(123doc) Quan Ly Doi Tau

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 134

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG


------------------------

BÀI GIẢNG

QUẢN LÝ ĐỘI TÀU


TS. Phùng Minh Lộc
Lưu hành nội bộ

Nha Trang – Năm 2017


MỤC LỤC

Mục lục
Đề cương học phần

Chương 1- HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CHẤT 1


LƯỢNG VÀ AN NINH
1.1. Hệ thống quản lý trên bờ 1
1.2. Hệ thống quản lý dưới tàu 17

Chương 2- NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TÀU ĐANG KHAI 26


THÁC
2.1. Làm hàng 26
2.2. Nhận dầu 33
2.3. Chuẩn bị đi biển 36
2.3. Đi biển 39

Chương 3- NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TÀU SỬA CHỮA, BẢO 96


DƯỠNG
3.1. Nghiệp vụ quản lý kỹ thuật tàu của Công ty 96
3.2. Nghiệp vụ khi tàu lên đà 100

Chương 4- NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN 106


4.1. Tuyển dụng và huấn luyện thuyền viên 106
4.2. Thay đổi thuyền viên 110
4.3. Khiếu nại của thuyền viên 113
Chương 1
HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG VÀ AN
NINH

Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn và mối quan hệ của tất cả những người trong
Công ty (cả trên bờ và dưới tàu) có liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn, chất lượng và
an ninh
1.1. Hệ thống quản lý trên bờ
Tổ chức HTQLAT ở trên bờ được thể hiện bằng sơ đồ tổ chức dưới đây:

GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ
NGƯỜI GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH
(DP)

ĐỘI ỨNG PHÓ


ĐỘI ĐÁNH GIÁ
TÌNH HUỐNG
NỘI BỘ
KHẨN CẤP

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG


AN TOÀN KỸ THUẬT KHAI THÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
PHÁP CHẾ THƯƠNG VỤ TIỀN LƯƠNG
HÀNG HẢI

CÁC THUYỀN TRƯỞNG

Hình 1.1. Sơ đồ HTQLAT trên bờ


1.1.1 Giám đốc Công ty
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu. Giám đốc
là người đưa ra quyết định cuối cùng để đảm bảo an toàn cho con người, tàu, và môi trường.
- Khi vắng mặt, Giám đốc có thể uỷ quyền cho một Phó giám đốc.
- Tổ chức khai thác tốt đội tàu do Công ty quản lý. Trực tiếp theo dõi tình hình thị
trường để đề xuất các giải pháp phục vụ hoạt động đầu tư và kinh doanh tập trung của Tổng
công ty;
- Trực tiếp quản lý các hoạt động tài chính kế toán của Công ty;
- Quản lý, theo dõi và tổ chức việc thực hiện các hợp đồng kinh tế về vận tải, mua
bán tàu, bảo hiểm, sửa chữa, cung ứng;
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và các phương án quản lý, thực hiện
phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh đội tàu;
- Nghiên cứu xây dựng các quy định, quy chế, thể lệ, quản lý nghiệp vụ;
- Yêu cầu chủ tàu thông báo đầy đủ tên và chi tiết về Công ty cho Chính quyền;
- Giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện có hiệu quả HTQLAT của Công ty gồm:
 Cung cấp đủ nguồn lực và sự hỗ trợ khi cần thiết để Người phụ trách
(DP) thực thi các chức năng của mình;
 Cung cấp đủ nguồn lực và sự hỗ trợ khi cần thiết để Thuyền trưởng thực
thi các nhiệm vụ của mình một cách an toàn;
 Lựa chọn và bố trí những người thích hợp, có đủ năng lực, trình độ cho
việc thực hiện HTQLAT;
 Tổ chức các cuộc họp liên quan đến an toàn;
 Soát xét Hệ thống, tìm ra những điểm không phù hợp, đánh giá hiệu quả
của HTQLAT, đồng thời cải tiến Hệ thống này;
 Thành lập và huy động Đội ứng phó sự cố;
 Thiết lập hiệu quả quá trình trao đổi thông tin;
1.1.2. Các Phó giám đốc
1.1.2.1 Phó giám đốc Khai thác:
Nhiệm vụ và Quyền hạn: Thực hiện theo sự phân công của Giám đốc, bao gồm:
- Chịu trách nhiệm về tổ chức khai thác đội tàu thực hiện kế hoạch vận tải, các chỉ
tiêu kế hoạch vận tải, doanh thu và sản lượng của Công ty. Quản lý chi phí liên quan trong
các khoản lệ phí khai thác. Phụ trách công tác tiếp thị, đại lý.
- Quản lý chi phí liên quan đến hoạt động khai thác;
- Phụ trách công tác tiếp thị, đại lý;
- Phó Giám đốc khai thác chịu trách nhiệm phối kết hợp, hỗ trợ, động viên các phòng
mình phụ trách và Thuyền trưởng các tàu thực hiện và duy trì HTQLAT ở trên bờ cũng
như dưới tàu;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc.
1.1.2.2 Phó giám đốc Kỹ thuật:
Nhiệm vụ và Quyền hạn: Thực hiện theo sự phân công của Giám đốc, bao gồm:
- Chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật của đội tàu, duy trì tiêu chuẩn an toàn của Công
ty trên các tàu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để khai thác thiết bị máy móc liên quan đến đội
tàu. Chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện mọi yêu cầu cần thiết của đội tàu về kỹ thuật,
phụ tùng vật tư ;
- Quản lý các chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, vật liệu theo kế hoạch ;
- Quản lý, đào tạo và huấn luyện thuyền viên và cán bộ Công ty ;
- Chịu trách nhiệm về an toàn và an ninh hàng hải của đội tàu và trật tự nội vụ của
Công ty;
- Chịu trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, động viên các phòng mình phụ trách và Thuyền
trưởng các tàu thực hiện và duy trì HTQLAT ở trên bờ cũng như dưới tàu;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc.
1.1.3 Đại diện lãnh đạo về chất lượng (Quality Management Representative - QMR)
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
Giám đốc Công ty chỉ định một Phó giám đốc làm Đại diện lãnh đạo về chất lượng
(QMR) để kiểm soát toàn bộ HTQL của Công ty, bao gồm các quyền hạn và trách nhiệm
cụ thể như sau:
- Xác định và đảm bảo các quá trình cần thiết của HTQL được thiết lập, thực hiện
và duy trì có hiệu quả;
- Lập kế hoạch và tổ chức các đợt đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty; chỉ đạo
công việc chuẩn bị và rà soát HTQL phục vụ hoạt động đánh giá chứng nhận và đánh giá
định kỳ của cơ quan chứng nhận;
- Tổ chức và tham dự các kỳ họp xem xét của Lãnh đạo về HTQL; thường xuyên
báo cáo lãnh đạo Công ty về hoạt động của HTQL cũng như các nhu cầu cải tiến hệ thống;
- Xúc tiến và đảm bảo toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty nhận thức và xác
định được các yêu cầu của khách hàng, thông hiểu HTQL của Công ty;
- Thay mặt Lãnh đạo Công ty trong các quan hệ đối ngoại về các vấn đề liên quan
đến HTQL của Công ty.
Yêu cầu trình độ:
 Tốt nghiệp đại học;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu kinh nghiệm:
 Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.
Yêu cầu kỹ năng:
 Có kỹ năng soạn thảo văn bản;
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
1.1.4 Cán bộ Phụ trách (Designated Person - DP)
1.1.4.1 Người phụ trách (DP) được sự chỉ định của Giám đốc, theo Phụ lục của Thông tư
MSC-MPEPC.7/Cir.6 của Tổ chức Hàng hải Thế giới (IMO) - Hướng dẫn về tiêu chuẩn
chuyên môn, đào tạo và kinh nghiệm cần thiết đối với người thực hiện vai trò của người
phụ trách theo Bộ luật ISM (2010).
DP phải có chuyên môn, được đào tạo và phải có kinh nghiệm để đáp ứng các yêu cầu
tối thiểu về các nội dung sau:
1 Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng từ trường được chính quyền hàng hải công
nhận hoặc bởi một tổ chức được công nhận về lĩnh vực liên quan tới quản lý, cơ
khí hoặc khoa học tự nhiên; hoặc
2 Có năng lực và kinh nghiệm như một sỹ quan tàu biển được chứng nhận theo
Công ước STCW78 đó được bổ sung sửa đổi; hoặc
3 Được đào tạo các lĩnh vực khác với tối thiểu 3 năm kinh nghiệm thực tế làm
chuyên viên cao cấp về quản lý tàu.
DP phải được đào tạo về các vấn đề liên quan của quản lý an toàn theo các yêu cầu
của Bộ luật ISM, đặc biệt là về:
1 Kiến thức và nhận thức về Bộ luật ISM;
2 Các quy định và quy phạm bắt buộc;
3 Các tiêu chuẩn, hướng dẫn và các bộ luật bắt buộc;
4 Các kỹ năng về kiểm tra, đặt câu hỏi, đưa ra kết luận và báo cáo;
5 quản lý an toàn về kỹ thuật và tác nghiệp tàu biển;
6 Kiến thức phù hợp về vận tải biển và các hoạt động trên tàu;
7 Tham gia ít nhất một lần đánh giá hệ thống quản lý liên quan tới ngành hàng hải;
8 Trao đổi thông tin có hiệu quả với thuyền viên và lãnh đạo cấp cao của Công ty.
DP phải có kinh nghiệm về:
1 Thuyết phục lãnh đạo cao nhất của Công ty về tầm quan trọng của quản lý an toàn
quốc tế để có được hỗ trợ liên tục cho việc hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn;
2 Xem xét về sự phự hợp của hệ thống quản lý an toàn với các yêu cầu của Bộ luật
ISM;
3 Xem xét tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn trên Công ty và dưới tàu bằng
cách sử dụng các quy trình đánh giá nội bộ và xem xét công tác quản lý đó được
thiết lập để đảm bảo phù hợp với các quy định và quy phạm;
4 Đánh giá tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn để đảm bảo phù hợp với các
quy định và quy phạm khác không bao trùm bởi luật định và kiểm tra phân cấp
và có khả năng kiểm tra xác nhận sự phù hợp với các quy phạm và quy định đó;
5 Đánh giá về sự quan tâm tới các tác nghiệp an toàn do Tổ chức hàng hải quốc tế,
Chính quyền hàng hải, các tổ chức phân cấp, các tổ chức quốc tế và các tổ chức
công nghiệp hàng hải đề xuất để đẩy mạnh một văn hoá an toàn; và
6 Tổng hợp và phân tích các dữ liệu về các tình huống, sự kiện nguy hiểm, cận nguy
hiểm, sự cố, tai nạn và sử dụng các bài học đó để hoàn thiện hệ thống quản lý an
toàn cho Công ty và các tàu của Công ty.
1.1.4.2 Theo yêu cầu của Phụ lục của Thông tư MSC-MPEPC.7/Cir.5 của Tổ chức Hàng
hải Thế giới (IMO) - Hướng dẫn thực hiện Bộ luật quản lý an toàn quốc tế cho Công ty, có
nêu:
Được xác định trong Bộ luật ISM (2010), Người phụ trách (DP) giữ vai trò đặc biệt
trong việc thực hiện có hiệu lực hệ thống quản lý an toàn. Đây là một vị trí trên bờ mà tầm
ảnh hưởng và trách nhiệm có tác động rất lớn tới văn hoá an toàn trong công ty.
Người phụ trách phải kiểm tra xác nhận và giám sát tất cả các công tác an toàn và
ngăn ngừa ô nhiễm trong hoạt động của từng tàu. Việc giám sát này tối thiểu phải bao gồm
các quá trình nội bộ sau:
(1) Thông tin liên lạc và thực hiện chính sách an toàn và bảo vệ môi trường.
(2) Đánh giá và soát xét tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn;
(3) Báo cáo và phân tích về sự không phự hợp, sự cố và các tình huống nguy hiểm;
(4) Tổ chức và giám sát các cuộc đánh giá nội bộ;
(5) Rà soát lại hệ thống quản lý an toàn một cách thích hợp; và
(6) Đảm bảo có đầy đủ nguồn lực và hỗ trợ trên bờ;
(7) Thu xếp việc đánh giá bên ngoài HTQLAT Công ty;
(8) Kiểm tra và xác nhận các hành động khắc phục những sự không phù hợp;
(9) Phân tích khiếm khuyết, sự không phù hợp, sự cố để báo cáo Giám đốc có biện
pháp tránh lặp lại sự cố;
(10) Hỗ trợ các Thuyền trưởng thực hiện và duy trì đúng đắn HTQLAT.
Khi DP vắng mặt, Giám đốc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của DP.
Để đảm bảo Người phụ trách (DP) có điều kiện thực hiện có hiệu lực chức năng
của mình, Công ty phải cung cấp đầy đủ nguồn lực và hỗ trợ trên bờ, bao gồm:
(1) Nhân lực;
(2) Vật lực;
(3) Các cuộc đào tạo cần thiết;
(4) Xác định và lập thành văn bản một cách rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn;

(5) Quyền báo cáo các sự không phự hợp và các phát hiện tới lãnh đạo cao nhất
của Công ty;
1.1.5 Phòng An toàn Pháp chế Hàng hải
1.1.5.1 Nhiệm vụ của Phòng An toàn Pháp chế Hàng hải
Phòng An toàn Pháp chế Hàng hải chịu trách nhiệm tham mưu Giám đốc về các lĩnh vực:
- Quản lý Hệ thống quản lý an toàn tàu theo Bộ luật ISM;
- Quản lý Hệ thống an ninh tàu theo Bộ luật ISPS;
- Quản lý Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001;
- Pháp chế hàng hải;
- Trang thiết bị an toàn, ấn phẩm hàng hải;
- Hướng dẫn tàu hành hải an toàn;
- Bảo hiểm thuyền viên, tàu và hàng hoá.
1.1.5.2 Trưởng phòng An toàn Pháp chế Hàng hải
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Phụ trách chung về công việc và nhân sự Phòng An toàn Pháp chế Hàng hải;
- Triển khai, theo dõi, vận hành và duy trì HTQLAT;
- Kiểm tra, xác nhận các hành động khắc phục sự không phù hợp với HTQLAT;
- Theo dõi, thống kê, phân tích tai nạn/sự cố tàu; Tổ chức họp điều tra tai nạn/sự
cố dưới sự chỉ đạo của Giám đốc;
- Đánh giá nội bộ các phòng/tàu thực hiện HTQLAT và thu xếp đánh giá bên
ngoài HTQLAT;
- Đánh giá an ninh tàu; lập Kế hoạch an ninh tàu; kiểm tra việc thực hiện Kế
hoạch an ninh của các tàu;
- Chuẩn bị, thu xếp đánh giá an toàn/an ninh tàu để cấp giấy chứng nhận cho tàu;
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện
đúng Bộ luật Hàng hải Việt Nam, các công ước quốc tế và các qui định khác về
hàng hải của Chính quyền Việt Nam, nhằm đảm bảo cho đội tàu hoạt động phù
hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế/ Việt Nam, bảo vệ lợi ích của Chủ tàu;
- Hướng dẫn cho Thuyền trưởng giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh.
Yêu cầu trình độ:
 Tốt nghiệp đại học;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu kinh nghiệm:
 Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.
Yêu cầu kỹ năng:
 Có kỹ năng soạn thảo văn bản;
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
1.1.5.3 Phó phòng An toàn Pháp chế Hàng hải
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Theo dõi, thu xếp nghiệp vụ bảo hiểm đội tàu. Lập kế hoạch và kiểm tra việc thực
hiện các công việc sau:
- Làm các Hợp đồng bảo hiểm;
- Thương lượng, tranh chấp với người bảo hiểm và các bên liên quan để đòi bồi
thường và giải quyết bồi thường tổn thất các vụ tai nạn, sự cố hàng hải;
- Theo dõi và kiểm tra việc cung cấp kịp thời cho tàu các trang thiết bị an toàn, ấn
phẩm hàng hải, hải đồ, các loại sổ nhật ký tàu, các giấy tờ, biểu mẫu theo quy định;
tình hình thời tiết của vùng biển mà tàu đang hoạt động;
- Thực hiện các thủ tục pháp lý về pháp chế hàng hải cho đội tàu hoạt động có liên
quan đến chính quyền treo cờ, chính quyền cảng, công ước quốc tế;
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện đúng
Bộ luật Hàng hải Việt Nam, các công ước quốc tế và các qui định khác về hàng hải
của chính quyền Việt Nam, nhằm đảm bảo cho đội tàu hoạt động phù hợp với các
tiêu chuẩn của quốc tế/ Việt Nam, bảo vệ lợi ích của Chủ tàu;
- Trực tiếp hướng dẫn cho Thuyền trưởng giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh;
- Báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện công việc được giao cho Trưởng phòng;
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công;
- Thay thế Trưởng phòng khi Trưởng phòng vắng mặt.
Yêu cầu trình độ:
 Tốt nghiệp đại học;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
 Yêu cầu kinh nghiệm:
 Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.
Yêu cầu kỹ năng:
 Có kỹ năng soạn thảo văn bản;
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
1.1.5.4 Chuyên viên An toàn và Chất lượng
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Kiểm tra, xác nhận các hành động khắc phục sự không phù hợp với HTQLAT;
- Theo dõi, thống kê, phân tích tai nạn/sự cố tàu;
- Đánh giá nội bộ các phòng/tàu thực hiện HTQLAT và thu xếp đánh giá bên
ngoài HTQLAT;
- Đánh giá an ninh tàu; hướng dẫn và hỗ trợ tàu; lập Kế hoạch an ninh tàu; kiểm
tra việc thực hiện Kế hoạch an ninh của các tàu;
- Chuẩn bị, thu xếp đánh giá an toàn/an ninh tàu để cấp giấy chứng nhận cho tàu;
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
Yêu cầu trình độ:
 Tốt nghiệp đại học;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu kinh nghiệm:
 Đã được hướng dẫn, đào tạo về công việc được giao.
Yêu cầu kỹ năng:
 Có kỹ năng soạn thảo văn bản;
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
1.1.5.6 Chuyên viên hàng hải
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Kiểm tra, đánh giá các tàu về an toàn và chống ô nhiễm;
- Thực hiện các thủ tục pháp lý về pháp chế hàng hải cho đội tàu hoạt động có
liên quan đến chính quyền treo cờ, chính quyền cảng, công ước quốc tế;
- Theo dõi, kiểm tra và yêu cầu thuyền viên thực hiện đúng Bộ Luật Hàng hải,
các công ước quốc tế về hàng hải, nội quy Tổng công ty, nhiệm vụ thuyền viên
trên tàu biển Việt Nam;
- Theo dõi và thông báo khi cần thiết về tình hình thời tiết của vùng biển mà tàu
đang hoạt động;
- Theo dõi các trang thiết bị an toàn và hoạt động chống ô nhiễm, ấn phẩm hàng
hải,... của đội tàu;
- Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các chuyên viên ở ngạch cao hơn;
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
Yêu cầu trình độ:
 Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu kinh nghiệm:
 Đã được hướng dẫn, đào tạo về công việc được giao.
Yêu cầu kỹ năng:
 Có kỹ năng soạn thảo văn bản;
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
1.1.5.7 Chuyên viên bảo hiểm
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Hướng dẫn thuyền trưởng, máy trưởng lập hồ sơ tai nạn, sự cố hàng hải; kiểm
tra hồ sơ;
- Theo dõi, kiểm tra và yêu cầu thuyền viên thực hiện đúng Bộ Luật Hàng hải,
các công ước quốc tế về hàng hải, nội quy của Công ty và Tổng công ty, nhiệm
vụ thuyền viên trên tàu biển Việt Nam để hạn chế tai nạn, sự cố hàng hải;
- Lập hồ sơ tai nạn, sự cố hàng hải. Hoàn chỉnh hồ sơ tai nạn, sự cố hàng hải trình
lãnh đạo Phòng, Công ty;
- Trực tiếp theo dõi việc thực hiện quá trình giám định tai nạn, sự cố của tàu.
- Hỗ trợ lãnh đạo phòng thu xếp hợp đồng bảo hiểm;
- Trực tiếp thu thập hồ sơ để giải quyết khiếu nại, tranh chấp, bồi thường;
- Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các chuyên viên ở ngạch cao hơn;
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
Yêu cầu trình độ:
 Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu kinh nghiệm:
 Đã được hướng dẫn, đào tạo về công việc được giao.
Yêu cầu kỹ năng:
 Có kỹ năng soạn thảo văn bản;
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
1.1.6 Phòng Kỹ thuật
1.1.6.1 Nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật
- Quản lý công tác kỹ thuật, sửa chữa tàu để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt và
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế của đội tàu;
- Tổ chức theo dõi tình trạng kỹ thuật của đội tàu để lập kế hoạch sửa chữa, bảo
dưỡng quý, năm theo đúng quy phạm của đăng kiểm và yêu cầu khai thác đội
tàu;
- Thường xuyên cập nhật thông tin từ Cơ quan Đăng kiểm, thông báo cho các
phòng/tàu liên quan và nhanh chóng giải quyết các yêu cầu của cơ quan đăng
kiểm sau mỗi kỳ kiểm tra;
- Tổ chức thực hiện một cách có kế hoạch và hiệu quả hệ thống bảo quản bảo
dưỡng, sửa chữa đội tàu Công ty;
- Trực tiếp theo dõi chỉ đạo công tác sửa chữa, bảo dưỡng của từng tàu và toàn
bộ đội tàu;
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả các phương án kỹ thuật; Đề xuất các biện pháp bổ
sung, sửa đổi quy trình, định mức kỹ thuật;
- Kiểm soát các phụ tùng kỹ thuật để đảm bảo cho tàu họat động an toàn và đôn
đốc các tàu chuẩn bị kịp thời các phụ tùng để phục vụ kế hoạch bảo quản bảo
dưỡng;
- Xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu nhớt;
Xử lý các báo cáo kỹ thuật từ tàu, tiến hành kiểm tra máy móc, thiết bị, xem xét và
đánh giá để đưa ra các hành động phòng ngừa đảm bảo tàu hoạt động an toàn, hiệu quả và
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
1.1.6.2 Trưởng phòng Kỹ thuật
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Rà soát và duyệt các kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, hàng năm do các chuyên
viên xây dựng cho các tàu;
- Tổ chức xây dựng, quản lý việc thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, phụ
tùng, nhiên liệu, dầu nhớt ở đội tàu vận tải biển;
- Trực tiếp chỉ đạo công tác sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật cho đội tàu;
- Trực tiếp phụ trách công tác quản lý kỹ thuật, sửa chữa để đảm bảo tình trạng
hoạt động tốt và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế của đội tàu;
- Tổ chức theo dõi tình trạng kỹ thuật của đội tàu để lập kế hoạch sửa chữa cung ứng,
bảo dưỡng quý, năm theo đúng quy phạm của đăng kiểm và yêu cầu khai thác đội
tàu;
- Chỉ đạo xây dựng quy trình công nghệ, hệ thống định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật
cho đội tàu;
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả các phương án kỹ thuật; Đề xuất các biện pháp bổ
sung, sửa đổi quy trình, định mức kỹ thuật;
- Chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học như đề xuất các phương án, giải pháp kỹ
thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ, thay thế nguyên vật liệu, ứng dụng các thành
tựu khoa học kỹ thuật cho việc khai thác kỹ thuật, công nghệ sửa chữa...;
- Tham gia kiểm tra các ứng cử viên cho đội ngũ Phòng Kỹ thuật, đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho các chuyên viên của phòng,
các sĩ quan máy của Công ty, tham gia biên tập, biên soạn tài liệu kỹ thuật;
- Phát hiện, đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ trong phạm vi quyền hạn được giao
các hoạt động kỹ thuật trái với quy định hiện hành của Tổng công ty và chịu
trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình.
- Theo dõi việc thực hiện các quy định của ISO & ISM Code đối với Phòng Kỹ
thuật;
- Đề xuất các biện pháp bổ sung, sửa đổi quy trình sử dụng, các biểu mẫu quản lý
để nâng cao hiệu quả và tính an toàn cho tàu.
Yêu cầu về trình độ:
 Tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu hoặc vỏ tàu.
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu về kinh nghiệm:
 Đã đảm nhiệm chức danh sĩ quan quản lý dưới tàu hoặc đã công tác tại các nhà
máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển;
 Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.
Yêu cầu về kỹ năng: Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
1.1.6.3 Phó phòng Kỹ thuật
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Hỗ trợ cho Trưởng phòng trong công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
bảo dưỡng, sửa chữa đội tàu;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về việc đáp ứng các điều kiện kỹ thuật,
các hướng dẫn kỹ thuật cho tàu thuộc trách nhiệm của mình;
- Giúp việc cho Trưởng phòng lựa chọn nhà thầu phụ và giám sát quá trình sửa
chữa các tàu tại các cảng trong nước;
- Tham gia theo dõi tình hình đăng kiểm của các tàu để đôn đốc các chuyên viên
phụ trách tàu chuẩn bị cho các kỳ đăng kiểm đúng hạn và khắc phục các khiếm
khuyết do các cơ quan đăng kiểm khuyến cáo;
- Thường xuyên kiểm tra công tác bảo quản bảo dưỡng của các tàu ghé các cảng
Việt Nam và đưa ra các yêu cầu bảo dưỡng cụ thể cho các tàu để tăng cường
tình trạng kỹ thuật của tàu;
- Đưa ra các hướng dẫn kỹ thuật đối với các vấn đề về khai thác, bảo dưỡng và
sửa chữa các trang thiết bị và các hệ thống của các tàu sau mỗi lần kiểm tra;
- Giúp việc cho Trưởng phòng kiểm tra, phát hiện các khiếm khuyết, tồn tại của
các tàu đóng mới để chuẩn bị cho việc nhận bàn giao các tàu đóng mới của Công
ty tại Việt Nam.
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
Yêu cầu về trình độ:
 Tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu hoặc vỏ tàu;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu về kinh nghiệm:
 Đã đảm nhiệm chức danh sĩ quan quản lý dưới tàu hoặc đã công tác tại các nhà
máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển;
 Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.
Yêu cầu về kỹ năng: Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
1.1.6.5 Chuyên viên kỹ thuật
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Lập kế hoạch và theo dõi giám sát việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thường
xuyên và định kỳ phần boong, máy, điện và vô tuyến điện cho đội tàu;
- Đôn đốc các tàu lập dự trù các phụ tùng kỹ thuật, hoặc yêu cầu Chuyên viên Vật
tư cung cấp cho tàu các vật tư phụ tùng cần thiết để kịp thời phục vụ kế hoạch
bảo quản bảo dưỡng các trang thiết bị trên tàu;
- Tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi và giám sát đảm bảo tình trạng kỹ thuật
các tàu mình phụ trách đáp ứng được các thủ tục pháp lý toàn diện cho mọi hoạt
động liên quan đến chính quyền của nước tàu treo cờ, chính quyền cảng, công
ước quốc tế và các cơ quan phân cấp tàu biển của đội tàu;
- Chỉ đạo và trực tiếp tham gia hướng dẫn thuyền viên triển khai khắc phục các
sự cố kỹ thuật của đội tàu;
- Tham gia xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn dài hạn và lập các hạng mục sửa chữa
của các tàu trong từng đợt sửa chữa định kỳ hàng năm, lên đà theo yêu cầu của
quy phạm đăng kiểm và các sửa chữa nhỏ phát sinh. Trực tiếp giám sát chỉ đạo
thực hiện các kế hoạch và phương án sửa chữa bảo đảm cho đội tàu biển của
Công ty hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Trực tiếp theo dõi sửa chữa
các hạng mục trên đà của các tàu mình phụ trách để đảm bảo chất lượng sửa
chữa và số lượng các hạng mục đưa ra cần phải được hoàn thành triệt để;
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật, các giấy tờ đăng kiểm tàu và báo cáo
Trưởng phòng;
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật được giao trong việc xây dựng quy trình,
quy phạm kỹ thuật, các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn lao động cho
đội tàu, soát xét các báo cáo kỹ thuật của các tàu mình phụ trách và đưa ra các
hướng dẫn cụ thể với các vấn đề khai thác kỹ thuật;
- Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học kỹ thuật. Đề xuất các biện pháp cải
tiến kỹ thuật;
- Tham gia công tác biên soạn tài liệu, bài giảng để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cho kỹ thuật viên và thuyền viên trong
phạm vi quyền hạn được giao; phát hiện, đề nghị điều chỉnh hoặc đình chỉ các
hoạt động kỹ thuật trái với quy định hiện hành và chịu trách nhiệm cá nhân về
quyết định của mình;
- Có ý kiến đóng góp về thuyền viên cho Trưởng phòng Kỹ thuật;
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
Yêu cầu về trình độ:
 Tốt nghiệp đại học ngành máy tàu;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu về kinh nghiệm:
 Đã đảm nhiệm chức danh sĩ quan quản lý dưới tàu;
 Đã được hướng dẫn công việc của chuyên viên phụ trách tàu.
Yêu cầu về kỹ năng:
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
 Có khả năng giao dịch bằng tiếng Anh.
1.1.6.6 Chuyên viên kỹ thuật điện.
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Hỗ trợ Chuyên viên phụ trách tàu trong việc chỉ đạo quản lý các trang thiết bị
điện tàu, tự động, các nghi khí hàng hải và thông tin liên lạc, thiết bị văn phòng
trên tàu;
- Chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của các trang thiết bị điện, tự động và
các nghi khí hàng hải, thông tin liên lạc của các tàu mình phụ trách.
- Chịu trách nhiệm kiểm soát các phụ tùng điện cần thiết cho tàu hoạt động an
toàn.
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
Yêu cầu về trình độ:
 Tốt nghiệp đại học Hàng hải ngành điện tàu thuỷ.
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu về kinh nghiệm:
 Đã đảm nhiệm chức danh sĩ quan điện dưới tàu;
 Đã được hướng dẫn công việc của chuyên viên kỹ thuật điện.
Yêu cầu về kỹ năng:
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
 Có khả năng giao dịch bằng tiếng Anh.
1.1.6.7 Chuyên viên kỹ thuật vỏ tàu:
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch lên đà hàng năm cho đội tàu trên cơ sở kế hoạch
đăng kiểm của các tàu và trình Trưởng phòng vào đầu năm;
- Chịu trách nhiệm khảo sát, phối hợp với chuyên viên kỹ thuật lập hạng mục lên
đà và gửi cho các xưởng sửa chữa có khả năng sửa chữa để chào giá;
- Chịu trách nhiệm đàm phán với các xưởng sau khi nhận được các bản chào giá
và báo cáo Trưởng phòng kết quả đàm phán;
- Lập luận chứng chọn đà sửa chữa cho các tàu để trình Trưởng phòng, Phó Giám
đốc phụ trách và Giám đốc phê duyệt;
- Phối hợp với Ban Đóng mới tàu biển của Tổng công ty để theo dõi các tàu đóng
mới cho công ty và chuẩn bị cho việc tiếp nhận tàu đóng mới;
- Cập nhật các thông tin về Đăng kiểm để thông báo cho toàn bộ Phòng Kỹ thuật
biết và thực hiện;
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
Yêu cầu về trình độ:
 Tốt nghiệp đại học ngành vỏ tàu;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu về kinh nghiệm:
 Đã được hướng dẫn công việc của chuyên viên kỹ thuật vỏ tàu.
Yêu cầu về kỹ năng:
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
 Có khả năng giao dịch bằng tiếng Anh.
1.1.6.8. Nhân viên văn thư:
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Kiểm soát các hồ sơ hợp đồng sửa chữa, đăng kiểm;
- Làm các thủ tục để thanh toán các hợp đồng sửa chữa và phí đăng kiểm;
- Hàng tháng thống kê các chi phí sửa chữa, đăng kiểm báo cáo Trưởng phòng;
- Thảo các công văn giao dịch của Phòng với các đối tác;
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.
Yêu cầu về trình độ:
 Tốt nghiệp đại học;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu về kinh nghiệm:
 Đã được hướng dẫn công việc của nhân viên văn thư.
Yêu cầu về kỹ năng:
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
 Có khả năng giao dịch bằng tiếng Anh.
1.1.7 Phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương
1.1.7.1 Nhiệm vụ của Phòng Tổ chức - LĐTL
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền
lương;
- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về lao động tiền lương, BHXH,
BHLĐ… của công ty;
- Quản lý công tác hành chính – văn thư lưu trữ và trật tự nội vụ Công ty;
- Quản lý Hệ thống mạng, máy tính của Công ty;
- Tham mưu các vấn đề lên quan đến chế độ của thuyền viên để đảm bảo quyền
lợi và nâng cao chất lượng thuyền viên;
- Xây dựng, tuyển dụng, đào tạo và quản lý đội ngũ thuyền viên cho Công ty;
- Đảm bảo chất lượng thuyền viên đã được tuyển dụng và thuê làm việc trên các
tàu của Công ty;
- Thực hiện các hợp đồng thuê thuyền viên;
- Điều động thuyền viên và đảm bảo bố trí đầy đủ thuyền viên;
- Xác định nhu cầu, tổ chức huấn luyện đào tạo thuyền viên của Công ty;
- Quản lý chứng chỉ, giấy tờ liên quan của thuyền viên.
1.1.7.2 Trưởng Phòng Tổ chức – LĐTL
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Tham mưu công tác cán bộ thông qua tuyển dụng đào tạo, bổ nhiệm, đề bạt, bố
trí sử dụng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và các công tác khác gắn liền với
cán bộ;
- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về LĐTL, BHXH, BHLĐ của công ty;
- Quản lý công tác hành chính – văn thư lưu trữ và trật tự nội vụ Công ty;
- Quản lý hệ thống mạng, máy tính của Công ty;
- Chịu trách nhiệm Quản lý Trung tâm Đào tạo & Huấn luyện Thuyền viên;
- Tham gia biên soạn các tài liệu, bồi dưỡng hoặc huấn luyện nghiệp vụ.
Yêu cầu trình độ:
 Tốt nghiệp Đại học;
 Có thể sử dụng tiếng Anh để đọc, nghe hiểu về lĩnh vực chuyên môn.
Yêu cầu kinh nghiệm:
 Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan
Yêu cầu kỹ năng:
 Có kinh nghiệm và kiến thức chỉ đạo;
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
1.1.7.3 Phó phòng phụ trách Trung tâm ĐT&HL Thuyền viên
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Phụ trách công tác quản lý thuyền viên gồm: Tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện,
điều động và thuê thuyền viên;
- Theo dõi đánh giá chất lượng thuyền viên để giải quyết các chế độ về lương,
khen thưởng, kỷ luật và các công tác khác gắn liền với thuyền viên;
- Tổ chức xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ thống nhất như: Quy trình thuê
thuyền viên, quy trình đào tạo, điều động, đánh giá chất lượng, chế độ báo cáo,
lưu trữ hồ sơ... phục vụ công tác quản lý thuyền viên của Công ty;
- Theo dõi, đánh giá năng lực thuyền viên làm việc trên các tàu đảm bảo đáp ứng
yêu cầu của bộ luật STCW 78/95;
- Tổ chức thực hiện các công việc về thuê, điều động thuyền viên và làm các thủ
tục nhập, rời tàu;
- Đề xuất các phương án sửa đổi, điều chỉnh quy chế quản lý hoặc phương thức
tuyển dụng, đào tạo, quản lý thuyền viên;
- Tham gia nghiên cứu các đề tài về quản lý hoặc các công trình phục vụ cho việc
phát triển sản xuất, kinh doanh của đội tàu;
- Tham gia biên soạn các tài liệu, bồi dưỡng hoặc giảng dạy nghiệp vụ;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Trưởng phòng.
Yêu cầu trình độ:
 Tốt nghiệp đại học chuyên ngành hàng hải;
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu kinh nghiệm:
 Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan;
 Đã đảm nhiệm chức danh sĩ quan quản lý dưới tàu.
Yêu cầu kỹ năng:
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
1.1.7.4 Chuyên viên tổng hợp Trung tâm ĐT&HL Thuyền viên
Nhiệm vụ và Quyền hạn:
- Thu xếp, phối hợp với các bên liên quan để thuyền viên nhập, rời tàu;
- Bố trí huấn luyện, nhắc nhở thuyền viên trước khi xuống tàu làm việc;
- Lập hồ sơ theo dõi, lưu trữ cho tất cả các sỹ quan, thuyền viên của Công ty và
của các công ty khác được thuê làm việc trên các tàu của Công ty;
- Lưu và quản lý hồ sơ thuyền viên;
- Theo dõi, kiểm tra và làm thủ tục xin cấp hộ chiếu và các chứng chỉ liên quan
cho thuyền viên;
- Gửi “Lệnh điều động” tới các bên liên quan;
- Điện báo cho tàu việc thay đổi thuyền viên và nhắc nhở Thuyền trưởng có các
chuẩn bị cần thiết;
- Cập nhật các thông tin về thuyền viên nhập tàu;
- Giúp việc cho Trưởng phòng Tổ chức Lao động tiền lương thực hiện các công
việc có liên quan đến gia đình thuyền viên;
- Thực hiện các công việc đột xuất khác theo sự phân công của Trưởng phòng
TC-LĐTL
Yêu cầu trình độ:
 Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành hàng hải.
 Trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Yêu cầu kinh nghiệm:
 Đã được hướng dẫn, đào tạo về công việc được giao.
Yêu cầu kỹ năng:
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng
1.1.8 Đội ứng phó sự cố
 Giám đốc sẽ quyết định thành lập Đội ứng phó sự cố trong trường hợp có
bất trắc xảy ra trên biển như:
1) Tràn dầu xuống biển;
2) Có người bị thương khi tàu đang trên biển;
3) Các tai nạn nghiêm trọng như:
 Tàu đâm va, cháy trên tàu, tàu mắc cạn, nước vào tàu, hàng hoá bị dịch chuyển,
yêu cầu cứu hộ, rời bỏ tàu, người rơi xuống biển;
 Tàu bị cướp biển;
 Máy lái hỏng, mất điện, máy chính hỏng.
 Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong Đội ứng phó sự cố phải triệu tập
ngay một cuộc họp gồm những người có liên quan để phối hợp tiến hành các biện
pháp giải quyết theo đúng Kế hoạch ứng phó sự cố.
 Những người thực hiện nhiệm vụ của Đội ứng phó sự cố sẽ đưa ra những giải
pháp khẩn cấp phù hợp và thực hiện các giải pháp đó dưới sự điều khiển của Giám
đốc
1.2 Hệ thống quản lý dưới tàu
Tổ chức HTQLAT ở dưới tàu được thể hiện bằng sơ đồ tổ chức dưới đây:

Thuyền trưởng

T
Tổ an toàn, chất lượng & sức khoẻ
Thuyền trưởng: Tổ trưởng
Đại phó: Tổ viên
Máy trưởng: Tổ viên
Phó ba: Tổ viên
Sỹ quan VTĐ: Tổ viên

Bộ phận Boong Bộ phận Máy


Hình 1.2. Sơ đồ HTQLAT dưới tàu

Yêu cầu trình độ của thuyền viên: Thoả mãn các yêu cầu hiện hành của chính
quyền Việt Nam và Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, chứng nhận và trực ca đối với
thuyền viên 78/95 (STCW 78/95).
1.2.1 Quyền và trách nhiệm của Thuyền trưởng
Thuyền trưởng có các trách nhiệm sau:
- Hiểu thấu đáo HTQLAT của Công ty;
- Thực hiện và duy trì Chính sách An toàn và Bảo vệ Môi trường của Công ty;
- Thúc đẩy thuyền viên tuân thủ Chính sách An toàn và Bảo vệ Môi trường;
- Đưa ra các mệnh lệnh và các chỉ dẫn phù hợp một cách rõ ràng và đơn giản;
- Kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu đề ra đã được tuân thủ;
- Soát xét lại HTQLAT và báo cáo khiếm khuyết của HTQLAT cho Công ty.
Thuyền trưởng phải nắm bắt đầy đủ tình trạng hiện tại của tàu trên mọi phương
diện từ vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị cho đến thuyền viên. Vào cuối các quí,
Thuyền trưởng phải thực hiện kiểm tra tình trạng tàu cũng như soát xét
HTQLAT dưới tàu và báo cáo theo mẫu "Đánh giá của Thuyền trưởng; Vào
cuối tháng 6, tháng 12, trước khi thay đổi thuyền trưởng hoặc sau khi xảy ra sự
cố, sự không phù hợp nghiêm trọng, Thuyền trưởng tiến hành soát xét hiệu quả
thực hiện HT QLAT theo mẫu“Soát xét của Thuyền trưởng về hệ thống QLAT
nhằm mục đích đánh giá và phát hiện sự không phù hợp trong Sổ tay QLAT,
đánh giá về các khiếm khuyết cần sửa chữa dưới tàu, đánh giá về huấn luyện và
đào tạo trên tàu, và đưa ra các đề nghị;
- Tuân thủ qui định của Bộ luật hàng hải Việt Nam;
- Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về an toàn hành hải, an toàn con người,
tàu, tài sản và môi trường;
- Bằng mọi cách và mọi lúc Thuyền trưởng phải chú ý đến lợi ích của Công ty;
- Thuyền trưởng phải chú ý các vấn đề sau đây:
a) Trước chuyến đi:
 Chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi.
 Chú ý tới các yêu cầu về cung ứng như: dầu đốt, dầu nhớt, nước ngọt, vật tư
phụ tùng.
 Chú ý đến việc tu chỉnh hải đồ, các tài liệu liên quan, các thông báo hàng hải,
các bảng lịch thuỷ triều và các sách hàng hải khác.
 Chú ý đến tình trạng máy móc, thiết bị hàng hải và an toàn khác
 Chú ý tới thời hạn của các giấy tờ của tàu, bằng cấp của các Sỹ quan và chứng
chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên,...
 Chú ý đến một số điểm có thể gặp phải trong chuyến đi như là: mục tiêu khó
bắt, luồng lạch hẹp, mật độ tàu thuyền đông,...
 Chú ý đến hướng dẫn chuyến đi của Công ty, của người thuê tàu.
b) Trong hành trình:
 Chú ý đến an toàn về hành hải, con người, tài sản và môi trường;
 Tuân theo tuyến đường đã vạch như đã được chỉ đẫn;
 Tuân theo các chỉ dẫn của Công ty liên quan đến các báo cáo hàng ngày và
các báo cáo theo yêu cầu cần thiết;
 Chú ý đến những vị trí và thời điểm mà Thuyền trưởng phải có mặt trên buồng
lái để đảm bảo an toàn của tàu.
c) Trong Cảng
 Danh mục kiểm tra tàu đến và đi trước khi tàu vào hoặc rời cảng;
 Chú ý đến việc xếp dỡ hàng quý, hàng siêu trọng, hàng nguy hiểm;
 Chú ý đến việc phòng ngừa ô nhiễm và an toàn trong cảng.
 Thuyền trưởng phải chú ý đến lợi ích của Công ty.
Quyền hạn của Thuyền trưởng
- Theo các qui định ở điều 51 của Bộ luật Hàng hải Việt nam;
- Thuyền trưởng được phép vượt quyền hạn và trách nhiệm để đưa ra các quyết định
đối với an toàn, an ninh của tàu và ngăn ngừa ô nhiễm và cũng có quyền yêu cầu sự
giúp đỡ của Công ty khi xét thấy cần thiết. Nếu có sự mâu thuẫn giữa vấn đề an toàn
và an ninh, Thuyền trưởng sẽ thực hiện các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn cho
tàu, áp dụng các biện pháp an ninh tạm thời ở mức cao nhất có thể phù hợp với cấp
độ an ninh hiện hành và báo cho những người liên quan;
- Thuyền trưởng là người đại diện của Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ việc chỉ huy
con tàu;
- Giám sát thuyền viên thực hiện công việc đã được phân công theo các quy phạm
cũng như các quy định bắt buộc.
1.2.2 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Đại phó
- Phụ trách chung tổ boong. Theo dõi, bảo dưỡng các máy móc trang thiết bị do tổ
boong quản lý. Bố trí, phân công và kiểm tra công việc điều hành và bảo quản tàu
hàng ngày của sĩ quan thuyền viên bộ phận boong;
- Trước khi tàu lên đà hoặc có kế hoạch sửa chữa, Đại phó phải lập hạng mục sửa chữa
phần boong trình cho Thuyền trưởng; Khi sửa chữa xong, phải ký biên bản nghiệm
thu xác nhận chất lượng và kết quả công việc;
- Giữ cho tàu sạch sẽ, vệ sinh, ngăn nắp trật tự, ngăn ngừa ô nhiễm dầu;
- Mỗi ngày hai lần Đại phó phải kiểm tra sổ ghi số đo nước ngọt, nước ballast và
lacanh hầm hàng do thuỷ thủ phụ trách thực hiện;
- Quản lý kho tàng, phụ tùng do bộ phận boong quản lý;
- Tính toán thế vững, ứng suất cho phép và hiệu số mớn nước. Luôn giữ cho tàu ở
trạng thái ổn định về: thế vững, hiệu số mớn nước, ứng suất và cân bằng;
- Đại phó phụ trách hoạt động làm hàng của tàu.
a) Trước khi xếp hàng
 Chuẩn bị sơ đồ xếp hang;
 Tính toán thế vững và hiệu số mớn nước của tàu;
 Dự kiến điều kiện lúc khởi hành và báo cáo Thuyền trưởng phê duyệt;
 Kiểm tra kỹ tình trạng của thiết bị làm hàng, các hầm hàng và các việc chuẩn
bị làm hàng khác;
 Hướng dẫn kỹ sơ đồ xếp hàng cho Sỹ quan trực ca boong;
b) Quá trình xếp và dỡ hàng
 Đại phó phải có mặt ở tàu trong quá trình xếp và dỡ hang;
 Trực tiếp giám sát việc xếp/dỡ những loại hàng quí, hàng siêu trọng, hàng
nguy hiểm và phải vạch kế hoạch cho việc xếp dỡ và bảo quản hàng hoá;
 Bằng mọi cách tổ chức hợp lý công việc để đẩy nhanh tốc độ làm hang;
 Chú ý đến sự an toàn của thuyền viên, công nhân xếp dỡ, tình trạng của hàng
hoá, phòng cháy, ngăn ngừa ô nhiễm...và những hư hỏng có thể ảnh hưởng
đến tàu;
 Ghi đầy đủ vào giấy tờ liên quan đến việc làm hàng.
c) Trước khi rời và đến cảng
 Báo cáo cho Thuyền trưởng điều kiện chạy tàu;
 Kiểm tra số lượng thuyền viên trên tàu, tìm kiếm phát hiện những người trốn
trên tàu;
 Đại phó phải có mặt ở mũi tàu khi tàu neo, trước khi rời/ đến cảng hoặc di
chuyển vị trí.
d) Trong khi hành trình
 Trực ca buồng lái;
 Hướng dẫn và giám sát công việc bảo quản bảo dưỡng của thuỷ thủ trưởng và
các thủy thủ dựa theo bản "Kế hoạch bảo quản bảo dưỡng";
 Bảo quản hàng hóa;
 Kiểm tra kỹ tình trạng của thiết bị làm hàng, các hầm hàng và các việc chuẩn
bị làm hàng khác;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo lệnh của Thuyền trưởng. Chỉ được rời tàu khi
Thuyền trưởng cho phép và có mặt tại tàu.
1.2.3 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Phó hai
- Thực hiện các nhiệm vụ do Thuyền trưởng và Đại phó phân công;
- Tham gia trực ca biển và ca bờ, có mặt để chỉ huy ở lái tàu khi tàu vào ra cầu hoặc
chuyển cầu;
- Quản lý các thiết bị máy móc hàng hải, hải đồ và các ấn phẩm hàng hải; Bảo dưỡng
các trang thiết bị cứu hoả trên tàu;
- Thuyền phó hai phải duy trì các công việc sau:
 Kiểm tra và thử định kỳ tình trạng hoạt động của các thiết bị an toàn, GMDSS
mà mình quản lý;
 Thu các thông tin hàng hải và các thông báo hàng hải để hiệu chỉnh cập nhật
hải đồ và các ấn phẩm hàng hải;
 Ghi chép sự hoạt động của toàn bộ máy móc hàng hải và các thiết bị trên tàu,
xác định sai số, điều chỉnh và hiệu chỉnh sai số;
 Hàng ngày phải kiểm tra toàn bộ các thiết bị hàng hải, ghi kết quả kiểm tra
vào nhật ký và báo cáo với Thuyền trưởng;
- Ít nhất 3 giờ trước khi tàu khởi hành phải báo cho Thuyền trưởng toàn bộ việc
chuẩn bị chuyến đi mà mình có trách nhiệm thực hiện;
- Quản lý vật tư phụ tùng mình phụ trách.
1.2.4 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Phó ba
- Quản lý và bảo dưỡng các trang thiết bị cứu sinh, đồng thời có trách nhiệm quản
lý tủ thuốc và trang thiết bị y tế trên tàu;
- Tham gia trực ca biển và ca bờ, có mặt ở buồng lái khi tàu ra vào cầu và chuyển
cầu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thuyền trưởng và Đại phó phân công.
1.2.5 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thuỷ thủ trưởng
- Thủy thủ trưởng phụ trách các thuỷ thủ và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc
thực hiện các nhiệm vụ của thủy thủ theo lệnh của Đại phó;
- Chỉ đạo thực hiện các chương trình làm việc hàng ngày do Đại phó phê chuẩn
và phân công;
- Kiểm tra các khu vực, vị trí xung quanh tàu để bảo quản hoặc có kế hoạch sửa
chữa, vệ sinh hay khôi phục lại điều kiện làm việc của các thiết bị;
- Khi tàu đến, rời cảng hoặc ma nơ, vị trí của thủy thủ trưởng ở trước mũi;
- Tham gia vào các công việc có liên quan đến xếp dỡ hàng hoá theo lệnh của Đại
phó hoặc Sỹ quan trực ca;
- Hàng tháng phải ghi lượng tiêu hao vật tư boong và báo cáo cho Đại phó;
- Đo kiểm tra mức nước các két nước ngọt, ballast và các lacan hầm hàng mỗi
ngày hai lần;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Đại phó.
1.2.6 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thuỷ thủ lái (A.B)
- Thuỷ thủ lái phải tham gia vào các công việc của tổ boong theo sự phân công
của Đại phó, Sỹ quan trực ca và thuỷ thủ trưởng;
- Thuỷ thủ lái phải tham gia trực ca biển và ca bờ;.
- Thuỷ thủ lái phải tham gia trực ca trên buồng lái khi tàu neo;.
- Có mặt ở buồng lái hoặc phía sau lái khi tàu ra vào cầu hoặc chuyển cầu hay bắt đầu
hành trình;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Đại phó, Sỹ quan trực ca boong
hoặc Thuỷ thủ trưởng.
1.2.7 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thuỷ thủ thủ bảo quản (O.S)
- Thuỷ thủ bảo quản phải tham gia vào các công việc của tổ boong;
- Thực hiện các công việc bảo quản theo sự phân công của Thuỷ thủ trưởng;
- Tham gia vào các công việc xếp dỡ hàng trong cảng;
- Có mặt ở mũi tàu hay sau lái khi tàu ra vào cầu hay chuyển cầu;
- Thực hiện nhiệm vụ của Thuỷ thủ lái trong trường hợp Đại phó, Sỹ quan trực ca
boong hoặc Thuỷ thủ trưởng phân công;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Thuỷ thủ trưởng.
1.2.8 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Bếp trưởng:
- Nhiệm vụ của Bếp trưởng là tham gia các công việc của bộ phận phục vụ;
- Có nhiệm vụ chuẩn bị và bảo quản thực phẩm, lên thực đơn, nấu những món ăn ngon
hợp khẩu vị với thuyền viên;
- Kiểm tra chất lượng số lượng thực phẩm mua về;
- Báo cáo với Thuyền trưởng số lượng thực phẩm còn tồn kho vào cuối tháng;
- Giữ vệ sinh kho thực phẩm, nhà bếp và các kho khác hay các nơi bếp trưởng quản
lý;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Thuyền trưởng.
1.2.9 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Phục vụ viên
- Giúp bếp trưởng chuẩn bị bữa ăn, chia khẩu phần, rửa dụng cụ ăn uống;
- Có nhiệm vụ phục vụ buồng ở của Thuyền trưởng;
- Làm vệ sinh các buồng công cộng, nhà vệ sinh và nhà tắm công cộng;
- Vận chuyển và bảo quản thực phẩm;
- Phục vụ ăn uống cho hoa tiêu và khách...
- Làm các công việc khác theo sự phân công của Bếp trưởng.
1.2.10 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Máy trưởng
- Máy trưởng là người giúp việc cho Thuyền trưởng và phụ trách bộ phận máy, chịu
trách nhiệm quản lý, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của tổ máy;
- Duy trì việc bảo quản bảo dưỡng, quản lý, vận hành và điều khiển toàn bộ máy móc
thuộc tổ máy;
- Phải có mặt ở buồng máy để điều khiển máy chính khi ma nơ;
- Máy trưởng phải tham gia:
 Quản lý, phân công và bố trí thích hợp mọi công việc để hoàn thành kế hoạch
bảo quản bảo dưỡng và tránh làm việc quá sức cho thuyền viên của tổ máy;
 Đảm bảo máy móc hoạt động an toàn, an toàn về người và môi trường;
 Yêu cầu các Sỹ quan máy lập các kế hoạch bảo quản định kỳ và hàng ngày theo
chức năng và giúp họ hoàn thành nhiệm vụ;
 Phê duyệt "Kế hoạch nhận nhiên liệu" của Máy ba và hết sức chú ý đến chất
lượng, số lượng, khả năng chứa của các két. Dự kiến số đo của két sau khi lấy
dầu, yêu cầu bơm đúng két và bố trí các thiết bị, dụng cụ ngăn ngừa ô nhiễm dầu;
 Báo cáo ngay với Thuyền trưởng khi có vấn đề có thể ảnh hưởng đến kế hoạch
hành trình của tàu.
- Yêu cầu và phê duyệt kế hoạch xin cấp vật tư và phụ tùng thay thế của các Sỹ quan
máy, yêu cầu các Sỹ quan làm báo cáo về việc quản lý và mức tiêu hao;
- Giám sát mức tiêu thụ nhiên liệu hàng ngày và báo cáo số lượng còn lại trên tàu cho
Thuyền trưởng;
- Chịu trách nhiệm về sự hoạt động của máy móc, ghi chép và báo cáo theo yêu cầu
của Công ty;
- Giữ các tài liệu quan trọng của bộ phận máy, trừ những tài liệu do Thuyền trưởng
trực tiếp cất giữ. Chịu trách nhiệm mang các tài liệu quan trọng liên quan khi phải
bỏ tàu;
- Khi thực hiện các hạng mục sửa chữa trên đà theo kế hoạch, phải trình các danh mục
sửa chữa, kể cả những hạng mục do thuyền viên tự thực hiện, cho Thuyền trưởng.
Khi hoàn thành sửa chữa, phải ký biên bản nghiệm thu xác nhận chất lượng và kết
quả công việc.
1.2.11 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Máy hai
- Máy hai là người giúp việc cho Máy trưởng, chỉ huy và điều khiển những người cấp
dưới thực hiện các nhiệm vụ của Tổ máy;
- Tham gia trực ca trên biển và trong cảng, có mặt ở buồng máy để chuẩn bị và vận
hành máy chính lúc tàu ra vào cầu, chuyển cầu hay khởi hành;
- Chỉ đạo tốt việc hoạt động của Tổ máy. Thực hiện và giám sát kế hoạch bảo dưỡng.
Bố trí điều động lao động một cách hợp lý để hoàn tất các công việc theo sự phân
công của Máy trưởng;
- Phải có những hành động tích cực để giữ cho buồng máy hoạt động an toàn, sạch sẽ,
và không gây ô nhiễm;
- Máy hai phải chịu trách nhiệm về:
 Máy chính và các máy móc thiết bị liên quan;
 Hệ trục chân vịt, chân vịt, ống bao trục chân vịt;
 Máy lạnh thực phẩm, máy điều hoà, máy lọc LO, máy chưng cất nước ngọt và
hệ thống thông gió, bôi trơn;
 Các máy móc sự cố.
- Quản lý việc cung cấp dầu nhớt và các dầu máy khác, ghi chép mức tiêu hao hàng
ngày và báo cáo cho Máy trưởng;
- Theo yêu cầu của Máy trưởng, chuẩn bị đặt vật tư và phụ tùng thay thế mà Máy hai
quản lý;
- Giữ các tài liệu quan trọng, các giấy chứng nhận chính thức, các sổ ghi chép, trừ
những tài liệu do Máy trưởng trực tiếp cất giữ và chuẩn bị các báo cáo liên quan đến
điều kiện làm việc của máy móc do Máy trưởng yêu cầu;
- Báo cáo công việc chuẩn bị cho chuyến đi mà mình phụ trách cho Máy trưởng trước
khi tàu chạy ít nhất là 3 giờ;
- Phụ trách kho SOPEP;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Máy trưởng phân công.
1.2.12 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Máy ba:
- Trợ giúp Máy hai vận hành và bảo quản máy móc;
- Tham gia trực ca biển và ca bờ. Có mặt trong buồng máy khi tàu ra vào cầu, chuyển
cầu hay bắt đầu khởi hành;
- Máy ba phải chịu trách nhiệm về:
 Các máy đèn và máy móc thiết bị liên quan;
 Hệ thống cung cấp gió nén và máy móc liên quan;
 Hệ thống dầu đốt và các hệ thống có liên quan;
 Máy lọc dầu đốt và máy móc có liên quan;
 Lập kế hoạch cho việc nhận dầu.
- Chịu trách nhiệm nhận dầu, quản lý, đo dầu hàng ngày, ghi chép và báo cáo số lượng
dầu còn lại trên tàu cho Máy trưởng;
- Theo yêu cầu của Máy trưởng, chuẩn bị đặt vật tư, phụ tùng thay thế do Máy ba
quản lý, ghi chép và báo cáo tiêu thụ phụ tùng, vật tư cho Máy trưởng;
- Báo cáo việc chuẩn bị cho chuyến đi mà mình phụ trách cho Máy trưởng trước khi
tàu khởi hành ít nhất là 3 giờ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Máy trưởng.
1.2.13 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Máy tư:
- Trợ giúp Máy hai vận hành và bảo quản máy móc;
- Tham gia trực ca biển và ca bờ, có mặt ở buồng máy khi tàu ra vào cầu, chuyển cầu
hay bắt đầu khởi hành;
- Máy tư phải chịu trách nhiệm về:
 Nồi hơi và hệ thống có liên quan.
 Hệ thống nước sinh hoạt, balát, vệ sinh, la canh, phân ly dầu nước. Bao gồm
các bơm, đường ống, các van trên trong các hệ thống đó.
 Các máy móc hệ thống xếp/ dỡ hàng, máy xuồng cứu sinh.
- Theo yêu cầu của Máy trưởng, chuẩn bị đặt vật tư, phụ tùng thay thế và ghi chép
mức tiêu hao, báo cáo với Máy trưởng.
- Báo cáo về việc chuẩn bị cho chuyến đi mà mình phụ trách cho Máy trưởng trước
khi tàu khởi hành ít nhất là 3 giờ.
- Thực hiện các công việc khác do Máy trưởng phân công.
1.2.14 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thợ điện:
- Thợ điện tham gia vào các công việc của tổ máy, và như một người giúp việc cho
Máy trưởng.
- Có mặt ở buồng máy khi tàu điều động.
- Chú ý đến việc bảo quản các trang thiết bị điện lắp trên tàu.
- Thực hiện các công việc do Máy trưởng phân công.
1.2.15 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thợ cả:
- Thợ cả là tổ trưởng của tổ thợ máy và tham gia các công việc của tổ máy.
- Có nhiệm vụ bảo quản, sửa chữa tất cả các thiết bị trên tàu theo sự phân công của
Thuyền trưởng, Máy trưởng hoặc Máy hai.
- Bảo quản bảo dưỡng các động cơ, máy móc theo kế hoạch bảo quản bảo dưỡng
đã được Máy hai đưa ra.
- Có mặt tại buồng máy khi tàu điều động.
- Giữ gìn và bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ, đồ đạc, kho tàng của bộ phận
máy gọn gàng, ngăn nắp.
1.2.16 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Thợ máy:
- Thợ máy tham gia các công việc của tổ máy theo sự phân công của Máy hai, Sỹ
quan máy và Thợ cả .
- Tham gia trực ca biển và ca bờ.
- Phụ giúp các Sỹ quan máy trong việc bảo quản các máy móc để chúng luôn làm
việc tốt.
1.3 Trách nhiệm và nhiệm vụ của Tổ an toàn, chất lượng & sức khoẻ:
- Mỗi thuyền viên đều có nhiệm vụ đảm bảo an toàn trong phạm vi công việc của
mình. Nhiệm vụ của Tổ an toàn, chất lượng & sức khoẻ: họp bàn các vấn đề an toàn,
chất lượng & sức khoẻ, tai nạn/ sự cố gần đây, kiểm tra an toàn tàu, phổ biến và giám
sát thực hiện qui định an toàn, các quy trình trong Sổ tay quản lý an toàn và chất
lượng, các hướng dẫn vận hành máy móc và các trang thiết bị, kiểm tra
PSC/P&I/Đăng kiểm,...

- Thành viên của Tổ an toàn, chất lượng & sức khoẻ bao gồm: Thuyền trưởng là Tổ
trưởng, các tổ viên là Đại phó, Máy trưởng, Phó ba.
- Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm về sức khoẻ của thuyền viên, kiểm tra Giấy
khám sức khoẻ thuyền viên, đảm bảo không cho phép thuyền viên làm nhiệm vụ nếu
không đủ sức khoẻ.
- Thuyền trưởng phải bảo đảm rằng tất cả thuyền viên đều có sự hiểu biết HTQLAT
của Công ty thông qua các cuộc họp và huấn luyện,... đồng thời đề ra các phương
pháp khuyến khích thuyền viên tuân thủ HTQLAT. Tất cả các cuộc họp liên quan
đến an toàn đều được ghi vào "Biên bản họp quản lý an toàn, chất lượng/Hướng dẫn
thuyền viên và lưu giữ trên tàu. Cuộc họp an toàn được tổ chức ít nhất vào cuối các
quí và có mặt đầy đủ đại diện của các bộ phận và chức danh.
Chương 2
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TÀU ĐANG KHAI THÁC

