Chiếc thuyền ngoài xa 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chiếc thuyền ngoài xa- Đề 5

Tương truyền rằng ở nơi đại dương mênh mông ngoài kia có một loài
chim mang tên Yến Huyết. Cái tên cũng phần nào bộc lộ rõ những kỳ quặc của loài
chim này trên nhân thế. Ngày ngày, chúng tự tiết ra những giọt máu để xây tổ cho
mình, mãi đến khi máu đã hết, thân thể xác xơ, chúng lao ngực vào vách đá mà gục
chết. Loài chim này không khỏi làm tôi nhớ đến sứ mệnh của người cầm bút. Nhà
văn cũng ngày ngày lê lết đôi bàn chân đẫm máu vì gai nhọn, đôi mắt khô rát vì
những giọt lệ xót thương cho đời để mãi về triền đất công lý và tình thương. Đi
trên thiên chức cao cả ấy của người nghệ sĩ, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo
nên hình hài của “Chiếc thuyền ngoài xa”. Thông qua hình tượng nhiếp ảnh Phùng
nhà văn đã khéo léo gửi gắm phẩm chất của một người nghệ sĩ cùng những bài học
nhân sinh quý giá về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Tấm lòng của một
người nghệ sĩ chân chính được nhà văn thể hiện qua đoạn trích: “chiều hôm ấy...
sóng gió giữa phá”.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng tâm niệm rằng: “Văn học và cuộc
sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Lấy con người là
điểm tựa, văn chương là nơi lưu giữ những ký ức vụn vặt, nhỏ lẻ, những nỗi đau
giằng xé hay niềm hạnh phúc vô biên của con người. Ý thức được sứ mệnh cao cả
của một nhà văn chân chính, Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút tới cuộc sống
đời tư thế sự để thể hiện sự cảm thông, trân trọng, xót xa với số phận con người
trong cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, trong hành trình gian nan tìm kiếm hạnh
phúc và hoàn thiện nhân cách. Từ cảm hứng lãng mạn trong những tác phẩm viết
về đề tài chiến tranh trước năm 1975, ông đã khẳng định vị trí của một “người mở
đường tinh anh và tài năng nhất”(Nguyên Ngọc) trong thời kỳ văn học đổi mới khi
đi sâu vào khám phá con người giữa những giá trị nhân văn, nhân bản đời thường.
“Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của
nhà văn. Tác phẩm được sáng tác năm 1983 khi dân tộc ta đã đi qua cuộc kháng
chiến chống Mỹ đầy gian khổ và khốc liệt. Thông qua hai phát hiện của người
nghệ sĩ Phùng, tác phẩm đã làm nổi bật lên những vấn đề của đời sống xã hội sau
năm 1975. Nhưng cũng từ đó, vẻ đẹp của con người đời thường trong cuộc sống
mưu sinh khó nhọc càng được khắc họa rõ nét. Đó chính là những “hạt ngọc” lẩn
khuất trong vô vàn lớp cát bụi thô nhám của cuộc đời đầy sóng gió mà người nghệ
sĩ luôn tìm kiếm.
Đoạn trích đã thể hiện sự nhận thức của nhiếp ảnh Phùng khi đi lang thang
trng chiều gió bão cấp 11. Từ đây anh đã nhận ra nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc về
mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Cũng qua đó người nghệ sĩ càng thêm
hiểu thấu sâu sắc hơn về vẻ đẹo của người lao động nghèo những năm sau 1975.
Phùng, nghệ sĩ trách nhiệm, trở về cuộc sống bình yên để theo đuổi nghề
nhiếp ảnh. Nhận nhiệm vụ thực tế tìm kiếm ảnh cho bộ lịch nghệ thuật về thuyền
và biển, Phùng khởi hành với tâm huyết của một nghệ sĩ. Sau hơn một tuần tìm
kiếm, anh bắt gặp một cảnh đẹp hết sức đặc sắc, tạo nên giây phút tuyệt vời trong
tâm hồn. Bức ảnh thể hiện vẻ đẹp tuyệt vời của một chiếc thuyền trên biển sương
mờ, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Phùng hiểu rằng 'cái đẹp là đạo
đức,' và chỉ có nghệ sĩ tâm huyết mới có thể cảm nhận điều quý giá này, thấu hiểu
từng chi tiết để tạo nên những kiệt tác ảnh. Nghệ thuật của Phùng là sự kết hợp tinh
tế giữa thực tế và sáng tạo, là hiểu biết sâu sắc về cái đẹp và ý nghĩa của nó trong
cuộc sống.
