Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Bài 2:

ÐỘNG TỪ
(ĀKHYĀTA)
I. Ðịnh nghĩa:
Ðộng từ là tiếng diễn đạt hành động hay cái dụng của chủ từ trong một câu.
Thí dụ:
- So odanaṃ bhuñjati. Nó ăn cơm.
- Tvaṃ potthakaṃ paṭhasi. Anh đọc sách.
- Ahaṃ buddhassa dhammaṃ uggaṇhāmi. Tôi học giáo pháp của Ðức Phật.
- Mayhaṃ mitto kalyānamitto hoti. Bạn của tôi là người bạn tốt.
II. SỰ HÌNH THÀNH CỦA ÐỘNG TỪ
Ðộng từ tiếng Pāli được cấu tạo bởi một ngữ căn (dhātu) hiệp với tiếp vĩ
ngữ (paccaya) và chia theo vĩ ngữ của các thì. Một số động từ còn được tạo nên
với tiếp đầu ngữ (upasagga) nữa.
Thí dụ:
tiếp đầu ngữ ngữ căn tiếp vĩ ngữ Động từ cơ bản - vĩ động từ
(upasagga) (dhātu) (paccaya) ngữ
Động từ tướng
Kar o Karo - ti Karoti,
karonti
Pati Sev a Patiseva-ti Patisevati

III. PHƢƠNG THỨC CỦA ÐỘNG TỪ


Động từ tiếng Pāli sử dụng có 8 cách (vibhatti), 3 thì (Kāla), 2 thể (Pada), 2 số
(Vacana), 3 ngôi (purisa).

A. Cách của động từ (Vibhatti):

Ðộng từ tiếng Pāli có đến 8 cách như sau:

1
1. Tiến hành cách (Vattamānā): là cách của động từ diễn đạt một sự kiện
đang xảy ra trong hiện tại.

Thí dụ: So odanaṃ bhuñjati. Anh ấy ăn cơm.

2. Hiện khứ cách (Ajjattanī): là cách của động từ diễn đạt một sự kiện đã xảy
ra trong ngày hôm nay.

Thí dụ: Thero agami. Vị trưởng lão vừa mới ra đi.

3. Quá khứ cách (Hīyattanī): là cách của động từ diễn đạt một sự kiện đã xảy
ra trong ngày hôm qua.

Thí dụ: Hīho te agamū. Hôm qua họ đã ra đi.

Trước đây, cách ajjattanī dùng để diễn đạt quá khứ, việc vừa xảy ra trong
ngày hôm nay; cách hīyattanī dùng để diễn đạt quá khứ, việc đã xảy ra trong
ngày hôm qua, nhưng nay đã mất đi sự phân biệt đó; cách ajjattanī dùng để chỉ
sự kiện quá khứ nhất định, và cách hīyattanī cũng để chỉ sự kiện quá khứ, nhưng
rất ít dùng.

4. Bất định khứ cách (Pārokkhā): là cách của động từ diễn đạt quá khứ bất
định thời gian.

Thí dụ: So bhagavanetad-avoca. Vị ấy đã nói lời này với Ðức Thế tôn.

5. Tƣơng lai cách (Bhavissantī): là cách của động từ diễn đạt một sự kiện sẽ
hoặc sắp xảy ra.

Thí dụ: So gāmaṃ gacchissati. Nó sẽ đi đến làng.

6. Ðiều kiện cách (Kālātipatti): là cách của động từ diễn đạt một sự kiện có
thể xảy ra. Cách này mang ý nghĩa một hình thức vị lai của quá khứ.

Thí dụ: Te ce yānaṃ labhissā āgacchissā. Nếu họ có xe, họ đi rồi.

7. Mệnh lệnh cách (Pañcamī): là cách của động từ diễn đạt một mệnh lệnh,
một lời khẩn cầu, một lời khuyên, hay một ước vọng ...

2
Thí dụ:

- Tvaṃ bahūnaṃ poṭṭhakānaṃ paṭhāhi. Anh hãy đọc nhiều sách.


- Bhavatu sabba sotthi te. Mong mọi sự tốt đẹp đến với anh.

8. Khả năng cách (Sattamī): là cách của động từ diễn đạt ý nghĩa công nhận,
cho phép, chủ định, khuyến khích hoặc khả năng có thể, ...

Thí dụ: ahaṃ pi mp mph mb mbh mm

- Yadi so katheyya ahampi katheyyāmi. Nếu nó nói, tôi cũng nói


- Yo visaṃ paribhuñjeyya so marissati. Ai mà dùng thuốc độc, người ấy sẽ
chết.
- Tumhe kalyānamitte bhajetha. Các anh chỉ nên giao du với những bạn tốt.

B. Thì của động từ (Kāla)


Trong tiếng Pāli, động từ có 3 thì:
- Thì hiện tại (Paccuppannakāla)
- Thì quá khứ (Atītakāla).
- Thì vị lai (Anāgatakāla).