2.1. Làm hàng


MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho mọi người làm việc ở trên tàu chở hàng bách hóa, Phòng
Khai thác Thương vụ.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Phần chung
- Thuyền trưởng có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa được xếp xuống tàu và chuyên
chở một cách an toàn. Đại phó hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Thuyền trưởng về việc xếp
hàng, sơ đồ xếp hàng, chèn lót và chằng buộc hàng phù hợp với cấu trúc và tính năng của
tàu, tính chất và yêu cầu của hàng hóa, tiêu chuẩn, hướng dẫn và các điều luật được áp dụng.
Các sỹ quan đi ca phải chịu trách nhiệm trước Thuyền trưởng và Đại phó về an toàn cho tàu
và hàng hóa.
- Một yêu cầu quan trọng là Thuyền trưởng phải hiểu biết thật đầy đủ về tính chất
của hàng hóa, các yêu cầu về xếp hàng, tính nguy hiểm và các biện pháp phòng ngừa cần
thiết trước khi xếp hàng. Thuyền trưởng có trách nhiệm thu thập những thông tin đó trong
‘’Thomas Stowage’’, từ chủ hàng (Shipper), người thuê tàu (Charterers), hoặc từ Công ty,
hoặc có thể tham khảo bộ luật thực hiện an toàn đối với hàng rời ở thể rắn của IMO.
- Một số loại hàng rời nhất định có khả năng xảy ra sự o xy hóa, gây nên giảm lượng
ô xy ra hơi độc và tự nóng lên. Cũng có hàng hóa tự tỏa ra hơi độc mà không cần bị o xy
hóa.
- Hầm hàng đã đóng kín một thời gian dù có hàng hay không có hàng đều có thể có
hơi độc hoặc hơi ngạt, hoặc đơn giản là thiếu o xy đối với sự sống của con người. Chỉ được
phép xuống hầm hàng khi đã thông gió tốt, không khí đã được lưu thông và đã hoàn thành
việc kiểm tra thỏa đáng.
2. Đủ điều kiện làm hàng
- Thuyền trưởng phải đưa tàu đến vị trí làm hàng đúng thời gian như quy định trong
Hợp đồng.
- Thuyền trưởng phải đọc và nghiên cứu kỹ hợp đồng thuê tàu. Nếu có điều khoản
nào chưa rõ thì phải hỏi công ty bằng mọi cách để làm rõ vấn đề này.
- Đại phó chịu trách nhiệm trước Thuyền trưởng đảm bảo các hầm hàng và các
khoang chứa khác đã được chuẩn bị thích hợp cho việc chuyên chở hàng hóa theo dự tính.
Ngoài ra tàu phải được trang bị kỹ thuật phù hợp với việc chở hàng.
- Thuyền trưởng phải kiểm tra xem các yêu cầu chuyên chở hàng của Chủ hàng hay
Công ty có được tuân thủ không.
- Trước khi sử dụng cẩu, Đại phó chịu trách nhiệm kiểm tra cẩu theo mẫu “Kiểm
tra tình trạng cẩu trước khi làm hàng. Ngay sau khi hầm hàng và cần cẩu đã sẵn sàng làm
hàng, Thuyền trưởng phải giao Thông báo sẵn sàng cho Người thuê tàu hoặc Đại lý của họ
trong giờ làm việc hành chính và yêu cầu ký xác nhận.
- Thuyền trưởng phải báo cáo ngay với Công ty nếu Người thuê tàu có bất cứ biểu
hiện gì không thực hiện nghĩa vụ như Hợp đồng đã quy định. Trong trường hợp cần thiết
Thuyền trưởng phải làm thư Kháng cáo gửi cho Người thuê tàu để yêu cầu họ thực hiện
các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng.
3. Nhận hàng
- Đối với việc nhận hàng, các chỉ thị của chủ hàng hoặc của công ty phải được tuân
thủ đầy đủ. Nếu chỉ thị của công ty và chủ hàng mâu thuẫn nhau thì phải báo cáo về công
ty xin ý kiến giải quyết. Trước khi xếp hàng, Đại phó và người giám sát hàng phải kiểm tra
tờ khai hàng hóa (Cargo list), thu thập đầy đủ thông tin về hàng hóa dự kiến xếp xuống tàu.
- Trước khi xếp hàng, nếu chất lượng hàng hóa không đảm bảo Thuyền trưởng phải
kiên quyết từ chối xếp hàng.
4. Bảo quản hồ sơ chuyến di
- Thuyền trưởng có nhiệm vụ lưu giữ bảo quản hồ sơ các chuyến đi trên tàu và gửi
về công ty ngay khi có thể.
- Giấy phép Hải quan (Boat notes), Lệnh vận chuyển (Shipping orders), Giấy biên
nhận của Đại phó (Mate’s Receipt), Phiếu kiểm hàng (Tally sheet) phải được kiểm tra và
giữ lại ở trên tàu các bản sao để tham khảo về sau.
- Hồ sơ chuyến đi còn có: Sơ đồ xếp hàng, cách tính toán cho hàng nặng, sự bố trí
chằng buộc hàng nặng có ảnh kèm theo để minh chứng.
5. Biên lai nhận hàng của Đại phó (Mate’s Receipt) và Vận tải đơn (B/L).
- Đại phó phải đảm bảo ghi đúng các tình trạng thực tế của hàng hóa.
- Trước khi ký biên lai nhận hàng, Đại phó phải đối chiếu chính xác với Phiếu ghi
hàng (Tally Sheet) , Danh mục hàng hóa (Cargo list)…
- Nếu có các ghi chú trong giấy Biên nhận hàng hóa thì Thuyền phó nhất phải báo
cáo ngay cho Thuyền trưởng biết để Thuyền trưởng cân nhắc việc ghi chú vào Vận tải đơn
(Bill oF Lading) trước khi ký.
- Trước khi ký Vận tải đơn, Thuyển trưởng phải kiểm tra các vấn đề sau:
 Phù hợp với “Draft Bill of Loading” đã được xác nhận của công ty
 Không ủy quyền ký phát “Bill of Loading” cho Đại lý hoặc bất kỳ ai nếu không
có chỉ thị của công ty
 Số lượng và chất lượng hàng hóa
 Ngày ghi trong vận tải đơn
 Tuyến hành trình
 Điều kiện của Cảng đến
 Điều kiện và điều khoản thanh toán cước
 Vấn đề chuyển tải
6. Sơ đồ xếp hàng
- Trước khi xếp hàng Đại phó phải đảm bảo chuẩn bị trước sơ đồ xếp hàng.
- Đại phó phải lưu ý đến các vấn đề liên quan tới việc xếp hàng như: mớn nước,
tính ổn định, hiệu số mớn nước, tải trọng, ứng suất dọc, không gian xếp hàng, ngăn cách
hàng, chằng buộc, chèn lót, nhiên liệu, nước ngọt, độ sâu của cầu bến, độ sâu của luồng.
- Không được xếp các loại hàng mà không có trong hợp đồng chuyên chở trừ khi
có lệnh của công ty.
7. Hàng nguy hiểm
- Căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hàng hóa, IMO chia hàng nguy hiểm ra các
nhóm sau đây:
 Nhóm 1: Các loại hàng dễ gây nổ
 Nhóm 2: Các loại khí dễ cháy
 Nhóm 3: Các loại chất lỏng dễ cháy
 Nhóm 4.1: Các loại chất rắn dễ cháy
 Nhóm 4.2: Các chất dễ cháy (lỏng hoặc rắn) có khả năng tự bốc cháy.
 Nhóm 4.3: Các chất lỏng hoặc rắn mà khi tác dụng với nước sẽ sinh ra khí dễ
cháy
 Nhóm 5.1: Các chất oxy hóa
 Nhóm 5.2: Các hợp chất của oxy với một nguyên tố khác chứa tối đa tỷ lệ của
oxy (ví dụ nước oxy già)
 Nhóm 6: Các chất độc hại
 Nhóm 7: Các chất phóng xạ
 Nhóm 8: Các chất ăn mòn
 Nhóm 9: Các chất nguy hiểm khác
- Trước khi xếp bất cứ loại hàng nguy hiểm nào, Thuyền trưởng phải được biết rõ
mức độ nguy hiểm, những yêu cầu xếp/dỡ và các biện pháp phòng ngừa. Những biện pháp
phòng ngừa như là: quần áo bảo vệ, việc xếp/dỡ hàng hợp lý phải được thực hiện.
- Thuyền trưởng phải nhận thông báo từ công ty hoặc người thuê tàu.
- Đối với hàng nguy hiểm và hàng hạt rời, khi xếp/dỡ lên tàu phải tuân thủ theo quy
định của IMDG-Code (SOLAS 74)
8. Công tác chuẩn bị hầm hàng
- Tất cả các hầm hàng, kho tàng để xếp hàng đều phải được thuyền viên làm vệ sinh
sạch sẽ phù hợp với loại hàng được xếp. Việc này gồm có: quét, rửa, cạo hoặc gõ rỉ, sơn
tùy thuộc vào loại hàng xếp xuống tàu.
- Những ví dụ về điều kiện không phù hợp là: nặng mùi, gỉ, nước, hàng còn lại
chuyến trước,...
- Nếu tàu chở sản phẩm lương thực như đường, gạo…thì các hầm hàng phải được
giám định trước khi xếp hàng.
- Kiểm tra hầm hàng trước khi làm hàng theo quy định
9. Xếp hàng và dỡ hàng
- Thuyền trưởng và Đại phó phải bố trí duy trì trực ca nghiêm ngặt trong suốt thời
gian xếp hàng để đảm bảo hàng hóa được xếp lên tàu một cách hợp lý theo đúng theo sơ
đồ xếp hàng.
- Thuyền trưởng và Đại phó phải bố trí duy trì trực ca nghiêm ngặt trong suốt thời
gian dỡ hàng để đảm bảo hàng hóa được dỡ theo đúng trình tự đã thỏa thuận và phải giám
sát việc công nhân vận hành thích hợp các thiết bị cẩu hàng để ngăn chặn thiệt hại, mất mát
và tai nạn.
- Đại phó phải đảm bảo luôn luôn có Sỹ quan boong trực ca cùng với số thủy thủ
thích hợp trong khi làm hàng.
- Trong khi làm hàng, sỹ quan trực ca boong phải:
- Kiểm tra cẩn thận mớn nước, ứng suât, tính ổn định, hiệu số mớn nước mũi lái
của tàu và lấy số liệu cuối cùng ngay khi kết thúc làm hàng. Đảm bảo rằng tàu được khởi
hành với:
 Mớn nước an toàn
 Hiệu số mớn nước mũi lái thích hợp
 Tính ổn định tốt (GM≥ 0.3 M)
 Kiểm tra đảm bảo các dây buộc căng tàu, không quá căng cũng không quá
chùng.
 Đảm bảo tàu không bị nghiêng quá mức độ cho phép.
 Đảm bảo hàng được xếp an toàn
 Hàng bắt bụi không xếp chung với hàng nhả bụi
 Hàng bắt mùi không xếp chung với hàng nhả mùi
 Hàng hút ẩm không xếp chung với hàng ẩm ướt.
 Hàng nặng xếp dưới cùng làm hàng lõi, hàng nhẹ xếp lên trên.
 Hàng bao bị chắc xếp dưới cùng.
 Đảm bảo hàng được xếp an toàn và chằng buộc đầy đủ.
 Đảm bảo các thiết bị ứng cứu sự cố chống ô nhiễm sẵn sàng sử dụng
 Đảm bảo tuân thủ các quy định của Cảng
 Đảm bảo hệ thống cứu hỏa sẵn sàng sử dụng
 Biển cấm hút thuốc phải treo đúng chỗ
- Gỗ xếp trên boong phải tuân thủ quy định quy tắc của IMO 1981 với sửa đổi 1987
- Thuyền trưởng và Đại phó phải liên hệ chặt chẽ với Giám định viên hàng hóa của
Cảng để đảm bảo tàu xếp/dỡ an toàn và hiệu quả. Đại phó phải lấy được toàn bộ chi tiết về
hàng hóa sẽ xếp từ Giám định viên hàng hóa hoặc chủ hàng.
- Đại phó có trách nhiệm đảm bảo tàu ở trạng thái ổn định và không bị ứng suất
trong suốt quá trình làm hàng.
- Đối với tàu chở xô hàng khô, chở hàng dài đóng bó, Đại phó phải đảm bảo hết sức
cẩn thận trong khi làm hàng. Đại phó phải chỉ thị cho công nhân cách móc, nâng và chằng
buộc. Việc xếp/dỡ hàng phải được thực hiện theo quy định SOLAS 74.
10. Hoàn thành việc xếp hàng
- Nếu tàu chở hàng rời, Thuyền trưởng phải yêu cầu Đại phó làm giám định mớn
nước trước khi xếp hàng và sau khi xếp hàng xong.
- Hàng hóa xếp trên boong phải ghi rõ: “ Mọi rủi ro (nếu có) do người thuê tàu chịu”
- Nếu có điểm nào chưa rõ Thuyền trưởng phải hỏi công ty
- Ngay sau khi hoàn thành việc xếp hàng, Đại phó phải đảm bảo các hầm hàng hoàn
toàn kín nước, kể cả việc đóng chặt hầm hàng, lỗ tu-rom, thông gió...
11. Giao hàng tại Cảng dỡ
- Thuyền trưởng phải báo thời gian dự kiến tàu đến Cảng (ETA) cho Đại lý theo các
điều khoản của Hợp đồng và hướng dẫn chuyến đi. Thông báo sẵn sàng (N.O.R) phải được
trao cho người thuê tàu hoặc thông qua Đại lý trao cho người thuê tàu trong giờ làm việc
địa phương ngay khi tàu tới Cảng và yêu cầu ký xác nhận
- Hàng hóa xếp trên tàu được giao cho chủ hàng khi họ có vận tải đơn gốc nếu không
phải làm theo đúng các điều khoản của hợp đồng và chỉ thị của công ty. Nếu có điều gì
chưa rõ thì Thuyền trưởng phải xin chỉ thị của công ty.
- Tàu phải được chuẩn bị tốt để sẵn sàng làm hàng ngay. Nếu có bất cứ biểu hiện gì
về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa thì Thuyền trưởng phải báo cáo ngay về công ty một
cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để công ty có thể phối hợp với Bảo hiểm chỉ định giám
định viên lên tàu giải quyết.
- Trong trường hợp cần thiết, Thuyền trưởng phải làm thư kháng cáo để bảo vệ
quyền lợi của công ty và miễn trách cho Thuyền trưởng.
12. Vận hành thiết bị làm hàng
- Đại phó có trách nhiệm thường xuyên thử và kiểm tra các thiết bị làm hàng
- Giấy chứng nhận thử tải cần cẩu và các giấy chứng nhận của dây cáp, puli, ma ní
liên quan tới việc vận hành thiết bị làm hàng phải luôn có sẵn để trình báo nếu có yêu cầu
- Sỹ quan và thủy thủ có kinh nghiệm mới được giao trách nhiệm vận hành thiết bị
làm hàng, đóng mở nắp hầm hàng.
- Thợ điện hoặc một sỹ quan máy luôn luôn có mặt sẵn sàng trong quá trình làm
hàng
13. Hỏng hóc do công nhân gây ra
- Trong trường hợp có sự hỏng hóc đối với tàu, thiết bị làm hàng hay hàng hóa do
công nhân gây ra, Thuyền trưởng có trách nhiệm lập “Biên bản hư hỏng do công nhân”
(kèm theo ảnh chụp)
- Thuyền trưởng phải yêu cầu công nhân hay đơn vị quản lý công nhân sữa chữa và
giám định hư hỏng trước khi tàu chạy khỏi Cảng nếu thấy thích hợp.
14. Hư hỏng hàng hóa
- Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, trách nhiệm của Thuyền trưởng là phải
lập biên bản tổn thất theo mẫu “Biên bản hư hỏng hàng hoá”, hoặc “Biên bản hư hỏng do
công nhân”, nếu do công nhân gây ra và gửi về công ty. Đại phó phải từ chối xếp hàng đối
với hàng hóa bị phát hiện là hư hỏng hoặc kém phẩm chất hoặc phải ghi chú vào biên lai
của Thuyền phó (Mate’s Receipt) về bất cứ hư hỏng nào đối với hàng hóa trước khi xếp
lên tàu và báo cho Thuyền trưởng để thu xếp giám định nếu thấy cần thiết
15. Chằng buộc hàng
- Đại phó có quyền và chịu trách nhiệm đảm bảo cho hàng hóa được bảo vệ và
chằng buộc hợp lý.
- Việc chằng buộc hàng hóa phải được thực hiện theo hướng dẫn của Sổ tay chằng
buộc hàng hóa.
- Phải chú ý đặc biệt về việc bảo vệ hàng với những hướng dẫn cách ly hàng bằng
lưới, và phương pháp chằng hàng bằng dây xích, cáp
- Phải chú ý đặc biệt về việc bảo vệ hàng hóa dễ bị dịch chyển
- Đối với hàng hóa xếp trên boong sau khi chằng buộc nếu có thể được thì nên chụp
ảnh và giữ chúng cùng bản lược khai hàng hóa. Những bức ảnh này có thể làm chứng cớ
khi có tranh chấp xảy ra.
16. Kiểm tra hàng hóa
Đại phó phải đảm bảo kiểm tra hàng hóa đầy đủ, hợp lý khi cần thiết
17. Thông gió hầm hàng
- Đại phó phải đảm bảo hầm hàng được thông gió cần thiết theo điều kiện cần thiết
cho hàng hóa:
 Đối với hàng bách hóa, nguyên tắc chung là tiến hành thông gió khi thời tiết
cho phép.
 Đối với loại hàng hút ẩm mạnh (hàng hạt, bông , giấy..) việc thông gió phải
được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định kỹ thuật.
 Khi tàu chạy từ vùng nóng ẩm tới vùng lạnh hầm dễ đổ mồ hôi nên phải tiến
hành thông gió
 Phải thông gió nếu điểm sương của không khí bên ngoài thấp hơn nhiệt độ
của hàng hóa.
18. Kiểm tra la-canh
- Đại phó phải đảm bảo việc đo nước la-canh hầm hàng được thực hiện ít nhất 12
giờ một lần, trong trường hợp cần thiết phải đo 4 giờ một lần và ghi mức nước la-canh vào
sổ để kiểm tra
HỒ SƠ LƯU
Lưu giữ trong 3 năm các hồ sơ sau:
 “Kiểm tra tình trạng cẩu trước khi làm hàng”
 “Biên bản hư hỏng do công nhân”
 “Biên bản hư hỏng hàng hóa”
 “Kiểm tra hầm hàng trước khi làm hàng”
2.2. Nhận dầu
MỤC ĐÍCH
Nhằm hạn chế tối thiểu sự cố, ô nhiễm môi trường bởi dầu nhiên liệu.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho mọi người làm việc ở trên tàu.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Phần chung
- Khi có hoạt động nhận dầu, Máy trưởng và Sỹ quan trực ca boong có trách nhiệm
kiểm tra theo “Danh mục kiểm tra khi nhận nhiên liệu”.
- Những chi tiết về dầu đốt phải được ghi lại bằng phương cách sử dụng một phiếu
cung ứng nhiên liệu. Phiếu này phải bao gồm ít nhất những thông tin sau:
 Tên và số IMO của tàu tiếp nhận;
 Cảng;
 Ngày bắt đầu cung ứng;
 Tên, địa chỉ và số điện thoại của nhà cung ứng ;
 Tên sản phẩm;
 Khối lượng tính bằng tấn hệ mét;
 Tỉ trọng ở 150C (kg/cm3);
 Hàm lượng lưu huỳnh (% m/m);
 Xác nhận của đại diện nhà cung ứng, ký tên và chứng nhận rằng dầu nhiên
liệu cung ứng là phù hợp với qui định 14(1) hoặc (4)(a) và qui định 18 (1)
của phụ lục VI của MARPOL 73/78.
- Phiếu cung ứng nhiên liệu phải được lưu giữ trên tàu sao cho sẵn sàng cho việc
kiểm tra được dễ dàng tại những thời điểm hợp lý. Nó phải được lưu giữ 3 năm sau khi
được cung cấp cho tàu.
- Cán bộ PSC có thể kiểm tra & sao phiếu cung ứng nhiên liệu, yêu cầu Thuyền
trưởng hoặc người chịu trách nhiệm của tàu chứng nhận vào mỗi bản sao là đúng với phiếu
cung ứng nhiên liệu thực trên tàu.
- Phiếu cung ứng nhiên liệu phải được đính kèm một mẫu đặc trưng của loại nhiên
liệu được cung ứng. Mẫu phải được niêm phong và ký tên đại diện của nhà cung ứng và
Thuyền trưởng hoặc sỹ quan chịu trách nhiệm sau khi hoàn thành nhận nhiên liệu và được
giữ tại tàu nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thời hạn cũng không được ít hơn 12 tháng
kể từ thời điểm cung ứng.
- Nhiên liệu được lấy mẫu tại đường ống góp nhận dầu của tàu nhận bằng phương
pháp trích chảy liên tục trong suốt quá trình nhận dầu.
- Mẫu dầu phải được quấy đều trước khi cho vào bình chứa. Mẫu dầu giữ lại phải
có đủ lượng để thử kiểm tra khi cần nhưng không dưới 400ml. Bình chứa được đổ tới 90%
(5%) thể tích và niêm phong.
- Mẫu dầu giữ lại phải được để ở vị trí an toàn, được bảo vệ ở ngoài khu vực sinh
hoạt của thuyền viên. Mẫu dầu để ở vị trí không bị ảnh hưởng của nhiệt độ cao, tốt nhất ở
nơi mát mẻ, không bị ánh sáng mặt trời chiếu vào. Vị trí chứa thích hợp có thể là một giá
đỡ bằng thép trong kho máy lái.
- Trong trường hợp cán bộ PSC lấy mẫu dầu, tàu phải ghi lại người lấy mẫu trong
nhật ký máy tàu cùng với phiếu cung ứng nhiên liệu, với các chi tiết sau:
 Chi tiết nhãn hiệu của mẫu dầu và số dấu niêm phong;
 Cảng, ngày tháng và thời gian đưa mẫu dầu;
 Số nhận dạng, tên, chữ ký và dấu (nếu có) của người lấy mẫu;
 Chi tiết liên lạc với người lấy mẫu.
2. Lập kế hoạch nhận dầu
- Trước khi tàu tới cảng nhận dầu, Sĩ quan máy phụ trách nhận dầu phải đo các két
dầu, tính toán lượng dầu còn lại theo "Tình trạng các két", "Bảng tính cấp nhiên liệu". Sau
khi tham khảo ý kiến của Máy trưởng, Thuyền trưởng báo về Công ty số lượng, chủng loại
dầu yêu cầu và địa điểm cũng như thời gian cấp dầu. Dựa trên thông báo số lượng nhiên
liệu cấp cho tàu của Công ty, Sỹ quan máy phụ trách nhiên liệu sẽ lập "Kế hoạch nhận
nhiên liệu" trình Máy trưởng. Máy trưởng kiểm tra lại và đưa ra kế hoạch nhận dầu cuối
cùng, có chú ý tới:
 Bố trí các két và lượng dầu cần nhận (kết hợp với Đại phó). Thực hiện việc
dồn dầu cũ trước khi nhận dầu mới, nếu có thể;
 Tình trạng của tàu, chênh lệch mũi lái, độ nghiêng;
 Nhiệt độ và tỷ trọng của dầu sắp nhận (dự đoán);
 Lượng dầu cho phép nhận vào tối đa là 85% dung tích két.
3. Chuẩn bị nhận dầu
- Trước khi nhận dầu, các mục sau phải được chuẩn bị:
- Bơm cứu hoả (đường ống cứu hoả sẵn sàng làm việc)
- Rồng cứu hoả và vòi phun chống ô nhiễm 01 bộ
- Hoá chất xử lý dầu tràn 01 thùng
- Mùn cưa 20 kg
- Giẻ lau 10 kg
- Kéo cờ chữ B
- Thước đo dầu, nhiệt kế 01 bộ
- Thang dây 01 cái
- Cẩu Davit giữ ống cấp dầu 01 cái
- Bộ đàm 03 bộ
- Các nêm chống dầu tràn trên boong phải được đóng lại.
4. Kiểm tra dưới tàu cấp dầu
Sĩ quan phụ trách nhận dầu cần kiểm tra dưới tàu cấp dầu lượng dầu có trên tàu cấp
dầu, tỷ trọng và nhiệt độ của mỗi loại dầu.
5. Thoả thuận
- Máy trưởng và người cấp dầu phải thoả thuận về thứ tự bơm loại dầu nào trước
(D.O hay F.O), lưu lượng bơm từng loại nhiên liệu, tín hiệu trao đổi khi nhận dầu (như: bắt
đầu bơm, ngừng bơm, bơm từ từ,..), cách thức lấy mẫu nhiên liệu, cũng như thứ tự nhận
vào các két. "Kế hoạch nhận nhiên liệu" phải được trao cho người cấp xem, ký xác nhận
(nếu có thể).
6. Trong khi nhận dầu.
- Hai bên mạn tàu phải bố trí người canh gác và liên lạc bằng bộ đàm. Người đo dầu
phải thông báo thường xuyên lượng dầu đã đo. Phải đặc biệt chú ý chênh lệch mũi lái, độ
nghiêng của tàu luôn thay đổi do xếp đỡ hàng và nhận dầu.
- Bố trí người theo dõi:
 Chỉ huy: Máy trưởng.
 Vị trí đầu nối rồng: 1 người.
 Đóng mở van và đo két: 1-2 người.
 Tuần tra boong: 1 người.
 Kiểm tra dây buộc tàu: Sỹ quan trực ca boong
- Kiểm tra nơi lấy mẫu dầu.
7. Sau khi nhận dầu
- Sĩ quan máy phụ trách nhận dầu phải kiểm tra lại số lượng dầu còn lại tại các két
dầu của tàu cấp dầu.
- Lấy mẫu dầu vừa cấp & Lưu giữ mẫu dầu ở vị trí an toàn được bảo vệ.
- Sĩ quan máy phụ trách nhận dầu phải đo và tính lượng dầu đã nhận.
- Máy trưởng xác nhận lượng dầu đã nhận và ký nhận.
- Các công việc chuẩn bị ở mục 3.3 phải được hoàn trả.
- Báo cho thuyền trưởng: thời gian nhận dầu (bắt đầu/kết thúc), số lượng dầu đã
nhận.
- Ghi vào nhật ký "Oil record book": thời gian nhận dầu, vị trí nhận dầu, loại dầu
và số lượng dầu nhận…
HỒ SƠ LƯU
- Lưu giữ trong 3 năm các hồ sơ sau:
 "Danh mục kiểm tra khi nhận nhiên liệu"
 "Tình trạng các két"
 "Bảng tính cấp nhiên liệu"
 "Kế hoạch nhận nhiên liệu"
- Lưu giữ trong 5 năm các hồ sơ sau:
 Giấy biên nhận, giấy cấp hàng, . . .
 "Nhật ký dầu".
2.3. Chuẩn bị đi biển
MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho mọi người làm việc ở trên tàu.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Lập kế hoạch chuyến đi
- Thuyền trưởng tham khảo ý kiến Máy trưởng để dự tính lượng tiêu thụ dầu đốt, dầu
bôi trơn và các thông tin cần thiết khác trước khi bắt đầu chuyến đi.
- Thuyền trưởng hướng dẫn Phó hai chuẩn bị các hải đồ cần thiết và kẻ đường hành
trình.
- Phó hai phải thu thập các bản tin thời tiết, an toàn hàng hải...và báo cáo cho Thuyền
trưởng.
- Phó hai chịu trách nhiệm chuẩn bị, tu chỉnh, cập nhật hải đồ/thông báo hàng hải và
ghi vào “Nhật ký tu chỉnh hải đồ”, đồng thời chuẩn bị các ấn phẩm hàng hải theo yêu cầu.
- Phó hai chịu trách nhiệm kẻ đường đi của tàu hợp lý có chú ý đến địa hình, tình
hình thời tiết, biển và hàng hoá; và ghi lại vào mẫu “Kế hoạch chuyến đi”. Phó hai phải vẽ
tuyến đường từ cảng khởi hành đến cảng tới một cách rõ ràng, liên tục trên hải đồ thích
hợp.
- Thuyền trưởng có trách nhiệm đảm bảo trước khi bắt đầu chuyến hành trình phải có
Kế hoạch chuyến đi do Phó hai thao tác và Thuyền trưởng phải kiểm tra, phê duyệt kế
hoạch này.
- Thuyền trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo tàu đã được chuẩn bị thích hợp
cho chuyến đi.
2. Chuẩn bị tàu rời cảng
- Thuyền trưởng phải thông báo cho Máy trưởng, Đại phó để các bộ phận có đủ thời
gian chuẩn bị cho chuyến đi.
- Thuyền trưởng phải kiểm tra tài liệu bao gồm cả các giấy chứng nhận.
- Dưới sự chỉ đạo của Thuyền trưởng, Sỹ quan boong đi ca phải kiểm tra các trang
thiết bị và các vấn đề khác liên quan đến chuyến đi theo “Danh mục kiểm tra bộ phận
boong trước khi tàu tới/ rời cảng”.
- Đại phó phải chỉ thị Thuỷ thủ trưởng thực hiện đo và ghi lại các số đo các két nước
ngọt, nước ăn và nước dằn, lấy kết quả đo các két dầu đốt từ Máy trưởng.
- Đại phó phải kiểm tra chằng buộc hàng hoá trước khi tàu chạy và tàu sẽ không rời
cảng nếu Đại phó thấy việc chằng buộc hàng hóa chưa thỏa đáng.
- Đại phó phải tính và ghi lại điều kiện khởi hành/ tới cảng. Đại phó phải kiểm tra
nắp hầm hàng, bạt phủ nắp hầm hàng, các cửa kín nước, chằng buộc container...và khẳng
định với Thuyền trưởng về việc đã hoàn thành công tác chuẩn bị.
- Thuyền trưởng phải chỉ thị Phó hai kiểm tra các thiết bị hàng hải.
- Ngay sau khi làm xong hàng và trước khi tàu rời cảng Đại phó phải bố trí kiểm tra
tình trạng kín nước, tình trạng toàn bộ của tàu phù hợp với mọi điều kiện thời tiết khi đi
biển. Phải kiểm tra các két và sổ đo nước la căn trước khi tàu ra biển và phải báo cho
Thuyền trưởng biết về tình trạng kín nước toàn bộ.
- Khi làm xong hàng, Sỹ quan trực ca phải kiểm tra và báo cho Đại phó mớn nước
của tàu. Mớn nước của tàu phải được ghi vào Nhật ký.
- Sỹ quan trực ca boong phải kiểm tra và thử máy lái theo danh mục trong mẫu “Thử
máy lái”. Kết quả của việc kiểm tra phải được ghi vào Nhật ký.
- Trước khi tàu chạy Đại phó phải kiểm tra sự hoạt động thích hợp các trang thiết bị
an toàn, gồm thiết bị cứu sinh và các thiết bị cứu hoả. Bất kỳ sự thiếu sót nào phát hiện
thấy phải sửa chữa ngay trước khi tàu chạy.
- Phó hai phải thu các bản tin thời tiết, an toàn hàng hải. Trước khi tàu chạy Thuyền
trưởng phải kiểm tra báo cáo thời tiết và đánh giá tình trạng thời tiết. Bất kể thời tiết tốt
hay xấu cũng phải bố trí chằng buộc cẩn thận các vật nặng trước khi chạy.
- Trước khi rời cảng Thuyền trưởng phải trực tiếp chỉ thị cho các trưởng bộ phận phải
kiểm tra người trốn trên tàu. Nếu phát hiện thấy người trốn trên tàu thì phải đưa lên bờ
trước khi tàu chạy.
- Dưới sự chỉ đạo của Máy trưởng, các Sỹ quan máy kiểm tra các trang thiết bị mình
phụ trách và báo cáo tình trạng kỹ thuật cho Máy trưởng. Trước mỗi chuyến đi, Sỹ quan
máy đi ca kiểm tra và ghi nhận lại theo “Danh mục kiểm tra bộ phận máy trước khi tàu tới/
rời cảng”.
- Trước mỗi chuyến đi, Máy trưởng kết hợp với Đại phó phải đảm bảo chức năng và
sự bố trí hợp lý các thiết bị phòng ngừa ô nhiễm, kiểm tra theo “Danh mục kiểm tra trang
thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm”. Báo cáo này được gửi bản cuối cùng của quí về Công ty. Bất
kỳ sự thiếu sót nào phát hiện thấy phải sửa chữa ngay trước khi tàu chạy.
- Máy trưởng phải chỉ thị Máy hai chuẩn bị máy (khi thực hiện các hoạt động chuẩn
bị cho tàu khởi hành), kiểm tra tình trạng thoả mãn của các thiết bị an toàn, máy và các
trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm.
- Máy trưởng phải chỉ thị Máy ba lấy số đo các két dầu và các két khác trong buồng
máy.
- Máy trưởng phải báo cáo tình trạng kỹ thuật máy và khẳng định với Thuyền trưởng
là đã hoàn thành việc chuẩn bị.
- Khi có lệnh điều động tàu, các Sỹ quan boong phải có mặt tại vị trí được Thuyền
trưởng chỉ định để sẵn sàng, Máy trưởng phải có mặt tại buồng điều khiển, các sỹ quan
máy sẵn sàng tại các vị trí theo yêu cầu của Máy trưởng
- Khi điều động tàu, Máy trưởng và các Sỹ quan máy phải có mặt ở buồng máy để
thao tác máy theo yêu cầu của buồng lái.
- Khi điều động tàu, Sỹ quan boong trực phải tiến hành công tác chuẩn bị buồng lái
bao gồm các công việc sau:
 Kiểm tra việc liên lạc với buồng máy, thử máy chính, máy lái…
 Khởi động các trang thiết bị Hàng hải buồng lái và đưa chúng về trạng thái sẵn
sàng hoạt động.
 Thông báo cho Thuyền trưởng biết khi tất cả các bộ phận đã sẵn sàng.
- Khi kết thúc quá trình điều động tàu các Sỹ quan boong phải cố định các thiết bị
một cách hợp lý trừ khi có chỉ thị khác, dọn dẹp gọn gàng mọi thứ ở vị trí tương ứng và
báo cho Thuyền trưởng trước khi rời khỏi vị trí.
- Buồng lái và buồng máy phải có Sổ ghi điều động máy để ghi lại toàn bộ lệnh trong
khi điều động.
- Thuyền trưởng phải cung cấp cho Hoa tiêu các số liệu liên quan đến tàu và tính
năng điều động của tàu theo phụ lục 1 của ICS về việc hướng dẫn các quy trình buồng Lái.
- Phải luôn luôn cẩn thận khi Hoa tiêu lên hoặc rời tàu. Những điều sau đây phải được
tuân thủ:
 Phải có người và bố trí sẵn một phao cứu sinh ở đầu thang dây.
 Thang hoa tiêu phải được đặt ở nơi thích hợp khi không dùng. Một sỹ quan
cầm bộ đàm (VHF) và một thuỷ thủ phải sẵn sàng khi Hoa tiêu sử dụng thang
dây. Thang hoa tiêu phải luôn luôn được thả theo quy định của SOLAS V/17
và các quy tắc, quy định về Hoa tiêu của Quốc tế. Phải đảm bảo tay vịn đầy đủ
cho các bậc cầu thang trên boong để phục vụ Hoa tiêu khi trèo qua mạn tàu.
 Đèn chiếu sáng phải đầy đủ để phục vụ ban đêm.
 Trước khi sử dụng phải kiểm tra đảm bảo cầu thang hoa tiêu phải sạch và không
có hư hỏng gì.
3. Chuẩn bị tàu đến cảng
- Phó hai thu các bản tin thời tiết, an toàn hàng hải...và báo cáo cho Thuyền trưởng.
- Thuyền trưởng kiểm tra thông tin về khu vực cảng tới như thuỷ triều, dòng chảy,
luồng lạch,… và thông báo dự kiến tàu đến tới các cơ quan liên quan. Thuyền trưởng thông
báo cho các trưởng bộ phận để chuẩn bị.
- Bộ phận boong kiểm tra theo “Danh mục kiểm tra bộ phận boong trước khi tàu
tới/ rời cảng” và “Thử máy lái”. Bộ phận máy kiểm tra theo “Danh mục kiểm tra bộ phận
máy trước khi tàu tới/ rời cảng”.
HỒ SƠ LƯU
- Lưu giữ trong 3 năm các hồ sơ sau:
 “Kế hoạch chuyến đi”
 “Danh mục kiểm tra bộ phận boong trước khi tàu tới/ rời cảng”
 “Danh mục kiểm tra bộ phận máy trước khi tàu tới/ rời cảng”
 “Danh mục kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm”
 “Thử máy lái”.
- Lưu giữ trong 5 năm các hồ sơ sau:
 Sổ ghi điều động máy.
 Nhật ký hàng hải.
2.4. Đi biển
MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho mọi người làm việc ở trên tàu.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Phần chung
- Hoạt động then chốt trên tàu là hoạt động mà các sai sót có thể gây ra một tai nạn
hoặc một tình huống nguy hiểm cho thuyền viên, tàu hoặc môi trường, như là:
 Công việc trong khu vực kín, làm việc trên cao/ngoài mạn;
 Công việc hàn cắt;
 Tàu trong khu vực có điều kiện thời tiết xấu, vùng biển hạn hẹp, mật độ giao
thông cao, nghi ngờ có cướp biển;
 Quản lý rác thải, khí thải, nước dằn, nước thải, nước la canh;
 Hoạt động nhận dầu;
 Hoạt động làm hàng;
 Hoạt động chuẩn bị đi biển, rời/ đến cảng;
 Hoạt động trực ca.
- Thuyền viên phải sử dụng/vận hành trang thiết bị máy móc theo hướng dẫn của nhà
sản xuất.
- Với bất kể công việc gì, Máy trưởng hoặc Đại phó phải đảm bảo đã có sẵn mọi biện
pháp phòng ngừa cần thiết và kiểm tra theo danh mục kiểm tra tương ứng của “Giấy phép
làm việc”.
- Thuyền trưởng sẽ cấp “Giấy phép làm việc” cho người thực hiện trước khi tiến
hành công việc trong các trường hợp sau:
 Làm việc ở vị trí mà khi khởi động các thiết bị động lực như là động cơ diesel
hay các mô tơ điện có thể gây ra thương tích hoặc thiệt hại;
 Làm việc ở lối đi vào khu vực kín hoặc trong khu vực kín; Làm việc trên
cao/ngoài mạn;
 Hàn cắt ở ngoài khu vực xưởng của buồng máy.
- Các thiết bị động lực khi khởi động có thể gây nên thương tích hoặc thiệt hại cho
người sửa chữa thì nó phải được cách ly trước khi bắt đầu công việc. “Giấy phép làm việc”
chỉ được ký sau khi đảm bảo rằng bộ phận đó hiện tại không sử dụng, hoặc được tách ra
khỏi nguồn bằng các biện pháp ngăn ngừa như tháo các chốt, tháo cầu chì hoặc các bảng
đánh dấu được áp dụng.
- Khi tàu vào đà việc cấp giấy phép cho người của nhà máy làm việc tại các khu vực
trên do nhà máy thực hiện (cấp).
2. Công việc trong khu vực kín
- Thuyền trưởng cấp “Giấy phép làm việc” cho người vào khu vực kín.
- Phải luôn tính đến khả năng thiếu khí oxy ở trong các két hoặc trong các khoang đã
đóng kín trong một thời gian, đặc biệt nếu trong khu vực đó có chứa nước, hoặc trong tình
trạng ẩm ướt. Một số khu vực như hầm hàng hoặc những chỗ bỏ không có thể có lượng
oxy thấp.
- Những biện pháp phòng ngừa sau đây phải được tuân thủ khi đi vào khu vực có tình
trạng không khí đáng nghi ngờ:
 Khi không có phương tiện kiểm tra không khí thì không được đi vào khu vực
đó nếu không sử dụng thiết bị thở;
 Chỉ có thể đi vào khu vực đó mà không mang thiết bị thở sau khi đã bơm đầy
nước vào và rửa sạch.
- Việc thông gió phải được thực hiện trước khi cho phép đi vào chỗ kín, nguy hiểm
và tiếp tục thông gió trong suốt thời gian làm việc. Tuy vậy, việc thông gió có thể được
ngừng trong khi tiến hành kiểm tra nồng độ không khí trước khi vào để không ảnh hưởng
đến giá trị của các thông số.
- Một số nơi nhất định như các két đáy đôi, phương pháp thông gió có hiệu quả có
thể bằng cách bơm đầy nước biển sạch và sau đó lại bơm ra để cho không khí sạch tràn
vào.
- Lối vào và trong khu vực kín phải được chiếu sáng tốt và đúng quy định.
- Trước khi được phép vào khu vực kín phải xem xét có thể mang theo thiết bị thở được
không.
- Trong mọi trường hợp các thiết bị hồi sức cấp cứu phải được đặt ở cửa đi vào khu
vực kín và sẵn sàng sử dụng.
- Số lượng người vào khu vực kín phải hạn chế, chỉ cho phép những người thật cần
thiết vào làm việc và đảm bảo có thể cứu thoát họ khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
- Phải cử ít nhất một người cảnh giới ở lại cửa vào trong khi có người làm ở trong
khu vực kín.
- Phải có một hệ thống thông tin liên lạc phù hợp và đã được chính những người tham
gia làm việc trong khu vực kiểm tra để đảm bảo rằng mọi người trong khu vực kín đều có
thể liên lạc được với người đứng cảnh giới ở cửa ra vào.
- Trong trường hợp hệ thống thông gió bị hỏng mọi người làm trong khu vực kín phải
rời khỏi khu vực đó ngay lập tức.
- Không khí phải được kiểm tra một cách định kỳ trong khi có người làm việc ở khu vực
kín và mọi người phải được hướng dẫn rời khỏi khu vực kín nếu thấy trạng thái trở nên xấu
hơn.
- Nếu người làm việc trong khu vực kín cảm thấy bị ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ
thì người đó phải đánh tín hiệu đã quy định cho người cảnh giới ở lối vào và lập tức rời
khỏi khu vực đó. Chỉ vào lại khu vực đó sau khi các điều kiện an toàn đã được kiểm tra và
khôi phục lại.
3. Công việc hàn cắt
- Thuyền trưởng cấp “Giấy phép làm việc” cho người hàn cắt ở ngoài khu vực xưởng
của buồng máy.
- Trước khi cho phép hàn cắt phải đảm bảo:
 Trong và xung quanh khu vực hàn cắt không có hàng hoá nguy hiểm, không
có vật liệu dễ cháy nổ;
 Thông gió đầy đủ và nơi làm việc không có khí cháy nổ;
 Các trang thiết bị dùng làm việc phải tốt;
 Đầy đủ các thiết bị cứu hoả để sử dụng ngay.
4. Làm việc trên cao/ ngoài mạn
- Những người làm việc ở trên cao có thể không hoàn toàn tập trung vào công việc
khi phải tự bảo vệ bản thân để tránh bị ngã. Chính vì vậy, cần phải áp dụng các biện pháp
phòng ngừa hợp lý để đảm bảo an toàn cho con người khi phải thực hiện các công việc ở
trên cao hay phía bên ngoài tàu. Cần phải luôn ghi nhớ rằng chuyển động của con tàu khi
đang chạy biển và trong điều kiện thời tiết xấu hay thậm chí là đang cập cầu cũng sẽ làm
tăng thêm mối nguy hiểm đối với loại công việc nêu trên. Phải sử dụng thang hoặc giá đỡ
khi thực hiện các công việc ở ngoài tầm với bình thường.
- Những người làm việc ở trên cao (hơn 2 mét) phải trang bị bộ đồ bảo hộ lao động
cùng với dây an toàn hay thiết bị phanh hãm trong suốt quá trình làm việc. Phải bố trí một
lưới an toàn tại vị trí cần thiết và hợp lý. Ngoài ra, khi làm việc ở vị trí ngoài mạn cần phải
mặc quần áo nổi và chuẩn vị sẵn sàng phao cứu sinh có đủ dây để sử dụng khi cần. Phải cử
người có mặt trên boong để quan sát người làm việc tại vị trí trên cao hay phía ngoài tàu.
- Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, không được thực hiện công việc ở phía ngoài tàu
trong khi tàu đang hành trình. Nếu buộc phải thực hiện công việc như vậy thì xuồng cứu
sinh hoặc xuồng cấp cứu phải được đặt trong tình trạng sẵn sàng sử dụng.
- Trước khi tiến hành công việc ở vị trí gần còi tàu, sỹ quan có trách nhiệm phải đảm
bảo đã ngắt nguồn điện và dán thông báo trên buồng lái cũng như khu vực buồng máy.
- Trước khi tiến hành công việc ở vị trí gần ống khói tàu, sỹ quan có trách nhiệm phải
thông báo cho thợ máy trực ca để đảm bảo các biện pháp làm giảm đến mức có thể sự tỏa
hơi nóng, khói và khí độc hại đã được thực hiện.
- Trước khi tiến hành công việc tại các vị trí xung quanh anten radio, sỹ quan có trách
nhiệm phải thông báo cho phòng radio hoặc sỹ quan phụ trách thiết bị radio không truyền
phát tín hiệu radio để tránh rủi ro cho người thực hiện công việc. Phải dán thông báo trong
phòng thiết bị radio.
- Khi thực hiện công việc tại nơi gần bộ quét của radar, sỹ quan có trách nhiệm phải
thông báo cho sỹ quan trực ca để ngắt các thiết bị nói trên. Phải đặt thông báo cho đến khi
công việc cần thiết đã được hoàn tất.
- Khi kết thúc các công việc như đã nêu ở trên, trong trường hợp cần thiết sỹ quan có
trách nhiệm phải thông báo cho người liên quan về việc không áp dụng các biện pháp
phòng ngừa nữa, đồng thời gỡ bỏ các thông báo trước đó.
- Không được thực hiện các công việc ở trên cao (hơn 2 mét) xung quanh khu vực
làm hàng trừ khi cần thiết. Phải luôn luôn lưu ý để tránh rủi ro cho những người đi lại hay
làm việc ở bên dưới. Phải dán các thông báo phù hợp. Các dụng cụ, phụ tùng phải được
chuyển lên/xuống bằng dây trong các thùng phù hợp đảm bảo an toàn ở vị trí dành cho các
dụng cụ chưa sử dụng.
- Không được đặt các dụng cụ tại nơi có thể vô tình đụng phải và rơi xuống người ở
bên dưới hay để dụng cụ trong túi dễ dẫn đến bị rơi xuống phía dưới. Khi làm việc ở trên
cao, tốt nhất nên đeo dây an toàn được thiết kế để móc các dụng cụ cần sử dụng một cách
an toàn.
- Cần phải lưu ý khi cầm các dụng cụ trong khi tay bị lạnh/dính dầu mỡ và bản thân
dụng cụ bị dính dầu mỡ.
5. Tàu trong khu vực có điều kiện thời tiết xấu, vùng biển hạn hẹp, mật độ giao thông
cao, nghi ngờ có cướp biển.
- Trước khi hành hải vào khu vực thời tiết xấu, Đại phó phải kiểm tra lại chằng buộc
và ngăn ngừa sự chuyển dịch của hàng hoá.
- Khi tàu ở khu vực có điều kiện thời tiết xấu, vùng biển hạn hẹp, khu vực có mật độ
giao thông cao, hoặc khu vực nghi ngờ có cướp biển, Thuyền trưởng phải ra lệnh cảnh giới
bổ sung và phân công trực ca thích hợp.
- Thuyền viên ở buồng lái, buồng máy và buồng vô tuyến điện phải chuẩn bị sẵn sàng
đối phó với sự cố. Trước khi tàu đi vào khu vực có điều kiện đặc biệt, Sỹ quan boong trực
ca kiểm tra theo “Danh mục kiểm tra khi tàu trong điều kiện đặc biệt”.
- Thuyền trưởng phải ghi thời gian tàu bắt đầu và kết thúc ở trong khu vực có điều
kiện đặc biệt cùng với những phát hiện trong khi kiểm tra các thiết bị an toàn và hành hải
vào “Nhật ký hàng hải”.
6 .Quản lý nước dằn
- Hoạt động quản lý nước ballast được quy định cụ thể trong “Sổ tay quản lý nước
dằn”.
7. Hoạt động nhận dầu
- Hoạt động nhận dầu được quy định cụ thể trong “Quy trình nhận dầu”.
8. Quản lý nước lacanh
- Thuyền trưởng, Đại phó là người được quyền ra lệnh bơm liên quan nước la canh
hầm hàng. Yêu cầu bơm phải ghi đầy đủ vào “Sổ lệnh bơm”. Khi chưa sử dụng, van xả
lacanh sẽ luôn phải đóng chặt và khoá lại. Những thông báo đề phòng phải đặt ngay tại
van xả la canh và trong buồng điều khiển máy trước khi tàu đi vào vùng đặc biệt hoặc vào
cảng.
- Không cho phép bơm loại nước la canh buồng máy có hàm lượng dầu vượt quá 15
phần triệu (15 ppm) ra ngoài biển. Hệ thống kiểm soát xả qua mạn phải tự động hoạt động
để dẫn nước có hàm lượng dầu vượt quá 15 ppm vào két chứa nước bẩn. Nước trong két
chứa sẽ được chuyển lên phương tiện trên bờ khi thích hợp. Van xả của hệ thống phân ly
luôn luôn đóng khi không dùng và phải khoá lại trước khi tàu ở trong cảng hoặc ở vùng
đặc biệt.
- Sỹ quan phụ trách phải ghi chép thời gian, mã thao tác, số hạng mục,… vào Nhật
ký dầu sau mỗi lần hoàn thành thao tác. Ngay sau khi viết hết một trang, Máy trưởng phải
trình Nhật ký dầu cho Thuyền trưởng kiểm tra và ký xác nhận.
- Máy phân ly dầu nước phải thường xuyên được bảo dưỡng. Trách nhiệm của Máy
trưởng là đảm bảo việc bảo dưỡng đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Việc Máy trưởng,
Sỹ quan phụ trách thường xuyên thử và kiểm tra sự hoạt động, các thiết bị báo động, tự
động của máy phân ly là rất cần thiết.
9. Quản lý nước thải
- Nước thải là:
 Nước và các phế thải khác từ bất kỳ các nhà vệ sinh, nhà tiểu và hố xí;
 Nước từ các hố, bể tắm và lỗ thoát nước ở trong buồng chữa bệnh;
 Nước từ các buồng chứa động vật sống;
 Các dạng nước thải khác khi chúng hoà lẫn với những loại nước nêu trên.
- Cấm xả nước thải ra biển, trừ các trường hợp sau đây:
 Tàu xả nước thải đã phân tách và khử trùng ở cách bờ gần nhất trên 4 hải lý
qua hệ thống xử lý được phê duyệt, hoặc nước thải chưa được phân tách/ khử
trùng ở cách bờ gần nhất trên 12 hải lý. Ngoài ra, trong cả hai trường hợp, nước
thải trong két thu hồi phải được xả khi tốc độ của tàu chạy tiến không dưới 4
hải lý/giờ với cường độ xả qui định của Chính quyền hàng hải;
 Thiết bị xử lý nước thải đã được Chính quyền hàng hải cấp Giấy chứng nhận
nêu rõ thiết bị đó thoả mãn các yêu cầu khai thác được qui định. Ngoài ra, việc
xả không làm xuất hiện các vật rắn nổi nhìn thấy được và không làm thay đổi
màu nước xung quanh;
 Tàu nằm ở vùng nước thuộc chủ quyền của một quốc gia nào đó và xả nước
thải phù hợp với những yêu cầu ít nghiêm khắc hơn khi có thể được chính
quyền này cho phép.
- Khi nước thải có lẫn các phế liệu hoặc các loại nước có các yêu cầu xả khác nhau
thì phải áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn.
- Có thể xả nước thải ra biển trong các trường hợp sau đây:
 Việc xả nước thải từ tàu nhằm đảm bảo an toàn cho tàu và cho người ở trên tàu
hoặc trên biển;
 Việc xả nước thải khi tàu hoặc trang bị của nó bị hư hỏng với điều kiện trước
và sau khi hư hỏng xảy ra đã áp dụng tất cả những biện pháp thích đáng nhằm
ngăn ngừa hoặc hạn chế tới mức thấp nhất việc xả đó.
- Máy xử lý nước thải trên tàu phải được kiểm tra và bảo quản định kỳ.
- Các dự trữ cần thiết, như là chất khử trùng, phải được kiểm tra và yêu cầu Phòng
Vật tư cấp với số lượng thích hợp.
- Khi ở một thời gian dài trong cảng, có thể bơm chuyển nước thải lên các phương
tiện tiếp nhận trên bờ hoặc chứa trong két vệ sinh.
10. Quản lý rác thải
- “Rác” là toàn bộ chất thải từ thức ăn, sinh hoạt và từ hoạt động của tàu trừ cá tươi
và phần của chúng được tạo thành trong quá trình khai thác bình thường của tàu và được
thải ra ngoài liên tục hoặc định kỳ, trừ các chất được liệt kê trong các phụ lục khác của
MARPOL 73/78 (như dầu, nước thải hoặc chất lỏng độc hại).
- Thuyền trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện những quy định trong sổ tay
“Kế hoạch quản lý rác”, bố trí phân công Đại phó và thuyền viên thực hiện. Đại phó chịu
trách nhiệm ghi vào “Nhật ký rác” về việc đổ rác trên tàu.
- Thuyền trưởng phải nhận được từ người khai thác thiết bị tiếp nhận tại cảng hoặc
từ Thuyền trưởng tàu thu nhận rác bản biên nhận hoặc giấy chứng nhận về khối lượng rác
ước tính đã được chuyển khỏi tàu. Các bản biên nhận hoặc giấy chứng nhận phải được giữ
trên tàu cùng với “Nhật ký rác” trong 5 năm.
11. Quản lý khí thải
- Chất làm suy giảm ôzôn có thể phát hiện thấy từ tàu bao gồm, nhưng không chỉ hạn
chế trong số những chất sau: Halon 1211, Halon 1301, Halon 2402, CFC-11, CFC-12,
CFC-113, CFC-114, CFC-115. Cấm việc cố ý xả các chất làm suy giảm ôzôn. Việc cố tình
xả bao gồm cả việc xả xảy ra trong quá trình bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc tháo bỏ
các hệ thống hoặc thiết bị, trừ việc xả cố ý không vượt quá lượng tối thiểu kết hợp với việc
thu lại hoặc tái sử dụng chất làm suy giảm ôzôn.
- Thuyền trưởng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của địa phương áp dụng
cho việc kiểm soát sự ô nhiễm không khí.
- Hàm lượng lưu huỳnh trong bất kỳ loại dầu đốt nào được sử dụng trên tàu phải
không quá 4,5% m/m. Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu đốt sử dụng trên tàu khi tàu ở trong
vùng kiểm soát xả SOx phải không quá 1,5% m/m.
- Máy trưởng phải tính toán hợp lý thời gian cho phép để hệ thống dầu đốt trực nhật
được xả toàn bộ những nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh trên 1,5% m/m trước khi tàu đi
vào vùng kiểm soát xả SOx. Lượng dầu đốt có hàm lượng lưu huỳnh thấp (hàm lượng lưu
huỳnh nhỏ hơn hoặc bằng 1,5% m/m) trong mỗi két, cũng như thời gian và vị trí của tàu
khi hoạt động chuyển đổi sử dụng dầu đốt hoàn thành phải được ghi vào sổ nhật ký máy.
- Cấm đốt các chất thải sau đây trên tàu:
 Những cặn hàng theo phụ lục I, II and III của MARPOL 73/78 và các vật liệu
bao gói các chất đó;
 Polychlorinated biphenyls (PCBs);
 Rác, như được định nghĩa ở phụ lục V của MARPOL 73/78, có chứa nhiều hơn
lượng qui định các kim loại nặng;
 Các sản phẩm tinh lọc dầu mỏ có chứa các hợp chất halogen.
- Việc đốt trên tàu các cặn nước thải và cặn dầu trong quá trình hoạt động bình thường
của tàu cũng có thể thực hiện được trong nồi hơi chính hoặc nồi hơi phụ, nhưng trong các
trường hợp đó phải không thực hiện trong cảng, bến và cửa sông.
- Cấm đốt trên tàu các hợp chất polyvinyl chlorides (PVCs), trừ khi các lò đốt trên
tàu đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu được IMO duyệt.
- Tất cả các tàu có lò đốt áp dụng theo qui định này phải có một sổ tay hướng dẫn
khai thác của nhà chế tạo, sổ tay này phải nêu rõ cách khai thác lò đốt.
- Người có trách nhiệm về hoạt động của bất kỳ lò đốt nào phải là người được đào tạo
và có khả năng thực hiện theo hướng dẫn được nêu trong sổ tay hướng dẫn khai thác của nhà
chế tạo.
- Việc kiểm soát nhiệt độ đường ra khí cháy yêu cầu phải thực hiện liên tục và chất
thải phải không được đưa vào lò đốt kiểu cung cấp liên tục trên tàu khi nhiệt độ thấp dưới
nhiệt độ cho phép tối thiểu (8500C). Đối với các lò đốt kiểu từng mẻ ở trên tàu, phải được
thiết kế sao cho nhiệt độ của buồng đốt phải đạt được 6000C sau khi vận hành 5 phút.
- Xem “Quy trình nhận dầu”
12. Hoạt động trực ca
MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho mọi người làm việc ở trên tàu.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
12.1 Phần chung
12.1.1 Thời gian làm việc
1. Tất cả những người được phân công trực ca hoặc tham gia vào một ca trực phải
có tối thiểu 10 giờ nghỉ ngơi trong mỗi khoảng thời gian 24 giờ.
2. Số giờ nghỉ nói trên có thể được tách ra thành hai lần (nhưng không được nhiều
hơn hai lần), trong đó có một lần phải kéo dài ít nhất 6 giờ.
3. Không cần thiết phải áp dụng các yêu cầu ở mục 1 và 2 kể trên trong trường
huống khẩn cấp, khi huấn luyện thực tập hay trong những điều kiện hoạt động
đặc biệt khác.
4. Ngoài các qui định nêu tại mục 1 và 2, thời gian nghỉ ngơi tối thiểu 10 giờ có thể
được rút ngắn lại nhưng không được ít hơn 6 giờ liên tục với điều kiện việc rút
ngắn số giờ nghỉ ngơi không được kéo dài quá hai ngày và không được ít hơn 70
giờ trong mỗi khoảng thời gian bảy ngày.
5. Chính quyền hành chính sẽ yêu cầu phải dán lịch trực ca tại những vị trí dễ quan
sát.
12.1.2 Qui định về rượu, bia và ma tuý
Nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn của việc uống rượu, bia và sử dụng các chất ma túy đối
với các tai nạn/sự cố hàng hải là rất nghiêm trọng, Công ty đưa ra qui định rượu, bia và ma
túy áp dụng trên các con tàu đó kể cả khi đi biển hay khi đậu trong cảng.
Qui định về bia:
1. Không khuyến khích việc uống bia trên tàu.
2. Không được uống bia trong khi đang làm việc hoặc trước khi làm việc 02 giờ,
ngay cả trong bữa ăn.
3. Mỗi người một lần chỉ được uống không quá 700ml bia, một ngày chỉ được uống
02 lần.
4. Khi đi bờ mỗi người không được uống quá 350ml bia trong thời gian 01 giờ để
khi về tàu không bị say.
5. Không được giao ca và công việc cho người đang bị ảnh hưởng của rượu, bia.
6. Việc uống rượu, bia của thuyền viên trên các tàu phải được thực hiện theo đúng
qui định của luật pháp địa phương nơi tàu đang hành trình, sẽ đến hay neo, đậu
Qui định về rượu
1. Nghiêm cấm thuyền viên tuỳ tiện mang lên tàu hay sử dụng một cách tuỳ thích
đồ uống gây say và các loại rượu.
2. Trong khi làm việc thuyền viên không được uống rượu, kể cả trong bữa ăn
3. Thuyền viên chỉ được uống rượu trước khi làm việc ít nhất 01 giờ, với liều lượng như
sau:

Thời gian trước khi làm việc Liều lượng rượu được uống Ghi chú
01 giờ 30 cc Không được say
02 giờ 50 cc Không được say
03 giờ 70 cc Không được say
 04 giờ 90 cc Không được say

Tuy nhiên trong bất cứ tình huống nào cũng không được say và phải đủ tỉnh táo để
hoàn thành nhiệm vụ một cách bình thường.
Qui định về ma tuý.
Tất cả các hành vi tàng trữ, sử dụng, môi giới, vận chuyển, buôn lậu chất ma tuý
hay các chất gây nghiện khác hoặc quan hệ và giao thiệp với người buôn bán các chất đó
đều phải bị truy tố và sa thải ngay lập tức.
12.2 Trực ca boong
12.2.1 Bố trí trực ca & Giao nhận ca
- Thuyền trưởng phải quyết định việc bố trí trực ca và thời gian của ca trực boong
để duy trì trực ca an toàn tuỳ vào tình hình thực tế của tàu. Dưới sự chỉ đạo của Thuyền
trưởng, Đại phó phân công trực ca boong.
- Thuyền trưởng phải thực hiện vận hành Hệ thống Báo động trực ca hàng hải buồng
lái (BNWAS) theo đúng Quy trình, nguyên lý hoạt động của hệ thống:
 Chọn, cài đặt chế độ và thời gian hoạt động; cất giữ chìa khóa sau khi cài
đặt.
 Tùy chọn, phân công Sĩ quan Boong thực hiện nhiệm vụ khi báo động âm
thanh giai đoạn hai.
 Hướng dẫn thuyền viên về chức năng Hệ thống và hành động xử lý phù hợp
khi hệ thống phát tín hiệu báo động âm thanh nơi công cộng.
- Thuyền trưởng của các tàu chở hàng nguy hiểm có thể gây nổ, hoả hoạn, độc hại,
đe doạ tới sức khoẻ của con người hay ô nhiễm môi trường phải đảm bảo duy trì việc bố
trí ca trực an toàn. Trên các tàu chở hàng rời nguy hiểm, để đảm bảo ca trực an toàn, phải
có Sỹ quan đi ca đủ năng lực hay Sỹ quan và thuỷ thủ thích hợp ngay cả khi tàu buộc cầu
an toàn hoặc neo an toàn trong cảng.
- Sỹ quan giao ca sẽ không cho phép người nhận ca đảm đương nhiệm vụ trực ca nếu
như người đó không có khả năng thực hiện nhiệm vụ như: không đủ trình độ, không đủ sức
khoẻ, say rượu, say thuốc. Trong trường hợp này Sỹ quan giao ca phải báo cho Thuyền
trưởng.
- Trước khi nhận ca boong trong khi tàu buộc cầu hoặc phao, Sỹ quan nhận ca phải
được Sỹ quan đi ca thông báo những điểm sau:
 Độ sâu của nước ở cầu cảng, mớn nước của tàu, mức nước và thời gian nước
cường, nước ròng, độ căng dây buộc tàu, bố trí neo, độ dài của lỉn neo và các
nét đặc trưng quan trọng của dây buộc tàu ảnh hưởng đến an toàn của tàu và
tình trạng của máy chính có thể dùng khi có sự cố.
 Toàn bộ công việc đã làm trên tàu: tính chất, số lượng, phẩm chất của hàng
hoá đã xếp hay còn lại và bất kể loại hàng nào còn dư lại trên tàu sau khi dỡ
hàng.
 Mức nước trong la căn và các két balát.
 Tín hiệu hay đèn đã sử dụng.
 Số lượng thuyền viên yêu cầu có mặt ở trên tàu và sự có mặt của người khác
ở trên tàu.
 Tình trạng của thiết bị cứu hoả.
 Các quy định đặc biệt của cảng.
 Các lệnh đặc biệt và hiện hành của Thuyền trưởng.
 Những đường dây liên lạc sẵn có giữa tàu và cán bộ trên bờ kể cả Chính quyền
cảng để sử dụng nếu xẩy ra sự cố hoặc yêu cầu hỗ trợ.
 Mọi tình huống quan trọng khác đối với sự an toàn của tàu, thuyền viên, hàng
hoá hoặc việc bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm; và
 Các quy trình để thông báo cho các nhà chức trách liên đới đối với việc ô
nhiễm môi trường gây nên do hoạt động của tàu.
- Trước khi nhận ca hành hải, Sỹ quan nhận ca phải kiểm tra đầy đủ theo “ Danh mục
kiểm tra an toàn chuyển giao ca trực buồng lái” và phải nắm vững những vấn đề:
 Lệnh và những chỉ dẫn đặc biệt của Thuyền trưởng liên quan đến chạy tàu.
 Tốc độ, hướng, vị trí và mớn nước của tàu.
 Những tín hiệu hay đèn thích hợp phải được sử dụng một cách hợp lý.
 Dòng thuỷ triều hiện hành và dự đoán, tầm nhìn xa, thời tiết, hải lưu, và ảnh
hưởng của nó tới hướng và tốc độ.
 Quy trình điều khiển máy chính nếu hệ thống điều khiển đặt ở Buồng lái; và
 Trạng thái hoạt động của tàu ít nhất là những vấn đề sau: điều kiện hoạt động
của toàn bộ các thiết bị an toàn và hành hải trong quá trình đi ca, sai số của la
bàn điện và la bàn từ, sự hiện diện và di chuyển của tàu thuyền nhìn thấy được
hoặc nhận biết trong phạm vi lân cận, tình trạng nguy hiểm có thể gặp trong
ca, ảnh hưởng của độ nghiêng/ lượn sóng/ tỷ trọng của nước và việc giảm độ
sâu chân hoa tiêu do việc hành hải của tàu.
- Tất cả các Sỹ quan đi ca phải biết được mớn nước cho phép của tàu trong suốt hành
trình. Đại phó đảm bảo sự thay đổi mớn nước do bơm balát (đặc biệt khi tàu ở ngoài biển)
phải được tính toán và ghi chép chính xác .
- Sỹ quan nhận ca phải bảo đảm những người trong ca mình có đủ khả năng thực hiện
nhiệm vụ. Sỹ quan nhận ca chưa nhận bàn giao khi chưa hoàn toàn thích nghi với điều kiện
ánh sáng.
- Nếu tại thời điểm phải giao ca mà Sỹ quan đi ca đang thực hiện điều động hoặc hành
động để tránh sự nguy hiểm nào đó thì việc giao ca phải hoãn lại đến khi hành động trên đã
kết thúc.
12.2.2 Trực ca hành hải
- Sỹ quan trực ca hành hải phải:
 Trực ca ở Buồng lái và không được rời buồng lái khi chưa có người thích hợp
thay thế.
 Cho dù Thuyền trưởng có mặt ở Buồng lái, Sỹ quan trực ca vẫn phải chịu trách
nhiệm về việc hành hải an toàn, cho tới khi được thông báo là Thuyền trưởng
đảm nhận trách nhiệm đó và cả 2 bên đều hiểu về việc thông báo này.
 Phải báo cho Thuyền trưởng biết khi có sự nghi ngờ có về những hành động
có ảnh hưởng tới sự an toàn của tàu.
- Sỹ quan trực ca phải kiểm tra tốc độ, vị trí, hướng lái của tàu theo chu kỳ thích hợp.
Sử dụng mọi thiết bị hàng hải cần thiết sẵn có để đảm bảo cho tàu chạy đúng hướng hành
trình đã định.
- Sỹ quan trực ca phải biết rõ vị trí và cách vận hành toàn bộ thiết bị an toàn, thiết bị
hàng hải ở trên tàu cũng như những hạn chế của chúng. Máy đo sâu là một phương tiện
hàng hải có giá trị và phải được sử dụng bất cứ khi nào thích hợp.
- Trong trường hợp cần thiết, Sỹ quan trực ca phải sử dụng ngay lái tay, thay đổi tốc
độ máy chính, các thiết bị âm thanh. Sỹ quan trực ca phải bố trí thuỷ thủ lái và chuyển sang
chế độ lái tay kịp thời để xử lý tình huống nguy hiểm một cách an toàn. Việc chuyển từ lái
tự động sang lái tay và ngược lại phải do Sỹ quan trực ca thực hiện hoặc được thực hiện
dưới sự giám sát của Sỹ quan trực ca.
- Sỹ quan trực ca phải nắm vững tính năng điều khiển của tàu kể cả trớn tàu và phải
hiểu rằng các tàu khác nhau thì có tính năng điều khiển khác nhau.
- Điều đặc biệt quan trọng là Sỹ quan trực ca phải duy trì được sự cảnh giới thường
xuyên. Nếu buồng hải đồ biệt lập, Sỹ quan trực ca chỉ vào buồng hải đồ khi cần thiết trong
một thời gian ngắn để thực hiện nhiệm vụ hàng hải nhưng trước hết phải đảm bảo việc làm
đó là an toàn.
- Việc kiểm tra hoạt động của các thiết bị hàng hải trên tàu sẽ được thực hiện trên
biển theo chu kỳ và khi hoàn cảnh cho phép, đặc biệt trước những tình huống nguy hiểm
dự kiến sẽ ảnh hưởng đến việc hành hải của tàu. Dù ở bất kỳ thời điểm nào thì việc thử các
thiết bị nói trên cũng phải được ghi chép đầy đủ. Việc thử trên cũng phải được tiến hành
trước khi đến và rời cảng.
- Sỹ quan trực ca phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo:
 Phải lái đúng hướng dù lái tay hay lái tự động. Máy lái tự động phải được thử
bằng lái tay ít nhất 1 lần trong ca.
 Sai số la bàn chuẩn được xác định ít nhất 1 lần trong ca trong hoàn cảnh cho
phép, và khi có sự thay đổi lớn về hướng đi phải thường xuyên so sánh la bàn
chuẩn với la bàn điện và các la bàn phản ảnh phải đồng bộ với la bàn chính.
 Phải đảm bảo các đèn tín hiệu, đèn hành trình và các thiết bị hàng hải khác hoạt
động bình thường.
 Thiết bị VTĐ phải hoạt động phù hợp.
- Sỹ quan trực ca phải sử dụng radar hợp lý trong khi hành hải. Mỗi khi sử dụng radar,
Sỹ quan trực ca cũng phải chọn một thang tầm xa thích hợp và thay đổi thang theo những
khoảng thời gian thích hợp để phát hiện các mục tiêu một cách sớm nhất có thể được và
bảo đảm không để thoát các mục tiêu nhỏ và yếu.
- Sỹ quan trực ca phải báo ngay cho Thuyền trưởng khi:
 Dự đoán nguy hiểm có thể gặp hoặc khi tầm nhìn xa bị hạn chế.
 Nếu tình trạng tuyến đường hoặc sự hành hải của các tàu thuyền khác làm cho
bản thân thấy lo lắng băn khoăn về an toàn của tàu.
 Nếu thấy khó khăn trong việc duy trì hướng đi.
 Sự nhận dạng bờ, phao tiêu hàng hải bị sai hoặc độ sâu đo được không đúng
với hải đồ.
 Có sự trục trặc về máy, máy lái hoặc các thiết bị hàng hải quan trọng, hệ thống
báo động, thiết bị vô tuyến điện,
 Thời tiết xấu và nếu có nghi ngờ hỏng hóc thiết bị do thời tiết gây ra.
 Trong bất cứ tình trạng khẩn cấp nào, hoặc có bất kể sự nghi ngờ nào.
- Mặc dù được yêu cầu phải báo ngay cho Thuyền trưởng trong các tình huống nói
trên nhưng trước hết Sỹ quan trực ca vẫn phải khẩn trương đưa ra hành động xử lý để đảm
bảo an toàn cho tàu trong mọi hoàn cảnh.
- Sỹ quan trực ca phải đưa ra chỉ dẫn cần thiết cho thuỷ thủ đi ca để đảm bảo duy trì
ca trực an toàn kể cả việc cảnh giới thích đáng. Khi điều kiện cho phép, Sỹ quan trực ca có
thể để thuỷ thủ đi ca lái tay nhằm giúp họ trau dồi kỹ năng lái nhưng phải luôn luôn giám
sát chặt chẽ thuỷ thủ và hướng lái .
- Sỹ quan trực ca phải ghi chép đầy đủ những chuyển động và những sự việc liên
quan đến hành hải của tàu trong quá trình trực ca. Dưới sự giám sát của Thuyền trưởng,
Phó hai tóm lược nhật ký hàng hải theo mẫu “Nhật ký boong” & “Nhật ký cảng tóm tắt”.
- Sỹ quan trực ca hành hải không được giao hoặc nhận một nhiệm vụ nào khác có thể
ảnh hưởng tới việc chạy tàu an toàn.
12.2.3 Trực ca boong khi tàu hành hải trong các tình huống đặc biệt.
12.2.3.1 Tàu hành hải khi tầm nhìn xa hạn chế
- Khi hành hải trong tầm nhìn xa bị hạn chế, trách nhiệm đầu tiên của Sỹ quan trực
ca là phải tuân thủ các Quy tắc thích ứng trong Quy tắc tránh va Quốc tế 72. Đặc biệt chú
ý tới việc phát tín hiệu sương mù, chạy tàu với tốc độ an toàn và máy phải sẵn sàng để điều
động tức thời. Ngoài ra Sỹ quan trực ca phải:
 Báo cho Thuyền trưởng
 Bố trí cảnh giới hợp lý.
 Bật đèn hành trình.
 Phát còi hoặc tín hiệu âm thanh sương mù.
 Cấp nguồn cho cả 2 mô tơ máy lái.
 Chuyển sang chế độ lái tay.
 Sử dụng cả 2 radar.
 Bật VHF ở kênh liên lạc theo yêu cầu .
 Báo cho buồng máy chuẩn bị sẵn sàng để điều động.
12.2.3.2 Tàu ở gần bờ và những khu vực đông tàu.
- Sử dụng hải đồ có tỷ lệ lớn phù hợp nhất được cập nhật theo những thông báo mới
nhất có sẵn và phù hợp với vùng chạy tàu. Những vị trí của tàu được xác định thường xuyên
đều đặn theo nhiều phương pháp khi điều kiện cho phép.
- Sỹ quan trực ca phải nhận dạng chính xác các mốc, tiêu hàng hải.
- Sử dụng radar để bổ sung vị trí tàu bằng thị giác. Khi các tiêu mốc hàng hải không
quan sát được rõ hoặc trong vùng nước chật hẹp nơi mà vị trí tàu cần phải theo dõi liên tục,
có thể sử dụng thước song song và phương pháp này có thể thay thế việc xác định vị trí tàu
bằng thị giác.
12.2.3.3 Tàu ở vùng nước cạn
Độ sâu dưới ky tàu phải được kiểm tra kỹ lưỡng bằng thiết bị phụ trợ đã có. Phải
giảm tốc độ tàu để giảm hiệu ứng nước cạn khi chạy qua vùng nước nông sao cho duy trì
được đủ độ sâu dưới ky tàu.
12.2.3.4 Tàu hành hải khi có hoa tiêu trên tàu
Dù cho có mặt của Hoa tiêu trên tàu thì Thuyền trưởng và Sỹ quan trực ca cũng không
được miễn trách đối với sự an toàn của tàu. Thuyền trưởng và Hoa tiêu phải trao đổi với
nhau những thông tin liên quan đến tiến trình hành hải, điều kiện địa phương và những đặc
tính của tàu. Thuyền trưởng và Sỹ quan trực ca phải hợp tác chặt chẽ với Hoa tiêu để duy
trì sự kiểm tra đầy đủ về vị trí và việc hành hải của tàu.
Nếu có bất cứ một nghi ngờ nào về ý định hay hành động của Hoa tiêu, Sỹ quan trực
ca phải tìm cách làm sáng tỏ với Hoa tiêu, nếu vẫn chưa rõ thì báo ngay cho Thuyền trưởng
để đưa ra hành động cần thiết.
12.2.4 Trực ca boong khi tàu neo đậu
Sỹ quan trực ca phải kiểm tra xác định vị trí tàu lên hải đồ thích hợp khi nhận ca,
kiểm tra vị trí tàu thường xuyên bằng cách lấy chỉ số phương vị của một mục tiêu hàng hải
cố định hoặc các mục tiêu bờ dễ nhận diện.
Sỹ quan trực ca và thuỷ thủ trực ca phải:
- Bảo đảm duy trì cảnh giới hiệu quả.
- Bảo đảm thực hiện định kỳ các kiểm tra xung quanh tàu.
- Theo dõi các điều kiện khí tượng, thuỷ triều và trạng thái của biển.
- Thông báo cho Thuyền trưởng và thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết khi
tàu trôi neo.
- Bảo đảm máy chính và máy khác sẵn sàng theo chỉ thị của Thuyền trưởng.
- Thông báo cho Thuyền trưởng khi tầm nhìn xa xấu đi và tuân theo các yêu cầu
của các Quy tắc tránh va trên biển.
- Bảo đảm rằng tàu luôn bật sáng các đèn, treo các bóng thích hợp và phát các
âm hiệu thích hợp.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm do tàu và tuân thủ
các quy chế và quy trình phòng ngừa ô nhiễm phải áp dụng.
12.2.5 Trực ca boong khi tàu nằm tại cầu hoặc buộc phao
Khi tàu buộc tại cầu hoặc buộc phao, Sỹ quan trực ca phải:
- Kiểm tra và bảo đảm rằng độ sâu vùng nước tàu đậu hoặc buộc phao là đủ, đặc biệt
là phải luôn duy trì chân hoa tiêu thích hợp trong quá trình làm hàng.
- Kiểm tra và bảo đảm chiều cao trên mặt nước thích hợp, có xem xét đến chiều cao
phải áp dụng hoặc được yêu cầu dưới thiết bị bốc dỡ trong khi làm hàng.
- Kiểm tra và bảo đảm buộc tàu thích hợp, có chú ý đến các ảnh hưởng của thuỷ triều,
dòng chảy, thời tiết, giao thông và phương tiện cập mạn và chú ý thường xuyên, đặc biệt
đến độ căng các dây buộc tàu.
- Bảo đảm rằng lối đi giữa tàu, cầu hay bến tàu phải an toàn và thoả mãn yêu cầu luật
định, gồm một cầu thang mạn thích hợp hoặc cầu thang sinh hoạt có lưới an toàn được cột
chặt thích hợp bên dưới, và được chiếu sáng tốt khi tối trời. Phải có sẵn một phao tròn trên
tàu gần cầu thang mạn hoặc cầu thang sinh hoạt.
- Bảo đảm lối đi, đường lên xuống hầm hàng, các khu vực điều khiển thiết bị buộc
tàu và các khu vực sinh hoạt đều được chiếu sáng tốt về đêm.
- Duy trì một cách hiệu quả nhất liên lạc giữa tàu và những người có trách nhiệm trên
bờ. Hệ thống liên lạc được chọn và ngôn ngữ sử dụng cùng số điện thoại và/hoặc các kênh
liên lạc cần thiết, phải được ghi lại.
- Cấm những người không có nhiệm vụ lên tàu.
- Thông báo ngay cho Thuyền trưởng những biểu hiện của việc tàu dịch chuyển, hư
hỏng dây buộc tàu hay thiết bị buộc tàu trong thời gian gió hoặc dòng chảy mạnh.
- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào phải thông báo ngay cho Thuyền trưởng những nghi
ngờ có thể gây mất an toàn cho tàu. Tuy phải thông báo ngay cho Thuyền trưởng về những
hoàn cảnh nói trên, khi cần thiết Sỹ quan trực ca phải không được do dự thực hiện ngay
các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn của tàu.
12.3 Trực canh vô tuyến điện
- Khi tàu đi trên biển phải duy trì liên tục trực canh trên tần số cấp cứu của vô tuyến
điện thoại. Sỹ quan trực ca có trách nhiệm duy trì trực canh VHF thích hợp trên kênh 16
hoặc trên các kênh theo quy định địa phương.
- Thông tin bằng VHF phải nói càng ngắn càng tốt để tránh gián đoạn vì nghẽn kênh.
Trong phạm vi ngắn, việc liên lạc giữa tàu với tàu bằng VHF hoàn toàn có hiệu quả trong
liên lạc cấp cứu.
- Để bố trí việc trực canh vô tuyến, Thuyền trưởng phải:
 Đảm bảo duy trì trực canh theo những điều khoản thích hợp trong quy tắc vô
tuyến và công ước về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS).
 Đảm bảo việc trực canh vô tuyến không làm ảnh hưởng xấu đến chuyển động
an toàn của tàu và an toàn hành hải.
 Kiểm tra thiết bị vô tuyến được lắp đặt trên tàu và tình trạng hoạt động của
chúng.
- Để thực hiện công việc trực canh vô tuyến, người trực phải:
 Đảm bảo duy trì trực trên những tần số được chỉ định trong quy tắc vô tuyến
và trong SOLAS.
 Trong khi làm nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các thiết
bị vô tuyến và nguồn cung cấp. Báo cáo với Thuyền trưởng bất kỳ hỏng hóc gì
của thiết bị.
- Những yêu cầu của quy tắc vô tuyến và của công ước SOLAS về vô tuyến điện báo
hoặc Nhật ký vô tuyến điện phải được tuân thủ hợp lý. Việc bảo quản Nhật ký vô tuyến là trách
nhiệm của Phó hai. Sau đây là những điều cần phải được ghi cùng với thời gian diễn ra việc liên
lạc:
 Tóm tắt sự việc cấp cứu, những việc liên lạc vô tuyến điện an toàn và khẩn
cấp.
 Những sự kiện quan trọng liên quan đến việc phục vụ vô tuyến.
 Vị trí thích hợp của tàu ít nhất mỗi ngày một lần, và
 Tóm tắt điều kiện hoạt động của thiết bị vô tuyến kể cả nguồn điện cung cấp.
- Nhật ký vô tuyến phải sẵn sàng để Thuyền trưởng, hoặc cán bộ có thẩm quyền của
các cơ quan quản lý kiểm tra.
- Thuyền trưởng phải đảm bảo tất cả các thiết bị Buồng lái được bảo quản hợp lý và
hoạt động tốt. Phó hai thường xuyên kiểm tra và nếu có bất cứ hỏng hóc hay sai sót gì thì
báo ngay cho Thuyền trưởng biết.
- Trong thời gian đi ca, các sỹ quan boong thực hiện những công việc kiểm tra và thử
nghiệm để đảm bảo các thiết bị sẵn sàng ở trạng thái hoạt động tốt. Bất kỳ sự trục trặc nào
cũng phải báo cho Thuyền trưởng.
12.4 Trực ca máy
12.4.1 Bố trí trực ca & Giao nhận ca
- Máy trưởng phải trao đổi ý kiến với Thuyền trưởng đảm bảo cơ cấu trực ca thích
hợp để duy trì ca trực an toàn. Máy hai phân công trực ca máy dưới sự chỉ đạo của Máy
trưởng.
- Sỹ quan trực ca máy là người thay mặt Máy trưởng, luôn luôn phải chịu trách nhiệm
chính về sự hoạt động có hiệu quả và an toàn của máy cũng như ảnh hưởng của máy đối
với an toàn của con tàu, đồng thời phải chịu trách nhiệm kiểm tra, vận hành, thử tất cả các
máy móc thiết bị thuộc trách nhiệm ca trực của mình theo yêu cầu.
- Sỹ quan trực ca máy không giao ca cho Sỹ quan nhận ca nếu cảm thấy anh ta không
đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ trực ca một cách có hiệu quả, trong trường hợp này phải
báo cho Máy trưởng biết.
- Sỹ quan trực ca phải bảo đảm các thành viên của ca trực có mặt đầy đủ và có đủ
khả năng để thi hành nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả.
- Trước khi nhận ca, Sỹ quan nhận ca phải kiểm tra đầy đủ theo “ Danh mục kiểm tra
an toàn chuyển giao ca trực buồng máy” và phải hiểu rõ những điều sau đây:
 Các mệnh lệnh và chỉ dẫn đặc biệt của Máy trưởng.
 Mức nước, trạng thái của nước la căn, các két ba lát, két treo, két dự trữ, két
nước ngọt, két nước bẩn, và bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào để sử dụng hoặc xử lý
chúng.
 Trạng thái và mức dầu, mức nhiên liệu trong các két dự trữ, két lắng, két trực
nhật và trong những thiết bị chứa dầu khác.
 Tình trạng và chế độ hoạt động của các thiết bị máy móc, kể cả hệ thống phân
phối nguồn điện.
 Mọi chế độ hoạt động đặc biệt phải bắt buộc áp dụng do sự hỏng hóc các thiết
bị hoặc những tình trạng bất lợi của tàu.
12.4.2 Trực ca máy
- Sỹ quan trực ca máy phải đảm bảo duy trì việc sắp xếp bố trí trực ca và phụ trách
thợ máy trong ca để họ hỗ trợ cho việc hoạt động có hiệu quả, an toàn của các thiết bị máy
móc.
- Sỹ quan trực ca điều hành máy vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những hoạt động
trong khu vực Buồng máy dù cho có sự hiện diện của Máy trưởng hay không cho đến khi
được thông báo rõ ràng là Máy trưởng đảm nhận trách nhiệm đó, việc này hai bên đều cùng
phải hiểu rõ.
- Máy trưởng phải đảm bảo các Sỹ quan trực ca máy được thông báo về tất cả các
công việc bảo quản bảo dưỡng, kiểm tra hư hỏng hoặc những công việc sửa chữa trong
thời gian đi ca. Sỹ quan trực ca máy được thông báo những người tham gia hoạt động sửa
chữa máy ở trên tàu, chức năng sửa chữa và vị trí làm việc của họ, những người có thẩm
quyền khác và những thuyền viên được yêu cầu. Phải chú ý thích hợp đến công việc bảo
quản bảo dưỡng và ghi chép việc sử dụng thiết bị phụ tùng, vật tư dự trữ.
- Toàn bộ thành viên của ca trực điều hành máy phải am hiểu nhiệm vụ được phân
công. Ngoài ra mọi thành viên phải hiểu biết những vấn đề sau:
 Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc nội bộ hợp lý.
 Những lối thoát sự cố từ Buồng máy.
 Hệ thống báo động buồng máy, khả năng phân biệt các tín hiệu báo động khác
nhau và phải lưu tâm đặc biệt tới các tín hiệu báo động chữa cháy.
 Vận hành, kiểm tra trang thiết bị phụ trách trong ca trực.
 Số hiệu, vị trí và kiểu cách của các thiết bị cứu hoả.
- Phải ghi lại bất kể máy móc nào hoạt động không hợp lý, sai chức năng và những
yêu cầu sửa chữa cùng với những biện pháp đã thực hiện vào Nhật ký máy.
- Sỹ quan trực ca máy phải thi hành khẩn trương các mệnh lệnh của Buồng lái. Việc
thay đổi chiều hay tốc độ vòng quay chân vịt phải được ghi chép, trừ khi việc ghi chép
không thể thực hiện được.
- Sỹ quan trực ca máy phải chịu trách nhiệm về việc tắt máy, chuyển máy và điều
chỉnh tất cả các máy móc đúng theo trách nhiệm của ca trực điều hành máy phải làm và
phải ghi chép toàn bộ công việc đã thực hiện.
- Khi Buồng máy được đặt vào trạng thái sẵn sàng, Sỹ quan trực ca máy đảm bảo toàn
bộ máy móc và thiết bị có thể sử dụng trong quá trình điều động tàu phải ở trạng thái sẵn sàng
sử dụng được ngay và đã cấp nguồn đầy đủ cho thiết bị máy lái cũng như đáp ứng mọi yêu cầu
khác.
- Không được phân công hoặc bắt Sỹ quan trực ca máy phải thực hiện bất cứ công
việc gì gây cản trở đến nhiệm vụ giám sát của họ đối với hệ thống động lực và thiết bị phụ
trợ. Sỹ quan trực ca máy phải giám sát liên tục các thiết bị động lực chính và các hệ thống
phụ cho đến khi giao ca và phải thường kỳ kiểm tra máy móc theo đúng chức trách. Sỹ
quan trực ca máy phải đảm bảo việc tuần tra thích hợp các máy móc và khu vực buồng
máy lái nhằm mục đích phát hiện các hỏng hóc, hoạt động không đúng chức năng của các
thiết bị để thực hiện hay chỉ đạo việc điều chỉnh, bảo dưỡng và các việc làm cần thiết khác.
- Thợ máy đi ca không được rời Buồng máy khi chưa được phép của Sỹ quan trực ca
máy vì việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các thao tác các thiết bị máy
móc.
- Trước khi hết ca, Sỹ quan trực ca máy phải đảm bảo toàn bộ sự kiện xảy ra trong ca
trực phải được ghi lại một cách thích hợp vào Nhật ký máy, Nhật ký dầu.
- Sỹ quan trực ca máy phải luôn nhớ rằng việc thay đổi tốc độ gây nên do hậu quả
của việc máy móc bị trục trặc có thể nguy hiểm đến sự an toàn của tàu và con người trên
biển. Sỹ quan trực ca máy phải thông báo cho Buồng lái ngay lập tức trước khi có sự thay
đổi tốc độ để tạo cho Buồng lái có thời gian chuẩn bị nhằm tránh được tai nạn hàng hải có
thể xẩy ra.
- Sỹ quan trực ca máy không được trì hoãn báo cho Máy trưởng biết khi:
 Máy hỏng hoặc có trục trặc gây nguy hiểm cho máy móc, trang thiết bị, hay con
người.
 Mọi nghi ngờ về quyết định hay biện pháp giải quyết của mình.
- Mặc dù có yêu cầu phải báo cho Máy trưởng trong các trường hợp nói trên, nhưng
Sỹ quan trực ca máy vẫn phải có ngay những biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo đảm sự
an toàn của tàu, máy móc, thuyền viên khi tình huống đòi hỏi.
12.4.3 Trực ca máy trong các điều kiện đặc biệt.
12.4.3.1 Khi tầm nhìn xa hạn chế
Sỹ quan trực ca máy phải đảm bảo luôn luôn có sẵn áp lực hơi hoặc gió để sử dụng
cho còi và khi có lệnh của Buồng lái về thay đổi tốc độ hoặc hướng hoạt động phải được
thực hiên tức thời, ngoài ra các máy phụ sử dụng cho việc điều động phải sẵn sàng sử dụng.
12.4.3.2 Khi ở vùng nước ven bờ và vùng nước có mật độ tàu cao
Sỹ quan trực ca máy phải đảm bảo tất cả các máy móc liên quan tới việc điều động
tàu có thể chuyển sang được chế độ điều khiển bằng tay. Sỹ quan trực ca máy cũng phải
đảm bảo cấp nguồn đầy đủ cho máy lái và các yêu cầu điều động khác. Máy lái sự cố và
các thiết bị phụ trợ khác phải sẵn sàng sử dụng.
12.4.3.3 Khi ở vùng neo
- Khi tàu ở vùng neo không phải chỗ trú ẩn, Máy trưởng phải thống nhất với Thuyền
trưởng xem có cần phải giữ nguyên chế độ trực ca Buồng máy như khi tàu đang hành trình hay
không.
- Khi tàu neo ở vùng không an toàn hoặc neo ở vùng có điều kiện sóng gió như trên
biển thì phải đảm bảo những điều sau:
 Giữ ca trực có hiệu quả.
 Kiểm tra thường kỳ các máy đang hoạt động và các máy ở chế độ sẵn sàng hoạt
động.
 Máy chính và máy phụ phải duy trì ở tình trạng sẵn sàng hoạt động theo lệnh
của Buồng lái.
 Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tránh gây ô nhiễm và phải tuân
thủ các quy định phòng ngừa ô nhiễm đang áp dụng.
Tất cả các hệ thống cứu hoả và hệ thống kiểm tra hư hỏng phải sẵn sàng.
HỒ SƠ LƯU
- Lưu giữ trong 2 năm các hồ sơ sau:
 “Nhật ký boong”;
 “Nhật ký cảng tóm tắt”.
 “Danh mục kiểm tra an toàn chuyển giao ca trực buồng lái“
 “Danh mục kiểm tra an toàn chuyển giao ca trực buồng máy”
- Lưu giữ trong 5 năm các hồ sơ sau:
 Nhật ký hàng hải;
 Nhật ký máy;
 Nhật ký dầu;
 Nhật ký vô tuyến điện.
13. Hoạt động làm hàng
- Hoạt động làm hàng được quy định cụ thể trong “Quy trình làm hàng tàu”.
14. Hoạt động chuẩn bị đi biển, rời/ đến cảng
Hoạt động chuẩn bị cho tàu đi biển, dời/ đến cảng được quy định cụ thể trong “Hoạt
động chuẩn bị đi biển, rời/ đến cảng”.
HỒ SƠ LƯU
- Lưu giữ trong 3 năm các hồ sơ sau:
 “Giấy phép làm việc”;
 “Danh mục kiểm tra khi tàu trong điều kiện đặc biệt”;
- Lưu giữ trong 5 năm các hồ sơ sau:
 Giấy biên nhận thu hồi rác, dầu thải;
 Nhật ký hàng hải;
 Nhật ký dầu;
 Nhật ký rác;
 Sổ lệnh bơm.
15. Ứng phó trường hợp khẩn cấp
MỤC ĐÍCH
Để đối phó với các mối nguy hiểm, tai nạn và các tình huống khẩn cấp liên quan đến tàu.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
15.1 Xác định tình huống khẩn cấp tiềm ẩn trên tàu
- Thuyền trưởng cần kiểm tra tàu để xác định các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn trên
tàu.
- Trách nhiệm của DP là đảm bảo rằng các nguy hiểm tiềm ẩn đã được bổ sung vào
quy trình này và Cán bộ Nhân viên ở Cơ quan cũng như Thuyền viên đã có phương án ứng
phó đầy đủ. Các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn được xác định đối với tàu là:
 Cháy trên tàu.
 Tàu đâm va.
 Tàu mắc cạn.
 Hàng hoá trên tàu bị dịch chuyển
 Nước vào tàu.
 Máy lái bị hỏng.
 Mất điện.
 Máy chính hỏng.
 Người bị thương hoặc ốm nặng.
 Tàu bị cướp biển.
 Ô nhiễm dầu.
 Người rơi xuống biển.
15.2 Xử lý tình huống khẩn cấp trên tàu
- Khi có xảy ra tai nạn cần yêu cầu giúp đỡ khẩn cấp, Thuyền trưởng phải báo cáo về
Công ty càng sớm càng tốt và sau đó tới Quốc gia ven biển gần nhất hoặc Chính quyền
Cảng (nếu cần thiết).
- Thuyền trưởng báo cáo tình hình dưới tàu bằng thiết bị thông tin nhanh và hiệu quả
nhất cho Giám đốc, hoặc DP, hoặc bất kỳ người nào khác trong “Danh sách liên lạc khẩn
cấp” được niêm yết trên tàu. Ngay khi đã liên lạc được với một thành viên của Công ty thì
Thuyền trưởng không cần phải gọi ai nữa. Cán bộ nhận tin có trách nhiệm báo cho Giám
đốc và những người có liên quan. Những báo cáo ban đầu của Thuyền trưởng không thay
thế cho báo cáo bằng văn bản theo mẫu "Báo cáo tai nạn/ sự cố".
- Trong thời gian sự cố, máy ICOM phải được bật và trực liên tục để sẵn sàng liên
lạc với Công ty cho đến khi Thuyền trưởng có lệnh khác. Thuyền trưởng phải để tất cả thiết
bị liên lạc ở trạng thái sẵn sàng.
- Giám đốc Công ty xác định loại và mức độ sự cố, quyết định thành lập, triệu tập và
giải tán Đội ứng phó sự cố gồm một số thành viên sau tuỳ từng trường hợp:
 Giám đốc Công ty: Đội trưởng đội ứng phó sự cố.
 Người phụ trách HTQLAT (DP).
 Trưởng phòng An toàn Pháp chế Hàng hải:
- Thường trực đội ứng phó sự cố,
- Đội phó Đội ứng phó sự cố;
 Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư;
 Trưởng Phòng Tổ chức lao động tiền lương;
 Trưởng phòng Khai thác thương vụ;
 Chuyên viên các phòng có liên quan đến sự cố.
- Để hoàn tất việc triệu tập toàn bộ thành viên của Đội ứng phó sự cố, DP dưới sự chỉ
đạo của Giám đốc sẽ liên lạc với tất cả các thành viên của Đội ứng phó sự cố. Ngay khi
nhận được thông báo, các thành viên của Đội ứng cứu sự cố sẽ tập hợp ở Văn phòng của
Công ty.
- Khi Giám đốc vắng mặt, DP là Đội trưởng đội ứng phó sự cố phải và đưa ra các
biện pháp giải quyết, hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
- Giám đốc chịu trách nhiệm làm việc với giới truyền thông và các cơ quan bên ngoài
khác về các vấn đề sự cố chính, khi cần.
- Thuyền trưởng phải tuân theo các hướng dẫn từ Đội ứng phó sự cố của Công ty.
Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, Thuyền trưởng phải thực hiện tất cả những biện pháp có thể
để kiểm soát và hạn chế thiệt hại/ tổn thất do tai nạn hoặc tai biến gây ra. Tuỳ trường hợp
cụ thể, Thuyền trưởng lưu tâm tham khảo các bước thực hiện được đưa ra dưới đây.
Những chữ viết tắt
SQBTC : Sỹ quan boong trực ca SQMTC : Sỹ quan máy trực ca
Capt. : Thuyền trưởng C/E : Máy trưởng
C/O : Đại phó 2nd E. : Máy hai
2nd O. : Phó hai 3rd E. : Máy ba
3rd O. : Phó ba 4th E. : Máy tư
TTT : Thủy thủ trưởng Đ/TR : Điện trưởng
SQYT : Sỹ quan y tế TTTC :Thủy thủ trực ca
B/L : Buồng lái B/M : Buồng máy
B/VTĐ : Buồng VTĐ NSC : Nơi xảy ra sự cố
BCN : Boong ca nô BVT : Bệnh viện của tàu
Các ký hiệu trong sơ đồ
Ghi bắt đầu và kết thúc sự việc

