Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM

CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG THUỐC VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG


I. Thuốc và yêu cầu chất lượng:
1. Định nghĩa: Theo luật dược Số 105/2016/QH13
Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị
bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và
sinh phẩm.
Phân loại
Thuốc hóa dược: dược chất
Thuốc dược liệu: dược liệu
Thuốc cổ truyền: dược liệu chế biến theo PP YHCT
2. Khái niệm chất lượng thuốc
Là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc (mức độ phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật đã định trước) nhằm đảm bảo các mục tiêu sau:
• Có hiệu lực phòng bệnh và chữa bệnh
• Không có hoặc ít có tác dụng có hại
• Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định
• Tiện dụng và dễ bảo quản
→ Thuốc là hàng hóa đặc biệt !

Các yêu cầu cơ bản đảm bảo chất lượng thuốc


- Chứa đúng các thành phần theo tỷ lệ qui định của công thức đã được đăng ký và cấp phép
- Sản xuất theo đúng các qui trình đã đăng ký
- Có độ tinh khiết đạt yêu cầu qui định
- Đóng gói trong các đồ đựng và đồ bao gói với nhãn thích hợp và đúng qui cách đã đăng ký
- Bảo quản, phân phối, quản lý theo qui định
* Ba yếu tố cơ bản để đạt tất cả các mục tiêu trên:
- Thực hành tốt sản xuất (GMP)  TT 35/2018/TT-BYT
- Thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP)  TT 04/2018
- Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)  TT 36/2018
- Thực hành tốt quản lý nhà thuốc – GPP  TT 02/2018 ( bán lẻ thuốc )
- Thực hành tốt phân phối thuốc – GDP  TT 03/2018

 GMP: Bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
 GLP: Bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng
 GSP: Bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc

II. Kiểm tra chất lượng thuốc


1. Khái niệm
Kiểm tra chất lượng thuốc hay kiểm nghiệm thuốc là việc sử dụng các phương pháp phân tích:
- lý học,
- hoá học,
- hoá lý,
- sinh vật, Sinh học
- vi sinh vật,…
→ xác nhận một thuốc hay một nguyên liệu làm thuốc có đạt hay không đạt tiêu chuẩn qui định.
Mục đích:
 Để người sử dụng dùng được thuốc đảm bảo chất lượng, đạt hiệu quả điều trị cao
 Phát hiện thuốc không đạt tiêu chuẩn, thuốc giả
2. Phân biệt một số loại thuốc
Thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Là thuốc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn ➢ Là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan nhà nước
đã đề ra: có thẩm quyền.
➢ Mức độ không đạt có thể là một hay một số chỉ tiêu.
1. Hiệu lực, an toàn và đảm bảo chất lượng → Thuốc kém chất lượng.
2. Nhãn, bao gói đến tay người sử dụng Nguyên nhân:
3. Số đăng kí, giấy phép sản xuất, lưu hành của Bộ Y tế. 1. Kĩ thuật sản xuất, bảo quản không đúng, thuốc tự biến chất
2. Đồ bao gói không đạt tiêu chuẩn, đưa tạp chất vào thuốc
3. Tuổi thọ (hạn dùng) đã hết
4. Nguyên phụ liệu không đạt tiêu chuẩn
5. Tác động của môi trường: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…

 Thuốc giả:
Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không có dược chất, dược liệu;
- Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành
- Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập
khẩu;
- Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ

III. Hệ thống QL- KT chất lượng thuốc


Sơ đồ tổ chức
Cục quản lý Dược Việt Trung Ương
Nam
Hệ thống quản lý chất
lượng thuốc

Địa Phương
Sở Y tế địa phương

Hệ thống tổ chức, Hệ thống thanh tra


quản lý, kiểm tra chất Dược Cơ quan kiểm tra chất
lượng thuốc lượng của nhà nước

Hệ thống tự kiểm tra


Hệ thống kiểm tra
chất lượng ở các cơ sở
chất lượng thuốc

Cơ quan kiểm tra chất lượng của nhà nước


Doanh nghiệp làm
dịch vụ kiểm nghiệm
+ Trung Ương: Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (ở Hà Nội) và Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định
Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế.
+ Ở tỉnh, thành phố: Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm.

PHẦN 2. CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN HÓA


I. Một số khái niệm về tiêu chuẩn hóa:
1.1. Một số định nghĩa:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sảm phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá
trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
- Tiêu chuẩn hoá là một lĩnh vực hoạt động bao gồm hai nội dung: Xây dựng ra các tiêu chuẩn và áp dụng các tiêu chuẩn đó trong thực tế.
- Tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc là văn bản quy định về đặc tính kỹ thuật, bao gồm chỉ tiêu chất lượng, mức chất
lượng, phương pháp kiểm nghiệm và yêu cầu quản lý khác có liên quan đến chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

1.2. Đối tượng của công tác tiêu chuẩn hoá:


Hầu như trên tất cả mọi lĩnh vực:
- Các máy móc, dụng cụ, trang thiết bị công nghệ.
- Nguyên, nhiên vật liệu.
- Các nguyên tắc, phương pháp, thủ tục, các vấn đề tổ chức, quản lý…
- Thuật ngữ, ký hiệu, đo lường…
- Sản phẩm và bán sản phẩm.
- Nội dung chính của một tiêu chuẩn về thuốc (nguyên liệu hay thành phẩm):
+ Tiêu đề: tên, tên đơn vị ban hành tiêu chuẩn, loại tiêu chuẩn, hiệu lực
+ Yêu cầu kỹ thuật: mức chất lượng → kế hoạch sản xuất và quản lý.
+ Phương pháp thử: kèm theo YCKT
+ Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản: quy định rõ đến đơn vị nhỏ nhất
Trước đây có 3 cấp tiêu chuẩn:
• Hiện nay, chỉ còn 2 cấp tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và Tiêu chuẩn cơ sở
Các mức Tiêu chuẩn cơ sở không được thấp hơn (≥) các mức quy định trong dược điển VN
2.1. Thủ tục xây dựng tiêu chuẩn
- Chuẩn bị tài liệu, khảo sát thực tế, lập đề cương.
- Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn lần thứ nhất
- Hoàn thành dự thảo tiêu chuẩn sau khi lấy ý kiến góp ý, sữa chữa, hoàn chỉnh hồ sơ gửi tới cơ quan quản lý và xét duyệt.
- Xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn.
 Trước khi xét duyệt, tiêu chuẩn phải được gửi qua cơ quan thẩm tra kỹ thuật:
 Và Các cơ quan pháp chế: phòng nghiệp vụ dược ở địa phương

2.3. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn về phương pháp thử:
2.3.1. Các loại qui trình về phương pháp thử:
- Các phép thử định tính: chứng minh chất phân tích có mặt trong mẫu đang thử
- Các phép thử về độ tinh khiết: chứng minh mẫu đang thử đạt hay ko đạt về độ tinh khiết
- Các phép thử định lượng:
2.3.2. Các yêu cầu chất lượng đối với một phương pháp thử
Được thể hiện ở một số điểm chính sau:
* Có tính tiên tiến:
+ Độ đúng
+ Độ chính xác
+ Tính chọn lọc - đặc hiệu
+ Có tính chất tuyến tính
* Có tính thực tế
* Có tính kinh tế
* Có tính an toàn cao

III. Công tác áp dụng tiêu chuẩn trong thực tế


Mục đích, ý nghĩa:
- Kiểm chứng lại các kết quả nghiên cứu khi xây dựng tiêu chuẩn.
- Xác định hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn, tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện nâng cao chất lượng của tiêu chuẩn.
- Ngăn chặn việc đưa các thuốc không đạt tiêu chuẩn ra lưu hành, sử dụng.
- Phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, phát hiện nguyên nhân vi phạm và tìm các biện pháp khắc phục.

Phần 3: Kiểm Nghiệm Thuốc Theo Tiêu Chuẩn


Khái niệm
_ Lấy mẫu thuốc: là các thao tác kỹ thuật nhằm thu thập một lượng thuốc nhất định đại diện cho thực chất tình trạng chất lượng của lô
thuốc dùng cho việc xác định chất lượng thuốc.
_ Lô thuốc: Là một lượng thuốc xác định của cùng một loại sản phẩm được sản xuất trong một chu kỳ nhất định đáp ứng yêu cầu GMP
_ Đơn vị lấy mẫu: là một phần riêng biệt của lô sản xuất như mỗi gói, mỗi hộp hay thùng nguyên vẹn hoặc không nguyên vẹn được chọn
ra để lấy mẫu.
_ Mẫu ban đầu: Là một lượng sản phẩm lấy ra trực tiếp từ một phần – một vị trí trong đơn vị lấy mẫu.
_ Mẫu riêng: Là một lượng sản phẩm được tạo thành bằng cách trộn đều các mẫu ban đầu lấy ra từ một đơn vị lấy mẫu.
_ Mẫu chung: Là một lượng sản phẩm được được tạo thành bằng cách trộn lẫn một số hoặc tất cả các mẫu riêng với nhau, dùng để tạo mẫu
phân tích và mẫu lưu
_ Mẫu trung bình thí nghiệm (mẫu phân tích): Là một lượng sản phẩm được lấy ra từ mẫu chung dùng để tiến hành các phép thử qui
định (kể cả làm lại).
_ Mẫu lưu: là một phần của mẫu chung được lưu để kiểm tra lại khi cần thiết. Lượng thuốc trong mẫu lưu tối thiểu phải bằng mẫu phân
tích.

