Tư Tư NG HCM

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở


VIỆT NAM

GVHD : TS. KIỀU LÊ CÔNG SƠN

SV thực hiện: Nguyễn Võ Đăng Khoa

Mã số SV : 2053404041064

Số báo danh : 094

Ngành : Quản trị nhân lực

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Điểm số Điểm chữ Ký tên


Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

NỘI DUNG ................................................................................................................ 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 3

1.1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa ................................................................................................................ 3
1.2. Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội .................................................................. 5
1.3. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội........................................... 7

Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


Ở VIỆT NAM ............................................................................................................ 8

2.1. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .................................................... 8

2.1.1. Về chế độ chính trị ....................................................................................... 8

2.1.2. Về kinh tế ..................................................................................................... 9

2.1.3 Về văn hóa ................................................................................................... 10

2.1.4 Về quan hệ xã hội và mục tiêu xây dựng con người ...................................... 11

2.2. Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.................................................. 12

2.2.1. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc
................................................................................................................... 12

2.2.2. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo,
ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ tạo động lực thúc đẩy sự phát
triển đất nước.............................................................................................. 13

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 16


1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Cách mạng tháng mười Nga giành thắng lợi đã mở ra con đường hiện thực cho
giải phóng dân tộc ở phương đông: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Vì
vậy Nguyễn Aí Quốc đã bắt đầu truyền bá tư tưởng chủ nghĩa xã hội trong dân. Hồ Chí
Minh đến với chủ nghĩa từ tư duy độc lập sáng tạo tự chủ. Đặc điểm của định hướng tư
duy tự chủ sáng tạo là: định hướng tư duy trên cơ sở thực tiễn; luôn tìm tận gốc của sự
vật, hiện tượng; kết hợp lý trí khoa học và tình cảm cách mạng. Chủ nghĩa xã hội, theo
Hồ Chí Minh chính là: ''Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, “mục
đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”, “chủ
nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm và có
nhà ở sạch sẽ”. Nguời khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là “một thế giới không có
người bóc lột người, mọi người sung sướng,vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế
giới của loài người”. Có thể nói, chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là làm cho dân
giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng có công ăn, việc làm, ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
ai cũng được học hành, được phát triển toàn diện. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội
xã hội chủ nghĩa luôn là sự thống nhất biện chứng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội. Người nói: “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày
càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội''. Cụ thể hơn, Bác cho rằng chủ nghĩa xã hội phải “có
công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến”. Còn về chính
trị, xã hội xã hội chủ nghĩa là do nhân dân làm chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao
nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở mọi người dân, mọi cán
bộ, công chức nhà nước đều là công bộc của dân. Lời Bác Hồ dạy năm xưa về sự
nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp cực
kỳ vẻ vang, nhưng phải lâu dài và gian khổ. Nhân dân ta cần phải có tinh thần phấn đấu
bền bỉ, quyết tâm vượt mọi khó khăn, để giành lấy những thắng lợi mới rực rỡ hơn
nữa”.
2

Ý nghĩa về mặt lý luận

Sinh viên nắm được kiến thức cơ bản những quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin về chủ nghĩa xã hội , thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng sáng
tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào điều kiện cụ thể Việt Nam

Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Biết vận dụng những tri thức đã học vào phân tích những vấn đề cơ bản về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Có niềm tin
vào chế độ xã hội chủ nghĩa , luôn tin và ủng hộ đường lối đổi mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để kết thúc học phần Tư tưởng Hồ Chí
Minh.
3

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Chủ nghĩa xã hội , giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa

Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học C. Mác và Ph . Ăngghen khi nghiên
cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người , nhất là lịch sử xã hội tư bản , đã xây dựng
nên học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội . Học thuyết vạch rõ những quy luật cơ bản
của vận động xã hội , chỉ ra phương pháp khoa học để giải thích lịch sử .

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác không chỉ làm rõ những yếu tố
cấu thành hình thái kinh tế - xã hội mà còn xem xét xã hội trong quá trình biến đổi và
phát triển không ngừng. Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C. Mác và Ph .
Ăngghen khởi xướng , được V.I. Lênin bổ sung , phát triển và hiện thực hóa trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết trở thành học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin , tài sản vô giá của nhân loại .