Ghi tình huống đặt ra

Ghi những hướng dẫn, thông báo

Ghi tên/ số mục liên quan


Ghi :
a a- Những việc chủ yếu phải làm
d c b b- Một chữ số để đánh dấu ghi chú. Ghi chú này sẽ
được viết tại mục Hướng dẫn và nhằm mục đích giải
thích rõ hơn cho các việc phải làm ghi trong "a"
d c b c- Ghi những chức danh chính chịu trách nhiệm thực
hiện các nhiệm vụ ghi trong "a"
d- Ghi vị trí thực hiện các nhiệm vụ
Những quy định chung
- Trên tàu phải lập bảng phân công báo động về cứu hoả, cứu người rơi xuống biển,
cứu thủng tàu và bỏ tàu (xuống xuồng cứu sinh). Trong bảng phân công phải quy định rõ:
 Nhiệm vụ chung của mỗi thuyền viên khi có báo động.
 Vị trí tập trung và nhiệm vụ của mỗi thuyền viên khi có báo động đối với từng
loại báo động nói trên.
- Bảng phân công báo động phải niêm yết ở những nơi tập trung Thuyền viên. Trong
buồng ở của Thuyền viên phải niêm yết tại nơi dễ thấy nhất, phiếu trách nhiệm cá nhân khi
báo động được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh với nội dung:
 Tín hiệu báo động các loại.
 Vị trí tập trung và nhiệm vụ phải thực hiện.
 Số xuồng và vị trí ngồi trong xuồng cứu sinh
- Tín hiệu báo động phải được thông báo bằng chuông điện và hệ thống truyền thanh
trên tàu theo quy định như sau:
 Báo động chung gồm bảy hồi chuông ngắn một hồi chuông dài liên tục lặp đi
lặp lại nhiều lần (- - - - - - - )
 Báo động cứu hoả gồm một hồi chuông liên tục dài 15 đến 20 giây và lặp đi
lặp lại nhiều lần (  )
 Báo động cứu người rơi xuống biển gồm ba hồi chuông dài lặp đi lặp lại 3
đến 4 lần (  )
 Báo động cứu thủng gồm năm hồi chuông dài lặp đi lặp lại 2 đến 3 lần
(    )
 Báo động bỏ tàu gồm sáu hồi chuông ngắn và một hồi chuông dài lặp đi lặp
lại nhiều lần ( . . . . . .  )
 Lệnh báo yên một hồi chuông liên tục dài 15 đến 20 giây (  )
Nếu trên tàu hệ thống chuông điện, hệ thống truyền thanh bị hỏng hoặc không có thì
có thể dùng bất kỳ một thiết bị nào đó phát ra âm thanh tương tự để báo cho thuyền
viên biết.
15.3 Cháy trên tàu
- Những vấn đề sau đây phải thông báo cho Công ty một cách nhanh nhất:
 Diễn biến quá trình cháy.
 Ngày tháng.
 Vị trí tàu.
 Có người bị thương không?
 Hư hỏng về tàu.
 Hư hỏng về hàng hoá.
 Mô tả về hàng hoá
 Thuyền viên có khả năng dập lửa không hay phải có sự hỗ trợ
 Tình hình thời tiết.
 Hô hiệu của đài bờ gần nhất
 Đã thông báo cho ai ?
 Cảng tới - ETA - Tốc độ
- Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm
rõ thêm, những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Người đầu tiên phát hiện ra cháy phải báo ngay cho Buồng lái đồng thời phải
dùng những thiết bị thích hợp để dập lửa.
(2) Sỹ quan boong trực ca phải:
+ Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp
+ Thông báo cho Thuyền trưởng
(3) Thuyền trưởng phải:
+ Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đều đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình
+ Không thiếu ai và không có ai bị kẹt lại ở đâu đó
Sỹ quan boong giúp việc cho Thuyền trưởng phải liên tục ghi vào Nhật ký
những hành động đã thực hiện
(4) Đội trưởng Đội cứu hoả phải đảm bảo mọi người trong đội đã ở tư thế sẵn sàng
với đầy đủ các thiết bị cần thiết
(5) Đội trưởng Đội đóng cửa phải:
+ Đảm bảo chắc chắn rằng các khu vực bị ảnh hưởng đã được cách ly
+ Chỉ đóng kín Buồng máy khi có cháy lớn trong Buồng máy
(6) Máy 4 phải chạy các bơm cứu hoả theo lệnh của Máy trưởng
Máy trưởng phải đảm bảo chác chắn rằng các quạt gió liên quan tới khu vực bị
ảnh hưởng đã tắt hết
(7) Phó hai phải
+ Sắn sàng điện đài và vị trí tàu được cập nhật thường xuyên
+ Phát tín hiệu thích hợp (xem trong Luật tín hiệu Quốc tế) khi có lệnh của
Thuyền trưởng (Cũng có thể dùng VHF để thông báo tai nạn)
(8) Đội trưởng đội cứu sinh phải căn cứ vào tình trạng cứu hoả để chuẩn bị các
phương tiện cứu sinh cho phù hợp
(9) Thuyền trưởng và Đội trưởng đội cứu hoả phải
+ Căn cứ vào những thông tin, kiến thức đã biết của những thứ trong khu
vực cháy và hàng hoá nguy hiểm, độc hại gần đó để quyết định phương
án Cứu hoả tốt nhất
+ Chú ý đến những vấn đề sau
 Các tai nạn về nổ và sự lan rộng của hoả hoạn trên tàu, trên bờ
 Mất tính ổn định khi sử dung nước để cứu hoả
 Không được dùng nước đối với các thiết bị điện
 Khi dùng CO2 phải giữ kín khu vực cháy
(10) Đội hỗ trợ phải chuẩn bị
+ Các bình dưỡng khí
+ Cấp cứu
+ Cùng đội cứu hoả chữa cháy nếu cần thiết
(11) Máy trưởng phải đảm bảo chắc chắn rằng
+ Buồng máy đã được đóng kín
+ Tất cá các quạt gió đã tắt
+ Không còn ai ở trong Buồng máy
+ Tính toán và xả lượng CO2 phù hợp
+ Canh gác và đo nhiệt độ Buồng máy liên tục
Tiêu đề : CHÁY TRÊN TÀU

-Báo cho Buồng lái -ấn chuông lệnh


-Báo cáo Sqbtc (trong cảng) -Gọi Thuyền trưởng 2
CHÁY TRÊN TÀU -Đối phó ngay
BẤT CỨ AI B/L SQBTC
1

Yêu cầu cảng giúp đỡ -Xác định khu vực cháy


(Nếu cháy ở trong cảng) -Tập trung thuyền viên 3
Gọi trạm cứu hoả thông qua Chính -Báo Công ty
quyền cảng -Xác định vị trí tàu và thời gian
-Ghi Nhật ký
B/L CAPT. B/L Capt. & SQBTC

-Chuẩn bị Ca nô -Sẵn sàng Radio -Chuẩn bị sẵn sàng -Đóng kín các cửa -Chạy các bơm
và các thiết bị cứu -Phát tín hiệu phù -Kiểm tra trang bị -Tắt các quạt gió
sinh 8 hợp 7 4 5 6
BCN Đội cứu sinh 2nd O. ĐỘI CỨU HOẢ ĐỘI ĐÓNG CỬA B/M C/E - 4th E.

THỰC HIỆN HỖ TRỢ


CỨU HOẢ CỨU HOẢ
9 10
NSC ĐỘI CỨU ĐỘI HỖ TRỢ
HOẢ

Có cháy lớn KHÔNG KHÔNG Có yêu cầu


không ? Cứu thương
không ?

CÓ CÓ

-Báo cho các tàu khác Xả CO2 11


-Phát tín hiệu phù hợp Halon/ nước
Mục 3.2.10
Capt. & 2nd O. C/E - 2nd E.

Lửa có bị dập
Mục 3.2.5
tắt không ? KHÔNG
RỜI TÀU

-Làm kháng cáo H/hải


-Làm báo cáo gửi về Công ty CÓ
KHÔNG Có dầu Mục 3.2.12
-Báo cho các bên hữu quan
-Tiếp tục hành trình tràn không ? DẦU
TRÀN
CÓ CÓ

15.4 Tàu đâm va


- Những vấn đề sau đây phải thông báo cho Công ty một cách nhanh nhất:
1. Thời gian - Giờ GMT
2. Vị trí chính xác
3. Tốc độ trước khi đâm va
4. Hoa tiêu trên tàu mình và tàu kia
5. Radar sử dụng khi đâm va
6. Tên và hô hiệu của tàu kia
7. Ước đoán tốc độ trước khi đâm va của tàu kia
8. Tốc độ tàu mình tại thời điểm đâm va
9. Ước đoán tốc độ tàu kia tại thời điểm đâm va
10. Hướng của tàu mình.
11. Hướng của tàu kia.
12. Tình trạng thời tiết, hướng gió, độ cao sóng, dòng chảy và hướng.
13. Tầm nhìn.
14. Diễn biến của quá trình đâm va.
15. Thiệt hại đối với tàu mình, hàng hoá, rò rỉ của két dầu hoặc các ô nhiễm khác do
tàu hoặc hàng hoá gây nên.
16. Thiệt hại đối với tàu kia ( Hoặc đối tượng đâm va ).
17. Người bị thương.
18. Tên của các tàu trong khu vực gần nơi xảy ra tai nạn.
19. Những yêu cầu cần hỗ trợ ?
20. Hô hiệu của Đài gần nhất.
21. Mớn nước mũi, lái khi đâm va
22. Người trực ca trên buồng lái và trong buồng máy khi đâm va.
23. Thời điểm dự đoán khả năng đâm va có thể xảy ra ?
24. Tàu mình đã điều động như thế nào để tránh đâm va ?
25. Tàu kia đã điều động như thế nào để tránh đâm va ?
26. Nếu việc đâm va gây nên do hư hỏng về kỹ thuật thì báo cáo chi tiết
Những vấn đề ở mục 3, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 22, 23, 24, 25, và 26 phải được xử lý
triệt để bí mật và chỉ được đưa cho đại điện của chủ tàu. Trong bất kỳ trường hợp
nào cũng không được đưa cho người khác.
- Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm
rõ thêm, những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Sỹ quan boong trực ca phải
+ Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp
+ Gọi Thuyền trưởng
+ Xác định thời gian và vị trí xảy ra đâm va
+ Liên tục ghi vào Nhật ký hàng hải những việc đã làm
Thuyền trưởng phải:
+ Nếu hai tàu bị mắc vào nhau, Thuyền trưởng cần xem xét cùng Thuyền
trưởng tàu kia để đưa ra phương án tối ưu nhằm hạn chế tổn thất.
+ Liên lạc với tàu kia hoặc chủ tàu của họ hay bất kỳ một người có trách
nhiệm nào khác (Ví dụ: Cảng vụ, Hoa tiêu) và thông báo cho họ biết:
 Tên tàu, hô hiệu, cảng đăng ký
 Quốc tịch, chủ tàu, cảng tới
 Yêu cầu tầu kia thông báo những thông tin tương tự
+ Cần duy trì liên lạc bằng VHF càng lâu càng tốt
(2) Thuyền trưởng và Sỹ quan boong trực ca điểm danh thuyền viên.
(3) Đại phó phải:
+ Kiểm tra xem có ai bị thương không, mức độ hư hỏng đối với tàu, hàng
hoá, kiểm tra phát hiện lỗ thủng
+ Thực hiện những công việc cần thiết nhằm giảm tối thiểu những thiệt
hại cho người, tàu và môi trường
+ Báo cáo cho Thuyền trưởng biết
(4) Phó hai phải:
+ Chuyển báo cáo của Thuyền trưởng về Công ty bằng phương thức
nhanh nhất và hiệu quả nhất.
+ Duy trì sự thông báo thường xuyên với Công ty
(5) Máy trưởng và Sỹ quan máy trực ca phải
+ Chuẩn bị tất cả các bơm để bơm nước ra
+ Đo tất cả các két và la căn mà nước có thể tràn vào
(6) Đội trưởng đội cứu sinh phải dựa vào tình hình thực tế của tàu để chuẩn bị các
phương tiện cứu sinh cho phù hợp.
(7) Đại phó phải làm hết khả năng để bịt lỗ thủng bằng cách :
+ Dùng nêm gỗ
+ Dùng bạt chống thủng
+ Dùng xi măng
+ Dùng các bu lông
Thuyền trưởng phải căn cứ vào tình trạng thực tế của tàu để xem xét xem có
cần sự hỗ trợ của người khác hay không.

Tiêu đề : Tàu đâm va trên biển

-ấn chuông lệnh 1


-Gọi Thuyền trưởng
-Xác định thời gian
ĐÂM VA và vị trí tàu
-Liên lạc với tàu kia hoặc
(TRÊN BIỂN) Người có tr/nhiệm
-Ghi Nhật ký

B/L SQBTC
Capt.

Điểm danh th/viên 2


Capt. & SQBTC

-Kiểm tra 3
-Sẵn sàng Điện đài -Đối phó tức thời Thông báo
-Báo cáo Công ty. của tàu kia
4 NSC C/O
B/VTĐ 2nd O. TÀU KIA

Mục 3.2.12 CÓ
Dầu tràn
DẦU
hoặc có khả năng
TRÀN
tràn dầu ?
-Sẵn sàng các bơm
-Đo các két và La căn
KHÔNG
5
B/L TTTC
B/M SQMTC-C/E
Mục 3.2.5 CÓ RỜI BỎ Những chỉ dẫn
RỜI BỎ TÀU ? của Công ty
TÀU

CÔNG TY
-Chuẩn bị Ca nô và KHÔNG
các thiết bị cứu sinh
Khắc phục
6 bổ sung
BCN Đội Cứu sinh 7
KHÔNG

HÀNH TRÌNH
CÓ AN TOÀN
KHÔNG ?

-Làm kháng cáo H/hải


-Làm báo cáo gửi về Công ty
KẾT THÚC -Thông báo cho tàu kia
-Tiếp tục hành trình
15.5 Tàu bị mắc cạn
- Những vấn đề sau đây phải thông báo cho Công ty một cách nhanh nhất:
 Thời gian - Giờ GMT
 Vị trí tàu.
 Tốc độ khi mắc cạn.
 Có hoa tiêu trên tàu không?
 Ra đa có hoạt động không?
 Tình trạng biển, dưới đáy là đá, cát hay bùn.
 Nơi mắc cạn có liên quan đến vấn đề nguy hiểm không?
 Tình hình thời tiết và dự báo thời tiết.
 Lúc mắc cạn thuỷ triều cao hay thấp?
 Khi nào thì thuỷ triều lại cao?
 Mớn nước mũi - lái trước khi mắc cạn?
 Mớn nước mũi - lái sau khi mắc cạn?
 Độ sâu tại mũi - lái đo bằng quả dọi.
 Có người bị thương không?
 Có tràn dầu/hư hỏng không?
 Dầu có trong những két đáy đôi nào?
 Tình trạng của tất cả các két đáy đôi và các két chở hàng?
 Khả năng của các két rỗng để chuyển dầu đến nhằm điều chỉnh mớn tàu?
 Tàu có khả năng tự nổi lại không?
 Tên những tàu ở gần xung quanh
 Những yêu cầu hỗ trợ.
 Số lượng hàng hoá và đặc tính của chúng
 Có khả năng dỡ hàng không?
 Hô hiệu của Đài bờ lân cận
 Hướng la bàn khi tàu bị mắc cạn
 Sử lý thời tiết xấu đang đến
 Có Bảng thuỷ triều trên tàu không
 Đã thông báo cho những đâu?
- Khi ra khỏi cạn, những vấn đề sau phải thông báo:
 Khi nào thì tàu nổi và do đâu?
 Hư hỏng với tàu và hàng hoá.
 Cảng tới, ETA, tốc độ
- Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm
rõ thêm, những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Sỹ quan boong trực ca phải
+ Stop Máy chính
+ Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp
+ Gọi Thuyền trưởng
(2) Sỹ quan boong trực ca phải
+ Xác định thời gian mắc cạn
+ Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho sỹ quan thay thế theo đúng
quy định đã phân công
Thuyền phó ba phải
+ Đánh dấu chính xác trên hải đồ hướng mũi tàu
Kiểm tra thuỷ triều, xác định giờ nước lớn, nước ròng và biên độ thuỷ triều
+ Liên tục ghi vào Nhật kí hàng hải những việc đã làm
Đại phó phải:
+ Đo sâu xung quanh tàu, vẽ sơ đồ đánh dấu các điểm đo
+ Kiểm tra tàu, hàng hoá
+ Đo các két ba lát và la căn hầm hàng
Thuyền trưởng phải:
+ Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đã hiểu được nhiệm vụ của mình
+ Kiểm tra bản dự báo thời tiết, hướng, tốc độ gió và dòng chảy
+ Đánh giá tình hình nguy hiểm cho tàu khi có sóng lớn, dòng chảy mạnh
hay tu đã bị thủng. Nếu cần thiết cho bơm nước vào các két rỗng để
tránh tình trạng tàu bị dằn mạnh khi có sóng
+ Đưa ra nhận định
 Tàu có nổi lên được không
 Sự hư hỏng của bánh lái và chân vịt
 Khả năng điều động tàu sau khi nổi
 Khả năng gây ô nhiễm do tràn dầu
3) Máy trưởng và Các sỹ quan máy phải
+ Mở van thông mạn, đóng van thông đáy
+ Đo tất cả các két dầu, các két trong buồng máy
+ Kiểm tra sự làm việc của máy lái
+ Kiểm tra cóp ben trục chân vịt
+ Kiểm tra các bệ đỡ trục trung gian
+ Máy chính luôn sẵn sàng
+ Ghi chép Nhật ký
Tiêu đề : TÀU MẮC CẠN
-Stop Máy chính 1
TÀU MẮC CẠN -ấn chuông lệnh
-Gọi Thuyền trưởng
B/L SQBTC

-MC ở chế độ mắc cạn -Tập trung thuyền viên -Sẵn sàng Radio 4
-Đánh dấu chính xác trên hải đồ -Phát tín hiệu phù hợp
-Kiểm tra các thiết bị
-Đo các két và la căn hướng mũi tàu, thời gian mắc cạn B/VTĐ 2nd O.
-Ghi Nhật ký -Kiểm tra người, tàu, hàng hoá
-Đo độ sâu
-Kiểm tra thuỷ triều, thời tiết
3 -Dự đoán các khả năng xảy ra -Chuẩn bị Ca nô và các 5
B/M C/E & SQMTC -Ghi Nhật ký Thiết bị cứu sinh
2 BCN ĐỘI CỨU SINH
B/L Capt. & C/O - 3rd O.

Những chỉ dẫn


của Công ty

CÔNG TY


Mục 3.2.10 TÀU NỔI KHÔNG
CỨU THƯƠNG CỨU THƯƠNG? TRỞ LẠI ?

KHÔNG CÓ

TRÀN DẦU
Mục CÓ
HOẶC CÓ KHẢ
NĂNG TRÀN
DẦU ?

Mục 3.2.5
KHÔNG RỜI BỎ
TÀU

-Làm kháng cáo h/hải


-Làm báo cáo gửi về Công ty CÓ CÓ AN TOÀN
-Báo cho các bên hữu quan CHO HÀNH TRÌNH
-Tiếp tục hành trình KHÔNG ?

KHÔNG

KẾT THÚC KHẮC PHỤC


BỔ SUNG 6
(4) Phó hai phải:
+ Sẵn sàng điện đài
+ Duy trì sự liên lạc thường xuyên với Công ty
(5) Đội trưởng đội cứu sinh phải dựa vào tình hình thực tế của tàu để chuẩn bị các
phương tiện cứu sinh cho phù hợp.
(6) Việc khắc phục bổ sung bao gồm cả việc yêu cầu người khác hỗ trợ.
15.6 Hàng hoá bị dịch chuyển
Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm
rõ thêm, những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Sỹ quan boong trực ca phải
+ Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp
+ Gọi Thuyền trưởng
+ Nếu nghi ngờ hàng hoá bị xê dịch do lắc ngang hoặc bổ dọc thì phải
đổi hướng ngay để làm giảm sự ảnh hưởng
+ Bật các đèn chiếu sáng trên boong (Nếu là ban đêm)
+ Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế theo đúng
quy định đã phân công
Thuyền trưởng phải:
+ Đảm bảo rằng mọi người đã hiểu được nhiệm vụ của mình
+ Dựa vào thực tế, nếu thấy cần thiết phải giảm tốc độ tàu xuống mức
thấp nhất để giữ hướng lái. Nếu thấy việc điều động tàu có sự bất ổn
thì phải có những tín hiệu hàng hải thích hợp
+ Thông báo cho những nhà chức trách có liên quan nếu thấy có sự rủi ro
đối với tàu hoặc có sự mất mát hàng hoá ở trên boong
+ Thường xuyên báo cáo tình hình mới nhất về Công ty
(3) Đội trưởng đội cứu sinh phải dựa vào tình hình thực tế của tàu để chuẩn bị
các phương tiện cứu sinh cho phù hợp.
(4) Máy trưởng và các sỹ quan máy phải
+ Chuyển Máy chính sang chế độ vong quay Ma nơ
+ Đảm bảo rằng tất cả mọi việc phục vụ cho bộ phận boong đều đã sẵn
sàng (ví dụ các bơm Balat, hệ thống cẩu thuỷ lực)
(5) Đại phó phải
+ Kiểm tra sự dịch chuyển của hàng hoá và báo cáo Thuyền trưởng:
 Hàng hoá nào bị xê dịch
 Lý do hàng hoá bị xê dịch nếu biết
 Hư hỏng thiệt hại (nếu có)
 Khả năng tăng thêm sự xê dịch hoặc thiệt hại
 Đề xuất những kiến nghị
(6) Phó hai phải:
+ Chuyển điện của Thuyền trưởng về Công ty và các bên hữu quan một
cách nhanh nhất và hiệu quả nhất
+ Duy trì sự liên lạc thường xuyên với họ

Tiêu đề : HÀNG HOÁ BỊ DỊCH CHUYỂN

-ấn chuông lệnh 1


-Đổi hướng nếu được
HÀNG HOÁ BỊ DỊCH CHUYỂN
-Gọi Thuyền trưởng
-Nếu là ban đêm thì bật các
đèn chiếu sáng trên boong
B/L SQBTC

-Tập trung thuyền viên 2

B/L Capt.

-Kiểm tra việc dịch chuyển -Chuẩn bị thiết bị


-M/E chuyển sang chế độ H/hoá và báo TH/TR
Ma nơ cứu sinh
5
-Đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu
NSC C/O - TTT - Th/viên 3
của Boong NSC ĐỘI CỨU SINH
4
B/M C/E & SQMTC

-Sẵn sàng Radio


-Phát tín hiệu nếu
cần
CÓ 6
Mục 3.2.5 CÓ KHẢ NĂNG B/VTĐ 2nd O.
RỜI BỎ LẬT TÀU KHÔNG ?
TÀU

KHÔNG

HÀNH ĐỘNG
KHÔNG
KHẮC PHỤC 7
NSC C/O - TTT - Th/viên

-Làm kháng cáo H/hải CÓ KHÔNG


CÓ AN TOÀN
-Làm báo cáo gửi về Công ty
CHO HÀNH TRÌNH
-Báo cho các bên hữu quan
KHÔNG ?
-Tiếp tục hành trình

KẾT THÚC
(7) Đại phó phải bàn bạc với Thuyền trưởng để:
+ Chằng buộc lại hàng hoá ở những nơi không gây nguy hiểm
+ Dựa vào ước đoán khối lượng hàng hoá bị dịch chuyển để tính toán lại
thế vững của Tàu và từ đó xem xét xem việc dùng biện pháp dằn tàu để
khắc phục tình trạng nghiêng (tránh cho hàng hoá dịch chuyển thêm)
có an toàn hay không
+ Vứt hàng ở trên boong xuống biển trong trường hợp sự an toàn về tính
mạng hoặc của tàu bị đe doạ
Chỉ khi nào Thuyền trưởng thấy thoả đáng và An toàn thì mới tiếp tục hành trình
15.7 Rời bỏ tàu
Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm
rõ thêm , những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Sỹ quan boong trực ca phải:
+ Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp
+ Gọi Thuyền trưởng
+ Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Phó ba)
theo đúng quy định đã phân công
(2) Thuyền trưởng phải:
+ Dựa trên tình trạng thực tế của tàu để quyết định xem có rời bỏ tàu hay
không
+ Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đều đã hiểu rõ nhiệm vụ của mình
+ Đảm bảo rằng các tài liệu sau đây phải được đem theo:
 Nhật ký hàng hải, Nhật ký máy, Nhật ký vô tuyến điên
 Hải đồ khu vực bị nạn
 Tiền và các hồ sơ tài liệu cần thiết khác.
+ Thuyền trưởng phải là người rời tàu cuối cùng
(3) Máy trưởng và các Sỹ quan máy phải
+ Stop Máy chính và hãm chân vịt nếu có thể
+ Tắt các bơm xả nước ra mạn đặc biệt là khu vực hạ ca nô và phao bè
cứu sinh
+ Làm các nhiệm vụ như trong Bảng phân công
4) Phó ba phải
+ Xác định thời gian và vị trí tàu
(5) Phó hai phải:
+ Phát tín hiệu 'May day' nếu được lệnh của Thuyền trưởng
+ Báo vị trí tàu
+ Chuyển báo cáo của Thuyền trưởng về Công ty bằng phương thức
nhanh nhất và hiệu quả nhất.
+ Duy trì sự thông báo thường xuyên với Công ty

Tiêu đề : RỜI BỎ TÀU

RỜI BỎ
TÀU

-ấn chuông lệnh 1


-Gọi Thuyền trưởng

B/L SQBTC

LỆNH 2
RỜI BỎ TÀU CỦA
THUYỀN TRƯỞNG

B/L Capt.

