Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa Tiếng Anh

BÀI THẢO LUẬN


QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
CÁC LOẠI HÌNH TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN CỦA LĨNH
VỰC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

Nhóm : 6
Lớp : 232_ITOM0511_02
Giảng viên hướng dẫn : Vũ Anh Tuấn

Hà Nội – 2024
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................5
Chương 1: Phân tích các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế....................................6
1.1. Khái niệm trung gian thương mại..........................................................................................6
1.2. Đặc điểm của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế..............................................6
1.3. Vai trò của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế..................................................7
1.4. Các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế...............................................................7
1.4.1. Đại lý..............................................................................................................................8
1.4.2. Môi giới..........................................................................................................................8
1.5. Ưu nhược điểm và những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua
trung gian..........................................................................................................................................9
1.5.1. Ưu điểm..........................................................................................................................9
1.5.2. Nhược điểm..................................................................................................................10
1.5.3. Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian.............10
Chương 2: Nhận xét hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông
sản Việt Nam.....................................................................................................................................12
2.1. Thực trạng hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản
Việt Nam........................................................................................................................................12
2.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất
khẩu hàng nông sản Việt Nam.......................................................................................................13
2.2.1. Ưu điểm........................................................................................................................13
2.2.2. Nhược điểm..................................................................................................................14
2.3. Những chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu
hàng nông sản Việt Nam................................................................................................................16
2.4. Một số giải pháp..................................................................................................................17
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................21

2
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế khu vực và
thế giới. Trong đó thương mại quốc tế đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong phát
triển của đất nước cũng như doanh nghiệp. Phương thức giao dịch là cách thức hay kiểu
cách giao dịch mua bán trên thị trường thế giới. Căn cứ vào mặt hàng, đối tượng, thị
trường, thời hạn giao dịch và trình độ của người tiến hành giao dịch cũng như thời cơ,
tính chất của từng thương vụ mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức giao dịch
cho phù hợp. Thêm vào đó, hoạt động xuất nhập khẩu xuất hiện kèm theo đó là nhiều
phương thức giao dịch với những đặc điểm và ưu thế riêng. Trong số đó, giao dịch qua
trung gian là một hình thức giao dịch vô cùng phổ biến hiện nay.

3
Chương 1: Phân tích các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế

1.1. Khái niệm trung gian thương mại

Trung gian thương mại là phương thức giao dịch Thương mại quốc tế mà các hoạt
động trao đổi giữa người bán và người mua để mua bán hàng hóa và dịch vụ đều thông
qua bên thứ ba (trung gian thương mại - trade intermediaries)

1.2. Đặc điểm của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế

Các hoạt động trung gian thương mại đều phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng như:
hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý
thương mại,.... Tất cả đều là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính đền bù và phải được
thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương như điện báo,
fax, telex,... và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Đặc điểm trung gian:

Là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại được thực hiện theo phương thức giao
dịch qua trung gian. Bên trung gian được bên thuê dịch vụ trao quyền tham gia vào việc
xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để
được hưởng thù lao.

Hoạt động trung gian thương mại có sự tham gia của ba bên: Bên ủy quyền (bên thuê
dịch vụ, gồm một hoặc một số tổ chức, cá nhân kinh doanh), bên thực hiện dịch vụ (bên
được ủy quyền) và bên thứ ba (gồm một hoặc một số tổ chức, cá nhân kinh doanh). Trong
đó, bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) có vai trò
làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Ngoài ra, bên trung gian phải là thương
nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Trong quan hệ với
bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền) và bên thứ ba, bên trung gian thực hiện các hoạt động
thương mại với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập và tự do. Bên trung gian không sở hữu
hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, mà chỉ hỗ trợ trong các khía cạnh liên quan đến
giao dịch quốc tế như: hải quan, lưu trữ, tiếp thị, vận chuyển,...

Hoạt động trung gian thương mại song song tồn tại hai nhóm quan hệ: (i) quan hệ
giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ; (ii) quan hệ giữa bên thuê dịch
vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba. Các quan hệ này đều phát sinh trên

4
cơ sở hợp đồng. Để thực hiện hoạt động trung gian thương mại, trước tiên bên có nhu cầu
sử dụng dịch vụ của người trung gian và bên cung ứng dịch vụ trung gian phải thiết lập
được quan hệ với nhau và được thiết lập trên cơ sở tự do, thống nhất ý chí của các bên và
hình thức của nó là hợp đồng.

