Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯƠNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETNG

LỚP HỌC PHẦN: 2111101075603

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN HỌC NGHIÊN CỨU MARKETING 1

NGHIÊN CỨU VỀ Ý ĐỊNH DU HỌC CỦA GIỚI TRẺ


VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HẬU COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021

i
BỘ TÀI CHÍNH

TRƯƠNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETNG

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN HỌC NGHIÊN CỨU MARKETING 1

Sinh viên thực hiên:


1. Lê Thị Hồng Nhung
MSSV: 2021004011
Chuyên ngành: Truyền thông Marketing
2. Huỳnh Ngọc Mỹ Duyên
MSSV: 1921000686
Chuyên ngành: Quản trị Thương hiệu
3. Mạc Tú Châu
MSSV: 2021008237
Chuyên ngành: Truyền thông Marketing
4. Nguyễn Gia Hân (Nhóm trưởng)
MSSV: 1921001675
Chuyên ngành: Quản trị Thương hiệu

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

ii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

1. Thời gian: 16h – 09/12/2021


2. Hình thức: họp trực tuyến qua Google Meet
3. Thành viên có mặt:
- Lê Thị Hồng Nhung
- Mạc Tú Châu
- Huỳnh Ngọc Mỹ Duyên
- Nguyễn Gia Hân
4. Chủ trì cuộc họp (Nhóm trưởng): Nguyễn Gia Hân
5. Thư ký cuộc họp: Huỳnh Ngọc Mỹ Duyên
6. Kết quả đánh giá được thống nhất và tổng hợp như sau:

Mức độ hoàn
STT Họ và tên MSSV thành công việc
(%)

1 Lê Thị Hồng Nhung 2021004011 100%

2 Mạc Tú Châu 2021008237 100%

3 Huỳnh Ngọc Mỹ Duyên 1921000686 100%

4 Nguyễn Gia Hân 1921001675 100%

Buổi họp đánh giá kết thúc vào lúc: 17 giờ 30 phút cùng ngày.

Thư ký (ký và ghi họ tên) Nhóm trưởng (ký và ghi họ tên)

Huỳnh Ngọc Mỹ Duyên Nguyễn Gia Hân


i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa

Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

SPSS Statistical Package for the Social Sciences

EFA Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

Organization for Economic Cooperation and Development –


OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Tổng hợp mô hình nghiên cứu ................................................................ 12
Bảng 2. 2: Thang đo các khái niệm nghiên cứu ....................................................... 19

iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Mô hình thuyết hành vi hợp lý (TRA) ...................................................... 8
Hình 2. 2: Mô hình Lý thuyết hành vi hoạch định ..................................................... 8
Hình 2. 3: Mô hình nghiên cứu “Quyết định du học: Khoảng trống giữa ý định và
hành vi”, Krista Spindler (2017) ................................................................................ 9
Hình 2. 4: Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên
quốc tế về điểm đến du học: Nghiên cứu ở Trung Quốc”, Liu Ying, Peerasit
Kamnuansilpa, Ando Hirofumi (2018)..................................................................... 10
Hình 2. 5: Mô hình “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học sau khi
tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Cần Thơ” của Phan Anh Tú
và Trịnh Thúy Hằng, 2016 ....................................................................................... 11
Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu “Hành vi hoạch định và ý định du học có liên quan
mật thiết với mối quan hệ gia đình: trường hợp tại Việt Nam”, Phương Hữu Tùng,
Nguyễn Nghị Thanh và Nguyễn Ánh Nguyệt (2021) .............................................. 12
Hình 2. 7: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 18

Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 24

iv
MỤC LỤC

BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC ................. I

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... II

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ III

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. IV

MỤC LỤC ................................................................................................................. V

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................ 1

1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1

1.2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 3

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3


1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3

1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3

1.7. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu ............................................................... 4

1.8. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 4

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 6

2.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................... 6


2.1.1. Khái niệm du học ....................................................................................... 6
2.1.2. Khái niệm du học sinh ............................................................................... 7
v
2.2. Các mô hình lý thuyết ...................................................................................... 7
2.2.1. Mô hình TRA (Theory of Reasioned Action) ........................................... 7
2.2.2. Mô hình TPB (Theory of Planned Behavior) ............................................ 8

2.3. Mô hình nghiên cứu trước đây ......................................................................... 9


2.3.1. Mô hình nghiên cứu nước ngoài ................................................................ 9
2.3.1.1. Nghiên cứu “Quyết định du học: Khoảng trống giữa ý định và hành
vi”, Krista Spindler (2017) .................................................................................. 9
2.3.1.2. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên quốc
tế về điểm đến du học: Nghiên cứu ở Trung Quốc”, Liu Ying, Peerasit
Kamnuansilpa, Ando Hirofumi (2018) .............................................................. 10
2.3.2. Mô hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 11
2.3.2.1. Mô hình “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học sau khi
tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Cần Thơ”, Phan Anh Tú
và Trịnh Thúy Hằng (2016) ............................................................................... 11
2.3.2.2. Hành vi hoạch định và ý định du học có liên quan mật thiết với mối
quan hệ gia đình: trường hợp tại Việt Nam, Phương Hữu Tùng, Nguyễn Nghị
Thanh và Nguyễn Ánh Nguyệt (2021) .............................................................. 12
2.3.3. Tổng hợp mô hình nghiên cứu................................................................. 12

2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất .................................. 13
2.4.1. Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 13
2.4.1.1. Động cơ thành đạt ................................................................................ 13
2.4.1.2. Nguồn lực tài chính .............................................................................. 14
2.4.1.3. Ảnh hưởng xã hội ................................................................................. 15
2.4.1.4. Nguồn lực thông tin.............................................................................. 16
2.4.1.5. Động lực văn hóa ................................................................................. 17
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 18

2.5. Thang đo các khái niệm nghiên cứu ............................................................... 18

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 24

vi
3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 24

3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................ 24


3.2.1. Mục đích nghiên cứu định tính ................................................................ 25
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................. 25
3.2.3. Phân tích dữ liệu ...................................................................................... 27
3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................. 28

3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................. 28


3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................. 28
3.3.1.1. Mục đích nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................... 28
3.3.1.2. Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ ................ 28
3.3.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu ......................................... 29
3.3.1.4. Phân tích dữ liệu ................................................................................... 29
3.3.1.5. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................. 29
3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức .......................................................... 29

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 31

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ...................................................... 32

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .......................................................... 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 40

vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, du học đang ngày càng nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ Việt Nam.
Đây là con đường để các bạn lựa chọn trau dồi bản thân, học hỏi kiến thức từ các
quốc gia tiên tiến và tìm thêm nhiều cơ hội việc làm cho tương lai chính mình. Theo
số liệu thống kê cuối năm 2020 của Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT, hiện đang có
khoảng 190.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài. Đất
nước được nhiều du học sinh lựa chọn để du học nhất tính đến thời điểm hiện tại là
Úc với hơn 30000 du học sinh. Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp
trong năm 2020 đã có nhiều du học sinh gặp khó khăn trong quá trình du học. Các
bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt như mất việc làm, chỗ ở ngay vùng dịch khó
di chuyển ra ngoài để mua thức ăn, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn và kể cả các
loại thuốc men y tế. Về khía cạnh học tập, dù du học nhưng các bạn phải ở nhà học
trực tuyến, không được đến trường để trải nghiệm các tiết học thực hành. Chính những
khó khăn này đã làm cho các bạn có ý định du học tại Việt Nam cũng phân vân không
biết liệu du học có còn là con đường mơ ước.

Khi chứng kiến những khó khăn của du học sinh Việt Nam trong thời kỳ Covid thì
các bạn trẻ ít nhiều cũng có những thay đổi trong suy nghĩ, quan điểm và quyết định
lựa chọn du học. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định du học của giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ hậu Covid.

1.2. Tính cấp thiết của đề tài

Trên Thế Giới đã từng có nhiều nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến
quyết định du học của giới trẻ. Nghiên cứu của Mazzarol và Soutar (2002) đưa ra 14
nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn du học tại Australia của các sinh viên đến
từ Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc và Ấn Độ. Các yếu tố đa phần liên quan đến:
kiến thức và hiểu biết về quốc gia đến, những gợi ý của bạn bè và người thân, mối
quan tâm về chi phí, những vấn đề liên quan đến môi trường học thuật, kết nối xã hội

1
và gần gũi về địa lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sinh viên quốc
tế.

