THẢO LUẬN DS ĐỢT 7 NHÓM 7

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN

SỰ

BÀI THẢO LUẬN ĐỢT 7


MÔN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ
BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG
CHỦ ĐỀ: BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG
NHÓM 4- LỚP CLCQTL46A
Giảng viên: TRẦN NHÂN CHÍNH
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
1 Trương Quang Bảo 2153401020030 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Quốc Anh 2153401020020 Thành viên
3 Tôn Nữ Gia Anh 2153401020021 Thành viên
4 Phạm Đình Thái Duy 2153401020061 Thành viên
5 Bùi Thị Hồng Hạnh 2153401020083 Thành viên
6 Trần Hữu Nhật Minh 2153401020155 Thành viên
7 Lê Chí Thanh 2153401020227 Thành viên
8 Nguyễn Thành Trung 2153401020287 Thành viên
9 Bùi Trần Kỳ Tú 2153401020289 Thành viên
10 Trần Ngọc Hạnh Dung 2153401020056 Thành viên
11 Nguyễn Việt Hùng Anh 1953401020013 Thành viên

MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂY
RA...................................................................................................................................6
2

Câu 1.1. Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây ra?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...........................................................................................6
*Đối với tình huống.......................................................................................................6
Câu 1.2. Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...............................................7
Câu 1.3. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị chiếc đồng
hồ và chiếc xe đạp không? Nêu CSPL khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong
thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự...................................................................7
Câu 1.4. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu
đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự......8
Câu 1.5 Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử.........9
*Đối với Bản án số 19....................................................................................................9
Câu 1.6 Theo tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng đến việc xác định người phải chịu
trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, tòa án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại
.........................................................................................................................................9
1.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc độ văn bản cũng
như so sánh pháp luật)...................................................................................................10
VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY RA....11
Câu 2.1. Vì sao có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy định của
Điều 600?.......................................................................................................................11
Câu 2.2. Vì sao có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy định của
Điều 600?.......................................................................................................................12
Câu 2.3. Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra?..................................................................12
Câu 2.4. Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là
Điều 600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng điều
kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận)...............................................13
Câu 2.5. Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của ông
Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao?...............................................13
3

Câu 2.6. Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải thực hiện
nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại?..................................................................13
Câu 2.7. Suy nghĩ của anh, chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại.............................................................14
Câu 2.8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu
trực tiếp ông Hùng bồi thường......................................................................................14
Câu 2.9. Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao?....................................................................14
Câu 2.10. Theo Tòa án, ông Hùng có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 không? Vì
sao?....15
Câu 2.11. Theo Tòa án, Công ty Hoàng Long có được yêu cầu ông Hùng hoàn trả một
khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời
.......................................................................................................................................15
Câu 2.12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến
trách nhiệm hoàn trả của ông Hùng...............................................................................15
VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA........................17
Câu 3.1. Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “Súc vật”?.................................17
Câu 3.2. BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không?...................................................17
Câu 3.3. Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào?................18
Câu 3.4. Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra?..............................18
Câu 3.5. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra..............................................................................................18
Câu 3.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
do súc vật gây ra?..........................................................................................................19
Câu 3.7. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị thiệt
hại..................................................................................................................................19
Câu 3.8. Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà
bà Nga bị xâm hại?........................................................................................................19
Câu 3.9. Việc Tòa án không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà Nga có
thuyết phục không? Vì sao?...........................................................................................21
*Chú thích:
4

BLDS : Bộ luật dân sự


BLTTDS: : Bộ luật Tố tụng dân sự
Luật HN&GĐ : Luật Hôn nhân và Gia đình
TAND: : Tòa án nhân dân
BTTH : Bồi thường thiệt hại
5

VẤN ĐỀ 1: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN GÂY
RA
TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 19/2012/DSST
- Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Nam
- Bị đơn: bà Nguyễn Thị Thêm
- Sự việc: Tranh chấp BTTH về sức khỏe
- Nội dung: 26/12/2010 bà điều khiển xe máy đang đi trên đường thì bị cháu Mai
Công Hậu (chưa đủ 18 tuổi) đi không đúng phần đường đâm phải. Hậu quả bà bị gãy
xương đùi phải, gãy đốt ngón 3 – gãy xương bàn 3. Do cháu Hậu chưa có tài sản riêng
nên bà yêu cầu mẹ cháu là chị Thêm bồi thường cho bà tiền chi phí điều trị, phục hồi
sức khỏe, tiền thu nhập bị mất và tiền sửa xe… với tổng là 65.020.000đ. Nhưng bà
Thêm và chồng là ông Hậu đã li hôn và giao cho ông trực tiếp nuôi dưỡng nên trách
nhiệm BTTH là của ông Thụ. Còn về phía ông Thụ trình bày tại thời điểm gây tai nạn
cháu đang ở cùng mẹ nên bà Thêm có trách nhiệm phải bồi thường còn ông chỉ đóng
góp một phần nhỏ.
- Quyết định của Tòa án: buộc ông Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ liên đới BTTH về
sức khỏe cho bà Nam số tiền 42.877.000đ.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1.1. Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây
ra? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
- CSPL Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015
“2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa
thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn
thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.”
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Như vậy, cha mẹ phải BTTH cho con chưa thành niên gây ra khi người chưa đủ
15 tuổi gây thiệt hại. Còn đối với người từ đủ 15 – chưa đủ 18 thì cha mẹ phải bồi
6