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra tính tất
yếu sự thay thế hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa , đó là quá trình lịch sử - tự nhiên .

Sự thay thế này được thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa xuất phát
từ hai tiền để vật chất quan trọng nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự
trưởng thành của giai cấp công nhân .

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp
những tiêu chuẩn thực sự duy vật , khoa học cho sự phân kỳ lịch sử , trong đó có sự
phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa .

Khi phân tích hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa , C. Mác và Ph .
Ăngghen cho rằng , hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp lên
4

cao qua hai giai đoạn , giai đoạn thấp và giai đoạn cao ; giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và
xã hội cộng sản chủ nghĩa là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản . Trong tác phẩm
Phê phán cương lĩnh Gôta ( 1875 ) , C. Múc đã cho rằng : “ Giữa xã hội . tư bản chủ
nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang
xã hội kia . Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị . và nhà nước của
thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô
sản " . Khẳng định quan điểm của C. Mác , V.I. Lênin cho rằng : “ Về lý luận , không
thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản , có một thời kỳ
quá độ nhất định ".

Về xã hội của thời kỳ quá độ , C. Mác cho rằng đó là xã hội vừa thoát thai từ xã
hội tư bản chủ nghĩa , xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó còn mang nhiều
dấu vết của xã hội cũ để lại : “ Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã
hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó , mà trái lại là một
xã hội . cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa , do đó là một xã
hội , về mọi phương diện - kinh tế , đạo đức , tinh thần - còn mang những dấu vết của
xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra ”.

Sau này , từ thực tiễn nước Nga , V.I. Lênin cho rằng , đối với những nước chưa
có chủ nghĩa tư bản phát triển cao “ cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ”.

Vậy là , về mặt lý luận và thực tiễn , thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản được hiểu theo hai nghĩa : Thứ nhất , đối với các nước chưa trải qua
chủ nghĩa tư bản phát triển , cần thiết phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội - những cơn đau để kéo dài ; Thứ hai , đối với những nước đã
trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển , giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có
một thời kỳ quá độ nhất định , thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia
, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản .
5

2.2 Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội

Bằng lý luận hình thái kinh tế - xã hội , C. Mác đã đi sâu phân tích , tìm ra quy
luật vận động của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa , từ đó cho phép ông dự
báo khoa học về sự ra đời và tương lai của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
. V.I. Lênin cho rằng : C. Mác xuất phát từ chỗ là chủ nghĩa cộng sản hình thành từ chủ
nghĩa tư bản , phát triển lên từ chủ nghĩa tư bản là kết quả tác động của một lực lượng
xã hội do chủ nghĩa tư bản sinh ra - giai cấp vô sản , giai cấp công nhân hiện đại . Sự ra
đời của chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin có hai điều kiện chủ yếu sau đây :

a ) Điều kiện kinh tế

Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã thừa nhận vai trò to lớn của chủ
nghĩa tư bản khi khẳng định : sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn mới trong
lịch sử phát triển mới của nhân loại . Nhờ những bước tiến to lớn của lực lượng sản
xuất , biểu hiện tập trung nhất là sự ra đời của công nghiệp cơ khí ( Cách mạng công
nghiệp lần thứ hai ) , chủ nghĩa tư bản đã tạo ra bước phát triển vượt bậc của lực lượng
sản xuất . Trong vòng chưa đầy một thế kỷ , chủ nghĩa tư bản đã tạo ra được những lực
lượng sản xuất nhiều hơn và đổ sộ hơn lực lượng sản xuất mà nhân loại tạo ra đến lúc
đó ' . Tuy nhiên , các ông cũng chỉ ra rằng , trong xã hội tư bản chủ nghĩa , lực lượng
sản xuất càng được cơ khí hóa , hiện đại hóa càng mang tính xã hội hóa cao , thì càng
mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa . Quan hệ sản xuất từ chỗ đóng vai trò mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển , thì ngày càng trở nên lỗi thời , xiềng xích của lực lượng sản xuất .

b ) Điều kiện chính trị - xã hội

Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất trở thành mâu thuẫn kinh tế cơ
bản của chủ nghĩa tư bản , biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công
nhân hiện đại với giai cấp tư sản lỗi thời . Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và
giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ đầu và ngày càng trở nên gay gắt và có tính chính trị
6

rõ rét . C. Mác và Ph . Ăngghen chỉ rõ : “ Từ chỗ là những hình thức phát triển của các
lực lượng sản xuất , những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng
sản xuất . Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội " .

Hơn nữa , cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp cơ khí là sự
trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân , con đẻ
của nền đại công nghiệp . Chính sự phát triển về lực lượng sản xuất và sự trưởng thành
của giai cấp công nhân là tiền để kinh tế - xã hội dẫn tới sự sụp đổ không tránh khỏi
của chủ nghĩa tư bản . C. Mác và Ph . Ăngghen cho rằng , giai cấp tư sản không chỉ tạo
vũ khí sẽ giết mình mà còn tạo ra những người sử dụng vũ khí đó , những công nhân
hiện đại , những người vô sản ' . Sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân được
đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản , đội tiền phong của giai cấp công nhân ,
trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản
. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành thực sự của giai cấp công
nhân là tiền để , điều kiện cho sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa . Tuy nhiên , do khác về bản chất với tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước đó
, nên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa không tự nhiên ra đời , trái lại , nó
chỉ được hình thành thông qua cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của chính đảng của
giai cấp công nhân - Đảng Cộng sản , thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản .

Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản , trên thực tế được thực hiện bằng con
đường bạo lực cách mạng nhằm lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa , thiết lập nhà nước
chuyên chính vô sản , thực hiện sự nghiệp cải tạo xã hội cũ , xây dựng xã hội mới , xã
hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa . Tuy nhiên , cách mạng vô sản , về mặt lý
thuyết cũng có thể được tiến hành bằng con đường hòa bình , nhưng vô cùng hiếu , quý
và trên thực tế chưa xảy ra .

Do tính sâu sắc và triệt để của nó , cách mạng vô sản chỉ có thể thành công ,
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể được thiết lập và phát triển trên
7

cơ sở của chính nó , một khi tính tích cực chính trị của giai cấp công nhận được khơi
dậy và phát huy trong liên minh với các giai cấp và tầng lớp những người lao động
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản .

3.3 Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội

Khi nghiên cứu về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa , các nhà sáng
lập chủ nghĩa xã hội khoa học rất quan tâm dự báo những đặc trưng của từng giai đoạn
, đặc biệt là giai đoạn đầu ( giai đoạn thấp ) của xã hội cộng sản nhằm định hướng phát
triển cho phong trào công nhân quốc tế . Những đặc trưng cơ bản của giai đoạn đầu ,
phản ảnh bản chất và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội từng bước được bộc lộ đầy đủ
cùng với quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa . Căn cứ vào những dự báo của C.
Mác và Ph . Ăngghen và những quan điểm của V.I. Lênin về chủ nghĩa xã hội ở nước
Nga Xôviết , có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau :

Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp , giải phóng dân tộc , giải phóng
xã hội , giải phóng con người , tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện .

Thứ hai, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

Thứ ba, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ

Thứ tư, chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công
nhân , đại biểu cho lợi ích , quyền lực và ý chí của nhân dân lao động

Thứ năm, chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao , kế thừa và phát huy
những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại

Cuối cùng, chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng , đoàn kết giữa các dân tộc và
có quan hệ hữu nghị , hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
8

Chương 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở


VIỆT NAM

2.1. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


2.1.1. Về chế độ chính trị.

Thứ nhất: theo Người, cần phải xây dựng chế độ chính trị do nhân dân lao động
làm chủ. “Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh
công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Nghĩa là quyền lực nhà nước là thuộc về
nhân dân, phục vụ nhân dân. Trong nhà nước đó, mọi công dân đều có quyền bầu cử và
ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, có quyền kiểm soát đối với đại biểu của
mình, “có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những
đại biểu ấy không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Mọi công việc quan trọng
của nhà nước đều phải do nhân dân quyết định, đảm bảo phương châm dân biết, dân
bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Trong nhà nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về
nhân dân thì chính phủ phải “là đầy tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng.
Dân là chủ thì Chính phủ phải là đầy tớ….Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền
đuổi Chính phủ”. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh người cầm quyền phải không ngừng tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, “phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm
chính..., là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng,
gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài...”, chí công vô tư, phải sửa đổi lối làm việc, chống
tham ô, lãng phí.