Trong nghiên cứu của Bodycott (2009), Mercy (2009), Hormoz et al. (2014) thì các
yếu tố như triển vọng nghề nghiệp, mong muốn được học tập trong nền giáo dục của
các nước tiên tiến và phát triển sự nghiệp cá nhân có tác động lớn đến quyết định du
học của sinh viên. Trong nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến ý định du học sau khi
tốt nghiệp của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Cần Thơ (2016), cho thấy các
yêu tố từ thấp đến cao bao gồm: (1) Động lực văn hóa có ảnh hưởng nhiều nhất, (2)
là nguồn lực thông tin, (3) là động cơ thành đạt, (4) là áp lực xã hội, (5) là đặc điểm
cá nhân và cuối cùng là nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định du học của giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ hậu
Covid.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, nghiên cứu liên quan đến quyết định du học của giới trẻ
Việt Nam thời kỳ hậu Covid đang là một chủ đề cấp thiết. Nghiên cứu này sẽ nguồn
tham khảo lớn giúp cho các trường Đại học nước ngoài hiểu hơn về nhu cầu du học
của giới trẻ Việt Nam. Khi hiểu được những yếu tố liên quan đến ý định du học cũng
như những băn khoăn, lo ngại của học sinh, sinh viên trong thời kỳ hậu Covid. Các
trường Đại học sẽ lập ra những chính sách tốt, thu hút được nhiều bạn du học sinh
Việt Nam đến đất nước họ du học. Mở ra nhiều cơ hội, lựa chọn phù hợp với các bạn
học sinh, sinh viên Việt Nam đang có ý định du học.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định du học của giới trẻ Việt Nam trong
thời kỳ hậu Covid, đồng thời tìm ra sự biến đổi giữa các yếu tố này trước và sau đại
dịch.

Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động
ảnh hưởng đến lựa chọn du học của các bạn sinh viên trên cả nước Việt Nam. Từ đó
xác định cường độ tác động (tầm quan trọng) của các yếu tố này.

Đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu cho việc hoạch định chính sách
du học và các giải pháp thu hút nhiều du học sinh người Việt cho các quốc gia.
2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài cần tập chung giải quyết các câu hỏi sau:

1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định du học của các bạn trẻ Việt Nam?

2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định lựa chọn du học của học
sinh, sinh viên?

3. Giải pháp nào giúp các quốc gia khác có thể thu hút nhiều du học sinh người
Việt đến nước họ du học trong thời kỳ hậu Covid?

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Các yếu tố tác động đến ý định du học của học sinh, sinh viên trên đất
nước Việt Nam.

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu: Trên cả nước Việt Nam.

Khách thể nghiên cứu: Những bạn học sinh, sinh viên có ý định du học đang sống tại
Việt Nam.

Đối tượng khảo sát: 300 học sinh, sinh viên đang sống tại Việt Nam đang có ý định
du học trong thời kỳ hậu Covid.

1.6. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng.

Nghiên cứu định tính: Tiến hành điều tra phỏng vấn 25 học sinh, sinh viên nhằm tìm
hiểu sâu các yếu tố tác động đến ý định du học của họ. Dựa vào kết quả phỏng vấn
thu thập được và các cơ sở lý thuyết, nghiên cứu đi trước, ta có thể phát hiện ra những
yếu tố mới ảnh hưởng đến ý định du học hậu Covid đồng thời loại bỏ các yếu tố
không cần thiết. Sau đó tiến hành điều chỉnh nội dung thang đo, lập bảng câu hỏi

3
chính thức để điều tra thu thập thông tin, dữ liệu và trong mỗi yếu tố tác động đó, đưa
ra các biến để đề xuất mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng: Dùng bảng câu hỏi đã điều chỉnh từ kết quả nghiên cứu sơ
bộ, khảo sát trực tiếp học sinh, sinh viên nhằm thu thập dữ liệu cho nghiên cứu. Kế
đển, đưa tất cả dữ liệu đã nhập và làm sạch bằng phần mềm SPSS. Sau đó các biến
quan sát được đánh giá bằng 3 phương pháp: phương pháp phân tích độ tin cậy của
các thang đo thông qua hệ số Crombach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA sau cùng là bước kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu.

1.7. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu

Ý nghĩa: Nghiên cứu là một hình thức để kiểm định mô hình lý thuyết và thang đo
các yếu tố tác động đến ý định du học của học sinh, sinh viên trên đất nước Việt Nam.

Đóng góp: Nghiên cứu sẽ là cơ sở để triển khai các nghiên cứu tương tự trong lĩnh
vực du học. Du học hiện nay đang là xu thế nên sau đại dịch ít nhiều học sinh, sinh
viên cũng có những suy nghĩ khác về du học. Vì thế nghiên cứu sẽ giúp các đất nước
khác hiểu hơn về nhu cầu, mong đợi khi du học của các bạn học sinh, sinh viên Việt
Nam. Từ đó, các trường Đại học nước ngoài, các đơn vị tổ chức du học cho sinh viên
Việt Nam sẽ có những chính sách phù hợp, thu hút học sinh, sinh viên.

1.8. Kết cấu đề tài

Bài nghiên cứu này gồm 3 chương được trình bày theo trình tự như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Kết thúc chương 1, nhóm đã giới thiệu tổng quan về chủ để nghiên cứu để người đọc
có cái nhìn tổng quan hơn về chủ đề nghiên cứu: “Nghiên cứu về ý định du học của
giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ hậu Covid”. Nhóm cũng đã đề xuất ra phương pháp
nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Tiếp theo chương 2,
nhóm sẽ trình bày các cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định du học của
giới trẻ. Từ đó, nhóm đã đưa ra mô hình lý thuyết và xây dựng giả thuyết cho nghiên
cứu.

5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm liên quan

2.1.1. Khái niệm du học

Nhờ vào sự phát triển về giáo dục và các khía cạnh liên quan mà hình thức du học
đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Du học được hiểu là việc đi học ở một nước
khác nước hiện tại mà người học đang sinh sống, với mục đích bổ sung thêm kiến
thức, ngành nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của bản thân hoặc theo yêu cầu của
cơ quan, tổ chức tài trợ (The OECD Innovation Strategy, OECD, 2010).

Có nhiều hình thức du học khác nhau, trong đó các hình thức thường thấy là du học
có học bổng, du học tự túc và du học liên kết.

Du học có học bổng là hình thức du học trong đó du học sinh được cá nhân hay tổ
chức nào đó hỗ trợ một phần hoặc toàn phần tài chính cho du học. Học bổng du học
này thường do các trường trung học, đại học, học viện, cao đẳng; Chính phủ, tổ chức
của nhà nước; tổ chức độc lập, tổ chức phi lợi nhuận cấp cho học sinh, sinh viên hoặc
cá nhân đáp ứng được các điều kiện để nhận được học bổng mà phía nhà tài trợ đã đề
ra (Du học Ngân Hà Xanh, 21/05/2020).

Du học tự túc là hình thức du học phổ biến nhất hiện nay, du học sinh sẽ tự chi trả
các chi phí liên quan đến việc du học bao gồm học phí, sinh hoạt phí và chi phí đi lại.
Khác với hình thức du học có học bồng, du học tự túc chủ yếu dựa vào nguồn lực
kinh tế của gia đình để du học sinh có cơ hội thay đổi môi trường học tập tiên tiến và
phát triển hơn tại đất nước mà họ mong muốn (Lê Hồng Hạnh, 2019).

Du học liên kết là hình thức du học thông qua mối quan hệ hợp tác giữa các trường
đại học trong nước với các trường đại học nước ngoài nhằm đào tạo du học tại chỗ
(học tập theo chương trình nước ngoài nhưng học tại đất nước hiện tại mà không cần
đi ra nước ngoài) hoặc liên kết quốc tế (một phần chương trình tại nước hiện tại và
phần còn lại tại nước ngoài). Hình thức này giúp tiết kiệm chi phí và chuẩn bị đầy đủ
các yếu tố cần thiết cả về kiến thức, kĩ năng lẫn tính độc lập tự chủ khi chính thức du
học ở nước ngoài (Hotcourses Vietnam, 03/02/2021).
6
Tóm lại, du học là hình thức học tập tại nước ngoài thông qua hình thức tự túc, hệ
liên kết hoặc nhận được học bổng du học, việc du học có thể là học trực tiếp tại nước
ngoài hay đôi khi là du học tại chỗ nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Du
học nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, nâng cao giá trị bằng cấp của cá
nhân người học thông qua việc hoàn thành các chương trình đào tạo tiên tiến tại các
quốc gia phát triển trên thế giới.

