Chiến lược thâm nhập-phuong

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

2.

4 Chiến lược thâm nhập của Honda Việt Nam

a.Chiến lược chi phí thấp

Tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất. Sử
dụng chiến lược đa quốc gia cho sản phẩm là xe máy. Honda đã tập trung phát triển nhà
máy sản xuất tại Việt Nam để tận dụng được ưu thế về kinh tế và chính trị.
Honda cũng chú trọng đến việc phát triển nhiều dòng sản phẩm nhắm tới các
khách hàng mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc giá rẻ đến dòng xe phân khúc cao
cấp.
Giai đoạn 1998-2000 là giai đoạn khó khăn nhất của Honda khi một loạt các
thương hiệu xe máy của Trung quốc tràn ngập vào Việt Nam. Honda đã cho ra đời các
sản phẩm xe máy Wave Alpha, RS, RSX với giá chỉ từ 14 đến 17 triệu đồng/ xe chất
lượng bền, kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp nhu cầu người tiêu dùng nông thôn – thu nhập
thấp.
VD: Vào năm 1998-2000 Nếu chúng ta làm một phép tính với mức lương tối thiểu
hiện tại của người dân Việt Nam là 730.000 đồng tháng tương đương khoảng 8.760.000
đồng/ năm và nếu chỉ làm và không ăn uống gì thì phải mất ít nhất 2 năm thì một người
lao động bình thường mới có thể mua được một chiếc xe máy của Honda. Trong khi đó,
nếu chọn sản phẩm của Trung quốc, người tiêu dùng chỉ phải trả 6 triệu đồng cho một lô
3 chiếc. Giải pháp cho vấn đề giảm chi phí cho các sản phẩm xe máy của Honda là
Honda cần phải đa dạng hóa và nội địa hóa đối với các linh kiện xe để đảm bảo rằng sản
phẩm của Honda giá thấp, chất lượng tốt nhưng Honda vẫn thu được lợi nhuận.

Doanh số xe máy Honda qua từng năm ( triệu sản phẩm)

b. Chiến lược khác biệt hoá :


Honda sử dụng chiến lược thích nghi hoá sản phẩm theo từng thị trường riêng biệt. Triết
lý hiện nay của Honda là “ địa phương hoá” với ý nghĩa mang sản phẩm thích hợp cho
từng đối tượng khách hàng.
- Honda là hãng xe xuất hiện tại Việt Nam đầu tiên và từ rất lâu. Khi nhắc đến xe
máy là người Việt Nam nghĩ ngay đến Honda. Sản phẩm của Honda được biết đến
bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm nhiên liệu. Với bất kì dòng sản phẩm nào, tiêu
chí khác biệt hóa rất thuyết phục để khách hàng mua sản phẩm là “tiết kiệm nhiên
liệu”. Tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật như công nghệ phun xăng điện tử PGI và
công nghệ PCX “xe dừng, động cơ cũng ngừng theo”, Ngoài ra Honda còn đưa
vào thị trường Việt Nam dòng sản phẩm chất lượng cao như xe máy SH và mới
đây nhất là CPX. Dòng sản phẩm cao cấp với nhiều tính năng được trang bị riêng,
vượt trội để nhằm hướng đến lượng khách hàng có thu nhập cao, giới trẻ, thích sản
phẩm thời thượng, đẳng cấp
- Từ hơn 10 triệu đến hơn trăm triệu đồng một chiếc xe. Các sản phẩm phổ thông
như Dream, Wave S, Wave RS,.. có giá tương đối mềm so với thu nhập của người
dân Việt Nam hiện nay.Các sản phẩm này phù hợp với sinh viên, những hộ gia
đinh có thu nhập trung bình.
- Các sản phẩm cao cấp hơn như AirBlade, PCX, SH thì thuộc phân khúc cao cấp
với chất lượng cũng như thiết kế rất tốt. Những sản phẩm này có giá hơn50 triệu
đến hơn một trăm triệu.
- Ở mức giữa các sản phẩm như Vision, Lead, Future,…có giá từ hơn 20triệu đến
40 triệu một chiếc. Những sản phẩm này dành cho tầng lớp trunglưu
Thành công : Honda Việt Nam đã đánh trúng tâm lý khách hàng khi mà giá xăng tăng
liên tục, góp phần tăng nhanh thị phần. Các sản phẩm Honda Việt Nam có giá cạnh tranh,
hợp lí, phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của san phẩm đó.
Hạn chế: Chiến lược khác biệt hoá của Honda tạo ra sự khác biệt nhưng chưa có sự đột
phá chỉ cải tiến công nghệ hiện có. Vì vậy nhanh chóng bị các đối thủ đưa ra các sản
phẩm cạnh tranh tương tự
c. Chiến lược phân phối

