Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài số 7 Họ và tên: Đinh Khải Anh

Tên bài: Đinh luật Ohm Lớp: K67 Sinh học


Ngày làm: 26.02.2024 MSV: 22001684

Nhận xét của giáo viên về bài chuẩn Nhận xét của giáo viên về kết quả xử
bị và công việc thực hành lý số liệu

Chữ ký Chữ ký

I. Mục đích thí nghiệm


Bài 7 tập trung vào việc nghiên cứu Định luật Ohm, với mục tiêu chính là
khảo sát mối quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế trong các dây dẫn có các
đặc điểm khác nhau về tiết diện, chiều dài, và điện trở suất. Thông qua việc
phân tích mối quan hệ này, chúng ta có thể xác định được điện trở suất của các
dây dẫn.
Ngoài ra, bài 7 cũng đi sâu vào việc nghiên cứu sự phụ thuộc của hiệu điện
thế vào dòng điện trong các dây dẫn có chiều dài khác nhau, cũng như sự phụ
thuộc của dòng điện vào hiệu điện thế trong các dây dẫn có điện trở suất khác
nhau.
Cuối cùng, Định luật Ohm được kiểm chứng lại, và điện trở của từng dây
dẫn được xác định.
II. Cơ sở lý thuyết
Theo Định luật Ohm, trong một mạch điện bao gồm các vật dẫn, hiệu điện
thế giữa hai điểm trên vật dẫn được xác định là tỷ lệ với cường độ dòng điện
chảy qua vật dẫn đó, được biểu diễn qua một công thức toán học:

U =R∗I Trong đó hệ số tỷ lệ R, được gọi là điện trở của vật dẫn, mang đơn vị là
Ω.

1
Điện trở R của một dây dẫn, có chiều dài l và tiết diện A, được xác định bởi
công thức:

R=ρ∗ ( Al )
Điện trở suất, ký hiệu là ρ, là một đại lượng đặc trưng cho chất liệu dẫn
điện, có đơn vị là Ω.m. Trong quá trình đo, vôn kế có điện trở trong cao, trong
khi ampe kế có điện trở trong thấp. Để giảm thiểu ảnh hưởng đến kết quả đo khi
giá trị R nhỏ, nguồn điện một chiều thường được sử dụng. Vôn kế và ampe kế
được lắp đặt theo sơ đồ mạch điện như được minh họa trong Hình 1.

Hình 1: Sơ đồ mạch điện trở nhỏ


Thí nghiệm này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu cách mà tiết diện, chiều
dài và điện trở suất của dây dẫn ảnh hưởng đến điện trở. Điều này sẽ được thực
hiện bằng cách quan sát mối quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế trong các
dây dẫn. Định luật Ohm sẽ được kiểm chứng, và điện trở của mỗi dây dẫn sẽ
được xác định dựa trên kết quả thu được.
III. Dụng cụ và phương pháp thí nghiệm
1. Dụng cụ thí nghiệm