2.1.2. Khái niệm du học sinh

Du học sinh (International students) được hiểu là học sinh, sinh viên hoặc cá nhân từ
nước ngoài đăng ký các khóa học tại các trường học, cao đẳng hoặc đại học tại một
quốc gia khác và được nhận theo thị thực tạm thời (temporary visa). Mục đích chính
của những sinh viên này là lấy bằng đại học, sau đại học hoặc bằng cấp chuyên nghiệp
của hệ đào tạo nước ngoài sau đó trở về nước của họ hoặc có thể tiếp tục ở lại làm
việc sau khi được cấp thị thực cư trú hợp pháp tại quốc gia mà họ theo học
(Encyclopedia, n.d).

Dễ hiểu hơn, thì các du học sinh là những người tham gia các khóa học, thực hiện
nghiên cứu trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn tại các trường học, đại học nước
ngoài theo dạng tự túc hay thông qua các chương trình du học liên kết, du học có học
bổng và nhận được bằng cấp nước ngoài sau khi họ hoàn thành chương trình học tập.

2.2. Các mô hình lý thuyết

2.2.1. Mô hình TRA (Theory of Reasioned Action)

7
Nguồn: Ajzen & Fishbein, 1975

Hình 2. 1: Mô hình thuyết hành vi hợp lý (TRA)

Fishbein (1967) lần đầu phát triển Thuyết hành vi hợp lý, còn được gọi là lý thuyết
TRA - Theory of Reasoned Action. Sau đó, Ajzen & Fishbein tiếp tục mở rộng lý
thuyết TRA vào năm 1975 cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý đinh được
quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan
xung quanh việc thực hiện các hành vi đó. Như vậy, với quan điểm của Ajzen &
Fishbein (1975), thái độ và tiêu chuẩn chủ quan đối với hành vi có tác động ảnh hưởng
đến ý định thực hiện một hành vi của cá nhân.

2.2.2. Mô hình TPB (Theory of Planned Behavior)

Nguồn: Ajzen, 1991

Hình 2. 2: Mô hình Lý thuyết hành vi hoạch định

8
Lý thuyết Hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior) của Ajzen (1991) được
sử dụng phổ biến nhất. Trong lý thuyết này chỉ ra rằng ý định thực hiện hành vi được
tác động bởi ba nhân tố: thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về
kiểm soát hành vi. Thái độ của cá nhân đối với một hành vi là việc cá nhân đó cảm
thấy như thế nào khi thực hiện hành vi, quy chuẩn chủ quan lại liên quan đến việc
người xung quanh cảm thấy như thế nào khi cá nhân thực hiện hành vi đó. Kiểm soát
hành vi thể hiện cảm nhận của cá nhân là bản thân có khả năng và đủ nguồn lực để
thực hiện hành vi hay không.

2.3. Mô hình nghiên cứu trước đây

2.3.1. Mô hình nghiên cứu nước ngoài

2.3.1.1. Nghiên cứu “Quyết định du học: Khoảng trống giữa ý


định và hành vi”, Krista Spindler (2017)

Nguồn: Krista Spindler, 2017

Hình 2. 3: Mô hình nghiên cứu “Quyết định du học: Khoảng trống giữa ý định và
hành vi”, Krista Spindler (2017)

Qua bài nghiên cứu về “Quyết định du học: Khoảng trống giữa ý định và hành vi”,
Krista Spindler, 2017, tác giả đã chỉ ra được các yếu tố sẽ lấp đầy khoảng trống giữa
ý định và hành vi du học để thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi du học là: triển vọng

9
nghề nghiệp trong tương lai; sự kỳ vọng của gia đình; thời gian (trì hoãn tiến độ học
tập, trì hoãn thời gian tốt nghiệp) mà cá nhân bỏ ra để thực hiện hành vi du học. Các
cá nhân tham gia khảo sát đều cho rằng việc tiếp thu được kinh nghiệm ở môi trường
quốc tế sẽ giúp họ có được những triển vọng cho sự nghiệp của họ trong tương lai và
nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình về việc du học. Bên cạnh đó, những người lựa
chọn không đi du học cho rằng việc trì hoãn về mặt thời gian là nguyên nhân họ không
định đi du học.

2.3.1.2. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của
sinh viên quốc tế về điểm đến du học: Nghiên cứu ở Trung
Quốc”, Liu Ying, Peerasit Kamnuansilpa, Ando Hirofumi (2018)

Nguồn: Liu Ying, Peerasit Kamnuansilpa, Ando Hirofumi (2018)

Hình 2. 4: Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên
quốc tế về điểm đến du học: Nghiên cứu ở Trung Quốc”, Liu Ying, Peerasit
Kamnuansilpa, Ando Hirofumi (2018)

Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên quốc tế lựa chọn tham
gia học tập tại trường đại học nước ngoài gồm có: (1) chất lượng giáo dục, (2) chi phí

10
học tập, (3) vị trí địa lý và văn hóa, (4) thông tin về trường, (5) nhân sự của
trường đại học, (6) dịch vụ hành chính, (7) cơ sở vật chất của trường đại học.

2.3.2. Mô hình nghiên cứu trong nước

2.3.2.1. Mô hình “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
du học sau khi tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại
học Cần Thơ”, Phan Anh Tú và Trịnh Thúy Hằng (2016)

Nguồn: Phan Anh Tú và Trịnh Thúy Hằng (2016)

Hình 2. 5: Mô hình “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học sau khi
tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Cần Thơ” của Phan Anh Tú
và Trịnh Thúy Hằng, 2016

Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học sau khi tốt nghiệp
của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Cần Thơ của Phan Anh Tú và Trịnh Thúy
Hằng, 2016 cho thấy ý định du học của sinh viên bị ảnh hưởng với tác động từ cao
đến thấp bao gồm: (1) Động lực văn hóa, (2) Nguồn lực thông tin, (3) Động cơ thành
đạt, (4) Áp lực xã hội, (5) Đặc điểm cá nhân và (6) Nguồn lực tài chính. Song, nhóm
tác giả cũng đã tự chỉ ra một vài hạn chế của bài nghiên cứu như: kích thước mẫu
nhỏ, đối gtượng nghiên cứu trong bài chỉ hướng đến sinh viên thuộc Khoa Kinh tế

11
của Trường Đại học Cần Thơ, bài nghiên cứu vẫn chưa đề cập và làm rõ được hết các
yếu tố cần thiết.

2.3.2.2. Hành vi hoạch định và ý định du học có liên quan mật


thiết với mối quan hệ gia đình: trường hợp tại Việt Nam, Phương
Hữu Tùng, Nguyễn Nghị Thanh và Nguyễn Ánh Nguyệt (2021)

Nguồn: Phương Hữu Tùng, Nguyễn Nghị Thanh và Nguyễn Ánh Nguyệt (2021)

Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu “Hành vi hoạch định và ý định du học có liên quan
mật thiết với mối quan hệ gia đình: trường hợp tại Việt Nam”, Phương Hữu Tùng,
Nguyễn Nghị Thanh và Nguyễn Ánh Nguyệt (2021)

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định du
học của học sinh, sinh viên Việt Nam gồm có: Quan điểm bản thân về du học; Ảnh
hưởng xã hội (gia đình, bạn bè, ý kiến của cựu sinh viên quốc tế); Năng lực kiểm soát
các yếu tố tác động (học phí, chi phí sinh hoạt, rào cản ngôn ngữ,...); Sự gắn kết trong
gia đình (sự ủng hộ, thân thiết và hỗ trợ từ gia đình).

