Mở Bài, Đánh Giá, Kết Bài Các Tác Phẩm Đã Chỉnh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Đề: Sông Đà hung bạo


Mở bài: Có một nhà văn từng quan niệm “Niềm vui của nhà văn chân
chính là niềm vui của những người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. Cái đẹp
ở đây là cái đẹp hoàn mỹ về cảm nhận của từng nhà văn khác nhau về những chủ
đề khác nhau. Ở đây Nguyễn Tuân cũng vậy được mệnh danh là nhà văn suốt đời
đi tìm cái đẹp với sự tài hoa uyên bác, ông đã tiếp cận con người từ góc độ tài hoa
nghệ sĩ, cảm nhận sự việc với góc độ văn hoa thẩm mỹ. Với cái tôi độc đáo
Nguyễn Tuân cũng đã đưa bạn đọc tới một thế giới của vẽ trong sáng, sau cách
mạng tháng Tám Nguyễn Tuân khiến người đọc một lần nửa rung động bởi sự tinh
tế và tài năng trong việc vẽ nên hình ảnh con sông Đà mang vẽ dẹp hung bạo hùng
vĩ tạo nên hình ảnh độc đáo trong tùy bút “ Người lái đò Sông Đà” .

Đánh giá: Con sông Đà hung bạo hiện lên với bàn tay tài hoa nghệ
thuật của Nguyễn Tuân, nhà văn đã miêu tả cùng với các biện pháp nghệ
thuật điệp từ, điệp cấu trúc, nhân hóa, so sánh, với vốn ngôn ngữ giàu có,
hình ảnh mang giá trị cao và ấn tượng tạo sự liên tưởng phong phú. Đồng
thời ông cũng vận dụng những kiến thức phong phú, võ thuật, điện ảnh để
miêu tả con sông từ nhiều gốc độ, nhất là từ các ngành quân sự. Giọng điệu
mạnh mẽ, dồn dập để ông nhấn mạnh sự hung bạo của con sông Đà là kẻ thù
số 1 của con người.
Kết bài: Hình tượng con sông Đà hung bạo cho ta thấy được vẻ đẹp
trùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc đồng thời cho chúng ta thấy rõ phong cách
viết tùy bút rất mực tài hoa để dòng sông Đà mang vẻ đẹp hùng vĩ, dử dội
chảy mãi trong dòng văn học nước nhà như niềm yêu mến và tự hào về quê
hương đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân.

Đề: Sông Đà thơ mộng, trữ tình


Mở bài: Tây Bắc một vùng đất lạ kì mà ai ai cũng muốn đến, Tây Bắc còn là
điểm đến của các tác giả, mỗi người đều có gốc độ nhìn khác nhau nếu trước năm
1954 các nhà thơ, nhà văn viết về nó là viết về nơi của những cuộc hành quân vĩ
đại, những trận đánh chiến dịch làm nên lịch sử. Nhưng sau năm 1954 khi miền
Bắc được giải phóng tiến hành xây dựng đất nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa thì
chúng ta lại biết đến với một vẻ khác đi ta biết tới đó là nơi có thiên nhiên, cảnh
sông núi hùng vĩ khiến bao thi sĩ không cầm lòng được mà phải tìm đến. Nguyễn
Tuân cũng thế ông tìm đến Tây Bắc không chỉ vì thiên nhiên nơi có bao vàng cảnh
đẹp và nơi đó còn là một miền đất hứa một miền đất sẽ chuyển mình phát triển,
mọi mong muốn khác vọng của ông đều đã được ông gửi vào tác phẩm “ Người lái
đò sông Đà” đến với tác phẩm ta không những thấy được mong muốn của tác giả
mà ta còn thấy đước vẻ đẹp của con sông Đà vẻ đẹp của thiên nhiên nơi miền đất
ấy một vẻ đẹp đầy hung bạo nhưng song song đó lại có một sự thơ mộng, trữ tình
đầy lãng mạng và ngọt ngào khiến bao đọc giả sao xuyến.

Đánh giá:Hình tượng sông Đà với vẽ đẹp thơ mộng trử tình là minh chứng
cho sự tài hoa, uyên bác của nguyễn tuân với những ví von, so sánh , liên tưởng,
tưởng tượng độc đáo, bất ngờ thú vị. Từ ngữ phong phú , sống động giàu hình ảnh
và sức gợi cảm. Câu văn đa dạng giàu nhịp điệu. Qua hình tượng con sông đà,
Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên đất nước . Với ông,
thiên nhiên cũng là tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa . Cảm nhận và miêu tả
sông đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác , lịch lãm.

