Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH

1. Giới thiệu chung


- Tên doanh nghiệp:
 Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình
 Tên tiếng Anh: Ninh Binh Thermal Power Joint-stock Company
 Tên viết tắt: NBTPC
- Giấy đăng ký kinh doanh: Số 2700283389 ngày 31 tháng 12 năm 2007. Đăng
ký thay đổi lần 1 ngày 25 tháng 10 năm 2011. Đăng ký thay đổi lần 2 ngày
05/01/2016.
- Mã số thuế: 2700283389
- Địa chỉ: Số 01A, Đường Hoàng Diệu, Phường Thanh Bình, Thành phố Ninh
Bình, Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam
- Quản lý bởi: Cục Thuế Tỉnh Ninh Bình
- Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN
- Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
- Ngành nghề kinh doanh:
STT Tên ngành Mã
Ngành
1 Sản xuất điện năng ( chính) 35101
2 Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu 3314
Chi tiết: Sản xuất đất đèn, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng
3 Sửa chữa thiết bị điện: 4321
Chi tiết: Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm, hiệu
chỉnh thiết bị điện, nhiệt, cơ, công trình kiến trúc nhà máy điện
4 Lắp đặt hệ thống điện: 4659
Chi tiết: Đường dây và trạm biến áp.
5 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. 4659
6 Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu ( trừ bảo 6499
hiểm và bảo hiểm xã hội)
Chi tiết: Đầu tư tài chính xây dựng các dự án nguồn điện
7 Dạy nghề. 85322
Chi tiết: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành,
bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nhà máy điện.
8 Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác. 71109
Chi tiết: Lập dự án đầu tư, xây dựng, quản lý các dự án xây dựng, tư
vấn giám sát thi công lắp đặt công trình

2. Lịch sử hình thành


Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình được khởi công xây dựng ngày 5/3/1971 với 4 tổ máy
công suất 100 MW, tháng 5/1972 việc xây dựng nhà máy phải ngừng do Mỹ ném bom
trực tiếp vào khu vực núi Cánh Diều, nơi xây dựng nhà máy. Năm 1974, Nhiệt điện
Ninh Bình chính thức hòa nhập vào mạng lưới điện lực Việt Nam và trở thành một
trong 3 nguồn điện chủ yếu của lưới điện miền Bắc.
Ngày 30/03/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 13/2005/QĐ-BCN-
TCCB chuyển Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình thành Công ty Nhiệt điện Ninh Bình, là
đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Ngày
29/12/2006, Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 3954/QĐ-BCN về việc phê duyệt
phương án CPH và chuyển Công ty Nhiệt điện Ninh Bình thành Công ty Cổ phần
Nhiệt điện Ninh Bình.
Ngày 18/04/2007, Công ty Nhiệt điện Ninh Bình tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu ra
bên ngoài tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán: Hà Nội Ngày 11/12/2007, Đại hội
đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã được tổ chức tại
Hội trường Công ty. Đại hội đã nhất trí thực hiện đăng ký niêm yết và giao dịch cổ
phiếu của Công ty trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Đại hội ủy quyền
cho Hội đồng quản trị chỉ đạo thực hiện chủ trương và thời điểm niêm yết.
Ngày 01/01/2008 Công ty Nhiệt điện Ninh Bình chính thức hoạt động theo mô hình
công ty cổ phần theo Giấy chứng nhân Đăng ký kinh doanh số 0903000161 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp.
3. Thành tích
Qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã được Đảng,
Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và các ngành, các cấp trao tặng nhiều danh hiệu.