2.3.3. Tổng hợp mô hình nghiên cứu

Bảng 2. 1: Tổng hợp mô hình nghiên cứu

STT Tên nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng

12
1 Nghiên cứu “Quyết định du học: Khoảng “Triển vọng nghề nghiệp trong
trống giữa ý định và hành vi”, Krista tương lai; sự kỳ vọng của gia
Spindler (2017) đình; thời gian”

2 Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến “Chất lượng giáo dục; chi phí
quyết định của sinh viên quốc tế về điểm học tập; vị trí địa lý và văn hóa;
đến du học: Nghiên cứu ở Trung Quốc”, thông tin về trường; nhân sự của
Liu Ying, Peerasit Kamnuansilpa, Ando trường đại học; dịch vụ hành
Hirofumi (2018) chính; cơ sở vật chất của trường
đại học”

3 Mô hình “Nghiên cứu các nhân tố ảnh “Động lực văn hóa; nguồn lực
hưởng đến ý định du học sau khi tốt thông tin; động cơ thành đạt; áp
nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế lực xã hội; đặc điểm cá nhân;
Trường Đại học Cần Thơ”, Phan Anh Tú nguồn lực tài chính”
và Trịnh Thúy Hằng (2016)

4 Hành vi hoạch định và ý định du học có “Quan điểm bản thân về du học;
liên quan mật thiết với mối quan hệ gia ảnh hưởng xã hội; năng lực kiểm
đình: trường hợp tại Việt Nam, Phương soát các yếu tố tác động; sự gắn
Hữu Tùng, Nguyễn Nghị Thanh và kết trong gia đình”
Nguyễn Ánh Nguyệt (2021)

2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất

2.4.1. Các giả thuyết nghiên cứu

2.4.1.1. Động cơ thành đạt

Động cơ thành đạt được xem như một loại động cơ đặc trưng, có tác dụng thúc đẩy
con người hoạt động vươn tới sự thành thục cao nhất (Vũ Thị Bích Hạnh, 2010).

13
Trường phái Phân tâm học (S.Freud, A.Adler, K.Horney,..) cho rằng động lực cơ bản
của mọi hành vi con người là những bản năng sinh vật vô thức. Với Adler – đại diện
của Phân tâm học mới lại khẳng định ý chí quyền lực là động lực thúc đẩy mọi hoạt
động của con người. Động cơ của con người được nảy sinh khi diễn ra mối tương
quan giữa sự khao khát hùng mạnh, quyền lực với cảm giác kém giá trị trong một con
người.

Giới trẻ ngày nay với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập, lĩnh hội kỹ năng, lĩnh
hội tri thức của những chuyên ngành khoa học chuyên sâu. Thế hệ trẻ đầy năng động
nhiệt huyết muốn trải nghiệm muốn khám phá những điều mới và sẵn sàng đương
đầu với khó khăn để thăng tiến hơn trong nghề nghiệp. Động cơ thành đạt của giới
trẻ ngày nay có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành ý định và quyết định
du học.

Theo Trương Hải Nghi, Võ Thị Phương Thảo, Nguyễn Duy Tiến (2021), quyết định
du học là cách tốt nhất để học một ngôn ngữ, bứt phá con đường học thuật; du học
mang lại cơ hội du lịch, khám phá nhiều nền văn hóa khác nhau, mở rộng tầm nhìn
thế giới.

Tóm lại, động cơ thành đạt vừa là mong muốn của mỗi cá nhân cũng vừa là ý chí thúc
đẩy cá nhân hoạt động để đạt được mong muốn của mình. Từ đó, cá nhân lựa chọn
du học để học tập thật nhiều, mở rộng tầm nhìn, tiếp thu được những kiến thức có ích
để không ngừng nâng cao trình độ bản thân. Bởi vậy mà du học đang là lựa chọn hàng
đầu của nhiều người, nhất là những bạn trẻ.

Giả thuyết H1: Động cơ thành đạt tác động cùng chiều với ý định du học của giới trẻ
Việt Nam trong thời kỳ hậu Covid-19.

2.4.1.2. Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính có thể hiểu là khối lượng giá trị biểu hiện bằng tiền và được hình
thành thông qua quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn vốn khác nhau nhằm hình
thành các mối quan hệ kinh tế xã hội, phân phối tương ứng và thích hợp với trình độ
phát triển nhất định của một nền kinh tế và quan tâm đến nhu cầu chi tiêu bằng tiền
của các chủ thể trong quá trình sản xuất (Nguyễn Thị Huyền, 2021).
14
Nguồn lực tài chính có tác động lớn đối với ý định đi du học của giới trẻ. Giới trẻ sẽ
suy nghĩ đắn đo khi tìm cho mình nguồn tài chính. Nếu gia đình không đủ tài chính
thì phải tìm kiếm những phương án khác như đi làm thêm, giành học bổng hoặc tìm
kiếm các chương trình hỗ trợ khác như ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư,.. (Phan
Anh Tú và Trịnh Thúy Hằng, 2016).

Nguồn lực tài chính cho phép việc giới trẻ mua sắm các loại thiết bị hay máy móc,
dịch vụ, đặc biệt là chi trả cho các chi phí khi du học để đầu tư cho việc nghiên cứu
học tập giúp tăng mức độ hiệu quả công việc, góp phần cải thiện chất lượng cuộc
sống, đảm bảo cho sự tăng trưởng. Vậy nên nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng
với vấn đề hình thành ý định du học của giới trẻ.

Trong bối cảnh hậu Covid, nền kinh tế suy thoái kéo theo nguồn thu nhập của cá
nhân hay của hộ gia đình cũng không ổn định dẫn đến giới trẻ phải xác định rõ nguồn
lực tài chính để có thể ra quyết định với việc du học.

Giả thuyết H2: Nguồn lực tài chính tác động cùng chiều với ý định du học của giới
trẻ Việt Nam trong thời kỳ hậu Covid-19.

2.4.1.3. Ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng xã hội là một trong những cơ chế căn bản được tâm lý học xã hội quan
tâm nghiên cứu. Ảnh hưởng xã hội chỉ ra một cách rất rộng tới hành vi của một người
trở thành một chỉ dẫn định định hướng cho hành vi của một người khác. Do đó, có
thể nói rằng ảnh hưởng xã hội bao trùm tất cả những gì tạo ra một thay đổi về hành
vi dựa vào những sức ép chi phối trong một bối cảnh nhất định. Ảnh hưởng xã hội
theo nghĩa rộng là sự tác động (của tự nhiên - xã hội) để lại kết quả trên các sự vật,
hiện tượng hay con người. Ảnh hưởng xã hội là sự tác động bằng các hình thức khác
nhau trong một quá trình tương tác làm thay đổi các đặc điểm tâm lý (đó là các quan
điểm, quan niệm, thái độ, biểu hiện hành vi của những người bị tác động),
(lytuong,2021)

Khi một cách nhìn, một thái độ hay hành vi của cá nhân, nhóm xã hội được định hình
từ trước và phản ánh không đúng sự thật về đối tượng thì đều là những biểu hiện khác
nhau của định kiến. Ảnh hưởng xã hội, áp lực và căng thẳng là tình trạng phổ biến
15
trong xã hội hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ. Nó như con dao hai lưỡi đôi khi sẽ
là nguồn động lực thôi thúc chúng ta làm việc nhưng đôi khi căng thẳng diễn ra quá
thường xuyên lại dẫn đến tình trạng khó kiểm soát và dẫn tới một số vấn đề về sức
khỏe và tâm lý, (Youth,2021).

Với ảnh hưởng xã hội đó, giới trẻ dần có ý định du học để khám phá sự thật: nền giáo
dục nước ngoài có thực sự tốt hơn trong nước? Liệu xã hội có đánh giá cao giá trị của
mình khi có bằng cấp nước ngoài? Bên cạnh đó, trong thời kỳ hậu covid thì ảnh hưởng
xã hội trước những ý kiến cho rằng quốc gia kiểm soát dịch tốt sẽ là điểm đến du học
lý tưởng hoặc quốc gia có chính sách hỗ trợ tốt cho du học sinh trong mùa dịch bệnh
sẽ là động cơ thúc đẩy giới trẻ quyết định du học để thực sự thấu hiểu cặn kẽ những
giá trị đích thực.

Giả thuyết H3: Áp lực xã hội tác động cùng chiều với ý định du học của giới trẻ Việt
Nam trong thời kỳ hậu Covid-19.

2.4.1.4. Nguồn lực thông tin

Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng “Nguồn lực thông tin là một dạng sản phẩm trí óc,
trí tuệ của con người, là phần tiềm lực thông tin có cấu trúc được kiểm soát và có ý
nghĩa thực tiễn trong quá trình sử dụng”. Nguồn lực thông tin phải được tổ chức, cấu
trúc lại để người dùng tin có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác và sử dụng được, phục
vụ cho nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội.

