Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BÀI TIỂU LUẬN HẾT MÔN – MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Họ và tên:

TÊN ĐỀ TÀI: “Phân tích mối quan hệ giữa các Chức năng Quản trị (PODC).
Chỉ ra những điểm giống và khác nhau khi thực hiện các chức năng quản trị của
nhà quản trị cấp cao và nhà quản trị cấp thấp. Lấy một ví dụ thực tế mà anh
(chị) biết để minh họa cho phân tích của anh chị.”
BÀI LÀM:
I. Mối quan hệ giữa các Chức năng Quản trị (PODC).
1. Các chức năng quản trị
Trước khi bước vào phần phân tích mối quan hệ giữa các Chức năng Quản
trị, ta cùng tìm hiểu về bốn chức năng của quản trị như sau.
1.1. Chức năng hoạch định.
Chức năng hoạch định là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị doanh
nghiệp. Chức năng này giúp nhà quản trị có cái nhìn toàn diện về tình hình
và tạo ra các kế hoạch hợp lí để đạt được mục tiêu của tổ chức, đồng thời
quyết định các công việc và tìm kiếm, sử dụng các nguồn lực cần thiết trong
việc hoàn thành mục tiêu. Chính vì thế, chức năng hoạch định có vai trò
quyết định tới định hướng phát triển, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, chức năng này còn cho phép mỗi người trong tổ chức biết rõ đích
đến, cái mình hướng tới, thêm vào đó là phân bổ nhân lực và vật lực một
cách hiệu quả.
1.2. Chức năng tổ chức.
Chức năng tiếp theo trong 4 chức năng của quản trị là tổ chức. Sau khi kế
hoạch đã được xác định, chức năng tổ chức sẽ đảm nhận vai trò xây dựng
cấu trúc tổ chức, phân công nhiệm vụ và xác định quyền, trách nhiệm của
từng cá nhân trong tổ chức; đảm bảo nguồn lực được sử dụng một cách hiệu
quả và hợp lí. Trong khi chức năng hoạch định liên quan trực tiếp đến mục
tiêu hoạt động của tổ chức thì chức năng tổ chức lại liên quan trực tiếp đến
yếu tố con người. Chính vì thế trong 4 chức năng quản trị thì chức năng tổ
chức là chức năng quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
1.3. Chức năng lãnh đạo
1
Chức năng lãnh đạo sẽ đóng vai trò lãnh đạo, khuyến khích, động viên và
giải quyết xung đột nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. Chức năng
này cũng hỗ trợ người lãnh đạo trong việc phối hợp nhân sự để thực hiện các
mục tiêu và giải quyết các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, chức năng này còn
giúp nhân viên dưới quyền thực hiện công việc một cách nhanh chóng và
hiệu quả nhất, tránh tình trạng chậm trễ, tồn đọng công việc. Trong 4 chức
năng quản trị, khi chức năng điều khiển được thực hiện hiệu quả thì các chức
năng hoạch định, tổ chức mới có ý nghĩa.
1.4. Chức năng kiểm soát
Cuối cùng là chức năng kiểm soát, chức năng này nhằm đảm bảo rằng các
hoạt động đang diễn ra theo kế hoạch và tiến tình đạt được sự tuân thủ các
nguyên tắc. Nhà quản trị cần theo dõi xem doanh nghiệp của mình hoạt động
như thế nào, thu thập kết quả thực tế để so sánh với các mục tiêu đã đặt ra và
áp dụng các biện pháp sửa đổi và điều chỉnh khi cần thiết. Không chỉ riêng
với những nhà quản trị cấp cao mà kể cả những nhà quản trị cấp thấp, những
nhân viên cấp dưới cũng nên tự đánh giá, kiểm tra lại mức độ hoàn thành
công việc của mình để sửa đổi và phòng ngừa sai lệch.
2. Mối quan hệ giữa các Chức năng Quản trị (PODC)
Trong quản trị có một số chức năng quan trọng cần được thực hiện để đảm
bảo sự thành công của tổ chức. Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị
không chỉ là sự phân cấp và phân công nhiệm vụ, mà còn liên quan đến cách
các chức năng này tương tác và hỗ trợ lẫn nhau. Giữa bốn chức năng này
luôn có mối quan hệ liên kết chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, đồng thời
chức năng này còn là nền tảng, là tiền đề cho chức năng kia. Chúng tạo
thành một bộ khung quản trị và phải được thực hiện đầy đủ để đạt được kết
quả.
Chức năng đầu tiên của quy trình này là hoạch định, bất cứ một tổ chức nào
khi muốn bắt đầu một quy trình đều phải đặt ra được những mục tiêu nhất
định. Đây chính là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng quản trị,
bên cạnh đó nó còn được xem như là nền tảng của quản trị học. Kế đến là
chức năng tổ chức, nó phản ảnh cách thức mà tổ chức nỗ lực để hoàn thành
kế hoạch đã đề ra ở bước hoạch định. Nếu chức năng này không được thực
hiện thì các chiến lược đã được hoạch định sẽ không xảy ra, do đó các nhà
quản trị sẽ không thể có được cơ sở kết quả để thực hiện chức năng kiểm
soát. Tiếp theo là chức năng lãnh đạo, chức năng này thể hiện khả năng

