Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

Câu 1. Đề 21. Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST?
A. Đột biến điểm B. Tự đa bội. C. Lệch bội. D. Dị đa bội.
Câu 2. Đề 21. Loại đột biến nào sau đây làm tăng số lượng NST ở tất cả các cặp NST?
A. Đột biến điểm B. Tự đa bội. C. Lệch bội. D. Lặp đoạn NST.
Câu 3. Đề 07. Những cơ thể sinh vật mà bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn
bội, lớn hơn 2n (3n hoặc 4n, 5n, ...) thuộc dạng nào trong các dạng đột biến sau đây?
A. Thể đơn bội. B. Thể đa bội. C. Thể lưỡng bội. D. Thể lệch bội (dị bội).
Câu 4. Đề 07. Những cơ thể sinh vật mà trong bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng có sự thay đổi ở
một hay một số cặp NST (2n - 2, 2n - 1, 2n + 1, 2n + 2, ...) thuộc dạng nào trong các dạng đột biến sau đây?
A. Thể đơn bội. B. Thể đa bội. C. Thể lưỡng bội. D. Thể lệch bội (dị bội).
Câu 5. Đề 18. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi
số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến đa bội. II. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. IV. Đột biến lệch bội.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 6. Đề 15. Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không
làm tăng số loại alen của gen này trong quần thể?
A. Đột biến gen. B. Đột biến tự đa bội. C. Đảo đoạn NST D. Đột biến dị đa bội.

Ví dụ: Aa → AAa; AAaa; AAAaaa


2n 3n 4n 6n

Câu 7. Đề 19. Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm
xuất hiện alen mới?
A. Đột biến gen. B. Đột biến tự đa bội.
C. Đột biến đảo đoạn NST. D. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.
Câu 8. Đề 19. Cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể gồm hai bộ NST lưỡng bội của 2 loại khác nhau được
gọi là
A. thể tam bội. B. thể tự đa bội. C. thể dị đa bội. D. thể bốn.

Cơ thể 2nA + 2nB: gọi là dị đa bội (song nhị bội)

Câu 9. Đề 19. Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể thực vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của
hai loài khác nhau, đó là dạng đột biến
A. thể bốn nhiễm. B. thể lệch bội. C. thể tứ bội. D. thể song nhị bội.
Câu 10. Đề 08. Dạng đột biến nào sau đây là thể đa bội?
A. Thể tứ bội. B. Thể ba nhiễm. C. Thể một nhiễm. D. Thể tứ nhiễm.

Thể đa bội (tự đa bội): 3n; 4n, 5n, 6n … kn (k ≥3)

Câu 11. Đề 07. Dạng đột biến nào sau đây là thể đa bội lẻ?
A. Thể tứ bội. B. Thể ba nhiễm. C. Thể một nhiễm. D. Thể tam bội.

Các dạng đa bội lẻ : 3n, 5n , 7n…

Câu 12. Đề 07. Dạng đột biến nào sau đây là thể đa bội chẵn?
A. 2n + 2. B. 2n + 1. C. 4n. D. 3n.

Các dạng đa bội chẵn : 4n, 6n , 8n…

Câu 13. Đề 07. Dạng đột biến nào sau đây không phải thể đa bội?
A. 2n + 2. B. 5n. C. 4n. D. 3n.
Trang 1
Câu 14. Đề 07. Dạng đột biến nào sau đây không phải thể đa bội chẵn?
A. 2n. B. 6n. C. 4n. D. 8n.

Đa bội chẵn: 4n , 6n, 8n…

Câu 15. Đề 08. Bộ nhiễm sắc thể ở lúa mì 6n = 42, khoai tây 4n = 48, chuối nhà 3n = 27, dâu tây 8n =
56. Loài có bộ nhiễm sắc thể đa bội lẻ là
A. chuối nhà. B. khoai tây. C. dâu tây. D. lúa mì.
Câu 16. Đề 21. Khi dùng hóa chất cônsixin, người ta thường tác động vào pha nào sau đây trong chu kì tế
bào để gây đa bội?
A. Pha G1. B. Pha S. C. Pha G2. D. Pha M.

Chu kì tế bào: - Kì trung gian (Pha G1; Pha S; Pha G2)


+ Pha G1: tổng hợp các chất cần thiết chuẩn bị nhân đôi ADN, NST ở pha S.
+ Pha S: nhân đôi ADN; NST.
+ Pha G2: tổng hợp protein chuẩn bị hình thành thoi vô sắc cho phân bào.
- Phân bào: 4 kì liên tiếp: Kì đầu, Kì giữa, Kì sau và Kì cuối.
- Tác động cônsixin vào pha G2 để ngăn cản hình thành thoi vô sắc → không phân chia NST
trong phân bào (gây đa bội). Ví dụ: Aa tác động consixin → AAaa.

Câu 17. Đề 08. Tế bào sinh dưỡng của một cơ thể bị đột biến có số lượng nhiễm sắc thể là 2n - 1. Tên gọi
của thể đột biến này là
A. thể ba nhiễm. B. thể tam bội. C. thể một nhiễm. D. thể khuyết nhiễm.
Câu 18. Đề 08. Tế bào sinh dưỡng của một cơ thể bị đột biến có số lượng nhiễm sắc thể là 2n - 2. Tên gọi
của thể đột biến này là
A. thể ba nhiễm. B. thể tam bội. C. thể một nhiễm. D. thể khuyết nhiễm.
Câu 19. Đề 09. Tế bào sinh dưỡng của một cơ thể bị đột biến có số lượng nhiễm sắc thể là 2n + 1. Tên gọi
của thể đột biến này là
A. thể ba nhiễm. B. thể tam bội. C. thể một nhiễm. D. thể đa bội lẻ.
Câu 20. Đề 17. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài
này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n - 1. B. 2n + 2. C. 3n. D. 2n + 1.
Câu 21. Đề 17. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc
loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n - 1. B. 2n + 2. C. n. D. 2n + 1.
Câu 22. Đề 17. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể bốn thuộc
loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n - 1. B. 2n + 2. C. 4n. D. 2n + 1.
Câu 23. Đề 17. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể không thuộc
loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n - 2. B. 2n - 1. C. n. D. 2n + 1.
Câu 24. Đề 17. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội
thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 4n. B. 2n + 2. C. 3n. D. 2n + 1.
Câu 25. Đề 17.Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này
có bộ nhiễm sắc thể là
A. 4n. B. n. C. 2n. D. 3n.
Câu 26. Đề 19. Thể đột biến nào sau đây có bộ NST 2n + 1?
A. Thể một. B. Thể tứ bội. C. Thể tam bội. D. Thể ba.
Câu 27. Đề 19. Thể đột biến nào sau đây có bộ NST 2n - 2?
A. Thể một. B. Thể không. C. Thể bốn. D. Thể ba.
Câu 28. Đề 19. Thể đột biến nào sau đây có bộ NST 2n - 1?
A. Thể một. B. Thể tứ bội. C. Thể tam bội. D. Thể ba.