- Đặc điểm thương mại quốc tế:

Thương mại quốc tế có quy mô lớn và phức tạp, bao gồm hai hay nhiều bên tham gia,
các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính phủ hay cá nhân, đòi hỏi sự tuân thủ các quy
định và quy tắc quốc tế về: các hiệp định thương mại tự do, quy tắc về hải quan và vận
chuyển, bản quyền, các quy định thanh toán và tài chính quốc tế,..., đồng thời cũng mang
lại nhiều lợi ích kinh tế, giúp các doanh nghiệp tham gia tăng cường mở rộng thị trường.

1.3. Vai trò của hoạt động trung gian trong thương mại quốc tế

Hoạt động trung gian thương mại quốc tế góp phần mang lại hiệu quả lớn cho các
thương nhân trong quá trình tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ở
trong nước cũng như ở ngoài nước thông qua các hợp đồng đem lại nhiều lợi ích cho
doanh nghiệp, các nhà sản xuất, bên cung ứng hàng hóa. Hơn hết, trung gian thương mại
còn giúp việc giao dịch mua bán trực tiếp các sản phẩm mới thuận lợi hơn, đẩy mạnh việc
giao lưu buôn bán, hạn chế được tình trạng bị ép giá hay rủi ro và khi mua, bán được
hàng hóa, cung ứng dịch vụ với giá cả có lợi hơn cho bên thuê dịch vụ của họ.

Bên trung gian thương mại thường thực hiện dịch vụ trung gian cho nhiều thương
nhân nên có kiến thức về các mối quan hệ khách hàng tiềm năng, thường xuyên thực hiện
công việc liên quan đến phân phối vì vậy nên họ đã góp phần thúc đẩy sản xuất, phân
phối nguồn lực, lưu thông hàng hoá và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặt khác, các
trung gian thương mại giúp thương nhân nắm bắt những thông tin cần thiết về nhu cầu thị
trường trong nước, thị trường ngoài nước một cách kịp thời. Từ đó, đánh giá chính xác
nhu cầu thị trường và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của thị trường.
Trên cơ sở đó mà mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế, trực tiếp mở rộng các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tại chỗ,
thiết lập và mở rộng quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế của các bên tham giaCác loại hình trung gian trong
thương mại quốc tế.

1.4. Các loại hình trung gian trong thương mại quốc tế

5
1.4.1. Đại lý

Khái niệm: Đại lý là một thương nhân (là một loại hình doanh nghiệp) tiến hành một
hoặc nhiều hành vi chia theo sự ủy thác của người giao đại lý (Principal). Trong thương
mại quốc tế, đại lý sẽ làm công việc mua hoặc bán hàng hóa ở trong thị trường quốc tế
vậy nên đại lý sẽ thường sở hữu hàng hóa.

Căn cứ vào các chỉ tiêu khác nhau, đại lý được chia thành các loại hình khác nhau:

- Căn cứ vào mối quan hệ giữa người ủy thác và người đại lý:

 Đại lý thụ ủy (Mandatory agent): thuộc quyền sở hữu của người giao đại lý, chi
phí vận hành do người giao đại lý chịu trách nhiệm và thù lao được chia theo khoản tiền
hoặc % kim ngạch.
 Đại lý hoa hồng (Commission agent): thuộc quyền sở hữu của đại lý, chi phí do
người giao đại lý chịu và thù lao được chia theo một phần hoa hồng thỏa thuận.
 Đại lý kinh tiêu (Merchant agent): thuộc quyền sở hữu của đại lý và chi phí cũng
do đại lý bỏ ra, thù lao được chia dựa vào sự chênh lệch giá giữa mua hàng hóa rẻ và bán
hàng hóa đắt .

- Căn cứ vào phạm vi ủy quyền của đại lý:

 Đại lý toàn quyền: là đại lý toàn quyền quyết định mọi công việc trong doanh
nghiệp.
 Tổng đại lý: là đại lý làm một công việc nhất định trong doanh nghiệp.
 Đại lý đặc biệt: là đại lý chỉ làm một công việc nhất định trong một khoảng thời
gian nhất định.