I. Lấy mẫu kiểm nghiệm


2. Qui định về lấy mẫu
2.1. Đối tượng để lấy mẫu:
- Hệ thống tự kiểm tra: Là các nguyên liệu dùng làm thuốc, bao bì đóng gói, sản phẩm trung gian, sản phẩm chưa đóng gói, thành phẩm.
- Hệ thống quản lý nhà nước: Thuốc và các nguyên liệu làm thuốc đang trong quá trình lưu thông hoặc tồn trữ trong kho.
2.2. Các trường hợp lấy mẫu:
- Tự kiểm tra chất lượng
- Kiểm tra giám sát chất lượng hoặc thanh tra
2.3. Các điều kiện cần lưu ý khi lấy mẫu:
- Nơi lấy mẫu: môi trường xung quanh ko gây ô nhiễm or tác động làm thay đổi tính chất mẫu và ngược lại ko để mẫu tác động đến môi
trường xung quanh
- Người lấy mẫu: Thanh tra viên/kiểm soát viên chất lượng chuyên ngành dược có chuyên môn nhất định và đáp ứng đc yêu cầu của quá
trình lấy mẫu
- Phải quan sát kiểm tra sơ bộ lô hàng: phân loại nếu cần
- Dụng cụ lấy mẫu: làm = vật liệu trơ, sạch thích hợp với đặc điểm của từng loại mẫu đảm bảo ko ảnh hưởng đến chất lượng mẫu, ko đưa
tạp chất vào mẫu gây ô nhiễm hoặc nhiễm chéo
- Đồ đựng mẫu: đáp ứng yêu cầu lấy mẫu (sạch, ko làm hỏng mẫu, khô, có nhãn ghi chép đầy đủ,..)
- Thao tác lấy mẫu: thận trọng, tỉ mỉ, cẩn thận, quan sát
- Phương thức lấy mẫu: người lấy mẫu phải tự tay lấy mẫu, ghi nhãn, làm biên bản, đóng gói, niêm phong, bảo quản mẫu
3. Tiến hành lấy mẫu

3.2. Lấy mẫu nguyên liệu làm thuốc


3.2.1. Trường hợp nguyên liệu chỉ có một bao gói
a) Lấy mẫu nguyên liệu dạng rắn: Lấy mẫu ban đầu ở các vị trí khác nhau của thùng hàng (trên, giữa và đáy).
b) Lấy mẫu nguyên liệu dạng lỏng hoặc bán rắn: Nếu không đồng nhất thì phải trộn đều trước khi lấy mẫu.
3.2.2. Trường hợp nguyên liệu có nhiều bao gói
_ Lấy theo sơ đồ: n, p, r
 Sơ đồ n: Lô nguyên liệu cần lấy đc coi là đồng nhất và đc cung cấp từ 1 nguồn xác định  n = 1 + √ N
Trong đó: + n: là số đơn vị bao gói cần lấy
+ N: Tổng số đơn vị bao gói trong lô nguyên liệu
 Sơ đồ p: Lô nguyên liệu đc coi là đồng nhất và đc cung cấp từ 1 nguồn xác và có mục chính là kiểm tra định tính  P = 0,4 . √ N
Trong đó: + P: là số đơn vị bao gói cần lấy từ lô nguyên liệu
+ N: Tổng số đơn vị bao gói trong lô nguyên liệu
 Sơ đồ R: áp dụng khi lô nguyên liệu bị nghi ngờ là ko đồng nhất và hoặc tiếp nhận từ nguồn ko xác định
Trong đó: + P: là số đơn vị bao gói cần lấy từ lô nguyên liệu
+ N: Tổng số đơn vị bao gói trong lô nguyên liệu
3.3. Lấy mẫu bán thành phẩm chưa đóng gói
1. Nếu lô SP chỉ có 1 – 2 bao gói → mở cả 2 bao gói.
Nếu lô SP có 3 bao gói trở lên → mở cả 3 bao gói.
2. Trộn các mẫu ban đầu thành mẫu chung → tạo mẫu cuối cùng
3.4. Lấy mẫu thuốc thành phẩm

4. Bao gói và dán nhãn sau khi lấy mẫu


II. Tiến hành kiểm nghiệm:
2.1. Nhận mẫu: Mẫu phải đáp ứng các yêu cầu sau
➢ Mẫu phải được lấy theo đúng các thủ tục đã quy định trên.

➢ Mẫu phải được đóng gói niêm phong và có nhãn ghi đủ các thông tin cần thiết.

➢ Các mẫu do thanh tra lấy về phải có kèm biên bản lấy mẫu.

➢ Các mẫu gửi phải kèm công văn hoặc giấy giới thiệu.
2.2. Kiểm nghiệm, xử lý kết quả:
➢ Chuẩn bị tài liệu: theo TCVN hoặc TC …

➢ Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, máy… đáp ứng đủ yêu cầu mà tiêu chuẩn qui định.

➢ Tiến hành các thí nghiệm phân tích theo tiêu chuẩn.

➢ Người làm kiểm nghiệm phải có sổ tay kiểm nghiệm viên, được coi là chứng từ gốc của các số liệu sau này công bố trên phiếu trả lời kết
quả kiểm nghiệm.
➢ Xử lý các số liệu thực nghiệm để quyết định xem các chỉ tiêu đã thử theo tiêu chuẩn đạt hay không đạt yêu cầu.
2.3. Viết phiếu trả lời kết quả
➢ Bằng phiếu kiểm nghiệm hay phiếu phân tích.