Chị Phạm Ánh Dương chia sẻ (VNEXPRESS,2021), “Thời điểm tốt nhất để xác định
nghề, ngành học bậc đại học là lúc kết thúc trung học cơ sở và bắt đầu vào trung học
phổ thông. Nếu để muộn hơn, con phải chạy đua với thời gian. Khi đã xác định được
ngành nghề, việc chọn trường sẽ thuận lợi hơn vì có thể tìm được ngay thông tin về
xếp hạng ngành, trường ở Mỹ một cách dễ dàng. Thời điểm này, sự tư vấn của bố mẹ
hoặc giáo viên là rất cần thiết, giúp con hiểu rõ tính chất và những đòi hỏi về nghề
nghiệp, ngành học mình muốn theo đuổi. Những thông tin được cung cấp này là nền
tảng để con soi chiếu xem mình có thực sự yêu thích và phù hợp hay không. Khi đã
có ý niệm rõ ràng về nghề, con sẽ tập trung học tập, thi cử, ngoại khóa hay hoạt động
cộng đồng phục vụ cho ngành nghề đã chọn”.
16
Với sự phổ biến của internet, thông tin về du học của bạn bè hay các influencer cũng
rất dễ dàng được tiếp cận. Giới trẻ sẽ cảm thấy hiểu rõ hơn từ bao quát đến chi tiết về
vùng đất mới và hào hứng hơn với ý định du học.

Trong thời kỳ hậu Covid, yếu tố sức khỏe vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu, nhất là
đối với giới trẻ có ý định du học. Những thông tin về đất nước kiểm soát dịch bệnh
tốt, bảo đảm an toàn sức khỏe cho du học sinh hoặc có thể hoàn thành thủ tục xuất
nhập cảnh một cách nhanh chóng sẽ góp phần quan trọng trong việc quyết định đặt
chân đến đất nước mới để du học của giới trẻ.

Giả thuyết H4: Nguồn lực thông tin tác động cùng chiều với ý định du học của giới
trẻ Việt Nam trong thời kỳ hậu Covid-19.

2.4.1.5. Động lực văn hóa

Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính
riêng của mỗi dân tộc”.

Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản
Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại:
Văn hóa – không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con
người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn
hóa.

Theo Trương Hải Nghi, Võ Thị Phương Thảo, Nguyễn Duy Tiến (2021), Trong thời
đại của toàn cầu hóa, của các đế chế tập đoàn đa quốc gia, thì sự hiểu biết và khả năng
hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau là nhân tố bắt buộc và tối quan trọng để
đứng vào đội ngũ nhân sự cao cấp.

Du học là mục tiêu của đa số học sinh nhằm trải nghiệm về nền giáo dục phát triển
trên thế giới. Tuy nhiên, quy trình phức tạp nhiều lựa chọn có thể khiến bạn mất
phương hướng. Trong xu thế phát triển “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” như hiện

17
nay thì việc học tập để nâng cao trình độ là một đòi hỏi tất yếu không thể thiếu, bởi
vậy mà du học đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người, nhất là những bạn trẻ.

Những bạn trẻ thường luôn sôi nổi nhiệt huyết đam mê, luôn muốn tìm tòi những điều
mới lạ. Từ đó giới trẻ quyết định lựa chọn du học để khám phá, để trải nghiệm thật
nhiều nền văn hóa của các quốc gia, về nền giáo dục, về ngôn ngữ hay cả về những
món ăn ngon,..

Giả thuyết H5: Động lực văn hóa tác động cùng chiều với ý định du học của giới trẻ
Việt Nam trong thời kỳ hậu Covid-19.

2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 2. 7: Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5. Thang đo các khái niệm nghiên cứu

18
Bảng 2. 2: Thang đo các khái niệm nghiên cứu

STT KÝ CÁC THANG ĐO NGUỒN


HIỆU

Động cơ thành đạt

1 ĐC1 Tôi yêu thích sự cạnh tranh

Phan Anh Tú và Trịnh Thúy


2 ĐC2 Tôi tin vào khả năng của bản
Hằng (2016); Hormoz
thân
Movassaghiet, Fahri Unsal và
Kenan Göçer, 2014
3 ĐC3 Tôi muốn có bằng cấp quốc tế

4 ĐC4 Tôi muốn có sự thăng tiến trong


nghề nghiệp

5 ĐC5 Tôi nhận thấy sự nâng cao kỹ


năng giao tiếp với mọi người

Nguồn lực tài chính

6 TC1 Tôi nhận thấy việc đi du học giúp Phan Anh Tú và Trịnh Thúy
tôi trở nên độc lập hơn về tài Hằng (2016); Hormoz
chính Movassaghiet, Fahri Unsal và
Kenan Göçer, 2014
7 TC2 Tôi có khả năng tích lũy vốn (đi
làm thêm, quỹ tín dụng ngân
hàng,...)

19
Tự phát triển
8 TC3 Gia đình tôi có thể hỗ trợ tài
chính cho tôi đi du học thời kì
hậu Covid 19

Tự phát triển
9 TC4 Tôi sẽ nhận được hỗ trợ tài chính
từ trường đại học dành cho sinh
viên quốc tế

Ảnh hưởng xã hội

10 XH1 Tôi nghĩ hầu hết mọi người cho Phan Anh Tú và Trịnh Thúy
rằng nền giáo dục nước ngoài tốt Hằng (2016)
hơn giáo dục trong nước

11 XH2 Tôi nghĩ xã hội sẽ đề cao khi tôi


có bằng cấp nước ngoài

12 XH3 Tôi nghĩ rằng một quốc gia có Tự phát triển


chính sách hỗ trợ tốt cho du học
sinh trong dịch Covid 19 sẽ thu
hút ý định du học của tôi

13 XH4 Bạn bè tôi cho rằng một quốc gia


có nền kinh tế và tình trạng xã
hội ít bị ảnh hưởng sẽ là lựa chọn
du học tốt sau Covid 19

20
14 XH5 Mọi người đều nghĩ rằng một
quốc gia kiểm soát dịch tốt sẽ là
điểm đến du học lý tưởng

Nguồn lực thông tin

15 TT1 Tôi được tiếp cận với nhiều kênh Phan Anh Tú và Trịnh Thúy
thông tin về du học (các website Hằng (2016)
du học, hội thảo,...)

16 TT2 Mọi người có chia sẻ thông tin và


kinh nghiệm về việc du học với
tôi

17 TT3 Những thông tin tích cực về quốc Tự phát triển


gia đó trong thời kỳ Covid sẽ thu
hút ý định du học của tôi

18 TT4 Tôi được tiếp cận với nhiều


thông tin về việc du học hậu
Covid vẫn đảm bảo an toàn sức
khỏe

19 TT5 Tôi được biết rằng quy trình xuất


nhập cảnh trong thời kỳ hậu
Covid sẽ không phức tạp

Động lực văn hóa

21
20 VH1 Tôi muốn học hỏi và trải nghiệm Phan Anh Tú và Trịnh Thúy Hằng
thêm một nền văn hóa mới (2016); Douglas W. Naffziger,
Jennifer P. B., và Carolyn B.
21 VH2 Tôi cảm thấy du học là cơ hội để Mueller, 2008
nâng cao các kỹ năng và sự thành
thạo ngoại ngữ

22 VH3 Tôi sẽ được tham gia nhiều hoạt


động ngoại khóa khác ngoài việc
học ở trường đại học

Ý ĐỊNH DU HỌC THỜI KỲ HẬU COVID 19

23 YD1 Tôi có ý định đi du học hậu Tự phát triển


Covid 19

24 YD2 Tôi đã chuẩn bị tinh thần để đi


du học hậu Covid 19

25 YD3 Tôi đã chuẩn bị đầy đủ các


chứng từ, thủ tục cần thiết để đi
du học hậu Covid 19 (SAT,
IELTS, Visa,...)

26 YD4 Tôi đã sẵn sàng để đi du học sau


Covid 19

22
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, nhóm nghiên cứu đã nêu khái quát về các khái niệm có liên quan
đến đề tài nghiên cứu đồng thời nhắc lại các mô hình lý thuyết làm tiền đề cho việc
xây dựng mô hình nghiên cứu định hướng cho đề tài. Ngoài ra, chương này còn giới
thiệu những cơ sở về các nhân tố liên quan có tác động đến ý định du học sau đại dịch
của giới trẻ. Dựa vào tham khảo những nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đã mở
rộng mô hình nghiên cứu đề xuất với 05 yếu tố đã được nhóm bổ sung, điều chỉnh
nhằm phù hợp với mục đích của đề tài và tình hình hiện tại. Năm yếu tố được đề xuất
bao gồm: Động cơ thành đạt, Nguồn lực tài chính, Ảnh hưởng xã hội, Nguồn lực
thông tin và cuối cùng là Động lực văn hóa.