- Căn cứ vào số lượng đại lý:

 Đại lý độc quyền: là chỉ có một đại lý bán một loại mặt hàng trong một khu vực và
trong một thời gian nhất định.
 Đại lý phổ thông: là trong một khu vực và trong một thời gian nhất định có nhiều
đại lý.

1.4.2. Môi giới

6
Khái niệm: Là thương nhân được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành giao
dịch để mua bán, đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ và được
hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Đặc điểm của môi giới:

- Bên môi giới phải là thương nhân và không đứng tên trong hợp đồng mua bán.
- Không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm về việc khách hàng có thực
hiện hợp đồng hay không.
- Không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ
trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới.
- Không có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các bên được
môi giới.
- Không đại diện cho quyền lợi của bên nào mà hoạt động với danh nghĩa của chính
mình.
- Nhận tiền thù lao từ một phía là người ủy thác mua và người ủy thác bán.
- Quan hệ với người ủy thác là hợp đồng từng lần.

1.5. Ưu nhược điểm và những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức giao
dịch qua trung gian
1.5.1. Ưu điểm

Việc giao dịch qua trung gian đòi hỏi bên trung gian phải có kiến thức, hiểu biết nhất
định về các quy định của pháp luật, về cung cầu, xu thế trên thị trường, cũng như thông
thạo cách làm các thủ tục giao dịch hợp pháp. Nhờ đó quá trình mua bán sẽ diễn ra dễ
dàng, nhanh chóng, bên trung gian có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và nhiều khi
mua bán được hàng hóa với giá cả có lợi hơn cho người ủy thác. Họ cũng làm giảm thiểu
rủi ro cho cả hai bên bán và bên mua.

Một lợi thế của việc sử dụng bên trung gian là tranh thủ được cơ sở vật chất của
trung gian. Nó có thể cung cấp ngay các nguồn tiếp thị sẵn có mà các nhà xuất khẩu,
nhập khẩu có thể mất nhiều năm để tự phát triển. Những người trung gian, nhất là các
loại đại lý, thường có cơ sở vật chất nhất định, nên khi sử dụng dịch vụ của bên thứ ba,
người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nhiều trung gian xuất khẩu, nhập
khẩu cũng tài trợ cho việc bán hàng và mở rộng tín dụng, tạo điều kiện thanh toán nhanh
chóng cho nhà xuất khẩu, nhập khẩu.

7
Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, đóng gói, phân loại, người ủy thác
có thể hợp lý hóa và giảm bớt được chi phí vận tải. Hình thành được mạng lưới buôn bán,
tiêu thụ rộng khắp, tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.

Trong thương mại quốc tế, nhiều người trung gian buôn bán (môi giới và một số loại
đại lý) có tiềm năng tài chính lớn, nhiều khi họ còn là những người cung cấp tín dụng cho
người ủy thác.

1.5.2. Nhược điểm

Giao dịch gián tiếp thông qua trung gian khiến doanh nghiệp không trực tiếp giao
dịch được với khách hàng ở thị trường nước ngoài, dẫn đến việc mất đi sự liên hệ trực
tiếp với thị trường. Việc thiếu sự hiện diện trực tiếp ở thị trường nước ngoài như vậy có
thể khiến cho doanh nghiệp không nắm bắt được những biến động về nhu cầu, phản hồi
và hành vi của người tiêu dùng, cũng như không học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ hoạt
động marketing và kinh doanh ở các thị trường đó. Doanh nghiệp rất hiếm khi biết khách
hàng của mình là ai, và do đó mất cơ hội điều chỉnh các dịch vụ của doanh nghiệp cho
phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của họ.

Việc kinh doanh buôn bán phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của người trung gian
nên nhiều khi phải gánh chịu hậu quả và rủi ro. Bên trung gian cũng có thể cung cấp các
sản phẩm tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm cả các sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp, cho cùng một khách hàng thay vì cung cấp đại diện độc quyền. Triển vọng và
mục tiêu dài hạn cho chương trình xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp có thể thay
đổi nhanh chóng và thật khó để chuyển hướng nỗ lực của doanh nghiệp cho phù hợp.
Ngoài ra, nhà kinh doanh cũng phải thường xuyên đáp ứng các yêu sách của đại lý hoặc
môi giới.