“Một mai thức dậy chuyện trò với lá cây, rồi buồn như lá bay...”. Tiếng
nhạc Trịnh vang lên như lời Phùng tâm sự. Chiều hôm ấy mở ra một không gian bị
bao trùm bởi màu xám vắng lặng: “Vắng thằng Phác, dù sao cái bãi cát cũng như
cả vùng phá nước trở nên trống trải thế nào ấy”. Không chỉ vậy, hình ảnh “đàn
chim di cư vẫn vỗ cánh trong sương, bay qua vùng phá” đã gợi về dấu hiệu của
một cơn bão lớn đang ập đến. Đứng trước biển cả bao la sóng gió, con người cũng
c’p;hỉ là những sinh linh nhỏ bé với một cuộc đời hữu hạn. Dấu hiệu bão về đã gợi
những dự cảm của mất mát và giông tố trước mắt Phùng: “nhúm phoi bào bắt cháy
sang mấy cái đầu mẩu gỗ cưa ra từ các lẻ ván của một chiếc thuyền mới vớt lên
được, sau vụ đắm thuyền năm ngoái”. Sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên chưa
bao giờ ngưng “làm mình làm mấy” với con người. Hình ảnh đặc biệt ấy đã gợi
nên tính chất nguy hiểm của nghề hàng chài đồng thời cũng là hiện thân của những
gian truân, vất vả của con người lao động nơi đây.
Nếu trong tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”, con chim vẫn
luôn tuân theo quy luật bất biến để cất lên tiếng hót hay nhất đời mình thì người
nghệ sĩ Phùng đã đi lang thang, in hằn dấu chân trên bãi cát để có thể hiểu, để thấu
những vang động của cuộc đời. Anh “khoác chiếc máy ảnh đi lang thang cho đến
tận khuya, đã mỏi cả chân”. Đó là những bước chân nhuốm màu tâm sự của người
nghệ sĩ khi đững giữa đời sống. Tâm hồn anh lúc này chất chứa những suy tư,
chiêm nghiệm về câu chuyện của người đàn bà. Cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn
trên biển đã khiến chị trở thành một người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời sâu sắc, mọi sự
nhẫn nhục, cam chịu của chị đều là vì con, vì muốn bảo vệ tâm hồn non nớt của
những đứa trẻ, cũng như cho chúng một mái ấm gia đình trọn vẹn. Chất thơ trong
cuộc đời bất hạnh ấy của chị chỉ đơn thuần là một bữa no của đàn con. Sự hy sinh
chính là vẻ đẹp tâm hồn bị khuất lấp sau những phong ba bão táp của cuộc đời.
Chính điều đó đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người nghệ sĩ Phùng. Tâm
hồn anh lúc này đang bị cuộc sống khắc nghiệt kia xâm lấn, nhiếp ảnh Phùng đã
dần bước vào cuộc đời để trải nghiệm, để dấn thân và nhận ra mối quan hệ khăng
khít giữa nghệ thuật và cuộc sống.
“Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, biến nỗi thống khổ của con
người thành tiếng hát vô biên”(Đặng Tiến). Sứ mệnh chân chính của nghệ thuật là
tìm kiếm và nâng niu những vẻ đẹp của tâm hồn người. Những nhận thức của nghệ
sĩ Phùng về cuộc sống lao động của người dân hàng chài đã cho anh cái nhìn chân
thật nhất về hiện thực khắc nghiệt của nơi đây. Cơn bão đến vào khoảng thời gian
không ai ngờ: “Gần sáng trời trở gió đột ngột”. Hai từ “đột ngột” gợi tả hiểm nguy
có thể đến không báo trước, cũng là những rủi ro mà người dân chài lưới phải gánh
chịu. Đó cũng là cách nói ẩn dụ về cuộc đời, về những hiểm nguy của người dân
lao động đang ngày đêm lênh đênh trên biển. Cơn bão kéo đến với: “từng mảng
mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm và biển bắt đầu gào thét, sóng
bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn lên cao như ngọn núi tuyết trắng”. Những từ ngữ
như “tảng mây đen xếp ngổn ngang”, “mặt biển đen ngòm” kết hợp cùng âm thanh
tiếng sóng “gào thét” cùng hình ảnh so sánh “sóng bạc đầu ngoài cửa lạch nổi cồn
lên cao như ngọn núi tuyết trắng” vừa gợi về cái dữ dội của thiên nhiên, vừa dự
báo những nguy hiểm đang cận kề. Qua những hình ảnh đặc biệt đso,nhà văn đã
gieo vào lòng người đọc những dự cảm âu lo đầy bất ổn về cuộc sống của người
dân hàng chài. Đồng thời đó cũng là cái nhìn cảm thông, trân trọng đối với cuộc
sống mưu sinh lam lũ, vất vả của người dân lao động những năm hậu kháng chiến.