23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Dựa trên quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007)

Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

24
3.2.1. Mục đích nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của
giới trẻ Việt Nam hậu covid-19. Ngoài ra nghiên cứu này còn nhằm mục tiêu điều
chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong
mô hình, hiệu chỉnh các thang đo cho phù hợp với đề tài. Qua đó xây dựng bảng câu
hỏi chi tiết cho nghiên cứu định lượng, thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng
khảo sát là giới trẻ Việt Nam.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm 6-8
người (theo Krueger, 1998) thuộc đối tượng khảo sát mà nhóm đã đề ra.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Đầu tiên, nhóm tác giả nghiên cứu trước các tài liệu để tìm hiểu về các khái niệm đã
có thang đo và mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình của các nghiên cứu đã
được chứng minh trước đó, đồng thời xác định các nội dung cốt lõi của những khái
niệm chưa có thang đo. Sau đó, nhóm tiến hành thảo luận nội bộ để làm rõ các nội
dung chính liên quan đến khái niệm, các nhân tố hình thành - ảnh hưởng đến ý định
du học để từ đó làm cơ sở tham khảo quan trọng trong việc xác định phạm vi nghiên
cứu, điều chỉnh nội dung của các khái niệm nghiên cứu và hiệu chỉnh mô hình nghiên
cứu sao cho phù hợp với tình hình hậu covid-19 ở Việt Nam. Tiếp theo, nhóm nghiên
cứu dựa vào kết quả thảo luận nội bộ để hình thành thang đo ban đầu cho các khái
niệm cần xây dựng thang đo.

Sau đó nhóm đã quyết định sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tiến hành nghiên
cứu định tính. Theo TS.Nguyễn Đình Thọ (giáo trình Nghiên cứu thị trường, 2011)
“Thảo luận nhóm là một kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên
cứu định tính. Việc thu nhập dữ liệu được thể hiện qua hình thức thảo luận giữa các
đối tượng nghiên cứu với nhau dưới sự dẫn hướng của nhà nghiên cứu. Nhà nghiên
cứu trong trường hợp này được gọi là người điều khiển chương trình."

➢ Mô tả đáp viên

- Họ bao gồm cả nam và nữ ở độ tuổi từ 16-25 tuổi

25
- Họ là những người bình thường về mặt nhận thức và hành vi, sẵn lòng chấp
nhận lời mời tham gia thảo luận trong trạng thái thoải mái, có quyền đề nghị
bỏ qua hoặc đổi câu hỏi, ngưng thảo luận và quyền được giữ kín thông tin cá
nhân.

➢ Quy trình thực hiện

Bước 1: Thiết kế dàn bài thảo luận (gồm 5 biến), thiết kế thư mời thảo luận, bầu
người điều khiển cuộc thảo luận, lựa chọn thời gian thực hiện (dự kiến là 1 buổi
gặp mặt trực tuyến cho mỗi nhóm, ưu tiên vào các ngày thứ 7 hoặc chủ nhật.)

Bước 2: Tính cỡ mẫu (áp dụng vào công thức tính cỡ mẫu của Hair và cộng sự (2014)
tính ra được cỡ mẫu là 25 (n= số biến x 5))

Bước 3: Chọn mẫu ngẫu nhiên, lựa chọn ngẫu nhiên những người đủ điều kiện trên
các hội nhóm người tiêu dùng trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo,… (Kế
hoạch dự phòng: Nếu không thể mời ngẫu nhiên có thể liên hệ bạn bè, người thân
thuộc đối tượng khảo sát để thay thế)

Bước 4: Trước khi tiến hành thảo luận nhóm 1 tuần, liên lạc trực tiếp với các đối
tượng tham gia thảo luận (dự kiến), gợi ý và thăm dò khả năng tham gia, sau đó họ
sẽ nhận được một thư mời hoặc “lời mời” chính thức cho biết thời gian, địa điểm, nội
dung cơ bản của cuộc thảo luận, trong đó thể hiện rõ những cam kết của người nghiên
cứu (tác giả) và họ được lưu ý là không cần phải chuẩn bị trước điều gì mà chỉ cần
trả lời hay thảo luận đúng như những gì họ đang suy nghĩ, cảm nhận tại cuộc thảo
luận. Trước thời điểm diễn ra cuộc thảo luận (1 – 2 ngày), tác giả liên hệ trực tiếp để
xác nhận đối tượng đồng ý tham dự thảo luận.

Bước 5: Tiến hành buổi thảo luận

+ Đầu tiên giới thiệu đề tài, mục đích nghiên cứu sau đó đặt câu hỏi cho đáp viên
thảo luận.

+ Trong quá trình trao đổi, người điều phối trong nhóm sẽ thường xuyên gợi mở,
dẫn dắt các đáp viên nghiên cứu trao đổi, bày tỏ quan điểm của bản thân xung
quanh vấn đề về du học.
26
+ Bên cạnh đó cũng khuyến khích mọi người phản biện qua lại với các câu hỏi
đệm như “Bạn thấy quan điểm của bạn đó đúng hay không?”, “Bạn có đồng ý
với quan điểm của bạn đó hay không?”, “Theo bạn thì như thế nào mới
đúng?”…

+ Nội dung cuộc thảo luận sẽ được nhóm ghi âm và lưu trữ lại.

Bước 6: Kết thúc buổi thảo luận. Cảm ơn các đáp viên.

3.2.3. Phân tích dữ liệu

Các cuộc thảo luận được tiến hành thông qua các ứng dụng trực tuyến, trung bình
mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 - 50 phút cho tất cả các câu hỏi trong bảng
hỏi.

Nội dung những cuộc phỏng vấn được ghi âm và lưu trữ lại. Nhóm bắt đầu xử lý dữ
liệu sau khi đọc qua kết quả từ các cuộc phỏng vấn và sử dụng kỹ thuật phân tích dữ
liệu dạng chữ.

Dữ liệu thu thập được từ buổi thảo luận sẽ được tổng hợp lại để rút ra những kết luận
có tính quan trọng nhất. Nhóm nghiên cứu xử lý thô trên file ghi chép bằng cách in
đậm các từ khóa, các đoạn nội dung quan trọng. Với các từ hoặc cụm từ khóa, nhà
nghiên cứu tiến hành phân nhóm các “thành phần” và đối chiếu so sánh liên tục với
các kết quả nghiên cứu đang tồn tại.

Có 3 bước chính thuộc quy trình phân tích dữ liệu như sau:

Bước 1: Thu gọn dữ liệu định tính

Đọc kỹ từng bản ghi âm thảo luận nhóm, ghi nhận lại và đánh dấu tất cả những câu
liên quan đến các biến và mối quan hệ của chúng.

Bước 2: Phân tích và thể hiện thông tin

Gỡ băng chi tiết và mã hóa từng câu. Nhóm sẽ cẩn thận mã hóa từng câu và kiểm tra
chéo kết quả mã hóa. Khi nhóm có ý kiến khác nhau về kết quả thì tiến hành thảo
luận cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối cùng.

27
Nhóm bắt đầu phân loại kết quả các mã có ở bước 2 dựa trên những quan điểm và ý
kiến trùng lặp nhau. Tiếp đến nhóm nghiên cứu phân loại các mã có ý nghĩa tương tự
thành một loại, đồng thời kiểm tra chéo kết quả với nhau.

Bước 3: Báo cáo kết quả.

3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính

- Thông tin từ phương pháp nghiên cứu dữ liệu định tính được thu thập tại cuộc
phỏng vấn nhóm với sự tham gia của các nhóm đáp viên tạo cơ sở làm rõ cho
các mục tiêu liên quan đến ý định du học của giới trẻ.

- Biết được quan điểm cuủa giới trẻ về việc đi du học.

- Đo lường ý định du học trong thời kỳ hậu Covid 19 của giới trẻ Việt Nam.

- Khám phá được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định du học của giới trẻ Việt
Nam trong thời kỳ hậu Covid 19.

- Thống nhất giữ nguyên thang đo.

3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.3.1.1. Mục đích nghiên cứu định lượng sơ bộ

- Khi thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ sẽ giúp hoàn thiện những vấn đề
chưa rõ, nhận diện các rủi ro, giúp người nghiên cứu hoàn thiện mô hình
nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát trước khi đi vào nghiên cứu chính thức.

- Nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm phát hiện ra những sai sót trong bảng câu
hỏi và kiểm tra thang đo. Kết quả là xây dựng được một bảng câu hỏi chính
thức dùng cho nghiên cứu chính thức.

3.3.1.2. Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ

Bước 1: Mô phỏng nội dung bảng câu hỏi và các thang đo.

Bước 2: Thực hiện khảo sát nhỏ để kiểm tra lại bảng câu hỏi và thang đo đã mô
phỏng.
28
Bước 3: Chỉnh sửa lại những thiếu sót của bảng câu hỏi và hoàn thiện các thang
đo.

Bước 4: Đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh và tiến vào nghiên cứu chính thức.

3.3.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trước 10
sinh viên (Theo (Yamane Taro (1967)) bằng cách điền form trực tuyến theo
bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.

3.3.1.4. Phân tích dữ liệu

Dữ liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm SPSS. Sau đó các biến quan sát được
đánh giá bằng 2 phương pháp: phương pháp phân tích độ tin cậy của các thang đo
thông qua hệ số Crombach’s Alpha và phương pháp phân tích EFA.

3.3.1.5. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Kết quả này nhằm giúp nhóm nghiên cứu phát hiện ra những lỗ hỏng, những thiếu
sót trong thang đo và bảng câu hỏi. Những biến quan sát nào thỏa mãn các điều kiện
trong 2 phương pháp đánh giá trên sẽ được sử dụng cho nghiên cứu chính thức (thang
đo chính thức).

3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức

➢ Mục đích

Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường
các nhân tố tác động đến ý định du học của giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ hậu Covid
19.

➢ Phương pháp chọn mẫu

Dữ liệu được thu thập thông qua các bảng câu hỏi. Phương pháp lấy mẫu được
chọn là lấy mẫu theo EFA. Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham
và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước
mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho

29
nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). Do đó,
trong bảng khảo sát của nhóm có 26 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.
Áp dụng tỷ lệ 5:1, cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 26×5 = 130. Vì vậy chúng ta cần cỡ
mẫu tối thiểu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA là 130. Tuy nhiên
để cho nghiên cứu mang tính khách quan và có giá trị hơn, nhóm sẽ chọn cỡ
mẫu là 300 người. Và thông qua việc gửi bảng khảo sát online vì yếu tố khách
quan là dịch bệnh Covid nên không thể khảo sát trực tiếp.

➢ Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

- Phân tích mô tả: sử dụng phân tích mô tả để phân tích các thuộc tính của mẫu
nghiên cứu: thông tin của khách hàng về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,
thu nhập, …

- Kiểm định và đánh giá thang đo:

+ Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân
tố nhằm loại ra các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu
tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

+ Phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng để xác định độ giá trị hội
tụ, độ giá trị phân biệt và thu gọn các tham số ước lượng theo từng nhóm biến.
Phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS nhằm khẳng định các yếu tố
cũng như các giá trị và độ tin cậy của các thang đo các yếu tố, kiểm định độ
phù hợp mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết được thiết kế và đề xuất trong
nghiên cứu định tính.

30
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày về quy trình nghiên cứu, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Đối với nghiên cứu định tính, với mẫu được chọn bao gồm 25 bạn với độ tuổi
khoảng 16-25 tuổi, kết quả của phương pháp thảo luận nhóm là căn cứ để khám phá,
khẳng định và điều chỉnh các biến và thang đo của đề tài. Trên cơ sở này, nhóm tác
giả điều chỉnh lại mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

Trong chương này, nhóm tác giả cũng trình bày về phương pháp nghiên cứu định
lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức, bao gồm: phương pháp chọn mẫu,
thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp xử lý số liệu.

31
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM
PHẦN 1: GIỚI THIỆU, LÀM QUEN VỚI ĐÁP VIÊN
Chào các Anh/Chị, chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Tài chính -
Marketing. Hiện chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu ý
định du học của giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ hậu Covid 19.” Kính mong Anh/Chị
dành chút thời gian trả lời một vài câu hỏi sau đây để giúp chúng tôi hoàn thành tốt
việc nghiên cứu.

PHẦN 2: TIẾN HÀNH THẢO LUẬN


Các câu hỏi chung:

Câu 1: Anh/Chị có ý định đi du học hay không? Vì sao?

Câu 2: Theo Anh/Chị thì quan điểm “Muốn phát triển bản thân thì cần phải đi du học”
đúng hay sai. Vì sao?

Câu 3: Yếu tố nào đã góp phần hình thành ý định đi du học của Anh/Chị?

Câu 4: Theo Anh/Chị có nên đi du học trong thời kỳ hậu Covid 19 hay không? Vì
sao?

Câu 5: Theo kết quả thảo luận của nhóm nghiên cứu thì có 5 nhân tố tác động đến ý
định du học: Động cơ thành đạt, Nguồn lực tài chính, Áp lực xã hội, Nguồn lực
thông tin, Đông lực văn hoá. Theo anh/chị thì 05 thành phần này được xem là phù
hợp hay đầy đủ chưa? cần thêm hoặc bỏ bớt thành phần nào không? Tại sao cần
thêm hoặc bớt? (vui lòng nêu rõ thành phần cần thêm hoặc bớt).

Kiểm tra lại mô hình và đề xuất thang đo:

YẾU NHÂN
BIẾN NHẬN ĐỊNH
TỐ TỐ

Động ĐC1 Tôi sẽ có giá trị cạnh tranh cao hơn



H1 ĐC2 Tôi tin vào khả năng của bản thân
thành
đạt ĐC3 Tôi muốn có bằng cấp quốc tế

32
ĐC4 Tôi muốn có sự thăng tiến trong nghề nghiệp

ĐC5 Tôi sẽ hoàn thiện được khả năng giao tiếp ngoại ngữ
TC1 Gia đình tôi có thể hỗ trợ tài chính cho tôi đi du học
thời kì hậu Covid-19

TC2 Tôi có khả năng tích lũy vốn (đi làm thêm, quỹ tín
Nguồn dụng ngân hàng,...)
lược tài H2
chính TC3 Tôi nhận thấy việc đi du học giúp tôi trở nên độc lập
hơn về tài chính

TC4 Tôi sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ trường đại học
dành cho sinh viên quốc tế.

XH1 Tôi nghĩ hầu hết mọi người cho rằng nền giáo dục
nước ngoài tốt hơn giáo dục trong nước

XH2 Tôi nghĩ xã hội sẽ đề cao khi tôi có bằng cấp nước
ngoài

XH3 Tôi nghĩ rằng một quốc gia có chính sách hỗ trợ tốt
Ảnh
cho du học sinh trong dịch Covid 19 sẽ thu hút ý định
hưởng H3
du học của tôi
xã hội
XH4 Bạn bè tôi cho rằng một quốc gia có nền kinh tế và
tình trạng xã hội ít bị ảnh hưởng sẽ là lựa chọn du học
tốt sau Covid 19

XH5 Mọi người đều nghĩ rằng một quốc gia kiểm soát dịch
tốt sẽ là điểm đến du học lý tưởng
TT1 Tôi được tiếp cận với nhiều kênh thông tin về du học
(các website du học, hội thảo,...)
TT2 Mọi người có chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về việc
du học với tôi
Nguồn
lực TT3 Những thông tin tích cực về quốc gia đó trong thời kỳ
H4
thông Covid sẽ thu hút ý định du học của tôi.
tin
TT4 Tôi được tiếp cận với nhiều thông tin về việc du học
hậu Covid vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe.

TT5 Tôi được biết rằng quy trình xuất nhập cảnh trong thời
kỳ hậu Covid sẽ không phức tạp.

33
VH1 Tôi muốn học hỏi và trải nghiệm thêm một nền văn
hóa mới
Động
VH2 Tôi cảm thấy du học là cơ hội để nâng cao các kỹ năng
cơ văn H5
và sự thành thạo ngoại ngữ
hóa
VH3 Tôi sẽ được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa khác
ngoài việc học ở trường đại học
YD1 Tôi có ý định đi du học hậu Covid-19
Ý định
du học YD2 Tôi đã chuẩn bị tinh thần để đi du học hậu Covid-19
thời kỳ
H6 Tôi đã chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, thủ tục cần thiết
hậu YD3
Covid- để đi du học hậu Covid 19 (SAT, IELTS, Visa,...)
19
YD4 Tôi đã sẵn sàng để đi du học sau Covid-19

PHẦN 3: KẾT THÚC

Cảm ơn anh/chị đã tham gia và đóng góp ý kiến cho nghiên cứu của nhóm có được
các thông tin thiết thực, dễ hiểu và có giá trị thực tiễn. Những thông tin được cung
cấp, nhóm cam đoan là chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu. Cảm ơn
anh/chị đã dành thời gian, chúc anh/chị nhiều sức khỏe và thành công trong học tập,
công việc!