Khi thực hiện các cuộc mua bán trung gian, hai chủ thể mua bán đều không thể trao
đổi trực tiếp với đối phương, dẫn đến việc lợi nhuận bị chia sẻ. Bên bán và bên mua sẽ
không kịp thời nắm bắt về tình hình, giá cả, cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Khi đó, rất có khả năng sẽ xảy ra tình trạng vốn bị chiếm dụng, bên trung gian nhân cơ
hội thu lợi nhuận nhiều hơn và đưa ra nhiều yêu cầu hơn cho cả hai bên giao dịch.

1.5.3. Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian

8
Việc lựa chọn đại lý và môi giới phải hết sức thận trọng, phải điều tra xem xét kỹ
lưỡng.

Lựa chọn đại lý và môi giới thường căn cứ vào những tiêu thức cơ bản là khả năng
tài chính, cơ sở vật chất, phẩm chất và trình độ kiến thức của người trung gian buôn bán
về hàng hóa, về kinh doanh cũng như về luật pháp và tập quán buôn bán.

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của việc kinh doanh, năng lực phẩm chất của người
trung gian, vị trí của cơ sở đại lý, thị trường buôn bán, … mà nhà kinh doanh trao quyền
đại lý hay môi giới theo mức độ cho phù hợp.

Chỉ nên áp dụng phương thức buôn bán qua trung gian trong các trường hợp cần thiết
như khi thâm nhập vào một thị trường mới, khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng
mới, khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian, khi mặt hàng đòi hỏi sự chăm sóc
đặc biệt như hàng tươi sống chẳng hạn.

9
Chương 2: Nhận xét hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu
hàng nông sản Việt Nam

2.1. Thực trạng hoạt động giao dịch qua trung gian của lĩnh vực xuất khẩu hàng
nông sản Việt Nam

- Điểm mạnh

Trong khi doanh nghiệp Việt Nam chưa có đầy đủ thông tin về đối tác và nhu cầu thị
trường, khâu trung gian đóng vai trò rất quan trọng, làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong
nước và thị trường nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã thực sự công nhận
“quyền lực” của nhà môi giới.

Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành, chia sẻ: “Từ năm
2010, Công ty Minh Thành xuất khẩu nông sản thông qua các nhà môi giới vào thị
trường EU. Đến năm 2011 công ty đã trực tiếp đến chào hàng với một số nhà nhập khẩu
nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận, nhưng bị từ chối với lý do chưa biết về thương hiệu
cũng như chất lượng và uy tín của công ty chúng tôi. Do vậy vẫn phải tiếp tục xuất khẩu
thông qua khâu trung gian, với cách này hàng hóa thâm nhập các thị trường rất dễ dàng
và nhanh chóng”.

- Điểm yếu

Một khi chưa tiếp cận được nhà phân phối ở thị trường nước ngoài, doanh nghiệp
nước ta còn chịu nhiều thiệt thòi.

Châu Phi đang có nhu cầu nhập khẩu khoảng 9 triệu tấn gạo/năm, doanh nghiệp nước
ta đang có nhiều cơ hội chiếm thị phần tại thị trường này. Tuy nhiên, khi xuất khẩu phụ
thuộc vào khâu trung gian, giá gạo bán vào thị trường bị đẩy lên có khi đến 800 USD/tấn.

Ngoài ra, Việt Nam và các nước Châu Phi chưa có những thỏa thuận hợp tác về ngân
hàng dẫn tới việc doanh nghiệp làm thủ tục mở L/C phức tạp, thời gian chuyển tiền kéo
dài, chi phí ngân hàng trung gian cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp trung gian quốc tế
có lợi thế về vốn và hệ thống phân phối ở hầu khắp Châu Phi, nên dễ dàng trong việc giải
quyết những khó khăn này, nhất là khâu thanh toán.

- Cơ hội

10
Trong năm 2020, Việt Nam đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thông qua
các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký gần đây như Hiệp định EVFTA; RCEP;
UKVFTA và Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU) đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết
đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo dần mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạo
cao cấp, gạo đặc sản, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam.

Ngoài ra, việc xuất khẩu gạo Việt Nam hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại
điện tử sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng
cho sản phẩm gạo Việt Nam.