Trang 2
Câu 29. Đề 19. Thể đột biến nào sau đây có bộ NST 2n + 2?
A. Thể một. B. Thể tứ bội. C. Thể bốn. D. Thể ba.
Câu 30. Đề 19. Thể đột biến nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể là 3n?
A. Thể tam bội. B. Thể tứ bội. C. Thể bốn. D. Thể ba.
Câu 31. Đề 19. Thể đột biến nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể là 4n?
A. Thể tam bội. B. Thể tứ bội. C. Thể bốn. D. Thể tứ nhiễm.
Câu 32. Đề 19. Thể đột biến nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể là 5n?
A. Thể tam bội. B. Thể tứ bội. C. Thể ngũ bội. D. Thể lục bội.
Câu 33. Đề 19. Thể đột biến nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể là 6n?
A. Thể tam bội. B. Thể tứ bội. C. Thể ngũ bội. D. Thể lục bội.
Câu 34. Đề 11.Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đương
đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể không nhiễm?
A.AaBbDdd. B.AaBbDd. C.AaBb. D.AaBbd.

Câu 35. Đề 11.Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đương
đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?
A.AaBbDdd. B.AaBbDd. C.AaBb. D.AaBbd.

Câu 36. Đề 11.Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đương
đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể ba?
A.AaBbDdd. B.AaBbDd. C.AaBb. D.AaBbd.

Câu 37. Đề 11.Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đương
đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể bốn?
A.AaBbDdd. B.AaBBbbDd. C.AaBb. D.AaBbd.

Câu 38. Đề 21. Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là
A,a; B,b; D,d và E,e. Thể không nhiễm loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. AaBbDdEe B. AaBbEe C. AaBbDEe D. AaaBbDdEe

Câu 39. Đề 21. Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là
A,a; B,b; D,d và E,e. Thể một nhiễm loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. AaBbDdEe B. AaBbEe C. AaBbDEe D. AaaBbDdEe

Câu 40. Đề 21. Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là
A,a; B,b; D,d và E,e. Thể tam nhiễm loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. AaBbDDddEe B. AaBbEe C. AaBbDEe D. AaaBbDdEe.

Câu 41. Đề 21. Ở một loài sinh vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là
A,a; B,b; D,d và E,e. Thể tứ nhiễm loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. AaBbDDddEe B. AaBbEe C. AaBbDEe D. AaaBbDdEe.

Câu 42. Đề 17.Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể
có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể một?
I. AaBbDdEe. II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe.
IV.AaBbDdEee. V. AaBbDde. VI. AaaBbDdEe.
A. 5. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 43. Đề 17.Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể
có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe. II. AaBbdEe. III. AaBbDddEe.
IV.AaBbDdEee. V. AaBbDde. VI. AaBbbDdEe.
A. 5. B. 4. C. 1. D. 2.

Trang 3
Câu 44. Đề 13. Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây để phát triển thành cây
tam nhiễm?
A. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n)
B. Giao tử đơn bội (n) kết hợp với giao tử lệch bội (n + 1)
C. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau
D. Giao tử đơn bội (n) kết hợp với giao tử lệch bội (n - 1)

Giao tử (n + 1) kết hợp giao tử (n) → cây 2n + 1 (tam nhiễm)

Câu 45. Đề 13. Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây để phát triển thành cây
một nhiễm?
A. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n)
B. Giao tử đơn bội (n) kết hợp với giao tử lệch bội (n + 1)
C. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau
D. Giao tử đơn bội (n) kết hợp với giao tử lệch bội (n - 1)

Giao tử (n - 1) kết hợp giao tử (n) → cây 2n - 1 (một nhiễm)

Câu 46. Đề 13 Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho 1 hoặc 1 số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

Câu 47. Đề 10. Ở cà độc dược (2n = 24) người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc
thể. Các thể ba này :
A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau
B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau
C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau
D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.

Các dạng thể ba đều có 2n + 1 = 25 NST.


Khác nhau ở kiểu hình (cụ thể: khác ở 12 dạng quả khác nhau)

Câu 48. Đề 17. Người mắc hội chứng bệnh nào sau đây là thể một?
A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Claiphentơ. C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng AIDS.

Chỉ có hội chứng Tớcnơ (2n - 1 = 45; cụ thể viết là: 44A + XO).

Câu 49. Đề 17.. Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?
A. Hội chứng AIDS. B. Hội chứng Đao. C. Bệnh bạch tạng. D. Bệnh máu khó đông.

Hội chứng Đao 45A + XX (hoặc XY); có 3 NST số 21.

Câu 50. Đề 17. Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
A. Hội chứng Claiphentơ. B. Hội chứng AIDS. C. Hội chứng Tơcnơ. D. Hội chứng Đao

Ở nữ có 2 hội chứng: XO (Tớcnơ) và XXX (Siêu nữ)

Câu 51. Đề 08. Người mắc hội chứng Claiphentơ có nhiễm sắc thể giới tính là
A. OY. B. XXY. C. XO. D. XXX.
Trang 4
Câu 52. Đề 08. Người mắc hội chứng Tơcnơ có nhiễm sắc thể giới tính là
A. XXX. B. OY. C. XO. D. XXY.
Câu 53. Đề 08. Người mắc hội chứng Jacop có nhiễm sắc thể giới tính là
A. XXX. B. XYY. C. XO. D. XXY.
Câu 54. Đề 11.Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 44. B. 45. C. 46. D. 47.
Câu 55. Đề 11.Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Tớcnơ có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 44. B. 45. C. 46. D. 47.
Câu 56. Đề 09. Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến
A. thể một (2n – 1) B. thể ba (2n + 1). C. thể bốn (2n + 2). D. thể không (2n – 2)
Câu 57. Đề 11. Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể một (2n - 1) ?
A.Bệnh hồng cầu hình liềm B. Hội chứng Tơcnơ C.Hội chứng Đao D. Hội chứng AIDS
Câu 58. Đề 07. Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao?
A. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
B. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.
C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường.
D. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
Câu 59. Đề 17. Hình sau là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc
thể này
A. mắc hội chứng Claiphentơ.
B. mắc hội chứng Đao.
C. mắc hội chứng Tớcnơ.
D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

Câu 60. Đề 10. Bệnh, hội chứng di truyền nào sau đây liên quan đến những biến đổi về số lượng nhiễm sắc
thể giới tính?
A. Hội chứng Klaiphentơ (Claiphentơ). B. Hội chứng Đao.
C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu.

