Amino Axit - 1 (3-8-2023)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

3

Thầy NGUYỄN TẤN TRUNG


AMIN-AMINO AXIT- PEPTIT BỔ TRỢ KIẾN THỨC HÓA 12 – LTĐH
ĐT: 090 234 94 64

I. ĐỊNH NGHĨA, CẤU TẠO VÀ DANH PHÁP


1. Định nghĩa
 Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, chứa đồng thời nhóm amino (–NH2) và nhóm cacboxyl (–COOH).

Ví dụ: H2N – CH2 – COOH R –CH – COOH R – CH – CH2 – COOH


COOH
NH2 NH2
NH2

  - Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (–NH2) và nhóm
cacboxyl (–COOH) cùng gắn vào 1 nguyên tử C. Đây là amino axit quan trọng góp phần tạo nên protein.
2. Cấu tạo phân tử
 Vì nhóm –COOH có tính axit, nhóm –NH2 có tính bazơ nên ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion
lưỡng cực. Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử :
R CH COO- R CH COOH
+
NH3 NH2
dạng ion lưỡng cực dạng phân tử
3. Danh pháp
 Có thể coi amino axit là axit cacboxylic có nhóm thế amino ở gốc hiđrocacbon.
Tên gọi của một số  - amino axit
Công thức Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên Kí hiệu
thường
CH2 -COOH
Axit aminoetanoic Axit - aminoaxetic Glyxin Gly
NH2
CH3 -CH - COOH
Axit 2 - aminopropanoic Axit - aminopropionic Alanin Ala
NH2
CH3 -CH - CH -COOH Axit - 2 amino -3 -
Axit  - aminoisovaleric Valin Val
CH3 NH2 metylbutanoic
HO CH2 CH COOH
Axit - 2 - amino -3 (4 - Axit  - amino -
NH2 Tyrosin Tyr
hiñroxiphenyl)propanoic (p - hiđroxiphenyl) propionic
HOOC(CH2)2CH - COOH Axit
Axit 2 - aminopentanñioic Axit - aminopentanñioic Glu
NH2 glutamic

H2N - (CH2)4 -CH - COOH Axit 2,6 - ñiaminohexanoic Axit ,  - ñiaminocaproic Lysin Lys
NH2
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
 Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, có nhiệt độ nóng chảy cao (khoảng
từ 220 đến 300oC, đồng thời bị phân hủy) và dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối
nội phân tử).
Ví dụ: Glyxin nóng chảy ở khoảng 232 – 236oC, có độ tan 25,5 g/100g nước ở 25oC.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1.Tính chất axit - bazơ của dung dịch amino axit
 Amino axit có đầy đủ tính chất của một axit cacbonxylic và một amin  amino axit có tính chất lưỡng tính.
2. Phản ứng este hóa nhóm –COOH
Tương tự axit cacboxylic, amino axit phản ứng được với ancol (có axit vô cơ mạnh xúc tác) cho este.
Ví dụ : H2NCH2COOH + C2H5OH 
HClkhan
  H2NCH2COOC2H5 + H2O
3. Phản ứng của nhóm NH2 với HNO2
H2NCH2COOH + HNO2  HOCH2COOH + N2  + H2O
4. Phản ứng trùng ngưng
 Khi đun nóng axit 6 - aminohexanoic (còn gọi là axit  - aminocaproic) hoặc axit 7 - aminoheptanoic (axit  -
aminoenantoic) với xúc tác thì xảy ra phản ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại poliamit.
 Trong phản ứng trùng ngưng amino axit, –OH của nhóm –COOH ở phân tử amino axit này kết hợp với H của
nhóm –NH2 ở phân tử amino axit kia tạo thành H2O và sinh ra polime do các gốc amino axit kết hợp với nhau.
... + H - NH -[CH2]5CO- OH + H - NH[CH2]5CO - OH + H - NH - [CH2]5CO -OH +
Ví dụ :
  . . . –NH – [CH2]5CO – NH – [CH2]5CO – NH – [CH2]5CO – ... + nH2O
o
t

  (–HN[CH2]5CO –)n + nH2O


o
Hay viết gọn là : nH2N[CH2]5COOH t

IV. ỨNG DỤNG


 Amino axit thiên nhiên (hầu hết là  - amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
 Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống như muối mononatri của axit glutamit dùng làm gia vị
thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt) ; axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
Axit 6 - aminohexanoic và axit 6 - aminoheptanoic là nguyên liệu dùng sản xuất nilon -6 và nilon - 7.