➢ Sau khi hoàn thành các thí nghiệm và xử lý số liệu đánh giá kết quả, kiểm nghiệm viên phải viết vào phiếu trả lời nội bộ.

➢ Lãnh đạo duyệt lần cuối, sau đó trả lời chính thức bằng phiếu kiểm nghiệm hay phiếu phân tích.

➢ Phiếu kiểm nghiệm chỉ cần có chữ ký và con dấu của giám đốc cơ quan kiểm nghiệm hoặc đơn vị.

➢ Câu chữ viết trong phiếu kiểm nghiệm phải rõ ràng, chính xác, gọn, đầy đủ và thống nhất.
2.5. Lưu mẫu kiểm nghiệm:
➢ Mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu phải được niêm phong và bảo quản theo điều kiện ghi trên nhãn.
+ Thời gian lưu mẫu:
- Đối với các cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc: mẫu thuốc thành phẩm phải đc lưu ít nhất 12 tháng sau khi hết
hạn dùng thuốc
- Mẫu nguyên liệu là hoạt chất dùng cho sản xuất thuốc phải đc lưu ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thành phẩm sản xuất từ
nguyên liệu đó
- Thời gian lưu mẫu ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng thuốc đó hoặc 24 tháng kể từ đối với mẫu thuốc đc lấy kiểm tra chất lượng
- Đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc:
+ Ít nhất 12 tháng từ ngày hết hạn thuốc
+ Ít nhất 24 tháng kể từ ngày lấy mẫu đối với thuốc lấy để kiểm tra chất lượng

Chương II: KIỂM NGHIỆM THUỐC BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC
I - CÁC PHẢN ỨNG ĐỊNH TÍNH
1. Amoni
Sử dụng NaOH. Khi đun nóng có khí NH3 bay lên ( mùi khai )  gặp quỳ tím chuyển xanh
F/ư với thuốc thử Nessler cho tủa màu đỏ
2. Canxi
F/ư với amoni oxalat cho kết tủa màu trắng (Canxi oxalat), tủa này tan trong acid vô cơ
F/ư với kali ferocyanid, trong môi trường NH4Cl cho phức màu trắng
3. Clorid
F/ư với AgNO3 cho kết tủa trắng AgCl, tủa này không tan trong HNO3 , tan trong amoniac thừa
F/ư với KMnO4 trong môi trường acid làm mất màu thuốc tím và giải phóng khí clor
4. Kali
Đốt cho ngọn lửa màu tím
5. Natri
- Đốt, cho ngọn lửa màu vàng
6. Sulfat:
Cho phản ứng kết tủa với dung dịch BaCl2 (tạo tủa BaSO4) màu trắng, tủa này không phản ứng với I2, SnCl2 …).

II- THỬ GIỚI HẠN CÁC TẠP CHẤT TRONG THUỐC


I. Mục đích: Xác định giới hạn tạp chất trong thuốc thực chất là thử độ tinh khiết của thuốc nhằm xác định phẩm chất của thuốc. Nếu thuốc
càng tinh khiết thì hiệu quả tác dụng càng cao.
Ảnh hưởng của tạp chất:
Gây tác hại cho sức khoẻ:
Biểu thị cho mức độ sạch (độ tinh chế chưa đủ):
Gây hiện tượng tương kị hoá học:
Chất xúc tác đẩy nhanh quá trình phân huỷ thuốc.

Các nguyên nhân


 Nguyên liệu, phụ liệu hoặc bán thành phẩm dùng để sản xuất thuốc chưa đủ độ tinh khiết.
 Qui trình sản xuất đã qui định không được thực hiện nghiêm chỉnh.
 Phương pháp sản xuất chưa tốt và ảnh hưởng của các dụng cụ sử dụng.
 Trong quá trình bảo quản, các phản ứng phụ làm phát sinh các tạp chất.
 Do dụng ý gian lận của người sản xuất…
2.1. Phương pháp xác định:
- Xác định giới hạn tạp chất trong thuốc tức là xác định xem các tạp chất có vượt quá giới hạn cho phép hay không, các phản ứng thử tạp
chất có tính chất bán định lượng và được thực hiện bằng phương pháp so sánh.
Lưu ý khi thử giới hạn tạp chất
_ Nước và hoá chất thuốc thử k dc có tạp chất cần thử
_ Khi pha dd mẫu phải sử dụng cân phân tích và dụng cụ thể tích chính xác
_ 2 ống nghiệm pư để so sánh phải giống nhau
_ Quan sát màu sắc thì đặt trên nền trắng nhìn ngang cách 3 cm. Quan sát độ đục trên nền đen nhìn từ trên xuống
_ Phải cho các thuốc thử vào 2 ống nghiệm giống nhau về thời gian, số lượng, thể tích cuối
2.2. Pha các dung dịch mẫu:
Để pha dung dịch mẫu của một tạp nào đó, chỉ cần cân lượng chính xác chất tinh khiết của tạp đó (chất gốc) pha vào một thể tích xác định
theo tính toán ta sẽ được mẫu tạp chuẩn có nồng độ xác định (mg/ml; % hoặc phần triệu).
2.3. Pha dung dịch để thử
Để pha, giả thiết mẫu đem kiểm tra có chứa một lượng tạp chất cho phép tối đa, từ đó tính hệ số pha loãng thích hợp, sau đó tiến hành pha
theo tính toán này.