Kết bài: Hình tượng sông đà cho chúng ta thấy rõ phong cách viết tùy bút
rất mực tài hoa để một dòng sông Đà không chỉ “hùng vĩ, hung bạo”mà còn rất trử
tình , hiền hòa chảy trong dòng văn học nước nhà như miềm yêu mến và tự hào về
quê hương đát nước của nhà văn. Qua đoạn trích thấy cảnh vật và con người hòa
quyện với nhau thấy những đặc sắc của nhà văn Nguyễn Tuân . Đọc sông Đà
người đọc càng them quý trọng tài năng tấm lòng của con người suốt đời đi tìm
cái đẹp , lam giàu cả đời sống và tinh thần của tất cả đọc giả chúng ta.

Đề: Phân tích hình tượng ông lái đò


Mở bài: Trong những năm tháng của chiến tranh, chủ nghĩa anh hùng và
tinh thần dân tộc luôn được đề cao. Đặc biệt bao trùm trong các văn chương của
nhiều nghệ sỹ. Sau cách mạng tháng Tám, vẫn là chủ nghĩa anh hùng, vẫn ngợi ca
những con người của Tổ quốc thân yêu. Nhưng mỗi một nghệ sỹ lại chọn cho mình
một lối đi riêng. Nếu như người xưa thường ấp ủ giấc mộng anh hùng mà mấy ai
có thể thực hiện được thì trong những áng văn của Nguyễn Tuân lại có một “Người
lái đò sông Đà” đặc biệt là hình tượng ông lái đò tuy không có khao khát nhưng
thực sự đã trở thành người anh hung nhưng ông đã thê hiện được chất vàng mười
của con người Tây Bắc nhờ đó chúng ta mới thấy hết được cái tài hoa, uyên bác
của người nghệ sỹ Nguyễn Tuân.

Đánh giá: tiếp cận tác phẩm ta đã thấy được tài năng Nguyễn Tuân trong
việc vẽ nên hình tượng người lái đò và còn cho ta thấy tài năng của ông. Quả đúng
như vậy, trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” Nguyễn Tuân đã vận dụng các động
từ, tính từ và từ láy tượng hình một cách linh hoạt và tài tình tạo nên một bức tranh
thiên nhiên và con người Tây Bắc đẹp đến ngất ngây lòng. Qua việc ca ngợi vẻ đẹp
của thiên nhiên và người lao động trên đất nước duyên dáng cong cong hình chữ S
này ta thấy rõ tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước
và con người Việt Nam.

Kết bài:: Nguyễn Tuân dùng chữ “vàng mười” để chỉ vẻ đẹp và giá trị của
người lao động. Đồng thời, nhà văn cũng nhắn nhủ ý tưởng rằng: phẩm chất, tài
năng của con người cũng như thứ vàng mười phải được tôi luyện, thử thách trong
cuộc sống, giống như vàng được tôi luyện trong lửa vậy. Vẻ đẹp ấy cũng ẩn giấu
bề sau những hành động, những công việc lao động thường ngày mà nhà văn cần
tìm tòi phát hiện, như Nguyễn Minh Châu luôn tâm niệm: “thiên chức của nhà văn
là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”, vẻ đẹp
con người Tây Bắc càng quý giá, đáng trân trọng vì đó là những con người lao
động đang hòa mình vào với thiên nhiên, chinh phục và cải tạo thiên nhiên.