A. Claiphentơ (44A + XXY)


B. 3 NST 21 (NST thường).
C, D là các bệnh do đột biến gen.

Câu 61. Đề 11. Bệnh, hội chứng di truyền nào sau đây ở người là do đột lệch bội ở NST thường gây nên?
A. Hội chứng Claiphentơ (Klaiphentơ). B. Hội chứng Đao.
C. Hội chứng Jacop. D. Hội chứng Tơcnơ.

A. 44A + XXY
B. 45A + XX (hoặc XY): có NST 21
C. 44A + XYY
D. 44A + X

Câu 62. Đề 12. Cơ chế hình thành thể đột biến nhiễm sắc thể XXX (hội chứng 3X) ở người diễn ra do
A. cặp nhiễm sắc thể XY không phân li trong nguyên phân.
B. cặp nhiễm sắc thể XX không phân li trong giảm phân.
C. cặp nhiễm sắc thể XX không phân li trong nguyên phân.
D. đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể X gây nên.

P: XX × XY
Gp XX X:Y
F XXX

Trang 5
Câu 63. Đề 09. Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể?
A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao B. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ
C. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu.
Ung thư máu (ĐB mất đoạn NST 21 hoặc 22) và Hội chứng đao (3NST số 21)
Câu 64. Đề 08. Ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Người mắc hội chứng Tơcnơ có bộ nhiễm sắc thể
gồm 45 chiếc được gọi là
A. thể đa nhiễm. B. thể khuyết nhiễm. C. thể ba nhiễm. D. thể một nhiễm.
Câu 65. Đề 11. Người thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong tế bào sinh dưỡng thì mắc bệnh hoặc hội chứng
nào sau đây:
A. bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm B. hội chứng Đao
C. hội chứng AIDS D. hội chứng Tớcnơ
Câu 66. Đề 08. Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có
A. ba nhiễm sắc thể 15. B. ba nhiễm sắc thể 23.
C. ba nhiễm sắc thể 16. D. ba nhiễm sắc thể 21.
Câu 67. Đề 12. Ở người, những hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp
nhiễm sắc thể thường?
A. Hội chứng Patau và hội chứng Etuôt. B. Hội chứng Đao và hội chứng Claiphentơ
C. Hội chứng Etuôt và hội chứng Claiphentơ D. Hội chứng Đao và hội chứng Tơcnơ

Hội chứng Patau (3 NST số 13 hoặc 3NST 15) và hội chứng Etuôt (3 NST số 16 hoặc 3NST 18).

Câu 68. Đề 08. Bệnh, hội chứng di truyền nào sau đây liên quan đến những biến đổi về số lượng nhiễm sắc
thể giới tính?
A. Hội chứng Klaiphentơ (Claiphentơ). B. Hội chứng Đao.
C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu.
Câu 69. Đề 08. Ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Người mắc hội chứng Đao có bộ nhiễm sắc thể gồm 47
chiếc được gọi là
A. thể đa nhiễm. B. thể một nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. thể ba nhiễm.
Câu 70. Đề 18. Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm
sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội?
A. Thể một. B.Thể tam bội. C. Thể tứ bội.
D.Thể ba.

Hợp tử (2n) không phân li tất cả → cơ thể 4n (thể tứ bội)

Câu 71. Đề 18. Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với
giao tử lưỡng bội?
A. Thể ba. B. Thể bốn. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.

Giao tử (n) kết hợp giao tử (2n)→ cơ thể 3n (thể tam bội)

Câu 72. Đề 18. Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử lưỡng bội với
giao tử lưỡng bội cùng loài?
A. Thể ba. B. Thể bốn. C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.

Giao tử (2n) kết hợp giao tử (2n)→ cơ thể 4n (thể tứ bội)

Câu 73. Đề 13. Ở thực vật, hợp tử hình thành trong trường hợp nào sau đây phát triển thành cây tam bội
A. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n)
B. Giao tử đơn bội (n) kết hợp với giao tử lệch bội (n + 1)
C. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau
D. Giao tử đơn bội (n) kết hợp với giao tử lệch bội (n - 1)
Câu 74. Đề 13. Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây phát triển thành cây tứ
Trang 6
bội?
A. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n)
B. Giao tử đơn bội (n) kết hợp với giao tử lệch bội (n + 1)
C. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau
D. Giao tử đơn bội (n) kết hợp với giao tử lệch bội (n - 1)
Câu 75. Đề 09. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của
tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình
thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể lưỡng bội B. thể đơn bội. C. thể tam bội. D. thể tứ bội.
Câu 76. Đề 09. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của
tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với nhau sẽ tạo
ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể lưỡng bội B. thể đơn bội. C. thể tam bội. D. thể tứ bội.
Câu 77. Đề 21. Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen
Aa tạo ra được các tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?
A. AAaa. B. AAAA. C. AAAa. D. Aaaa.
Câu 78. Đề 21. Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen
AA tạo ra được các tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?
A. AAaa. B. AAAA. C. AAAa. D. Aaaa.
Câu 79. Đề 21. Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen
AA, Aa, aa không tạo ra được các tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?
A. Aaaa. B. AAAA. C. AAaa. D. aaaa.

AA → AAAA; Aa → AAaa; aa→ aaaa

Câu 80. Đề 21. Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen
AA, Aa, aa không tạo ra được các tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?
A. AAaa. B. AAAA. C. AAAa. D. aaaa.
Câu 81. Đề 18. Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh
thì có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen
A. BBbbDDdd. B. BBbbDDDd. C. BBbbDddd. D. BBBbDDdd.
Câu 82. Đề 18. Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh
thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen
A. AaaaBBbb. B. AAAaBBbb. C. AAaaBBbb. D. AAaaBbbb.
Câu 83. Đề 10. Tiến hành đa bội hóa các tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng
bội (2n). Theo lí thuyết, có thể thu được những loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể là:
A. 6n, 8n. B. 4n, 6n. C. 4n, 8n. D. 3n, 4n.