 Huân chương Độc lập hạng Nhì ngày 8/11/2013
 Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2003
 Huân chương Lao động Hạng hai năm 1978, 1986, 1997
 Huân chương Lao động Hạng ba năm 1975, 1982
 Huân chương Chiến công Hạng ba năm 1990
 Cờ thi đua xuất sắc Chính phủ năm 2006
 Cờ thi đua xuất sắc tập đoàn 2007
 Cờ thi đua xuất sắc tỉnh Ninh Bình năm 2006
 Giải nhất giải thưởng Vifotech về ứng dụng khoa học công nghệ năm 2003
 Giải thưởng môi trường của Bộ TNMT năm 2005
 Giải thưởng thương hiệu xanh bền vững năm 2008
4. Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh của NBP
Đơn vị tính: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Doanh thu thuần 756.065.865.42 1.191.718.831.97 1.038.089.447.82 843.757.767.04 931.889.143.15
4 8 9 8 8
2 Giá vốn hàng bán 691.512.958.66 1.136.298.801.05 970.150.674.627 780.814.566.09 869.821.283.28
7 8 9 0
3 Lãi gộp 64.552.906.757 55.420.030.920 67.938.773.202 62.943.200.949 62.067.859.878
4 Chi phí bán hàng 93.503.089 115.410.000 195.660.000 207.965.000 221.939.560
5 Chi phí Quản lý doanh 34.486.851.641 31.428.907.573 30.529.532.997 30.870.156.339 32.235.657.420
nghiệp
6 Chi phí lãi vay 0 645.535.498 2.574.590.534 0 0
7 EBIT 33.348.033.825 26.140.432.297 37.670.304.404 32.836.692.798 30.386.569.898
8 Lợi nhuận trước thuế 33.348.033.825 25.494.896.799 35.095.713.870 32.836.692.798 30.386.569.898
9 Lợi nhuận sau thuế 26.506.639.497 20.362.236.730 27.996.941.072 26.229.791.826 24.263.506.617
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Nhiệt điện Ninh Bình-NBP giai đoạn 2018-2022)
- Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 so với năm 2018:
+ Về tình hình Doanh thu: Tổng doanh thu năm 2019 tăng 434.209 triệu đồng so
với năm 2018 trong đó doanh thu điện tăng hơn 435.145 triệu đồng chủ yếu do sản
lượng điện năm 2019 cao hơn sản lượng điện năm 2018. Bởi trong năm 2019 sản
lượng điện phát tăng 167,93% và sản lượng điện thương phẩm tăng 168,5% so với
sản lượng thực hiện năm 2018. Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Binh là đơn vị
phát dịch vụ phụ trợ do vậy sản lượng điện phát hàng năm phụ thuộc vào trung
tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia huy động phát.
+ Về chi phi: Tổng chi phí năm 2019 cao hơn năm 2018 là 442.062 triệu đồng.
Chủ yếu là do sản lượng điện năm 2019 phát cao hơn năm 2018 đồng thời giá
nhiên liệu năm 2019 tăng hơn năm 2018 nên chi phí nhiên liệu cao hơn, vì vậy
năm 2019 tăng 443.387,6 triệu đồng chi phí nhiên liệu so với năm 2018. nguyên
nhân tăng do sản lượng điện phát cao và giá than luôn tăng hơn so với năm 2018
cụ thể giá than cám 5a1 năm 2018 là 1.666.000 đồng trên tấn năm 2019 tăng lần
lượt là , 1.750.000 đồng trên tấn và 1.815.000 đồng trên tấn.
Chi phí hoạt động khác giảm 1.568 triệu Công ty đã thực hiện tối ưu chi phi trong
sửa chữa lớn tài sản cố định tiết kiệm vật tư.
+ Về lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế năm 2019 thấp hơn năm 2018 là
7.853 triệu đồng là do nguyên nhân cơ bản sau :
Giá bán điện năm 2019 Công ty tính theo hợp đồng sửa đổi bổ sung số 04, và 05
giữa Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình và Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo
giá biển dỗi suất tiêu hao nhiệt là 4.347,62 kCal/kwh. Năm 2018 suất tiêu hao
nhiên liệu than là 0,83287 kg/kwh. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến lợi nhuận
trước thuế năm 2019 thấp hơn năm 2018.
- Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 so với năm 2019:
+ Về tình hình Doanh thu: Tổng doanh thu năm 2020 giảm 155.871,30 triệu đồng
so với năm 2019 chủ yếu do sản lượng điện năm 2020 thấp hơn sản lượng điện
năm 2019, giảm 91,88 tr.kwh tức giảm 155.649,34 triệu đồng.
+ Về chi phí: Tổng chi phí năm 2020 giảm hơn năm 2019 là 165.472.11 triệu
đồng. Chủ yếu là do sản lượng điện năm 2020 phát thấp hơn năm 2019 nên chi phí
nhiên liệu giảm hơn 166.108,39 triệu đồng.
+ Về lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế năm 2020 cao hơn năm 2019 là
9.600,81 triệu đồng chủ yếu là do năm 2020 Công ty tiết kiệm được chi phí sửa
chữa và chi phí nhiên liệu. Do vậy thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 1.966,11 triệu
đồng và lợi nhuấn sau thuế tăng 7.634,70 triệu đồng.
- Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 so với năm 2020:
+ Về tình hình Doanh thu: Tổng doanh thu năm 2021 giảm 193.869,49 triệu đồng
so với năm 2020 chủ yếu do sản lượng điện năm 2021 thấp hơn sản lượng điện
năm 2020, giảm 100,23 tr.kwh.
