Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhận Xét của thành viên hội đồng xét duyệt

Tên đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt bướu trong điều trị bướu chủ mô thận vùng
rốn.
Chủ nhiệm đề tài: TS.BS Phạm Phú Phát
Người nhận xét: TS.BS Nguyễn Tế Kha
Chức danh trong hội đồng: Phản biện 1

Nhận xét
Ý Nghĩa Khoa học:
Phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn thận trong điều trị bướu thận cT1a-bN0M0 hiện đang
được khuyến cáo là phương pháp điều trị ít xâm hại cho bướu chủ mô thận trên hầu hết các
guideline của các hiệp hội niệu khoa trên thế giới. Tuy nhiên, các bướu nằm ở vị trí khó, điển
hình là rốn thận vẫn là một thách thức kể cả cho phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm. Do nằm
gần với các mạch máu chính và hệ thống đài bể thận, các bướu vùng rốn thận thường có tính
phức tạp cao. Các bướu thận phức tạp thường được mổ mở do dễ khống chế các mạch máu lớn
của thận hơn, có thể cầm máu dễ hơn bằng các “ép” chủ mô thận trực tiếp, khâu phục hồi đài bể
thận và chủ mô thận dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, một số tác giả nước ngoài đã báo cáo tính khả thi
và an toàn của phẫu thuật nội soi cắt một phần thận cho bướu thận vùng rốn trong các nghiên cứu
hồi cứu mô tả (retrospective study) (Reisiger K và cs 2005; Inderber S. Gill và cs 2005; Arvin K.
George và cs 2014…). Thêm vào đó, với sự hỗ trợ của Robot, khả năng phẫu thuật xâm hại tối
thiểu cho các trường hợp bướu vùng rốn thận càng được nâng cao. Tại Việt Nam, chưa có nghiên
cứu nào về phẫu thuật nội soi cắt một phần thận tập trung lên nhóm bệnh nhân có bướu thận
vùng rốn thận, do đó nghiên cứu này cho thấy tính mới và có ý nghĩa khoa học.

Nội Dung:
Theo Campbell – Walsh 12th ed (chương 102) định nghĩa: bướu thận vùng rốn thận là
bướu có vị trí ở rốn thận (renal hilum) và tiếp xúc trực tiếp với động mạch và/ hoặc tĩnh mạch
thận. Định nghĩa này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu nên tác giả nên phân loại bướu rốn
thận theo định nghĩa này.
Phần phân giai đoạn TNM của RCC nên sử dụng bảng phân độ mới nhất của AJCC do có
thay đổi giai đoạn của các bướu xâm lấn đài bể thận (xếp loại T3a).

Phương pháp nghiên cứu:


Tác giả chọn phương pháp mô tả loạt trường hợp với số liệu thu thập thông qua bệnh án,
bản chất là nghiên cứu mô tả hồi cứu (retrospective study). Bệnh viện bình dân có số lượng ca
phẫu thuật nội soi cắt một phần thận lớn, nếu tác giả có thể hồi cứu so sánh giữa hai nhóm bướu
vùng rốn thận (hilar tumors) và bướu không nằm ở vùng rốn thận (nonhilar tumors) thì nghiên
cứu sẽ có giá trị hơn.
Phương pháp nội soi sau phúc mạc hay nội soi ổ bụng nên được đưa vào biến số nghiên
cứu
Các biến chứng của phẫu thuật nên được phân loại theo Clavien – Dindo
Kết quả mô học, giải phẫu bệnh, biên phẫu thuật nên được đưa vào biến số nghiên cứu.
Các xét nghiệm về chức năng thận (Creatinine, eGFR) nên được thu thập sau phẫu thuật
để có thể so sánh với các trường hợp bướu không nằm vùng rốn thận.
Trong vòng từ 3 – 12 tháng sau phẫu thuật nên theo dõi bằng Ct scan có thuốc cản quang
để đánh giá tái phát hoặc tiến triển bệnh.

Kết luận:
Đồng ý thông qua đề tài sau chỉnh sửa một số ý nên trên.

You might also like