Cây 2n → 4n → 8n
2n (chưa xử lý) 4n

Câu 84. Đề 08. Thể song nhị bội (2n + 2n’)


A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính
B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào
D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ

Câu 85. Đề 19. Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1.
Đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể,
thể song nhị bội này có kiểu gen là
A. aBMMnn. B. aaBBMMnn. C. aBMn. D. aaBBMn.
Câu 86. ĐH 11. Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
B. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
Trang 7
C. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
Câu 87. Đề 16. Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1).
C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).

Câu 88. Đề 16. Hợp tử hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội chẵn?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1).
C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).

Câu 89. Đề 13. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 5 thể đột biến của loài này
được kí hiệu từ I đến V có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong
các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là
A. II, VI, V B. II, III C. I, III D. I, IV

- Số nhóm gen liên kết bằng số cặp NST = n = 12.


- Ta thấy: I (4n = 48); II (7n = 84); III (6n = 72) ; IV (3n = 36); V (5n = 60)

Câu 90. Đề 13. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 5 thể đột biến của loài này
được kí hiệu từ I đến V có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong
các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội lẻ là
A. II, III, V B. I, II, V C. I, III D. II, IV, V

- Số nhóm gen liên kết bằng số cặp NST = n = 12.


- Ta thấy: I (4n = 48); II (7n = 84); III (6n = 72) ; IV (3n = 36); V (5n = 60)

Câu 91. Đề 07. Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là
A. NMU. B. cônsixin. C. EMS. D. 5BU.

Cônsixin ngăn cản hình thành thoi vô sắc --> ứng dụng để gây đa bội

Câu 92. Đề 07. Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta
thường sử dụng phương pháp gây đột biến
A. đa bội. B. mất đoạn. C. dị bội. D. chuyển đoạn.

Thân, lá ; rễ : là các phần cơ quan sinh dưỡng; muốn tăng người ta gây đa bội

Câu 93. Đề 08. Loại tác nhân đột biến đã được sử dụng để tạo ra giống dâu tằm đa bội có lá to và dày hơn
dạng lưỡng bội bình thường là
A. êtyl mêtan sunfonat. B. cônsixin. C. 5 - Brôm uraxin. D. tia tử ngoại.

Câu 94. Đề 08. Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến tạo thể đa bội lẻ thường không được
áp dụng đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về
A. lá. B. rễ C. củ D. hạt.

Đa bội thường dùng với cây ăn quả, cây thu hoạch cơ quan sinh dưỡng (lá, thân, rễ, gỗ, sợi).
Không gây đa bội ở cây lấy hạt, vì đa bội chẵn (4n, 6n …) giảm số hạt; đa bội lẻ (3n, 5n …) không hạt

Trang 8
Câu 95. Đề 09. Trong chọn giống thực vật, khi sử dụng cônsixin để tạo giống mới có năng suất cao sẽ
không có hiệu quả đối với
A. khoai tây. B. dâu tằm. C. lúa. D. củ cải đường.

Câu 96. Đề 08. Thể đa bội lẻ


A. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.
B. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.
C. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

Câu 97. Đề 09. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tam bội (3n)?
A. Khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.
B. Luôn có khả năng sinh giao tử bình thường, quả có hạt.
C. Số lượng ADN tăng lên gấp bội.
D. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn.

Câu 98. Đề 11. Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n.
B. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
C. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n + 2.
D. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ.

Câu 99. Đề 09. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của
một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng
định trên là
A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
B. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy
chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích
thước.
C. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
D. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.

Câu 100. Đề 19. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thể đa bội?
A. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ.
B. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n.
C. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n + 2.
D. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.

Câu 101. Đề 17. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba.
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực
vật.
D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.

A. Tế bào 2n có 1 NST không phân li ở nguyên phân --> tế bào 2n + 1 và tế bào 2n - 1.


B. Lệch bội làm tăng hoặc giảm số lượng NST ở 1 vài cặp NST.
D. Đa bội chẵn vẫn có khả năng sinh sản hữu tính (có hạt)

Câu 102. Đề 18. Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.
III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.
Trang 9
IV. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế
bào.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 103. Đề 18. Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa.
III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên
phân đầu tiên của hợp tử.
IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

***
Câu 104. Đề 13. Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh
dưỡng của thể một, thể ba thuộc loài này lần lượt là
A. 19 và 21 B. 19 và 20 C. 18 và 19 D. 9 và 11

Số nhóm gen liên kết (n) = 10


Thể 1 nhiễm (2n - 1) = 19
Thể 3 nhiễm (2n + 1) = 21

Câu 105. Đề 08. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể
trong thể tứ nhiễm (2n + 2) của loài này là
A. 48. B. 28. C. 22. D. 26.

Câu 106. Đề 11. Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh
dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một là:
A. 12 B. 23 C. 26 D. 21

Câu 107. Đề 08. Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng
của ruồi giấm thuộc thể lệch bội dạng bốn nhiễm là
A. 10. B. 32. C. 12. D. 16.

Câu 108. Đề 08. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể tứ bội phát sinh từ loài này có số
lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
A. 48. B. 72. C. 36. D. 27.

Câu 109. Đề 09. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể
trong thể tứ nhiễm của loài này là
A. 48. B. 28. C. 22. D. 26.

Câu 110. Đề 09. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, tế bào sinh dưỡng của thể ba
có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 23. B. 25. C. 24. D. 26.

Câu 111. Đề 09. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, tế bào sinh dưỡng của thể một
có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 23. B. 25. C. 24. D. 26.

Câu 112. Đề 11. Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 . Số loại thể ba tối đa có thể xuất hiện trong
quần thể thuộc loài này là:
A. 36 B.6 C.24 D.12

Có 12 cặp NST → có 12 loại thể 3 tương ứng (xảy ra ở cặp 1 --> loại 1; cặp 2 --> loại 2… )

Trang 10
Câu 113. Đề 11. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài
này có số lượng NST là:
A.16 B. 13 C. 12 D. 15

Câu 114. Đề 08. Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba nhiễm
sẽ có số nhiễm sắc thể là
A. 13. B. 15. C. 17. D. 21.