+ Về chi phí: Tổng chi phí năm 2021 giảm hơn năm 2020 là 191.610,47 triệu
đồng. Chủ yếu là do sản lượng điện năm 2021 phát thấp hơn năm 2020 nên chi phí
nhiên liệu giảm hơn 180.884,82 triệu đồng
+ Về lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế năm 2021 thấp hơn năm 2020 là
2.259,02 triệu đồng chủ yếu là do năm 2021 Công ty là đơn vị phát điện dịch vụ
phụ trợ phụ thuộc vào Trung tâm hệ thống điện Quốc gia huy động nên sản lượng
điện năm 2021 thấp hơn năm 2020.
- Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 so với năm 2021:
+ Về tình hình Doanh thu: Tổng doanh thu năm 2022 tăng 87.941,53 triệu đồng so
với năm 2021 chủ yếu do Công ty là đơn vị phát dịch vụ phụ trợ nên thanh toán giá
nhiện liệu theo thực tế nhập do vậy giá than năm 2022 cao nên Công ty được thanh
toán giá biến đổi cao hơn 88.676,44 triệu đồng và doanh thu khác giảm 734,92
triệu đồng do công ty phân lại doanh thu nhà ở của công ty sang doanh thu điện
theo hướng dẫn của Thông tư 200/BTC.
+ Về chi phí: Tổng chi phí năm 2022 là 902.284,37 triệu đồng, tăng hơn năm 2021
là 90.391,69 triệu đồng. Chủ yếu là do giá nhiên liệu đầu vào liên tục tăng trong
năm 2022 dẫn đến chi phí giá nhiên liệu than cao hơn so với năm 2021 là
98.501,19 triệu đồng. Chi phí khác giảm 7.086,82 triệu đồng Công ty đã tiết kiệm
trong chi phí chữa lớn và một số chi phí khác bằng tiền. Chi phí sản xuất kinh
doanh hoạt động khác giảm 1.022,72 triệu đồng là do Công ty phần lại một số chi
phí sang sản xuất kinh doanh điện theo Thông tư 200/BTC.
+ Về lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế năm 2022 thấp hơn năm 2021 là
2.450,13 triệu đồng chủ yếu là do năm 2022 Công ty là đơn vị phát điện dịch vụ
phụ trợ phụ thuộc vào Trung tâm hệ thống điện Quốc gia huy động nên sản lượng
điện năm 2022 thấp hơn năm 2021 là 34,11 triệu/kwh.
5. Phân tích các chỉ số tài chính của NBP
5.1. Phân tích tỷ lệ chi phí/ doanh thu.
Đơn vị tính: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Doanh thu thuần 756.065.865.42 1.191.718.831.978 1.038.089.447.82 843.757.767.048 931.889.143.158
4 9
2 Giá vốn hàng bán 691.512.958.66 1.136.298.801.058 970.150.674.627 780.814.566.099 869.821.283.280
7
3 Chi phí bán hàng 93.503.089 115.410.000 195.660.000 207.965.000 221.939.560
4 Chi phí Quản lý doanh 34.486.851.641 31.428.907.573 30.529.532.997 30.870.156.339 32.235.657.420
nghiệp
5 Chi phí lãi vay 0 645.535.498 2.574.590.534 0 0
6 Chi phí khấu hao 436.081.189.94 445.998.341.569 458.750.576.120 470.632.162.964 481.877.715.157
6
7 Giá vốn hàng bán /DT 91,46% 95,35% 93,46% 92,54% 93,34%
8 CF quản lý và bán hàng /DT 4,57% 2,65% 2,96% 3,68% 3,48%
9 CF khấu hao /DT 57,68% 37,42% 44,19% 55,78% 51,71%
10 CF lãi vay /DT 0,00% 0,05% 0,25% 0,00% 0,00%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thứ nhất, chỉ tiêu Giá vốn hàng bán/ Doanh thu ta thấy từ bảng tính toán trên tỷ lệ này
luôn trên 90% (91%-95%) trong giai đoạn 2018-2022. Từ 2018 đến 2019 doanh thu
của công ty tăng 434.209 triệu đồng dẫn đến giá vốn hàng bán cũng tăng lên theo
444.786 triệu đồng do sự tăng của sản lượng điện phát dẫn đến chi phi nhiên liệu tăng
do đó tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu năm 2019 cao nhất trong 5 năm là 95,35%.