thường khi người đó gây thiệt hại nhưng không đủ tài sản để bồi thường cho người bị
thiệt hại.
*Đối với tình huống:
Câu 1.2. Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- CSPL: Khoản 1, 2 Điều 568 BLDS 2015.
- Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng BTTH cho anh Bình do sức khỏe bị xâm
phạm.
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa
thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn
thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”
Vì Hùng thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm đến sức khỏe của anh Bình khi
mới 16 tuổi. Theo Điều 586 BLDS 2015, Hùng đã đủ năng lực chịu trách nhiệm BTTH
của cá nhân và phải BTTH bằng chính tài sản của mình. Nhưng do hiện tại, Hùng
không có bất kỳ tài sản nào nên áp dụng đoạn 2 khoản 2 Điều 586 BLDS 2015, cha mẹ
của Hùng phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Thế nên có căn cứ để
Tòa án buộc cha mẹ của Hùng thực hiện việc BTTH cho anh Bình do sức khỏe bị xâm
phạm đối với phần bồi thường Hùng không có tài sản để trả.
Câu 1.3. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị chiếc
đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu CSPL khi trả lời và cho biết hướng giải
quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH đối với thiệt hại gây ra với tài sản quy định
tại Điều 589 BLDS 2015 về Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
7

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
- Trong tình huống này, đối với chiếc xe đạp đang được gửi nhà một người bạn, do
không xuất hiện các căn cứ quy định tại Điều 589 (chiếc xe đạp chưa bị mất hay hủy
hoại hoặc hư hỏng…) nên không thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường giá trị phần tài sản
này. Tuy nhiên có thể yêu cầu Hùng trả lại chiếc xe đạp do đây là hành vi chiếm hữu
trái pháp luật.
- Đối với chiếc đồng hồ, vì Hùng mới 16 tuổi mà lúc này Hùng không có tài sản gì,
do đó Tòa án có cơ sở để yêu cầu cha mẹ Hùng bồi thường khoản này căn cứ khoản 2
Điều 586 BLDS 2015 quy định:
“2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”
Câu 1.4. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7
triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với
hoàn cảnh tương tự.
- Tòa án không thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu
đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ.
- Vì BTTH là trách nhiệm bồi thường cho người bị hại, còn sung quỹ Nhà nước là
một chủ thể giao một khoản tiền cho một chủ thể khác là Nhà nước. Tài sản mà Hùng
thu lợi được từ việc trộm cắp là phải trả lại cho người bị hại, trường hợp không xác
định được người bị hại thì sung công quỹ Nhà nước (theo Điều 48 BLHS 2015).
Nhưng BLDS chưa có qui định về việc trách nhiệm của cha mẹ trong sung công quỹ
nhà nước khi con chưa thành niên.
- Thực tiễn xét xử: Trong Quyết định số 04/HĐTP-HS ngày 23-2-2004 của HĐTP
TANDTC, Võ Tiến Hùng đã gây ra 10 vụ trộm cắp, tổng giá trị tài sản Hùng thu được
là 7.570.000đ. Toà sơ thẩm buộc ông Xuất, bà Xuân phải nộp số tiền 7.570.000đ mà
Hùng đã thu lợi bất chính để sung công quỹ Nhà nước. Toà án phúc thẩm đã nêu:
“Hùng khi phạm tội và khi xét xử chưa đủ 18 tuổi và không có tài sản riêng nên buộc
bố mẹ bị cáo bồi thường cho những người bị hại là đúng. Tuy nhiên, toà các vấp buộc
8