1. Thì hiện tại (Paccuppannakāla): là động từ diễn tả sự kiện đang xảy ra.
Thí dụ:
- Ahaṃ pāṭhasālaṃ gacchāmi. Tôi đi đến trường học.
- Tvaṃ uyyānabhūmiyaṃ kīḷasi. Anh nô đùa trong sân vườn.
Trong tám cách của động từ tiếng Pāli, tiến hành cách (vattamānā) thuộc về
thì hiện tại.
2. Thì quá khứ (Atītakāla): là động từ diễn tả sự kiện đã qua, đã xảy ra rồi.
Thí dụ: vasati marati, mari
- Isi girimhi vasi. Vị ẩn sĩ đã sống trên núi.
- Mayhaṃ bandhu mari. Người bà con của tôi đã chết.

3
Trong tám cách của động từ, có 3 cách là hiện khứ cách (ajjattanī), quá khứ
cách (hīyattanī) và bất định khứ cách (pārokkhā) thuộc về thì quá khứ.
3. Thì vị lai (Anāgatakāla): là động từ diễn tả sự kiện sẽ xảy ra, một hành
động chưa tới, chưa đến ...
Thí dụ:
- Suve ahaṃ sindhumhi mahāyissāmi. Ngày mai tôi sẽ tắm biển.
- Tvaṃ ācariyassa gehaṃ gacchissasi. Anh sẽ đến nhà của vị giáo sư.
Trong tám cách của động từ, Thì vị lai có hai cách là tương lai cách
(bhavissanti) và điều kiện cách (kālātipatti).
Riêng về hai cách là mệnh lệnh cách (pañcamī) và khả năng cách (sattamī)
trong tám cách, thì không nhất định thuộc thì nào, chúng được dùng trong cả 3
thì, nên gọi là thì vô định (anuttakāla).
C. Thể của động từ (Pada)
Trong tiếng Pāli, động từ có thể:
- Kattukāraka: Năng động thể.
- Kammakāraka: Thụ động thể.

1) Kattukāraka: Năng động thể


Ðịnh nghĩa:
Ðộng từ năng động thể là động từ diễn tả hành động mà tác nhân chính gây
ra là chủ từ.
Thí dụ:
- So / Sā alaṅkaroti. Cô ta trang điểm.
- Tvaṃ nagare āhiṇḍasi. Anh dạo phố.
- Ahaṃ potthakassa paṭhāmi. Tôi đọc sách.
- Puriso rukkhaṃ chindati. Người đàn ông chặt cây.

2) Kammakāraka: Thụ động thể


4
Ðịnh nghĩa:
Ðộng từ thụ động thể là tiếng động từ diễn đạt ý nghĩa hành động mà chủ từ
là thụ nhân, nhận lấy hậu quả.
Thí dụ:
- Rukkho purisena chindiyati. Cây bị người đàn ông chặt.
- So kumāro paharīyati. Cậu bé ấy bị đánh.
- Ayaṃ dhammo satthārā desīyi. Giáo pháp này đã được thuyết bởi bậc Ðạo
sư.
D. Số của động từ (Vacana)
Ðộng từ được chia theo 2 số:
- Số ít (ekavacana)
- Số nhiều (bahuvacana)

1) Ðộng từ được dùng ở số ít khi tình trạng chủ từ là số ít.


Thí dụ:
- So bhattaṃ khādati. Nó ăn cơm.
- Tvaṃ nagaraṃ gacchasi. Anh đi đến thành phố.
- Ahaṃ poṭṭhakaṃ paṭhāmi. Tôi đọc sách.

2) Ðộng từ được dùng ở số nhiều khi tình trạng chủ từ ở số nhiều.


Thí dụ:
- Te bhattaṃ khādanti. Chúng nó ăn cơm.
- Tumhe nagaraṃ gacchatha. Các anh đi đến thành phố.
- Mayaṃ poṭṭhake paṭhāma. Chúng tôi đọc những quyển sách.
Ðộng từ trong một câu hay một mệnh đề phải phù hợp về số với chủ từ quan
hệ.
D. Ngôi của động từ (Purisa)
Ðộng từ được chia theo 3 ngôi là:
5
- Ngôi thứ ba (paṭhamapurisa), gọi là ngôi sơ.
- Ngôi thứ hai (majjhimapurisa), gọi là ngôi trung.
- Ngôi thứ nhất (uttamapurisa), gọi là ngôi thượng.
1) Ngôi thứ ba (paṭhamapurisa- ngôi sơ):
Ðộng từ ngôi sơ được dùng khi chủ từ quan hệ là ngôi thứ ba.
Thí dụ:
- So gāmaṃ gacchati. Nó đến làng.
- Te nagarā nikkhamiṃsu. Họ đã ra khỏi thành phố.
- Kumāro sādhukaṃ uggaṇhāti. Cậu bé học giỏi.

