Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI




BÀI THẢO LUẬN


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Đề tài: Lựa chọn một doanh nghiệp may mặc làm trọng tâm
nghiên cứu, hãy vẽ sơ đồ chuỗi cung ứng với các thành viên chính
của nó. Phân tích thực trạng nội dung phân phối đầu ra của
doanh nghiệp đó và đề xuất giải pháp.

Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Lớp học phần: 232_BLOG2011_02

Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Ngọc Ninh

Hà Nội, năm 2024

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................2

1.1. Khái quát về giao hàng...........................................................................................2

1.2. Kho hàng và trung tâm phân phối..........................................................................3

1.3. Các mô hình phân phối và giao hàng.....................................................................3

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI ĐẦU RA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


...........................................................................................................................................

MAY VIỆT TIẾN..........................................................................................................7

2.1. Khái quát về công ty Cổ phần May Việt Tiến....................................................7

2.1.1. Giới thiệu về công ty May Việt Tiến...................................................................7


2.1.2. Chuỗi cung ứng của công ty May Việt Tiến........................................................9
2.2. Thực trạng phân phối đầu ra của Công ty May Việt Tiến.............................13

2.2.1. Kho phân phối...................................................................................................17


2.2.2. Mô hình phân phối và giao hàng.......................................................................18
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VỀ PHÂN PHỐI ĐẦU RA VÀ MỘT SỐ GIẢI ..............

PHÁP...........................................................................................................................21

3.1. Đánh giá về phân phối đầu ra của công ty Cổ phần May Việt Tiến..............21

3.1.1. Ưu điểm.............................................................................................................21
3.1.2. Hạn chế..............................................................................................................22
3.2. Giải pháp.............................................................................................................22

KẾT LUẬN.................................................................................................................25
LỜI MỞ ĐẦU

Một chuỗi cung ứng hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều lợi thế trong
kinh doanh và tối đa hóa chi phí, tăng lợi nhuận cao hơn. Nhất là trong các bối cảnh
nền kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp quyết định tự cung tự cấp và tự thực hiện
các khâu trong chuỗi hoạt động để có thể kinh doanh thì sẽ không đạt hiệu quả cao
nhất. Thậm chí việc tự túc toàn bộ có thể sẽ khiến doanh nghiệp sa vào vực thẳm bởi
chi phí chia cho nhiều bộ phận. Chưa kể tính tới năng lực sản xuất, công nghệ và
những yếu tố khác. Chuỗi cung ứng có tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt
động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc quản trị chuỗi cung ứng
càng quan trọng. Nếu quản trị chuỗi cung ứng tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế
cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời, chúng sẽ tạo điều kiện để có thể
mở rộng chiến lược và phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Trong chuỗi cung ứng cũng
không thể không kể đến vai trò quan trọng của xây dựng mạng lưới kênh phân phối,
một trong những khâu mấu chốt ảnh hưởng tới cảm nhận, sự hài lòng của người tiêu
dùng cuối cùng. Chính vì vậy, các chuỗi cung ứng những sản phẩm khác nhau đều chú
trọng đầu tư hơn vào khâu phân phối và giao hàng, ngành may mặc cũng không phải là
ngoại lệ. Từ đó nhóm lựa chọn đề tài “Phân tích thực trạng nội dung phân phối đầu ra
của công ty Cổ phần May Việt Tiến và đề xuất giải pháp”.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái quát về giao hàng

Phân phối là một thuật ngữ mô tả một lĩnh vực hay một giai đoạn của chu trình
kinh tế nhằm đưa hàng hóa và dịch vụ đã sản xuất tới thị trường tiêu dùng.

Giao hàng là một khâu trong hoạt động phân phối, bước cuối cùng của quá trình
thực hiện đơn hàng, chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa giữa doanh nghiệp với
khách hàng trong chuỗi cung ứng.

Giao hàng là yếu tố kết nối giữa các hoạt động marketing, sản xuất, logistics
cũng như là các thành viên trong chuỗi cung ứng. Có thể nói, đây là một khâu quan
trọng, quyết định chất lượng, doanh thu và kết quả của cả chuỗi cung ứng và ảnh
hưởng nhiều nhất tới nhận thức của người tiêu dùng về doanh nghiệp và chuỗi. Điều
này do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng với người bán và hàng hóa cần mua mà
1
nhu cầu của khách hàng lại là xuất phát điểm cho tất cả các hoạt động xuyên suốt chuỗi
cung ứng. Chính vì vai trò đặc biệt này, giao hàng càng trở nên quan trọng góp phần
cải thiện mối quan hệ giữa nhà cung cấp với khách hàng, nâng cao giá trị gia tăng cho
người tiêu dùng và doanh thu cho doanh nghiệp.

Một mạng lưới phân phối và giao hàng tốt cần thực hiện được một số mục tiêu
như sau:

- Mục tiêu dịch vụ: Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về phân phối
và giao hàng. Được thể hiện qua các chi tiêu như: độ bao phủ thị trường, thời
gian và tốc độ phân phối, địa điểm phân phối, độ chính xác đơn hàng, hao hụt
và mức độ bảo vệ hàng hóa.
- Mục tiêu chi phí: Mức độ tiết kiệm các chi phí vận chuyển, nhà kho, dự trữ và
giao hàng trong phân phối. Các chỉ tiêu đo lường bao gồm: chi phí thực hiện
đơn hàng, chi phí vận chuyển, chi phí giao hàng, chi phí dự trữ đầu ra.

Và để thực hiện được các mục tiêu trên, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
cần chú ý đến một số yêu cầu cụ thể:

- Kịp thời, nhanh chóng, chính xác


- Đúng lúc, đúng chỗ - Số lượng, chất lượng, cơ cấu
- Độ tin cậy, tính linh hoạt
- Tính thông tin

1.2. Kho hàng và trung tâm phân phối

Kho và trung tâm phân phối là các điểm nút trung chuyển và dự trữ quan trọng
trong mạng lưới phân phối nhằm đáp ứng các đơn hàng trong chuỗi cung ứng. Cụ thể,
kho hàng truyền thống là hệ thống dữ trữ đệm ở các vị trí cần thiết trong chuỗi cung
ứng, kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, hàng hóa được
chuyển đi và bổ sung đến kho, hoàn thành chu kỳ đơn hàng. Còn trung tâm phân phối
là cơ sở tích lũy và hợp nhất sản phẩm từ các điểm sản xuất khác nhau trong công ty,
hoặc từ một số công ty để vận chuyển kết hợp cho các khách hàng.

Về giá trị gia tăng, các trung tâm phân phối cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia
tăng hơn so với kho truyền thống có xu hướng chú trọng bảo quản cũng như là dự trữ.
Về dữ liệu, kho truyền thống sẽ thực hiện thu thập và cung cấp dữ liệu theo đợt, trái
với trung tâm phân phối thực hiện theo thời điểm.

2
Tuy nhiên, kho hàng và trung tâm phân phối cùng thực hiện 4 chức năng quan
trọng là:

- Gom hàng: Thực hiện vai trò điểm tập kết, hợp nhất các dòng hàng hóa từ nhà
máy sản xuất, nhà cung cấp và khai thác lợi thế quy mô
- Phối hợp hàng hóa: Thực hiện tách và ghép nhiều sản phẩm thành đơn hàng
hoàn chỉnh.
- Bảo quản và lưu trữ: Giúp bảo quản hàng hóa, giữ nguyên vẹn số lượng cũng
như là chất lượng trước khi vận chuyển, giao hàng
- Chuẩn bị vận chuyển, giao hàng: Chuẩn bị thông tin về thời gian, địa điểm và
giữ an toàn cho hàng hóa.