- Phân phối đặc quyền: Đây là phương thức phân phối sản phẩm mà trongđó các
dòng sản phẩm cao cấp như xe máy SH thì được phân phối cho các cơ sởlớn của
Honda quản lý thường thì là ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nộivà thành
phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm này không được phân phối cho các đại lý bán lẻ
của hãng. Và Honda không tốn nhiều chi phí để kiểm soát các địađiểm bán hàng.
- Phân phối rộng rãi: Honda Việt Nam hiện nay phân phối sản phẩm qua hệ thống
mạng lưới cửa hàng Honda ủy nhiệm (thường gọi là HEAD). Honda hiện có 793
cửa hàng trải khắp Việt Nam và tập trung nhiều ở các thành phố lớn (Hà Nội 57 và
TP. HCM 61 Head). Trung bình một tỉnh sẽ có 13 cửa hàng Honda Head. Số
lượng Head phân bổ tương đối đồng đều giữa các vùng.
- Thành công: Honda đảm bảo mang lại những sản phẩm cũng như dịch vụ bảo
hành, bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn, đem lại sự tin tưởng cho khách hàng. Với các
đại lý rộng rãi, Honda tận dụng lợi thế là thương hiệu xe máy có nhiều mẫu mã với
các mức giá khác nhau, qua đó phủ sóng toàn quốc với thương hiệu của mình.
- Hạn chế: Chưa thực hiện kiểm soát tốt các chi nhánh của mình. Honda đã mắc
phải những sai lầm điển hình như vấn đề loạn giá diễn ra trong nhiều năm.

c. Quy mô doanh thu


- Đầu tư ở Việt Nam: HVN nhận Giấy phép Đầu tư số 1521/GP ngày 22/3/1996 do
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, đăng ký lại theo giấy Chứng nhận Đầu tư số
191022000110 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 26 tháng 6 năm
2008, và sau đó có sửa đổi thêm 6 lần cho đến nay.
- Honda chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào năm tháng 3/1996 với vốn
đầu tư cho liên doanh là 31,2 triệu USD. Trong đó 70% cổ phần do Honda nắm
giữ và được chia ra cho 2 doanh nghiệp Thái Lan và Nhật Bản, còn 30% thuộc về
Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
- Vốn đầu tư: Hiện tại tính từ năm HVN là liên doanh giữa 3 công ty: Công ty
Honda Motor Nhật Bản (42%); Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp
Việt Nam (30%); Công ty Asian Honda Motor (28%). Trong quá trình hoạt động ở
Việt Nam, Về quy mô sản xuất hiện Honda Việt Nam sở hữu 3 nhà máy sản xuất
xe máy, 1 nhà máy ô tô tại Việt Nam. Honda đã đầu tư hơn 290 triệu đô la cho nhà
máy thứ 1, 65 triệu đô la cho nhà máy thứ 2, 120 triệu đô la xây dựng nhà máy thứ
3 và khoảng 60 triệu đô la đầu tư cho nhà máy Ô tô với tổng số lao động là 11.104
người.
- Được thành lập vào năm 1996, tính đến tháng 3 năm 2016, Honda Việt Nam
(HVN) kỷ niệm 20 năm có mặt và hoạt động ở Việt Nam. Trong 20 năm tổng số
vốn đầu tư của Honda vào Việt Nam đạt khoảng 530 triệu đô la đây là minh chứng
rõ ràng nhất cho sự phát triển thịnh vượng cũng như cam kết đầu tư nghiêm túc
vào thị trường Việt Nam. HVN tự hào đóng góp hơn 40.000 tỷ đồng tiền thuế cho
Ngân sách Nhà Nước tính đến hết năm 2015. Honda Việt Nam cũng đã tạo ra công
việc cho hàng chục nghìn lao động làm việc tại Công ty và các công ty vệ tinh
cũng như hệ thống Cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda Ủy nhiệm (HEAD) và
đại lý Honda Ô tô trên toàn quốc.
- Như năm 2018, doanh thu của Honda Việt Nam (công ty mẹ) đã vượt 100.000 tỷ
đồng, lợi nhuận thuần theo đó đạt 19.413 tỷ đồng. Sang năm 2019, doanh thu
thuần của HVN đạt 108.393 tỷ đồng, tăng 1,6%so với năm trước, lợi nhuận thuần
ở mức 20.257 tỷ đồng.Về quy mô, tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Honda
Việt Nam đạt 42.035 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2018; vốn chủ sở hữu là
21.492 tỷ đồng.
- Năm 2023 tổng lợi nhuận của Honda Việt Nam là 19.480 tỷ đồng (tương đương
830 triệu USD).

You might also like