Câu 115. Đề 15. Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài
này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một nhiễm và thể tam nhiễm. Số lượng nhiễm sắc thể có
trong một tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễmvà thể tam nhiễm này lần lượt là
A. 6 và 18 B. 11 và 18. C. 12 và 36. D. 11 và 13.
Số nhóm gen liên kết (n = 6) → thể 1 nhiễm (2n - 1) = 11; thể tam nhiễm (2n + 1) = 13
Câu 116. Đề 17. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất
cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
A. 12. B. 24. C. 25. D. 23.

2n = 24 --> có 12 cặp --> 12 loại thể 1.

Câu 117. Đề 08. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số thể ba nhiễm tối đa có thể phát sinh ở
loài này là
A. 14. B. 28. C. 7. D. 21.

2n = 14 --> có 7 cặp --> 7 loại thể 3.

Câu 118. Đề 07. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì
số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 12. B. 36. C. 24. D. 48.

2n = 24 --> có 12 cặp --> 12 loại thể 3.

Câu 119. Đề 09. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n -1 -1) có thể có
ở loài này là
A. 21 B. 14 C. 42 D. 7

Số loại thể 3 kép = = = 21 loại


Các thể 3 kép: cặp (1) và cặp (2); (1) + (3); (1) + (4); (1) + (5); (1) + (6);(1) + (7) = 6 loại
(2) + (3); (2) + (4); (2) + (5); (2) + (6); (2) + (7) = 5 loại
(3) + (4); (3) + (5); (3) + (6); (3) + (7). = 4 loại
(4) + (5); (4) + (6); (4) + (7). = 3 loại
(5) + (6); (5) + (7) = 2 loại
(6) + (7) = 1 loại)
Tổng cộng các loại thể 3 kép = 21 loại

Câu 120. Đề 08. Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 36. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh
dưỡng của thể tam bội (3n) được hình thành từ loài này là
A. 54. B. 37. C. 108. D. 35.

n = 18 → 3n = 3. 18 = 54

Câu 121. Đề 09. Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14. Dự đoán số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể
của thể tứ bội (4n) ở loài này là

Trang 11
A. 28. B. 18. C. 56. D. 24

Câu 122. Đề 08. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Thể tam bội phát sinh từ loài này có số lượng NST
trong tế bào sinh dưỡng là
A. 27. B. 48. C. 72. D. 36.

Câu 123. Đề 08. Một tế bào sinh dưỡng của thể một đang ở kỳ sau nguyên phân, người ta đếm được 42
nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
A. 2n = 44. B. 2n = 40. C. 2n = 24. D. 2n = 22.

Bình thường (2n NST đơn) → kì TG, Kì đầu, Kì giữa (2n NST kép) → kì sau (2.2n =4n NST đơn)
Ban đầu (a = 2n - 1) → kì sau (2a) = 42 ð a = 21
Có thể dạng 2n - 1 = 21 ð 2n = 22

Câu 124. Đề 09. Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một
tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
A. 80. B. 20. C. 22. D. 44.

2n = 20 → thể bốn (2n + 2) = 22 ð kì sau nguyên phân có 22. 2 = 44 NST đơn

Câu 125. Đề 11. Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kỳ sau nguyên phân, người ta đếm được 44
nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
A. 2n = 46. B. 2n= 42. C. 2n = 24. D. 2n = 22.

Tế bào thể 1 kép (2n - 1 - 1) ð kì sau nguyên phân có 2. (2n - 1 - 1) = 44 ð(2n - 1 - 1) = 22


Hay 2n = 24

Câu 126. Đề 12. Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào
ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 24 B. 9 C. 18 D. 17

n = 8 ð thể 3 (2n + 1 = 17) ð Kì giữa nguyên phân có 17 NST kép

Câu 127. Đề 07.Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen Aaaa là
A. 1AA : 1aa. B. 1AA : 4Aa : 1aa. C. 1Aa : 1aa. D. 4AA : 1Aa : 1aa.

Vẽ tứ giác sẽ có : Cạnh : 2Aa : 2aa


Đường chéo: 1Aa : 1aa
Tổng cộng = 3Aa : 3aa = 1Aa : 1aa = 1/2Aa : 1/2 aa

Câu 128. Đề 08.Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen AAaa là
A. 1AA : 1aa. B. 1AA : 4Aa : 1aa. C. 1Aa : 1aa. D. 4AA : 1Aa : 1aa.

Vẽt tứ giác sẽ có : Cạnh : 1AA: 2Aa : 1aa


Đường chéo: 2Aa
Tổng cộng = 1AA: 4Aa : 1aa = 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa

Câu 129. Đề 07. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí
thuyết, kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 1/6?
A. Aaaa. B. AAAa. C. AAaa. D. aaaa.

Câu 130. Đề 08. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí
thuyết, kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
Trang 12
A. Aaaa. B. AAAa. C. AAaa. D. aaaa.

Câu 131. Đề 19. Cây tứ bội nào sau đây khi giảm phân bình thường cho chỉ 1 loại giao tử 2n là aa?
A. Aaaa B. AAAa C. AAaa. D. aaaa.

Câu 132. Đề 08. Bằng phương pháp tứ bội hoá, từ hợp tử lưỡng bội kiểu gen Aa có thể tạo ra thể tứ bội
có kiểu gen
A. Aaaa. B. AAAA. C. AAAa. D. AAaa.

Câu 133. Đề 09. Bằng phương pháp tứ bội hoá, các hợp tử lưỡng bội AA,Aa, aa không thể tạo ra thể tứ
bội nào?
A. aaaa. B. AAAA. C. AAAa. D. AAaa.

Câu 134. Đề 11. Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các cá thể tứ bội có kiểu gen
sau:
(1) AAaa; (2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa.
Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hóa bộ
nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là:
A.(1) và (4) B.(1) và (3) C.(3) và (4) D. (2) và (4)

Aa --> (1)
aa --> (4)

Câu 135. Đề 10.Tiến hành đa bội hóa các tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể
lưỡng bội (2n). Theo lí thuyết, có thể thu được những loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể là:
A. 6n, 8n. B. 4n, 6n. C. 4n, 8n. D. 3n, 4n.

2n --> 4n (thành công) --> 8n


2n (chưa thành công)--> 4n

Câu 136. 08. Một loài thực vật 2n = 18. Thể tứ bội của loài này có số NST trong tế bào sinh dưỡng là
A. 20. B. 72. C. 36. D. 27.