1.3. Các mô hình phân phối và giao hàng

❖ Nhà sản xuất lưu trữ và giao hàng trực tiếp


Ưu điểm lớn nhất của việc phân phối không bán lẻ là có thể tập trung các yêu cầu từ
các đơn hàng khác nhau, đảm bảo tính sẵn có và phạm vi sản phẩm cao từ nhà sản
xuất. Mô hình này cung cấp dịch vụ giao hàng tốt vì sản phẩm được giao đến nơi
khách yêu cầu, tiết kiệm chi phí lưu trữ và giảm đáng kể chi phí xử lý tại các cửa hàng
bán lẻ.
Bên cạnh đó, mô hình này giúp các nhà sản xuất duy trì lượng sản phẩm tồn kho thấp
bằng cách trì hoãn cá nhân hóa sản phẩm cho đến khi sản phẩm được hoàn thiện và
hàng được giao đi.

Tuy nhiên, thời gian thực hiện đơn hàng theo mô hình này thường lâu do
khoảng thời gian giao hàng tương đối dài từ phía nhà sản xuất đến tay khách hàng. Bên
cạnh đó, khi một đơn đặt hàng chứa các sản phẩm từ các nhà sản xuất khác nhau sẽ bị
chia nhỏ để giao hàng từng phần, làm tăng chi phí trong khi làm giảm trải nghiệm của
khách hàng.

Chi phí cho việc thu hồi sản phẩm cũng khá cao do sự tham gia của nhiều nhà
sản xuất. Hơn nữa, mô hình này cần một cơ sở hạ tầng thông tin tốt cho các đơn vị bán
lẻ để cung cấp cho khách hàng thông tin kịp thời của sản phẩm ngay cả khi sản phẩm
đang được lưu trữ tại nơi sản xuất. Khách hàng cũng cần được đảm bảo việc theo dõi
đơn hàng và xử lý hàng tại nơi sản xuất, trong khi yêu cầu đơn hàng lúc đầu được tiếp
nhận bởi nhà bán lẻ.

❖ Nhà sản xuất lưu trữ và hợp nhất giao hàng

3
Trong mô hình này, các nhà sản xuất gửi sản phẩm đến một trung tâm hợp nhất,
được vận hành bởi các nhà bán lẻ hoặc nhà thầu từ bên thứ ba. Sau đó, các nhà bán lẻ
sử dụng phương tiện giao hàng riêng hoặc của bên thứ ba để giao sản phẩm cho người
tiêu dùng.

Khả năng tập trung hóa hàng hóa và trì hoãn đơn hàng là một lợi thế đáng kể
của mô hình này. Tuy nhiên, tổng chi phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý toàn bộ
chuỗi sẽ tăng lên, trong khi chi phí giao hàng lại thấp hơn. Mô hình này đòi hỏi việc
đầu tư cao hơn cho hệ thống thông tin và yêu cầu các nhà bán lẻ, nhà sản xuất và nhà
cung cấp dịch vụ hợp tác chặt chẽ để đảm bảo khả năng theo dõi đơn hàng. Thời gian
hoàn thiện đơn hàng có thể lâu hơn khi so sánh với phương pháp đầu tiên do việc chờ
hợp nhất, nhưng bù lại, trải nghiệm của khách hàng sẽ tốt hơn. Vấn đề thu hồi sản
phẩm trong chuỗi cung ứng này cũng tốn kém hơn và khó thực hiện hơn so với mô
hình đầu tiên.

Mô hình này thường phù hợp với các sản phẩm có nhu cầu thấp, nhưng giá trị
cao và được phân phối thông qua các nhà bán lẻ.

❖ Nhà phân phối dự trữ và doanh nghiệp vận chuyển giao hàng theo kiện
Trong mô hình này, các nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ sẽ lưu trữ sản phẩm và
giao hàng trực tiếp từ địa điểm của họ cho khách hàng thông qua giao hàng trọn gói.
Việc lưu trữ tại các trung tâm phân phối không phù hợp cho các sản phẩm di chuyển
quá chậm.

Khối lượng hàng hóa các nhà phân phối lưu trữ được thường thấp hơn các nhà
sản xuất, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các nhà bán lẻ. Chi phí giao hàng thấp hơn
nhờ lợi thế kích thước lô hàng lớn. Việc trì hoãn trong khâu hoàn thiện sản phẩm là
điều có thể xảy ra trong mô hình này, nhưng nó đòi hỏi kho hàng phải có khả năng
đóng gói.
Ngoài ra, chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng cao hơn, nhưng chi phí bảo trì và xử lý
lại tương tự như lưu trữ tại nơi sản xuất. Ngược lại, cơ sở hạ tầng thông tin ít phức tạp
hơn khi so sánh với mô hình lưu trữ tại nơi sản xuất.

Khả năng theo dõi đơn hàng theo thời gian thực giữa khách hàng và kho hàng là
rất cần thiết, nhưng không cần giữa khách hàng và nhà sản xuất; đồng thời, khả năng
theo dõi đơn hàng giữa nhà phân phối và nhà sản xuất có thể hoạt động với chi phí
thấp.

4
Thời gian hoàn thiện đơn hàng trong mô hình này tốt hơn so với mô hình lưu trữ tại
nơi sản xuất, bởi vì kho hàng của nhà phân phối thường gần khách hàng hơn và tất cả
các đơn hàng được hợp nhất tại kho trước khi giao hàng. Khả năng thu hồi sản phẩm
cũng tốt hơn vì các sản phẩm bị thu hồi có thể được xử lý ngay tại kho thay vì việc gửi
đến nhà sản xuất.

❖ Nhà phân phối dự trữ và giao hàng chặng cuối

Mô hình này phù hợp với các sản phẩm cần giao hàng nhanh và được đóng gói
bởi các nhà phân phối/nhà bán lẻ, lưu trữ và giao hàng đến người dùng cuối tại địa
điểm được chỉ định. Giao hàng tận nơi yêu cầu kho hàng của nhà phân phối được đặt
gần khách hàng và có thể tăng số lượng khi cần thiết. Đây là mô hình có khối lượng
hàng hóa và chi phí giao hàng cao nhất do khả năng hợp nhất sản phẩm thấp. Tuy
nhiên, trong một thị trường với nhu cầu sản phẩm cao, chi phí giao hàng có thể thấp
hơn hoặc trở thành chi phí mà khách hàng sẵn sàng trả cho việc giao hàng tận nơi. Chi
phí đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý đơn hàng cũng rất cao. Thông tin đặt hàng tương tự
như mô hình phân phối trọn gói nhưng yêu cầu rõ ràng hơn về lịch giao hàng, cũng
như tính năng theo dõi đơn hàng để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong lần giao
hàng.

Mô hình này có thời gian hoàn thiện đơn hàng nhanh hơn, nhưng độ đa dạng
sản phẩm thường thấp hơn khi so sánh với mô hình giao hàng trọn gói. Trải nghiệm
của khách hàng thường rất tốt, đặc biệt đối với các sản phẩm kích thước cồng kềnh. So
với tất cả các mô hình nêu trên, khả năng thu hồi sản phẩm của mô hình giao hàng tận
nơi là tốt nhất vì các đơn vị bán lẻ có thể thu hồi sản phẩm từ khách hàng ngay sau khi
giao hàng.

❖ Nhà sản xuất/Nhà phân phối dự trữ và khách hàng đến nhận hàng

Trong mô hình này, hàng được lưu tại kho của nhà sản xuất/nhà phân phối,
nhưng khách hàng đặt hàng trực tuyến và sau đó đến một địa điểm được chỉ định để
nhận sản phẩm.