STT Tên dụng cụ Số


lượng

1 Bộ các dây điện trở trên để có chốt cắm điện 1

2 Nguồn điện một chiều (AC/DC Power supply) 0 – 12 V 1

3 Cặp dây nối 100 cm, đỏ/xanh 1

4 Dây nối dài 100 cm 3

5 Dây nối dài 25 cm 1

6 Đồng hồ vạn năng 2

2
2. Phương pháp thí nghiệm
2.1. Khảo sát sự phụ thuộc của dòng điện vào hiệu điện thế
của các dây dẫn có tiết diện khác nhau
- Điện trở được kết nối song song với một đồng hồ vạn năng, đồng
hồ này được cài đặt để đo hiệu điện thế một chiều. Hiệu điện thế giữa hai
điểm cuối của sợi dây sau đó được xác định bằng cách sử dụng đồng hồ
vạn năng này.
- Đồng hồ vạn năng thứ hai được sử dụng để đo cường độ dòng điện.
Đồng hồ này được cài đặt ở chế độ đo cường độ dòng điện một chiều và
được kết nối nối tiếp giữa dây dẫn và nguồn điện
- Vặn nhẹ chiết áp của nguồn điện ngược chiều kim đồng hồ về tận
cùng bên trái (đưa giá trị hiệ điện thế của nguồn về 0).
- Bật nguồn điện một chiều.
- Vặn từ từ chiết áp nguồn theo chiều kim đồng hồ đến khi điện áp
đọc được trên vôn kế là 0,1 V, ghi lại giá trị tương ứng cửa I.
- Sau khi hoàn thành phép đo, vặn nhẹ chiết áp của nguồn điện
ngược chiều kim đồng hồ về tận cùng bên trái (đưa giá trị hiện điện thế
nguồn về bằng 0).
- Tắt nguồn.
Các thí nghiệm được tiến hành theo cùng một quy trình với các dây dẫn có
đường kính tiết diện là d = 1,0 mm; 0,7 mm; 0,5 mm; 0,35 mm. Đặc biệt, khi
chuyển từ một thí nghiệm sang thí nghiệm tiếp theo, chốt cắm kết nối với dây
điện trở Constantan trong thí nghiệm hiện tại sẽ được di chuyển sang chốt cắm
tương ứng với dây điện trở Constantan trong thí nghiệm tiếp theo.
2.2. Khảo sát sự phụ thuộc của dòng điện vào hiệu điện thế
của các dây dẫn có chiều dài khác nhau
Trong thí nghiệm này hai dây dẫn Constantan có d = 0,7 mm, l = 1 m và
l = 2 m.
Đối với dây có l = 1 m, kết quả đã đo được trong thí nghiệm trước có thể
được sử dụng.
Đối với dây có l = 2m, các bước thực hiện như sau:
- Mắc nối tiếp hai dây Constantan dó d = 0,7 mm, l = 1 m để để
được một dây Constantan có d = 0,7 mm, l = 1 m.
- Lắp lại mạch điện.
- Lặp lại phép đo giống như trường hợp đo với dây Constantan d =
0,7 mm, l = 1 m ở phần trên nhưng với từng bước điện áp 0,4 V, thực hiện
phép đo trong giải điện áp U = 0 – 4,4 V và ghi lại kết quả.

3
2.3. Khảo sát sự phụ thuộc của dòng điện vào hiệu điện thế
của dây dẫn có điện trở suất khác nhau
Trong thí nghiệm này, hai loại dây làm từ đồng thau và Constantan có d =
0,5 mm, l =1 m được sử dụng để thực hiện.
Đối với dây Constantan có d = 0,5 mm, l = 1 m, kết quả đo ở thí nghiệm
này có thể được lấy từ kết quả thí nghiệm trên.
Đối với dây đồng thau có d = 0,5 mm, l = 1 m, các bước thực hiện như sau:
- Vặn từ từ chiết áp theo chiều ngược chiều kim đồng hồ về giá trị 0
V, tắt nguồn điện.
- Lắp lại mạch điện, thay dây điện trở bằng dây đồng thau có d = 0,5
mm, l = 1 m.
- Thay đổi các giá trị U với từng bước điện áp 0,1 V, ghi các giá trị
của l tương ứng. Phép đo được thực hiện trong dải U = 0 – 0,9 V