Thứ hai: theo đó thì trong nhà nước ấy, tất cả mọi người đều có quyền công dân
và bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Không tồn tại sự bất công, bất bình đẳng,
không còn mâu thuẫn giai cấp, xóa bỏ mọi sự cách biệt. Đảm bảo quyền lợi của toàn xã
hội, ai cũng là chủ nhân của đất nước mình. Thứ ba: nhân dân có quyền làm chủ,
nhưng cũng có nghĩa vụ của người làm chủ. Mọi người đều có nghĩa vụ lao động,
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của
9

công, đồng thời có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình độ học vấn….. để xứng đáng với
vai trò của người làm chủ. Người viết: “Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo
việc nước như chăm lo việc nhà,…Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh
vác, không ỷ lại, không ngồi chờ” hay “Xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là xây dựng đời
sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân”. Vậy ai có trách nhiệm xây dựng xã hội đó?
Người trả lời: “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”. Như vậy, có thể thấy rằng Hồ Chí Minh rất
coi trọng việc để nhân dân tham gia vào công việc quản lí đất nước, vì không gì khách
quan và hiệu quả hơn khi để chính nhân dân quan tâm tới lợi ích của mình.

2.1.2. Về kinh tế
Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội chỉ được đảm bảo và
đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Mục tiêu về kinh tế của chủ nghĩa xã
hội theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là: Thứ nhất: “cần xây dựng nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến”. “ Trên cơ
sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản
được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện”.
Theo chủ nghĩa Mác- Lênin thì chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng chủ nghĩa tư bản khi
nó tạo ra được một nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học,
công nghệ hiện đại và ngày càng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Để đạt được mục tiêu đó là cả một quá trình phấn đấu, lao động, nỗ lực cố gắng không
ngừng của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân ta. Thứ hai: Xóa bỏ chế độ tư hữu,
thiết lập chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và dần thực hiện giải phóng sức
sản xuất xã hội. Bởi tư hữu là mầm mống của sự bóc lột, của bất bình đẳng và của
những mâu thuẫn trong xã hội. Mà trong khi đó, xã hội chủ nghĩa là một xã hội nhân
đạo và dân chủ nhất thì nhất thiết phải xóa bỏ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất. Chỉ có như vậy thì mới thực đem lại công bằng, dân chủ, mới giải phóng
được con người, giải phóng được sức lao động của toàn thể xã hội. Chỉ có như vậy thì
cách mạng xã hội chủ mới thực sự trở thành cuộc cách mạng triệt để nhất, là cuộc cách
10

mạng tới nơi. Kế thừa và vận dụng chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta,
Người đã có những sáng tạo, phát triển nhằm làm cho mục tiêu đó phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của nước ta. Vận dụng sáng tạo vào thời kì quá độ nước ta còn tồn tại
nhiều thành phần, khi mà “Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản’’ thì
kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân phải được nhà nước đảm bảo và phát triển
ưu tiên. Bởi thời kì quá độ là một tất yếu khách quan không thể bỏ qua. Chế độ công
hữu không thể thiết lập ngay mà nó cần được thiết lập dần dần trải qua nhiều bước, đặc
biệt ở thời kì quá độ. Việc coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo và tồn tại song song với
các hình thức sở hữu khác giúp chúng ta vừa có thể thực hiệ được mục tiêu kinh tế mà
vẫn giữ nguyên được yêu cầu về chính trị. Thứ ba: Đối với những nước lạc hậu, chưa
trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiêu biểu như Việt Nam thì công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là một quy luật tất yếu và phổ biến để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bởi ở những nước
này, chưa có những tiền đề về vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa
tư bản tạo ra. Mặt khác, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là một nền công nghiệp, nông
nghiệp hiện đại với trình độ khoa học kĩ thuật cao. Do vậy chỉ có con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể giải quyết được mâu thuẫn này, mới có thể đưa
nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền công nghiệp và
nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến. Và thực tiễn cho đến nay thì quy
luật này vẫn hoàn toàn đúng với tình hình nước ta, đã và đang đem lại những thắng lợi
to lớn cho cả dân tộc, thúc đẩy nước ta tiến nhanh trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã
hội
2.2.3 Về văn hóa

Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa – tư tưởng không phụ thuộc vào máy móc vào
điều kiện sinh hoạt vật chất, vào mức sống, mà có khi nó phải đi trước một bước để
dọn đường cho cách mạng công nghiệp, là động lực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc.
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Lumanite (Pháp) về nhân tố nào sẽ biến nước Việt
Nam lạc hậu thành một nước tiên tiến, Hồ Chí Minh nói: “Có lẽ cần phải để lên hàng
đầu những cố gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hóa. Chủ nghĩa thực dân đã kìm
11

hãm nhân dân chúng tôi trong vòng ngu muội để chúng dễ áp bức. Nền văn hóa nảy nở
hiện thời là điều kiện cho nhân dân chúng tôi tiến bộ…”. Trong nhận thức của Người,
"Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu giữa cái ổn định và cái linh hoạt” bởi lẽ nền
văn hóa này có sợi dây liên hệ bền chặt với cuộc sống. Và, một trong những nội dung
cơ bản trong tư tưởng của Người về văn hóa đó là "Văn hóa phải gắn liền với cuộc
sống”. Mọi hoạt động văn hóa phải thực sự hòa quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn
màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy
góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ Cần phải xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa đó vừa phải tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa của văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn được những nét riêng, những gì
là bản sắc, kết hợp được bản sắc dân tộc và tinh hoa thời đại để làm giàu thêm, phong
phú thêm nền văn hóa của chúng ta. Muốn vậy thì “cần phải đào tạo nhanh chóng các
cán bộ cho tất cả các ngành hoạt động….để công nghiệp hóa đất nước”. Đồng thời, nền
văn hóa mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là một nền văn hóa “lấy hạnh phúc của
đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”, văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng,
phù hoa, xa xỉ”, “phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”, “phải soi
sáng cho quốc dân đi”, tạo sức mạnh dời non lấp bể như gốc của cây, nguồn của sông.
Tóm lại, “để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội
chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”, kết hợp với tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa văn hóa của nhân loại.

2.2.4 Về quan hệ xã hội và mục tiêu xây dựng con người.

Về quan hệ xã hội: Cần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ; có quan hệ tốt
đẹp giữa người với người, những chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức
– lối sống xã hội phát triển lành mạnh. Một xã hội mà trong đó không còn bất công,
phân hóa giàu nghèo, sang hèn, mọi khoảng cách đều không còn. Đó là xã hội thực sự
nhân đạo, văn minh, tất cả vì lợi ích của con người, của nhân dân, vì lợi ích chung, mọi
người cùng giúp đỡ nhau phát triển, cùng vì lợi ích của nhau. Hay nói cách khác, xây
dựng chủ nghĩa xã hội chính là xây dựng cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với
12

người. Về mục tiêu xây dựng con người: Hồ Chí Minh viết: “Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Nếu không có
những con người xã hội chủ nghĩa thì không có chủ nghĩa xã hội được. Con người mới
xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, phải là những người tha thiết với lý tưởng xã hội
chủ nghĩa, có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; có kiến thức khoa học, kỹ thuật, nhạy bén với cái mới; có tinh thần sáng
tạo, dám nghĩ dám làm,…Phấn đấu vì lý tưởng của dân tộc, ý chí quyết tâm đi lên chủ
nghĩa xã hội, tinh thần vượt khó. Đó chính là nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ trong
đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Người muốn có nhiều sức lao
động thì cần phải đồng thời giải phóng sức lao động của phụ nữ. Nếu không giải phóng
phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.