Chi phí hàng hóa trong mô hình này có thể được giữ ở mức thấp cho các đơn vị
sản xuất/phân phối. Chi phí giao hàng cũng thấp hơn bất kỳ mô hình phân phối nào,
thông qua việc sử dụng đơn vị vận tải nguyên xe và tích hợp các đơn giao hàng khác
nhau nhưng giao đến chung một địa điểm. Tuy nhiên, chi phí cho việc đầu tư cơ sở hạ
tầng tương đối cao nếu đó là địa điểm nhận hàng mới. Do đó, mô hình này hoạt động
hiệu quả nhất nếu có thể sử dụng các cửa hàng tạp hóa/cửa hàng tiện lợi hiện có để làm

5
địa điểm lấy hàng, từ đó giảm chi phí đầu tư cho chuỗi cung ứng đồng thời tăng tính
kinh tế của mạng lưới hiện có. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi một cơ sở hạ tầng thông
tin tốt và sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị bán lẻ, hàng hóa và địa điểm để cung
cấp tiến trình theo dõi đơn hàng cho khách.
❖ Nhà bán lẻ dự trữ, khách hành đến nhận hàng
Trong mô hình này, các nhà bán lẻ lưu trữ hàng tại không gian riêng của mình;
khách đến thẳng nhà bán lẻ để mua hoặc lấy hàng đã đặt trực tuyến. Điều này làm tăng
chi phí trong việc tích hợp giao nhận sản phẩm. Tuy nhiên, với các sản phẩm cần mua
nhanh, tỷ suất lợi nhuận vẫn có thể tăng ngay cả khi yêu cầu hàng hóa tức thì. Chi phí
giao hàng thấp hơn nhiều so với các mô hình khác vì chi phí vận chuyển thấp có thể
được áp dụng cho các nhà bán lẻ. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng khá cao do yêu cầu có
nhiều cửa hàng bán lẻ tại địa phương. Đối với các đơn hàng khách ghé cửa hàng để
mua, chỉ cần cơ sở hạ tầng thông tin tối thiểu, nhưng đối với đơn hàng trực tuyến, cần
có cơ sở hạ tầng thông tin tốt để cung cấp khả năng theo dõi đơn hàng cho đến khi
khách nhận được sản phẩm.

Thời gian hoàn thiện đơn hàng rất nhanh nhờ vào hàng hóa tại chỗ, nhưng điều
này ngược lại cũng làm tăng chi phí cho việc lưu trữ hàng hóa. Mức độ đa dạng mẫu
mã của hàng hóa trong mô hình này cũng thấp hơn so với các mô hình khác. Khả năng
thu hồi sản phẩm tương đối tốt vì các sản phẩm cần thu hồi có thể được xử lý ngay tại
cửa hàng. Mô hình này được xem là phù hợp nhất cho các sản phẩm cần mua nhanh
hoặc khi khách muốn đáp ứng nhanh.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN PHỐI ĐẦU RA CỦA CÔNG TY CỔ


PHẦN MAY VIỆT TIẾN

2.1. Khái quát về công ty Cổ phần May Việt Tiến

2.1.1. Giới thiệu về công ty May Việt Tiến


Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ
công ty” - tên giao dịch là Pacific Enterprise.

Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng
100 công nhân. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc
hữu hóa rồi giao cho Bộ Công Nghiệp quản lý. Đến trước năm 1995, cơ quan quản lý
trực tiếp công ty là Liên hiệp sản xuất – xuất nhập khẩu may. Do yêu cầu của các
6
doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm
trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới
nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật.
Chính vì thế, ngày 29/04/1995 Tổng công ty dệt may Việt Nam ra đời. Căn cứ Nghị
định số
55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, quyết định : Thành lập
Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập
đoàn Dệt May Việt Nam với:

− Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến.


− Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION. −
Tên viết tắt : VTEC.
Hoạt động kinh doanh chính của công ty thời gian sau cổ phần hoá là các mặt
hàng may mặc và gia công các loại quần áo may sẵn. Các sản phẩm của Việt Tiến khá
đa dạng, đứng đầu là các loại áo sơ mi, đến quần tây, veston, áo thun, jeans…Hiện nay,
thị trường chính của Việt Tiến ở nước ngoài là: Mỹ, Tây Âu, châu Á, các nước
ASEAN, …

Với thông điệp được hàm ý trong tên thương hiệu: “Việt Tiến – Việt Nam tiến
lên”, và để hiện thực hóa giấc mơ trở thành thương hiệu thời trang may mặc công
nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, doanh nghiệp vẫn luôn không ngừng nỗ lực sáng
tạo thông qua việc mở rộng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm; đồng thời tập trung phát triển hệ thống phân phối chuyên nghiệp nhằm
mang đến sự tiện lợi và những trải nghiệm thú vị nhất cho khách hàng.

Cụ thể Việt Tiến đã xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty
làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tầm nhìn “Trở
thành Tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực dệt may”, sứ mệnh “Không ngừng nâng
cao sự thỏa mãn của Khách hàng và Người lao động bằng những sản phẩm và dịch vụ
tốt nhất”, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được gói gọn trong 5 từ: “Trung thực - Chất
lượng - Trách nhiệm - Đổi mới - Sáng tạo”.

Một số thương hiệu hiện có của công ty Cổ phần May Việt Tiến: Thương hiệu
Viettien, Viettien Smart Casual, San Sciaro, Manhattan, T-up, Vietlong, Camellia,
Viettien Kids.

− Thương hiệu Viettien là sự chuẩn mực của thời trang công sở nam mang phong
cách lịch sự, nghiêm túc, chỉnh chu với các sản phẩm như: Áo sơ mi, quần tây,
7
quần kaki, veston, caravat…. Bên cạnh đó, Viettien còn phát triển thêm nhiều
sản phẩm thời trang “phong cách trẻ” lịch sự, có kiểu dáng hiện đại, phom dáng
vừa vặn, ôm gọn, phối màu trẻ trung, tinh tế như sơ mi slim fit, quần tây và
khaki slim fit, vest demi… mang đến nhiều sự lựa chọn cho các khách hàng.
Các sản phẩm Viettien thường được sử dụng ở những môi trường có tính chất
giao tiếp cao như tại các hội nghị, hội thảo, văn phòng làm việc, gặp gỡ đàm
phán với đối tác khách hàng. Đối tượng sử dụng chính là nam giới, Viettien
hiện là thương hiệu dẫn đầu của ngành hàng thời trang công sở nam tại Việt
Nam.
− Thương hiệu nhánh Viettien Smart Casual là thương hiệu thời trang thông dụng
(casual) dành cho nam giới sử dụng trong môi trường thư giãn như: Dạo phố,
mua sắm, du lịch… sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần kaki, quần jeans, áo thun,
quần thể thao, quần short, jacket, áo len, quần lót, áo thun 3 lỗ, vớ….
− Thương hiệu San Sciaro là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách
Ý,dành cho doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người thành đạt,
sành điệu … Dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần âu, vest, quần kaki, áo thun,
cà vạt và phụ trang các loại….
− Thương hiệu Manhattan là thương hiệu thời trang nam cao cấp phong cách Mỹ,
đẳng cấp quốc tế dành cho doanh nhân, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, những người
thành đạt, sành điệu … dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần âu, vest, quần
kaki, áo thun. Đây là thương hiệu được Việt Tiến mua bản quyền của tập đoàn
Perry Ellis International – Mỹ để sản xuất và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
− Thương hiệu T-up là thương hiệu thời trang nữ lịch sự, hiện đại và tinh tế. Đối
tượng sử dụng là nữ giới tuổi từ 24 đến 40, sử dụng trong môi trường công sở,
dạo phố, mua sắm, dạ hội… Dòng sản phẩm bao gồm: đầm, váy, vest, quần áo
thời trang các loại, …
− Thương hiệu Vietlong là thương hiệu thời trang nam nhằm kỷ niệm đại lễ 1000
năm Thăng Long – Hà Nội và hưởng ứng thiết thực cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam”. Đối tượng sử dụng là: học sinh, sinh
viên, công nhân, viên chức, người lao động thành thị, người lao động nông
thôn. Dòng sản phẩm bao gồm: Sơ mi, quần âu, quần kaki, áo thun, …
− Thương hiệu Camellia là thương hiệu chăn đắp gối cao cấp. Sản phẩm Camellia
bao gồm: Vỏ chăn, ruột chăn, drap trải giường, gối nằm, gối ôm, khăn tắm các

8
loại …vv tạo thành một bộ hoàn chỉnh, tăng thêm sự hấp dẫn lãng mạn, ấm áp
và giàu cảm xúc cho phòng ngủ của người sử dụng.
− Thương hiệu Viettien Kids: Thương hiệu nhánh của Viettien dành cho trẻ em từ 2
đến 11 tuổi với dòng sản phẩm thời trang áo thun T-shirt, polo, sơ mi, vest casual, quần
short, quần dài, đầm, váy…, Viettien Kids mang đến cho các bé trai và bé gái những bộ
trang phục năng động, thoải mái với kiểu dáng phong phú, các họa tiết, hình in thêu
sinh động, nhiều sắc màu tươi sáng bắt mắt, tính ứng dụng cao cho các bé vui chơi, đi
tiệc,… giúp các bé luôn hồn nhiên và đáng yêu.