IV. Kết quả và xử lý số liệu


Sau khi thực hiện các phép đo, các kết quả được ghi lại như sau:
1.1. Khảo sát sự phụ thuộc của dòng điện vào hiệu điện thế
của các dây dẫn có tiết diện khác nhau
d = 1 mm; d = 0,7 mm; d = 0,5 mm; d = 35 mm;
2 2 2
A = 0,8 mm A = 0,4 mm A = 0,2 mm A = 0,1 mm2
U (V) I (A) U (V) I (A) U (V) I (A) U (V) I (A)
0,1 0,2 0,2 0,2 0,4 0,2 0,8 0,1
0,2 0,3 0,4 0,3 0,8 0,3 1,6 0,3
0,3 0,5 0,6 0,5 1,2 0,5 2,4 0,4
0,4 0,6 0,8 0,6 1,6 0,6 3,2 0,6
0,5 0,8 1,0 0,7 2,0 0,8 4,0 0,7
0,6 0,9 1,2 0,9 2,4 0,9
0,7 1,1 1,4 1,0 2,8 1,1
0,8 1,2 1,6 1,2 3,2 1,2
0,9 1,4 1,8 1,3 3,6 1,4
1,0 1,5 2,0 1,5
1,1 1,7 2,2 1,6
1,2 1,8
Từ kết quả thu được, đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa giũa U (V) và I (A), có
trục Oy tương ứng với giá trị U (V) và trục Ox tương ứng với giá trị I (A) được
lập. Qua đó, có thể chuẩn hoá và lập được phương trình bậc nhất dạng
y=ax+ b ,với hệ số góc:
∆y
a= ( 1)
∆x

4
Mặt khác, theo định luật Ohm:
U =R∗I
hay:
U
=R(2)
I
Từ (1) và (2), ta có thể thấy hệ số góc của đường thẳng tương đương với điện
trở của dây dẫn.
Ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện trở R vào tiết diện dây dẫn:
05

04
f(x) = 5.64549704876363 x − 0.0185309356903387
R² = 0.999958664762258
f(x) = 2.59952682404575 x − 0.00799005341844961 d = 1 mm; A = 0,8 mm^2
R² = 0.999951318316265
03 Linear (d = 1 mm; A = 0,8 mm^2)
d = 0,7 mm; A = 0,4 mm^2
U (V)

Linear (d = 0,7 mm; A = 0,4


02 f(x) = 1.33975762269942 x − 0.00553826813444136 mm^2)
R² = 0.99994637112384 d = 0,5 mm; A = 0,2 mm^2
Linear (d = 0,5 mm; A = 0,2
mm^2)
01 f(x) = 0.656779043092325 x − 0.00590333770153506
R² = 0.999773860841519 d = 35 mm; A = 0,1 mm^2
Linear (d = 35 mm; A = 0,1 mm^2)

00
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0
I (A)

Từ phương trình đường thẳng ta có thể dễ dàng thấy được, điện trở của dây
tăng dần với các giá trị 0,7 Ohm; 1,3 Ohm; 2,6 Ohm; 5,6 Ohm tương ứng với
các giá trị tiết diện của dây dẫn 0,8 mm2; 0,4 mm2; 0,2 mm2; 0,1 mm2.
Điều này cho thấy tiếp diện dây dẫn càng lớn thì điện trở dây dẫn càng nhỏ.
Bên cạnh đó ta cũng có rút ra được sự phụ thuộc của điện trở điện trở của
dây dẫn có chiều dài bằng 1 m hay 1000 mm với 1/A với A là tiết diện của dây.
A (mm2) R (Ω) 1/A (mm-2)
0,1 5,6 10,0
0,2 2,6 5,0
0,4 1,3 2,5
0,8 0,7 1,3
Từ bảng trên ta thu được đồ thị:

5
06
05 f(x) = 0.570226809183415 x − 0.112548033396978
04 R² = 0.998198558861924

R (Ohm)
03
02
01
00
0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0
1/A (mm^2)

Theo định luật Ohm:


