Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1 : Vì sao Việt nam lựa chọn con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN

Dấu tích 1 : Con đường cách mạng là một khái niệm có nghĩa là hành trình và quá trình phát
triển mà một quốc gia hoặc xã hội đi qua để đạt được mục tiêu chuyển đổi từ một hình thức xã hội sang
một hình thức xã hội khác, thường là từ chế độ tự do tới chủ nghĩa xã hội hoặc từ chủ nghĩa xã hội thấp
đến chủ nghĩa xã hội cao hơn. Trong ngữ cảnh của Việt Nam, con đường cách mạng đề cập đến quá trình
xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ chuyển đổi từ chế độ xã hội tự do tới chủ nghĩa xã hội.

Quá trình này đã bắt đầu với Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 và tiếp tục qua nhiều giai
đoạn khác nhau, bao gồm Cuộc chiến tranh Việt Nam (1955-1975). Mục tiêu của con đường cách mạng ở
Việt Nam là thiết lập một xã hội chủ nghĩa xã hội dựa trên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lý tưởng
công bằng xã hội. Quá trình này đi kèm với nhiều thách thức, xung đột và đổi mới trong kinh tế, chính trị,
và xã hội.

Trong suốt quá trình này, người dân Việt Nam đã hy sinh và làm việc chăm chỉ để xây dựng đất
nước, giữ vững và phát triển lý tưởng cách mạng. Điều này bao gồm việc phát triển nền kinh tế, cải thiện
hệ thống giáo dục và y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, và bảo vệ độc lập quốc gia.

Dấu tích thứ 2

Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản
xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Trong TKQĐ lên CNXH còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, song sở hữu tư nhân TBCN và thành phần kinh tế tư nhân TBCN không chiếm vai trò
chủ đạo;

TKQĐ còn nhiều hình thức phân phối, ngoài phân phối theo lao động vẫn là chủ đạo còn phân
phối theo mức độ đóng góp và quỹ phúc lợi xã hội;

TKQĐ vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệ bóc lột TBCN không giữ vai trò thống
trị.

Dấu tích 3
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN đòi hỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân
loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ,
thành tựu về quản lý để phát triển xã hội đặc biệt là phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền
kinh tế hiện đại.

`dấu tích 4 :
Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn
giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát
triển kinh tế.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ởnước ta tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội
trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rấtkhó khăn, phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu
dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”.

Câu 2 : Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bỏ qua chế độ TBCN( bỏ qua những gì và
không bỏ qua những gì của CNTB)

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN, nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: “Con đường đi lên của nước ta là sự
phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ
qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư
bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.

You might also like