2
khích lệ, động viên và khả năng sử dụng con người của một nhà quản trị.
Chức năng này tạo sự liên kết giữa các bộ phận và cấp bậc trong một bộ máy
tổ chức, phát huy yếu tố con người, từ đó thực hiện tốt các chức năng khác
trong quy trình quản trị. Cuối cùng là kiểm soát – một chức năng không kém
phần quan trọng. Trong quá trình thực hiện các kế hoạch đã đề ra, không thể
tránh khỏi các rủi ro, các sơ suất không đáng có và chức năng này sẽ giúp
nhà quản trị kiểm tra, rà soát lại quá trình thực hiện để từ đó mà phát hiện
cũng như đưa ra được những giải pháp kịp thời; đưa tổ chức quay về với tiến
độ ban đầu để có thể hoàn thành tốt, cho ra kết quả như mong đợi, đảm bảo
việc phát huy hiệu quả ba chức năng còn lại.
Mối quan hệ giữa các Chức năng Quản trị (PODC) là tương đối phức tạp.
Mỗi chức năng đều giữ một vai trò cực kì quan trọng trong việc đạt được
mục tiêu của tổ chức. Trên lý thuyết, các chức năng này có vẻ tồn tại độc lập
nhưng trên thực tế, các chức năng này luôn tồn tại theo một thể thống nhất
và phụ thuộc lẫn nhau, chức năng này bổ trợ cho chức năng kia để có thể
hoạt động một cách hiệu quả. Trong một tổ chức, khi cả bốn chức năng này
đều được thực hiện và phối hợp với nhau một cách hài hòa và đúng đắn thì
tổ chức này sẽ ngày càng thành công và lớn mạnh, ngược lại nếu bốn chức
năng này không được thực hiện đầy đủ hay một trong số chúng bị bỏ qua
trong quá trình quản trị thì chắc chắn tổ chức đó sẽ rất dễ đi đến thất bại bởi
nếu tách rời chúng ra thì chúng hoàn toàn vô nghĩa, chúng sẽ không nắm một
vai trò cụ thể nào và cũng không có tác dụng gì trong quá trình quản trị.
3. Ví dụ thực tế
Một ví dụ thực tiễn tiêu biểu cho mối quan hệ giữa các chức năng quản trị là
Công ty Điện tử Hoa Kỳ, được biết đến với tên GE (General Electric) là một
trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ và điện tử.
Công ty này đã đưa ra quyết định về đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch.
Chức năng hoạch định của GE nghiên cứu và phân tích thị trường năng
lượng sạch, nhận diện tiềm năng phát triển và xu hướng công nghệ mới. Họ
cũng có thể xác định các cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng sạch
và thiết lập các mục tiêu dài hạn cho công ty, xây dựng kế hoạch chi tiết cho
dự án. Tiếp theo, chức năng tổ chức sẽ tham gia vào việc đảm bảo dự án
được triển khai hiệu quả và hoạt động ổn định. Đảm bảo nguồn lực được
phân bổ và sử dụng một cách phù hợp. Chức năng lãnh đạo của GE rất hiệu
quả, chưa từng có bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào có thể xây dựng
những kiến thức về lãnh đạo thông minh và tài tình như GE. Công ty này đã