bố mẹ bị cáo nộp số tiền 7.570.000đ do bị cáo chiếm hưởng từ việc bán tài sản trộm
cắp được là không đúng quy định pháp luật dân sự”. Cho nên ông Xuất bà Xuân không
phải nộp tiền sung công quỹ Nhà nước.
Câu 1.5 Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn
xét xử.
- Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình.
- CSPL: Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015.
Theo khoản 2 Điều 586 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá
nhân:
“2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”
- Toà án có thể buộc Hùng và ba mẹ Hùng bồi thường, trường hợp tài sản của Hùng
không đủ để bồi thường thì ba mẹ Hùng sẽ phải bồi thường phần còn lại bằng tài sản
của mình.
Thực tiễn xét xử: theo bản án số 19/DSST ngày 12/6/2012 của TAND huyện
Cưm'Gar tỉnh Đắk Lắk, cháu Hậu tại thời điểm gây ra tai nạn chưa đủ 16 tuổi điều
khiển xe máy biển số 47FB-0098 đi trên đường liên xã thì đang phải xe máy biển số
47H1-1931 do bà Nam điều khiển, làm bà bị đa thương, gãy xương đùi phải, tỷ lệ
thương tức là 30% sức khỏe. Mặc dù Hậu gáy thiệt hại nhưng toà án chỉ quyết định
“buộc ông Thụ bà Th có nghĩa vụ liên đới bồi thườg thiệt hại về sức khỏe cho bà Nam”
do Hậu không có tài sản riêng. Toà án đã theo hướng giải quyết khi cha mẹ phải chịu
trách nhiệm bồi thường khi con gây thiệt hại nhưng không đủ tài sản để bồi thường chi
nên có thể buộc con và cha mẹ cùng BTTH do con gây ra.
*Đối với bản án số 19
9

Câu 1.6 Theo tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng đến việc xác định người phải
chịu trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, tòa án đã buộc ai phải bồi
thường thiệt hại.
Theo tòa án, cha mẹ ly hôn không ảnh hướng đến việc xác định người chịu trách
nhiệm bồi thường. Cuối cùng, tòa án đã buộc cha mẹ liên đới chịu trách nhiệm BTTH.
Căn cứ theo đoạn: “việc ly hôn của hai vợ chồng không làm chấm dứt nghĩa vụ của
cha, mẹ đối với con chung…do vậy, cần buộc ông Mai Văn Thụ và bà Nguyễn Thị
Thêm có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà
Nam là 42.877.000 đồng”
Câu 1.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc độ văn
bản cũng như so sánh pháp luật).
Theo nhóm, hướng giải quyết của Toà án là hoàn toàn hợp lý khi Toà tuyên cả cha
và mẹ của cháu Hậu cùng liên đới bồi thường. Dù pháp luật chưa quy định cụ thể về
trách nhiệm BTTH trong trường hợp con chưa thành niên gây ra cho người khác khi
cha mẹ ly hôn cũng như quy định về phương thức lấy tài sản của cha mẹ đã ly hôn để
bồi thường thay cho con chưa thành niên nhưng dựa vào những cơ sở pháp lý sau có
thể thấy rằng, ly hôn không phải là căn cứ chấm dứt quyền, nghĩa vụ của bố mẹ với
con chung:
- Khoản 5 Điều 37 Luật HN&GĐ quy định về nghĩa vụ chung của cha mẹ là
BTTH do con gây ra theo quy định của BLDS mà không chia trường hợp cha mẹ đã ly
hôn.
- Khoản 2 Điều 69 Luật HN&GĐ 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ với con không loại trừ trường hợp ly hôn.
- Khoản 1 Điều 81 Luật HN&GĐ 2014 xác định việc giao con cho một bên nuôi
dưỡng không làm chấm dứt trách nhiệm của bên còn lại.
- Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 quy định cha mẹ là người BTTH do con chưa
thành niên gây ra mà không quan tâm đến việc cha mẹ có ly hôn hay không.
Như vậy, cha mẹ có nghĩa vụ BTTH do con chưa thành niên gây ra mà không phụ
thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha và mẹ, vì thế hướng giải quyết của Toà là hoàn
toàn thuyết phục.
10

VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CÔNG GÂY RA


TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 285/2009/HSPT
Anh Cao Chí Hùng điều khiển xe ô tô khách của công ty TNHH vận tải Hoàng
Long chở khách đi từ Hải Phòng đến TP. Hồ Chí Minh. Vào ngày 30/4/2009, Hùng
điều khiển xe ô tô nói trên đi trên đường QL1D với tốc độ 40 km/h, đây là đoạn đường
có vạch sơn liền nét giữa đường, Hùng điều khiển xe ô tô chiếm sang phần đường bên
trái nên đã để góc dưới bên trái đầu xe ô tô tông vào xe mô tô ngược chiều do anh Trần
Ngọc Hảu điều khiển đi đúng phần đường, hậu quả anh Trần Ngọc Hải chết tại chỗ.
20/9/2009 Công ty TNHH Hoàng Long kháng cáo với nội dung: không đồng ý bồi
thường thiệt hại.17/9/2009 chị Thủy (đại diện hợp pháp của người bị hại) kháng cáo
với nội dung: yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo và không đồng ý nhận tiền hỗ trợ
cấp nuôi dưỡng con hằng tháng yêu cầu được nhận tiền nuôi con một lần.11/9/2009 bị
cáo Cao Chí Hùng kháng cao yêu cầu giảm nhẹ hình phạt. Hướng giải quyết của Toàn
án: Chấp nhận kháng cáo của bị cáo, không chấp nhận kháng cáo của đại diện hợp
pháp của người bị sát hại, không chấp nhận kháng cáo của bị đơn dân sự. Sửa quyết
định về hình phạt, giữ nguyên quyết định về việc bồi thường thiệt hại của bản án sơ
thẩm. Theo đó xử phạt bị cáo Cao Chí Hùng 06 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 05/05/2019/DS-PT
Nguyên đơn: Nguyễn Văn A, Bị đơn: Nguyễn Văn B. A là chủ cơ sở đóng tàu, B và
Bùi Xuân C là người làm công. B đã tự ý cắt sắt để hàn bàn để trái cây trên tàu, nhưng
việc làm của B không được ông A phân công, khi B dùng mỏ hàn cắt sắt làm văng
lửaxuống thùng sơn do Bùi Xuân C đang sơn dưới hầm tàu làm bùng cháy thùng sơn
dẫn đến Bùi Xuân C bị bỏng với tp lệ thương tích qua giám định là 51%, B bị truy tố
về tội vô ý gây thương tích. Bản án hình sự sơ thẩm buộc ông A chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho C. A khởi kiện yêu cầu B có trách nhiệm thanh toán lại số tiền đó.
Tòa án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A, buộc ông B bồi thường thiệt
hại cho A. Ông B kháng cáo không chấp nhận bổi thường cho ông A vì ông A chưa
thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho C nên ông A không được quyền yêu cầu ông B bồi
thường. Tòa án phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của ông B, giữ nguyên bản án
sơ thẩm.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
11

Câu 2.1. Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy định
của Điều 600?
*Điều 584 BLDS 2015:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của
bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định
tại khoản 2 Điều này.”
*Điều 600 BLDS 2015: “Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người
làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền
yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả
một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Có thể thấy, Điều 584 là quy định chung về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH.
Về nguyên tắc chung, người nào gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Tuy
nhiên, ngoài nguyên tắc chung đó thì tùy vào từng trường hợp mà sẽ có các nguyên tắc
riêng, cụ thể Điều 600 là quy định về chế định BTTH do người làm công gây ra. Ở quy
định này, người bồi thường không là người trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên cạnh đó, quy
định này tạo điều kiện tốt hơn cho người bị hại trong việc yêu cầu bồi thường đồng
thời xét đến trách nhiệm của người sử dụng người làm công.
Câu 2.2. Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công và
người sử dụng người làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.
Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công và người sử dụng
người làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.
Trong bộ nguyên tắc châu u về bồi thường thiệt hại (ngoài hợp đồng), chúng ta thấy
Bộ nguyên tắc theo hướng người làm công phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt
hại do mình gây ra, nhưng sau khi trực tiếp bồi thường thiệt hại, người làm công được
quay sang đòi người sử dụng người làm công trong trường hợp người làm công có bất
cẩn nhẹ hay trung bình. (Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt
12

Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, 2016,
tr.168.)

Dutch civil law ( http://www.dutchcivillaw.com/legislation/dcctitle6633.htm )


