tiểu luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Mục lục

MỞ ĐÀU...............................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.......................4
1. Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.......................................................4
2. Thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.........................................................5
3. Chủ nghĩa Mác- Lênin về quyền tự quyết của các dân tộc..........................6
II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc...................................6
1. Quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc..............................6
2. Độc lập dân tộc phải gắn với quyền tự quyết................................................6
3. Gắn với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân...........................................7
4. Là nền độc lạp thật sự, hoàn toàn và triệt để. Độc lập dân tộc phải gắn
liền với thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ...............................................................7
5. Độc lập dân tộc mình, đồng thời độc lập cho tất cả dân tộc khác...............8
III. Liên hệ thực tiễn...........................................................................................9
1. Giá trị lý luận...................................................................................................9
2. Giá trị thực tiễn...............................................................................................9
3. Liên hệ sinh viên..............................................................................................9
KẾT LUẬN.........................................................................................................11

1
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Độc lập dân tộc đã trở thành khát vọng mang tính phổ biến của toàn nhân
loại. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã thúc đẩy phong trào
giải phóng dân tộc ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Từ đó, Hồ Chí Minh đã
vận dụng bài học từ Cách mạng tháng Mười Nga để áp dụng vào thực tiễn Việt
Nam để tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, từ đó tiến tới
độc lập dân tộc. Những giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
tới ngày nay vẫn còn nguyên vẹn để rút ra những bài học quý báu vận dụng vào
thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về độc lập dân tộc để vận dụng trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện
nay là vô cùng quan trọng.

2. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đồng
thời nhận thức được vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong
việc vận dụng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, chỉ ra và phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc.
Hai là, phân tích những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân
tộc.
Ba là, làm rõ những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.

3. Ý nghĩa lý luận về thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa lý luận: Đề tài làm rõ những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc cũng như những giá trị quý báu vận dụng vào thực tiễn.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh
trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và vận dụng vào thực tế Việt Nam hiện nay.

3
NỘI DUNG

I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc


1. Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng bắt tay vào khai thác
thuộc địa một cách mạnh mẽ và từng bước biến nước ta trở thành một nước
thuộc địa nửa phong kiến. Từ năm 1858 đến cuối thế kỳ XIX, các phong trào
đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược liên tục nổ ra, nhưng cuối cùng đều
thất bại do đi theo khuynh hướng phong kiến. Đến đầu thế kỷ XX, khi xã hội
Việt Nam có nhiều biến đổi và chịu ảnh hưởng từ các cuộc vận động cải cách,
phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện. Tuy nhiên, do
giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu, các tổ chức và người lãnh đạo phong trào
chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn nên đều thất bại. Vì thế
từ thực tiễn đặt ra vấn đề để có được độc lập dân tộc cần đấu tranh bằng con
đường nào.
Trong bối cảnh đó, sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc ở nước ta xuất hiện dấu hiệu mới của một thời đại mới sắp ra đời. Công
nhân Việt Nam chịu sự áp bức bóc lột từ thực dân, tư bản, phong kiến nên họ
sớm đã vùng dậy đấu tranh từ đốt lán trại, bỏ trốn tập thể đến đình công, bãi
công. Đây là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào
nước ta. Chính Hồ Chí Minh đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, đánh dấu bước hình
thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc ở nước ta.
2. Thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát
triển thành đế quốc chủ nghĩa. Một số nước đế quốc chi phối toàn bộ tình hình
thế giới và biến phần lớn các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh đã trở
thành thuộc địa. Tình hình đó đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng
chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. Những
mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt vào đầu thế kỷ XX. Giành độc lập cho
các dân tộc thuộc địa không chỉ là đòi hỏi của riêng họ mà còn là mong muốn
chung của giai cấp vô sản quốc tế, điều đó đã thúc đẩy phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới phát triển. Khi sang phương Tây, Người quan tâm tìm hiểu
khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái trong các cuộc cách mạng tư sản. Người
đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong bản
“Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của Mỹ, bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền” năm 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự
do, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại ngày nay. Và chính điều này đã góp
phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc.

4
3. Chủ nghĩa Mác- Lênin về quyền tự quyết của các dân tộc
Lenin ủng hộ việc tách ra thành lập một quốc gia riêng biệt khi dân tộc đó
bị áp bức, bóc lột bằng các biện pháp bạo lực. Bối cảnh mà Lenin đưa ra vấn đề
quyền dân tộc tự quyết là sự áp bức dân tộc đang tràn lan, phổ biến ở cả nước
Nga và trên thế giới [1]. Bối cảnh khi Lenin đưa ra quyền dân tộc tự quyết hoàn
toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin về quyền dân tộc tự quyết mà tư
tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đã được hình thành. Nhờ đó, Hồ Chí
Minh đã giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và người
lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam lúc bấy giờ.