2.2. Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.2.1 Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Yêu nước là truyền thống quý báu, là hệ giá trị nổi bật của dân tộc Việt Nam.
Truyền thống ấy là mẫu số chung, là nguồn lực nội sinh của cộng đồng dân tộc. Lòng
yêu nước không chỉ là tư tưởng, tình cảm mà đã trở thành triết lý, là chủ nghĩa yêu
nước, là ý chí, khí phách, quyết tâm và hành động của mỗi con người Việt Nam. Trong
chiến tranh, yêu nước được thể hiện qua tinh thần đấu tranh chống kẻ thù xâm lược,
tinh thần quật khởi, ý chí quật cường bất khuất, chống lại sự xâm lược, đô hộ, đồng hóa
của ngoại bang để bảo vệ độc lập dân tộc và biên cương của Tổ quốc. Ngày nay, yêu
nước là yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó
khăn, thử thách, hợp tác trong lao động, sản xuất; sáng tạo, hăng say để xây dựng đất
nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để
phát huy cao độ lòng yêu nước phải có tinh thần đoàn kết, chỉ có đoàn kết sâu, rộng
chúng ta mới tập hợp được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong xây dựng và kiến
thiết đất nước.
13

2.2 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thúc đẩy đổi mới sáng
tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ tạo động lực thúc đẩy sự phát
triển đất nước.

Khi coi khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là động lực chủ yếu
của sự phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hướng vào nguồn lực nội sinh,
sức mạnh dân tộc là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự
tôn và tự hào dân tộc, nhân cách, đạo đức, trí tuệ, tâm hồn… những giá trị cốt lõi của
văn hóa, con người Việt Nam. Đây là sức mạnh vĩ đại, nguồn năng lượng to lớn, sống
động thúc đẩy sự phát triển của quốc gia - dân tộc trên con đường xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Về bản chất, văn hoá là những hoạt động sáng tạo của con người hướng tới
những giá trị nhân văn, nhân bản, là khát vọng hướng tới cái chân, thiện, mỹ nhằm
hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Nói tới văn hoá là nói tới con người, do vậy,
phát huy vai trò của văn hoá trong phát triển chính là phát huy những năng lực, bản
chất của con người. Với tư cách là động lực của sự phát triển, văn hoá khơi dậy sức
sống, sức sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn, tiến bộ của con người. Mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội là nhằm giải phóng và phát triển toàn diện con người. Vì vậy, bản
chất của văn hoá thống nhất với mục tiêu phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa mà chúng ta hướng tới. Mang trong mình những giá trị truyền thống tốt đẹp,
con người Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận
dụng sáng tạo những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến, tri thức
hiện đại trên thế giới để đổi mới sáng tạo vào quá trình phát triển đất nước phồn vinh.

Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) có những
tác động to lớn đối với đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư (4.0) làm thay đổi căn bản lĩnh vực sản xuất, tư duy, văn hóa, lối sống
của con người.

Trước hết, cách mạng công nghiệp thúc đẩy lực lượng sản xuất (thay đổi trình
độ của người lao động, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhất là hạ tầng công nghệ
thông tin), tạo ra sự thay đổi căn bản về khả năng kết nối giữa con người với công
14

nghệ; khả năng minh bạch thông tin; khả năng giải quyết những công việc phức tạp với
trình độ rất cao. Đây chính là những động lực không giới hạn thay cho tăng trưởng cho
những nước chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn, lao động phổ thông.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) tạo ra đột phá về công nghệ trong quá
trình sản xuất và tiêu dùng đã giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, tăng
năng suất lao động, tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ, góp phần thúc đẩy tiến bộ
xã hội. Ngày nay, công nghệ thông tin còn tạo cơ sở cho quá trình hội nhập và toàn cầu
hóa kinh tế, tạo cơ sở cho nền sản xuất toàn cầu, phục vụ cho nhân loại.

Thứ hai, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) làm thay đổi tư duy của con
người, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp góp
phần hình thành lối tư duy độc lập, sáng tạo, tăng cường tính logic với những phán
đoán ngày càng toàn diện hơn, khoa học hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển của tư duy
khoa học. Điều này không chỉ hình thành và thúc đẩy khả năng làm việc hiệu quả, mà
còn xác lập lối sống mới lành mạnh, tiến bộ và văn minh hơn cho con người. Sự phát
triển của khoa học công nghệ đang cho phép thành lập các cộng đồng toàn cầu, vượt
biên giới các quốc gia, tạo ra những giá trị chung cho nhân loại.

