Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1. Chủ đề thứ nhất: Thời thơ ấu và thanh niên của chủ tích Hồ Chí Minh.

Bước đầu
hoạt động yêu nước và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác
– Lênin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1890 – 1920).
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Sống trong một gia đình Nho giáo yêu nước, Bác sớm tiếp thu truyền thống
yêu nước thương nòi và những bàn luận về các phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu
nước.
Qua hành trình dài tới nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ; năm 1917, người
tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Năm 1920, Bác
trở thành một trong những Đảng viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Cũng vào tháng 7
năm đó, Bác Hồ đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin trên báo Nhân đạo và xác định được đường lối đấu tranh cho cách
mạng Việt Nam, cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
2. Chủ đề thứ hai: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo
đường lối của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (1920 – 1930).
Căn phòng với chủ đề thứ hai thể hiện những bước hoạt động của Bác trên lĩnh vực báo
chí, điển hình là báo Người cùng khổ - Le Paria (1920), tác phẩn Bản án chế độ thực dân
Pháp (1925), Báo thanh niên, tác phẩm Đường Kách Mệnh (1927).
Thông qua hoạt động tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện cán bộ, Người đặt nền móng cho
hệ thống lý luận chính trị và cách mạng Việt Nam. Năm 1930, Bác chủ trì Hội nghị hợp
nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập ra một đảng cộng sản thống nhất, lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam, chấp dứt cơn khủng hoảng về đường lối, phương pháp và tổ chức
lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Sau cao trào năm 1930, 1931, sự khủng bố của thực dân Pháp ngày một gắt gao hơn.
Nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị bắt, tù đày, giết hại. Ấy là nguồn cơn cho cách mạng
Tháng Tám do chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức và lãnh đạo nhằm kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược. Đây cũng là chủ đề chính mà chúng ta sẽ được tìm hiểu tại căn
phòng thứ ba.
3. Chủ đề thứ ba: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo cách mạng
Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đấu tranh giữ
vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930
– 1954).
Căn phòng với chủ đề thứ ba có 164 tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến Bác và hành
trình của Bác kể từ khi lưu lạc và bị bắt giam tại Hồng Kông cho đến khi đọc Bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Bản Tuyên ngôn độc lập được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc vào sáng ngày 2/9/1945 tại
Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những kỷ vật lịch sử vẫn còn tồn tại đến tận ngày
hôm nay.

Chiếc micro được Bác sử dụng để đọc Bản Tuyên ngôn độc lập
Khi Pháp phản bội hiệp ước và sang xâm lược nước ta lần thứ hai, Người đã chỉ đạo toàn
dân ta toàn lực kháng chiến và tạo nên chiến thắng vẻ vang với chiến dịch Điện Biên Phủ
(1954).

Bức tượng nhân dân ta vui mừng trước chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
4. Chủ đề thứ tư: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phòng miền Nam thống nhất Tổ
quốc (1954 – 1969).
Căn phòng thứ tư trình bày 165 hình ảnh tài liệu và hiện vật.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử
cách mạng Việt Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam đang bị đế quốc
Mỹ xâm lược. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và
Chính phủ lãnh đạo nhân dân vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm đánh đuổi Mỹ, thống nhất đất
nước.
Tháng 01/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại thủ đô Hà Nội, cùng toàn dân thi hành
đúng Hiệp định Genève về Đông Dương, củng cố hòa bình, đấu tranh để thực hiện thống
nhất đất nước bằng Tổng tuyển cử tự do, củng cố miền Bắc về mọi mặt, đặc biệt chú
trọng công tác xây dựng Đảng. Ngoài ra, thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đi thăm
các nước láng giềng, các nước xã hội chủ nghĩa để thắt chặt mối quan hệ quốc tế và tranh
thủ sự ủng hộ của bạn bè trên thế giới.
Sau 1954, Mỹ vào miền Nam, xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và tiến hành
các chiến lược chiến tranh. Tháng 9/1954, tại hội nghị Bộ Chính trị, Người khẳng định:
"Đế quốc Mỹ và tay sai đang phá hoại Hiệp định Genève, chia cắt lâu dài đất nước ta".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối cho cách mạng miền Nam là khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền. Từ đó cách mạng miền Nam tiến lên giành nhiều chiến thắng như
phong trào Đồng Khởi Bến Tre.
Tháng 9/1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam họp
tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh được đại hội bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Năm 1961-1965, miền Bắc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, miền Nam tiếp tục
sự nghiệp đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 20/10/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam lần đầu tiên ra thăm miền Bắc. Đến tháng 11/1964, Hội nghị quốc tế
đoàn kết với nhân dân Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội là sự cổ vũ lớn lao cho cuộc đấu
tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam.

Bức ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các chiến sĩ sư đoàn quân tiên phong tại
đền Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, ngày 19/9/1954
Bên cạnh đó, căn phòng còn trưng bày các vật dụng của Bác, các hình ảnh của Bác trong
các buổi hội nghị cũng như những lần sang thăm các nước láng giềng.

Ngày 2/9/1969, chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại


niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế.

You might also like