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG


Mởi bài:
Đường Vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
( Ca dao)
Xứ Huế mang một vẻ đẹp rất nỗi riêng biệt, vừa cổ kính trang trọng, nhưng
không kém vẻ uy nghiêm mà rất nỗi trữ tình. Đặt chân đến Huế ta như được thả
hồn vào mảnh đất cố đô yên bình, thơ mộng mang dáng dấp của người con gái
trong tà áo dài tím, cùng với chiếc nón bài thơ nghẹ ngành bay trong gió, cùng với
đó là dòng sông Hương hiền hòa lộng gió, một dòng sông chứng kiến bao thăm
trầm lịch sử của dân tộc. Không chỉ vậy dòng sông Hương xin đẹp ấy còn đi vào
những tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường với bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” đến với bài kí ta thấy được những gì hay nhất, sâu sắc nhất, đẹp nhất về
dòng Hương giang, một dòng biểu tượng cho thành phố Huế thơ mộng.
Đánh giá: Hình tượng sông Hương với vẽ đẹp phóng khoáng nhưng không
kém phần cổ kính là minh chứng cho bút pháp và tài năng của HPNT từ ngữ phong
phú , sống động giàu hình ảnh và sức gợi cảm, câu văn đa dạng giàu nhịp điệu.
Qua đoạn trích HPNT thể hiện tình yêu tha thiết đối Hương Giang và với thiên
nhiên miền đất cố đô Huế và đặc biệt với ông, thiên nhiên cũng là tác phẩm nghệ
thuật vô song của tạo hóa .

Kết bài: Tác phẩm kết thúc ta không chỉ đơn giản thấy được vẻ đẹp của sông
Hương mà ta còn thấy được rõ tài năng của HPNT ông đã khắc họa thành công
được vẻ đẹp của Hương giang nói riêng và xứ Huế nói chung. Ông cũng đã làm
cho người đọc lưu luyến tới những câu văn giàu cảm xúc của mình và ông đã chiến
thắng sự nghiệt ngã của thời gian phải chăng tác phẩm ấy đã chạm đến và neo đậu
mãi trong trái tim người đọc, đúng như nhà văn Aitmatov từng nói “ tác phẩm
chân chính không kết thúc ở trang cuối”

VỢ CHỒNG A PHỦ
Đề: Mị trong đêm duyên tình mùa Đông
Mở bài: Hình ảnh người phụ nữ vốn là đề tài quen thuộc trong văn chương
VN, phẩm chất tốt đẹp của họ chính là đối tượng muôn đời mà người nghệ sĩ cần
khai thác. Nói “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố khiến ta không quên được hình ảnh của
chị Dậu một hình ảnh đại diện cho những con người đầy khốn khỗ và nhiều nỗi bất
hạnh nhưng đến khi chúng ta đọc được chuyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn
Tô Hoài ta mới nhận thấy rõ hơn hiểu sâu sắc hơn về nỏi khỗ của người phụ nử
miền núi , miền tây bắc xa xôi cụ thê là hình ảnh của nhân vật mị. Từ là cô gái xinh
đẹp hiếu thảo trở thành nạn nhân của thần quyền và cường quyền, xã hội ấy khiến
mị sống lầm lũi vô hồn đến khi gặp được và cởi trói cứ a phủ và đồng thời giải
thoát cho chình bản thân

Đánh giá: Một tác phẩm chuyện ngắn hay ngoài yếu tố cốt chuyện thì tình
huống là điều cốt lõi làm nên sức hấp dẫn Tô Hoài tạo tình huống chuyện đọc hấp
dẫn nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tài tình ,xây dựng xinh động có cá tính
ngôn ngử sáng tạo kể chuyện tự nhiên lôi cuôn giọng văn đầy chất thơ chử tình ,
hình ảnh mị trong đêm cắt dây cởi trói cho a phủ đã góp phần tạo nên tình
huoonsg chuyện đọc đáo hấp dẫn thể hiện cách miêu tả diễn biến tâm lí tài tình
hộp lí của Tô Hoài hình ảnh đó khẳng định long thương người khát vọng sống tự
do của mị đã giúp mị tháo gở vòng nô lệ áp bức , trói buộc của bọn chúa đất đễ
cùng a phủ dc giải phóng

Kết bài: Qúa trình Mị cắt dây cởi trói cho a phủ là quá trình nhận thức về
thực tại xã hội tàn bạo dẫn tới hành động táo bạo cứu người rồi tự cứ mình rồi cứu
lấy nhửng con người bị áp bức khác qua chi tiếc này nhà văn gửi tới người đọc
thông điệp mang tính triếc lí sâu sắc “tức nước vở bờ” có áp bức tất có đấu tranh