R=ρ∗ ( Al )
hay:
R∗A
= ρ(3)
l
Từ (1) và (3), ta có thể thấy hệ số góc của đường thẳng tương đương với điện
trở suất của vật liệu.
Vậy điện trở suất ρ của Constantan theo thí nghiệm là 0,6x10 -3 Ω.mm. Như
đã biết điện trở suất của Constantan là 5,00x10-7 Ω.m [1], hay 0,50x10-3 Ω.mm.
Nhận thấy kết quả từ thực nghiệm gần đúng với kết quả đã được công bố từ
trước đây do sai số trong quá trình làm tròn.
1.2. Khảo sát sự phụ thuộc của dòng điện vào hiệu điện thế
của các dây dẫn có chiều dài khác nhau
l=1m l=2m
U (V) I (A) U (V) I (A)
0,2 0,2 0,4 0,2
0,4 0,3 0,8 0,3
0,6 0,5 1,2 0,5
0,8 0,6 1,6 0,6
1,2 0,7 2,0 0,8
1,4 1,0 2,4 0,9
1,8 1,3 2,8 1,1
2,0 1,5 3,3 1,2
2,2 1,6 3,6 1,4
4,0 1,4
4,4 1,7
Từ bảng số liệu trên, ta thu được đồ thị:

6
5.0
f(x) = N aN x + NaN
R² = 0
4.5
f(x) = 2.69420373952769 x − 0.0223055020264908
4.0 R² = 0.997096602112106

3.5
3.0
2.5 l=1m

U (V)
2.0 Linear (l = 1 m)
1.5 l=2m
1.0 Linear (l = 2 m)
0.5
0.0
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8
I (A)

Dựa trên cách tính của thí nghiệm trước, độ dốc của phương trình tương
đương với điện trở của dây dẫn, với các giá trị điện trở lần lượt là 2,7 Ω và 1,3
Ω tương ứng với dây có độ dài l = 2 m và l = 1 m.
Kết quả này cho thấy khi dây càng dài thì điện trở của dây dẫn càng cao.
1.3. Khảo sát sự phụ thuộc của dòng điện vào hiệu điện thế
của dây dẫn có điện trở suất khác nhau
d = 0,5 mm d = 0,5 mm
Đồng thau Constantan
U (V) I (A) U (V) I (A)
0,1 0,3 0,4 0,2
0,2 0,5 0,8 0,3
0,3 0,8 1,2 0,5
0,4 1,1 1,6 0,6
0,5 1,3 2,0 0,8
0,6 1,6 2,4 0,9
0,7 1,7 2,8 1,1
3,2 1,2
3,6 1,4
Từ bảng số liệu trên, ta thu được đồ thị:

7
4.0
f(x) = N aN x + NaN
R² = 0

3.5 f(x) = 2.59952682404575 x − 0.00799005341844961


R² = 0.999951318316265

3.0

2.5
d = 0,5 mm Đồng thau
2.0
U (V)
Linear (d = 0,5 mm Đồng
thau)
1.5
d = 0,5 mm Constantan
1.0 Linear (d = 0,5 mm
Constantan)
0.5

0.0
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6
I (A)

Dựa trên cách tính của thí nghiệm trước, độ dốc của phương trình tương
đương với điện trở của dây dẫn, với các giá trị điện trở lần lượt là 2,6 Ω và 0,4
Ω tương ứng với dây được làm từ Constantan và dây làm từ đồng thau.
Kết quả này cho thấy khi điện trở của dây dẫn làm bằng Constantan cao hơn
điện trở của dây dẫn làm bằng đồng thau ở cùng một độ dài và tiết diện dây dẫn.

V. Kết luận
- Vì điện trở không đổi giữa các giá trị U và I khác nhau trên cùng một dây
dẫn và đều xấp xỉ bằng nhau theo công thức định luật Ohm. Vậy nên định
luật Ohm đúng.
- Tiết diện của dây càng lớn thì điện trở của dây càng bé trên cùng một độ
dài và chất liệu dây.
- Trên cùng một tiết diện và vật liệu dây thì độ dài dây càng lớn thì điện trở
càng lớn.
- Đồng thau có điện trở thấp hơn Constantan.

VI. Tài liệu tham khảo


[1]. Wikipedia contributors. "Constantan." Wikipedia, The Free Encyclopedia.
Wikipedia, The Free Encyclopedia, 29 Jan. 2024. Web. 3 Mar. 2024.

You might also like