KIỂM TRA QUÁ TRÌNH LẦN 1 - Bùi Hoa Hải Yến

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

KIỂM TRA QUÁ TRÌNH LẦN 1

Câu 1: 2x3 được hiểu là 3 + 3 trong một số trường hợp nhất định, nhưng nó cũng có thể có nghĩa
khác tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Tại Việt Nam và một số quốc gia khác như Mỹ: Khi nói đến phép toán nhân, người ta thường
viết số lần nhân trước số bị nhân. Tức là 2x3 sẽ là 2 lần số 3, và kết quả thì giống với 3 lần số 2,
nhưng bản chất thì hoàn toàn khác.
Ví dụ, ta có 2 chuồng gà và mỗi chuồng có 3 con gà hay ta có 3 chuồng gà và mỗi chuồng có 2
con gà thì tổng vẫn là 6 không đổi nhưng về ý nghĩa thì khác nhau. Tóm lại có những điều ta quy
ước là đúng nhưng nó chỉ đúng trong một điều kiện nào đó và nó có thể sai trong một điều kiện
khác, cái gì cũng có một giá trị tương đối chứ không thể tuyệt đối.

Câu 2: 1+1=2 thì đúng trong giả định đối với những nhà kinh tế (đồng chất, đồng chất và cùng
thời điểm). Lấy ví dụ lấy 1 đô la Mỹ của 10 năm trước cộng với 1 đô la Mỹ hiện tại bây giờ thì
không thể bằng 2 đô la Mỹ được bởi vì giá trị của dòng tiền thay đổi theo thời gian, tức không
cùng một thời điểm.

Câu 3: Tính giá thành 1m khối bê tông: 250+300+720+100=1370(ngàn đồng).


Tuy các nguyên liệu cộng lại trên 1m khối nhưng cát, đá, xi măng là các chất khác nhau và các
nguyên liệu này sẽ bù trừ nhau lấp những khoảng trống để làm đầy bê tông không theo quy luật
1+1=2 như trong toán học. Ý nghĩa lý luận đó là mỗi người hay mỗi sự vật tồn tại đều có vai trò
riêng để góp phần cho xã hội phát triển chứ không triệt tiêu nhau.

Câu 4: -Nếu ta xé lẻ các miếng bánh mì tạo thành từng cặp cứ mỗi cặp sẽ được kẹp một miếng
thịt thì tương ứng sẽ có 5 cặp với 5 miếng thịt. Ý nghĩa đó là nếu chúng ta có nguồn lực cho
trước nhưng lại hoạt động theo một cách rời rạc, riêng rẻ thì lợi ích mà chúng ta nhận được sẽ chỉ
là tối thiểu.
-Còn nếu chúng ta xếp bánh mì có thứ tự trên dưới trước sau thẳng hàng thì chúng ta xếp được 9
miếng thịt. Như vậy, khi hình thành một tập hợp có kẻ trên người dưới thay vì hoạt động rời rạc,
tự phát thì lợi ích sẽ gia tăng.
-Nếu xếp bánh mì thành vòng tròn thì sẽ xếp được 10 miếng thịt, trong một vòng thì mắc xích
nào cũng như nhau. Vậy, trong một tổ chức thì mọi người phải bình đẳng với nhau và có giá trị
đóng góp là như nhau trong một cộng đồng thì lợi ích cộng đồng mới được gia tăng một cách tối
ưu.

Câu 5:
Theo bảng trên thì Lan sẽ tiêu dùng tất cả 29 viên kẹo và dư 2 vỏ kẹo nhưng nếu Lan xin bố
thêm một viên kẹo thì Lan sẽ đổi được thêm một viên kẹo nữa vậy Lan được 31 viên. Bố cũng
nhận lại được 1 vỏ kẹo. Trong giao dịch này đôi bên cùng có lợi, vậy hà cớ gì Lan không đi xin
bố? Ý nghĩa rút ra được ở đây là chúng ta trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng
độc lập cứng nhắc đi lên. Chúng ta luôn phải linh hoạt, lúc rắn lúc mềm, tận dụng các mối quan
hệ để có thể cùng nhau phát triển, học tập được nhiều thứ để tiến lên. Vì xã hội này được vận
hành theo quy tắc cộng sinh, lối sống cá nhân chỉ thêm kìm hãm bản thân mà thôi.

Câu 6: Trọng lượng tăng, 10kg


∆W>0=> Trọng lượng tăng
∆W<0=>Trọng lượng giảm
∆W=0=>Trọng lượng không đổi
Trọng lượng thay đổi:
Gốc: %∆W=(W2-W1)/W1=(60-50)/50=1/5=20%
%∆W=W2/W1-1=60/50-1=20%
TB: ∆W=(W2-W1)/((W1+W2)/2)=(60-50)/((50+60)/2)=18,18%
- Trọng lượng thay đổi/ ngày là (1+20%)^(1/30)-1=0,61%
(1+18,18%)^(1/30)-1=0,56%

Câu 7: A=B*C
-%∆A nếu tăng thì %∆A và %∆C đều tăng và ngược
lại cũng vậy
A=B*C -> %∆A=(1+%∆B)*(1+%∆C)-1
A=B*C ví dụ cho doanh thu = số lượng* giá bán
A=B/C
%∆A=((1+%∆B)/(1+%∆A))-1
→Ví dụ cho lương bình quân (A)= tổng lương công
ty (B)/ số người hưởng lương (C)

Câu 8: -Tỷ suất sinh lợi của miếng đất/thời gian: 2/1-1=100% (tăng thêm)
-Để tỷ suất sinh lợi tăng: có thể dùng vàng lời để mua đất. Giả sử bố mẹ cho 1 cây và
bạn có quan hệ rộng quen được 9 người bạn, mượn mỗi người 1 cây thì được 9 cây và bạn có
tổng 10 cây. Bạn mua miếng đất 10 cây sau thời gian t bán đi được 20 cây vàng đem trả bạn 9
cây còn lại 11 cây, vậy:11/1-1=1000%. Như vậy được khuếch đại lên 10 lần so với khả năng sinh
lợi của vốn tài chính.

You might also like