-Xác định vị trí tàu 4 -Tháo các dây chằng buộc ca nô, phao -Tắt M/C
-Tăng thêm chăn, nước ngọt, thực phẩm -Hãm chân vịt nếu được
nếu có thể -Tắt các bơm xả nước ra
B/L 3rd O.
-Kiểm tra số người, áo phao, áo chống mạn
mất nhiệt tại nơi tập trung 3
-Hạ ca nô/Phao bè xuống nước B/M C/E & SQMTC
6
-Báo tín hiệu "May day"
BCN C/O - C/E & Toàn bộ th/viên
và vị trí tàu
5
B/VTĐ 2nd O.

-Đóng tất cả các cửa kín nước CÓ


-Đóng tất cả các van dầu CÓ TRỞ LẠI
-Đưa các máy sự cố vào hoạt TÀU KHÔNG ?
động

Các sý quan boong/máy

KHÔNG

-Làm kháng cáo H/hải


-Làm báo cáo gửi về Công ty -Làm kháng cáo H/hải
-Báo cho các bên hữu quan -Làm b áo cáo gửi về Công ty
-Tiếp tục hành trình -Báo cho các bên hữu quan KẾT THÚC
(6) Đại phó, Máy trưởng và tất cả thuyền viên phải
+ Tự động thực hiện các công việc của mình như đã được ghi trong Bảng
phân công khi rời tàu. Đặc biệt chú ý các việc sau:
 Tháo các dây chằng buộc ca nô và phao bè cứu sinh
 Tăng cường thêm chăn, nước ngọt, thực phẩm v.v...cho các phương tiện
cứu sinh (nếu thời gian cho phép)
 Kiểm tra lại số người cùng với áo phao cá nhân, áo chống mất nhiệt
 Hạ các thiết bị cứu sinh xuống nước
- Trong trường hợp cho phép quay trở lại tàu sau khi đã rời bỏ, Thuyền trưởng phải
yêu cầu tất cả các Sỹ quan thực hiện ngay các công việc sau đây:
 Đóng tất cả các cửa kín nước & Các van nhiên liệu dưới Buồng máy
 Cho các Máy sự cố hoạt động
 Báo cho Công ty và các bên hữu quan.
15.8 Nước vào tàu
- Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm
rõ thêm, những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Sỹ quan boong trực ca phải:
+ Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp & Gọi Thuyền trưởng
+ Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho sỹ quan thay thế (Phó ba) theo
đúng quy định đã phân công
(2) Thuyền trưởng phải:
+ Đảm bảo chắc chắn rằng mọi người đều đã hiểu rõ nh/vụ của mình
+ Giảm Máy xuống vòng quay Ma nơ
+ Điều động tàu vì yêu cầu:
 Bảo vệ tính mạng thuyền viên
 Giảm tác động của nước tràn vào (Nếu biết nguyên nhân)
Phó ba phải:
+ Xác định vị trí và thời gian
+ Ghi những biện pháp đã được thực hiện vào Nhật ký
(3) Đại phó và Máy trưởng phải trực tiếp chỉ huy môt số thuyền viên để:
+ Đo tất cả các két và xác định
 Lượng nước tràn vào
 Tốc độ nước tràn vào (xác định một cách tương đối)
(4) Máy trưởng và các Sỹ quan máy phải
+ Máy chính ở chế độ sẵn sàng
+ Giảm vòng quay theo yêu cầu của buồng lái
+ Chạy các bơm hút nước ra
+ Thực hiện những nhiện vụ trong Bảng phân công
(5) Phó hai phải:
+ Chuyển Báo cáo của Thuyền trưởng về Công ty và các bên hữu quan
bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
+ Duy trì sự thông báo thường xuyên với họ

Tiêu đề : NƯỚC VÀO TÀU

-ấn chuông báo động


NƯỚC VÀO TÀU -Gọi Th/trưởng
1
B/L SQBTC

Tập trung Thuyên viên 2


B/L Capt. - SQBTC

-Radio sẵn sàng -Phát hiện chỗ nước vào -M/C sẵn sàng 4
-Báo về Công ty -Đo và tính lưu lượng -Giảm vòng quay
-Báo cho các bên -Chạy các bơm hút
hữu quan 3 nước
5 NSC C/O & C/E
2nd O. B/M C/E - 4th E.
B/VTĐ
Có KHẮC PHỤC 6
Mục 3.2.12 Dầu tràn -Bơm nước ra -Chuẩn bị ca nô và
DẦU hoặc có khả năng -Tìm cách chống nước vào các thiết bị cứu
TRÀN tràn dầu ? sinh
B/M - NSC C/O & C/E 7
NSC Đội cứu sinh
Không

KHÔNG
Mục 3.2.5 Có Có thể

RỜI BỎ Chìm Có
không ?
TÀU

Không
Không
-Yêu cầu giúp đỡ
9
Capt.
KHẮC PHỤC
BỔ SUNG
KHÔNG

(6) Đại phó phải:


+ Tính toán ảnh hưởng hiện tại của nước tràn vào đối với thế vững của
tàu và các nguy cơ khác
+ Tính toán ảnh hưởng tới thế vững và các nguy cơ khác để có cơ sở tiền
hành những biện pháp đúng đán thích hợp nhằm ngăn chặn nước vào
tàu
+ Sử dụng những vật liệu có sẵn trên tàu để ngăn chặn nước tràn vào tàu
(Ví dụ các loại chèn lót, các nêm, các đệm v.v...) và
+ Nếu việc ngăn chặn và bơm nước ra không có hiệu quả thì phải xem
xét ảnh hưởng cuối cùng của nước tới thế vững của tàu ra sao.
Máy trưởng phải:
+ Tính toán các phương án và lưu lượng để bơm nước ra và
+ Chỗ nào có thể thì bơm nước ra qua hệ thống ống, chỗ nào không thể
thì dùng bơm con lợn
(7) Đội trưởng đội cứu sinh phải tuỳ thuộc tình trạng nước vào tàu mà chuẩn
bị các phương tiện cứu sinh cho phù hợp
(8) Đại phó, Máy trưởng và tất cả thuyền viên phải thực hiện các biện pháp khắc
phục cho tời khi đảm bảo an toàn cho hành trình
(9) Yêu cầu giúp đỡ: Hỗ trợ để ngăn chặn nước vào/bơm nước ra hoặc yêu cầu
cứu hộ.
15.9 Máy lái hỏng
- Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm
rõ thêm, những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Sỹ quan boong trực ca phải:
+ Gọi Thuyền trưởng
+ Stop Máy chính
+ Treo / Bật tín hiệu "Tàu mất chủ động"
+ Gọi Đại phó
(2) Sỹ quan máy trực ca phải
+ Gọi Máy trưởng
+ Stop Máy chính
+ Gọi Máy hai
(3) Thuyền trưởng phải:
+ Nếu thấy có nguy cơ mắc cạn phải tính đến việc:
 Chuyển sang lái sự cố
 Thả neo
 Yêu cầu lai dắt
+ Thông báo cho Lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu trong khu vực lân
cận
+ Thông báo cho Công ty
(4) Máy trưởng và các Sỹ quan máy phải
+ Xác định khu vực hư hỏng
+ Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho Máy lái
+ Kiểm tra mức dầu

Tiêu đề : MÁY LÁI HỎNG

MÁY LÁI HỎNG

-Nếu thấy có nguy cơ mắc


cạn thì phải tính đến việc
+Chuyển sang lái sự cố 1 2
+Neo -Gọi Thuyền trưởng -Gọi Máy trưởng
+Lai dắt -Stop M/C
-Thông báo cho lực lượng -Kéo tín hiệu mất chủ động B/M SQMTC
bảo vệ bờ biển và các tàu
lân cận B/L SQBTC
-Báo cáo vê Công ty
3
B/L Capt. 4
-Xác định khu vực hỏng
-Kiểm tra điện nguồn
-Kiểm tra mức dầu
KHÔNG

(5) Việc khắc phục cần dựa trên hướng dẫn của Nhà chế tạo
Nếu phải chuyển sang lái sự cố, mọi người phải làm đúng theo quy trình lái sự cố.
15.10 Mất điện
Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm rõ
thêm, những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Sỹ quan boong trực ca phải:
+ Gọi Thuyền trưởng
+ Treo / Bật tín hiệu "Tàu mất chủ động"
+ Gọi Đại phó
(2) Thuyền trưởng phải:
+ Nếu thấy có nguy cơ mắc cạn phải tính đến việc:
 Thả neo
 Yêu cầu lai dắt
+ Thông báo cho Lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu trong khu vực lân
cận
+ Thông báo cho Công ty
(3) Sỹ quan máy trực ca phải
+ Gọi Máy trưởng
+ Gọi Điện trưởng
+ Gọi các Sỹ quan máy
(4) Điện trưởng phải
+ Xác định khu vực hư hỏng
+ Kiểm tra áp tô mát bảo vệ công suất ngược
+ Chuyển các bơm chạy tự động sang chế độ chạy bằng tay
(5) Máy ba phải
+ Kiểm tra máy theo đúng hướng dẫn của Nhà chế tạo
(6) Máy trưởng, Điện trưởng và các Sỹ quan máy phải:
+ Đóng lại cầu dao chính
+ Chạy lại các bơm, các thiết bị phụ và đảm bảo rằng chúng hoạt động
bình thường
+ Chạy lại các quạt gió
+ Chạy lại các hệ thống của Máy chính và đảm bảo rằng chúng hoạt động
tốt
+ Khởi động lại Máy chính
+ Chuyển các bơm sang chế độ tự động
+ Thông báo cho Buồng lái
(7) Máy ba phải chạy lại máy theo đúng những hướng dẫn của Nhà chế tạo

Tiêu đề : MẤT ĐIỆN


MẤT ĐIỆN

-Nếu thấy có nguy cơ mắc


cạn thì hạ lệnh
+Neo
+Lai dắt -Gọi thuyền trưởng 1 -Gọi Máy trưởng và Điện trưởng
-Thông báo cho lực lượng -Kéo tín hiệu mất -Báo cho Buồng lái
chủ động 3
bảo vệ bờ biển và các tàu
B/M SQMTC
lân cận B/L SQBTC
-Báo cáo vê Công ty
2
B/L Capt.
KHÔNG

THIẾT BỊ LAI MÁY PHÁT


CÓ ĐANG HOẠT ĐỘNG ?

5 KIỂM TRA PHẦN ĐIỆN 4


KIỂM TRA THIẾT BỊ LAI -Kiểm tra công suất ngược/xem
-Kiểm tra thiết bị theo những công tắc có bị nhảy không
hướng dẫn của nhà chế tạo -Chuyển các bơm sang chế độ hoạt
động bằng tay

B/M C/E - 3rd E. - SQMTC B/M C/E - Đ/TR

KHÔNG KHÔNG
TÌM ĐƯỢC TÌM ĐƯỢC
NGUYÊN NHÂN ? NGUYÊN NHÂN ?

Hướng dẫn

của Công ty CÓ

CÔNG TY -Bật lại cầu dao chính


Chạy lại thiết bị lai -Chạy lại các bơm và các thiết bị phụ
-Chạy lại các quạt gió
7 -Chạy lại các hệ thống của M/C
-Khởi động lại M/C
C/E & 3rd E.
-Chuyển các bơm sang chế độ tự động
-Báo cho Buồng lái
6
C/E - 2nd E. - 4th E - Đ/TR

-Làm kháng cáo H/hải (Nếu cần)


-Làm báo cáo gửi về Công ty
KẾT THÚC -Báo cho các bên hữu quan
-Tiếp tục hành trình
15.11 Máy chính hỏng
- Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm
rõ thêm, những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Sỹ quan boong trực ca phải:
+ Gọi Thuyền trưởng
+ Treo / Bật tín hiệu "Tàu mất chủ động"
(2) Sỹ quan máy trực ca phải
+ Gọi Máy trưởng
+ Gọi Máy hai
(3) Thuyền trưởng phải:
+ Nếu thấy có nguy cơ mắc cạn phải tính đến việc:
 Thả neo
 Yêu cầu lai dắt
+ Thông báo cho Lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu trong khu vực lân
cận
+ Thông báo cho Công ty
(4) Máy trưởng và các Sỹ quan máy phải
+ Kiểm tra máy chính theo đúng hướng dẫn của Nhà chế tạo. Cần đặc
biệt chú ý đến những vấn đề sau:
 Xác định khu vực hư hỏng
 Kiểm tra các khoá hãm an toàn của quá trình khởi động
 Kiểm tra sự hoạt động của các hệ thống
+ Chạy lại Máy chính
+ Thông báo cho Buồng lái
Tiêu đề : HỎNG MÁY CHÍNH

HỎNG MÁY
CHÍNH

-Gọi Thuyền trưởng 1 -Gọi Máy trưởng 2


-Báo cho Buồng lái
-Kéo tín hiệu mất chủ động
B/M SQMTC
B/L SQBTC

-Nếu thấy có nguy cơ mắc


cạn thì hạ lệnh -Nếu mất điện thì cấp lại điện
+Neo -Kiểm tra các khoá hãm khởi động
+Lai dắt không hoạt động
-Thông báo cho lực lượng -Xác định khu vực hư hỏng
bảo vệ bờ biển và các tàu -Kiểm tra sự sẵn sàng hoạt động của các
lân cận hệ thống của M/C
-Báo cáo vê Công ty -Khởi động lại M/C
3 4
B/L Capt. B/M C/E - 2nd E. - SQMTC

KHÔNG
Báo cho
Buồng lái

C/E CÓ M/C CÓ CHẠY LAI.


ĐƯỢC KHÔNG ?

KHÔNG

-Làm kháng cáo H/hải (Nếu cần)


-Làm báo cáo gửi về Công ty
-Báo cho các bên hữu quan
-Tiếp tục hành trình

Hướng dẫn
của Công ty

KẾT THÚC
CÔNG TY
15.12 Người bị thương hoặc ốm nặng
- Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm
rõ thêm, những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Người phát hiện ra người bị thương hoặc ốm nặng phải:
+ Báo Thuyền trưởng
+ Gọi người có trách nhiệm (Sỹ quan y tế)
+ Gọi Đội cấp cứu với trang thiết bị thích hợp (túi đựng dụng cụ cấp cứu,
cáng thương, thanh kẹp v.v...)
(2) Sỹ quan y tế phải:
+ Nếu tình huống có nguy cơ đe doạ tính mạng những người đi cấp cứu
thì Đội cấp cứu phải áp dụng những phương pháp hữu hiệu nhất đồng
thời nhất thiết phải mang các thiết bị an toàn.
+ Thông tin bằng VHF cầm tay giữa nơi cấp cứu và Thuyền trưởng
(3) Sỹ quan Y tế phải:
+ Nếu tình huống không đe doạ tới tính mạng của nạn nhân thì tiến hành
cấp cứu như sau :
 Tránh xa các lỗ thông gió
 Hô hấp nhân tạo để cho tim đập (nếu không thì yêu cầu CPR)
 Kiểm tra sự chảy máu (không di chuyển nạn nhân trừ khi thật
cấp bách)
(4) Đội cấp cứu phải:
+ Chuyển nạn nhân về bệnh viện của tàu. Chú ý:
 Thận trọng trong việc vận chuyển nạn nhân và
 Nếu cần phải có các thiết bị bổ sung
Thuyền trưởng phải:
+ Yêu cầu hướng dẫn y tế thông qua điện đài bằng việc sử dụng Đài quốc
tế đặt tại Rome hoặc dịch vụ y tế nơi khác đều miễn phí với thuyền
viên.
+ Theo chỉ dẫn của Công ty và các Đài quốc tế để lập một chương trình
"Medivac" đồng thời phải thông báo cho các cơ quan hữu quan. Và
+ Nếu chương trình "Medivac" đươc thiết lập thì phải lệnh cho mọi người
chuẩn bị để sẵn sàng tiếp nhận sự giúp đỡ
(5) Phó hai phải:
+ Chuyển Báo cáo của Thuyền trưởng về Công ty và các bên hữu quan
bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
+ Duy trì sự thông báo thường xuyên với họ

Tiêu đề : NGƯỜI BỊ THƯƠNG HOẶC ỐM NẶNG

-Báo cho Thuyền trưởng


BỊ THƯƠNG HOẶC ỐM -Gọi sỹ quan y tế
1
BẤT CỨ AI

Tổ chức cấp cứu 2

Capt. VÀ SQYT

CÓ NGUY HIỂM
KHÔNG CẤP CỨU
TÍNH MẠNG KHÔNG ? ( TẠI TÀU )

SQYT 3
CÓ BVT

- Liên lạc với -Chuyển bệnh nhân tới Bệnh


+Công ty viện của tàu
+Các Đài bờ có liên quan -Yêu cầu hướng dẫn y tê thông
qua
VTĐ
5 4
Capt. & 2nd O. Capt. & SQYT
B/VTĐ

KHÔNG
ÁP DỤNG
"MEDIVAC"
? CÓ

-Chuẩn bị đón :
+Ca nô từ bờ ra hoặc một tàu
khác cập mạn tàu mình
+Máy bay trực thăng
- Chuyển nạn nhân sang tàu
(6) Đại phó và Sỹ quan y tế phải
+ Chuẩn bị đón:
 Một Ca nô từ trong bờ ra hoặc một tàu khác sẽ cập mạn (chuẩn
bị đệm, người cáng thương, phương tiện vận chuyển, vị trí tiếp nhận)
 Một trực thăng (cần lưu ý tới hướng dẫn của phòng hàng hải
quốc tế-ICS-về hoạt động trực thăng/tàu đối với vấn đề an toàn lệ thuộc hoàn
toàn vào việc trực thăng có hạ xuống được boong tàu không hay chỉ có thể thả
thang dây thôi).
Vận chuyển nạn nhân bằng cách sử dụng xuồng cứu sinh hay phương tiện cứu hộ
của mình tới tàu gần mình nhưng có phương tiện y tế tốt hơn.
15.13 Tàu bị cướp biển
Xem quyển “Kế hoạch an ninh tàu”.
15.14 Ô nhiễm dầu
Xem quyển “Kế hoạch phòng chống ô nhiễm dầu – SOPEP” của tàu.
15.15 Người rơi xuống biển
15.15.1 Người rơi xuống biển – Phát hiện ngay
- Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để
làm rõ thêm, những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Người phát hiện ra có người rơi xuống biển phải:
+ Báo ngay cho Buồng lái và những người xung quanh.
+ Chỉ rõ người rơi bên mạn nào
(2) Sỹ quan boong trực ca phải
+ Dừng máy chính.
+ Bẻ lái về phía có người rơi xuống biển
+ Báo buồng máy. Đồng thời đánh dấu vị trí người rơi xuống nước trên
hải đồ hoặc GPS. Ném một hoặc cả đèn và phao khói đặt ở hai cánh gà
Buồng lái.
+ Cử người theo dõi nạn nhân bằng mắt liên tục.
+ Gọi Thuyền trưởng. Phát tín hiệu chuông báo động cứu người rơi
xuống biển.
+ Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Phó ba)
theo đúng quy định đã phân công
(3) Phó ba phải:
+ Xác định thời gian và vị trí tàu
+ Ghi các biện pháp được thực hiện vào Nhật ký
Thuyền trưởng phải
+ Tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để cứu nạn nhân
+ Thông báo cho các tàu ở lân cận, các trạm Radio bờ biển, các Trung
tâm tìm kiếm và cứu nạn
+ Báo cáo về Công ty
Tiêu đề : NGƯỜI RƠI XUỐNG BIỂN - PHÁT HIỆN NGAY
-Dừng máy chính. Bẻ lái về
NGƯỜI RƠI XUỐNG BIỂN
phía người rơi xuống biển.
( PHÁT HIỆN NGAY )
-Báo buồng máy/Đánh dấu
vị trí.
-Cử người theo dõi nạn Máy chính sẵn
nhân. 2 sàng 4
Báo cho Buồng lái 1 -Báo Th/trưởng,SQBTC
ấn báo
B/L B/M SQMTC - C/E
BẤT CỨ AI

-Xác định thời gian và vị trí 3


-Quay tàu trở lại, tiến hành biện pháp cần thiết
-Báo cho :
+Các tàu ở xung quanh
+Các Đài bờ
Radio sẵn sàng
+Các trung tâm tìm kiếm và cứu nạn
-Báo cáo về Công ty 5
-Ghi Nhật ký B/VT 2nd O.
Đ
B/L Capt. & 3rd O.

6
-Chuẩn bị hạ một Ca nô Những chỉ dẫn
-Hạ một Ca nô cứu sinh của Công ty

BCN C/O & ĐỘI CỨU SINH CÔNG TY

TÌM KIẾM
ĐỘI TÌM KIẾM & CỨU NẠN

TÌM KIẾM THEO 7


QUY ĐỊNH CỦA IMO
CÓ TÌM THẤY KHÔNG
KHÔNG?

th/tr
Đội tìm kiếm & Cứu nạn


-KHÔNG THẤY 8
-THẤY XÁC
MỤC 3.2.10 CÓ CÓ CẦN CỨU
CỨU THƯƠNG THƯƠNG
KHÔNG ?

-Làm báo cáo gửi về Công ty


-Báo cho Đại lý cảng tới
KHÔNG -Tiếp tục hành trình

KẾT THÚC

(4) Máy trưởng phải:


+ Đặt Máy chính ở tình trạng sẵn sàng
(5) Phó hai phải:
+ Chuyển Báo cáo và yêu cầu của Thuyền trưởng về Công ty và các bên
hữu quan bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
+ Duy trì sự thông báo thường xuyên với họ
(6) Đại phó và Đội cứu sinh phải:
+ Chuẩn bị để hạ một Ca nô Cứu sinh
+ Hạ một Ca nô Cứu sinh khi tàu tới nơi xảy ra tai nạn
(7) Thuyền trưởng, Đại phó và Đội tìm kiếm và cấp cứu phải
+ Nếu không tìm thấy ngay người bị nạn thì hoạt động tìm kiếm phải tiến
hành theo Hướng dẫn tìm kiếm và cứu nạn trên thương thuyền của IMO
(8) Nếu Người bị nạn không tìm thấy hoặc tìm thấy nhưng đã chết, Thuyền trưởng
phải xin ý kiến Công ty.
15.15.2 Người rơi xuống biển – Không phát hiện ngay
Những nhiệm vụ chủ yếu đã được nêu trong từng bước của Sơ đồ, tuy nhiên để làm rõ
thêm , những hướng dẫn kèm theo dưới đây sẽ chỉ dẫn cụ thể hơn
(1) Người phát hiện có người mất tích và có khả năng đã rơi xuống biển phải:
+ Báo ngay cho Buồng lái
(2) Sỹ quan boong trực ca phải
+ Gọi Thuyền trưởng
+ Phát tín hiệu chuông báo động một cách phù hợp
+ Thông báo cho Buồng máy biết
+ Chuyển giao nhiệm vụ tại Buồng lái cho Sỹ quan thay thế (Phó ba) theo
đúng quy định đã phân công
(3) Phó ba phải:
+ Xác định thời gian và vị trí tàu
+ Ghi các biện pháp được thực hiện vào Nhật ký
Thuyền trưởng phải
+ Tổ chức tìm kiếm ở trên tàu để chắc chắn rằng anh ta đã bị mất tích
+ Giảm tốc độ tàu
+ Thông báo cho các tàu ở lân cận, các trạm Radio bờ biển, các Trung tâm
tìm kiếm và cứu nạn
+ Báo cáo về Công ty
+ Cần chú ý những vấn đề sau:
 Những nhận xét về người mất tích; thấy anh ta lần cuối cùng khi
nào, ở đâu
 Các điều kiện và những thông tin có liên quan khác (hoàn cảnh
gia đình, đặc tính cá nhân anh ta)
 Nhiệt độ nước biển
Tiêu đề : NGƯỜI RƠI XUỐNG BIỂN - KHÔNG PHÁT HIỆN NGAY

NGƯỜI RƠI XUỐNG BIỂN


2
-Gọi Thuyền trưởng
( KHÔNG PHÁT HIỆN NGAY )
-ấn chuông lệnh
-Báo cho Buồng máy

Báo cho Buồng lái 1


B/L SQBTC
BẤT CỨ AI

3
-Xác định thời gian và vị trí
-Giảm tốc độ
-Kiểm tra kỹ trên tàu
Máy chính sẵn sàng -Thông báo cho: các tàu ở xung quanh, Radio Sẵn sàng
các Đài bờ', các Trung tâm tìm kiếm và
4 cứu nạn 5
B/M SQMTC - C/E -Báo cáo về Côngty B/VTĐ 2nd O.
-Quyết định quay lại hoặc không
-Ghi Nhật ký

B/L Capt. & 3rd O.


Những chỉ dẫn
của Công ty

CÔNG TY
CÓ QUAY KHÔNG -Làm báo cáo gửi về Công ty
TÀU LẠI TÌM -Thông báo cho Đại lý
KHÔNG ? ở cảng tới

Capt.

-Xác định và thống nhất giờ trên tàu


-Chuyển vị trí tàu sang Hải đồ sạch
-Quay lại đúng vết đuờng đã đi
-Quan sát cẩn thận 2 bên đường đi
6
B/L Capt. & Các Sỹ quan Boong

MỤC 3.2.13.1
NGƯỜI RƠI
XUỐNG BIỂN

KẾT THÚC
 Hướng đi của tàu tại thời điểm xảy ra tai nạn
 Thay đổi hướng và thời gian đổi hướng
 Tầm nhìn trước và tại thời điểm xảy ra tai nạn
 Hướng, tốc độ của gió và dòng chảy
 Tốc độ trước và tại thời điểm xảy ra tai nạn
 Phương vị và khoảng cách tới những tàu khác
Thuyền trưởng phải dựa vào những điều trên đây để quyết định có quay tàu lại
hay không. Mặc dù thời gian có thể đã lâu nhưng nếu còn hy vọng-dù mỏng manh thì
cũng phải quay tàu lại.
(4) Máy trưởng phải:
+ Đặt Máy chính ở tình trạng sẵn sàng
(5) Phó hai phải:
+ Chuyển Báo cáo và yêu cầu của Thuyền trưởng về Công ty và các bên
hữu quan bằng phương thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
+ Duy trì sự thông báo thường xuyên với họ
(6) Thuyền trưởng phải:
+ Xác định và thống nhất giờ trên tàu
+ Chuyển vị trí tàu sang một Hải đồ sạch
+ Quay lại đúng vết đường đã đi
Các sỹ quan, thuyền viên phải quan sát thầt kỹ hai bên đường đi