Nhà văn Nga Pautopxki đã từng tâm niệm rằng: “Chi tiết làm nên bụi
vàng của tác phẩm”. Một chi tiết đắt giá là thành quả của quá trình lao động nghệ
thuật miệt mài của người nghệ sĩ trên vườn hoa từ ngữ, được kết tinh từ hàng triệu
vị sao tinh tú, của vạn giọt nước trong và của nghìn viên ngọc giữa lòng cuộc sống.
Hình ảnh gây ám ảnh và tạo cho Phùng và ông lão là: “trong phá, các thứ tàu
thuyền đều tìm vào bờ đẻ trú, duy ở giữa phá, chẳng hiểu vì sao vẫn còn thấy một
chiếc thuyền vó bè đang đậu”. Chiếc thuyền ấy là hình ảnh tả thực của những khó
khăn, những góc khuất của cuộc đời, đó cũng là chiếc thuyền cố gắng bãm trụ với
biển trong bão táp mưa giông vì cuộc sống mưu sinh. Điều này càng khiến nhiếp
ảnh Phùng hiểu thấu hơn những gian truân, vất vả của người lao động miền biển,
cũng bởi vậy mà anh càng thêm thấm thía câu nói của người đàn bà hàng chài:
“Cũng có khi biển động chứ chú”. Và phải chăng vì biển động, sóng gió mà chị
càng hiểu thấu cho những nhọc nhằn của chồng mà vị tha, bao dung cho những
hành động tàn bạo của lão? Và phải chăng cũng bởi những người con thân yêu mà
chị đã gồng mình gánh chịu những trận đòn roi phi lý của lão để bảo vệ một gia
đình trọn vẹn, để người đàn ông “chèo chống những lúc phong ba” và cho những
đứa trẻ một mái ấm đúng nghĩa? Tất cả những điều đó được giấu kín dưới lớp
sương mờ ảo trong tấm ảnh chụp cảu Phùng, chỉ khi ta vén từng lớp màn ấy
lên,người đọc mới thấy được những sự thật khuất lấp phía sau đó.
Sức mạnh của con bão không chỉ được miêu tả bằng sóng biển và mây
đen mà còn được miêu tả bởi sức công phá mạnh mẽ. Gió rũ gào cuồng nộ khiến
“cái bếp lửa cũng bị gí ném tung ra khắp bãi cát, những tàn lửa đỏ rực bay quẩn lên
chung quanh chỗ tôi và ông lão ngồi”. Động từ “ném”, “tung”, “bay quẩn lên” đã
tạo nên sự hung hãn, dữ dội của tự nhiên. Sự tương phản giữa con người bé nhỏ và
thiên nhiên mênh mông đang trong cơn thịnh nộ càng làm cho cơn bão trở nên
khủng khiếp. Hai câu văn điệp lại nội dung gần giống nhau tạo nên nỗi ám ảnh:
ông lão đã ngoài sáu mươi mà “vẫn đặt hai con mắt đầy vẻ lo lắng ra ngoài mặt
phá, nơi có chiếc thuyền”, sau đó tiếp tục lặp lại “vẫn không rời mắt khỏi chiếc
thuyền đang chống chọi giữa sóng gió giữa phá”. Phép tu từ điệp ngữ ấy như nhân
lên gấp bội phần những nỗi bất an, lo lắng của hai con người về số phận của chiếc
thuyền lưới vó trong cơn bão. Điều này càng làm người đọc thấu hiểu hơn những
vất vả, hiểm nguy mà người dân nơi đây phải gánh chịu. Không chỉ vậy, hình ảnh
ông lão ngoài sáu mươi mà vẫn còn theo đuổi nghề sơn tràng còn là hiện thân của
con người nơi vùng chài lưới này. Trên trang văn của Nguyễn Minh Châu, con
người hiện lên gắn với những gian truân, vất vả nhưng cũng giàu ý chí, nghị lực
bám trụ với biển vì cuộc sống mưu sinh. Ở họ còn là tình cảm yêu thương, sẻ chia,
đồng cảm với những người cùng chung sống trên một mảnh đất.
