Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BM Hóa lý Đại học Bách Khoa Hà Nội

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KEO VÀ NGHIÊN CỨU SỰ KEO TỤ


I. Mục đích:
Điều chế keo hydroxyt sắt (III) và xác định ngưỡng keo tụ với sự có mặt của những chất
điện ly.
II. Cơ sở lý thuyết.
Hệ keo là hệ phân tán, tạo thành từ một chất (chất phân tán) được chia nhỏ thành các hạt
có kích thước khoảng 10-9 - 10-7 m và phân bố vào thể tích của 1 chất khác (gọi là môi trường
phân tán).
Các hệ keo là các hệ vi dị thể có bề mặt phân chia lớn, vì thế chúng không bền vững nhiệt
động.
Để chế tạo được hệ keo ổn định cần 2 điều kiện cơ bản:
1. Chất phân tán không hoà tan hoặc tan ít trong môi trường phân tán.
2. Trong hệ cần có chất bảo vệ để ngăn các hạt keo (mixen) liên kết lại thành những tập
hợp lớn hơn. Các chất này có thể được đưa từ ngoài vào hệ hoặc tạo thành trong quá trình điều
chế keo.
Có 2 nhóm phương pháp chính để điều chế keo: phương pháp phân tán và phương pháp
ngưng tụ, trong phòng thí nghiệm thường sử dụng phương pháp ngưng tụ hoá học. Bài thí
nghiệm này sử dụng phản ứng thuỷ phân sau để điều chế keo hydroxyt sắt:
FeCl3 + 3H2O ⇌ Fe(OH)3 + 3HCl
Phản ứng trên là thuận nghịch. Ở nhiệt độ cao, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Dung dịch chứa HCl dư, muốn loại axít này đem thẩm tích.
Keo hydroxyt sắt thu được là keo dương, có màu nâu đỏ.
Khi có chất bảo vệ, hệ keo ở trạng thái giả bền. Khi phá vỡ trạng thái này các hạt keo có
xu hướng liên kết với nhau tạo thành các hạt lớn hơn và tách khỏi môi trường phân tán. Đây
chính là hiện tượng keo tụ.
Sự keo tụ có thể xảy ra dưới tác dụng của một số yếu tố như: thêm vào hệ chất điện
ly,khuấy trộn, đun nóng hay làm lạnh hệ,...
Để đánh giá khả năng gây keo tụ của một chất điện ly đối với một hệ keo, người ta đưa ra
khái niệm ngưỡng keo tụ , đó là nồng độ tối thiểu chất điện ly có thể gây ra hiện tượng keo tụ
một cách rõ rệt cho hệ keo đó. Đơn vị của ngưỡng keo tụ là mol.L-1 hoặc đlg.L-1. Ta có thể xác
định sự keo tụ theo sự thay đổi màu của hệ keo, sự vẩn đục hay sự kết tủa.
III. Thực hành
III.1 Hóa chất và dụng cụ
a. Hóa chất:
- NaCl 4N
- FeCl3 (3%)

1
- Na2SO4 (0,0012N)
- Na2SO4 (0,0018N)
b. Dụng cụ:
- 01 cốc chịu nhiệt 250 mL
- 01 ống đong 100 mL
- 01 pipet 2 mL
- 05 pipet 5 mL
- 01 giá đựng pipet
- 01 giá đựng ống nghiệm
- 01 bếp điện
III.2 Hướng dẫn thực hành thí nghiệm
III.2.1. Điều chế keo hydroxyt sắt trong nước.
Cho 60 mL nước cất (dùng ống đong) vào cốc 250 mL chịu nhiệt đun sôi. Khi nước sôi,
tắt bếp nhưng vẫn để cốc nước trên bếp. Dùng pipét hút 5 mL dung dịch FeCl3 3% cho từ từ
vào cốc nước đã được đun sôi. Quan sát sự hình thành keo hydroxyt sắt và viết nhận xét vào
nhật ký thí nghiệm hoặc báo cáo thí nghiệm.
III.2.2. Xác định ngưỡng keo tụ keo hydroxyt sắt:
a. Lấy 6 ống nghiệm cho vào mỗi ống thể tích các chất lần lượt như sau:

Ống nghiệm số 1 2 3 4 5 6

Nước (mL) 3,0 2,5 2,0 1,5 1,0 4

Keo hydroxyt sắt (mL) 2 2 2 2 2 2

Dung dịch NaCl 4 N (mL) 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 0

Quan sát keo tụ để xác định ngưỡng tụ keo tụ


b. Lấy 8 ống nghiệm cho vào mỗi ống thể tích các chất lần lượt như sau:

Ống nghiệm số 1 2 3 4 1' 2' 3' 4'

Nước (mL) 2,0 1,5 1,0 0,5 2,4 2,0 1,6 1,2

Keo hydroxyt sắt (mL) 2 2 2 2 2 2 2 2

Dung dịch Na2SO4 0,0012 N (mL) 2,0 2,5 3,0 3,5 - - - -

Dung dịch Na2SO4 0,0018 N (mL) - - - - 1,6 2,0 2,4 2,8

Quan sát keo tụ để xác định ngưỡng tụ keo tụ.


III.2.3. Tính ngưỡng keo tụ:
Ngưỡng keo tụ  tính theo công thức:
C.Vdl
g= (đlg.L-1)
Vtc

2
Trong đó: C – nồng độ chất điện ly dùng để keo tụ đlg.L-1; Vdl – thể tích (mL) chất điện
ly được dùng; Vtc – thể tích (mL) tổng cộng gồm keo, dung dịch điện ly và nước.
Dựa vào định nghĩa sự keo tụ và quan sát thực tế các thí nghiệm ở a) và b) để tính các
ngưỡng keo tụ.
Chú ý:
- 2 giá trị ngưỡng keo tụ tính được ở b) phải khớp nhau. Nếu chưa khớp, sinh viên cần thí
nghiệm kiểm tra thêm 1 ống trung gian giữa ống keo tụ và keo chưa tụ để quan sát hiện tượng
keo tụ rõ.
- Hoặc nếu xảy ra hiện tượng 8 ống ở thí nghiệm b) đều không có hiện tượng keo tụ, SV
tiếp tục tăng nồng độ chất điện ly bằng cách sử dụng dung dịch Na2SO4 0,0024 N và Na2SO4
0,0048 N với thể tích như bảng trên.
- Hoặc nếu xảy ra hiện tượng 8 ống ở thí nghiệm b) đều keo tụ, SV tiếp tục giảm nồng độ
chất điện ly bằng cách giảm thể tích Na2SO4 0,0012 N sao cho tổng thể tích không thay đồi.

IV. Câu hỏi


1. Hệ keo có những đặc tính gì?
2. Viết cấu tạo mixen của keo hydroxyt sắt.
3. Giải thích tác dụng của muối Na2SO4 và NaCl đối với sự keo tụ của keo hydroxyt sắt.
4. Ngưỡng keo tụ phụ thuộc vào những yếu tố gì và phụ thuộc như thế nào?

You might also like