15.16 Quy trình kéo khẩn cấp


Tham khảo sổ tay quy trình kéo khẩn cấp (ETB)
2.5 Rèn luyện và thực tập
- Hàng năm, Trưởng phòng An toàn PC Hàng hải lập kế hoạch thực tập đối phó với
các tình huống giả định đã được xác định cho từng tàu theo “Kế hoạch huấn luyện thực
tập”.
- Thuyền trưởng tiến hành bố trí thực tập dưới tàu dựa trên Kế hoạch thực tập và
tình hình thực tế của tàu. Kết quả thực tập và nhận xét của Thuyền trưởng được ghi nhận
vào “Bản ghi huấn luyện và rèn luyện”.
- Tối thiểu mỗi năm một lần, DP phải lập tình huống sự cố giả định trên tàu và tổ chức
thực tập ứng phó sự cố giữa tàu và cơ quan. Những lần thực tập này phải gồm việc huy động
tất cả thuyền viên trên tàu và các phòng có liên quan. Giám đốc phải ghi lại kết quả và đánh
giá thực tập theo “Biên bản họp quản lý an toàn, chất lượng/ Hướng dẫn thuyền viên”.
2.6 Danh sách liên lạc các tổ chức và cơ quan trong tình huống khẩn cấp
STEAMSHIP INSURANCE MANAGEMENT SERVICES LIMITED (SSM)
AQUATICAL HOUSE 39 BELL LANE LONDON E1 7LU
Tel: 020 7247 5490 website: www.simsl.com
Registered No: 3855693 England
Mr. Edward Lee, Managing Director, SSM Hongkong
The London Steam-Ship Owners Mutual Insurance Association Limited
50 leman Street, London EI 8HQ, UK
Bảo hiểm Thân tàu
Công ty Bảo hiểm Dầu khí Duyên Hải
Tầng 7, nhà DG, 15 Trần Phú, Hải Phòng, Việt Nam
Tel: 84 31 3747366
Fax: 84 31 3547355
Cơ quan đăng kiểm
Phòng tàu biển
18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 84 4 37684704 (521)
Fax: 84 4 37684722
Chi cục Đăng kiểm số 6
160 Lý Tự Trọng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 84 8 38226660
Fax: 84 8 38217859
Đăng kiểm NK
NIPPON KAIJI KYOKAI
4-7 Kioi-cho, Chiyoda, Tokyo 102-8567
Tel: 81 3 3230 1201
Fax: 81 3 5226 2012
Website: www.classnk.or.jp
Emmergency Technical Assistance Service Division (ETAS)
Tel: 81 3 52262027
Fax: 81 3 52262029
Tổ chức Cứu hộ
 Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam
Địa chỉ: Số 10, Lô 1B, Trung Yên I, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04.37683050 Fax: 04.37683048 (Trực 24/24h)
 Các Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực:
1. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực I:
Địa chỉ: Số 22, Ngừ 33, Ngụ Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, Hải Phòng
ĐT: 031.3759503 Fax: 031.3759504 (Trực 24/24h)
VHF: Kênh 16 HF: 7903 KHz
2. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II:
Địa chỉ: Vũng Đá Đen, phường Thọ Quan, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0511.392957 Fax: 0511.392956 (Trực 24/24h)
VHF: Kênh 16 HF: 7903 KHz
3. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III:
Địa chỉ: Số 1151/45, đường 30/4, phường 11, thành phố Vũng Tàu
ĐT: 064.3856906 Fax: 064.3512374 (Trực 24/24h)
VHF: Kênh 16 HF: 7903 KHz
4. Trạm tìm kiếm cứu nạn Trường Sa – Đảo Trường Sa Lớn
Văn phòng đại diện thường trực tại Nha Trang: Số 44 Trần Phú, phường Vĩnh
Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
ĐT: 058.3590389 Fax: 058.3590949
VHF: Kênh 16 HF: 7903 KHz
HỒ SƠ LƯU
Lưu giữ trong 5 năm các hồ sơ sau:
 Nhật ký hàng hải;
 Nhật ký máy;
 Nhật ký vô tuyến
2.7.Quản lý thiết bị an toàn
MỤC ĐÍCH
Quy trình quy định cách tiến hành việc kiểm tra thiết bị an toàn, chống ô nhiễm đối
với đội tàu do Công ty quản lý, nhằm đảm bảo cho đội tàu đáp ứng các tiêu chuẩn của Việt
Nam và quốc tế về an toàn và chống ô nhiễm, phục vụ tốt nhất mục đích khai thác tàu.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này áp dụng cho Phòng An toàn Pháp chế Hàng hải và trên tàu.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Đánh giá tình trạng trang thiết bị an toàn, chống ô nhiễm của tàu
- Trưởng phòng An toàn Pháp chế Hàng hải có thể đánh giá tình trạng trang thiết bị
an toàn, chống ô nhiễm của tàu theo:
 Các báo cáo tàu gửi về định kỳ theo quy định: “Danh sách ấn phẩm hàng hải &
sổ tay tàu”, “Danh mục kiểm tra trang thiết bị cứu sinh”, “Danh mục kiểm tra
trang thiết bị cứu hoả”, “Kiểm tra tình trạng cẩu trước khi làm hàng”, “Danh
mục kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm”;
 Căn cứ vào mọi nguồn thông tin khác liên quan tới an toàn như: báo cáo kiểm tra
của PSC, P&I, Đăng kiểm, thông báo hàng hải,....
 Căn cứ vào các công ước quốc tế về hàng hải như: SOLAS, MARPOL cũng như
các quy tắc khác của IMO, thông báo kỹ thuật của các cơ quan Đăng kiểm có
liên quan và các văn bản pháp quy của Việt Nam;
 Kiểm tra thực tế tàu khi Trưởng phòng An toàn Pháp chế Hàng hải xét thấy cần
thiết.
2. Xử lý
- Trong trường hợp phát hiện thấy khiếm khuyết, Chuyên viên hàng hải báo cáo
Trưởng phòng An toàn Pháp chế Hàng hải. Trưởng phòng An toàn Pháp chế Hàng hải căn
cứ vào phạm vi mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết sẽ xử lý bằng một trong các biện
pháp sau:
 Phòng An toàn Pháp chế Hàng hải hướng dẫn chỉ đạo cho tàu khắc phục và thu
xếp dịch vụ;
 Lập “Báo cáo tình trạng hàng hải” để chuyển cho các phòng liên quan khắc phục
khiếm khuyết;
 Báo cáo lãnh đạo Công ty.
- Các giấy chứng nhận và trang thiết bị an toàn phải được thay thế trước ngày hết
hạn. Chuyên viên hàng hải phải giám sát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và cấp mới
trang thiết bị an toàn nhằm đảm bảo cả về chất lượng và thời gian. Chuyên viên hàng hải
chịu trách nhiệm theo dõi, nhận xét các công ty làm công việc bảo quản bảo dưỡng các
trang thiết bị an toàn cho tàu vào sổ/máy vi tính làm cơ sở đánh giá và lựa chọn người cung
ứng ít nhất mỗi năm một lần hoặc theo từng vụ việc (nếu cần) theo mẫu “Đánh giá người
cung ứng”. Tiêu chí đánh giá người cung ứng bao gồm: khả năng cung cấp dịch vụ, chất
lượng công việc bảo quản bảo dưỡng, đảm bảo thời gian theo yêu cầu, giá dịch vụ, thời
gian & điều kiện thanh toán, hỗ trợ sau dịch vụ.
- Nếu có khiếm khuyết các trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm
của tàu, Chuyên viên hàng hải làm báo cáo theo mẫu “Báo cáo tình trạng hàng hải” gửi
cho các phòng liên quan thu xếp giải quyết.
- Chuyên viên hàng hải, theo sự phân công của Trưởng phòng An toàn Pháp chế Hàng
hải, giám sát chặt chẽ và thu xếp việc cập nhật các tài liệu và ấn phẩm hàng hải cho tàu.
- Khi có các qui định, yêu cầu mới về các sổ tay phải có ở trên tàu thì Trưởng phòng
An toàn Pháp chế Hàng hải tổ chức viết và thu xếp sự phê chuẩn cho các tài liệu đó tại các
cơ quan có thẩm quyền và gửi cho đội tàu.
- Hướng dẫn tàu các công tác về đảm bảo an toàn và chống ô nhiễm.
3. Kiểm tra lại
- Sau khi hoàn thành việc khắc phục các khiếm khuyết, Trưởng phòng liên quan chịu
trách nhiệm gửi đầy đủ bằng chứng khắc phục xong khiếm khuyết về Phòng An toàn Pháp
chế Hàng hải. Chuyên viên hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các phòng liên
quan khắc phục khiếm khuyết, đặc biệt lưu ý các khiếm khuyết đã quá hạn.
- Tuỳ trường hợp cụ thể Trưởng phòng An toàn Pháp chế Hàng hải có thể yêu cầu
Thuyền trưởng cho tiến hành kiểm tra lại các hạng mục liên quan để đảm bảo sự phù hợp
với các tiêu chuẩn an toàn và chống ô nhiễm của quốc gia và quốc tế, hoặc cân nhắc thu
xếp cán bộ Công ty xuống tàu trực tiếp kiểm tra việc khắc phục khiếm khuyết nếu cần.
HỒ SƠ LƯU
- Lưu giữ trong 3 năm các hồ sơ sau:
 “Danh sách ấn phẩm hàng hải & sổ tay tàu”
 “Báo cáo tình trạng hàng hải”;
 “Đánh giá người cung ứng”;
 “Danh mục kiểm tra trang thiết bị cứu sinh”/;
 “Danh mục kiểm tra trang thiết bị cứu hoả”/;
 “Kiểm tra tình trạng cẩu trước khi làm hàng”/;
 “Danh mục kiểm tra trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm”/.
2.8 Phụ tùng vật tư
MỤC ĐÍCH
- Đảm bảo cung cấp phụ tùng vật tư đầy đủ về số lượng, đáp ứng đúng về chất lượng
cho các phòng và tàu để tàu hoạt động một cách an toàn và đạt hiệu quả.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Thực hiện ở tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Phần chung
- Giám đốc chịu trách nhiệm đảm bảo cho các cán bộ được cung cấp đầy đủ tài liệu,
trang thiết bị văn phòng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các Trưởng phòng có
trách nhiệm đưa ra các nhu cầu về tài liệu, trang thiết bị văn phòng của phòng mình cho
Phòng Tổ chức Lao động tiền lương thu xếp trong định mức được qui định.
- Phòng Kỹ thuật Vật tư chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi phí phụ tùng - vật
tư tàu trong năm. Chi phí phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch bảo dưỡng/sửa chữa/lên
đà, định mức kỹ thuật phù hợp với tình trạng thực tế của tàu, phụ tùng tối thiểu theo quy
phạm đăng kiểm cấp tàu, trên cơ sở định mức tiêu dùng vật tư hiện hành của Công ty và
dự báo kế hoạch sản xuất của Phòng Khai thác, lập bảng danh mục phụ tùng thiết yếu cho
đội tàu theo yêu cầu của Qui phạm Đăng kiểm “Danh mục phụ tùng thiết yếu trên tàu”
- Phòng Kỹ thuật vật tư có trách nhiệm cung cấp đầy đủ:
 Phụ tùng thiết yếu theo danh mục được lập và các loại vật tư khác bảo đảm cho
tàu hoạt động khai thác an toàn, hiệu quả.;
 Nhiên liệu, dầu nhớt bảo đảm cho tàu hoạt động khai thác an toàn, liên tục
 Cung cấp, vật tư trang thiết bị an toàn, ấn phẩm hàng hải, thuốc và trang thiết bị
y tế trên tàu theo đề nghị của các Phòng liên quan.
- Phòng kỹ thuật Vật tư phải xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu nhớt và vật
tư cung cấp cho đội tàu (bao gồm cả vật tư là vật rẻ mau hỏng), tổ chức kiểm soát và
giám sát việc cung cấp, tiếp nhận dưới tàu và lượng tiêu hao phù hợp với định mức
được xây dựng.
- Để phục vụ cho công tác quản lý phụ tùng - vật tư của Công ty, Thuyền trưởng phải
báo cáo Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư như sau:
 Trong điện “Noon report” hàng ngày báo cáo lượng nhiên liệu, dầu nhớt và nước
ngọt hiện có trên tàu.
 Hàng tháng các bộ phận làm “Báo cáo nhận và sử dụng phụ tùng - vật tư”, “Báo
cáo dầu bôi trơn hoá chất”, “Danh mục phụ tùng thiết yếu trên tàu”, “Bản ghi
việc thay & nhận dây cáp” và “Báo cáo sơn & nước ngọt”;
 Vào cuối quý, các bộ phận làm “Yêu cầu phụ tùng-vật tư” & “Danh mục thuốc
y tế”.
- Các chuyên viên Phòng Kỹ thuật Vật tư chịu trách nhiệm việc kiểm tra, xem xét,
đánh giá các báo cáo liên quan đến phụ tùng-vật tư. Việc này tạo điều kiện cung cấp kịp
thời và đầy đủ phụ tùng - vật tư cho tàu.
- Phòng Kỹ thuật Vật tư phải giao sớm nhất cho tàu Giấy chứng nhận chất lượng của
đăng kiểm hoặc cơ quan liên quan đối với một số chủng loại phụ tùng-vật tư bắt buộc phải
có giấy chứng nhận chất lượng khi cấp phụ tùng thuộc chủng loại này cho các tàu.
2. Yêu cầu phụ tùng - vật tư:
- Thuyền trưởng có trách nhiệm tập trung các yêu cầu, kiểm tra, phê duyệt phụ tùng,
vật tư của các bộ phận thành một bản yêu cầu chung của tàu gửi về Phòng Kỹ thuật Vật tư
bằng e-mail từ ngày 01 đến ngày 15 của tháng đầu mỗi quý, và gửi bổ sung “Yêu cầu phụ
tùng-vật tư” có đóng dấu tàu vào cuối tháng có yêu cầu.
- Đối với phụ tùng, cần phải ghi đầy đủ:
 Từ thiết bị, nhà sản xuất, số máy, số thứ tự của máy, từ phụ tùng, mã số của phụ
tùng cần cấp; hoặc từ thiết bị, nhà sản xuất, số máy, số thứ tự của máy, từ bản
vẽ, từ phụ tùng, số thứ tự của phụ tùng cần cấp trong bản vẽ;
 Số lượng hiện có trên tàu và đề nghị số lượng phụ tùng cần cấp.
- Tên các danh mục phụ tùng - vật tư phải phù hợp với tên theo Sổ danh bạ vật tư
(ISSA book/ IMPA book), trong sổ tay hướng dẫn hoặc trong bản vẽ kỹ thuật. Trong trường
hợp loại phụ tùng - vật tư không có trong Sổ danh bạ vật tư, trong quyển hướng dẫn của
nhà chế tạo hoặc trong bản vẽ kỹ thuật thì người yêu cầu phải nêu chi tiết, đầy đủ các thông
số kỹ thuật.
- Với nhiên liệu, dầu nhớt, nước ngọt sẽ được cung cấp cho từng hành trình, điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể. Thời gian gửi yêu cầu đối với tàu hoạt động tuyến nước ngoài là 07
ngày cho nhiên liệu, dầu nhớt; 03 ngày cho nước ngọt trước khi đến cảng dự kiến nhận.
Thời gian gửi yêu cầu đối với tàu hoạt động tuyến nội địa là 05 ngày cho nhiên liệu, dầu
nhớt và nước ngọt trước khi đến cảng dự kiến nhận.
- Với phụ tùng kỹ thuật sẽ được cấp theo quý, trừ trường hợp khẩn cấp liên quan tới
an toàn hành trình phải cấp trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Với vật tư sẽ được cấp từng quý theo định mức của Công ty.
- Yêu cầu phụ tùng - vật tư phải thể hiện trung thực số lượng tồn trên tàu và số lượng
cần có để đảm bảo yêu cầu khai thác cũng như bảo quản, sửa chữa tàu.
3. Kiểm soát phụ tùng kỹ thuật
- Vào tháng 6 & tháng 12, Thuyền trưởng gửi “Báo cáo kiểm kê phụ tùng” về Phòng
Kỹ thuật Vật tư.
- Hàng tháng, các báo cáo của tàu gửi về Phòng Kỹ thuật Vật tư gồm:
 “Báo cáo nhận và sử dụng phụ tùng - vật tư”;
 “Danh mục phụ tùng thiết yếu trên tàu”;
- Chuyên viên vật tư tàu phải rà soát các báo cáo của tàu gửi về Phòng Kỹ thuật Vật
tư để nắm chắc số lượng và chất lượng các phụ tùng cần thiết đảm bảo cho tàu hoạt động
an toàn, các phụ tùng đó có và đang trong quá trình cấp để chuẩn bị phục vụ cho công tác
bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị trên tàu. Nếu các tàu không chuẩn bị hoặc gửi yêu
cầu vật tư muộn thì các chuyên viên vật tư phải nhắc nhở để các tàu chuẩn bị kịp thời.
Trong trường hợp khẩn cấp như tàu đó cần phụ tùng thiết yếu hoặc cần gấp phụ tùng để
kịp làm bảo dưỡng, chuyên viên phụ trách kỹ thuật tàu cần làm phiếu yêu cầu vật tư để yêu
cầu cán bộ Vật tư thu xếp kịp thời.
- Chuyên viên vật tư phải xem xét số lượng (có sự tham khảo của Chuyên viên kỹ
thuật phụ trách tàu nếu cần), kiểm soát chất lượng các phụ tùng kỹ thuật theo “Yêu cầu
phụ tùng-vật tư” của tàu trên căn cứ những phụ tùng cần thay thế và dự trữ an toàn cho
từng trang thiết bị.
- Định kỳ 3 tháng, hoặc khi có điều kiện cho phép, Chuyên viên phụ trách kỹ thuật
Vật tư phải tiến hành kiểm tra thực tế số lượng vật tư, phụ tùng có trên tàu nhằm bảo đảm
tính chính xác của các báo cáo tàu gửi về.
- Khi tàu ghé các Cảng biển Việt Nam, hoặc ở nước ngoài nếu điều kiện cho phép,
Chuyên viên phụ trách kỹ thuật vật tư phải tiến hành việc đo lại lượng nhiên liệu thực tế
có trên tàu, bảo đảm tính chính xác của các số liệu được tàu báo cáo.
- Sau khi kết thúc chuyến, Máy trưởng làm Báo cáo tiêu thụ nhiên liệu/ VNLNT-09-
02 gửi về Phòng Kỹ thuật Vật tư
4. Mua phụ tùng - vật tư:
4.1 Xem xét yêu cầu phụ tùng vật tư:
- Ngay khi nhận được các yêu cầu về phụ tùng - vật tư từ tàu, hoặc từ các phòng
chức năng khác và trước khi gửi đơn đặt mua cho người cung ứng, chuyên viên Vật tư có
trách nhiệm kiểm tra cẩn thận nội dung các yêu cầu theo những điểm sau:
 Quy cách có đúng không;
 Phù hợp với Quy tắc của Đăng kiểm, Các quy định, Luật và Chỉ dẫn của Quốc
gia, Quốc tế (Khi có liên quan).
 Kiểm tra xem số lượng phụ tùng - vật tư đang cũn trên tàu và số lượng đang yêu
cầu và được chấp thuận có phù hợp không.
 Kiểm tra xem số lượng vật tư đang yêu cầu có thoả mãn với số lượng vật tư dự
trữ trên tàu hoặc có phù hợp với các chuyến hành trình sắp tới của tàu không, đặc
biệt khi tàu được khai thác ở những nước khó cung ứng thêm vật tư hoặc việc
cung ứng vật tư không kinh tế
 Số lượng và chủng loại vật tư phải được tính toán phù hợp để không phải cung
ứng bổ sung thành nhiều đợt
 Sau khi kiểm tra và sửa đổi, chuyên viên Vật tư phải ký vào Bản yêu cầu và
chuyển cho Trưởng phòng ký.
4.2 Quá trình đặt mua phụ tùng vật tư:
- Sau khi kiểm tra xong yêu cầu phụ tùng - vật tư và nhận được sự chấp thuận của
phòng khác (nếu cần), Phòng Kỹ thuật Vật tư phải tiến hành các bước sau để đặt mua và
chuyển phụ tùng - vật tư cho tàu:
 Phải xem xét vị trí hiện tại và lịch trình của tàu để xác định nơi tàu sẽ nhận phụ
tùng - vật tư. Ngoài ra việc xem xét giá cả, chất lượng phụ tùng - vật tư và dịch
vụ cũng đều quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung ứng và lựa chọn vị trí giao
nhận;
 Yêu cầu các nhà cung ứng gửi chào giá cho các hạng mục phụ ting, vật tư yêu
cầu. Trưởng Phòng Kỹ thuật Vật tư xem xét đàm phán giá cả và lựa chọn nhà
cung ứng để trình TGĐ phê duyệt.
 Khi lựa chọn xong nhà cung ứng, yêu cầu phụ tùng - vật tư phải chuyển ngay
cho họ để có thời gian chuẩn bị cung ứng phù hợp với kế hoạch khai thác của
tàu.
- Trưởng phòng Kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận trước khi trình TGĐ phê
duyệt mua vật tư, phụ tùng.
5 Giao, nhận phụ tùng - vật tư:
- Trước khi phụ tùng - vật tư được chuyển xuống tàu, Phòng Kỹ thuật Vật tư phải
thông báo cho Thuyền trưởng (bằng e-mail, fax, telex...) mọi vấn đề liên quan đến cung
cấp cũng như các chi tiết cần lưu ý khi nhận hàng.
- Khi vật tư do phòng Vật tư cấp, Chuyên viên phòng Kỹ thuật Vật tư phải cấp tại
tàu và tất cả các hoá đơn cấp vật tư, phiếu xuất kho phải có chữ ký của Thuyền trưởng.
Chuyên viên phòng Kỹ thuật Vật tư có trách nhiệm thu thập tất cả các ý kiến phản hồi của
tàu và giải quyết ngay nếu có thể, nếu ngoài khả năng giải quyết của mình phải báo về
Trưởng phòng ngay
- Trong quá trình giao phụ tùng - vật tư xuống tàu, Thuyền trưởng nếu cần thêm dịch
vụ bổ sung, hoặc có những vấn đề liên quan đến chất lượng, số lượng phụ tùng - vật tư
được cấp thì phải nhanh chúng thông báo cho Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư biết để phối
hợp với nhà cung ứng có biện pháp kịp thời hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất nếu
có và có kế hoạch khắc phục hoàn thiện cho đúng.
- Khi nhận phụ tùng/ vật tư, Thuyền trưởng hoặc Sỹ quan được phân công hoặc
Chuyên viên Vật tư phải đảm bảo rằng phụ tùng - vật tư đó được kiểm tra và nhận đúng và
đầy đủ theo phiếu giao nhận. Mọi sự sai sót về số lượng, chất lượng cũng như thái độ phục
vụ của người cung ứng đều phải thông báo cho Công ty biết ngay. Sau khi nhận xong và
đảm bảo không có gỡ sai sút trong quá trình giao nhận Thuyền trưởng ký vào phiếu giao
nhận phụ tùng - vật tư và lưu tại tàu 01 bản, gửi về công ty 01 bản. Những người ký trong
Biên bản kiểm tra phụ tùng - vật tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước TGĐ.
- Chuyên viên Vật tư có trách nhiệm thu thập tất cả các ý kiến phản hồi của tàu và
giải quyết ngay nếu có thể, nếu ngoài khả năng giải quyết của mình phải báo về Trưởng
phòng Kỹ thuật Vật tư ngay.
- í kiến phản hồi của tàu và nhận xét của Chuyên viên phòng Vật tư liên quan đến sai
sót về số lượng, chất lượng,… cũng như thái độ phục vụ của người cung ứng, được Chuyên
viên phòng Vật tư ghi nhận và lưu giữ vào “Sổ theo dõi người cung ứng phụ tùng vật tư”
gồm các cột số thứ tự, ngày tháng, người cung ứng, nhận xét, chữ ký của chuyên viên. Mỗi
năm một lần, phòng Kỹ thuật Vật tư phải rà soát đánh giá lại người cung ứng theo biểu
mẫu “Đánh giá định kỳ nhà cung ứng dịch vụ” trên cơ sở theo dõi quá trình cung ứng, các
ghi nhận (nếu có) để có chính sách đối với người cung ứng (Tham khảo chi tiết Quy trình
đánh giá nhà cung ứng). Các tiêu chí đánh giá gồm 8 tiêu chí như sau:
 Khả năng cung cấp hàng;
 Giá cả;
 Chất lượng;
 Điều kiện thanh toán;
 Thời gian giao hàng;
 Địa điểm giao hàng;
 Uy tín;
 Dịch vụ và hỗ trợ sau bán hàng.
 Thái độ hợp tác
6. Phụ tùng - vật tư cần khẩn cấp
- Với phụ tùng - vật tư cần dùng khẩn cấp ảnh hưởng tới an toàn con người, tàu và
môi trường thì Thuyền trưởng có thể yêu cầu trực tiếp với người cung ứng. Trong trường
hợp này Thuyền trưởng phải tự đánh giá các thông tin về phụ tùng - vật tư này và đồng
thời phải báo ngay về Phòng Kỹ thuật Vật tư về phụ tùng - vật tư mua và lý do phải mua
khẩn.
- Sau khi kết thúc việc cung ứng phụ tùng - vật tư khẩn cấp trên Thuyền trưởng phải
gửi Báo cáo bổ sung về Phòng Kỹ thuật Vật tư theo biểu mẫu "Yêu cầu phụ tùng - vật tư.
- Những yêu cầu khẩn phải ghi rừ "Khẩn" và gửi về Công ty bằng E-mail, Fax hoặc
Telex. Chỉ được ghi "Khẩn" với trường hợp yêu cầu phải được quan tâm ngay trong tình
huống khẩn cấp.
- Nếu việc mua sắm đó cần thiết phải thực hiện ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ cuối
tuần hoặc ngày lễ thì Thuyền trưởng phải liên lạc với Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư qua
điện thoại.
7. Quản lý, sử dụng phụ tùng vật tư
- Sau khi nhận được phụ tùng, vật tư do Công ty cấp. Thuyền trưởng, Đại phó, Máy
trưởng chịu trách nhiệm phân công người chịu trách nhiệm lưu giữ, bảo quản, đưa vào sử
dụng theo kế hoạch bảo dưỡng hoặc theo nhu cầu thay thế, sửa chữa trên tàu. Hàng tháng,
Đại phó và Máy trưởng phải lập báo cáo nhận và sử dụng vật tư để gửi về P. Kỹ Thuật Vật
tư. Đầu tháng 6, 12 hàng năm - các bộ phận phải tiến hành kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê
phụ tùng, vật tư gửi về Công ty. Báo cáo kiểm kê cần ghi rừ các cỏ nhân chịu trách nhiệm
bảo quản các phụ tùng, vật tư trên tàu
- Công ty nghiêm cấm thuyền viên tự ý mua, bán, trao đổi các phụ tùng, vật tư, dầu
nhớt, nhiên liệu đó được cấp lên tàu (kể cả các phụ tùng, vật tư được thay thế ra hoặc không
cũn sử dụng được). Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo Quy định bồi thường thiệt hại tài
chính của Công ty và theo quy định của pháp luật.
8. Vật tư thanh lý
- Phòng Kỹ thuật Vật tư chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, thu hồi Giá trị cũn lại của
các loại phụ tùng - vật tư không cũn Giá trị sử dụng.
- Khi cần thanh lý dầu chạy máy, dầu nhớt, phụ tùng thiết bị, dây buộc tàu, dây cáp
cẩu, bạt đậy hầm hàng và sơn các loại, Thuyền trưởng phải gửi văn bản về Phòng Kỹ thuật
Vật tư, trong đó nêu đầy đủ lý do xin thanh lý, chủng loại, số lượng, tình trạng hoặc thời
hạn đó sử dụng,… đồng thời đáp ứng đầy đủ cho việc kiểm tra hoặc giám định nếu Công
ty yêu cầu. Trong khi chờ ý kiến của Công ty, Thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức bảo
quản phụ tùng - vật tư đợi thanh lý.
- Hội đồng thanh lý của Công ty do TGĐ ra quyết định thành lập sẽ xem xét hồ sơ
xin thanh lý, tổ chức xem xét tại chỗ hoặc trưng cầu giám định nếu cần. Kết luận của Hội
đồng thanh lý Công ty sẽ là cơ sở để ra quyết định thanh lý và qui định giá trị thu hồi.
Phòng Kỹ thuật Vật tư có trách nhiệm thực hiện các quyết định thanh lý.
9. Thuốc y tế
- Phó ba chịu trách nhiệm quản lý tủ thuốc và trang thiết bị y tế trên tàu. Phó ba phải:
 Kiểm tra hàng quớ tủ thuốc và trang thiết bị y tế dựa theo “Danh mục thuốc y
tế” và gửi 01 bản copy về Phòng An toàn Pháp chế Hàng hải;
 Chuẩn bị các yêu cầu về y tế và nộp cho Thuyền trưởng;
 Điều trị cho người ở trên tàu dưới sự hướng dẫn của Thuyền trưởng, tham khảo
sách “Hướng dẫn Quốc tế về Y tế cho các tàu”.
- Nếu người bệnh bị ốm/ hoặc bị thương mà yêu cầu phải được điều trị, nhưng việc
điều trị này nằm ngoài khả năng của thiết bị, thuốc men có trên tàu thì Phó ba phải báo cáo
cho Thuyền trưởng. Thuyền trưởng phải báo cáo sớm nhất cho Công ty để thu xếp đưa
bệnh nhân lên bờ điều trị. Trong trường hợp khẩn cấp (theo đánh giá của Thuyền trưởng),
Thuyền viên phải được đưa đi chữa trị ngay lập tức, đồng thời báo cáo về Công ty để phối
hợp giải quyết.
Chương 3
NGHIỆP VỤ QUẢN Ý KHI TÀU BẢO DƯỠNG/ SỬA CHỮA

3.1. Nghiệp vụ quản lý kỹ thuật tàu của Công ty


MỤC ĐÍCH
Quy trình này quy định việc quản lý kỹ thuật các tàu do Công ty quản lý và khai
thác.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này được áp dụng đối với Phòng Kỹ thuật Vật tư.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Xác định hạng mục bảo dưỡng/ sửa chữa
- Chuyên viên phụ trách kỹ thuật chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi các vấn đề kỹ
thuật của các tàu do mình phụ trách thông qua: email, fax, báo cáo "Yêu cầu sửa chữa"/
VNLNT-04-01,… từ tàu gửi về.
- Chuyên viên kỹ thuật phải kiểm tra tàu nhằm tìm hiểu và nhận biết được tình trạng
của tàu ít nhất sáu tháng một lần đối với các tàu ghé các cảng Việt Nam và một năm một
lần đối với các tàu không ghé cảng Việt Nam. Sau mỗi lần kiểm tra, chuyên viên phụ trách
kỹ thuật phải lập "Biên bản kiểm tra tàu" và đề xuất ý kiến trình Trưởng phòng Kỹ thuật
Vật tư xem xét.
- Thông qua việc kiểm tra thực tế ở trên tàu, cũng như kiểm tra nhật ký và báo cáo
của tàu, Chuyên viên phụ trách kỹ thuật có trách nhiệm đánh giá quá trình hoạt động của
máy chính, máy phụ... có tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà chế tạo không, trao đổi
với tàu và lập kế hoạch bảo dưỡng/ sửa chữa.
- Hàng năm Trưởng Phòng Kỹ thuật Vật tư phải duyệt kế hoạch bảo quản tàu theo
mẫu "Kế hoạch bảo quản vỏ, máy và trang thiết bị". Trong bản kế hoạch này, chuyên viên
kỹ thuật cần xác định hạng mục nào do thuyền viên tự kiểm tra/ bảo dưỡng, hạng mục nào
do Công ty thu xếp thợ trên bờ làm.
2. Chuẩn bị cho tàu lên đà sửa chữa
- Đối với các tàu có kế hoạch lên đà, Ban chỉ huy tàu phải lập hạng mục sửa chữa,
bảo quản bảo dưỡng, đăng kiểm gửi về Phòng Kỹ thuật Vật tư trước 3 tháng.
- Chuyên viên kỹ thuật phụ trách tàu phải rà soát lại các hạng mục còn tồn tại chưa
khắc phục được, đặc biệt lưu ý đến các tồn tại của kỳ lên đà lần trước, các yêu cầu của đăng
kiểm, của Hội P&I, của các phòng liên quan để bổ sung vào bản các hạng mục sửa chữa
trên đà.
- Bản hạng mục sửa chữa trên đà bao gồm các phần chính sau:
 Đặc tính của tàu;
 Các dịch vụ chung đưa tàu vào xưởng và vào ụ đà;
 Các hạng mục sửa chữa trang thiết bị trên boong;
 Các hạng mục sửa chữa nắp hầm hàng, hầm hàng;
 Các hạng mục vệ sinh, sửa chữa các két ballast, các két dầu, khoang cách ly;
 Các hạng mục sửa chữa thân vỏ tàu;
 Các hạng mục làm sạch và sơn tàu, thay kẽm chống ăn mòn;
 Các hạng mục bảo dưỡng, sửa chữa cần cẩu, tời neo và tời dây;
 Các hạng mục bảo dưỡng phần máy, điện;
 Các hạng mục van ống trên boong và buồng máy, trong các két;
 Các trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả;
 Các máy móc hàng hải và thông tin liên lạc;
 Các hạng mục kiểm tra, sửa chữa hệ trục chân vịt, trục bánh lái nếu là đợt đăng
kiểm đặc biệt.
- Khi lập các hạng mục cần ghi rõ qui cách, số lượng, đơn vị tính, vị trí. Lưu ý các số
liệu quan trọng như: trọng lượng và kích thước các nắp hầm hàng, đường kính trục chân
vịt, đường kính/trọng lượng và số cánh của chân vịt, đường kính xích neo.
- Phải đưa ra yêu cầu công nghệ sửa chữa cho các hạng mục quan trọng như chân vịt,
trục chân vịt hoặc trục bánh lái.
- Sau khi lập bản các hạng mục sửa chữa, Chuyên viên kỹ thuật phụ trách tàu trình
Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư để hoàn thiện bản hạng mục và gửi đi chào giá các xưởng
mà tàu có khả năng được đưa vào sửa chữa.
- Chuyên viên Vật tư trình Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư các yêu cầu cung cấp phụ
tùng vật tư ngay sau khi hoàn thiện bản hạng mục sửa chữa trên đà.
- Sau khi nhận được các bản chào giá, Phòng Kỹ thuật Vật tư tiến hành đàm phán
hợp đồng sửa chữa, đề xuất lựa chọn xưởng để trình Giám đốc phê duyệt.
- Phòng Kỹ thuật Vật tư cập nhật liên tục lịch tàu trước khi tàu đến xưởng và gửi các
bản vẽ sau cho xưởng:
 Sơ đồ bố trí căn kê lần lên đà gần nhất;
 Bố trí chung;
 Triển khai tôn vỏ;
 Sơ đồ két;
 Mặt cắt ngang giữa tàu.
- Trong kỳ đăng kiểm đặc biệt, cần gửi thêm các bản vẽ sau:
 Sơ đồ hệ trục chân vịt;
 Bánh lái và hệ trục bánh lái;
 Nắp hầm hàng.
3. Tàu tự bảo dưỡng/ sửa chữa
- Thuyền trưởng chỉ đạo Máy trưởng, Đại phó phải thực thi hợp lý các hạng mục do
thuyền viên thực hiện được chỉ định trong kế hoạch bảo quản đã được Công ty phê duyệt.
Máy trưởng phải thực hiện theo hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy của nhà chế tạo.
Trong quá trình triển khai nếu cần thiết hỗ trợ về nhân lực, phụ tùng, vật tư phải báo cáo
về Công ty. Chuyên viên phụ trách kỹ thuật tàu chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc tàu thực
hiện kế hoạch bảo quản đã được đề ra.
- Khi phát hiện khiếm khuyết kỹ thuật dưới tàu, Thuyền trưởng phải phân công thuyền
viên sửa chữa khắc phục/ hoặc sửa chữa tạm thời tuỳ theo tình hình thực tế dưới tàu, ghi
báo cáo theo mục 3.1 của “Quy trình phân tích, khắc phục, phòng ngừa và cải tiến”.
4. Khảo sát thị trường
- Đối với các hạng mục bảo dưỡng/ sửa chữa không phải do tàu thực hiện, Chuyên
viên phụ trách kỹ thuật tiến hành khảo sát thị trường, gửi các đề nghị báo giá sửa chữa cho
các công ty sửa chữa tàu thích hợp. Đề nghị báo giá sửa chữa phải có các thông tin sau:
 Tên tàu, địa điểm tàu sửa chữa, thời gian tàu sửa chữa;
 Các hạng mục sửa chữa (nêu rõ tên máy móc/thiết bị, thông số kỹ thuật,...);
 Các yêu cầu khác.
- Công ty sửa chữa tàu thích hợp là công ty đã được Lãnh đạo phê duyệt hàng năm
và công ty mới được phát hiện có khả năng đáp ứng nhu cầu sửa chữa tàu (về địa điểm,
thời gian, lĩnh vực sửa chữa)
- Chuyên viên Phòng Kỹ thuật có trách nhiệm thu thập thông tin về các công ty sửa
chữa tàu, bao gồm:
 Tên đơn vị, địa chỉ, số fax, số điện thoại…
 Người liên hệ;
 Năng lực của đơn vị sửa chữa: cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ sửa chữa, kinh
nghiệm chuyên ngành, lịch sử và chất lượng sửa chữa trong nước và khu vực;
 Giá cả, điều kiện thanh toán;
 Các thông tin cần thiết khác.
- Ý kiến phản hồi của tàu và nhận xét của Chuyên viên Phòng Kỹ thuật Vật tư về
những vấn đề cần lưu ý liên quan đến công tác sửa chữa của người cung ứng dịch vụ sửa
chữa, được Chuyên viên Phòng Kỹ thuật Vật tư ghi nhận và lưu giữ vào “Sổ theo dõi
người cung ứng dịch vụ sửa chữa tàu” gồm các cột số thứ tự, ngày tháng, người cung ứng,
nhận xét, chữ ký của chuyên viên. Mỗi năm một lần, Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư có
trách nhiệm đánh giá các công ty sửa chữa và trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt theo mẫu
“Đánh giá người cung ứng” gồm các tiêu chí:
 Cơ sở vật chất;
 Kinh nghiệm chuyên ngành;
 Vị trí địa lý;
 Chất lượng sửa chữa;
 Mức độ hợp tác, hỗ trợ;
 Giá cả, điều kiện thanh toán.
5. Xem xét dự toán và điều kiện hợp đồng
- Chuyên viên phụ trách kỹ thuật có trách nhiệm tiếp nhận các bản báo giá từ các
công ty sửa chữa tàu.
- Chuyên viên kỹ thuật xem xét các bản báo giá, cân nhắc giá cả, tình hình thị trường
và các vấn đề liên quan để thương thảo với công ty sửa chữa. Đối với các công ty sửa chữa
đã được lãnh đạo Công ty phê duyệt và ký kết hợp đồng, chuyên viên kỹ thuật có thể giảm
lược công việc này tùy từng trường hợp cụ thể.
- Căn cứ trên các bản chào giá, chuyên viên phụ trách kỹ thuật xem xét, xin ý kiến
của Trưởng phòng kỹ thuật Vật tư, sau đó trình Giám đốc xem và lựa chọn công ty sửa
chữa tàu dựa trên các yếu tố:
 Giá cả và điều kiện thanh toán;
 Thời gian và chất lượng sửa chữa;
 Điều kiện địa lý;
 Các điều khoản khác của hợp đồng.
6. Duyệt hợp đồng
- Sau khi lựa chọn công ty sửa chữa, Trưởng phòng kỹ thuật Vật tư xem xét lại dự
toán, các điều khoản của Hợp đồng và trình Giám đốc phê duyệt.
7. Theo dõi kiểm tra
- Trong quá trình sửa chữa, chuyên viên phụ trách kỹ thuật tàu phải theo dõi sát các
hạng mục đã thống nhất với người sửa chữa, nhất là các hạng mục liên quan đến các quy
trình công nghệ đã được đăng kiểm phê duyệt để đảm bảo tiến độ và chất lượng sửa chữa
đồng thời báo cáo thường xuyên tình hình sửa chữa về công ty.
- Sau khi công việc sửa chữa kết thúc, người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng kỹ
thuật và ký nghiệm thu là:
 Thuyền trưởng, Máy trưởng/hoặc Đại phó và Đại diện kỹ thuật tại đầu bến/hoặc
người được uỷ quyền của Công ty khi tàu sửa chữa thường xuyên.
 Chuyên viên kỹ thuật theo dõi tàu khi sửa chữa tàu trên đà.
- Tùy từng trường hợp theo yêu cầu của đăng kiểm tàu, chuyên viên kỹ thuật trình
báo cáo kết quả kiểm tra/ sửa chữa cho đăng kiểm, hoặc bố trí đăng kiểm viên trực tiếp
kiểm tra.
- Trưởng phòng kỹ thuật Vật tư cùng các chuyên viên phụ trách kỹ thuật theo dõi quá
trình bảo dưỡng tàu như thời gian và kết quả làm bảo dưỡng; xem xét, ghi nhận xét/kết quả
xử lý (nếu có) trên các báo cáo của tàu để xác định:
 Những biện pháp kỹ thuật cần thiết nhằm tăng thêm độ tin cậy.
 Có cần thay đổi chu kỳ bảo dưỡng hay không.
8. Kết thúc hợp đồng.
- Sau khi nghiệm thu sửa chữa, công ty sửa chữa phải gửi hồ sơ sửa chữa hoàn chỉnh
về Phòng Kỹ thuật Vật tư của Công ty.
- Chuyên viên kỹ thuật phụ trách tàu chịu trách nhiệm kiểm tra bộ hồ sơ sửa chữa,
trình Giám đốc phê duyệt và chuyển hồ sơ cho Phòng Tài chính kế toán làm thủ tục thanh
toán và thanh lý hợp đồng.
- Dựa trên báo cáo và thống kê các sự cố xảy ra trên tàu, Chuyên viên kỹ thuật sắp
xếp các thông tin để làm rõ thiết bị nào thường xảy ra sự cố.
- Trưởng phòng Kỹ thuật Vật tư phải định kỳ 6 tháng một lần họp đánh giá phân tích
nguyên nhân hư hỏng/sự cố, quá trình bảo dưỡng; và ghi biên bản để đưa ra:
 Các biện pháp cần thiết để tăng độ tin cậy.
 Sự cần thiết phải thay đổi chu kỳ bảo dưỡng.
 Các biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa phải được tiến hành. Trên cơ sở đó
Công ty thông báo cho các tàu để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, kịp thời.
 Các thiết bị và hệ thống kỹ thuật mà sự hư hỏng đột ngột của nó có thể dẫn tới
những tình huống nguy hiểm
 Những nguồn lực bổ sung cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho Thuyền trưởng.
HỒ SƠ LƯU
Lưu giữ trong 3 năm các hồ sơ sau:
 Kế hoạch bảo dưỡng, các báo cáo khác của tàu;
 "Yêu cầu sửa chữa";
 “Đánh giá nhà cung ứng”.
 Lưu giữ trong 10 năm các hồ sơ sau:
 Hồ sơ sửa chữa: Yêu cầu sửa chữa, Dự toán, Hợp đồng, Nghiệm thu công việc,
Hồ sơ kỹ thuật, Quyết toán, Biên bản thanh lý hợp đồng;
 Văn bản giao dịch
 Báo cáo của đăng kiểm;
 Thông báo của đăng kiểm.
 Lưu giữ không thời hạn các hồ sơ sau:
 Tài liệu kỹ thuật của từng tàu.
3.2. Nghiệp vụ khi tàu lên đà
1. Mục đích
Quy trình chỉ ra các bước cho việc chuẩn bị, theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa tàu trên đà
nhằm duy trì tình trạng của tàu, đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường.
2. Phạm vi áp dụng
 Phòng Kỹ thuật vật tư, Phòng An toàn Pháp chế hàng hải
 Thuyền trưởng và thuyền viên các cấp trên tàu.
3. Tham chiếu
ISM Code 10
4. Quyền hạn và trách nhiệm
- Thuyền trưởng có trách nhiệm liệt kê các hạng mục dự định sửa chữa và bảo quản
gửi cho P. Kỹ thuật Vật tư.
- P. Kỹ thuật Vật tư, theo chỉ thị của Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm tra, thực hiện
bố trí tàu lên đà sửa chữa, đồng thời kiểm tra các yêu cầu của đăng kiểm để lên hạng mục
sửa chữa, bảo dưỡng. Trên cơ sở đó, P. Kỹ thuật Vật tư lập hạng mục sửa chữa để trình
Giám đốc duyệt hạng mục sửa chữa tàu trên đà.
5. Nội dung
5.1 Công việc đối với Phòng Kỹ thuật – Vật tư
5.1.1 Lập kế hoạch sửa chữa trên đà.
- Khi đó nhận được danh mục sửa chữa từ Thuyền trưởng, chuyên viên phòng Kỹ
thuật kiểm tra các các yêu cầu của đăng kiểm để lên hạng mục sửa chữa, bảo dưỡng. Phòng
kỹ thuật vật tư phải rà soát, kiểm tra, kết hợp với các yêu cầu của đăng kiểm (List of survey
status” và “Statutory Survey Record”) và trình cho Giám đốc chậm nhất là 1 tháng trước
ngày tàu lên đà theo kế hoạch. Danh mục sửa chữa được tách ra thành hai phần - một phần
do đà thực hiện (thầu chính), và phần cũn lại do các đơn vị sửa chữa vệ tinh thực hiện (thầu
phụ). Bản kế hoạch này bao gồm:
 Chi phí hàng ngày (daily cost) và các chi phí liên quan (phí vào - ra dock).
 Chi phí chung (điện, nước sinh hoạt, điện thoại, bảo vệ..)
 Giá thành vệ sinh vỏ, phun cát, sơn.
 Giá thành các Công việc về tôn và ống.
 Giá thành sửa chữa, tháo lắp chân vịt và trục chân vịt.
 Giá thành sửa chữa bánh lái.
 Giá thành sửa chữa các hạng mục phần máy.
 Giá thành sửa chữa các hạng mục trên boong.
 Giá thành sửa chữa các hạng mục về điện, VTĐ, nghi khí hàng hải.
 Giá thành sửa chữa các hạng mục SOLAS (thiết bị an toàn).
 Giá thành sửa chữa các hạng mục hầm hàng, tank kột, ca bin.
5.1.2 Chào Giá sửa chữa:
- Gửi yêu cầu chào giá tới các đơn vị sửa chữa.
- Chọn các đà gần khu vực tàu hoạt động.
- Giá sửa chữa xây dựng trên cơ sở kế hoạch sửa chữa.
5.1.3 So sánh giá và chọn đà:
 Các yếu tố xem xét để chọn đà:
 Giá: So sánh các chi tiết giá nhân công, vật liệu, phụ phí, chi phí ngoài giờ,…Tổng
hợp các chi tiết lên tổng giá thành để so sánh.
 Tài chính: Phương thức thanh toán và khả năng cho thanh toán chậm.
 Vị trí tàu tại thời điểm vào đà.
 Khả năng đà sẵn sàng phục vụ tại thời điểm yêu cầu.
 Điều kiện của thị trường vận tải và điều kiện của người thuê tàu.
 Vị trí của đà cho phép chủ tàu ký các hợp đồng thầu phụ hoặc cử kỹ thuật viên của
mình tới. Khả năng tham gia của thầu phụ.
 Uy tín và kinh nghiệm của xưởng đà.
 Sau khi chọn được đà, phải thoả thuận với xưởng các điều kiện chính của hợp đồng
sửa chữa:
 Phương thức thanh toán.
 Các điều kiện giảm giá.
 Thời gian nằm đà và sửa chữa.
 Sự tham gia của các nhà thầu phụ (sửa chữa/cung ứng).
Đề phòng rủi ro: Mặc dự hợp đồng đó được ký, nhưng phải dự phòng và ràng buộc
trường hợp thay đổi vì một lý do bất thường đà không thể sẵn sàng phục vụ vào thời điểm
dự định.
5.1.4 Tàu đến nhà máy sửa chữa:
Ngay khi tàu tới nhà máy, các công việc sau phải được triển khai:
 Công ty phải cử đại diện và ủy quyền đại diện bằng văn bản với nhà máy.
 Yêu cầu nhà máy thông báo cho đại diện của Công ty các cán bộ có trách nhiệm
như chủ nhiệm công trình, đốc công (Project manager, foremen..).
 Xác nhận các hạng mục Công việc và qui trình làm việc theo Danh mục kiểm tra
trước khi lên đà (Prior dry docking checklist).
 Thống nhất với đăng kiểm và lên kế hoạch đăng kiểm.
 Làm việc với hãng sơn và cấp sơn.
 Làm vệ sinh vỏ tàu và sơn theo sự giám sát của chuyên viên hãng sơn.
 Giám sát chất lượng công việc.
 Đại diện Công ty phê duyệt các hạng mục.
 Trước khi tàu ra đà phải tiến hành các kiểm tra theo Danh mục kiểm tra trước khi
tàu ra đà (After dry docking/Undocking checklist).
5.1.5 Các hạng mục bổ sung
 Đây là điều không thể tránh khỏi, vì vậy khi phát sinh các hạng mục bổ sung cần
phải thoả thuận giá cả với xưởng.
 Tất cả các hạng mục bổ sung phải được đại diện Công ty phê duyệt bằng văn bản.
 Việc tiến hành các hạng mục bổ sung phải tính toán tối ưu về tiến độ.
Khi kết thúc quá trình sửa chữa cỏn bộ kỹ thuật phải hoàn thành Báo cáo sửa chữa
trên đà (Dry docking report).
5.1.6 Đàm phán và thanh toán chi phí
 Khi kết thúc sửa chữa, nhà máy sẽ lập dự thảo quyết toán.
 Đại diện Công ty phải so sánh giá quyết toán với giá dự toán ban đầu và đàm
phán để giảm giá (trực tiếp trên toàn bộ Giá thành hoặc từng hạng mục chi tiết).
5.1.7 So sánh chi phí quyết toán với ngân quỹ dự trự:
Sau khi quyết toán xong với nhà máy, Phòng kỹ thuật vật tư cần tiến hành so sánh
chi phí quyết toán với dự trù ban đầu, mục đích tham khảo tại các kỳ sửa chữa sau này.
5.2 Công việc đối với tàu
5.2.1 Thuyền trưởng
 Khi nhận được thông báo lên đà, Thuyền trưởng phải rà soát lại các báo cáo phát
sinh từ Hệ thống QLAT để tổng hợp những khiếm khuyết chưa được sửa chữa,
những khuyến cáo của cơ quan đăng kiểm và báo cáo cho P. Kỹ thuật Vật tư
chậm nhất là 3 tháng trước ngày lên đà theo kế hoạch, mẫu "Yêu cầu sửa chữa".
 Thuyền trưởng lập kế hoạch và thực hiện sự chuẩn bị cho các hoạt động sửa chữa
và kiểm tra như sau:
 Cân chỉnh két ballast để thoả mãn mớn nước cho việc lên đà;
 Chuyển dầu để kiểm tra két theo yêu cầu đăng kiểm;
 Kiểm tra và sửa chữa các cửa kín nước;
 Kiểm tra thiết bị an toàn;
 Thử bơm cứu hoả sự cố;
- Chuẩn bị các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật (Docking plan and bottom plug, shell
expansion, tank arrangement..)
- Yêu cầu Máy trưởng, Đại phó lập bảng phân công trách nhiệm, công việc, trực ca
trong đà cho từng bộ phận, cá nhân cụ thể và niêm yết ở nơi công cộng
- Hàng ngày tiến hành họp giao ban với các bộ phận, đại diện sửa chữa của nhà máy.
- Đề xuất các hạng mục bổ sung với cán bộ kỹ thuật phụ trách sửa chữa.
- Ký các nghiệm thu sau khi hoàn thành.
5.2.2 Hướng dẫn công việc đối với bộ phận boong
 Phó 2 phải bảo đảm các trang thiết bị, bảng điện, bảng điều khiển, tủ bàn tác
nghiệp, tủ hồ sơ ấn phẩm hàng hải trên buồng lái được bảo quản tốt, phủ ny lon,
giấy để tránh bẩn. Chú ý bố trí người cảnh giới an ninh, phòng chống cháy nổ, mất
cắp,…
 Khi tàu nằm trên dock và nước bắt đầu cạn, Đại phó, phó 2, thuỷ thủ trưởng phải
có mặt ở dưới đáy tàu ngay lập tức và tiến hành kiểm tra vỏ tàu từ mũi về lái để
kịp thời phát hiện các rò rỉ, khiếm khuyết của vỏ tàu.
 Trước khi tiến hành phun cát, gõ rỉ, Đại diện chủ tàu, Đại phó và đại diện của nhà
máy phải tiến hành thoả thuận diện tích rỉ chiếm bao nhiêu % tổng diện tích và ghi
vào Biên bản thoả thuận.
 Trước khi tiến hành hàn các vị trí bị ăn mòn ở vỏ tàu, các đường hàn đắp, Đại phó
phải thống nhất với nhà máy chiều dài đường hàn, số lần hàn, đánh dấu vị trí sau
đó bàn giao cho phó 2 theo dõi.
 Thuyền Phó 2 và 1 thuỷ thủ theo dõi Công việc phần vỏ, đáy tàu như phun cát,
sơn, thay tôn vỏ, theo dõi tháo và đóng các lỗ xả két balat, kiểm soát thay kẽm vỏ
tàu,... và tất cả các công việc liên quan phía dưới đốc. Thuyền phó 2 phải lưu ý
việc đậy màng rung máy đo sâu, tốc độ kế trước khi sơn và bóc ra trước khi tàu ra
đốc. Hàng ngày phải ghi các công việc vào sổ theo dõi.
 Thuyền Phó 3 và 1 thuỷ thủ: theo dõi các Công việc trên boong tàu, hầm hàng như
sơn, gõ rỉ, thay tôn. Các Công việc liên quan đến khu vực cabin, liên quan đến
thiết bị cứu sinh, cứu hỏa như thử tải xuồng cứu sinh, hệ thống CO2,...
 Bộ phận Phục vụ phải chuẩn bị giấy dán và đóng toàn bộ các cửa số, cửa kính trên
tàu. Rải giấy cứng hoặc thảm chống bẩn trên các hành lang. Dọn sạch kho thực
phẩm không để thực phẩm dư trong kho. Trong quá trình lên đà phải đảm bảo ăn
uống cho thuyền viên như có thể liên hệ đặt cơm trên nhà ăn nhà máy...
 Đại phó và thuỷ thủ trưởng giám sát chung toàn bộ công việc. Đặc biệt các công
việc kiểm tra sửa chữa trong các két, cần cẩu, lỉn neo, tời, nắp hầm hàng, bánh lái,
chân vịt.
 Khi tàu chuẩn bị ra dock, khi nước bắt đầu bơm vào tàu chuẩn bị nổi, Đại phó phân
công người đứng giám sát hầm hàng, két xem có dầu hiệu rò rỉ nước qua vỏ tàu
không.
 Đại phó phải ký vào Biên bản nghiệm thu các hạng mục phần boong.
5.2.3 Hướng dẫn công việc đối với bộ phận máy
- Máy 2 bố trí các sỹ quan máy theo dõi các hạng mục sửa chữa liên quan đến máy
móc, thiết bị mình phụ trách.
- Hàng ngày, các sỹ quan máy tham gia Công tác bảo quản, sửa chữa theo sự phân
công của máy 2. Ban đêm, máy 2 phân công 1 sỹ quan máy trực chỉ huy.
- Khi tiến hành tháo bánh lái, chân vịt, nhà máy sẽ mượn bộ đồ chuyên dụng của tầu
để tháo, Máy 2 chịu trách nhiệm lập biên bản giao/nhận.
- Máy trưởng, máy 2 trực tiếp giám sát việc rỳt chân vịt, kiểm tra bề mặt chân vịt.
- Máy 4 chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm tra thay các đường ống, đặc biệt hệ
ống balat. Kiểm tra các van thông biển. Hộp van thông biển.
- Máy 3 theo dõi các Công việc thuộc chức trách.
- Trường hợp cấp điện bờ, máy 3, thợ điện chịu trách nhiệm hoà điện và đảm bảo
đủ tải để các máy móc trên tàu hoạt động, máy 4 giám sát việc nối ống cấp nước
làm mát từ bờ cho hệ thống điều hoà, phi-gô.
- Trường hợp phải chuyển dầu nhiên liệu trong các két lên bờ: máy trưởng, máy 3
phải tiến hành đo, giám định số lượng và thống nhất với nhà maý, đảm bảo giao
nhận đầy đủ.
- Thợ cả chịu trách nhiệm quản lý các kho vật tư, thiết bị tránh mất mát đồ dưới
buồng máy, đồng thời tham gia các công việc theo phân công.
- Các bảng điện, bảng điều khiển, buồng điều khiển máy cần được phủ ny lon, giấy
để tránh bẩn.
- Khi sửa chữa và bảo dưỡng vỏ, máy móc và trang thiết bị, sử dụng những mẫu báo
cáo, ghi chép theo qui trình bảo quản bảo dưỡn.
- Máy trưởng ký Xác nhận nghiệm thu phần máy
6. Báo cáo và ghi chép
- Báo cáo sửa chữa trên đà (Docking Report).
- Danh mục kiểm tra trước khi vào đà (Prior dry docking checklist).
- Danh mục kiểm tra sau khi ra đà (After Dry docking/undocking Checklist)
- Yêu cầu sửa chữa.
- Bản nghiệm thu sửa chữa. Tất cả được lưu trong file hồ sơ lên đà.
- Bản nghiệm thu các dịch vụ trên đà.
- Các survey report.
Chương 4
QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN

4.1. Tuyển dụng và huấn luyện thuyền viên


MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo tất cả những người tham gia trong HTQLATCL của Công ty phải
có đủ khả năng đáp ứng công việc của mình.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho tất cả các cấp của Công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Đối với thuyền viên
1.1 Tuyển dụng, thuê thuyền viên
- Căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch phát triển của Đội tàu và hợp đồng thuê thuyền viên
với các Công ty cho thuê thuyền viên, Trưởng phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương phải
lập kế hoạch thuê, tuyển dụng thuyền viên hàng năm trình Giám đốc phê duyệt.
- Dựa vào kế hoạch được phê duyệt, Phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương triển khai
công tác thuê/ tuyển dụng thuyền viên.
- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương thông báo cho các Công ty cho thuê
thuyền viên/ thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin.
- Phó phòng phụ trách thuyền viên chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ người dự kiến
tuyển dụng, thuê trước khi trình Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương.
- Kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, thâm niên
đi biển, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ, GCN sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm
quyền cấp.
- Tham khảo ý kiến của các Cơ quan trước đây đã sử dụng thuyền viên dự tuyển về
khả năng và phẩm chất của thuyền viên.
- Khi tuyển dụng, thuê một chức danh cho một loại tàu cụ thể thì thuyền viên phải có
Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt phù hợp với loại tàu đó.
- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương có trách nhiệm tham mưu cho Giám
đốc về việc thành lập Ban giám khảo để lựa chọn phương thức thi tuyển phù hợp.
- Nội dung thi tuyển gồm:
 Khả năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp.
 Hiểu biết về vấn đề chính sách quản lý an toàn.
 Khả năng ngoại ngữ
- Sau thi tuyển, Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương hoặc người do Giám
đốc chỉ định tiến hành tổng hợp kết quả thi tuyển, báo cáo hội đồng tuyển dụng xét duyệt.
- Hội đồng tuyển dụng do Giám đốc quyết định thành lập chịu trách nhiệm xem xét
kết quả phỏng vấn, thi tuyển để chọn các ứng viên đạt yêu cầu.
- Phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương chịu trách nhiệm:
 Thông báo công khai kết quả thi tuyển.
 Thông báo cho Công ty cho thuê thuyền viên, làm thủ tục điều động các thuyền
viên được thuê.
 Phòng Tổ chức - Lao động Lao động Tiền lương thực hiện thủ tục tiếp nhận
thuyền viên và quản lý hồ sơ của thuyền viên.
- Trong trường hợp đặc biệt, Giám đốc chỉ định xét tuyển thuyền viên mà không cần
qua đầy đủ các bước như trên, Phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương vẫn phải thực hiện
đầy đủ các thủ tục hồ sơ tuyển dụng/tiếp nhận.
- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương chịu trách nhiệm đánh giá Công ty
cho thuê thuyền viên vào cuối năm theo mẫu “Đánh giá định kỳ nhà cung ứng dịch vụ”
theo các tiêu chí chính:
 Đáp ứng các yêu cầu về cung cấp thuyền viên;
 Hồ sơ thuyền viên đầy đủ, phù hợp;
 Chất lượng thuyền viên.
 Tinh thần hợp tác
 Năng lực , kinh nghiệm
1.2 Đào tạo và huấn luyện thuyền viên
- Trước khi được điều động xuống tàu thuyền viên phải đạt được các yêu cầu sau:
 Thuyền trưởng có đủ năng lực để chỉ huy tàu và hiểu thấu đáo HTQLATCL của
Công ty.
 Thuyền viên có đủ trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sức khoẻ, giấy chứng nhận
phù hợp với các yêu cầu của quốc gia, quốc tế và hiểu biết về HTQLATCL của
Công ty.
- Thuyền trưởng phải tổ chức huấn luyện đào tạo ở trên tàu và yêu cầu Công ty hỗ
trợ những việc huấn luyện đào tạo không thể thực hiện ở trên tàu nếu thấy cần thiết.
- Thuyền trưởng phải thông báo cho Công ty những bất cập trong huấn luyện đào
tạo của thuyền viên nếu có, cũng như áp dụng các biện pháp cần thiết để nâng cao sự hiểu
biết của thuyền viên.
- Hàng tháng, Thuyền trưởng phải đánh giá thuyền viên theo mẫu “Bản ghi đánh
giá phân loại thuyền viên” và gửi về cho Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương.
Thuyền trưởng cần tham khảo ý kiến của Đại phó và Máy trưởng trước khi đánh giá thuyền
viên.
- Khi các Thuyền trưởng kết thúc thời gian công tác trên tàu, Trưởng phòng Tổ chức
- Lao động Tiền lương phối hợp với các Phòng chức năng liên quan trong Công ty tiến
hành đánh giá các Thuyền trưởng theo mẫu “Bản ghi đánh giá Thuyền trưởng”
- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương chịu trách nhiệm xem xét/đánh giá
lại kết quả đánh giá phân loại thuyền viên của Thuyền trưởng.
- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương xem xét các nhu cầu huấn luyện
đào tạo dựa trên:
 “Bản ghi đánh giá phân loại thuyền viên”;
 Đánh giá các sự cố, tai nạn và tình huống nguy hiểm;
 Sự thành thạo của thuyền viên với các trang thiết bị và hệ thống của tàu;
 Xem xét việc huấn luyện và thực tập;
 Nhu cầu của thuyền viên về huấn luyện đào tạo;
 Kết quả của việc kiểm tra an toàn ở trên tàu;
 Giới thiệu kỹ thuật mới ở trên tàu.
1.2.1 Đào tạo thuyền viên
- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương đảm bảo toàn bộ thuyền viên trước
khi xuống tàu phải hiểu biết Chính sách an toàn, chất lượng và bảo vệ môi trường, các quy
trình liên quan trong STQLATCL của Công ty. Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền
lương cần trao đổi với các Cơ quan cho thuê thuyền viên để đánh giá về trình độ chuyên
môn của thuyền viên nhằm mục đích đào tạo, nâng cao chất lượng thuyền viên.
- Hàng năm, Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương chịu trách nhiệm lập kế
hoạch đào tạo thuyền viên trình Giám đốc phê duyệt.
- Kế hoạch đào tạo thuyền viên dựa trên các tiêu chí sau:
 Số lượng các chức danh thuyền viên hiện có và kế hoạch khai thác, phát triển đội
tàu;
 Đánh giá phân loại thuyền viên và kết quả kiểm tra an toàn trên tàu;
 Yêu cầu cập nhật kiến thức, đào tạo theo qui định của quốc gia, quốc tế;
 Năng lực tài chính của Công ty.
- Phương thức đào tạo có thể bao gồm:
 Cử thuyền viên tham dự các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn, ngoại
ngữ,...
 Tổ chức các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức do các chuyên viên của Công ty hoặc
các giảng viên bên ngoài giảng dạy;
 Đào tạo thực tế ở dưới tàu.
- Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương chịu trách nhiệm đánh giá cơ sở
đào tạo vào cuối năm theo mẫu “Đánh giá định kỳ nhà cung ứng dịch vụ”/VNLNT-29-07
theo các tiêu chí:
 Điều kiện vật chất giảng dạy;
 Chương trình giảng dạy;
 Chất lượng giáo viên.
- Phó phòng phụ trách thuyền viên có trách nhiệm cập nhật kết quả đào tạo thuyền
viên vào Chương trình phần mềm quản lý thuyền viên ngay sau khi thuyền viên có chứng
chỉ công nhận. Vào cuối tháng, Phó phòng phụ trách thuyền viên có trách nhiệm kiểm tra
tính đầy đủ và hiệu lực của hộ chiếu, bằng cấp chứng chỉ thuyền viên hiện đang công tác
trên tàu và lập danh sách các thuyền viên cần phải cấp mới hay gia hạn hộ chiếu, bằng cấp
chứng chỉ trong tháng sau trình Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương xem xét.
- Hàng năm, Trưởng phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương phải rà soát, đánh giá,
rút kinh nghiệm để lập kế hoạch huấn luyện - đào tạo tiếp theo cho phù hợp.
1.2.2 Huấn luyện thuyền viên
- Hàng năm, Trưởng phòng An toàn Pháp chế Hàng hải phải lập kế hoạch huấn luyện
cho thuyền viên dưới tàu theo mẫu “Kế hoạch huấn luyện thực tập”.
- Dựa theo “Kế hoạch huấn luyện thực tập” và tình hình thực tế dưới tàu, Thuyền
trưởng tổ chức huấn luyện và luyện tập cho thuyền viên. Thuyền trưởng phải ghi vào “Bản
ghi huấn luyện và rèn luyện thuyền viên” và Nhật ký hàng hải các lần thực tập thực tế diễn
ra trên tàu.
- Thuyền trưởng có trách nhiệm đảm bảo rằng mọi Sỹ quan, thuyền viên đều thông
thạo với nhiệm vụ của mình bằng cách cập nhật bản hướng dẫn phân công trách nhiệm và
có kế hoạch thường xuyên thực tập ở trên tàu.
- Tất cả thuyền viên sẽ phải tham gia luyện tập rời tàu và cứu hoả ít nhất một lần trong
một tháng (SOLAS, Ch.III, R.19.3). Thuyền trưởng phải tổ chức thực tập rời tàu và cứu
hoả trong vòng 24 tiếng sau khi tàu rời cảng nếu có hơn 25% số thuyền viên chưa tham gia
vào việc luyện tập này ở trên tàu đó trong tháng trước. Tối thiểu một lần trong 3 tháng, mỗi
xuồng cứu sinh phải được hạ với số thuyền viên vận hành được phân công ở xuồng đó và
xuồng được điều động chạy ở dưới nước trong thời gian luyện tập. Nếu có thể, hàng tháng
phải hạ và vận hành xuồng cấp cứu dưới nước, nhưng tối đa 3 tháng phải thực hiện một
lần.
- Trong vòng 2 tuần, Thuyền viên mới xuống tàu phải được huấn luyện cách sử dụng
các trang thiết bị cứu sinh và cứu hoả trên tàu (SOLAS, Ch.III, R.19.4).
- Việc luyện tập các tình huống khẩn cấp giả định trong Quy trình ứng phó sự cố có
thể tiến hành đồng thời với việc luyện tập cứu sinh, cứu hoả, hoặc bất cứ lúc nào.
2. Đối với cán bộ của Công ty
- Hàng năm, khi có nhu cầu tuyển dụng hoặc đào tạo cán bộ của phòng, các Trưởng
phòng lập biểu mẫu “Bản ghi nhu cầu tuyển dụng và đào tạo cán bộ Công ty” và gửi về
Phòng Tổ chức - Lao động Tiền lương.
- Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng, đào tạo cán bộ của các phòng, hàng năm Trưởng
phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương lập kế hoạch tuyển dụng lao động và đào tạo cán
bộ trình Lãnh đạo phê duyệt.
- Dựa trên kế hoạch tuyển dụng lao động đã duyệt, Trưởng phòng Tổ chức – Lao
động Tiền lương thực hiện các công việc sau:
 Tiếp nhận, kiểm tra, xem xét sự đầy đủ, tính xác thực của các yêu cầu về hồ sơ
những người dự tuyển;
 Lập danh sách và thông báo những người đủ tiêu chuẩn được thi tuyển;
 Tổ chức tuyển dụng lao động theo hình thức phù hợp;
 Tổng hợp kết quả thi tuyển, trình Hội đồng tuyển dụng;
 Thông báo kết quả thi tuyển;
 Hoàn chỉnh thủ tục tiếp nhận.
- Theo từng khóa/đợt đào tạo, Trưởng phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương lập
danh sách các cán bộ cần đào tạo trong Công ty trình Giám đốc xem xét, phê duyệt. Trong
vòng 3 tháng kể từ khi cán bộ được đào tạo, Giám đốc đánh giá các Trưởng phòng, Trưởng
phòng đánh giá các cán bộ của phòng mình phụ trách về hiệu quả công tác đào tạo và ghi
lại theo mẫu “Bản ghi đào tạo cán bộ trên cơ quan” gửi Trưởng phòng Tổ chức – Lao động
Tiền lương.
- Tối thiểu một năm một lần, DP có trách nhiệm tổ chức thực tập ứng phó sự cố có sự
phối hợp với một tàu bất kỳ. Việc thực tập này phải dựa theo tình huống giả định được nêu
trong “Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp”.
- Giám đốc phải đảm bảo rằng tất cả những người trong Công ty phải có sự hiểu biết
đầy đủ về Chính sách quản lý an toàn, chất lượng và bảo vệ môi trường của Công ty, các
quy phạm, quy định, bộ luật, các hướng dẫn, các quy trình liên quan.
- Trưởng phòng Tổ chức – Lao động Tiền lương xem xét hiệu quả công tác đào tạo
cán bộ qua các “Bản ghi đào tạo cán bộ trên cơ quan” và thực hiện phân tích mỗi năm một
lần, có ghi lại kết quả và đưa ra khi họp soát xét quản lý.
4. HỒ SƠ LƯU
Lưu giữ trong 2 năm các hồ sơ sau:
 “Bản ghi đánh giá phân loại thuyền viên”;
 “Kế hoạch huấn luyện thực tập”;
 “Bản ghi huấn luyện và rèn luyện thuyền viên”;
 “Bản ghi nhu cầu tuyển dụng và đào tạo cán bộ Công ty”;
 “Bản ghi đào tạo cán bộ trên cơ quan”;
 “Bản ghi đánh giá Thuyền trưởng”
 “Bản ghi hướng dẫn thuyền viên trước khi xuống tàu”;
 “Đánh giá định kỳ nhà cung ứng dịch vụ”.
Lưu giữ trong 5 năm các hồ sơ sau:
 Nhật ký hàng hải;
 Nhật ký máy.
4.2 Thay đổi thuyền viên
MỤC ĐÍCH
Nhằm đảm bảo thuyền viên mới xuống tàu và thuyền viên được chuyển sang chức
danh khác (sau đây gọi tắt là thuyền viên mới nhận nhiệm vụ) có đủ sức khoẻ, năng lực và
giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của quốc gia, quốc tế và đủ thời gian làm quen
với nhiệm vụ của mình.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng đối với toàn bộ thuyền viên và Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương
NỘI DUNG QUY TRÌNH
1. Điều động thuyền viên
- Căn cứ theo kế hoạch điều động thuyền viên trong tháng, đề nghị của Thuyền trưởng
và các trường hợp đột xuất khác, Phụ trách Trung tâm ĐT&HL thuyền viên hoặc Chuyên
viên tổng hợp ghi nhận các yêu cầu điều động vào “Sổ yêu cầu điều động thuyền viên”.
Trưởng phòng Tổ chức - LĐTL phải đảm bảo thuyền viên mới nhận nhiệm vụ có đủ sức
khoẻ, năng lực và giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của quốc gia, quốc tế và đủ
thời gian làm quen với nhiệm vụ của mình.
- Căn cứ “Sổ yêu cầu điều động thuyền viên”, Chuyên viên tổng hợp phải:
 Kiểm tra lại tính sẵn sàng của thuyền viên về tính hợp lệ của hộ chiếu, chứng chỉ,
giấy khám sức khỏe và vv...
 Viết “Lệnh điều động”;
- Giám đốc ký “Lệnh điều động” đối với chức danh Thuyền trưởng, Máy trưởng,
Quyết định thực tập Sỹ quan. Phó Giám đốc được phân công ký “Lệnh điều động” cho các
chức danh còn lại.
- Sau khi “Lệnh điều động” đã được ký. Chuyên viên tổng hợp phải:
 Gửi “Lệnh điều động” tới các bên liên quan;
 Điện báo cho tàu việc thay đổi thuyền viên và nhắc nhở Thuyền trưởng có các
chuẩn bị cần thiết.
- Chuyên viên thủ tục phải:
 Phối hợp với các bên liên quan để thu xếp cho thuyền viên nhập, rời tàu;
 Bố trí huấn luyện, nhắc nhở thuyền viên trước khi xuống tàu làm việc;
2. Đối với thuyền viên mới
- Thuyền trưởng phải kiểm tra hộ chiếu và các chứng chỉ ngay khi thuyền viên mới
xuống tàu, ghi nhận vào “Biên bản cho thuyền viên mới nhận nhiệm vụ”.
- Thuyền trưởng phải phân công các Sỹ quan chuyên trách và Thuyền viên bàn giao
hướng dẫn cho Thuyền viên mới làm quen với tàu trước khi tàu chạy và ghi vào “Biên bản
cho thuyền viên mới nhận nhiệm vụ”, nội dung như sau:
 Các quy trình liên quan trong STQLAT của Công ty.
 Những hướng dẫn thiết yếu cho thuyền viên, bao gồm: Vị trí phòng ở; Biết cách
nhận biết chỗ tập trung và lối thoát khẩn cấp; Vị trí áo phao cá nhân, cách mặc
áo phao cá nhân; Vị trí xuồng cứu sinh và vị trí ngồi trên xuồng; Biết cách liên
lạc với những người khác trên tàu về các vấn đề an toàn cơ bản và hiểu các ký
hiệu, biểu tượng thông tin an toàn và tín hiệu báo động; Biết công việc cần làm
khi có người rơi xuống biển, thấy cháy/khói, báo động cháy/người rơi xuống
biển, sơ cứu; Đóng mở cửa chống cháy, kín thời tiết và kín nước ngoại trừ phần
mở của thân tàu.
 Làm quen, vận hành các trang thiết bị trên tàu;
 Các nhiệm vụ mang tính đặc trưng đối với từng loại tàu;
 Biết được những khiếm khuyết còn tồn tại.
- Thuyền viên mới phải trình “Biên bản cho thuyền viên mới nhận nhiệm vụ” cho
Thuyền trưởng xác nhận trước khi chính thức đảm đương nhiệm vụ.
- Đại phó, Máy trưởng phải chịu trách nhiệm trước Thuyền trưởng về sự thành thạo
công việc của thuyền viên mới nhận nhiệm vụ trong bộ phận mình phụ trách. Trong trường
hợp có nghi ngờ về sự thành thục của thuyền viên mới nhận nhiệm vụ thì phải bố trí thời
gian thích hợp để kiểm tra việc đó.
- Thuyền viên mới nhận nhiệm vụ chưa đạt được ngay mức độ quen thuộc để thực
hiện nhiệm vụ của mình thì phải có trách nhiệm báo cáo cho trưởng ngành hoặc người bàn
giao.
- Thuyền trưởng có thể từ chối tiếp nhận Thuyền viên mới nhận nhiệm vụ nếu có lý
do xác đáng và phải thông báo ngay lập tức cho Trưởng phòng Tổ chức Lao động Tiền
lương bằng phương tiện thông tin phù hợp.
- Thuyền trưởng phải xác báo về Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương việc thay đổi
thuyền viên bằng phương tiên thông tin phù hợp.
- Chuyên viên tổng hợp cập nhật dữ liệu thuyền viên vào Chương trình phần mềm
quản thuyền viên sau khi có xác nhận của Thuyền trưởng thuyền viên đã nhập tàu.
- Phụ trách Trung tâm ĐT&HL thuyền viên phải kiểm tra, theo dõi Thuyền viên mới
bằng “Biên bản cho thuyền viên mới nhận nhiệm vụ”.
3. Đối với Thuyền trưởng
- Thuyền trưởng phải thực hiện theo mục 3.2
- Khi thay đổi Thuyền trưởng, Thuyền trưởng cũ phải đảm bảo là toàn bộ các tài liệu
có liên quan, các giấy chứng nhận, các nhật ký, các loại hồ sơ đã được cập nhật và hoàn
chỉnh, toàn bộ tiền mặt, các kho miễn thuế đã được kiểm kê đầy đủ. Thuyền trưởng mới
phải kiểm tra lại toàn bộ. Công việc bàn giao phải được ghi vào Nhật ký Hàng hải và “Biên
bản bàn giao Thuyền trưởng”, cả hai Thuyền trưởng đều phải ký xác nhận.
4. Đối với Máy trưởng
- Máy trưởng phải thực hiện theo mục 3.2
- Khi thay đổi Máy trưởng, Máy trưởng cũ phải bảo đảm là toàn bộ các tài liệu liên
quan, các giấy chứng nhận, các sổ nhật ký, các sơ đồ, nhiên liệu, dầu nhớt còn lại .v.v. đã
được bàn giao cho Máy trưởng mới trong tình trạng đầy đủ và đã được cập nhật. Công việc
bàn giao được ghi vào Nhật ký máy và “Biên bản bàn giao Máy trưởng”, cả hai Máy trưởng
phải ký xác nhận.
HỒ SƠ LƯU
Lưu giữ trong 2 năm các hồ sơ sau:
 “Biên bản cho thuyền viên mới nhận nhiệm vụ”;
 “Biên bản bàn giao Thuyền trưởng”;
 “Biên bản bàn giao Máy trưởng”;
 “Lệnh điều động”;
 “Sổ yêu cầu điều động thuyền viên”.
Lưu giữ trong 5 năm các hồ sơ sau:
 Nhật ký hàng hải;
 Nhật ký máy tàu.
4.3 Khiếu nại của thuyền viên
MỤC ĐÍCH
Nhằm hướng dẫn thủ tục khiếu nại cho tất cả thuyền viên trên tàu, hỗ trợ chủ tàu và
nhà quản lý tàu giải quyết nhanh chúng và hiệu quả mọi khiếu nại của thuyền viên
TÀI LIỆU THAM CHIẾU
Công ước lao động quốc tế MLC 2006, quy định 5.1.5
PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho tất cả thuyền viên thuộc đội tàu công ty
NỘI DUNG
1. Yêu cầu chung
- Chủ tàu hoặc đơn vị khai thác tàu phải cung cấp cho thuyền viên một bản sao các
thủ tục khiếu nại trên tàu cùng với bản sao hợp đồng lao động phù hợp với Luật Hàng hải.
- Mỗi thuyền viên trên tàu Việt Nam có quyền khiếu nại và được điều tra khiếu nại,
nếu các quyền lợi của thuyền viên bị xâm phạm theo Công ước Lao động Hàng Hải 2006,
hoặc theo luật Việt Nam.
- Mọi sự ép buộc thuyền viên trong việc nộp đơn khiếu nại đều bị nghiêm cấm. Sự ép
buộc được hiểu là bất kỳ hành vi gây bất lợi được thực hiện hoặc đe dọa bởi bất kỳ người nào
liên quan đến thuyền viên để nộp đơn khiếu nại mà không có chứng cứ rõ ràng hay cố tình
thực hiện.
2. Thủ tục khiếu nại
2.1 Bất kể các quy định trong hợp đồng lao động của mỗi thuyền viên, các quy định sau
phải được tuân thủ
2.2 Quy trình khiếu nại trên tàu phải được nêu rừ thông tin sau:
- Thông tin liên lạc của cán bộ phụ trách HTQLAT (DPA) hoặc người được chỉ định
- Thông tin liên lạc của cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia hoặc nơi cư trú của thuyền
viên
- Tên của người trên tàu có thể cung cấp cho thuyền viên những lời khuyên khách
quan về khiếu nại và hỗ trợ họ trong việc theo dõi các thủ tục khiếu nại. Những hỗ
trợ từ người này có thể bao gồm việc tham dự các phiên điều trần, nếu có yêu cầu
của thuyền viên khiếu nại.
2.3 Các khiếu nại nên được giải quyết từ cấp có thẩm quyền thấp nhất, chỉ khi vấn đề không
được giải quyết thì phải chuyển đến cấp cao hơn.
2.4 Thuyền viên phải trình bày vấn đề lên trưởng bộ phận thuyền viên công tác hoặc sỹ
quan quản lý thuyền viên;
2.5 Trưởng bộ phận hoặc sĩ quan quản lý sau đó phải cố gắng giải quyết vấn đề trong phạm
vi thời gian quy định là 5 ngày, tuy nhiên thời hạn này cũn phụ thuộc vào mức độ nghiêm
trọng của vấn đề.
2.6 Nếu trưởng bộ phận hoặc sĩ quan quản lý không thể giải quyết một cách thoả mãn kiến
nghị của thuyền viên thì thuyền viên có thể kiến nghị lên thuyền trưởng, thuyền trưởng
phải tự xử lý vấn đề;
2.7 Tất cả các kiến nghị và quyết định xử lý được lập biên bản và một bản sao được giao
cho thuyền viên nêu kiến nghị;
2.8 Trong mọi trường hợp, thuyền viên có quyền khiếu nại trực tiếp lên thuyền trưởng và
nếu xét thấy cần thiết, trình lên DPA của Công ty hoặc người được chỉ định hòa giải.
2.9 Khi nhận được các khiếu nại, Thuyền trưởng phải thực hiện ngay các hành động sau:
- Tiến hành một cuộc điều tra, thẩm vấn phù hợp
- Tham khảo các điều khoản, điều kiện lao động
- Tư vấn thông tin từ DPA hoặc người được chỉ định, nếu thấy cần thiết
2.10 Nếu thuyền trưởng không thể giải quyết được các khiếu nại, thì Thuyền trưởng nhanh
chóng chuyển cho chủ tàu hoặc người được chỉ định để vấn đề được giải quyết phù hợp
theo các điểu khoản và điều kiện lao động.
2.11 Nếu khiếu nại có liên quan đến Thuyền trưởng trên tàu thì thuyền viên phải trình vấn
đề của mình trực tiếp cho chủ tàu hoặc người được chỉ định.
3. Khiếu nại với Chính quyền bên ngoài
3.1 Thuyền viên có quyền nộp đơn khiếu nại trực tiếp đến một cơ quan chức trách bên
ngoài, chẳng hạn như, nhưng không giới hạn:
- Thanh tra hàng hải
- Tổ chức thanh tra được công nhận
- Chính quyền cảng biển
- Đại diện tổ chức lao động thuyền viên tại địa phương, hoặc dịch vụ hỗ trợ Phóc lợi
thủy thủ khác
3.2 Nếu có khiếu nại thì người khiếu nại phải cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc của văn
phòng Chính quyền hàng hải của Quốc gia mà tàu treo cờ cho cơ quan có thẩm quyền như
được nêu ở mục 3.1 và yêu cầu thông báo các vấn đề cần khiếu nại cho Chính quyền hàng
hải đó.
3.3 Văn phòng Chính quyền hàng hải sẽ đàm phán trực tiếp đến người đại diện của công
ty, để giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với các điều khoản và điều kiện làm việc giữa hai
bên.
3.4 Đối với khiếu nại chưa được giải quyết
Nếu sau 20 ngày, khiếu nại chưa thể giải quyết thì các bên sẽ có thêm 20 ngày để
nộp đơn khiếu nại đến Chính quyền hang hải của Quốc gia mà tàu treo cờ hoặc một cơ
quan được chỉ định bởi Chính quyền hang hải để được giải quyết
TRỌNG TÀI
Nếu tranh chấp không thể giải quyết trên cơ sở hòa giải, hai bên có thể đệ trình vấn
đề đến tổ trọng tài độc lập hoặc Trọng tài viên để được giải quyết phự hợp với Quy tắc
trọng tài và luật hàng hải liên quan.
HỒ SƠ LƯU
- Mọi khiếu nại, quyết định sẽ được ghi lại và một bản sao được cung cấp cho thuyền
viên khiếu nại hoặc thuyền viên có liên quan.
- Biên bản khiếu nại phải có xác nhận của Thuyền trưởng và DPA của công ty hoặc
người được chỉ định.
Lưu hồ sơ 3 năm biên bản sau:
 Thư khiếu nại

You might also like