1 - 4 BÀI TL số 6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

1 Cho biết căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
(thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015?
Căn cứ Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của
người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác
có liên quan quy định khác” thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng gồm 3 yếu tố:
- Phải có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại ở đây bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần;
- Có hành vi gây ra thiệt hại là hành vu trái pháp luật: Hành vi gây thiệt hại có thể tổn tại
ở dạng hành động và dạng không hành động;
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái phát luật gây ra thiệt hại và thiệt hại
thực tế: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.

1.2 Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 604 BLDS 20051 và Nghị Quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì
căn cứ đề làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm 4 yếu tố:
(1) phải có thiệt hại xảy ra, (2) phải có hành vi trái pháp luật, (3) phải có mối quan hệ
nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, (4) phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
của người gây ra thiệt hại.
So với BLDS 2015 thì yếu tố lỗi không còn được coi là một trong các yêu tố làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng điều này cho thấy BLDS 2015
theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại. BLDS 2015 còn quy định thêm về trường hợp
tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi
thường theo Khoản 3 Điều 584 BLDS 2015 2 điều này ở BLDS 2005 chưa được đề cập
tới.
1.3 Trong bản án về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên, theo tòa án, các
căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ
chưa? Vì sao?
Trong bản án các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
đã được xác định đủ. Vì Tòa đã chỉ ra được 3 yếu tố làm căn cứ:
- Thứ nhất, thiệt hại danh dự của bà Nga bị ảnh hưởng.
1
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền,
lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường.
2
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Thứ hai, hành vi trái pháp luật: “Ông Huy đăng các thông tin chưa được kiểm chứng
trên phương tiện thông tin”3.
- Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả: “Hành vi trái pháp luật của ông Huy chính là nguyên
nhân dẫn đến hậu quả”4.
1.4 Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao?
Theo em, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì:
Bản án nêu lên sự việc: ông Huy đã đăng tải những thông tin về việc lộ đề thi,
đồng thời còn khẳng định việc lộ đề thi là do bà Lê và bà Ngọc, trong khi thông tin vẫn
chưa được xác thực tại thời điểm đó. Việc làm của ông Huy là trái pháp luật, gây ảnh
hưởng đến danh dự và uy tính của bà Ngọc. Nên từ đó ông Huy phải bồi thường tổn thất
về tinh thần cho bà Ngọc là có cơ sở.
Căn cứ Điều 584 BLDS 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp
thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại
khoản 2 Điều này.”

3
Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của tòa án nhân dân Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
4
Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của tòa án nhân dân Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

You might also like