Điều 6:170 Trách nhiệm về lỗi (hành vi ngược đãi) của cấp dưới
- 1. Người có cấp dưới thực hiện nhiệm vụ của mình phải chịu trách nhiệm về thiệt hại
do lỗi của cấp dưới này gây ra cho người thứ ba, nếu nguy cơ xảy ra lỗi tăng lên do
việc giao nhiệm vụ này và người trong người phục vụ cho cấp dưới, đã - do mối quan
hệ pháp lý giữa anh ta và cấp dưới - kiểm soát hành vi cấu thành lỗi.
- 2. Khoản 1 không áp dụng khi cấp dưới phục vụ một thể nhân, khi tham gia vào quan
hệ pháp lý với cấp dưới, người đó đã không hành động trong quá trình hành nghề hoặc
kinh doanh của mình. Trong trường hợp đó, người mà cấp dưới phục vụ [e.g. vú em,
người phụ nữ dọn dẹp] đã, chỉ chịu trách nhiệm nếu cấp dưới, khi phạm lỗi gây ra thiệt
hại cho bên thứ ba, đã hành động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao cho anh ta
bởi thể nhân mà anh ta phục vụ.
- 3. Nếu cấp dưới và người mà anh ta phục vụ đều phải chịu trách nhiệm về thiệt hại
gây ra cho người thứ ba thì trong quan hệ nội bộ, cấp dưới không cần phải góp phần
bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp anh ta cố ý gây ra thiệt hại. hoặc anh ta đã cố tình
cư xử liều lĩnh. Các tình tiết của vụ án và bản chất của mối quan hệ pháp lý của họ có
thể đòi hỏi một kết quả khác với kết quả được đề cập trong câu trước
*Đối với bản án số 285
Câu 2.2. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra?
Đoạn của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về BTTH do người làm
công gây ra, cụ thể được nêu trong bản án như sau:
“Bị cáo là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long, nên theo quy
định tại Điều 622 và Điều 623 của BLDS thì Công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện công
việc được giao...”
Câu 2.3. Trên cơ sỡ Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về
bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra
13

Các điều kiện để áp dụng quy định về BTTH do người làm công gây ra trên cơ sở
Điều 600 BLDS 2015:
- Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: Tài sản, tính mạng, sức khoẻ.
- Có hành vi trái pháp luật: Là hành vi xảy ra khi đang thực hiện công việc được
người sử dụng người làm công giao cho hoặc được người dạy nghề yêu cầu thực hiện
trong quá trình đào tạo nghề.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra
- Lỗi: Cố ý hoặc vô ý.
Câu 2.4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay
là Điều 600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá từng
điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận).
Theo nhóm, việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường là phù hợp với quy định của pháp luật.
Bởi vì:
- Thứ nhất: ông Hùng là người làm công cho Công ty TNHH vận tải Hoàng
Long
- Thứ hai: ông Hùng gây ra thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao –
chở khách
 Từ những lập luận trên cho thấy đã có đầy đủ cơ sở để áp dụng Điều 622 BLDS
2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015).
Câu 2.5. Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của ông
Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao?
Giả sử ông Hùng không làm việc cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long, và xe là
của ông Hùng thì ông Hùng phải có trách nhiệm BTTH cả về vật chất lẫn tinh thần khi
xâm phạm đến tính mạng của người bị hại theo Điều 591 BLDS 2015 (Điều 610 BLDS
2005). Cụ thể, căn cứ vào Khoản 1 Điều 591 ông Hùng có trách nhiệm bồi thường các
khoản tiền: chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho con trai của anh Hải. Bên cạnh đó anh
Hùng còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần cho những
người thân thích thuộc hàng thứ nhất của người bị hại theo Khoản 2 Điều 591, mà cụ
thể ở đây là: vợ, con của anh Hải.
14

Câu 2.6. Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải thực
hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại?
Theo Tòa án, ông Hùng không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị hại.
Điều đó được thể hiện rõ trong bản án qua đoạn nhận định: “Bị cáo là người lái xe
thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long, nên theo quy định tại Điều 622 và Điều
623 của Bộ luật dân sự thì Công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện công việc được giao
và có quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn
trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Qua phần nhận định trên, chúng ta
thấy rõ rằng Tòa án khẳng định Công ty TNHH vận tải Hoàng Long mới là chủ thể
phải thực hiện trách nhiệm bồi thường trong vụ việc này chứ không phải là Cao Chí
Hùng.
Câu 2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
trách nhiệm cúa ông Hùng đối với người bị thiệt hại?
Theo nhóm, cách giải quyết của Toà án như vậy là chưa hợp lí. Tuy rằng, Điều này
phù hợp với luật (điều 600 BLDS 2015). Trên thực tế, trường hợp này, tuy rằng ông
Hùng đang thực hiện công việc được công ty Hoàng Long giao nhưng có thể thấy, toàn
bộ lỗi đối với người bị thiệt hại trong trường hợp này thuộc về ông Hùng, không có yếu
tố lỗi của công ty Hoàng Long. Việc áp dụng điều 600 trong trường hợp này sẽ không
đảm bảo quyền lợi cho người bị hại.
Câu 2.8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu
cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường.
Theo nhóm, khi xét đến vấn đề yêu cầu bồi thường theo Điều 600 BLDS 2015, nên
quan tâm đến yếu tố lỗi của người làm công đối với người bị thiệt hại. Nếu người làm
công có lỗi “trực tiếp” gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại, không có yếu tố lỗi của
người sử dụng người làm công thì người làm có thể phải bồi thường (nếu người bị hại
muốn). Đồng thời vẫn giành quyền cho họ có thể đòi người sử dụng làm công bồi
thường (nhưng không thể xác định theo trách nhiệm liên đới vì đây không phải là
trường hợp thiệt hại do cả người làm công và người sử dụng người làm công cùng gây
ra). Ngược lại, nếu không có căn cứcho rằng người làm công có lỗi với người bị hại thì
cứ áp dụng theo Điều 600 BLDS 2015.
15