3
áp dụng các kế hoạch lương thưởng, lương hưu dựa trên lợi nhuận một cách
hợp lý nhằm giữ chân nhân tài và tạo dựng mối quan hệ tốt với nhân viên.
Ông Jeff Immelt – Giám đốc điều hành GE cho biết: "Hầu hết nhân viên
trong GE đều sẵn sàng tiếp thu và rút kinh nghiệm từ những bài học trong
quá khứ với tinh thần cầu tiến. Điều này rất quan trọng ở GE". Cuối cùng,
chức năng kiểm soát của công ty này đã đặt ra các nguyên tắc trong việc
thiết kế và vận hành doanh nghiệp, đảm bảo những sai sót trong quá trình
triển khai dự án năng lượng sạch được giải quyết kịp thời và hiệu quả từ đó
giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được thành công trong việc đầu tư vào
lĩnh vực năng lượng sạch.
II. Những điểm giống và khác nhau khi thực hiện các chức năng quản trị
của nhà quản trị cấp cao và nhà quản trị cấp thấp.
1. Giống nhau
Dù cho ở cấp bậc cao hay thấp thì các nhà quản trị vẫn phải thực hiện đủ và
chính xác bốn chức năng của quản trị, đó là: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát. Bên cạnh đó, nhà quản trị cấp cao vè cấp thấp còn giống nhau ở
mục tiêu, họ đều phải làm việc và đảm bảo việc hoàn thành được mục tiêu
của tổ chức.
2. Khác nhau
Điểm khác biệt mà ta có thể thấy rõ nhất giữa nhà quản trị cấp cao và nhà
quản trị cấp thấp là phạm vi và tính chất của công việc. Mỗi cấp độ quản trị
đều có một vai trò nhất định trong tổ chức, cấp độ quản trị càng cao thì chức
năng hoạch định và tổ chức càng cao, ngược lại, cấp độ quản trị càng thấp thì
lại tập trung hơn vào chức năng lãnh đạo.
Nhiệm vụ chính của nhà quản trị cấp cao là sẽ đặt ra những mục tiêu dài hạn
và cũng đồng thời kiến tạo tầm nhìn phát triển của tổ chức, phân công trách
nhiệm thực hiên công việc, xây dựng kế hoạch hành động để đạt được mục
tiêu đã đề ra. Các nhà quản trị cấp cao thường sẽ nhìn về tương lai dà hạn, họ
giám sát môi trường hoạt động bên ngoài, có khuynh hướng quan tâm đến sự
thành công chung của tổ chức. Họ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các
quyết định chiến lược, chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc quản lý và đảm
bảo tài chính của toàn bộ tổ chức. Ngoài ra, họ cũng có trách nhiệm điều
phối các hoạt động trong công ty, có quyền triển khai hoặc thay đổi các
chương trình của tổ chức giúp công ty ngày càng tiến bộ, đuổi kịp tốc độ
thay đổi nhanh chóng của thời đại. Các chức danh chính của các nhà quản trị

4
cấp cao trong công ty là: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch, các ủy viên
hội đồng quản trị, các tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó
giám đốc.v.v…
Phần lớn thời gian của các nhà quản trị cấp thấp lại giành cho chức năng
lãnh đạo. Họ sẽ nhận công việc được truyền xuống từ các nhà quản trị cấp
cao sau đó thực hiện nhiệm vụ đôn đáo, thúc đẩy nhân viên làm việc; giám
sát công việc hàng ngày, khuyến khích và đánh giá các nhân viên cấp dưới
trực thuộc. Các nhà quản trị cấp thấp thường chỉ đưa ra các kế hoạch với
mục tiêu ngắn hạn và họ nhấn mạnh vào việc thực hiện các mục tiêu hàng
ngày. Họ không dành nhiều thời gian cho chức năng kiểm soát bởi vì quyền
lực nằm nhiều hơn ở các nhà quản trị cấp cao, họ thường chỉ tập trung vào
chức năng lãnh đạo, đó là phân công, giao nhiệm vụ, phân bổ nguồn lực và
thiết kế bộ máy hợp lý; duy trì các kỉ cương, luật lệ trong tổ chức đồng thời
động viên và khai thác hiệu quả tiềm lực nhân sự. Các chức danh thông
thường của họ là: đốc công, trưởng ca, tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ
bán hàng.v.v…
Giữa các nhà quản trị cấp cao và các nhà quản trị cấp thấp cũng có kha nhiều
sự khác nhau trên phương diện các kỹ năng quản trị. Để hiểu rõ hơn, ta hãy
nhìn bảng sau:

Dễ dàng ta có thể nhận thấy, các nhà quản trị cấp cao có kỹ năng tư duy rất
cao nhưng họ lại có ít kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng nhân sự vì vậy họ sẽ dành
thời gian nhiều cho việc phân tích, suy luận, tư duy đúng với khả năng của
mình. Ngược lại, các nhà quản trị cấp thấp có kỹ năng kỹ thuật rất cao nên
họ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, họ thường tập trung vào việc