Từ năm 2020 chỉ tiêu này giảm xuống ở ngưỡng xấp xỉ 93% đã có sự thay đổi đáng
kể. Sự suy giảm đáng kể trong tỷ lệ giá vốn so với tốc độ tăng của doanh thu là một
dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng công ty đang thực hiện quản lý chi phí đầu vào một
cách xuất sắc. Cụ thể, năm 2020 công ty đã tiết kiệm được chi phí sửa chữa và chi phí
nhiên liệu, năm 2021-2022 công ty là đơn vị phát điện dịch vụ phụ trợ phụ thuộc vào
Trung tâm hệ thống điện Quốc gia nên giá than đầu vào có sự điều chỉnh dẫn đến giá
vốn cũng được giảm theo. Chiến lược kiểm soát chi phí của công ty đang mang lại kết
quả tích cực cho hoạt động kinh doanh, và dường như đã tối ưu hóa việc quản lý các
yếu tố chi phí đầu vào. Sự hiệu quả trong quản lý chi phí không chỉ giúp tăng lợi
nhuận mà còn thể hiện tầm quan trọng của việc duy trì sự cân đối giữa tăng trưởng
doanh thu và kiểm soát chi phí. Điều này có thể là một chỉ số quan trọng cho sự bền
vững của công ty trong dài hạn và cho thấy họ đang thực hiện một chiến lược quản lý
chi phí có hiệu quả
Thứ hai, chỉ tiêu chi phí quản lý và bán hàng/doanh thu. Chỉ tiêu này của công ty luôn
ở mức dưới 5% qua các năm từ 2018-2022. Chi phí quản lý và bán hàng của công ty
luôn ở mức thấp vì công ty muốn tối ưu hóa quản lý chi phí và tài nguyên. Điều này
có thể bao gồm phân tích chi phí cố định và biến động để đảm bảo hiệu quả trong việc
sử dụng nguồn năng lượng và tài chính. Đồng thời điều này cũng cho thấy công ty
đang quản lý tốt nguồn nhân lực và tài sản giúp công ty giảm chi phí bán hàng và
quản lý. Bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực và tài sản, công ty có thể
tiết kiệm chi phí mà vẫn duy trì hiệu quả hoạt động. Việc duy trì chi phí bán hàng và
quản lý ở trình độ thấp của công ty điện có thể đạt được thông qua tối ưu hóa quản lý
chi phí và tài nguyên, tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối cũng vậy như quản lý
tốt nguồn nhân lực và tài sản.
Thứ ba, chỉ tiêu chi phí khấu hao/doanh thu. Năm 2018, chi phí khấu hao chiếm
57,68% so với doanh thu, đây cũng là năm có tỷ lệ cao nhất. Tuy vậy, đến năm 2019,
chỉ tiêu này giảm xuống 20% so với năm 2018. Từ năm 2020 đã có sự thay đổi tăng
và tăng dần cho đến năm 2022. Chi phí khấu hao chỉ chiếm 37% -57% doanh thu của
công ty cho thấy việc quản lý tài sản và nguồn lực hiệu quả. Điều này cho thấy công
ty đang sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra doanh thu, từ đó duy trì sự cân
bằng lành mạnh giữa việc sử dụng tài sản và tạo doanh thu. Việc quản lý tài sản và
nguồn lực hiệu quả này có thể góp phần vào sự ổn định tài chính và lợi nhuận chung
của công ty. Ngoài ra, việc sử dụng tài sản cố định của công ty vẫn có thể tạo ra kết
quả hiệu quả trong công việc khai thác và sử dụng tài sản để đảm bảo quá trình sản
xuất và kinh doanh diễn đàn liên tục, không bị gián đoạn, mang lại kết quả kinh doanh
cao nhất và đáp ứng được mong đợi của các bên liên quan. Nâng cao hiệu quả sử dụng
định nghĩa cố định tài sản với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh
nghiệp. Điều này cũng có thể giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định tài chính và lợi
nhuận.
Thứ tư, Chỉ tiêu chi phí lãi vay/doanh thu. Chi phí lãi vay của công ty chỉ có vào năm
2019 và năm 2020 với tỷ lệ lần lượt là 0,05% và 0,25%. Điều này cho thấy công ty có
khả năng tài chính mạnh mẽ và không phụ thuộc quá nhiều vào việc vay vốn từ nguồn
bên ngoài. Điều này có thể phản ánh sự ổn định về tài chính và khả năng tạo ra lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của công ty mà không cần phải dựa quá nhiều
vào việc vay vốn.