Câu 137. 08. Một loài thực vật 2n = 18. Thể tam bội của loài này có số NST trong tế bào sinh dưỡng là
A. 19. B. 54. C. 36. D. 27.

Câu 138. Đề 08. Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định
quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Trong trường hợp các cây bố, mẹ giảm
phân bình thường, tỉ lệ kiểu hình quả vàng thu được từ phép lai AAaa × AAaa là
A. 1/8. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/16.

P: AAaa × AAaa → (vàng)


1/6 aa . 1/6aa

Câu 139. Đề 07. Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá
trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ
kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là
A. 1/6. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/2.

Trang 13
P: AAaa × Aa →
1/6 aa . 1/2a

Câu 140. Đề 07. Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định
quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Trong trường hợp các cây bố, mẹ giảm
phân bình thường, tỉ lệ kiểu hình quả vàng thu được từ phép lai AAaa × Aaaa là
A. 1/8. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/6.

P: AAaa × Aaaa → (vàng)


1/6 aa . 1/2aa

Câu 141. Đề 08. Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định
quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Trong trường hợp các cây bố, mẹ giảm
phân bình thường, tỉ lệ kiểu hình quả vàng thu được từ phép lai AAaa × aaaa là
A. 1/8. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/6.

P: AAaa × aaaa → (vàng)


1/6 aa . 1aa

Câu 142. Đề 10. Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả màu
vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả màu vàng, F1 thu được toàn
cây quả đỏ. (Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ và F1 xảy ra bình thường). Cho các cây F1
giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 1 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. B. 3 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.
C. 11 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. D. 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.

P: AAAA x aaaa --> F1: AAaa


(AA) (aa)
F1 x F1: AAaa x AAaa --> F2: 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
(1/6aa) (1/6aa) 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

Câu 143. Đề 11. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây
cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm
phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.

P: AAaa x Aaaa --> F1: 1AAAa : 5 AAaa : 5Aaaa : 1aaaa


(1/6aa) (1/2aa) 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

Câu 144. Đề 09. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho
giao phấn giữa hai cây cà chua tứ bội đều có kiểu gen AAaa. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình
thường, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 11 quả đỏ : 1 quả vàng. B. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
C. 100% quả đỏ. D. 35 quả đỏ : 1 quả vàng.

P: AAaa x AAaa --> F1: 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa


(1/6aa) (1/6aa) 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

Câu 145. Đề 10 Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết
rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai
Trang 14
giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

P: AAaa x aaaa --> F1: 1AAaa : 4Aaaa : 1aaaa


(1/6aa) (1aa) 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

Câu 146. Đề 10. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có
đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
C. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

P: AAaa x Aaaa --> F1: 1AAAa : 5 AAaa : 5Aaaa : 1aaaa


(1/6aa) (1/2aa) 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

Câu 147. Đề 12. Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả màu vàng.
Cho hai thứ cà chua tứ bội quả màu đỏ giao phấn với nhau, thu được F1 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 11
cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Biết không có đột biến mới xảy ra. Sơ đồ lai cho kết quả phù hợp với
phép lai trên là:
A. AAaa × Aaaa. B. AAaa × AAaa. C. AAAa × Aaaa. D. AAaa × aaaa.

P: ? x ? --> A --- : aaaa (1/12 aaaa= 1/6aa x 1/2aa)


Cây cho 1/6aa là cây AAaa
Cây cho 1/2 aa là cây Aaaa
ð P : AAaa x Aaaa

Câu 148. Đề 08. Ở cà chua, gen B quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả màu
vàng. Cho hai thứ cà chua tứ bội quả màu đỏ giao phấn với nhau, thu được F1 có sự phân li kiểu hình theo tỉ
lệ 5 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Biết không có đột biến mới xảy ra. Sơ đồ lai cho kết quả phù
hợp với phép lai trên là:
A. BBbb × bbbb. B. BBBb × Bbbb. C. BBbb × BBbb. D. BBbb × Bbbb.

P: ? x ? --> B --- : bbbb (1/6 bbbb= 1/6bb x 1bb)


Cây cho 1/6bb là cây BBbb
Cây cho 1 bb là cây bb
ð P : BBbb × bbbb.

Câu 149. Đề 08. Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính
trạng quả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F 1), thu được thế hệ lai (F2) phân li theo tỉ tỉ lệ
35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra bình
thường. Kiểu gen của F1 là
A. AAAa  AAAa. B. Aaaa  Aaaa. C. AAAa  Aaaa. D. AAaa  AAaa.

P: ? x ? --> A --- : aaaa (1/36 aaaa= 1/6aa x 1/6aa)


Cây cho 1/6aa là cây AAaa
ð P : AAaa x AAaa

Trang 15
Câu 150. Đề 09. Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn
so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây
lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ :
1 quả màu vàng ở đời con là
A. AAaa  Aa và AAaa  aaaa B. AAaa  Aa và AAaa  AAaa
C. AAaa  aa và AAaa  Aaaa D. AAaa  Aa và AAaa  Aaaa

P: AAaa x Aaaa --> A --- : aaaa (1/12 aaaa= 1/6aa x 1/2aa)


1/6 aa 1/2aa

P: AAaa x Aa --> A -- : aaa (1/12 aaa= 1/6aa x 1/2a)


1/6 aa 1/2a

Câu 151. Đề 08. Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho
các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí
thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:
A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.

Cây (Aa) xử lý bằng consixin thu được cây (AAaa).


P: AAaa x AAaa --> F1 : 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
1/6aa 1/6aa

Câu 152. Đề 11. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có
kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ
A.2/9. B.1/2. C. 17/18. D.4/9.

P: AAaa x AAaa --> F1 : AAAA : AAAa : AAaa : Aaaa : aaaa


1/6aa 1/6aa
ð Tỷ lệ kiểu gen AAaa đời con = 18/36 = 1/2

Câu 153. Đề 11. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có
kiểu gen Aaaa chiếm tỉ lệ
A.2/9. B.1/2. C. 17/18. D.4/9.

P: AAaa x AAaa --> F1 : AAAA : AAAa : AAaa : Aaaa : aaaa


1/6aa 1/6aa
ð Tỷ lệ kiểu gen Aaaa đời con = 8/36 = 2/9

Câu 154. Đề 11. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả
năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có kiểu
gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ

Trang 16
A. 1/18. B. 1/2. C. 17/18. D. 4/9.