5
II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1. Quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc
Bề dày lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với truyền thống yêu nước, đấu
tranh chống giặc ngoại xâm. Điều đó cho thấy khát khao to lớn về một nền độc
lập dân tộc, tự do cho nhân dân của dân tộc ta. Đó cũng là một giá trị tinh thần
thiêng liêng, bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh thần ấy.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếp nhận
những nhân tố về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ,
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp. Từ đó,
Người đã khái quát và nâng lên thành quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do”.
Trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng” năm 1930, Hồ Chí Minh cũng đã
xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn
phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.
Trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Người tuyên bố trước đồng bào và
thế giới rằng: “Nước Việt nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã
thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Trong thư gửi Liên hợp quốc năm 1946, một lần nữa Bác khẳng định:
“Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng
tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng
nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Khi thực dân
Pháp tiến hành xâm lược lần thứ hai, trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”,
Người ra lời hiệu triệu, thể hiện quyết tâm sắt đá, bảo vệ bằng được nền độc lập
dân tộc “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”.
Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến tranh ở Việt Nam. Trong
hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh ác liệt, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý
thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập, tự do trên
thế giới “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
2. Độc lập dân tộc phải gắn với quyền tự quyết
Trong quá trình đi xâm lược các nước, chủ nghĩa thực dân đế quốc hay
dùng chiêu bài mị dân, thành lập các chính phủ bù nhìn bản xứ, tuyên truyền cái
gọi là “độc lập tự do” giả hiệu cho nhân dân các nước thuộc địa nhưng thực chất
là nhằm che đậy bản chất “ăn cướp” và “giết người” của chúng.

6
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và
triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không
có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài
chính riêng…, thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì.
Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnh đất nước ta sau cách mạng tháng
tám gặp vô vàn khó khăn, nhất là nạn thù trong, giặc ngoài để bảo vệ nền độc
lập thật sự mới giành được, Hồ Chí Minh đã cùng Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp ngoại giao, để bảo
đảm nền độc lập thật sự của đất nước.
3. Gắn với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Kế
thừa giá trị về quyền tự do, hạnh phúc của nhân dân trong chủ nghĩa tam dân của
Tôn Trung Sơn và tư tưởng về quyền tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền của cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt
Nam, nhân dân Việt Nam đương nhiên phải được tự do và bình đẳng về quyền
lợi “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Năm 1930, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ
Chí Minh cũng đã xác định rõ ràng mục tiêu đấu tranh của cách mạng là “làm
cho nước Nam được hoàn toàn độc lập… Thủ tiêu hết các thứ quốc trái… Thâu
hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. Bỏ
sưu thuế cho dân cày nghèo”.
Theo Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do,
thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”, “người dân chỉ hiểu được giá trị của độc
lập, tự do khi họ có được ấm no, hạnh phúc”. Chính vì vậy, ngay sau thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh yêu cầu: Chúng ta phải
thực hiện ngay làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở,
làm cho dân có học hành.
Có thể thấy rằng, “độc lập, tự do, hạnh phúc” là mục tiêu trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, Người đã chia sẻ “ham muốn tột
bậc” của mình là: Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
4. Là nền độc lạp thật sự, hoàn toàn và triệt để. Độc lập dân tộc phải gắn
liền với thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền tự quyết
về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng… thì độc
lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnh nước ta còn
nhiều khó khăn sau Cách mạng tháng Tám, Người đã thay mặt Chính phủ ký với
đại diện Chính phủ Pháp “Hiệp định Sơ bộ” (6-3-1946), theo đó: “Chính phủ
Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do có
Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của
mình”.
7
Sau Cách mạng tháng Tám, lợi dụng tình hình đất nước ta còn đang rối ren,
thực dân Pháp lại bày ra cái gọi là “Nam Kỳ tự trị” hòng chia cắt nước ta lần
nữa. Trong hoàn cảnh đó, Bác đã khẳng định trong “Thư gửi đồng bào Nam Bộ”
(1946): “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể
mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Mặc dù sau Hiệp định Giơ-ne-vơ
(1954), nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Người vẫn tiếp tục kiên trì đấu
tranh thống nhất đất nước. Tháng 2-1958, Người khẳng định: “Nước Việt Nam
là một, dân tộc Việt Nam là một”. Trong “Di chúc”, Người đã thể hiện niềm tin
tuyệt đối và thắng lợi của cách mạng: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng
bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Có thể thấy rằng, tư tưởng trên là
tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
5. Độc lập dân tộc mình, đồng thời độc lập cho tất cả dân tộc khác
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 không chỉ có ý nghĩa lịch
sử đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới. Đó là sự cổ vũ cho các quốc gia bị mất độc lập ở châu Á,
châu Phi, khu vực Mỹ Latinh đấu tranh. Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng Tháng
Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân
chủ thế giới. Cách mạng Tháng Tám có ảnh hưởng trực tiếp và rất to đến hai dân
tộc bạn là Miên và Lào. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân hai nước
Miên, Lào cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập”. Điều này đã chứng minh
một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên
cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập, tự do;
đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và biết tranh thủ sức mạnh
của thời đại thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