Đề: Mị trong đêm duyên tình mùa Xuân


Mở bài: Hình ảnh người phụ nữ vốn là đề tài quen thuộc trong văn chương
VN, phẩm chất tốt đẹp của họ chính là đối tượng muôn đời mà người nghệ sĩ cần
khai thác Vào nhửng năm 1940 của thế kỉ trước hình ảnh người phụ nử nằm dưới
đáy của xã hội được các nhà văn tìm đến. Nói “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố khiến ta
không quên được hình ảnh của chị Dậu một hình ảnh đại diện cho những con
người đầy khốn khỗ và nhiều nỗi bất hạnh nhưng đến khi chúng ta đọc được
chuyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài ta mới nhận thấy rõ hơn hiểu
sâu sắc hơn về nỏi khỗ của người phụ nử miền núi , miền tây bắc xa xôi cụ thê là
hình ảnh của nhân vật mị. Từ là cô gái xinh đẹp hiếu thảo trở thành nạn nhân của
thần quyền và cường quyền nhưng vẫn có sức sống tìm tang và sức sống ấy đã góp
phần nói lên tiếng nói nhân đạo của tác phẩm

Đánh giá: Hình tượng Mị trong đêm duyên tình mùa Xuân cho thấy, dù hiện
thực cuộc sống có phủ phàng như thế nào đi nửa thì người con gái Tây Bắc vẫn
luôn tìm tang sức sống mãnh liệt, sức sống ấy vẫn luôn ầm ỉ và chỉ có cợ hội bùng
lên mạnh mẽ. Hình tượng nhân vật Mị cho thấy ngòi bút truyện ngắn tài năng với
sự thành công về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đậm chất miền núi

Kết bài: Hình tượng nhân vật Mị trong đêm mùa xuân đã góp phần làm cho
chủ đề tư tưởng của truyện ngắn. Tác phẩm chứa đựng giá trị sâu sắc sự cảm thông
với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị
miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tang trong mỗi con người
Tây Bắc.

VỢ NHẶT
Đề: Phân tích nhân vật Tràng
Mở bài: Lịch sử dân tộc ta đã trải qua biết bao khổ cực rồi phải đấu tranh
với những lũ giặc thâm độc. Sau cách mạng tháng tám 1945 và việc ghi dấu mốc
sơn chói lọi, song vận mệnh đất nước lâm nguy đây cũng là thời điểm nạn đói
hoàng thành là một nỗi đao ám ảnh trong ký ức bao người .Qua cái nhìn nhân đạo
kết hợp với ngòi bút nhà văn Kim Lân đã khắc họa rõ nét bức tranh nạn Nói ngày
ấy nhưng vượt lên hơn cả là sức sống mãnh liệt và sự tử tế chia sẻ của con người
với nhau ở đây tiêu biểu là nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân.
Tràng đã vẽ lên sự ấm sự ấm áp của tình người giữa nạn đói năm đó

Đánh giá: Hình tượng nhân vật tràng đã thể hiện Chủ đề của tác phẩm trong
đoạn đối những con người đói họ không bao giờ nghĩ đến cái chết mà họ luôn nghĩ
đến sự sống hướng đến tương lai. Qua nhân cách qua nhân vật tác giả bộc lộ được
khả năng miêu tả tâm lí tinh tế xây dựng nhân vật ngồi bóp nhân đạo sâu sắc. Và
qua già qua đây ta thấy được khát vọng sống trong con người của mỗi người cụ thể
là nhân vật Tràng một khát vọng sống xem thường cái chết những khát vọng sống
đó vô cùng trâng chính phù hợp với hoàn cảnh hiện thực lúc mấy giờ

Kết bài: Việc miêu tả tâm lí nhân vật Tràng trong bối cảnh nạn đói khủng
khiếp Kim Lân đã tạo ra một tình huống truyện chứa hàm ý sâu sắc, đầy hiện thực
và nhân đạo cho tác phẩm. Qua tác phẩm Người đọc còn cảm nhận được vẻ đẹp
của tình người và niềm tin vào tương lai của những con người lao động nghèo khổ.