III. CĐ ACID – BASE TRONG MÔI TRƯỜNG KHAN


_ Dựa trên phản ứng trung hoà giữa acid và base, là phản ứng cho nhận proton.
_ Trong kiểm nghiệm thuốc, chúng ta sử dụng thuyết proton của Bronsted – Lowry.
1. Vai trò của dung môi
Solvat hóa chất tan TĐ lên quá trình điện ly
Nếu dung môi có tính acid sẽ làm tăng tính base của chất tan B Nếu dm có ε lớn hầu hết các cặp ion đều ply thành các ion tự do.
Nếu dung môi có tính base sẽ làm tăng tính acid của chất tan HA Nếu dm có ε nhỏ các ion chủ yếu tồn tại dưới dạng cặp ion.
ε : hằng số điện ly
2. Khái niệm pH
_ Trong dmoi khan  xác định dựa trên hằng số điện ly dung môi người ta xác định pH biểu kiến
3. Xác định điểm tương đương:
Thường dung 2 phương pháp
 Chỉ thị màu pH:
 Chỉ thị đo thế:
+ Điện cực so sánh là điện cực calomel hoặc bạc clorid.
+ Điện cực chỉ thị là điện cực thuỷ tinh.
* Lưu ý: XĐ điểm tương đương theo dõi sự thay đổi của điện thế, không phải của pH.
4. Ứng dụng kiểm nghiệm thuốc
- Chất phân tích không hoà tan trong nước. Trong kiểm nghiệm thuốc, thường gặp các acid và base có khối lượng phân tử lớn, ít tan trong
nước.
- Sức acid, base quá yếu trong nước nên khó phát hiện điểm tương đương.
- Các acid, base đa chức có các hằng số điện ly trong nước ít khác biệt nhau.

IV. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC BẰNG THUỐC THỬ KARL FISCHER
1. Nguyên tắc: Dựa trên pư của toàn lượng nước với SO2, I2 trong dung môi khan (methanol) chứa 1 chất bazo hữu cơ thích hợp (pyridin)
Hỗn hợp phản ứng với nước theo hai phương trình sau:
C 5 H 5 N . I 2 +C5 H 5 N . SO2+C 5 H 5 N + H 2 O→ 2 C5 H 5 N . HI +C 5 H 5 N . SO3

C 5 H 5 N . SO3 +CH 3 OH → C5 H 5 N ( H ) SO4 CH 3


Các chất tham gia phản ứng và sản phẩm đều tồn tại dưới dạng phức.
_ Trong trường hợp dùng PP sấy khô sẽ làm bay hơi các hoạt chất hay phá hủy các hoạt chất  sử dụng PP xác định hàm lượng nước =
thuốc thử Karl Fischer để khắc phục nhược điểm đó.
2. Pha chế và xác định độ chuẩn:
a. Pha chế:
Cơ chế phản ứng chỉ rõ một phân tử iod oxy hoá một phân tử SO2 tiêu thụ một phân tử nước trong môi trường có dư pyridin và methanol.
Độ chuẩn của thuốc thử thường 2 đến 5 mg H2O/ ml.
Độ chuẩn của TT Karl Fischer là lượng ml nước phản ứng
b. Xác định độ chuẩn của thuốc thử: có 2 cách
 Xác định hàm lượng nước dưới 1%
 Xác định hàm lượng nước trên 1%
3. Xác định điểm tương đương
2 cách:
 Chỉ thị màu:
 Chỉ thị đo thế ( Ampe kế)
4. Ứng dụng:
Thuốc thử Karl Fischer được dùng để xác định hàm lượng nước trong nhiều dạng mẫu khác nhau. Dựa vào đặc điểm của mẫu người ta xây
dựng qui trình phân tích cho phù hợp.
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ TRONG KIỂM NGHIỆM THUỐC
I - Phương pháp quang phổ phân tử (Quang phổ hấp thụ UV - VIS)
1.1. Độ hấp thụ
 Khi chiếu 1 chùm tia sáng đơn sắc có cường độ Io đi qua 1 lớp dd bề dày là L ta thu được 1 chùm tia đi ra có cường độ là I
I
Độ truyền qua: T = Io x 100 %
T càng cao thì khả năng hấp thụ ánh sáng càng thấp
A= KLC A: độ hấp thụ quang
L: bề dày dd đo
C: nồng đồ chất pt
K: hệ số hấp thụ:
 €: hệ số hấp thụ phân tử (gtri độ hấp thụ A của dd chuẩn có nồng độ 1 mol/L và bề dày 1cm)
 E11: hệ số hấp thụ riêng (gtri độ hấp thụ A của dd chuẩn có nồng độ 1% và bề dày 1cm)

1. Điều kiện áp dụng:


- Dd chất pt phải hấp thụ được ánh sáng trong vùng UV-Vis
- Ánh sáng đơn sắc
- Khoảng nồng độ thích hợp (dd ko quá loãng cũng ko quá đặc để thu được A tối ưu 0.2-0.8)
- Dd phải trong suốt (tránh các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, tán xạ ánh sáng)
- Chất thử phải bền trong dd và bền dưới tác dụng của ánh sáng UV-Vis

2. Máy UV-Vis:
- Nguồn sáng: vùng UV: đèn Deuteri or đèn Hydro
vùng Vis: đèn Tungsten
- Bộ phận đơn sắc hoá: biến chùm tia đa sắc thành chùm tia đơn sắc
kính lọc màu, lăng kính, cách tử
- Buồng đo chứa cuvet: Cuvet nhựa, thuỷ tinh: đo trong vùng Vis
Cuvet thạnh anh: dùng được cả UV và Vis
- Detector: xử lý và cho ra kết quả
- Màn hình
3. Hiệu chuẩn máy: (6)
- Kiểm tra thang độ dài sóng
- Kiểm tra độ hấp thụ
- Giới hạn ánh sáng lạc
- Độ phân giải
- Độ rộng giải phổ nguồn
- Cuvet

4. Ứng dụng:
- Định tính và thử tinh khiết:
 Dựa trên sự hấp thụ chất phân tích trong vùng UV-Vis
 Dựa trên phổ hấp thụ UV-VIS (là đồ thị biểu diễn sự tương quang giữa độ hấp thụ A và bước sóng lamda)
- Định lượng: Xd quy trình định lượng:
 Chọn bước sóng làm việc
 Chọn khoảng C thích hợp
 Chọn các đk khác (tạp chất, Ph, dm pha mẫu)
Các pp ĐL: PP đo phổ trực tiếp
PP gián tiếp: Pp so sánh
Pp thêm chuẩn so sánh
Pp đường chuẩn
Pp định lượng hỗn hợp
(Đọc thêm slides từng pp)
Quang phổ hồng ngoại IR
- Khoảng bước sóng: 1-25 µm (1000-25000 nm)
- Ứng dụng: Định tính các chất hữu cơ, dựa trên 2 nguyên tắc
o So sánh sự phù hợp giữa phổ chất thử vs phổ chất chuẩn có sẵn trong DĐVN V
o So sánh sự phù hợp giữa phổ chất thử vs phổ chất chuẩn được ghi trong cùng điều kiện

I. Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC


- Bản chất của pp sắc ký: sự phân tách các chất/hh
- Các thành phần chính:
o Chất phân tích: có ái lực vs PT và PĐ khác nhau nên tốc độ di chuyển sẽ khác nhau
o Pha tĩnh: thường đứng yên, trạng thái rắn
o Pha động: di động, trạng lỏng or khí
- Nguyên tắc: dựa trên sự phân tách các chất trên một pha tĩnh được nhồi trong cột, nhờ dòng di chuyển của pha động lỏng dưới áp suất cao. Sắc ký lỏng dựa
trên cơ chết hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, loại cỡ (rây phân tử).
- Định tính: so sánh thời gian lưu TR của phổ chất thửu vs phổ chất chuẩn trong cùng điều kiện

1. Các thông số đặc trưng


- Hệ số dung lượng k’
 với 1 chất k’ càng lớn, tốc độ di chuyển càng thấp
- Hệ số chọn lọc α
 α càng lớn 2 chất càng khó tách khỏi nhau, nếu α lớn quá làm kéo dài tgian ptich
- Hệ số đối xứng F
đánh giá pic sắc ký thu được có đối xứng hay đẹp không?
- Số đĩa lý thuyết và hiệu lực cột N
- Độ phân giải RS (Rs<1 pic sắc ký chưa tách, Rs=1 tách chưa hoàn toàn, Rs>1 đã tách hoàn toàn)

2. Hệ thống máy HPLC (6)


- Bình chứa dm
- Hệ thống bơm cao áp: giúp pha động di chuyển
- Bộ phận tiêm mẫu: đưa mẫu phân tích vào
- Cột sắc ký: chứa pha tĩnh, thực hành tách
- Bộ phận phát hiện tín hiệu
- Bộ phận xử lý và ghi tín hiệu
3. Các kỹ thuật HPLC
Sk pha thuận SK pha đảo
Pha tĩnh Phân cực Không phân cực
Pha động Không phân cực Phân cực
Thứ tự rửa giải Chất ko PC rửa giải trước Chất phân cực rửa giải trước

CHƯƠNG 4: KIỂM NGHIỆM THUỐC BẰNG PP SINH HỌC


1. Nguyên tắc của pp sinh học
- So sánh hiệu lực tác dụng hoặc các đặc tính riêng của chất thử với chất chuẩn tương ứng cùng điều kiện và tgian thí nghiệm
- Trong kiểm nghiệm thuốc:
+ KN bằng pp thử trên động vật
+ KN bằng thử trên vi sinh vật
2. Chất chuẩn
- Chất chuẩn gốc: là những chất đồng nhất có độ tinh khiết cao, được làm ở những viện nghiên cứu quốc gia hay quốc tế riêng về chất chuẩn sinh học
- Chất chuẩn thứ cấp: có độ tinh khiết cao, có hoạt tính sinh học xác định theo chất chuẩn gốc tương ứng. Phải bảo quản trong ống thuỷ tính ở ndo thích hợp tuỳ theo
mẫu, trong dk khô, tránh ánh sáng
3. Đánh giá kết quả
- bằng toán thống kê
- độ chính xác phép thử thể hiện bằng ghan tin cậy