5.2. Phân tích tỷ lệ hoạt động.
Đơn vị tính: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Giá vốn hàng bán 691.512.958.667 1.136.298.801.058 970.150.674.627 780.814.566.099 869.821.283.280
2 Hàng tồn kho bình quân 50.315.534.578 55.459.534.741 70.213.816.612 59.625.684.279 58.446.939.519
2.1 Hàng tồn kho đầu kỳ 61.950.852.687 38.680.216.468 72.238.853.013 68.188.780.210 51.062.588.34
8
2.2 Hàng tồn kho cuối kỳ 38.680.216.468 72.238.853.013 68.188.780.210 51.062.588.348 65.831.290.68
9
3 Doanh thu thuần 756.065.865.424 1.191.718.831.978 1.038.089.447.829 843.757.767.048 931.889.143.158
4 Khoản phải thu bình quân 196.695.463.056 171.144.713.585 158.277.332.170 147.658.489.560 224.864.304.901
4.1 Khoản phải thu đầu kỳ 218.011.868.942 175.379.057.169 166.910.370.00 149.644.294.33 145.672.684.78
0 9 1
4.2 Khoản phải thu cuối kỳ 175.379.057.169 166.910.370.000 149.644.294.339 145.672.684.78 304.055.925.02
1 1
5 Tài sản ngắn hạn bình quân 336.886.887.420 282.785.094.920 247.765.050.949 249.424.054.143 322.650.117.119
5.1 Tài sản ngắn hạn đầu kỳ 358.680.996.722 315.092.778.117 250.477.411.723 245.052.690.17 253.795.418.11
5 0
5.2 Tài sản ngắn hạn cuối kỳ 315.092.778.117 250.477.411.723 245.052.690.175 253.795.418.11 391.504.816.12
0 8
6 Giá trị TSCĐ bình quân 38.629.803.619 81.919.802.300 95.637.968.039 84.001.272.795 75.025.991.115
6.1 Giá trị TSCĐ đầu kỳ 14.809.717.834 62.449.889.404 101.389.715.195 89.886.220.88 78.116.324.70
3 7
6.2 Giá trị TSCĐ cuối kỳ 62.449.889.404 101.389.715.195 89.886.220.88 78.116.324.707 71.935.657.52
3 2
7 Vòng quay hàng tồn kho 13,74 20,49 13,82 13,10 14,88
((7) = (1)/(2))
8 Kỳ tồn kho bình quân 26,56 17,81 26,42 27,87 24,53
((8) = 365/(7))
9 Vòng quay các khoản phải thu 3,84 6,96 6,56 5,71 4,14
((9) = (3)/(4))
10 Kỳ thu tiền bình quân 94,96 52,42 55,65 63,88 88,07
((10) = 365/(9))
11 Vòng quay TSNH ((11)=(3)/(5)) 2,24 4,21 4,19 3,38 2,89

12 Hiệu suất sử dụng TSDH 19,57 14,55 10,85 10,04 12,42


((12) = (3)/(6))
Vòng quay hàng tồn kho của công ty cao nhất vào năm 2019 với số vòng quay là 20,49
vòng với kỳ tồn kho bình quân là 17,81 ngày/vòng bởi sản lượng điện phát trong năm
này tăng mạnh. Từ năm 2020 đến năm 2022, công ty luôn cô gắng giữ ổn định số vòng
quay ở mức 13-14 vòng/năm với kỳ tồn kho bình quân trung bình khoảng 26 ngày/vòng.
Điều này cho thấy rằng công ty có khả năng quản lý tồn kho hiệu quả và duy trì sự cân
bằng giữa cung và cầu. Điều này có thể phản ánh hoạt động trong quản lý sản xuất và
kinh doanh, giúp tránh tình trạng tồn dư hoặc thiếu. Sự ổn định trong lưu trữ cũng có thể
tạo ra hiệu quả tài chính và giúp công ty duy trì sự ổn định trong mọi hoạt động.
Về vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân. Năm 2018 kỳ thu tiền bình
quân của công ty còn khá lớn khoảng 95 ngày dẫn đến số vòng quay các khoản phải thu
ở mức thấp 3,84 vòng/năm. Đến năm 2019, công ty đã cố gắng cải thiện đẩy nhanh quá
trình thu hồi các khoản phải thu nâng số vòng quay lên 6,96 vòng với kỳ thu tiền bình
quân khoảng 52,42 ngày/vòng. Từ năm 2020 trở đi số vòng quay lại có xu hướng giảm
dần từ 6,56 năm 2020 xuống còn 4,14 vòng/năm vào năm 2022 với kỳ thu tiền bình quân
tăng lên thành 88 ngày. Việc kỳ thu tiền bình quân tăng có thể làm giảm tốc độ thu hồi
vốn. Điều này có thể phản ánh sự tăng cường trong công việc bán hàng và cung cấp dịch
vụ, dẫn đến việc khách hàng trả tiền chậm hơn. Tuy nhiên, việc tăng cường kỳ thu tiền
bình quân cũng có phản ánh việc mở rộng kinh doanh và tăng cường doanh số bán hàng.
Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ thu hồi vốn, tuy nhiên cũng có thể mang lại lợi ích
trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Vòng quay tài sản ngắn hạn đo lường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân 1 đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Số vòng lưu chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ tốc độ
luân chuyển vốn lưu động càng nhanh. Tuy nhiên cũng giống như vòng quay các khoản
phải thu, vòng quay TSNH cũng có xu hướng giảm từ năm 2020. So với năm 2019, số
vòng quay năm 2022 đã giảm xuống còn 2,89 vòng/năm giảm 1,33 vòng/năm. Điều này
có thể cho thấy công ty đang sử dụng giới hạn tài sản ngắn hạn không mang lại hiệu quả
trong việc tạo doanh thu. Nó có thể phản ánh quá trình chuyển đổi tài sản kinh doanh
chậm, dẫn đến tình trạng tài chính của công ty không hiệu quả.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSDH có xu hướng giảm từ năm 2018-2021 và sự biến đổi
tăng trở lại vào năm 2022. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty giảm qua các
năm 2018-2021 có thể có nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân có thể bao gồm sự
không hiệu quả trong sử dụng tài sản, thị trường không thuận lợi, chiến lược kinh doanh
không phù hợp và rủi ro tài chính. Ngoài ra, chất lượng tài sản, sự thay đổi trong thị
trường và chiến lược kinh doanh cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tài sản dài
hạn của công ty.
5.3. Phân tích chỉ số thanh toán.
Đơn vị tính: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Tài sản ngắn hạn 315.092.778.117 250.477.411.72 245.052.690.175 253.795.418.110 391.504.816.128
3
2 Nợ ngắn hạn 131.806.476.497 108.312.855.42 67.235.811.941 69.527.589.873 203.221.181.755
1
3 Hàng tồn kho 38.680.216.468 72.238.853.013 68.188.780.210 51.062.588.348 65.831.290.689
4 Tiền và các khoản tương 94.794.157.756 10.976.747.542 26.709.676.412 55.890.536.827 11.096.728.395
đương tiền
5 Các khoản đầu tư 5.500.000.000 0 0 0 0
6 EBIT 33.348.033.825 26.140.432.297 37.670.304.404 32.836.692.798 30.386.569.898
7 Lãi vay phải trả 0 645.535.498 2.574.590.534 0 0
8 Khả năng thanh toán nợ 2,39 2,31 3,64 3,65 1,93
ngắn hạn
((8) = (1)/(2))
9 Khả năng thanh toán nhanh 2,10 1,65 2,63 2,92 1,60
((9) = ((1) - (3))/(2))
10 Khả năng thanh toán tức 0,76 0,10 0,40 0,80 0,05
thời
((10) = ((4) + (5))/(2))
11 Khả năng chi trả lãi vay 40,49 14,63
((11) = (6)/(7))
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thứ nhất, về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này cần được đánh giá dựa vào
tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Ngoài ra, căn cứ quan trọng
để đánh giá là so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước
đó của doanh nghiệp. Theo như kết quả tính toán ở bảng trên, năm 2018-2019 hệ số
luôn xấp xỉ bằng 2,3 và bắt đầu tăng vào năm 2020-2021 tăng thêm khoảng 1,3 so với
2 năm trước và giảm còn 1,9 vào năm 2020. Theo như ta thấy hệ số này của công ty
>1 cho thấy công ty có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến
hạn. Tuy vậy nếu trong năm tới hệ số này tiếp tục giảm công ty có thê sẽ gặp phải
một số rủi ro về khả năng chi trả.
Thứ hai, về khả năng thanh toán nhanh. Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ,
bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản
thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không cần thực
hiện thanh lý gấp hàng tồn kho. Theo kết quả tính toán ở bảng trên, khả năng thanh
toán nhanh của công ty luôn lớn hơn 1 thậm chí lớn hơn 2 vào các năm 2018,
2020,2021. Điều này cho thấy công ty có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hết hàng tồn kho. Tỷ số này càng cao
thì khả năng chi trả của công ty cũng cao, đồng thời bảo đảm khả năng thanh khoản
và ổn định tài chính. Tuy nhiên, việc quá cao cũng có thể không phản ánh chính xác
khả năng thanh toán, có thể do nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý hoặc việc
lưu trữ hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc không thể bán ra hoặc chuyển đổi thành
tiền mặt khi có biến động trên thị trường.