Câu 1. Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử


A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 2. Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2. B. C2H5OH. C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2.
Câu 3. Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4. C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí  ?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 5. Ứng với CTPT C4H9O2N có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 6. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3 – CH(NH2) – COOH?
A. Axit 2 – aminopropanoic. B. Axit  -aminopropionic.
C. Anilin. D. Alanin.
Câu 7. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3 – CH(CH3) – CH(NH2) – COOH?
A. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic. B. Valin.
C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic. D. Axit  -aminoisovaleric.
Câu 8. Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?
A. H2N – CH2 – COOH. B. CH3 – CH(NH2) – COOH.
C. HOOC – CH2CH(NH2)COOH. C. H2N – CH2 – CH2 – COOH.
Câu 9. Cho glyxin tác dụng với dung dịch HCl, trong dung dịch thu được có mặt những cation hữu cơ nào?
A. H3N+ – CH2 – COOHCl-. B. H3N+ – CH2 – CH2 – COOH.
C. H3N+ – CH(CH3) – COOH. D. H3N+ – CH2 – COOH.
Câu 10. Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4. D. dung dịch KOH và CuO.
Câu 11. Chất phản ứng được với các dung dịch: NaOH, HCl là
A. C2H6. B. H2N – CH2 – COOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 12. Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch
A. NaNO3. B. NaCl. C. NaOH. D. Na2SO4.
Câu 13. Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. CH3NH2. B. NH2CH2COOH.
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. D. CH3COONa.
Câu 14. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. Dung dịch glyxin. B. Dung dịch alanin.
C. Dung dịch lysin. D. Dung dịch valin.
Câu 15. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH.
Câu 16. CH3 – CH(NH2) – COOH lần lượt tác dụng với các dung dịch chứa các chất sau: HCl, NaOH, NaCl,
CH3OH, NH2 – CH2 – COOH. Số chất phản ứng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 17. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số
chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 18. Để phân biệt 3 dung dịch: H2NCH2COOH, CH3COOH, và C2H5NH2 chỉ cần dùng 1 thuốc thử là
A. dd NaOH. B. dd HCl. C. natri kim loại. D. quỳ tím.
Câu 19.(ĐHKA-2012) Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. Axit α-aminopropionic B. Axit α,  -điaminocaproic
C. Axit α-aminoglutaric D. Axitaminoaxetic.
Câu 20. (ĐHKB-2012 Alanin có công thức là
A. C6H5-NH2 B. CH3-CH(NH2)-COOH C. H2N-CH2-COOH D. H2N-CH2-CH2-COOH
Câu 21. (ĐHKA -2008) Phát biểu không đúng là
A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.
B. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
C. Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (glixin)
Câu 22.(CĐ-2012) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.
C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các  - amino axit.
D. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
Câu 23.(CĐ – 2014) Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Glyxin B. Phenylamin C. Metylamin D. Alanin
Câu 24. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Phân tử các aminoaxit chỉ có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH.
B. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
C. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường
Câu 25. (THPT QG – 2019) Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. CH3NH2. B. H2N-CH2-COOH. C. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH D. CH3COONa.
Câu 26. (THPT QG – 2019) Axit amino axetic (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. NaCl. C. HCl. D. Na2SO4.
Câu 27. Cho 0,1mol amino axit (A) phản ứng hết với HCl tạo 11,15g muối. Tên gọi (A) là
A. Glyxin B. Alanin.
C. Phenyl alanin D. Valin (axit-amino isovaleric).
Câu 28: (THPT QG – 2019) Cho 7,5 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với
dung dịch HCl dư, thu được 11,15 gam muối. Số nguyên tử hiđrô trong phân tử X là
A. 7. B. 5. C. 9. D. 11.
Câu 29. (THPT QG – 2019) Cho 8,9 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với
dung dịch HCl dư, thu được 12,55 gam muối. Số nguyên tử hiđrô trong phân tử X là
A. 7. B. 11. C. 5. D. 9.
Câu 30. Cho 3,75 gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối.
Giá trị của m là
A. 4,375. B. 5,575. C. 6,125. D. 7,375.
Câu 31. Cho m gam glyxin phản ứng hết với dd HCl, thu được dung dịch chứa 13,38 gam muối. Giá trị của m là
A. 9,0. B. 8,75. C. 11,25. D. 7,5.
Câu 32. (THPT QG – 2016) Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch
chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là
A. 28,25. B. 18,75. C. 21,75. D. 37,50.
Câu 33. Cho 40,05 gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị
của m là
A. 28,25. B. 18,75. C. 21,75. D. 37,50.
Câu 34. (ĐH K.A -2007) -aminoaxit X chöùa 1 nhoùm(-NH2). Cho 10,3 gam X taùc duïng vôùi axit HCl (dö), thu
ñöôïc 13,95 gam muoái khan. Coâng thöùc caáu taïo thu goïn cuûa X laø
A. H2NCH2COOH B. H2NCH2CH2COOH
C. CH3CH2CH(NH2)COOH D. CH3CH(NH2)COOH
Câu 35. X là -aminoaxit. Cho 87,75 gam X taùc duïng vôùi axit HCl (dö), thu ñöôïc 115,125 gam muoái khan.
Tên gọi cuûa X laø
A. glyxin B. alanin C. valin D. axit glutamic
Câu 36. Cho 10,95 gam X taùc duïng vôùi axit HCl (dö), thu ñöôïc 16,425 gam muoái khan. Tên gọi cuûa X laø
A. lysin B. alanin C. valin D. glyxin
Câu 37. (THPTQG – 2018) Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin pứ vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH
1M. Cô cạn dd sau pứ, được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 40,6 B. 40,2 C. 48,6 D. 42,5
Câu 38. Cho 36,9 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic pứ vừa đủ với
500 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dd sau pứ, được m gam muối khan.
Giá trị của m là
A. 47,9 B. 48,25 C. 46,8 D. 47,75
`

Câu 39. (ĐHKB-2009) Cho 0,02 mol amino axit X pứ vừa đủ với 200 ml
dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác
dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. (H2N)2C3H5COOH. B. H2NC2H3(COOH)2.
C. H2NC3H6COOH. D. H2NC3H5(COOH)2.
Câu 40. (CĐ – 2013) Cho 100 ml dd amino axit X nồng độ 0,2M phản ứng
vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, thu được dung dịch Y. Biết Y
phản ứng tối đa với 120 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch chứa
4,71 gam hỗn hợp muối. Công thức của X là
A. (H2N)2C2H3COOH. B. (H2N)2C3H5COOH.
C. H2NC3H5(COOH)2. D. H2NC3H6COOH

 ĐÁP ÁN
1A 2C 3B 4C 5C 6C 7A 8A 9A 10A
11B 12C 13C 14C 15B 16B 17C 18D 19B 20B
21D 22C 23C 24D 25B 26C 27A 28B 29A 30B
31A 32B 33B 34C 35C 36A 37B 38A 39D 40A

You might also like