I. Kiểm nghiệm thuốc bằng pp thử trên động vật


1. Động vật thí nghiệm
- phải đồng đều, thuần khiết về nòi giống
- khoẻ mạnh, không nhiễm bệnh
- không có thai
- được nuôi dưỡng đầy đủ
2. Thử invitro và in vivo
- thử in vitro: thử trên các cơ quan cô lập của động vật như tim, gan, ruột, máu,…
- thử in vivo: thử trên cơ thể động vật sống
3. Liều
- lượng chế phẩm đưa vào cơ thể động vật 1 lần cho từng mục đích thử nghiệm
4. Các thử nghiệm trên động vật được dùng trong KNT: (6)
- Thử độc tính bất thường
- Thử chất hạ huyết áp
- Thử chất gây sốt
- Định lượng các hormone: insulin, oxytocin,…
- Kiểm tra tính an toàn của vaccine và sinh phẩm
- Xác định hiệu lực của vaccine và antitoxin
II. Kiểm nghiệm thuốc bằng pp thử vi sinh vật
* Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh tới sự phát triênt vsv
- Nhiệt độ: phát triển 15 – 45 0C
+ tế bào sinh dưỡng: chết 600C/20-30 phút
+ bào tử: tiêu diệt ở 1200C/30-40p  tiệt trùng
- ánh sáng: UV
- độ ẩm: thiếu nước  giảm trao đổi chất  chết
1. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật
- môi trường tự nhiên: động vật hay thực vật
- môi trường tổng hợp: hóa chất thuần khiết hòa tan trong nước
- môi trường bán tổng hợp: nguyên liệu tự nhiên và tổng hợp
Điều kiện của môi trường nuôi cấy
- đầy đủ chất dinh dưỡng
- ph trong khoảng quy định
- vô trùng
2. Kỹ thuật pha chế môi trường: gồm 6 bước
- Chuẩn bị dụng cụ hóa chất (phải rửa sạch, tiệt trùng)
+ dụng cụ: men/ thủy tinh
+ nguyên liệu, hóa chất: tinh khiết
- Cân đong nguyên liệu: chính xác
- Hòa tan nguyên liệu:
+ môi trường không có thạch: bằng nước cất, nước khử khoáng lạnh/ nóng nhẹ
+ môi trường có thạch: đun cho tan hoàn toàn sau đó cho các thành phần vào trộn đều
- Điều chỉnh ph: NaOH 1N, HCl 1N
- Làm trong môi trường (để dễ quan sát sự phát triển vsv): lọc qua vải gạc/ giấy
- Đóng ống tiệt trùng: (mtruong k dính vào miệng ống, đóng gói ngay để ngăn vsv phát triển)
+ thông thường: 110 0C/ 30 phút, 1200C/ 20 phút
+ các chất phân hủy bởi nhiệt  nhiệt độ thường
* Pha chế môi trường từ hỗn hợp bột môi trường chế biến sẵn:
- Pha bằng nước cất/ nước khử khoáng
- Kiểm tra pH

3. Các phương pháp tiệt trùng (4)

1. Tiệt trùng bằng nhiệt khô ( sấy) - tiệt trùng những dụng cụ bền với nhiệt

2. Tiệt trùng bằng hơi nước - áp dụng cho những môi trường dễ hỏng bởi nhiệt: MT chứa đường, sữa, máu,
albumin,…
Tiệt trùng gián đoạn (Tyndall) - tiệt trùng môi trường dễ hỏng bởi nhiệt
Khử trùng nhiệt độ thấp (Pasteur) - tiệt trùng môi trường dễ hỏng bởi nhiệt
- không diệt bào tử (do nhiệt độ từ 60-700C)
3. Phương pháp lọc - tiệt trùng chất dễ phá hủy bởi nhiệt
- màng lọc <= 0,22um
4. Phương pháp dùng tia bức xạ - phối hợp cùng hóa chất để khử nấm
- tiệt trùng buồng pha chế, tủ cấy vsv

4. Thử vô khuẩn
- Mục đích: phát hiện sự có mặt của vi khuẩn, vi nấm trong thuốc tiêm truyền, thuốc tra mắt, dụng cụ y tế cần tiệt trùng, thuốc bột dùng ngoài, nhỏ mắt
- Nguyên tắc: Vi khuẩn/ nấm cấy vào môi trường có chất dinh dưỡng, nước, nhiệt độ thích hợp sẽ phát triển, làm biến đổi môi trường
+ Đối với môi trường lỏng: vsv làm đục môi trường hoặc tạo váng trên bề mặt hoặc lắng xuống đáy ống
+ Đối với môi trường đặc: tạo khuẩn lạc

