Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

* Những thuận lợi – khó khăn cho sự phát triển kinh tế thời Đinh và Tiền Lê.

- Thuận lợi:

+ Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất
hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo, …

+ Trong thủ công nghiệp: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong
nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển. Do đó, sản phẩm không
những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.

+ Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán,
đặc biệt là biên giới Việt - Tống, mở mang đường xá, thống nhất tiền tệ, ...

- Khó khăn:

+ Tuy nhiên, chế độ phân phong thời Đinh chỉ là tạm thời, người được phong không trở
thành địa chủ sở hữu tư nhân ruộng đất tại đó. Đất phong là đơn vị hành chính mà người
được phong là quan chức hưởng tô thuế trong vùng, coi như một thứ lương bổng; số
lương bổng này lẽ ra lấy từ kho của triều đình thì người nhận phong hưởng do các công
xã nộp trực tiếp, sau khi họ qua đời toàn bộ ruộng đất trả về triều đình

+ Những cơ sở thương mại cũ của người Hoa, vốn hình thành từ thời Bắc thuộc, qua
chiến tranh giữa Đinh Tiên Hoàng và các sứ quân, đã bị tan vỡ

+ Kinh tế tiền tệ nước Đại Cồ Việt thời nhà Đinh còn mới manh nha, tiền không thực sử
được sử dụng nhiều, trao đổi hàng hóa là chính, lương bổng và thuế má đều bằng hiện
vật, nền kinh tế chưa linh hoạt

* Chính sách kinh tế và thuế thời Đinh và tiền Lê

- Nhà Đinh đã thực hiện chính sách phong ấp hay phong hộ nông dân cho các tướng lĩnh
có công và phong ấp cho các hoàng tử cũng như giao cho họ cai quản địa phương có ấp
của mình. Ruộng đất nói chung vẫn thuộc quyền sở hữu của làng xã.

- Theo phương thức thời Đường, nhà nước Đinh – Tiền Lê xây dựng một số quan xưởng
chuyên sản xuất thủ công cần thiết cho mình. Hình thành những xưởng đúc tiền, rèn vũ
khí, may mũ áo, xây dựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền.

- Nhà Tiền Lê đặt ra lệ đánh thuế căn cứ vào số lượng tài sản về ruộng đất. Thuế thân
chia ra hai loại:
+ Tiền công dung là tiền công dịch (như lao động công ích) mà người dân phải chịu mỗi
năm 10 ngày và có thể nộp tiền thay vào việc tạp dịch

+ Tiền thuế hộ: là tiền mỗi gia đình phải nộp hàng năm

+ Tiền thuế điệu: Tiền mỗi hộ phải nộp để đóng vào việc quân

- Ngoài ra nhà Tiền Lê đặt ra thuế thổ sản theo phép thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu)
của Trung Quốc, chỉ lấy cống phẩm mà không thu bằng tiền. Đồng thời, triều đình có
chính sách khuyến khích thương mại. Những người buôn bán không phải nộp thuế, coi
như họ chỉ bán những nông phẩm sản xuất ra mà đã chịu thuế ruộng đất rồi.

* Những thành tựu tiêu biểu về kinh tế thời Đinh và Tiền Lê

a) Nông nghiệp:

- Chia ruộng đất cho nông dân

- Khai khẩn đất hoang

- Chú trọng thủy lợi

- Nhà vua quan tâm đến sản xuất,khuyến khích nông dân làm nông nghiệp.

-> Nông nghiệp ngày càng ổn định và phát triển.

b) Thương nghiệp

- Các xưởng thủ công nhà nước như xưởng đúc tiền,rèn vũ khí,may mặc,xây dựng cung
điện được thành lập;

- Các nghề thủ công truyền thống như dệt lụa,làm giấy,đồ gốm phát triển

c) Thương nghiệp

- Đúc tiền đồng lưu thông trong nước;

- Nhiều trung tâm buôn bán, khu chợ được hình thành;

- Buôn bán với nước ngoài và thủy lợi.

You might also like