5
hướng dẫn và đốc thúc nhân viên làm việc thay vì tư duy và đưa ra các chiến
lược dài hạn như các nhà quản trị cấp cao.
Tóm lại, bất cứ một nhà quản trị nào, dù ở cấp thấp hay cấp cao thì cũng cần
có đầy đủ các kỹ năng cần thiết và thực hiện được đồng thời đầy đủ cả bốn
chức năng của quản trị.
3. Ví dụ thực tế
Sự khác biệt giữa nhà quản trị cấp cao và cấp thấp có thể được thể hiện qua
các ví dụ về hai nhân vật sau:
Jack Ma (Mã Vân) - một trong những vị doanh nhân thành đạt bậc nhất của
Trung Quốc, là “cha đẻ” và là chủ tịch của tập đoàn thương mại điện tử
Alibaba. Jack Ma hiện đang nằm trong TOP 10 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc
với khối tài sản hơn 22,8 tỷ USD (thống kê của Fobes năm 2022). Bắt đầu từ
công việc giáo viên tiếng Anh tại Viện Kỹ Thuật điện tử thành phố Hàng
Châu, chỉ sau một lần được tiếp xúc với internet, dù không có kinh nghiệm
nào về máy tính hay lập trình nhưng vào năm 1995 ông đã thành lập công ty
China Pages nhưng sau đó ông đã rời bỏ công ty này để cùng 17 người bạn
thành lập nên Alibaba. Từ đó, Alibaba đã thống lĩnh thị trường thế giới.
Alibaba đã mang thương mại điện tử tới những ngôi làng xa xôi của Trung
Quốc và phát triển trí tuệ nhân tạo, chăm sóc sức khỏe và làm cả phim
Hollywood. "Chúng ta sẽ làm được bởi chúng ta còn trẻ, và chúng ta sẽ
không bao giờ, không bao giờ từ bỏ", Jack Ma từng nói với các nhân viên
của mình. Tỷ phú Trung Quốc chia sẻ ông luôn cố gắng duy trì một không
khí làm việc thoải mái, vui vẻ ở Alibaba. Đầu những năm 2000, khi công ty
quyết định thành lập sàn giao dịch trực tuyến Taobao, Jack Ma cùng các
nhân viên thực hiện động tác trồng cây chuối trong giờ nghỉ trưa để giữ cho
năng lượng luôn tràn đầy. Có thể thấy được tư duy và đầu óc chiến lược của
vị tỷ phú đến từ Trung Quốc – Jack Ma là cực kì tốt ở cương vị là một nhà
lãnh đạo tài ba, ông là một trong những ví dụ điển hình cho một nhà quản trị
cấp cao.
Cô Trần Thanh Tuyền – cửa hàng trưởng (store manager) của một cửa hàng
tiện lợi Circle K tại TP. Hồ Chí Minh. Cô ấy có trách nhiệm quản lý hoạt
động chung của cửa hàng, từ quản lý hàng hóa, điều phối công việc của nhân
viên, đến việc duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác. Cô Tuyền cũng
cần phải đảm bảo rằng cửa hàng đạt doanh số bán hàng cao và đạt được lợi
nhuận tối đa, cân bằng được việc duy trì mức tồn kho hợp lý và cung cấp đủ

6
hàng hóa cho khách hàng. Bên cạnh đó, hàng tháng cô sẽ nhận thông tin và
thông báo từ cấp trên để phổ biến lại cho nhân viên trong cửa hàng như các
chương trình khuyến mãi, quà tặng, luật lệ, kiểm tra,… Đây là một ví dụ
điển hình cho một nhà quản trị cấp thấp, cô Tuyền chủ yếu làm việc với nhân
viên của mình và hàng hóa trong cửa hàng thay vì phải lên kế hoạch kinh
doanh hay lập chiến lược hoạt động cho tập đoàn như ông Jack Ma.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỷ nguyên mới của quản trị ( new era of management), by Richard L. Daft
2. Giáo trình môn học Quản trị học thầy Phạm Văn Nam
3. “Jack Ma xây dựng “đế chế” Alibaba như thế nào?”
(https://vov.vn/kinh-te/jack-ma-xay-dung-de-che-alibaba-nhu-the-nao-
814362.vov)
4. “Chức năng quản trị – Ví dụ và mối quan hệ giữa các chức năng”
(https://isinhvien.com/4-chuc-nang-quan-tri-vi-du-va-moi-quan-he-giua-cac-
chuc-nang/)
5. “Các cấp quản trị trong tổ chức và nhiệm vụ chính”
(https://jobsgo.vn/blog/cac-cap-quan-tri/)
6. “General Electric: Điều gì làm nên công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới?”
(https://bom.so/VJJc1F)
7. “Kỹ năng quản trị doanh nghiệp: Định nghĩa và ví dụ” (https://1office.vn/ky-
nang-quan-tri-doanh-nghiep-dinh-nghia-va-vi-du)

8
KẾT QUẢ CHECK ĐẠO VĂN

You might also like