2) Ngôi thứ hai (majjhimapurisa – ngôi trung):


Ðộng từ ngôi trung được dùng khi chủ từ quan hệ là ngôi thứ hai.
Thí dụ:
- Tvaṃ nagare vasasi. Anh sống tại thành phố.
- Tumhe kuto āgacchatha? Các anh từ đâu lại?

3) Ngôi thứ nhất (uttamapurisa):


Ðộng từ ngôi thượng được dùng khi chủ từ quan hệ là ngôi thứ nhất.
Thí dụ:
- Ahaṃ buddhassa dhammaṃ uggaṇhāmi. Tôi học giáo pháp của Ðức Phật.
- Mayaṃ saṅghassa pūjema. Chúng tôi cúng dường đến Tăng.
Trong tiếng Pāli, thuật từ (động từ) phải hợp nhất với chủ từ quan hệ, chẳng
những về số, mà phải hợp cả về ngôi nữa.

6
BẢNG CHIA ĐỘNG TỪ NĂNG ĐỘNG THỂ, THÌ HIỆN TẠI:
Động từ cơ bản Paca: nấu
Ngôi Ekavacana - Số ít Bahuvacana - Số nhiều

Paṭhama- So (nó, vị ấy, anh ấy…) Te (họ, chúng nó, các anh ấy,…)
purisa (So) ti (te) nti
Ngôi thứ 3 So pacati (nó nấu) Te pacanti (họ nấu)
Tvaṃ (anh, chị, ngài, bạn, Tumhe (các anh, các chị, các ngài, các bạn,
Majjhima- ngươi, mày…) các ngươi, chúng mày…)
purisa
(Tvaṃ) si (Tumhe) tha
Ngôi thứ 2
Tvaṃ pacasi (Anh nấu) Tumhe pacatha (các anh nấu)

Uttama- Ahaṃ (tôi, ta, con, …) Mayaṃ (chúng tôi, chúng ta, …)
purisa (Ahaṃ) āmi (Mayaṃ) āma
Ngôi thứ 1 Ahaṃ pacāmi ( tôi nấu) Mayaṃ pacāma (chúng tôi nấu)

Những động từ sau đây đều chia tương tự:


- Gacchati: đi
- Sayati: ngủ
- Passati: thấy
- Harati: mang đi, đem đi
- Vasati: sống, ở, cư trú
- Hasati: cười
- Nisīdati: ngồi
- Dhāvati: chạy
- Āruhati: leo lên
- Tiṭṭhati: đứng
- Carati: đi bộ, đi dạo
- Bhuñjati: ăn (thức ăn mềm)
7
- Khādati: ăn (thức ăn cứng)
- Āharati: mang lại, đem lại
- Hanati: giết
- Yācati: xin
- Bhāsati: nói
- Kīḷati: chơi, đùa giỡn
BÀI TẬP 3:
Dịch sang tiếng Việt:
1. Narā suriyaṃ passanti: Những người đàn ông thấy mặt trời.
2. Goṇā pāsāṇe tiṭṭhanti
3. Manusso gāme carati
4. Sakuṇo rukkhe nisīdati
5. Buddho dhammaṃ bhāsati
6. Ahaṃ dīpaṃ āharāmi
7. Mayaṃ goṇe harāma
8. Saṅgho gāmaṃ gacchati
9. Tvaṃ sīhaṃ passasi
10. Bhūpālā asse āruhanti
11. Devā ākāsena gacchanti.
12. Assā dīpesu dhāvanti
13. Tvaṃ pādehi carasi
14. Tumhe hatthehi caratha.
15. Mayaṃ loke vasāma
16. Sunakhā vānarehi kīḷanti
17. Puriso mañce sayati
18. Varāhā ajehi vasanti
19. Sīhā sakuṇe hananti
20. Sunakhā gāme caranti
B – Dịch sang Pāḷi
1. Con ngựa đứng trên hòn đảo. Asso dīpamhi tiṭṭthati.
2. Các ngươi thấy mặt trời.
8
4. Những con dê đi trong làng.
3. Mặt trăng mọc trên trời.
5. Những người đàn ông ngủ trên những chiếc giường.
6. Những con bò đực chạy khỏi con sư tử.
7. Những con người sống trên đời.
8. Cậu đem cây đèn đi.
9. Chúng tôi sống trên hòn đảo.
10. Ngài là đức vua.
11. Các anh thấy con chim trên cây.
12. Con khỉ đùa giỡn với con heo.
13. Đức vua giết con sư tử.
14. Vị thiên thần du hành trên hư không.
15. Cây cối sống trên đảo.
16. Anh ấy mang cây đèn lại.
17. Chúng tôi thấy thân của người đàn ông.
18. Chúng tôi ăn bằng tay.
19. Các bạn đi đến chùa cùng với những đứa con của người nông dân.
20. Con trai của người nông dân đánh con chó trên đường.

You might also like