Xu hướng xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên phổ biến đối với các
doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm 2022, xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt
Nam đạt khoảng 3,5 tỷ USD và đang trên đà tăng mạnh. Điều này cho thấy việc xuất
khẩu gạo qua thương mại điện tử là lĩnh vực có triển vọng mà các doanh nghiệp có thể
khai thác. Một trong những sàn thương mại lớn nhất thế giới là Amazon dự báo doanh
thu thương mại điện tử đến từ các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tới 11 tỷ USD trong
3 năm tới.

- Thách thức

Theo nhận định của Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, xuất khẩu gạo Việt
Nam sang Châu Phi chủ yếu qua trung gian là các thương nhân Châu Âu và Libăng, nên
giá gạo bị đẩy lên cao. Điều này đã tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động xuất
khẩu gạo của nước ta sang thị trường quan trọng và đầy tiềm năng này. Ngoài thiệt hại về
giá cả thì việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam cũng bị hạn chế.

2.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giao dịch qua trung gian của lĩnh
vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
2.2.1. Ưu điểm

Đảm bảo thanh toán an toàn: Phương thức giao dịch qua trung gian thường bao gồm
việc sử dụng các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính có uy tín để làm trung gian. Điều
này giúp đảm bảo rằng thanh toán được thực hiện một cách an toàn cho cả người mua và
người bán.

Giảm rủi ro tín dụng: Khi sử dụng trung gian, các bên tham gia giao dịch thường
không cần phải lo lắng về việc không nhận được thanh toán hoặc việc không giao hàng

11
đúng hẹn. Trung gian có thể cung cấp các dịch vụ bảo đảm để giảm thiểu rủi ro tín dụng
cho cả người mua và người bán.

Giảm chi phí giao dịch: Sử dụng trung gian có thể giúp giảm bớt các chi phí liên
quan đến giao dịch, bao gồm chi phí chuyển khoản, phí giao dịch và các khoản phí khác.

Tăng tính minh bạch: Qua trung gian, các bên tham gia giao dịch có thể tiếp cận
thông tin và quy trình giao dịch một cách minh bạch hơn. Điều này giúp tăng cơ hội cho
các bên tham gia giao dịch để đánh giá rủi ro và đảm bảo rằng các điều khoản được thực
hiện một cách công bằng.

Hỗ trợ về vấn đề pháp lý và hợp đồng: Trung gian có thể cung cấp sự hỗ trợ về việc
lập hợp đồng và giải quyết các tranh chấp pháp lý trong quá trình giao dịch, giúp cho cả
hai bên đều được bảo vệ theo đúng quy định pháp luật.

Xây dựng mối quan hệ dài hạn: Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp
tác trong tương lai và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Khi hợp tác với nhà trung gian uy
tín, doanh nghiệp sẽ được báo giá với mức phù hợp. Và trong trường hợp khách hàng tin
tưởng nhà trung gian này, doanh nghiệp sẽ là đối tượng được khách hàng lựa chọn, hợp
tác lâu dài.

Ví dụ: Việc xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi đang phụ thuộc hoàn toàn vào
các đơn vị trung gian. Năm 2008, một trong những công ty cổ phần xuất nhập khẩu An
Giang cho biết: công ty đã xuất khoảng 180.000 tấn gạo, trong đó 30% là xuất sang Châu
Phi, qua những tập đoàn trung gian nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng thông qua một công
ty trung gian của Thụy Điển, bà Lê Thị Thanh Diễm, giám đốc Công ty TNHH Việt
Phong cho biết công ty đã xuất 25.000 tấn gạo sang Châu Phi với giá 430 USD/tấn gạo
loại 25% tấm. Đây là mức giá khá tốt ở Châu Phi, bởi hiện giá gạo xuất khẩu của Việt
Nam loại 5% tấm chỉ khoảng 500 USD/tấn. Từ đó có thể thấy, tại thời điểm đó để giải
quyết khó khăn trong khâu thanh toán ở thị trường này nên các công ty đã lựa chọn
phương thức giao dịch qua trung gian.