2.1.2. Chuỗi cung ứng của công ty May Việt Tiến

Để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm may mặc với chất lượng cao
nhất, doanh nghiệp đã đưa ra những chiến lược thu mua, phân phối và liên kết với các
đối tác tạo thành một chuỗi cung ứng hiệu quả cũng như là phù hợp với năng lực
doanh nghiệp, mô hình chuỗi cung ứng công ty May Việt Tiến được thể hiện qua hình
sau.

Hình 2.1. Mô hình chuỗi cung ứng công ty May Việt Tiến
❖ Luen Thai Holdings Limited
Luen Thai Holdings Limited, một công ty cổ phần đầu tư, sản xuất và kinh
doanh hàng may mặc và phụ kiện tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hoa Kỳ, Châu
Âu, Nhật Bản, Canada và quốc tế. Công ty cung cấp, sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm dệt may; gia công, kinh doanh, xuất nhập khẩu và phân phối các sản phẩm may

9
mặc; và sản xuất, kinh doanh tiền tệ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cung cấp các dịch vụ
kỹ thuật và quản lý; cung cấp dịch vụ thầu phụ; và sản xuất, kinh doanh túi xách. Công
ty được thành lập vào năm 2004 và có trụ sở tại Kwun Tong, Hồng Kông. Luen Thai
Holdings Limited là công ty con của Shangtex (Hong Kong) Limited.

Năm 2020, Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến đã bắt tay với Luenthai (Hồng
Kông) để triển khai Dự án nhà máy sản xuất vải Việt Thái Tech, với tổng vốn 20 triệu
USD phục vụ làm hàng xuất khẩu ngay trong ngày đầu năm 2020 đã cho thấy nỗ lực
lớn của Việt Tiến trong việc chủ động nguồn cung vải, chớp thời cơ thị trường và
hưởng ưu đãi xuất xứ, khi mà Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương
(CPTPP) đã có hiệu lực được 1 năm và tới đây là Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - EU (EVFTA) với khu vực thị trường 28 nước EU.

Với một ngành xuất khẩu vốn được xem là “lấy công làm lãi”, hạn chế về giá trị
gia tăng như dệt may thì vốn ở đâu để đầu tư làm vải, làm vải rồi thì bán đi đâu, lợi thế
cạnh tranh về giá đến đâu khi Việt Nam ở cạnh “ông lớn” Trung Quốc đang cung cấp
60-70% lượng vải toàn cầu với giá cạnh tranh. Ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp
hội Dệt may Việt Nam (Vitas) chia sẻ, cách tiếp cận nhằm gia tăng nguồn cung thiếu
hụt như cách làm của Việt Tiến là sự lựa chọn tối ưu trong hoàn cảnh eo hẹp của ngành
dệt may hiện nay và nhìn rộng hơn là cả nền kinh tế. “Các doanh nghiệp sẽ chỉ rót vốn
làm vải nếu có sự đồng nhất của chuỗi cung ứng với nhóm mặt hàng nào đó, trong
từng tình huống cụ thể mới quyết định đầu tư và quyết làm ở quy mô nào. Hiệu quả
nhất là tìm đối tác có kinh nghiệm, cùng trong chuỗi cung ứng với nhà sản xuất để đi
cùng với mình. Cách đi của Việt Tiến chính là chọn khe để lách”, theo ông Trường chia
sẻ.

Dự án Việt Thái Tech ra đời góp phần giải quyết phần cung thiếu hụt của nguồn
vải đang là trở ngại lớn đối với ngành dệt may Việt Nam, cụ thể hơn là giải tỏa nguồn
cung thiếu hụt cho chính Việt Tiến trong việc làm hàng xuất khẩu, tăng tận dụng ưu đãi
thuế trong các FTA.

❖ Công ty liên doanh và sản xuất nút nhựa Việt Thuận

Mỗi sản phẩm của Việt Tiến từ cái cúc áo đến dây viền hay nhãn mác đều được
chú trọng thiết kế rất tinh xảo trên máy chuyên dụng và đều được đăng ký bảo vệ
thương hiệu, logo tại các thị trường trong nước và quốc tế. Thật vậy, để cho ra được
sản phẩm đặc trưng của mình, Việt Tiến đã bắt tay hợp tác với công ty LDSX Nút

10
Nhựa Việt Thuận là công ty LD bởi công ty May Việt Tiến và công ty Moo Tsung
Enterprise Co.,
Ltd (Đài Loan), hoạt động từ năm 1993 đến nay, chuyên sản xuất các loại cúc áo nhựa
polyester, khắc hoa văn bằng máy laser hiện đại. Nút cúc áo nhựa sản phẩm có khắc
chữ chìm “VIETTIEN-VTEC” (riêng hàng cao cấp, có nhãn khóa nhựa “Origin” nối
giữa nhãn treo và nút sản phẩm) vừa khẳng định được nét riêng vừa thể sự chăm chút tỉ
mỉ của Việt Tiến để mang đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.

❖ Công ty TNHH Máy May Tungshing


Công Ty TNHH Máy May Tung Shing là 1 trong những công ty dẫn đầu các
nhà phân phối máy may công nghiệp tại Hông Kông. Tung Shing là một trong những
nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.

Ngay từ năm 1991, công ty Máy May Tungshing đã hợp tác với Tổng Công ty
Cổ phần May Việt Tiến nhằm cung cấp và lắp đặt các thiết bị phục vụ cho ngành công
nghiệp may như máy may, máy bơm nước công nghiệp và các thiết bị công nghệ hiện
đại như sơ đồ vi tính, hệ thống chuyển tài sản phẩm tự động, … Đồng thời sự hợp tác
của công ty Máy May Tungshing và Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến đã được
đánh dấu bằng sự ra rời của Công Ty Việt Tiến Tung Shing với mục đích cung cấp
những máy móc thiết bị hiện đại cho các cơ sở may tại Việt Nam.

❖ Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)


Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) – nguyên là Tổng Công ty Dệt May Việt
Nam được thành lập ngày 29/04/1995 trên cơ sở các đơn vị quốc doanh dệt may trực
thuộc trung ương. Mặc dù chỉ chiếm 9% về lao động nhưng VINATEX đã chiếm 97%
sản lương bông hạt, hơn 33% sản lượng sợi, gần 32% sản lượng vải dệt thoi, gần 13%
sản lượng hàng may và hơn 18% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Vậy nên, trong
nước, vinatex là nhà cung ứng bông sợi chủ yếu cho Việt Tiến và nhiều doanh nghiệp
dệt may khác.

Không chỉ là nguồn cung cấp bông sợi chính cho Việt Tiến, Vinatex còn là đối
tác giúp phân phối sản phẩm của Việt Tiến. Các sản phẩm của Việt Tiến hiện vẫn đang
được bày bán rộng rãi tại hệ thông chuỗi siêu thị của Vinatex.

❖ Công ty M&S VTEC Shipping

MSVTEC Shipping được hình thành từ sự hợp tác giữa 2 công ty MS Shipping
của Anh và Tổng Công Ty CP May Việt Tiến. Công ty MS Shipping chuyên kinh
doanh về dịch vụ đường biển và đường hàng không đồng thời điều chỉnh nguồn cung
11
cấp nguyên phụ liệu ở Tây Âu , Nhật sang các nhà thầu phụ ở ASEAN. Nhờ sự chuyên
nghiệp của MS Shipping sự hợp tác giúp Việt Tiến giảm được chi phí thu mua từ các
nguyên liệu, máy móc cần nhập khẩu hay giúp tối ưu hóa thời gian, chi phí.

Trải qua nhiều năm trên thị trường Việt Nam và thế giới, MSVTEC chuyên
cung cấp các dịch vụ khai báo các thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận
hàng hóa trong và ngoài nước. Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và nhiệt
tình trong công việc luôn đem đến sự tận tâm, nhanh chóng, chính xác nhất đến với
khách hàng.

