Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1, Thế nào là thuyết nhận thức?

- Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan
trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến
gần khách thể.
- Thuyết nhận thức (Cognitivism) là một học thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu hệ thần
kinh của con người dẫn đến những hành vi mà họ thực hiện hoặc không thực hiện.

2, Lịch sử hình thành thuyết nhận thức


- Thuyết nhận thức hay thuyết tri nhận ra đời trong nửa đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh
trong nửa sau của thế kỷ XX.
- Các đại diện lớn của thuyết này:
+ Nhà tâm lý học người Áo J.Piaget (1896-1980)
+ Nhà tâm lý học Xô Viết như L.Vygotsky (1896 – 1934)

+ A.N.Leontiev (1903 – 1979)

- Xây dựng lý thuyết về sự học tập nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức đối với
sự học tập → Điểm khác với thuyết hành vi
Ngày nay thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Những kết quả
nghiên cứu của các lý thuyết nhận thức được vận dụng trong việc tối ưu hoá quá trình dạy học
nhằm phát triển khả năng nhận thức của HS, đặc biệt là phát triển tư duy. Các phương pháp,
quan điểm dạy học được đặc biệt chú ý là dạy học giải quyết vấn đề, dạy học định hướng hành
động, dạy học khám phá, dạy học theo nhóm.
Tuy nhiên việc vận dụng thuyết nhận thức có cũng có những giới hạn: việc dạy học nhằm phát
triển tư duy, giải quyết vấn đề, dạy học khám phá đòi hỏi nhiều thời gian và đòi hỏi cao ở sự
chuẩn bị cũng như năng lực của GV. Ngoài ra, cấu trúc quá trình tư duy không quan sát trực tiếp
được nên những mô hình dạy học nhằm tối ưu hoá quá trình nhận thức cũng chỉ mang tính giả
thuyết.

You might also like