P: AAaa x AAaa --> F1 : AAAA : AAAa : AAaa : Aaaa : aaaa


1/6aa 1/6aa

ð Tỷ lệ kiểu gen Đồng hợp đời con = AAAA + aaaa = 2/36 = 1/18

Câu 155. Đề 11. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có
kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A.2/9. B.1/2. C. 17/18. D.4/9.

P: AAaa x AAaa --> F1 : AAAA : AAAa : AAaa : Aaaa : aaaa


1/6aa 1/6aa

ð Tỷ lệ kiểu gen Đồng hợp đời con = AAAA + aaaa = 2/36 = 1/18
Tỷ lệ dị hợp 1 - đồng hợp = 1 - 1/18 = 17/18

Câu 156. Đề 12. Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường
và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 5 loại kiểu gen?
A. AAaa × AAaa B. AAaa × AAAa C. Aaaa × Aaaa D. Aaaa × AAaa

Phép lai cho 5 loại kiểu gen --> có 5 tỷ lệ (1: 8: 18: 8: 1) ð P: AAaa × AAaa

Câu 157. Đề 12. Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường
và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 4 loại kiểu gen?
A. AAaa × AAaa B. AAaa × aaaa C. Aaaa × Aaaa D. Aaaa × AAaa

Phép lai cho 4 loại kiểu gen --> có 4 tỷ lệ (1: 5: 5: 1) ð P: AAaa × Aaaa hoặc P: AAaa × AAAa

Câu 158. Đề 12. Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường
và không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 3 loại kiểu gen?
A. AAaa × AAaa B. AAaa × AAAa C. Aaaa × Aaaa D. Aaaa × AAaa

Phép lai cho 3 kiểu gen: Aaaa × Aaaa --> 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa
1/2aa 1/2aa
Câu 159. Đề 12. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2 :1?
A. AAaa × aaaa. B. Aaaa × Aaaa. C. AAaa × AAaa. D. AAaa × Aaaa.
Câu 160. Đề 12. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 4 :1?
A. AAaa × aaaa. B. Aaaa × Aaaa. C. AAaa × AAaa. D. AAaa × Aaaa.
Câu 161. Đề 13. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 5: 5 :1?
A. AAaa × aaaa. B. Aaaa × Aaaa. C. AAaa × AAaa. D. AAaa × Aaaa.
Câu 162. Đề 12. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1?
(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là:
(1), (4) B. (2), (3) C. (1), (2). D. (3), (4).
Câu 163. Đề 13. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có
Trang 17
khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 4 :
1?
(1) AAAA × AAaa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAaa. (4) AAaa × aaaa.
Đáp án đúng là:
(1), (4) B. (2), (3) C. (1), (2). D. (3), (4).
Câu 164. Đề 13. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con phân li kiểu gen theo tỉ lệ 1: 5: 5: 1?
(1) AAAA × AAaa. (2) AAaa × Aaaa. (3) AAAa × AAaa. (4) AAaa × aaaa.
Đáp án đúng là:
(1), (4) B. (2), (3) C. (1), (2). D. (3), (4).
Câu 165. Đề 11. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng. Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F 1.
Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng.
Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là:
A. 5 AAA : 1AAa : 5 Aaa : 1 aaa B. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa
C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa D. 1 AAA : 5 AAa : 1Aaa : 5 aaa
Câu 166. Đề 12. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh
đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ
bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 33: 11: 3: 1 B. 35: 35:1 : 1 C. 105: 35: 9: 1 D. 105: 35: 3: 1
Câu 167. Đề 2018. Một loài thực vật, A: hoa đỏ trội hoàn toàn so với a: hoa trắng. Phép lai P: AA × aa, thu
được các hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử F 1, sau đó cho phát triển thành các cây F 1.
Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F 2. Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F 3.
Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu
hình ở F3 là
A.31 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng B. 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng
C. 45 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng D. 55 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.

***
Câu 168. Đề 15. Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc
loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong
một tế bào sinh dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượt là
A. 6 và 12 B. 11 và 18. C. 12 và 36. D. 6 và 13.
Câu 169. Đề 12. Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200
nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề
có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit
loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A.Bbbb B. BBbb C.Bbb D. BBb
Câu 170. Đề 11. Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200
nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề
có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit
loại guanin của các alen nói trên bằng 1198. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A.Bbbb B. BBbb C.Bbb D. BBb
Câu 171. Đề 10.Ở một loài thực vật, B: hoa đỏ trội hoàn toàn so với b : hoa trắng. Trong phép lai : BB ×
Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc
hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể. Các cây hoa trắng này có thể là thể đột biến nào sau đây ?
A. Thể không B. Thể ba C. Thể một D. Thể bốn
Câu 172. Đề 09.Một loài sinh vật 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra
các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể một nhiễm. B. thể bốn nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. thể ba nhiễm.
Câu 173. Đề 09. Một loài sinh vật 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra
Trang 18
các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 88. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể một nhiễm. B. thể bốn nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. thể ba nhiễm.
Câu 174. Đề 12.Giả sử trong 1 tế bào sinh tinh bộ NST kí hiệu 44A + XY. Khi tế bào này giảm phân các
cặp NST thường phân li bình thường, cặp NST giới tính không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn
ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. 22A và 22A + XX. B. 22A + X và 22A + YY.
C. 22A + XX và 22A + YY. D. 22A + XY và 22A.
Câu 175. Đề 08. Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính X AXa. Trong quá trình giảm phân phát
sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này phân bào I diễn ra bình thường và không phân li trong lần
phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:
A. XAXa , XaXa, XA, Xa, O. B. XAXA , XAXa, XA, Xa, O.
C. XAXA, XaXa , XA, Xa, O. D. XAXa, O, XA, XAXA.
Câu 176. Đề 08. Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính X AXa. Trong quá trình giảm phân phát
sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào I và phân bào II diễn ra
bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:
A. XAXa , XaXa, XA, Xa, O. B. XAXA , XAXa, XA, Xa, O.
A A a a A a
C. X X , X X , X , X , O. D. XAXa, XA, Xa , O
Câu 177. Đề 09. Ở một loài sinh vật, xét 1 tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBb. Khi tế
bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li;
giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A. 4. B. 6. C. 2. D. 8.
Câu 178. Đề 12.Trong 1 tế bào sinh tinh, xét hai cặp NST kí hiệu là AaBb. Khi tế bào này giảm phân, cặp
Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại
giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. ABb và A hoặc aBb và a B. ABb và a hoặc aBb và A
C. Abb và B hoặc ABB và b D. ABB và abb hoặc AAB và aab
Câu 179. Đề 10. Ở một loài sinh vật, xét 1 nhóm tế bào sinh tinh có hai cặp NST kí hiệu AaBb. Khi các tế
bào này giảm phân hình thành giao tử, một số tế bào ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb
không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ nhóm tế bào sinh tinh trên