Đề: Phân tích nhân vật Thị


Mở bài: Có một nhà văn từng quan niệm rằng “Nghệ thuật không cần
phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ
thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Thật vậy,
đã là nghệ thuật thì phải phán ánh những hiện thực ngoài kia một cách chân thực
nhất. truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân là một tác phẩm nghệ thuật văn học giàu
giá trị như vậy đó và đây là tác phẩm hay nhất của nhà văn viết về nạn đói 1945.
Với những cảm quan về tình thương yêu con người, bằng tài năng xuất chúng, tác
giả đã vẽ nên một bức tranh với đầy đủ gam màu sáng tối của hiện thực đói khổ
cùng niềm khao khát về cuộc sống tươi sáng mai sau.
Đánh giá: Tác giả đã thể hiện thành công cô vợ nhặt qua đây Kim Lân còn
thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước hoàn cảnh bi đát của người nông dân Việt
Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhà văn ngợi ca sức sống kì diệu của
con người và vẻ đẹp tâm hồn đó là khác phẩm giống đề cao tình thương tình nghĩa
con người trong tận cùng đau khổ khi đối diện với cái đói cái chết đang rình rặp

Kết bài: Nhân vật vợ nhặt được đặt vào một tình huống truyện đặc biệt,
trong tận cùng cái đói và cái chết, nhân vật bộc lộ những tính cách, những ước mơ
khao khát sống mãnh liệt của mình. Không chỉ vậy, nhân vật còn mang tính chất
kết nối, tạo nên sự liền mạch giữa các sự kiện trong tác phẩm. Với nhân vật người
vợ nhặt, không chỉ là sáng tạo thành công của Kim Lân mà nó còn cho thấy giá trị
hiện thực và nhân đạo sâu sắc nhất của ông.

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT


Đề: Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích
Mở bài: Có ai đó đã từng nói rằng “ Một trong những điều khích lệ nhất mà
bạn có thể làm là tự xác định chính mình, biết mình là ai, tin vào cái gì và muốn đi
đến đâu” . Đúng vậy bạn thân mình chỉ tốt khi là chính mình, mình nằm trong
chính thân thể mình cho dù như thế nào và mình đừng nên là bản sao của ai hết. Có
lẽ chính vì điều đó mà Trương Ba trong vở kịch “ Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt”
của Lưu Quang Vũ đã thể hiện bày tỏa mong ước được sống đúng với con người
mình, sống với chính bản thân mình và điều đó đã được Lưu Quang Vũ thể hiện
thông qua đoạn đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích.

Đánh giá: Sau nhiều cản trở của ĐT và những cuộc đấu tranh suy nghĩ nội
tâm, khát vọng sống thanh cao, được là chính mình đã chiến thắng. Sự sống chỉ
thực sự có ý nghĩa khi con người có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Thông qua
vở kịch Lưu Quang Vũ đã thắp sáng niềm tin vào lẽ phải, điều thiện và điều tốt
đẹp, từ đó nâng tâm hồn con người lên những cảm xúc cao thượng và trong sáng.

Kết bài: Lưu Quang Vũ đã thể hiện những tình huống truyện độc đáo, qua
những mâu thuẫn sâu sắc xuất hiện mà khắc họa rõ nét khát vọng sống là chính
mình của nhân vật Hồn Trương Ba. Đồng thời bằng ngôn ngữ đối thoại giàu tính
triết lý, tình huống kịch hấp dẫn, lôi cuốn người xem, tác giả đã tạo nên một màn
đối thoại đặc sắc, mang đến cho người đọc những suy ngẫm, dư âm khó phai
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Đề: Phân tích nhân vật người đàn bà
Mở bài: Năm tháng chiến tranh đi qua, khói lửa chiến tranh đã được dập tắt
con người không còn sống trong đau thương, sống trong mưa bom bão đạn, tưởng
như cuộc sống lại đc trở về trong hạnh phúc, yên bình. Thế nhưng cuộc sống thời
hậu chiến đâu diễn như thế, nó diễn ra thật đáng thương, con người vẫn phải vật
lộn với mưu sinh lo toan, để rồi bao nghịch lý từ đói nghèo. Những hiện thực cuộc
sống ấy đã được Nguyễn Minh Châu phát hiện và thể hiện một cách đầy tin tế
trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” thông qua nhân vật người đàn bà
hàng chài, một người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn có một tấm lòng một
trái tim cao thượng.

