Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHỮA BÀI ÔN TẬP LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 (PHẦN LỊCH SỬ)

Các “siêu hủi” trên cơ sở những kiến thức cô đã cho ôn tập từ tuần trước, ôn
tập lại bài chữa ôn tập 1 lần để kiểm tra trong tuần nha.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vào giữa thế kỉ XIX, tình hình Trung Quốc và Việt Nam có điểm gì tương
đồng?
A. Chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao.
B. Trở thành thuộc địa của đế quốc Nhật Bản.
C. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
D. Bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
Câu 2: Nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Các nước đế quốc mẫu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa.
B. Anh – Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Xéc – bi.
D. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp.
Câu 3: Ý nào không thuộc những chính sách cải cách về chính trị của Minh Trị?
A. Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.
B. Ban hành Hiến pháp với quyền lực tối cao thuộc về thiên hoàng.
C. Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
D. Cho phép thành lập các đảng phái có xu hướng chính trị khác nhau.
Câu 4: Cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với thực dân Anh trong những năm 1840
- 1842 còn được gọi là
A. “Chiến tranh thuốc phiện”.
B. “Chiến tranh chớp nhoáng”.
C. “Chiến tranh lạnh”.
D. “Cách mạng nhung”.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng về Chiến tranh thứ nhất (1914 –
1918)?
A. Mâu thuẫn về thị trường thuộc địa là nguyên nhân của chiến tranh.
B. Tính chất của chiến tranh là phi nghĩa ở cả hai phe tham chiến.
C. Gây hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại đến thời điểm đó.
D. Được hưởng lợi nhất từ cuộc chiến là Anh và Pháp.
Câu 6: Thành tựu tiêu biểu nhất về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX là
A. chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
B. kinh tế chính trị học tư sản.
C. chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 7: Đến cuối thế kỉ XIX, vùng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc đã
trở thành khu vực ảnh hưởng của đế quốc nào?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Nga.
Câu 8: Những thành tựu về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX đã
A. giúp cho giai cấp chủ nô sản xuất ra nhiều của cải vật chất.
B. chứng tỏ lĩnh vực khoa học tự nhiên không có quan hệ với tôn giáo.
C. tấn công vào quan niệm của tôn giáo khi cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài.
D. đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại trong kĩ thuật và công nghiệp.
Câu 9: Cho các sự kiện:
1. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội thành lập.
2. Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống.
3. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ.
4. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Tổng thống.
Hãy sắp xếp các sự kiện theo tiến trình diễn biến Cách mạng Tân Hợi.
A. 3, 2, 1, 4.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 1, 3, 2, 4.
D. 2, 3, 1, 4.
Câu 10: Hạn chế của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là
A. chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.
B. chưa xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến, không chống lại các nước đế quốc
xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.
C. chưa tạo điều kiện cho CNTB phát triển, chưa giải quyết ruộng đất cho nông
dân.
D. chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược,
giai cấp tư sản chưa thực sự nắm quyền.
Câu 11: Ý nào không đúng về những chính sách cải cách về kinh tế của Minh Trị?
A. Thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn.
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc.
C. Cho phép mua bán ruộng đất và tự kinh doanh.
D. Đích thân Thiên hoàng quản lí ngành ngân hàng.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các
nước đế quốc phân chia, xâu xé?
- Vì giữa thế kỉ XIX chính quyền phong kiến Mãn Thanh ngày càng suy yếu, tạo
điều kiện để cho các nước phương tây xâm lược
- Trung Quốc là nước có vùng đất rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên
- Các nước tư bản phương tây phát triển, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,
nhân công,… Với bản chất tham lam của Cách mạng thuộc địa, các nước phương
Tây đã đẩy mạnh xâm lược, trong đó có Trung Quốc,…
Câu 2: Vì sao nói: Cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng không triệt để.
Cách mạng đã mang lại tiếng vang lớn, ảnh hưởng đến nhiều nước trong đó có
Việt Nam nhưng Cách mạng Tân Hợi 1911 là 1 cuộc cáh mạng không triệt để vì:
+ Cách mạng chưa lật đổ được hoàn toàn chế độ phong kiến
+ Cách mạng chưa chia được ruộng đất cho nhân dân.
+ Cách mạng vẫn chưa đánh đuổi được hoàn toàn thực dân xâm lược.
Câu 3: Theo em, trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung
nào được đánh giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển? Vì sao?
Trong những nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị, nội dung nào được đánh
giá là nhân tố “chìa khóa” để đưa Nhật Bản phát triển là:
+ Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là cuộc cải cách trên nhiều các lĩnh
vực, trong đó cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mang tính “chìa khoá”
vì:
- Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho con người Nhật Bản đủ bản lĩnh
nắm bắt được tri thức tiên tiến phương tây.
- Từ đó đưa Nhật Bản từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu trở thành 1 nước Tư Bản
hùng mạnh sau đó trở thành 1 nước đế quốc ở châu Á

You might also like