Câu 2.9. Lỗi của người làm công trong điều 622 (nay là Điều 600 BLDS 2015) cần
được hiểu như thế nào? Vì sao?
Trong Điều 600 BLDS 2015 không có quy định rõ ràng về yếu tố lỗi của người làm
công. Người sử dụng người làm công (người bồi thường) “có quyền yêu cầu người làm
công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo
quy định của pháp luật”.
Theo nhóm, lỗi của người làm công theo Điều 600 BLDS 2015 sẽ được hiểu theo 3
hướng sau:
- Thứ nhất, lỗi của người làm công đối với người bị thiệt hại (lỗi theo hướng này
đã được phân tích khá rõ ở câu 7).
- Thứ hai, lỗi của người làm công đối với người sử dụng người làm công (có thể
là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu cảu người sử dụng người làm
công và gây ra thiệt hại).
- Thứ ba, có thể là lỗi tổng hợp. Tức là lỗi của người làm công có cả lỗi của
người bị thiệt hại và người sử dụng người làm công.
Ta thấy, theo tinh thần của Điều 600 BLDS 2015 và theo hướng có lỗi của người
làm công mà ta đã phân tích, người sử dụng người làm công có quyền yêu cầu người
làm công hoàn trả một khoản tiền thì người sử dụng người làm công là người bồi
thường cho bên bị thiệt hại.
*Đối với bản án số 05
10. Theo Tòa án, ông B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015) không? Vì sao?
Theo Tòa án, ông B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (Nay là Điều 600 BLDS 2015).
Trong bản án có đoạn: “Nhận thấy, Nguyễn Văn B có lỗi hoàn toàn trong việc gây thiệt
hại cho Bdi éuân và đã bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thương tích nên bản án sơ thẩm
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông, buộc ông B hoàn trả lại cho ông Bdi éuân số tiền
là 165.647.678 đồng mà ông B phải bồi thuồng cho ông Bdi éuân là có căn cứ và đúng
quy định Điều 622 BLDS 2005”.
Vì việc B dùng mỏ hàn cắt sắt là việc không được A phân công, vô ý làm cháy thùng
sơn dẫn đến C bị bỏng với tp lệ thương tích qua giám định là 51%. Nên Tòa án xác
định Nguyễn Văn B có lỗi hoàn toàn trong việc gây thiệt hại cho Bùi Xuân C.
11. Theo Tòa án, ông A có được yêu cầu ông B hoàn trả tiền đã bồi thường cho
người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.
Theo Tòa án, ông A được yêu cầu ông B hoàn trả tiền đã bồi thường cho người bị hại.
16

Trong bản án có đoạn: “Tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2005 quy định cá nhân phải bồi
thường thiệt hại do là người làm công, người học nghề gây ra khi thực hiện công việc
được giao và có quyền yêu cầu người làm công có lỗi trong việc gây thịêt hại phải
hoàn trả một khoản tiền theo quy định pháp luật.
Nhận thấy, Nguyễn Văn B có lỗi hoàn toàn trong việc gây thiệt hại và đã bị xử lý
hình sự về tội vô ý gây thương tích nên bản án sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi
kiện của ông Bdi éuân, buộc ông B phải hoàn trả số tiền 165.647.678 đồng mà ông B
phải bồi thuồng cho ông Bdi éuân là có căn cứ và đúng quy định Điều 622 BLDS
2005”.
12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm hoàn trả của ông B (về căn cứ hoàn trả cũng như mức hoàn trả).
Hướng giải quyết của tòa án liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của ông B là hợp lý.
Về căn cứ hoàn trả, theo Điều 600 BLDS 2015 thì cá nhân, pháp nhân có quyền yêu
cầu người làm công, người hoc nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một
khoản tiền theo quy định của pháp luật. Trong vụ việc này là ông A được quyền yêu
cầu ông B hoàn trả tiền vì việc gây thiệt hại cho C hoàn toàn thuộc về lỗi của ông B do
ông B thực hiện công việc không do ông A phân công. Về mức hoàn trả, Điều 600
BLDS 2015 không quy định chi tiết về khoản tiền về người làm công phải trả. Nhưng
trong tường hợp này, lỗi gây thiệt hại thuộc về ông B nên yêu cầu ông B bồi thường số
tiền 165.647.500 đồng là hợp lý.
17