2.2.2. Nhược điểm

Nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với xuất nhập khẩu qua trung
gian là một phương thức thương mại khá phổ biến. Có ưu điểm cũng phải có nhược điểm,

12
sau đây là những điểm yếu của phương thức này đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt
Nam:

Tiêu tốn nhiều chi phí: Phương thức giao dịch này có thể làm tăng chi phí tổng cộng
của quá trình xuất khẩu do ta phải trả thêm phí dịch vụ của nước nhập khẩu. Hơn thế nữa,
việc phải chi trả cho bên thứ ba, nếu không có hợp đồng trực tiếp giữa bên bán và bên
mua thì bên thứ ba sẽ đội giá của hàng hoá lên cao để nhận thêm lợi nhuận và thiệt hại sẽ
đến cho cả bên xuất và nhập khẩu.

Rủi ro về uy tín: Trong trường hợp bên mua biết được thương hiệu của bên bán, nếu
bên thứ ba sau khi nhận hàng và chế biến hoặc cải tạo thành một sản phẩm khác, việc
chất lượng hàng hoá sẽ ảnh hưởng trực tiếp với bên cung ứng. Đây là một hệ quả rất
nghiêm trọng nếu như hàng hoá không đạt tiêu chuẩn và chất lượng cho phép trên thị
trường. Với mặt hàng nông sản Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp có thể mất đi sự kiểm
soát trực tiếp về chất lượng sản phẩm nông sản. Điều này sẽ dẫn đến việc xuất khẩu hàng
không đạt tiêu chuẩn chất lượng, gây ra vấn đề về uy tín và tiếp tục tác động đến hình ảnh
của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Rủi ro về thương hiệu thị trường: Bên thứ ba mà ta đã thuê có thể lợi dụng sự thiếu
hiểu biết của các bên quảng cáo cho thương hiệu của mình và lấy thành quả của người
khác biến thành của mình. Nói cách khác, họ biến khách hàng mà họ từng làm với vai trò
là bên thứ ba thành khách hàng chính, và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp trên thị
trường đó. Nếu như điều đó xảy ra, bên xuất hàng thực sự sẽ không thể cạnh tranh được
vì lợi thế do bên thứ ba tạo ra cho chính họ là quá lớn. Ngoài ra, mối quan hệ giữa trung
gian và các đối tác thị trường có thể không ổn định, dẫn đến nguy cơ mất thị trường khi
trung gian chuyển sang làm việc với đối tác khác hoặc không đảm bảo được việc duy trì
mối quan hệ thương mại.

Khó khăn trong giải quyết tranh chấp: Vì phải làm việc với bên thứ ba, nếu có tranh
chấp hoặc vấn đề phát sinh, việc giải quyết sẽ trở nên phức tạp. Sự phức tạp của quá trình
giải quyết tranh chấp có thể sẽ làm chậm trễ và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp. Nếu tranh chấp lớn, dễ có thể phát sinh thêm chi phí để giải quyết tranh
chấp.

Khó khăn trong việc quản lý chuỗi cung ứng: Sử dụng trung gian sẽ phức tạp quá
trình quản lý chuỗi cung ứng của nông sản Việt Nam nhất là khi có quá nhiều bên liên

13
quan trong quá trình này. Thời gian giải quyết và chi phí cộng thêm từ các bên liên quan
sẽ dễ dàng làm chậm trễ từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển và tiếp thị.

Ví dụ thực tiễn: Đa số doanh nghiệp đều xuất khẩu thông qua trung gian nên lợi
nhuận thực tế bị hạn chế. Châu Phi đang có nhu cầu nhập khẩu khoảng 9 triệu tấn
gạo/năm, doanh nghiệp nước ta đang có nhiều cơ hội chiếm thị phần tại thị trường này.
Tuy nhiên, khi xuất khẩu phụ thuộc vào khâu trung gian, giá gạo bán vào thị trường bị
đẩy lên rất cao, có khi đến 800USD/tấn. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
nước ta khó đẩy mạnh xuất khẩu, thâm nhập thị trường Châu Phi. Ông Nguyễn Văn Tiến,
Phó Tổng giám đốc CTCP Xuất nhập khẩu An Giang, cho biết “Từ đầu năm 2011 đến
nay, công ty đã xuất khẩu được 180.000 tấn gạo, trong đó có đến 60.000 tấn xuất khẩu
sang Châu Phi. Hầu hết các doanh nghiệp khác của nước ta cũng đang xuất khẩu gạo
sang thị trường này. Tuy nhiên, việc xuất khẩu phải phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn vị
trung gian do không nắm bắt, hiểu biết về thông lệ kinh doanh và thông tin về các doanh
nghiệp tại nước nhập khẩu cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp đó”.