Đoạn trích đã thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn người nghệ sĩ Phùng gắn bó
sâu sắc với cuộc đời và số phận của con người. Trái tim anh không chỉ biết rung
động trước những khung cảnh đẹp đập mạnh vào giác quan như một bức họa của
một danh họa thời cổ mà còn biết rung động trước những vẻ đẹp khuất lấp của tâm
hồn người lao động. Hình ảnh chiếc thuyền trong phong ba bão táp không còn là
cái nhìn cuộc sống từ bên ngoài nữa mà đó chính là sự trải nghiệm của người nghệ
sĩ với cuộc đời. Nhiếp ảnh Phùng đã dấn thân vào cuộc sống, vào sinh hoạt của
người dân để từ đó cảm thấu những nhọc nhằn, thống khổ trong cuộc vật lộn với
cuộc sống mưu sinh của họ. Tấm lòng nhân đạo từ trong cốt tủy đã khiến anh có
thể thâm nhập sâu vào đời sống và khám phá cuộc đời ở nhiều phương diện khác
nhau.
Tác phẩm là sự phản ánh chân thật về cuộc sống mưu sinh nghèo khổ,
gian truân của người dân miền biển sau 1975. Đồng thời cũng là sự phát hiện,
khám phá những vẻ đẹp phẩm chất của con người bị khuất lấp sau những nhọc
nhằn của đời sống. Từ đó, nhà văn đã thể hiện tấm lòng đồng cảm, thấu hiểu, chia
sẻ trước số phận bất hạnh của còn người để ngợi ca, trân trọng những phẩm chất
đáng quý bên trong những con người kiên cường ấy.
Yếu tố là nên thành công của thiên truyện không thể không kể đến nghệ
thuật kết cấu độc đáo và cách triển khai cốt truyện mà nhà văn Nguyễn Minh Châu
đã thể hiện. Cùng với đó là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đượ khắc họa sâu
sắc bằng ngôn ngữ kể chuyện khách quan và giàu sức thuyết phục của một cây bút
truyện ngắn bản lĩnh và tài hoa. “Một người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà
nhân đạo từ trong cốt tủy”(Sê- khốp). Với những trăn trở về con người trong thời
kỳ đổi mới, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã cảm thông cho những phận người lam
lũ, nhọc nhằn của nhân dân lao động. Đồng thời ông cũng phát hiện, ngợi ca những
phẩm chất đáng quý của những con người phi thường ấy thông qua hình tượng
người đàn bà hàng chài. Xuyên suốt cả thiên truyện, chị không hề có một tên gọi
cụ thể nào. Điều đó đã nhấn mạnh tính chất điển hình của nhân vật, chị cũng như
bao người đàn bà vùng biển khác sẽ không khó kiếm tìm trong cuộc sống con
người sau chiến tranh.
Vua Do Thái David từng khắc lên chiếc nhẫn của mình dòng chữ: “Hết
thảy đều sẽ trôi đi”. Không có gì có thể trường tồn mãi, tòa lầu hùng vĩ nhất cuối
cùng cũng trở thành đống gạch vụn trong cát bụi thời gian. Nhưng một tác phẩm
văn học chân chính sẽ không bao giờ mất đi giá trị mà vẫn trường tồn vĩnh viễn
cùng dòng chảy bất tận của thời gian. Qua hình tượng người đàn bà hàng
chài,người đọc đã khắc sâu thêm vẻ đẹp thuần hậu của người phụ nữ Việt Nam
được phản chiếu qua lăng kinh đa diện của người nghệ sĩ. Sau bao năm, đất nước
đã nhiều lần đổi mới với những chuyển biến tích cực nhưng những vẻ đẹp đáng
quý của con người lao động vẫn sáng mãi theo thời gian. Tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” dã mang đến cho người đọc một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận
cuộc sống và con người. Đó cũng là lý do vì sao lớp bụi thời gian cũng như những
bước đi vội vã của nghệ thuật không thể nào hòa tan được những giá trị mà tác
phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” đem lại cho văn học nước nhà.

You might also like