VẤN ĐỀ 3: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA


TÓM TẮT BẢN ÁN SỐ 23/2017/DS-ST
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Nga
- Bị đơn: Ông Lê Phong Nhã
- Sự việc: Yêu cầu bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
05 con heo của bà Nga đi ăn dưới gầm cầu kênh Thầy Bảy thì bị chó của ông Nhã cắn
chết 01 con. Bà Nga đem heo qua nhà ông Nhã yêu cầu bồi thường nhưng ông Nhã cho
rằng heo của bà Nga qua đất của ông Nhã thì bị chó cắn chết bỏ.
Bà Nga khởi kiện ông Nhã bồi thường giá con heo là một triệu đồng. Ông Nhã không
đồng ý bồi thường vì lúc chó cắn thì heo chưa chết, sau đó có chết hay không thì ông
không biết. Hơn nữa heo con đã 12kg thì vẫn sử dụng được.
- Quyết định của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nga, buộc ông Nhã bồi
thường thiệt hại cho bà Nga là năm trăm nghìn đồng.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 3.1. Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?
Quy định tại Điều 603 BLDS 2015 Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.
Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu,
sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho
người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu
cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu,
sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì
phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc
vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội.”
Câu 3.2. BLDS có định nghĩa súc vật là gì không?
- BLDS không có định nghĩa súc vật là gì.
18

- Theo quy định tại Điều 603 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
chúng ta hiểu “súc vật” gồm gia súc, gia cầm, vật nuôi trong nhà…
Câu 3.3. Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào?
Trong một vụ án được xét xử bởi Tòa án Kiên Giang thì: “Vào chiều ngày 5/2/2007
nhằm ngày 18/12/2006 âm lịch, ông Thum dẫn trâu trên đường về, thì xảy ra việc trâu
của ông Thum hút trâu của ông Năm bị thương”. Và Tòa án đã vận dụng BLDS 2005
để giải quyết. Tòa án thừa nhận trâu cũng được xem là một súc vật.
Câu 3.4. Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra?
Đoạn của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra:
“[3] Hội đồng xét xử thấy rằng vào ngày 06/01/2014 05 con heo con của bà Nga đi
ăn trên đất của ông Nhã thì bị chó của ông Nhã cắn bị thương 01 con là thực tế có xảy
ra, được các bên đương sự thừa nhận nên thuộc trường hợp những tình tiết, sự kiện
không phải chứng minh theo khoản 2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự. Ngoài ra, qua lời
trình bày của bà Nga và ông Nhã trong quá trình giải quyết vụ án; lời trình bày của
ông Nhã tại biên bản hòa giải của ấp không ghi thời gian (BL 02) và lời trình bày của
người làm chứng trong vụ án chứng minh được sau khi heo bị chó cắn thì hai ngày sau
heo chết, bà Nga không sử dụng được con heo bị chó cắn chết.
Bà Nga và ông Nhã thống nhất giá 01 con heo con tại thời điểm tết năm 2014 một
con bằng 1.000.000 đồng, cũng như việc thống nhất con heo con của bà Nga bị chó
ông Nhã cắn trị giá 1.000.000 đồng. Do đó, bà Nga bị thiệt hại toàn bộ 01 con heo con
trị giá 1.000.000 đồng là có căn cứ, làm cơ sở cho Hội đồng xét xử tính mức bồi
thường thiệt hại trong vụ án.”
Câu 3.5. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra?
Đoạn của Bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
do súc vật gây ra:
“Theo Điều 625 BLDS 2005 quy định: 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong
việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường; 4. Trong
trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó
phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
19