Thứ ba, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) góp phần thúc đẩy tiến bộ xã
hội. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thời đại hiện nay đã thúc đẩy
quá trình phát triển ngày càng cao về cấu trúc, trình độ tổ chức của các thiết chế xã hội,
tạo ra mạng lưới giao tiếp đa diện hơn cho con người. Mô hình quản lý của các chính
phủ điện tử, quản trị thông minh thông qua công nghệ điện toán đám mây, đã góp phần
thay đổi căn bản khả năng kết nối và tương tác xã hội, đem lại hiệu quả to lớn cho xã
hội loài người. Khoa học công nghệ cũng tạo ra sự công bằng và sự bình đẳng cho tất
cả mọi người khi được hưởng sản phẩm giá rẻ, thuế thấp hơn với chất lượng dịch vụ
cao hơn, giúp con người có thể cung ứng và trao đổi các dịch vụ, như tư vấn sức khoẻ,
viết phần mềm, xử lý thông tin... trên phạm vi toàn cầu, nâng cao chất lượng cuộc
sống.
15

Có thể nói, cách mạng công nghiệp đang tác động mạnh mẽ và sâu sắc đối với
mọi lĩnh vực của cuộc sống con người, tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Tuy vậy, chúng ta cần phải ý thức rằng, khoa học và công nghệ tự nó không trở thành
động lực phát triển xã hội. Nó chỉ trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội khi
được định hướng, quản lý nhằm đem lại lợi ích chung cho quần chúng nhân dân, vì
mục tiêu phát triển, công bằng và tiến bộ xã hội. Nếu đi ngược mục tiêu đó, nó sẽ tiềm
ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội, thúc đẩy sự phân hoá xã hội và cản trở sự phát triển bền
vững của xã hội, thậm chí trở thành nhân tố cản trở sự tiến bộ xã hội. Do vậy, cùng với
việc tiếp thu những thành tựu của khoa học công nghệ, thì việc đổi mới năng lực sáng
tạo của con người là yếu tố căn bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước
ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
16

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
đã thể hiện những nội dung đặc sắc, trên cơ sở kế thừa và phát triển sáng tạo những giá
trị của chủ nghĩa Mác - Lênin vào đặc điểm, tình hình xã hội Việt Nam. Thực tiễn luôn
vận động biến đổi và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, những nội dung tư tưởng về thời kỳ
quá độ của Người vẫn giữ nguyên giá trị, cần tiếp tục bổ sung, phát triển trong điều
kiện mới. Những nội dung tư tưởng về thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ là sự tiếp thu, kế thừa những giá trị trong hệ thống lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ, mà còn được bổ sung, phát triển trong điều kiện
lịch sử mới; qua đó, tiếp tục khẳng định và làm sáng rõ bản chất khoa học, cách mạng
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể nói, thực tiễn hơn 30 năm đổi mới càng làm sáng tỏ
lý luận về thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó là những tiêu chí đánh
giá đúng sự kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về thời kỳ quá độ của Đảng ta, đồng thời là những cơ sở, điều kiện đảm bảo cho
sự nghiệp xây dựng CNXH đi tới thành công.
Là một sinh viên, cũng như là thế hệ trẻ của đất nước, sau khi nghiên cứu về đề
tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, em đã có riêng
cho bản thân những kiến thức, những giá trị sâu sắc về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, từ đó áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam trong việc học tập và làm
việc sau này, trở thành một thế hệ kế thừa xứng đáng, hỗ trợ hết mình cho Đảng và
Nhà nước trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giúp đất nước phồn vinh, hạnh
phúc, phát triển, sánh vai với cường quốc năm châu như lời dạy của Người.
17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc Đại
học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật,
2021.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc
Đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự
thật, 2021.
3. Trương Thị Thu Hà, (2016) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa Xã hội và

định hướng xây dựng Chủ nghĩa Xã hội theo tinh thần Đại hội XII của Đảng”, Cổng
Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang:
https://tuyenquang.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-
tuc.aspx?ItemID=10077&l=TinTuc .

4. “Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Luật Minh Khuê:
https://luatminhkhue.vn/muc-tieu-cua-chu-nghia-xa-hoi-theo-tu-tuong-ho-chi-
minh.aspx

You might also like