Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Ý thức chính trị :

Đầu tiên là hình thái ý thức chính trị.


Hình thái ý thức chính trị là hình thái ý thức chỉ xuất hiện và tồn tại trong các xã
hội có giai cấp và nhà nước. Nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội
giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia cũng như thái độ của các giai cấp đối
với quyền lực nhà nước. Ý thức chính trị thực tiễn thông thường hình thành từ trực
tiếp từ các hoạt động thực tiễn trong môi trường chính trị của xã hội. Ở trạng thái
tâm lí xã hội, những cảm xúc và tâm trạng về chính trị của quần chúng cảm xúc và
tâm trạng về chính trị của quần chúng thường thiếu bền vững và không ổn định.
Song, những trạng thái tâm lí xã hội như vậy lại đóng vai trò to lớn và trực tiếp đối
với hành vi chính trị của quần chúng đông đảo. Thông qua đó hệ tư tưởng chính trị
tác động vào đời sống chính trị của xã hội. Hệ tư tưởng của một giai cấp chính trị
nhất định phản ánh trực tiếp tập trung lợi ích giai cấp của giai cấp ấy. Ý thức chính
trị được thể hiện trong đường lối, cương lĩnh chính trị của các chính đảng của các
giai cấp khác nhau cũng như trong luật pháp chính sách nhà nước – công cụ của
giai cấp thống trị, hệ tư tưởng chính trị được hình thành một cách tự giác. Nó được
các nhà tư tưởng của giai cấpxây dựng và truyền bá. Hệ tư tưởng chính trị gắn với
các tổ chức chính trị, thông qua các tổ chức chính trị mà một giai cấp nào đó tiến
hành cuộc đấu tranh giành ý thức. Vì lợi ích của giai cấp của mình, ý thức chính trị
đặc biệt là hệ tư tưởng chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã
hội. Thông qua tổ chức nhà nước nó tác động trở lại cơ sở kinh tế và có thể trong
những giới hạn nhất định làm thay đổi cơ sở kinh tế. Hệ tư tưởng chính trị cũng giữ
vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, nó thâm nhập vào các hình thái
ý thức xã hội khác, tác động tích cực hoặc tiêu cực của hệ tư tưởng chính trị cũng
như ý thức chính trị nói chung phụ thuộc vào tính tiến bộ, cách mạng hoặc phản
tiến bộ, phản cách mạng của giai cấp mang hệ tư tưởng đó. Khi giai cấp đó tiến bộ,
cách mạng tiêu biểu làm cho xu thế phát triển đi lên của lịch sử thì hệ tư tưởng
chính trị của nó có tác động tích cực đến sự phát triển xã hội. Khi giai cấp đó trở
thành lạc hậu, phản cách động thì hệ tư tưởng chính trị của nó có tác động tiêu cực,
kìm hãm sự phát triển của xã hội
Ví dụ:
Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin là khoa học về
các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, khoa học về cách mạng của quần
chúng bị áp bức và bị bóc lột, khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản. Đảng ta, khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm kim chỉ nam
cho hành động và nêu cao tư tuởng Hồ Chí Minh. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa
Mác- Lênin là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột người. Vì
vậy, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta tất nhiên phải lấy
chủ nghĩa Mác- Lênin làm kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và cách mạng
Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng nước ban hành. Việc thể hiện ý
chí của giai cấp công nhân cũng đồng thời phản ảnh và thể hiện lợi ích dân tộc
trong công cuộc đối mới tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

You might also like