Câu 3.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra.
Theo nhóm, việc Tòa án áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra là hợp lý.
Chẳng hạn như Tòa án áp dụng khoản 1 và 4 Điều 625 BLDS 2005:
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác;
nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm chủ súc vật gây thiệt hại cho
mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường”; “4. Trong trường hợp súc vật thả rông
theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán
nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
Áp dụng quy định này là hợp lý trong trường hợp này vì bà Nga và ông Ngã đều có
lỗi, bà Nga có lỗi trong việc làm chủ heo của mình để heo chạy qua đất của ông Ngã bị
chó của ông Ngã cắn, gây ra chính thiệt hại cho mình còn ông Ngã có lỗi khi không
quản lý vật nuôi của mình. Hai người đều có lỗi và gây ra thiệt hại nên mỗi bên chịu
50% mức độ lỗi là đúng theo quy định của pháp luật, cho nên việc áp dụng quy định
này của Tòa án là hợp lý.
Câu 3.7. Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn
nhà bà Nga bị xâm hại?
Theo quan điểm của nhóm, Tòa án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà bà bị
xâm phạm là hoàn toàn phù hợp. Vì bà Nga là chủ sở hữu số heo con (vật nuôi trong
nhà), bà phải có trách nhiệm quản lý số heo trên, nhưng bà Nga đã không quản lý đúng
quy định, để heo chạy qua phần đất của ông Ngã, hậu quả là một con heo bị chó của
ông Nhã cắn chết. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài
sản của mình và việc thả rong heo sẽ là một sự kiện tạo ra rùi ro nhất định. Hơn nữa,
tại đơn khởi kiện, bà Nga có thừa nhận có một phần lỗi do để heo đi qua đất ông Nhã.
Câu 3.8. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị
thiệt hại.
*Điều 604 BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh
20

dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả
trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
*Điều 584 BLDS 2015 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của
bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định
tại khoản 2 Điều này.
*Theo đó, BLDS 2015 có những điểm mới sau:
- Thứ nhất: Loại bỏ yếu tố “Lỗi”.
Nếu như trong BLDS 2005, yếu tố lỗi (kể cả lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý) được sử
dụng như là căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì trong
BLDS 2015, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH đầu tiên lại là hành vi xâm phạm của
người gây thiệt hại.
Thay đổi này được hiểu là BLDS 2015 đã quy định theo hướng người bị thiệt
hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại nữa, họ chỉ cần xác định
được hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại là đã có thể yêu cầu bồi thường (Trách
nhiệm chứng minh lỗi giờ đây sẽ thuộc về người gây thiệt hại trong trường hợp muốn
được miễn trách nhiệm BTTH (Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015) hoặc được giảm mức
bồi thường (Khoản 2, 4 Điều 586 BLDS 2015).
- Thứ hai: Bổ sung căn cứ “tài sản gây thiệt hại”.
BLDS 2015 đã bổ sung thêm căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là “tài sản
gây thiệt hại”. Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 584 BLDS 2015: Chủ sở hữu, người chiếm
hữu tài sản phải chịu trách nhiệm BTTH tài sản của mình gây ra. Đây là một sự bổ
21

sung hoàn toàn hợp lý bởi trên thực tế, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng có thể
phát sinh khi có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại.
Ví dụ: Điều 605 quy định về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây
ra: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công
trình xây dựng khác phải BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại
cho người khác.” ...
- Thứ ba: Bao quát định nghĩa về chủ thể được bồi thường.
Khi xác định chủ thể được BTTH, BLDS 2015 đã quy định theo hướng khái
quát hơn, không còn chia ra trường hợp cá nhân và pháp nhân hoặc chủ thể khác như
BLDS 2005 nữa. Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 chỉ quy định: “Người nào có hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. “Người khác” ở đây
có thể được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác và
như vậy đã bao hàm được tất cả các loại chủ thể được BTTH như quy định tại BLDS
2005 trước đây.
- Thứ tư: Mở rộng chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường.
BLDS 2005 quy định người nào thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, BLDS 2015 lại quy
định thêm trường hợp ngoại lệ, đó là “trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác”. Đây là một quy định rất phù hợp, bởi vì trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng về nguyên tắc là được đặt ra cho chính chủ thể có hành vi gây thiệt hại,
nhưng có khi lại là người khác.
Ví dụ: Điều 586 về Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân, trong trường
hợp này, người gây ra thiệt hại là con nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường lại là
cha mẹ hay người giám hộ; Điều 598 quy định về BTTH do người thi hành công vụ
gây ra, trong trường hợp này, người gây thiệt hại là người thi hành công vụ nhưng
người chịu trách nhiệm bồi thường là cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức.
Câu 3.9. Việc Toà án không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà
Nga có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Toà án không buộc ông Nhã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà Nga là thuyết
phục. Vì cả 2 đều có lỗi ngang nhau, đối với bà Nga thì đã không quản lí tốt vật nuôi
22

để heo chạy qua đất nhà ông Nhã, hậu quả là chó của ông Nhã cắn chết, làm thiệt hại
cho bà Nga. Do đó, cả hai theo đúng quy định của pháp luật mỗi bên đều phải chịu
mức độ lỗi tương đương.
Hết

You might also like