8
III. Liên hê thực tiễn
1. Giá trị lý luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc đã bổ sung và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với thực tế Việt Nam. “Học chủ nghĩa
Mác-Lênin không phải nhắc như con vẹt “Vô sản thế giới liên hiệp lại” mà phải
thống nhất chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nói đến
chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam là nói đến chủ trương chính sách của Đảng...
Chủ nghĩa Mác-Lênin không phải ở đâu người ta cũng làm cộng sản, cũng làm
Xô-Viết”. Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng bắt chước một mực làm
theo thế ấy, thì đó vừa là lý luận suông, vô ích, vừa chưa biết khéo lợi dụng kinh
nghiệm: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp
đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”.
Điều này đã khẳng định rõ lí do vì sao dân tộc Việt Nam trước hết phải giành
được độc lập dân tộc chứ không phải giai cấp cách mạng như Cách mạng tháng
Mười Nga (1917) hay Cách mạng Pháp (1789). Và điều này là hoàn toàn đúng
đắn khi áp dụng vào hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ, phải giành được độc lập
dân tộc thì mới có thể đấu tranh giai cấp.
2. Giá trị thực tiễn
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc đã được vận dụng trong
thực tiễn cách mạng Việt Nam thành công. Các cuộc đấu tranh từ khi thực dân
Pháp tiến hành xâm lược nước ta đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
đều thất bại. Nhưng kể từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo, cách mạng dù khó khăn
nhưng cuối cùng vẫn đi đến thắng lợi. Và thắng lợi của chín năm kháng chiến
chống Pháp, 30 năm kháng chiến chống Mỹ là minh chứng hùng hồn cho tính
đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Chính vì vậy, tư tưởng
Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là giá trị lịch sử trường tồn của dân tộc ta, là tài
sản quý báu trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và cả thời bình trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Liên hệ sinh viên
Là một sinh viên được tiếp xúc với nhiều kiến thức và công nghệ của thời
đại mới, em tin rằng sinh viên có trách nhiệm học tập và vận dụng tư tưởng độc
lập dân tộc của Hồ Chí Minh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện đại.
Ngoài việc học chuyên ngành, các sinh viên cũng cần có bản lĩnh chính trị tốt,
thực hiện các chủ trương và chính sách của Đảng, sống, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh để ngăn chặn các luận điệu xuyên tạc và âm mưu
"diễn biến hòa bình" từ thế lực thù địch.
Bản thân mình nếu không thể tránh được những cái xấu thì không thể đủ
bản lĩnh để làm được những việc khác. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên vẫn
còn chưa hiểu rõ được tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, chưa nắm bắt
tình hình trong nước và quốc tế. Một số sinh viên còn sa sút trong học tập, rèn
luyện, không có tinh thần cầu tiến nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ thực hiện hành
vi trái pháp luật. Để những kiến thức học ở trường có thể áp dụng vào thực tế,
9
học sinh cũng phải tích cực tham gia các phong trào thi đua dành cho thanh
niên, vì điều này giúp các em có cơ hội tự học, trải nghiệm và rèn luyện những
kiến thức, kỹ năng cho bản thân.
Hơn nữa, việc luôn cập nhật thông tin chính trị, kinh tế, xã hội không chỉ
truyền đạt kiến thức mới mà còn phát triển khả năng phân tích thông tin và tư
duy linh hoạt thay vì chỉ học từ sách vở. Đây là một cách để phát huy kiến thức
tốt hơn trong thực tế. Điều này giúp học sinh có thể lựa chọn những luồng
thông tin chính xác, không bị các thế lực thù địch làm xao nhãng những giá trị
đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam hiện nay.
Đối với bản thân em - một sinh viên kinh tế, lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều sự
linh hoạt, sáng tạo, để có thể góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, em thấy mình không chỉ cần học tập từ sách vở mà còn cần tích cực học
hỏi từ các hoạt động ngoại khóa, phong trào thanh niên. Điều đó giúp em cải
thiện rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm sống đồng thời rèn luyện cho mình bản
lĩnh để tiếp tục cống hiến cho xã hội, góp phần xây dựng thế hệ sinh viên, thanh
niên tài năng làm rạng danh nước nhà.

10
KẾT LUẬN
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay giúp làm sáng tỏ những cơ sở hình
thành, những nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Bên
cạnh đó, đề tài cũng giúp sinh viên nhìn nhận những giá trị mà tư tưởng Hồ Chí
Minh mang lại trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và trong quá trình
xây dựng bảo vệ Tổ quốc hiện nay, từ đó có nhận thức đúng đắn về xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, rèn luyện ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với việc gìn giữ
và phát huy các giá trị lịch sử, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Tài liệu hướng dẫn học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Trường đại học Giao
thông vận tải.
2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho bậc đại học không chuyên ngành
Lý luận chính trị) - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tài liệu trực tuyến
[1] Theo www.lyluanchinhtri.vn
Tư tưởng của VILênin về quyền dân tộc tự quyết và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay.
[2] Theo Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - Đảng bộ Trường đại học Kinh
tế - Luật
Ý nghĩa thắng lợi lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945
[3] PGS.TS Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Theo Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị Việt Nam
Hồ Chí Minh vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam
[4] Theo Trung tâm y tế thị xã Quảng Yên
Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh là không thể phủ nhận!
[5] Ban Phong trào và Tuyên giáo (sưu tầm) - Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Bắc Kạn
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong xây dựng và bảo vệ đất
nước hiện nay

12

You might also like