2.3. Những chú ý khi áp dụng phương thức giao dịch qua trung gian của lĩnh
vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam

Về phía doanh nghiệp:

- Đối với các cơ sở sản xuất gia công, chế biến sản phẩm thủy sản ướp đá, hoa quả
và các mặt hàng nông sản phải đảm bảo bao gói, nhãn mác hàng hóa trước khi xuất
xưởng, dùng mã QR để truy xuất lô hàng và nguồn gốc xuất xứ; không để xảy ra trường
hợp nông sản xuất khẩu không có bao bì, nhãn mác.
- Thực hiện nghiêm các quy định khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài và
không trà trộn hàng không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
- Chỉ xuất khẩu nông sản đã được phép nhập khẩu chính thức.

Ví dụ: Khi xuất khẩu sang Trung Quốc, chỉ được phép xuất khẩu 9 loại trái cây là:
thanh long, xoài, nhãn, chuối, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, măng cụt.

Về phía trung gian:

- Việc lựa chọn đại lý và môi giới phải hết sức thận trọng, phải điều tra xem xét kỹ
lưỡng. Lựa chọn đại lý và môi giới thường căn cứ vào những tiêu thức cơ bản là: khả

14
năng tài chính, cơ sở vật chất, phẩm chất và trình độ kiến thức của người trung gian buôn
bán về hàng hóa, về kinh doanh cũng như về luật pháp và tập quán buôn bán.
- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của việc kinh doanh, năng lực phẩm chất của người
trung gian, vị trí của cơ sở đại lý, thị trường buôn bán, mà nhà kinh doanh trao quyền đại
lý hay môi giới theo mức độ phù hợp, căn cứ trên mục đích, yêu cầu của việc kinh doanh.
- Chỉ nên áp dụng phương thức buôn bán qua trung gian trong các trường hợp cần
thiết như: Khi thâm nhập vào một thị trường mới, khi mới đưa vào thị trường một mặt
hàng mới, khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian, khi mặt hàng đòi hỏi sự
chăm sóc đặc biệt.

2.4. Một số giải pháp

Hoạt động giao dịch qua trung gian đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt
Nam hiện nay đang được cải thiện đáng kể; song vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.
Nhằm nâng cao, cải thiện hoạt động giao dịch qua trung gian đối với lĩnh vực xuất khẩu
hàng nông sản, có thể tập trung vào một số giải pháp sau đây:

* Đối với doanh nghiệp

Nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu: Các doanh nghiệp xuất khẩu nông
sản nên tăng cường đào tạo như đào tạo cho doanh nghiệp về kiến thức thương mại quốc
tế, kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng, quản lý rủi ro,...; đồng thời xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm của mình để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thúc đẩy hợp tác và liên kết: Tổ chức các hội thảo, triển lãm, và sự kiện để tạo cơ
hội gặp gỡ và kết nối giữa các doanh nghiệp trong ngành,tham gia các hiệp định thương
mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản Việt Nam. Các doanh nghiệp
trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản cần tăng cường hợp tác với các quốc gia khác trong
lĩnh vực xuất khẩu nông sản, bao gồm chia sẻ thông tin thị trường, xúc tiến thương mại,
và hỗ trợ kỹ thuật.

Xây dựng hệ thống thông tin và công nghệ: Đẩy mạnh đầu tư vào phát triển và triển
khai các hệ thống thông tin và công nghệ hiện đại như phần mềm quản lý chuỗi cung
ứng, hệ thống giao dịch điện tử, và các ứng dụng di động. Bên cạnh đó, nên tạo ra một cơ
sở dữ liệu chung để lưu trữ thông tin về sản phẩm, giá cả, và tiêu chuẩn chất lượng, giúp
tối ưu hóa quản lý dữ liệu và tăng tính minh bạch trong giao dịch.

15
Xây dựng mối quan hệ đối tác đáng tin cậy: Quan hệ đối tác đáng tin cậy với các
trung gian và đối tác thương mại là yếu tố chìa khóa để giảm thiểu rủi ro và tăng tính
đáng tin cậy trong giao dịch. Do đó, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ này thông qua
các cam kết đối tác sẽ làm tăng giá trị cho các giao dịch.