❖ Trang thương mại điện tử

Tháng 10 năm 2019, thương hiệu thời trang công sở Việt Tiến tiếp tục cho ra
mắt trang web thương mại điện tử Viettien Estore tại www.estore.viettien.com, đem đến
trải nghiệm mua sắm nhanh chóng và tiện lợi. Những sản phẩm do Việt Tiến phân phối
và thiết kế trưng bày tại đây, có mô tả chi tiết về kích thước, phom dáng và màu sắc.

Người dùng chỉ cần chọn sản phẩm mình yêu thích, thêm vào giỏ hàng và tiến
hành thanh toán theo nhiều phương thức thuận tiện, có sản phẩm được vận chuyển đến
tận nhà.

❖ Siêu thị, trung tâm mua sắm

Ngoài việc phân phối trực tiếp qua cửa hàng hay website chính của mình, để sản
phẩm được dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn, Việt Tiến đã lựa chọn và thiết lập hệ
thống phân phối tại các siêu thị của VINATEX, Saigon Co.op Mart, Vincom Hà Nội,
Zen Plaza, … là hệ thống kênh phân phối cho các sản phẩm của mình trên toàn quốc.

❖ Đại lý và cửa hàng trực tiếp

Các cửa hàng Việt Tiến đang thay đổi sau 3 năm bắt tay vào hành trình đổi mới
với hơn 50 cửa hàng Viettien House, tọa lạc tại các vị trí đắc địa ở các trung tâm thành
phố lớn. Ngoài việc bán lẻ cho người tiêu dùng các cửa hàng còn thực hiện việc trưng
bày giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Tại chuỗi cửa hàng và đại lý của Việt Tiến, khách hàng có thể thấy sản phẩm của
Việt Tiến rất đa dạng, có nhiều nhãn hiệu khác nhau như: Viettien, Manhattan, T-up,
Smartcasual, … Bên cạnh đó, các đại lý lân cận có thể nhập hàng từ các cửa hàng
nhằm giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp và tăng doanh thu cho cửa hàng.

12
Hình 2.2. Bản đồ vị trí các cửa hàng Viettien House
Trong những năm gần đây, thương hiệu Việt Tiến nhận thấy thị trường Việt Nam
đầy tiềm năng để mang lại lợi nhuận nên Việt Tiến đã lựa chọn chiến lược lựa chọn đại
lý không giới hạn. Bên cạnh việc xây dựng chuỗi cửa hàng, chuỗi đại lý độc quyền bán
hàng may mặc của mình trên toàn quốc, Việt Tiến còn hợp tác với các cửa hàng dệt
may khác để phân phối các sản phẩm hàng Việt đến với khách hàng.

2.2. Thực trạng phân phối đầu ra của Công ty May Việt Tiến

❖ Tại thị trường nội địa:


Với sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, Việt Tiến trở thành 1 trong những
doanh nghiệp lớn chiếm lĩnh thị trường trong nước, được mệnh danh là anh cả của lĩnh
vực dệt may tại Việt Nam. Hiện nay,Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp có hệ
thống cửa hàng lớn nhất trong ngành với 1390 cửa hàng, đại lý trên khắp các tỉnh,
thành phố trên cả nước, với 3 kênh tiêu thụ: đó là xây dựng các cửa hàng độc lập, mở
rộng hệ thống đại lý và đưa sản phẩm của doanh nghiệp vào các siêu thị (số liệu năm
2019).

13
Cuối năm 2015, Việt Tiến bắt đầu cho phát triển hệ thống kênh phân phối hiện
đại Viettien House với nhiều khu vực trưng bày các sản phẩm khác nhau gồm công sở,
dạo phố, thể thao, đồ ở nhà, phụ kiện … Đến giữa tháng 7/2019, công ty đã mở được
80 cửa hàng Viettien House theo mô hình mới. Đến năm 2020, Viettien House đã thành
công phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh thành trên khắp đất nước.

Nhận thấy tiềm năng của thị trường trong nước, Việt Tiến đã thực hiện chiến
lược lựa chọn đại lý không giới hạn. Việt Tiến nhận định rằng việc đưa sản phẩm vào
các trung tâm mua sắm không những để kinh doanh mà còn để quảng bá cho chính
thương hiệu mình. Vì vậy ngay từ khi xây dựng thương hiệu cao cấp San Sciaro và
Manhattan, công ty đã bắt đầu đưa sản phẩm vào các trung tâm mua sắm như Parkson,
Diamond, Zen Plaza … Và doanh nghiệp cũng nhanh chân chọn được vị trí đẹp ở các
trung tâm mua sắm, siêu thị như VINATEX, Saigon Co.op Mart, Vincom Hà Nội,
CMC, Big C … Ví dụ về một số địa điểm cửa hàng, đại lý tại khu vực thành phố Hồ
Chí Minh:

14
Hình 2.3. Danh sách các cửa hàng, đại lý tại thành phố Hồ Chí Minh
❖ Tại thị trường xuất khẩu:

Không chỉ dừng lại ở thì trường nội địa, Việt Tiến luôn mang trong mình khát
vọng đem sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Tháng 4/2009, thay vì xuất khẩu
qua trung gian, Việt Tiến đã mở đại lý đầu tiên ở thủ đô Phnôm Pênh - Campuchia để
giới thiệu hai thương hiệu Việt Tiến và Việt Tiến Smart Casual. Sau đó, tiếp tục mở
tổng đại lý tại Viêng Chăn (Lào), giới thiệu 4 thương hiệu: Việt Tiến, Việt Tiến Smart
Casual, San Sciaro, Việt Long.

Sản phẩm của Việt Tiến từ lâu đã chinh phục được thị trường nước ngoài, kể cả
các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,... Trong thị trường xuất khẩu,

15
Nhật Bản chiếm 31% sản lượng của Việt Tiến, ở Hoa Kỳ là 21%, EU 16,5%, Hàn
Quốc 3,9%, các nước khác 27,6% … Bên cạnh những thị trường tiên tiến, doanh
nghiệp hướng đến cung cấp sản phẩm tại các nước ASEAN, Châu Á. Theo đầu năm
2019, các sản phẩm thương hiệu Việt Tiến đã xuất khẩu sang các nước trong khu vực
Đông Nam Á với 20 cửa hàng ở Lào, 6 cửa hàng ở Myanmar và vươn đến nhiều nước
Châu Á khác như
Singapore, Lào, Thái Lan, Malaysia…

Hình 2.4. Biểu đồ thị phần hàng Việt Tiến xuất khẩu
Nguồn: Tạp chí kinh tế 1/2019

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng với một chiến lược dài hạn, Việt Tiến được tin
tưởng sẽ điền tên Việt Nam trên bản đồ thời trang thế giới. “Việt Tiến – Việt Nam tiến
lên”, một triết lý thương hiệu đầy tự hào.

❖ Quy trình đáp ứng và quản lý đơn hàng

Bước 1: Khách hàng đặt hàng

− Thu thập thông tin yêu cầu của khách hàng


Tại công ty Việt Tiến, tuỳ theo từng đơn hàng mà nhân viên quản lý đơn hàng
phải liên hệ với trưởng nhóm hoặc khách hàng để nhận thông tin. Đối với các đơn hàng
quan trọng các nhân viên quản lý đơn hàng tự liên hệ với khách thông qua email, sau

16
đó trao đổi công việc cụ thể qua điện thoại để nhận thông tin chính xác nhất và nhanh
nhất.

Với khách hàng trực tiếp đặt hàng: Công ty Việt Tiến thiết lập website mua hàng
trực tuyến qua Estore.viettien.com.vn cung cấp dịch vụ bán hàng thương mại điện tử
nhằm cung ứng hàng hoá, đáp ứng nhu cầu mua sắm một cách nhanh chóng, thuận
tiện, an toàn, ưu việt. Khi có nhu cầu mua hàng trên Estore.viettien.com.vn, người mua
sẽ thực hiện theo các bước cụ thể từ tìm kiếm, chọn mua đến thanh toán và đặt mua để
gửi thông tin tới công ty để xử lý đơn hàng.