Thứ ba, về khả năng thanh toán tức thời. trong giai đoạn 2018-2022 hệ số này của
công ty có xu hướng chủ yếu là giảm xuống. Năm 2019 giảm 0,66 so với năm 2018,
năm 2022 giảm 0,3 so với năm 2021. Tuy nhiên, ta thấy rằng hệ số này của công ty
luôn ở mức dưới 1 thể hiện rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc chi trả và có
khả năng thanh toán ngắn hạn thấp. Điều này có thể phản ánh một số vấn đề, bao gồm
khả năng quản lý tài chính và rủi ro của công ty. Nó cũng có thể cho thấy công ty
đang sử dụng quá nhiều tiền mặt hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác.
Thứ tư, về khả năng chi trả lãi vay, như bảng dữ liệu trên ta có thể thấy, công ty phải
chi trả lãi vay vào năm 2019-2020 và đã giảm dần về 0 vào năm 2021. Đây là đo
lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ.
Hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt
như nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay
không. Năm 2019 hệ số này đạt 40,49 và giảm xuống còn 14,63 vào năm 2020. Trong
2 năm này hệ số khả năng thanh toán này của công ty luôn lớn hơn 1 cho thấy công ty
có đủ khả năng thanh toán lãi vay.
5.4. Phân tích chỉ số hiệu quả sinh lời.
Đơn vị tính: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Lợi nhuận sau thuế 26.506.639.497 20.362.236.730 27.996.941.072 26.229.791.826 24.263.506.617
2 Tổng tài sản bình quân 391.221.711.61 372.141.027.556 347.867.426.699 337.899.442.13 402.549.247.66
7 4 1
2.1 Tổng tài sản đầu kỳ 394.746.548.54 387.696.874.689 356.585.180.423 339.149.672.97 336.649.211.29
4 5 3
2.2 Tổng tài sản cuối kỳ 387.696.874.68 356.585.180.423 339.149.672.975 336.649.211.29 468.449.284.02
9 3 8
3 Vốn chủ sở hữu bình quân 264.468.970.24 252.081.361.597 260.093.093.018 269.517.741.22 266.174.861.84
4 7 7
3.1 Vốn chủ sở hữu đầu kỳ 273.047.542.29 255.890.398.192 248.272.325.002 271.913.861.03 267.121.621.420
5 4
3.2 Vốn chủ sở hữu cuối kỳ 255.890.398.19 248.272.325.00 271.913.861.034 267.121.621.42 265.228.102.27
2 2 0 3
4 Doanh thu thuần 756.065.865.42 1.191.718.831.97 1.038.089.447.82 843.757.767.04 931.889.143.15
4 8 9 8 8
5 ROS ((5) = (1)/(4)) 3,51% 1,71% 2,70% 3,11% 2,60%
6 ROA ((6) = (1)/(2)) 6,78% 5,47% 8,05% 7,76% 6,03%
7 ROE ((7) = (1)/(3)) 10,02% 8,08% 10,76% 9,73% 9,12%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Nhìn chung, các chỉ số hiệu quả sinh lời có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2019 và
giai đoạn 2020-2022. Cụ thể:
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ số này được dùng để đo lường khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp dựa trên mỗi
đồng tài sản của họ. Do đó có thể nói rằng, ROA sẽ cho biết một doanh nghiệp sử dụng
tài sản để kiếm lợi có hiệu quả hay không.
ROA = (Tổng LN sau thuế) / (Tổng tài sản bình quân)
Dựa vào bảng trên ta thấy, chỉ tiêu này năm 2019 giảm 1,31% so với năm 2018, và năm
2022 giảm xuống còn 6,03%, giảm 2,02% so với năm 2020. Tỷ suất này của công ty có
xu hướng giảm thể hiện rằng khả năng sinh lời từ mỗi đơn vị tài sản của công ty đang
giảm. Điều này có thể phản ánh sự không hiệu quả trong việc sử dụng tài sản hoặc giảm
lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh. Tỷ số ROA giảm cũng có thể cho thấy công ty
đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản sở hữu. Vì vậy công ty cần có
những biện pháp hiệu quả hơn trong quản lý chi phí, sử dụng hiệu quả các đồng tài sản
của mình.
