứ: Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

10
+ Điều 10. Hòa giải trong tố tụng dân sự: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và
tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự
theo quy định của Bộ luật này.
+ Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải: Khoản 1: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết
vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại
Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2022

11

You might also like