Bước 2: Tiếp nhận đơn hàng

Các thông tin về đơn hàng mà nhân viên quản lý đơn hàng cần thu thập gồm:

− Chủng loại hàng hóa: ở giao đoạn này, nhân viên quản lý đơn hàng chỉ cần nắm
được thông tin sơ bộ về chủng loại hàng hóa.

− Số lượng hàng hóa: bao gồm số lượng của từng màu, từng cỡ và tổng số lượng
hàng hóa của cả đơn hàng.

− Thời hạn giao hàng dự kiến: đây là thông tin rất quan trọng mà nhân viên quản lý
đơn hàng cần nắm được bởi vì nó liên quan quan chẽ đến số lượng hàng dữ trữ
trong kho và tình hình sản xuất của nhà máy.

− Quy cách đóng gói: mô tả cách gấp. các nguyên liệu đóng gói cần thiết,…

− Nhập dữ liệu vào hệ thống: sau khi thu thập các thông tin về đơn hàng, nhân viên
quản lý đơn hàng sẽ nhập dữ liệu của khách hàng .

Bước 3: Xử lý đơn hàng

Kiểm tra tính chính xác của hàng: Với mỗi đơn hàng được đặt Việt Tiến đều xác
nhận lại tính chính xác của đơn hàng từ đó kiểm soát tốt hệ thống thông tin hạn chế các
đơn hàng ảo.

Kiểm tra tính sẵn có của dự trữ: Sau khi xác nhận đơn hàng, Việt Tiến sẽ kiểm
tra lượng hàng dữ trữ trong kho để có kế hoạch đáp ứng đơn hàng.

Lưu trữ dữ liệu: Việt Tiến lưu trữ lại thông tin của khách hàng để phục vụ cho
quá trình kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp, từ các thông tin đó phân loại
khách hàng tiềm năng, khách hàng mới, nhu cầu của khách hàng để đưa ra các chính
sách phù hợp với từng tệp khách hàng.

17
Bước 4: Thực hiện đơn hàng

− Tập hợp hàng hóa: sau khi tiếp nhận các đơn hàng, nhân viên sẽ tiến hành tập
hợp hàng hóa theo chủng loại sản phẩm, theo đơn hàng của khách hàng giúp
dễ dàng trong vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng.

− Đóng gói: tiến hành đóng gói sản phẩm theo đúng quy cách: mỗi sản phẩm sẽ
được bọc 1 túi nylon, đóng hộp carton và niêm phong bằng băng keo của
Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến.

− Lập kế hoạch vận chuyển: dựa vào nhu cầu thuê ngoài và sự phù hợp của
mục tiêu kinh doanh, nguồn lực doanh nghiệp, hiện nay công ty Việt Tiến đã
bắt tay với nhiều công ty cho thuê ngoài dịch vụ Logistics ở các khâu đầu ra.

− Thuê ngoài vận chuyển:


• MS&VTEC chuyên cung cấp dịch vụ khai báo các thủ tục hải quan thủ
tục xuất khẩu trong và ngoài nước cho Việt Tiến.

• Công ty Tân Đại Dương cung cấp dịch vụ vận tải trong và ngoài nước
cho công ty Việt Tiến.

Bước 5: Báo cáo tình trạng đơn hàng

Mỗi đơn hàng khi vận chuyển được gắn mã vận đơn phục vụ cho quá trình theo
dõi đơn hàng. Dựa vào thông tin trên mã vận đơn, cả khách hàng và doanh nghiệp có
thể theo dõi lỗ trình đơn hàng tránh tình trạng thất lạc trong quá trình vận chuyển.

2.2.1. Kho phân phối


Là một doanh nghiệp lớn, Công ty Cổ phần May Việt Tiến có nguồn nhân lực
rất dồi dào, kinh doanh trong phạm vi rộng khắp cả nước và trên thế giới. Với phạm vi
kinh doanh như vậy, để có thể đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục,
và đảm bảo đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn thì công ty phải chú trọng tới công
tác quản trị hàng tồn kho. Và trên thực tế Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp
thực hiện thành công việc áp dụng hệ thống kiểm soát hàng tồn kho liên tục, khi hàng
tồn kho giảm xuống một mức nhất định gọi là điểm tái đặt hàng, công ty tiến hành đặt
hàng mới. Áp dụng hệ thống này, mức tồn kho mỗi mặt hàng được theo dõi liên tục,
bất kỳ một hoạt động xuất, nhập nào cũng được công ty ghi chép và cập nhật. Đồng
thời, lượng hàng tồn kho được Việt Tiến tính toán rất cẩn thận từ nhu cầu thực tế và dự
báo nhu cầu thị trường. Chính vì vậy công ty dễ dàng kiểm soát số lượng hàng tại kho,

18
các điểm bán, từ đó có quyết định cung cấp hàng hóa phù hợp, đáp ứng chính xác nhu
cầu của thị trường.

Công ty đã áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý hàng tồn
kho để tối ưu hóa hoạt động dự trữ và phân phối. Điển hình là hệ thống quản lý kho
hàng (WMS) hiện đại giúp tự động hóa các quy trình quản lý, hệ thống ERP SAP
S/4HANA tích hợp dữ liệu từ các bộ phận, hệ thống dự báo nhu cầu chính xác dựa trên
dữ liệu lịch sử và xu hướng thị trường hay hệ thống camera theo dõi giám sát nhằm
nâng cao an ninh kho hàng, ngăn ngừa thất thoát, đảm bảo chất lượng vật tư. Ngoài ra,
công ty còn sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, và các công nghệ
tiên tiến khác như AI, IoT, blockchain. Việc ứng dụng các công nghệ này giúp công ty
nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch
vụ, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường. Công ty vẫn luôn nỗ lực cập nhật và đổi mới công nghệ để bắt kịp xu hướng
phát triển và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thực tế, lượng hàng hóa của Việt Tiến rất lớn nhưng hệ thống kho bãi của chính
doanh nghiệp còn hạn chế nên công ty đã phải thuê kho bãi, nhà xưởng của doanh
nghiệp khác. Đối tác cho thuê kho bãi, nhà xưởng chính của Việt Tiến là Công ty Cổ
phần Việt Tiến Đông Á - một công ty cung cấp dịch vụ cho thuê kho bãi, xưởng sản
xuất uy tín trên thị trường, sở hữu khu nhà xưởng Việt Tiến Đông Á thuộc KCN
Vinatex - Tân Tạo với 2 loại diện tích 5300m2 và 5600 m2. Ngoài ra, Công ty cổ phần
Nguyên phụ liệu
Dệt may Bình An cũng cung cấp dịch vụ kho bãi để lưu trữ hàng hóa có diện tích
42000 m2 trong thời gian kho rảnh rỗi.

Với những cửa hàng vật lí, hàng hóa được lưu trữ tại chỗ và khách hàng đến cửa
hàng mua trực tiếp.

2.2.2. Mô hình phân phối và giao hàng


Trong chuỗi cung ứng, việc phân phối là yếu tố chính tác động đến tổng lợi
nhuận vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí và trải nghiệm của khách hàng. Do đó,
công ty Việt Tiến cần lựa chọn những mô hình phân phối và giao hàng phù hợp với
chiến lược kinh doanh của mình.

19
Hình 2.5. Mô hình phân phối và giao hàng của Việt Tiến
❖ Nhà bán lẻ dự trữ, khách hàng đến nhận hàng
Mô hình này áp dụng cho 3 kênh tiêu thụ của Việt Tiến: Cửa hàng độc lập, Hệ
thống đại lý và Hệ thống siêu thị

Hàng hóa sau khi sản xuất sẽ được đưa đến các cửa hàng độc lập của Việt Tiến
hay các đại lý, trung tâm mua sắm. Tại đây hàng hóa sẽ được dự trữ và khách hàng có
thể đến trực tiếp cửa hàng lựa chọn và mua hàng. Hoặc khách hàng có thể gọi điện,
cũng như đặt hàng online rồi đến điểm bán đã hẹn để mua hàng. Công ty May Việt
Tiến đã áp dụng mô hình này với chuỗi cửa hàng Viettien House.