Tham gia vào các hệ thống giao dịch điện tử: Các doanh nghiệp nên tham gia vào các
nền tảng giao dịch điện tử và thị trường trực tuyến để mở rộng phạm vi tiếp cận thị
trường và tối ưu hóa quy trình giao dịch. Việc này giúp tăng cường tính minh bạch và
hiệu quả trong việc kết nối với các đối tác kinh doanh quốc tế.

Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Cung cấp các khóa đào tạo chuyên
sâu về quản lý giao dịch, kỹ năng đàm phán, và kiến thức về thị trường cho nhân viên
trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Xây dựng các chương trình phát triển nguồn
nhân lực để tăng cường năng lực quản lý và sự hiểu biết về quy định pháp lý và tiêu
chuẩn chất lượng.

Chuẩn bị tài chính và pháp lý: Đảm bảo có đủ nguồn lực tài chính và tuân thủ các
quy định pháp lý cần thiết là quan trọng để thực hiện các giao dịch qua trung gian một
cách hiệu quả và hợp pháp. Công ty cần có kế hoạch tài chính cẩn thận và tư vấn pháp lý
chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro pháp lý.

Tăng cường quảng bá và tiếp thị: Đầu tư vào các hoạt động quảng bá và tiếp thị giúp
tăng cường sự nhận biết thương hiệu và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Công ty nên
tham gia các sự kiện ngành hàng, triển lãm quốc tế và các chiến dịch quảng cáo trực
tuyến để tăng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.

* Đối với nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Ban hành luật, quy định cụ thể hơn nữa về hoạt động
giao dịch qua trung gian trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản vô cùng quan trọng,nằm
xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch, đồng thời Nhà nước thông
qua hệ thống luật sẽ quy định các biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Thúc đẩy sự minh bạch và tuân thủ: Tạo ra các tiêu chuẩn và quy trình minh bạch
trong giao dịch, bao gồm cả việc công bố thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất
của hàng hóa. Thực hiện các biện pháp kiểm tra và giám sát để đảm bảo tuân thủ các quy

16
định pháp lý và tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để
thu hút đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu nông sản.

Hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu: Nhà nước tổ chức các chương
trình đào tạo về kiến thức thương mại quốc tế, kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng, quản
lý rủi ro,… hay hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, tham
gia các hội chợ triển lãm quốc tế. Qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.

Phát triển hệ thống logistics: Nhà nước nên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng logistics,
bao gồm cảng biển, sân bay, kho bãi,…; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
logistics, đặc biệt việc phát triển các dịch vụ logistics chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu đa
dạng của doanh nghiệp xuất khẩu là hoạt động vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giao
dịch qua trung gian; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật để tạo môi trường kinh
doanh minh bạch, công bằng cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Như vậy, với việc áp dụng các giải pháp trên sẽ giúp cải thiện hoạt động giao dịch
qua trung gian đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, nâng cao hiệu quả và
năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất
nước.

17
KẾT LUẬN

Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hội và
thách thức lớn. Việc áp dụng hình thức giao dịch trung gian có những ưu điểm và nhược
điểm, chính vì thế nhà nước và doanh nghiệp cần lưu ý những điểm lưu ý khi áp dụng
phương pháp này. Từ đó, hình thành những giải pháp khắc phục những mặt hạn chế để có
thể nâng cao hiệu quả của phương thức trung gian trong thương mại quốc tế không chỉ ở
lĩnh vực nông sản mà còn các lĩnh vực thương mại khác.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://cunghoidap.com/uu-nhuoc-diem-cua-giao-dich-trung-gian
2. https://cunghoidap.com/uu-nhuoc-diem-cua-giao-dich-trung-gian#google_vignette
3. https://dttc.sggp.org.vn/xuat-khau-qua-trung-gian-loi-it-thiet-nhieu-
post24782.html
4. https://ndgroup.vn/tin-tuc/uu-nhuoc-diem-xuat-nhap-khau-qua-trung-gian-la-gi-
5. https://dttc.sggp.org.vn/xuat-khau-qua-trung-gian-loi-it-thiet-nhieu-
post24782.html

19

You might also like