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần X 100%
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này của công ty năm 2019 giảm 1,8%
so với năm 2018, năm 2022 ROS đạt 2,6% giảm 0,51% so với năm 2021 Tỷ suất này của
công ty có xu hướng giảm trong giai đoạn 2020-2022 nguyên nhân là do ảnh hưởng của
dịch bệnh đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời một
phần do thiên tai từ thiên nhiên.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn
doanh nghiệp bỏ ra. Nói cách khác, ROE phản ánh khả năng sử dụng vốn của doanh
nghiệp
ROE = (Lợi nhuận sau thuế)/(Vốn chủ sở hữu bình quân)
Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhất về khả năng sinh lời. ROE của công ty năm 2019 là
8,08% giảm 1,94% so với năm 2018. Năm 2021 giảm 1,03% so với năm 2020 và giảm
xuống còn 9,12% trong năm 2022. Có thể cho thấy rằng khả năng sinh lời từ mỗi đơn vị
vốn chủ sở hữu của công ty đang giảm. Điều này có thể phản ánh sự không hiệu quả
trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc giảm lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh.
ROE giảm cũng có thể cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận từ
vốn chủ sở hữu.
5.5. Phân tích chỉ số đòn bẩy.
Đơn vị tính: VND
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Tổng nợ phải trả 131.806.476.49 108.312.855.421 67.235.811.941 69.527.589.873 203.221.181.755
7
2 Tổng nguồn vốn 387.696.874.68 356.585.180.423 339.149.672.975 336.649.211.29 468.449.284.028
9 3
3 EBIT 33.348.033.825 26.140.432.297 37.670.304.404 32.836.692.798 30.386.569.898
4 Lãi vay 0 645.535.498 2.574.590.534 0 0
5 Tỷ số nợ 34,00% 30,38% 19,82% 20,65% 43,38%
((5) = (1)/(2))
6 Tỷ số đòn bẩy tài chính 100,00% 102,53% 107,34% 100,00% 100,00%
((6) = (3)/((3) - (4)))
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thứ nhất, Tỷ lệ nợ của công ty trong 5 năm đã trải qua sự biến động đáng kể. Tỷ lệ nợ
giảm từ 34% vào năm 2018 xuống còn 30,38% vào năm 2019, sau đó tiếp tục giảm
xuống 19,82% vào năm 2020. Tuy nhiên, sau đó, tỷ lệ nợ tăng lên 20,65% vào năm 2021
và đột ngột tăng mạnh lên 43,38% vào năm 2022. Sự biến động này có thể cho thấy sự
không ổn định trong quản lý nợ của công ty, ngoài ra công ty có thể bị ảnh hưởng bởi
một số nguyên nhân như sự thay đổi trong chiến lược tài chính của công ty, tình hình
kinh doanh không ổn định, ảnh hưởng của các yếu tố ngành công nghiệp, và thậm chí cả
tác động của các yếu tố kinh tế và chính trị toàn cầu.
Thứ hai, về tỷ số đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các
nguồn tài trợ có chi phí cố định như nợ vay ngân hàng, phát hành trái phiếu hoặc cổ
phiếu ưu đãi. Khi sử dụng đòn bẩy tài chính thì một sự thay đổi nhỏ trong EBIT sẽ dẫn
đến sự thay đổi lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS). Bên cạnh đó, đòn bẩy tài
chính được xem là lá chắn thuế của doanh nghiệp vì chi phí lãi vay được tính vào chi phí
phải trả, nên có tác dụng làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
ROE.
∆ ROE / ROE Q ( P−V )−F EBIT
DFL= = =
∆ EBIT / EBIT Q ( P−V ) −F−I EBIT−I

Ý nghĩa của công thức: Khi EBIT tăng hay giảm đi 1% thì ROE sẽ tăng hay giảm đi DFL
%. Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp nhận biết tác động của việc sử dụng nợ lên thu
nhập trên một cổ phần thường.
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên nhìn vào DFL 5 năm cho thấy:
• Năm 2019, khi EBIT tăng 1% thì DFL cũng tăng 102,53%% và ngược lại.
• Năm 2020, khi EBIT tăng 1% thì DFL cũng tăng 107,34% và ngược lại.
Năm 2018, 2021, 2022, khi EBIT tăng 1% thì DFL cũng tăng 1% và ngược lại.
Ta có thể thấy, DFL cả 5 năm của công ty đều ở mức thấp cho thấy sự thay đổi của EBIT
gây ra tác động nhỏ hơn đến ROE của công ty. Trong 3 năm 2018,2021,2022, Công ty có
thể không sử dụng đòn bẩy tài chính vì sự không chắc chắn về hiệu quả của việc sử dụng
nợ. Sử dụng đòn bẩy tài chính có thể tạo ra cơ hội tăng lợi nhuận, nhưng cũng đi kèm với
rủi ro kinh doanh. Sự biến động lớn trong tỷ lệ nợ của công ty có thể làm tăng sự không
chắc chắn về việc sử dụng nợ và đòn bẩy tài chính.

You might also like