Cuối năm 2015, Việt Tiến bắt đầu cho phát triển hệ thống kênh phân phối hiện
đại Viettien House với nhiều khu vực trưng bày các sản phẩm khác nhau gồm công sở,
dạo phố, thể thao, đồ ở nhà, phụ kiện như dây nịt, tất, ví, … Đến giữa tháng 7 năm nay,
công ty đã mở được 80 cửa hàng Viettien House. ❖ Nhà sản xuất dự trữ và giao hàng
trực tiếp

Tháng 10/2019, thương hiệu ra mắt estore.viettien.com.vn, Việt Tiến đánh dấu
bước chuyển mình khi sở hữu một website thương mại điện tử về thời trang. Viettien
Estore bán sản phẩm được dự trữ tại kho của xưởng sản xuất của Việt Tiến và vận
chuyển sản phẩm trực tiếp đến người mua. Khách hàng có thể đặt hàng qua gọi điện
thoại hotline, email,… Sau khi hoàn thành quá trình đặt hàng, sản phẩm sẽ được vận
chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không qua bất kì trung gian nhà bán lẻ
nào.

20
Cửa hàng trực tuyến là một bước đi thông minh của Việt Tiến trong hành trình đưa
thương hiệu Việt sánh ngang với những thương hiệu quốc tế. Việt Tiến cũng lọt top 50
thương hiệu giá trị nhất 2019 do tạp chí Forbes bình chọn.

❖ Nhà sản xuất dự trữ và khách hàng đến nhận hàng

Trung tâm nghiên cứu và phát triển mẫu Dương Long nằm trong khuôn viên
Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến, được đầu tư theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp của
các trung tâm thời trang thế giới. Đây sẽ là bệ phóng quan trọng trong việc phát triển
chuỗi giá trị và khẳng định sức cạnh tranh của thương hiệu tại thị trường nội địa và
xuất khẩu; được xem là chìa khóa chiến lược quyết định sự bền vững của thương hiệu
trên sàn thời trang quốc tế.

Để phục vụ công tác chào và bán hàng cho hệ thống kênh phân phối và người
tiêu dùng, Dương Long R&D ra mắt sàn catwalk 500m2 và showroom chào và bán
hàng 300m2, được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng và màn hình LED hiện đại,
tạo nên một không gian trình diễn và trưng bày đẳng cấp nhằm thay đổi phương thức
bán hàng mới, chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các bộ sưu tập mới được tung ra mỗi tháng, trình diễn trên sàn catwalk và trưng
bày tại showroom. Tại đây, khách hàng có thể nhìn ngắm bộ sưu tập mới thông qua
người mẫu biểu diễn catwalk, được mặc thử, trải nghiệm, cảm nhận phom dáng và chất
liệu, tạo cảm xúc thoả mãn để tăng quyết định mua hàng tại chỗ.

21
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VỀ PHÂN PHỐI ĐẦU RA VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP

3.1. Đánh giá về phân phối đầu ra của công ty Cổ phần May Việt Tiến

3.1.1. Ưu điểm

− Quy trình đáp ứng quản lý đơn hàng rõ ràng, có đầu tư hệ thống kiểm soát đơn
hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt tình trạng đơn hàng, có liệu xác để phục vụ
nghiên cứu, chiến lược phù hợp khắc phục tình trạng tồn đọng, nâng cao chất
lượng dịch vụ cho doanh nghiệp

− Áp dụng thành công kênh bán hàng online với hệ thống website mua hàng thuận
tiện, dễ sử dụng, giúp khách hàng theo dõi đơn hàng theo cả chặng đường, tăng
cảm giác an tâm để từ đó tạo ra giá trị khách hàng cao

− Hệ thống phân phối lớn mạnh, hệ thống cửa hàng lớn (1.300 cửa hàng) giúp tăng
điểm tiếp xúc với khách hàng, tăng nguồn thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đang chú trọng vào việc xây dựng một chuỗi cửa hàng, đại lý độc
quyền bán sản phẩm may mặc của mình. Ngoài ra, Việt Tiến còn hợp tác với
các cửa hàng dệt may khác cùng nhau phân phối các sản phẩm hàng may mặc
Việt Nam đến tay người tiêu dùng rộng rãi hơn

− Quy trình quản trị hàng tồn kho hiệu quả cũng góp phần như “chất bôi trơn” cho
quá trình phân phối đầu ra trơn tru, linh hoạt, hạn chế việc thiếu sản phẩm cho
khách hàng và tránh tồn kho ứ đọng gây nguy cơ lạc hậu cho mặt hàng thời
trang.

− Nguồn nhân lực sản xuất có tay nghề, lành nghề, được đào tạo bài bản nên năng
suất lao động cao hơn mặt bằng chung của ngành. Nhân lực bán hàng được đào
tạo kỹ năng bán hàng, kiến thức sâu về sản phẩm nhằm hỗ trợ khách hàng một
cách tốt nhất

− Tiêu chí tuyển chọn thành viên kênh nghiêm ngặt: địa điểm đặt đại lý phải rõ
ràng và dễ tìm để thuận tiện cho quá trình tìm kiếm của khách hàng, phải hợp
pháp và không bị tranh chấp; diện tích tối thiểu của một cửa hàng là 40m2 kiến
tạo một không gian thoải mái cho khách hàng; mức doanh thu được quy định cụ
thể…

22
− Việc đánh giá thành viên kênh được kiểm soát chặt chẽ: đánh giá thành viên kênh
theo từng quý dựa trên các mục tiêu đã đề ra trên bản hợp đồng và lập bảng so
sánh giữa các thời kỳ, thưởng phạt rõ ràng, thường xuyên rà soát, kiểm tra hoạt
động của thành viên kênh

3.1.2. Hạn chế


Quá trình mở rộng kênh phân phối của Việt Tiến diễn ra quá ồ ạt với việc gia
tăng nhanh chóng các cửa hàng, đại lý của mình đã gây ra nhiều bất lợi cho Việt Tiến :

− Có sự cạnh tranh gay gắt giữa chính các cửa hàng đại lý của Việt Tiến bởi mật độ
các cửa hàng ở nhiều tuyến phố lớn quá gần nhau dẫn đến sự cạnh tranh trở nên
khốc liệt khi mỗi cửa hàng cố gắng thu hút khách hàng bằng mọi cách có thể, từ
việc giảm giá đến các chương trình khuyến mãi và dịch vụ hậu mãi điều này có
thể dẫn đến giảm giá và ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng cửa hàng.

− Với số lượng đại lý, cửa hàng lớn Việt Tiến sẽ khó khăn trong quá trình quản lý.
Có nhiều cửa hàng đại lý rất ít khách thậm chí là không có khách vào mua bởi
bản thân cửa hàng trong quá trình hoạt động không chịu tu sửa và không có sự
đổi mới về mẫu mã. Điều này đã gây ra sự lãng phí về nguồn lực mà không thu
được kết quả khả quan.

− Việt Tiến chưa có sự kiểm soát gắt gao nên đã có tình trạng bán hàng giả ngay
trong chính cửa hàng chính hãng. Việc bán hàng giả có thể gây ra mất mát kinh
tế và uy tín cho các doanh nghiệp chính hãng. Khi thị trường bị tràn ngập sản
phẩm giả mạo, người tiêu dùng sẽ mất lòng tin vào các thương hiệu và cửa hàng
uy tín. Điều này có thể dẫn đến giảm doanh số bán hàng, mất mát lợi nhuận,
khiến có doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các
sản phẩm giả mạo.