A. 4. B. 6. C. 2. D. 8.
B
Câu 180. Đề 09. Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaX Y tiến hành giảm phân, trong đó ở một số
tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp NST giới tính phân li bình thường.
Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối đa là
A. 6. B. 7. C. 4. D. 8.
Câu 181. Đề 10. Khi các cá thể của 1 quần thể giao phối (QT lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành
giao tử đực và cái, ở 1 số tế bào sinh giao tử, 1 cặp NST thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân
II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1; 2n.
C. 2n+1; 2n-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2-2; 2n; 2n+2+2.
Câu 182. Đề 12. Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F 1. Một trong các
hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất
cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A. 14 B. 21 C. 15 D. 28
Câu 183. Đề 16. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao
phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở
kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336
crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ
tinh giữa
A. giao tử n với giao tử 2n. B. giao tử (n - 1) với giao tử n.
C. giao tử n với giao tử n. D. giao tử (n + 1) với giao tử n.
Câu 184. Đề 13. Trong quá trình phát sinh trứng của người mẹ, cặp nhiễm sắc thể số 21 nhân đôi nhưng
không phân li tạo tế bào trứng thừa 1 nhiễm sắc thể số 21 còn các cặp nhiễm sắc thể khác thì nhân đôi và
phân li bình thường. Quá trình phát sinh giao tử của người bố diễn ra bình thường. Trong trường hợp trên,
Trang 19
cặp vợ chồng này sinh con, xác suất để đứa con mắc hội chứng Đao là
A. 50% B. 25% C. 12,5% D. 100%
Câu 185. Đề 09. Lai hai cây cà tím AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A, a nằm trên cặp NST số
2, gặp gen B, b nằm trên cặp NST số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở
cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên?
A. AAaBb và AaaBb B. Aaabb và AaaBB C. AaaBb và AAAbb D. AAaBb và AAAbb
Câu 186. Đề 08. Mẹ có kiểu gen X X , bố có kiểu gen X Y, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình
A a A

giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây
về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng ?
A. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
Câu 187. Đề 12.Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm
sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình
thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình
thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 12. B. 8. C. 4. D. 6.
Câu 188. Đề 13.Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm
sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình
thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AaBb, quá trình giảm phân diễn ra bình
thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AaBb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 12. B. 9. C. 16. D. 21.
Câu 189. Đề 14.Ở 1 loài động vật, (P) ♂AABBDD × ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái,
ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình
thường; Cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các
gen trên?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 190. Đề 15. Ở một loài, (P) ♂AaBBDd × ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một
số tế bào, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Cơ
thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên?
A. 4. B. 10. C. 8. D. 16.
Câu 191. Đề 16.Ở 1 loài, (P) ♂AaBbDd × ♀AaBbDD. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số
tế bào, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Cơ
thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên?
A. 42. B. 9. C. 18. D. 21.
Câu 192. Đề 16.Ở 1 loài, (P) ♂AaBbDd × ♀AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số
tế bào, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Cơ
thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên?
A. 42. B. 27. C. 63. D. 36.
Câu 193. Đề 13. Một cá thể động vật 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh,
người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong
giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao
tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 0,5% B. 0,25% C. 1% D. 2%
Câu 194. Đề 15.Cho hai cây cùng loài giao phấn thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên
phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.
Cho biết giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa
256 loại giao tử. Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là
A. 3n = 36 B. 2n = 16 C. 2n = 26 D. 3n = 24
Câu 195. Đề 13. Một loài thực vật, 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột
biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể
một này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 108. B. 36. C. 54. D. 144.
Trang 20
Câu 196. Đề 13. Một loài thực vật 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột
biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba
này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 108. B. 64. C. 54. D. 135.
Câu 197. Đề 13. Một loài thực vật 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột
biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể bốn tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể bốn
này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 108. B. 64. C. 54. D. 135.
Câu 198. Đề 18. Một loài thực vật 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột
biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa
bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét trong quần thể loài này?
A. 108. B. 145. C. 116. D. 135.
Câu 199. Đề 18. Một loài thực vật 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột
biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa
bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét trong quần thể loài này?
A. 108. B. 54. C. 81. D. 135.
Câu 200. Đề 18. Một loài thực vật 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột
biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể bốn tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa
bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét trong quần thể loài này?
A. 108. B. 125. C. 162. D. 135.
Câu 201. Đề 18. Một loài thực vật 2n = 6. Trên mỗi cặp NST, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong
loài đã xuất hiện các dạng thể tam bội. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen thể tam bội tối đa hình thành là
A. 108. B. 54. C. 64. D. 125.
Câu 202. Đề 18. Một loài thực vật 2n = 6. Trên mỗi cặp NST xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong
loài đã xuất hiện các dạng thể tứ bội. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen tứ bội tối đa hình thành là
A. 108. B. 135. C. 64. D. 125.
Câu 203. Đề 2016. Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên
tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các
nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào
con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên
tạo ra 240 tế bào con. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc
thể 2n?
A. 208. B. 212. C. 224. D. 128.
Câu 204. Đề 16. Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở một tế bào
có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường, những lần nguyên
phân tiếp theo diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào khác
nhau về bộ nhiễm sắc thể?
A. Bốn loại B. Ba loại C. Hai loại D. Một loại
Câu 205. Đề 13.Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3
và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của
quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1
B. 2n+ 1+ 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1
C. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1
D. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1
Câu 206. Đề 2014.Quá trình giảm phân bình thường của 1 cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại
một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào
của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14
nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết
không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1). Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14.
(2). Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II.
(3). Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1).
Trang 21
(4). Cây A có thể là thể bốn.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Trang 22

You might also like