Đánh giá: Chị là hình tượng nghệ thuật chân thật, gợi cảm về số phận nghèo
khổ bất hạnh nhưng có vẻ đẹp khuất lấp nhưng cao cả của những người phụ nữ sau
chiến tranh. Là nhân vật thể hiện tư tưởng của ông về mối lo lắng của ông con
người thời hậu chiến. Đồng thời thông qua nhân vật ông đã thể hiện tài năng mình
bằng cách đặt nhân vật vào tình huống nghịch lý để bộc lộ phẩm chất, tập trung
khắc họa số phận họ thông qua hành động, ngôn ngữ, xây dựng nhân vật qua cách
nhìn trần thuật

Kết bài: Nhân vật người đàn bà hàng chài đã trở thành một biểu tượng giúp
Nguyễn Minh Châu thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc cho truyện ngắn. Đó là
niềm cảm thương và nỗi lo âu cho số phận con người bất hạnh bị cầm tù trong đói
nghèo, khốn khổ, bạo lực. Đồng thời hình ảnh người đàn bà làng chài trong truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã gửi gắm nhiều thông điệp đến người đọc về cuộc
sống, phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ

Đề: Phân tích 2 phát hiện của Phùng


Mở bài : Chân lý là sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong bộ óc
con người. Vì vậy chân lý sẽ phát triển cùng nhận thức của xã hội. Có những
khẳng định được đúng một cách hiển nhiên và cũng có những chân lý được chứng
minh và kiểm nghiệm thực tế, thể hiện tính chất phổ quát và không tìm được sự
kiện trái ngược. Từ những đúc kết ấy Nguyễn Minh Châu đã mang người đọc đến
những chân lý mà ông đã gửi gắm trong chuyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
Đánh giá: Với hai phát hiện ấy Phùng chợt nhận ra rằng cuộc đời không
đơn giản một chiều mà chứa nhiều nghịch lý ngang trái, mâu thuẫn. Cuộc sống
luôn tồn tại những mặt đối lập, đẹp và xấu thiện và ác. Ở đây nhà văn khẳng định
đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, hình thức bên ngoài với nội dung bên
trong

Kết bài: Hai phát hiện của nhân vật Phùng là hai phát hiện mang tính trái
ngược. Thế nhưng chính điều đó lại làm nổi bật lên chủ đề của tác phẩm cũng như
dụng ý mà tác giả muốn gửi gắm. Cuộc sống là một bài học mà chúng ta phải lật
giở từng trang, hiểu sâu về nó, chứ không phải chỉ ngắm nhìn qua cái vẻ ngoài đẹp
tuyệt mỹ. Và người nghệ sĩ là người có trách nhiệm khám phá mọi góc cạnh của
cuộc đời, của con người để hiểu thấu họ.

RỪNG XÀ NU
Mở bài: _ Phân tích cây xà nu
_ Phân tích nhân vật Tnú
Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có cho riêng mình một vùng đất gắn bó thiết tha.
Đó là Tô Hoài yêu mến và trân trọng những vẻ đẹp của rừng núi và con người Tây
Bắc hay Nguyễn Quang Sáng sống trọn đời mình với vùng đất Nam Bộ bình dị mà
thân thương. Đến với Nguyễn Trung Thành, ta bắt gặp một tâm hồn gắn bó máu
thịt với vùng đất Tây Nguyên, vùng đất của anh hùng nơi thông qua tác phẩm
“Rừng Xà Nu” nơi mà có những đồi xà nu đại ngàn thông qua hình tượng cây xà
nu dù bị bom đạn chiến tranh tàn phá nhưng vẫn đững hiên ngang bất diệt và
những con người anh dũng, kiên trung qua nhân vật Tnú một người chiến sĩ, một
anh hùng của vùng tất bạc ngàn Tây Nguyên

Kết bài phân tích nhân vật Tnú


Tác phẩm không chỉ giúp bạn đọc mở mang tầm hiểu biết, thêm
đồng cảm, yêu thương nhân vật Tnú mà còn thể hiện tài năng uyên bác
của tác giả Nguyễn Trung Thành trong việc dùng ngòi bút của mình để
khắc họa nhân vật. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ
nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
Kết bài phân tích cây Xà Nu
Bên cạnh câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man còn là
câu chuyện về cuộc đời người anh hùng Tnú. Tất cả những yếu tố đó đã
làm thiên truyện sống mãi trong lòng độc giả. Nhớ đến Tây Nguyên là
chúng ta nhớ đến những cánh rừng xà nu bạt ngàn và các thế hệ anh
hùng nối tiếp nhau chống giặc.

You might also like