− Bên cạnh đó thì các kênh phân phối tại thành phố lớn của việt tiến quá nhiều còn
kênh phân phối tại các vùng ven đô và nông thôn còn khá thưa thớt. Trong khi
đó, đây cũng là một thị trường tiềm năng nếu biết khai thác đúng cách. Thị
trường nông thôn đang phát triển,với sự tăng trưởng dân số và sự nâng cao về
mức sống. Sự phát triển này đi đôi với nhu cầu tăng về các sản phẩm và dịch vụ
đa dạng, từ thực phẩm, đồ dùng hàng ngày đến các dịch vụ y tế, giáo dục và giải
trí. Vậy nên việc chuyển hướng đầu tư và mở rộng thị trường tại các vùng ven
đô và nông thôn là một xu hướng cực kỳ hấp dẫn và tiềm năng

23
3.2. Giải pháp

❖ Hoàn thiện kênh phân phối hiện tại và phát triển thêm kênh phân phối mới
Hoàn thiện kênh phân phối hiện tại: Việc tuyển chọn thành viên kênh của công
ty diễn ra khá thụ động dẫn đến sự gia tăng không kiểm soát và mang lại bất lợi. Do đó,
công ty cần hoàn thiện quy chế tuyển chọn thành viên kênh cũng như quy chế giám sát
cho hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên phạm vi cả nước.
Bất kì một mối quan hệ nào khi muốn lâu dài đều phải được thường xuyên vun
đắp, công ty nên chú trọng thường xuyên củng cố và phát triển mối quan hệ với các
thành viên kênh, đưa ra nhiều chính sách khuyên khích hấp dẫn. Thông qua các buổi
gặp mặt, Việt Tiến cần tìm hiểu xem đại lý của mình họ có những nhu cầu mong muốn
gì và công ty có thể hỗ trợ được gì cho họ.

Phát triển các kênh phân phối mới: Hiện nay, trong khi các kênh phân phối tại
thành phố lớn quá nhiều thì kênh phân phối tại các vùng ven đô và nông thôn còn khá
thưa thớt. Trong khi đó, đây cũng là một thị trường tiềm năng nếu biết khai thác đúng
cách. Bởi vậy, Việt Tiến nên cân nhắc việc mở rộng thêm các đại lý ở các địa phương
có tiềm năng phát triển kinh tế như vùng nông thôn ở khu vực phía Bắc, miền Trung,
đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên đi đôi với chính sách cho từng khu vực.

❖ Đầu tư vào công nghệ, đẩy mạnh tự động hóa


Các công ty trong ngành dệt may nói chung và Việt Tiến nói riêng hiện mới chỉ
tập trung đầu tư công nghệ cho khâu sản xuất sản phẩm, mà quy trình quản lý và phân
phối sản phẩm lại chưa được đầu tư áp dựng công nghệ nhiều.

Việt Tiến có thể áp dựng những phần mềm vào trong việc quản lý hoạt động đầu
ra. Những phần mềm này được xem là phương tiện liên lạc giữa các bộ phận. Tại đây,
doanh nghiệp có thể trao đổi một cách rõ ràng, phân chia công việc hiệu quả với sự
tham gia của nhiều cấp bậc.

Khi sử dụng những phần mềm quản lý chuyên nghiệp, việc áp dụng công nghệ
4.0 trong ngành dệt may sẽ đơn giản và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể kết nối tất
cả những giai đoạn sản xuất với nhau, giảm thời gian chết, quản lý tồn kho hiệu quả,
phân phối chuyên nghiệp và bán hàng một cách tối ưu hơn

❖ Kiểm soát chi phí và chất lượng Logistics

24
Với các sản phẩm dệt may nói chung, chi phí logistics hiện chiếm gần 30% tổng
giá thành của mỗi sản phẩm dệt may xuất nhập khẩu. Nếu giảm được chi phí này, đồng
nghĩa với việc ngành dệt may Việt Nam tiết kiệm được hơn 1 tỷ USD / năm.
❖ Chất lượng Logistics

Để nâng cao chất lượng logstics đầu ra, Việt Tiến cần thực hiện tốt các hoạt
động phân phối, xử lý tốt các phàn nàn, khiếu nại, linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu
khách hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng đầu ra các DN cũng cần thực hiện tốt
các hoạt động phân phối sản phẩm, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với trung gian phân
phối, đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng, linh hoạt trong thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng, … Hơn nữa hiện tại các doanh nghiệp phải duy trì hoạt động trong
tình trạng ảnh hưởng bởi đại dịch. Chính vì vậy, việc bố trí các nhân công sao cho đáp
ứng được yêu cầu để xuất hàng đi đúng thời gian, không có lỗi sản phẩm cũng là vấn
đề cần quan tâm.

❖ Chi phí xuất khẩu

Một xu hướng tích cực trong ngành dệt may để tối ưu chi phí logistics, là các
doanh nghiệp tăng cường liên kết với nhau, như doanh nghiệp logistics và doanh
nghiệp dệt may kết hợp chặt chẽ với nhau để giảm thời gian vận chuyển hàng hoá,
giảm thiểu những thủ tục rườm rà trong xuất khẩu.

25
KẾT LUẬN

Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động cần sự phối hợp từ các thành viên tham
gia một cách nhịp nhàng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Một chuỗi cung ứng hiệu quả góp phần rất lớn trong thành công của công ty Cổ phần
May
Việt Tiến, trong đó, không thể không nhắc đến tầm quan trọng của quản trị phân phối
đầu ra của doanh nghiệp.

Công ty May Việt Tiến là một trong những công ty may mặc lâu đời tại Việt
Nam; do đó, doanh nghiệp đã xây dựng đa dạng các kênh phân phối, đặc biệt là hệ
thống đại lý và cửa hàng riêng trải dài khắp đất nước. Doanh nghiệp cũng đã thành
công trong việc vươn tới các thị trường nước ngoài với cơ cấu thị trường hàng năm khá
ổn định. Để đạt được những điều này là nhờ những ưu điểm vượt trội của doanh
nghiệp trong quản lý mạng lưới phân phối cũng như là quá trình vận chuyển, giao
hàng. Bên cạnh đó, công ty May Việt Tiến cũng gặp phải những hạn chế và nhược
điểm trong quản lý đầu ra. Vì vậy, nhóm đưa ra một số giải pháp tham khảo giúp
doanh nghiệp cải thiện, hoàn thiện hơn hệ thống phân phối nói riêng và chuỗi cung ứng
nói chung.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anh, H. (2019). Việt Tiến khánh thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển mẫu
Dương Long R&D. Truy cập tại https://www.sggp.org.vn/viet-tien-khanh-thanh-trung-
tamnghien-cuu-va-phat-trien-mau-duong-long-rd-post533890.html

Các Mô Hình Phân Phối Trong Chuỗi Cung Ứng. (2020). Truy cập tại
https://itlvn.com/news/646-cac-mo-hinh-phan-phoi-trong-chuoi-cung-ung

Cửa hàng – Kênh truyền tải câu chuyện thương hiệu. (2019). Truy cập tại
https://www.viettien.com.vn/vi/tin-tuc/tin-viettien/cua-hang-kenh-truyen-tai-
cauchuyen-thuong-hieu
Hà, N. (2022). Chiến lược kinh doanh của công ty may Việt Tiến. Truy cập tại
https://amis.misa.vn/59551/chien-luoc-kinh-doanh-cua-cong-ty-may-viet-tien/

Hải, T. (2020). Bài toán xoay chuyển chiến lược trong cuộc chơi FTA. Truy cập tại
https://baodautu.vn/bai-toan-xoay-chuyen-chien-luoc-trong-cuoc-choi-
ftad114493.html
Hành trình 43 năm xây dựng thế giới thời trang nam giới của Việt Tiến. (2019). Truy
cập tại https://vnexpress.net/hanh-trinh-43-nam-xay-dung-the-gioi-thoi-trang-namgioi-
cua-viet-tien-3996477.html

Những điểm nhấn của thời trang Việt Tiến năm 2019. (2020). Truy cập tại
https://vnexpress.net/nhung-diem-nhan-cua-thoi-trang-viet-tien-nam-
20194038714.html
Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến. (2022). Báo cáo thường niên năm 2022. Truy
cập tại
https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2022/BCTN/VN/
VGG_Baocaothuongnien_2022.pdf
Yên, M. (2013). Chuỗi cung ứng của Việt Tiến. Truy cập tại
https://quynhtrangduong.wordpress.com/2013/11/22/chuoi-cung-ung-cua-viet-tien/

You might also like