* Môi trường thử vô khuẩn


- Môi trường thioglycolat: phát hiện vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí
- Môi trường Soybean – casein: phát hiện vi nấm
* Kiểm tra chất lượng môi trường: khả năng dinh dưỡng
- Cấy vào mỗi ống khoảng 100 tế bào VSV
- Nuôi cấy 30-350C / 3 ngày (VK), 20-250C/5 ngày (vi nấm)
 VSV phát triển tốt
* Kiểm tra sự tồn tại chất bảo quản
- Mục đích: kiểm tra chế phẩm có tác dụng ức chế vi sinh vật do chất bảo quản
- Tiến hành:
+ Lấy ít nhất 2 ống của mỗi môi trường, cấy chế phẩm thử vào 1 trong 2 ống
+ Cấy khoảng 100 tế bào vào cả 2 ống của các môi trường tương ứng
+ Nuôi 30-350C/4 ngày (VK), 25-280C/7 ngày ( vi nấm)

4.1. Các phương pháp thử vô khuẩn


4.1.1. Dùng màng lọc
- Tiến hành (5 bước): thấm ướt màng lọc  rót mẫu thử lên màng  rửa màng lọc  cấy vào môi trường trong tgian quy định  quan sát hiện tượng, nhận định
kết quả
- Ưu: kiểm nghiệm thuốc có tác dụng ức chế vi sinh vật, đặc biệt là kháng sinh
- Nhược: đòi hỏi thiết bị và độ vô trùng cao
- Màng lọc: đường kính khoảng 50mm và lỗ màng lọc ≤ 45um
+ nitrat cenllulose: chế phẩm nước, dầu, cồn thấp độ
+ acetat cenllulose: cồn cao độ
4.1.2. Nuôi cấy trực tiếp
- Tiến hành: Dùng bơm tiêm hoặc pipet lấy mẫu thử  cấy vào môi trường  ủ môi trường ở 30-350C (VK), 20-250C (vi nấm) trong 14 ngày  theo dõi kết quả
- ưu: tiến hành đơn giản
- nhược: không thực hiện với chế phẩm ức chế sự phát triển vi sinh vật như kháng sinh; khả năng phát hiện vsv giảm đối với lượng vsv ít và phân phối trong thể tích
lớn

CHƯƠNG 5 – KIỂM NGHIỆM CÁC DẠNG BÀO CHẾ


Kiểm nghiệm thuốc bột
❖ Định nghĩa
Thuốc bột là dạng thuốc rắn gồm những hạt nhỏ khô tơi có độ mịn xác định chứa 1 hoặc nhiều DC ngoài DC thuốc bột còn chứa các loại
TD như: độn, hút, bao, màu, điều hương vị. TB dùng để uống, dùng ngoài, hoặc để pha tiêm.

Thuốc bột sủi bọt thì còn có thêm TD sủi bột như: acid hữu cơ và muối carbonat hoặc hydrocarbonat
II. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử
✓Tính chất:
 Yêu cầu: Bột phải khô tơi, không bị ẩm, vón, màu sắc đồng nhất
 Cách thử:
- Cân khoảng 1g chất rắn trải thành 1 lớp mỏng lên 1 tờ giấy trắng mịn  quan sát màu sắc dưới ánh sáng tự nhiên
- Cân khoảng 1g chất rắn trải thành 1 lớp mỏng lên mặt kính đồng hồ (Thủy tinh)  quan sát màu sắc dưới ánh sáng tự nhiên

✓Độ ẩm:
 Yêu cầu: Các thuốc bột không được chứa hàm lượng nước quá 9,0%, trừ chỉ dẫn khác.
 Phương pháp thử:
• Theo PP Sấy
• Hoặc định lượng nước bằng thuốc thử Karl - Fischer

✓Độ mịn (Phụ lục 3.5):

➢ Bột thô (1400/355): Ko ít hơn 95% đi đc qua rây 1400 và ko quá 40% rây qua đc rây 355

➢ Bột nửa thô (710/250)

➢ Bột nửa mịn (355/180)

➢ Bột mịn (180/125)

➢ Bột rất mịn (125/90)

❖Cách thử: Cân chính xác số lượng còn lại trên rây và số thu được trong hộp hứng.

✓Độ đồng đều hàm lượng (Phụ lục 11.2)

✓Độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3):


 Yêu cầu: Đối với các chế phẩm đóng gói trong hộp, lọ thì sau khi cân cả vỏ phải bỏ hết thuốc ra, dùng bông lau sạch thuốc, cân vỏ
rồi tính theo lượng thuốc trong từng hộp hoặc lọ.
 Số lượng đơn vị đóng gói là 20 đơn vị trừ những chỉ dẫn riêng, chuyên luận riêng

✓Định tính

✓Định lượng

✓Giới hạn nhiễm khuẩn(Phụ lục 13.6).

✓Ghi nhãn

✓Bảo quản

You might also like