34
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Chào Anh/Chị, chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Tài chính -
Marketing. Hiện chúng tôi đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu về ý định du học của
giới trẻ Việt Nam trong thời kỳ hậu Covid 19”. Kính mong Anh/Chị dành chút thời
gian trả lời một vài câu hỏi sau đây để giúp chúng tôi hoàn thành tốt việc nghiên cứu.

Chân thành cảm ơn Anh/Chị!

I.Phần gạn lọc

1.Anh/Chị có ý định hoặc mong muốn đi du học sau thời kỳ Covid 19 hay không?

Không (Ngừng khảo sát)

2.Độ tuổi của Anh/Chị là?

Dưới 16 tuổi (Ngừng khảo sát)

Từ 16 – 25 tuổi

Trên 25 tuổi (Ngừng khảo sát)

3.Giới tính của Anh/Chị?

Nam

Nữ

Khác.

4.Trình độ học vấn của Anh/Chị?

Phổ thông

Đại học

Sau đại học

5.Thu nhập của Anh/Chị trong một tháng?

Dưới 5 triệu/tháng

35
Từ 5 - 10 triệu/tháng

Trên 10 triệu/tháng

6.Hoàn cảnh gia đình của Anh/Chị?

Khó khăn

Bình thường

Dư giả

II.Phần câu hỏi chính

1.Anh/chị có thường cập nhật những thông tin mới về quốc gia mà anh chị dự định
đi du học hay không?

Ít khi

Hầu như không

2.Lý do anh/chị lựa chọn đi du học? (Không giới hạn lựa chọn)

Chất lượng và chương trình đào tạo rất tốt

Có nhiều triển vọng việc làm trong tương lai

Mong muốn của gia đình

Nhận được học bổng du học

Để trải nghiệm môi trường học tập và làm việc mới mẻ

3.Các tiêu chí anh/chị đặt ra khi cân nhắc lựa chọn để đi du học là gì? (Không với
hạn lựa chọn)

Giá trị bằng cấp mang lại

Chất lượng đào tạo

Các yếu tố tài chính

Môi trường học tập, an ninh xã hội

36
Xu hướng du học thịnh hành

4.Anh/chị thường tham khảo ý kiến về việc đi du học từ đâu?

Bạn bè

Gia đình

Các cựu sinh viên quốc tế

Các trang tin tức, báo chí

Trong các phát biểu dưới đây, Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình
bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với quy ước sau:

(1) Hoàn toàn không đồng ý

(2) Không đồng ý

(3) Bình thường

(4) Đồng ý

(5) Không đồng ý

STT CÁC TIÊU THỨC MỨC ĐỘ


ĐỒNG Ý

1 2 3 4 5

I. Động cơ thành đạt

1 Tôi sẽ có giá trị cạnh tranh cao hơn


2 Tôi tin vào khả năng của bản thân

3 Tôi muốn có bằng cấp quốc tế

4 Tôi muốn có sự thăng tiến trong nghề nghiệp

5 Tôi sẽ hoàn thiện được khả năng giao tiếp ngoại ngữ
II. Nguồn lực tài chính

1 Gia đình tôi có thể hỗ trợ tài chính cho tôi đi du học thời
kì hậu Covid-19
37
2 Tôi có khả năng tích lũy vốn (đi làm thêm, quỹ tín dụng
ngân hàng,...)
3 Tôi nhận thấy việc đi du học giúp tôi trở nên độc lập
hơn về tài chính

4 Tôi sẽ nhận được hỗ trợ tài chính từ trường đại học dành
cho sinh viên quốc tế.
III. Ảnh hưởng xã hội

1 Tôi nghĩ hầu hết mọi người cho rằng nền giáo dục nước
ngoài tốt hơn giáo dục trong nước
2 Tôi nghĩ xã hội sẽ đề cao khi tôi có bằng cấp nước ngoài
3 Tôi nghĩ rằng một quốc gia có chính sách hỗ trợ tốt cho
du học sinh trong dịch Covid 19 sẽ thu hút ý định du học
của tôi

4 Bạn bè tôi cho rằng một quốc gia có nền kinh tế và tình
trạng xã hội ít bị ảnh hưởng sẽ là lựa chọn du học tốt sau
Covid 19

5 Mọi người đều nghĩ rằng một quốc gia kiểm soát dịch
tốt sẽ là điểm đến du học lý tưởng

IV. Nguồn lực thông tin

1 Tôi được tiếp cận với nhiều kênh thông tin về du học
(các website du học, hội thảo,...)
2 Mọi người có chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về việc
du học với tôi

3 Những thông tin tích cực về quốc gia đó trong thời kỳ


Covid sẽ thu hút ý định du học của tôi.

4 Tôi được tiếp cận với nhiều thông tin về việc du học hậu
Covid vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe.

5 Tôi được biết rằng quy trình xuất nhập cảnh trong thời
kỳ hậu Covid sẽ không phức tạp.
V. Động lực văn hoá

38
1 Tôi muốn học hỏi và trải nghiệm thêm một nền văn hóa
mới
2 Tôi cảm thấy du học là cơ hội để nâng cao các kỹ năng
và sự thành thạo ngoại ngữ

3 Tôi sẽ được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa khác
ngoài việc học ở trường đại học
VI. Ý định du học thời kỳ hậu Covid-19

1 Tôi có ý định đi du học hậu Covid-19

2 Tôi đã chuẩn bị tinh thần để đi du học hậu Covid-19

3 Tôi đã chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, thủ tục cần thiết để
đi du học hậu Covid 19 (SAT, IELTS, Visa,...)

4 Tôi đã sẵn sàng để đi du học sau Covid-19

Cảm ơn bạn đã dành thời gian thực hiện khảo sát này, chúc bạn nhiều sức khỏe và
thành công trong học tập, công việc!

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Douglas W. Naffziger, Jennifer P. Bott and Carolyn B. Mueller. (2008).
Factors Influencing Study Abroad Decisions Among College Of Business
Students. International Business: Research Teaching and Practice. Retrieved
from http://new.aibse.org/wp-
content/uploads/2012/02/NaffzigerBottMueller2008.pdf
2. Hormoz Movassaghi, Fahri Unsal and Kenan Göçer. (2014). Study Abroad
Decisions: Determinants & Perceived Consequences. Journal of Higher
Education Theory and Practice vol.14. Retrieved from
http://www.digitalcommons.www.na-
businesspress.com/JHETP/MovassaghiH_Web14_1_.pdf
3. Icek Ajzen. (1991). Lý thuyết hành vi hoạch định
4. Krista Spindler. (2017). Study Abroad Decision Making: The Gap Between
Intent And Behavior. Texas Christian University Fort Worth, Texas. Retrieved
from
https://repository.tcu.edu/bitstream/handle/116099117/19848/Spindler__Kris
ta-Honors_Project.pdf?sequence=1
5. Martin Fishbein, & Icek Ajzen. (1967). Thuyết hành động hợp lý (TRA)
6. Mazzarol, T. and Soutar, G.N.. (2002). The Push-Pull Factors Influencing
International Student Selection of Education Destination. International Journal
of Educational Management. Retrieved from
https://cemi.com.au/sites/all/publications/CEMI%20DP0105%20Mazzarol%
20and%20Soutar%202001.pdf
7. Phuong Huu Tung, Nguyen Nghi Thanh, and Nguyen Anh Nguyet. (2021).
Planned Behavior and Intention to Study Abroad Concerning Family Rally
Relationship: Case in Vietnam. EJ-SOCIAL, European Journal of Humanities
and Social Sciences. Retrieved from https://www.ej-
social.org/index.php/ejsocial/article/view/115/39
8. Trương Hải Nghi, Võ Thị Phương Thảo, Nguyễn Duy Tiến. (2021). Các nhân
tố tác động quyết định đi du học của học sinh ở TP. Hồ Chí Minh. Khoa Tài
chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. Retrieved
from https://tailieu.vn/doc/cac-nhan-to-tac-dong-quyet-dinh-di-du-hoc-cua-
hoc-sinh-o-tp-ho-chi-minh-2472562.html

40

You might also like