Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ KIỂM TRA THỬ CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024

MÔN ĐỊA LÍ

1. Tổng số giờ nắng ở nước ta nằm trong khoảng


A. 1000 – 1500 giờ/năm. C. 2000 – 3000 giờ/năm.
B. 1000 – 2000 giờ/năm. D. 1400 – 3000 giờ/năm.
2. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, ít phù sa, chế độ nước thất thường.
B. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.
C. Sông ngòi dày đặc, có nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước ổn định.
D. Sông ngòi dày đặc, chủ yếu hướng tây bắc - đông nam và vòng cung.
3. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết toàn vùng khí hậu nào sau đây có nhiệt
độ trung bình tháng I dưới 18oC?
A. Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
B. Tây Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ, Nam Bộ.
C. Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
D. Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Trung và Nam Bắc Bộ.
4. đây có nhiệt độ trung bình tháng I luôn dưới 180C?
A. Đà Nẵng. B. Sapa. C. Huế. D. Hà Tiên.
5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết địa điểm nào sau đây có tổng lượng
mưa từ tháng XI – IV cao nhất?
A. Hà Tiên. B. Móng Cái. C. Lũng Cú. D. Huế.
6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết sông Bưởi là phụ lưu của
sông nào sau đây?
A. Sông Cả. B. Sông Đà. C. Sông Mã. D. Sông Gianh.
7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết sông Mê Công có đỉnh lũ
vào tháng mấy?
A. Tháng 10. B. Tháng 11. C. Tháng 8. D. Tháng 9.
8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm và các loại đất chính, cho biết loại đất nào
sau đây có diện tích lớn nhất ở khu vực đồi núi nước ta?
A. Đất xám trên phù sa cổ. C. Đất feralit trên các loại đá khác.
B. Đất feralit trên đá vôi. D. Các loại đất khác và núi đá.
9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, cho biết thảm thực vật rừng ôn
đới núi cao xuất hiện ở vùng núi nào sau đây?
A. vùng núi Hoàng Liên Sơn. C. vùng núi Ngọc Linh.
B. vùng núi Phong Nha – Kẻ Bàng. D. vùng cao nguyên Lâm Viên.
10. Cho bảng số liệu
Diện tích rừng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2022 (Đơn vị: %)
Năm Diện tích rừng tự nhiên Diện tích rừng trồng
2008 79,0 21,0
2022 68,5 31,5
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023)
Căn cứ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng
phân theo rừng tự nhiên và rừng trồng ở nước ta giai đoạn 2008 – 2022?
A. Năm 2008, diện tích rừng tự nhiên lớn gần 4 lần diện tích rừng trồng, năm 2022 chỉ còn
trên 2 lần.
B. Phần lớn diện tích rừng là rừng tự nhiên.
C. Tỉ lệ diện tích rừng tự nhiên giảm, rừng trồng tăng.
D. Diện tích rừng trồng luôn lớn hơn diện tích rừng tự nhiên.
11. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới đã gây ra
A. mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
B. mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
D. mưa lớn cho phần phía nam Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
12. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mang đến thuận lợi gì cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
A. Đảm bảo kế hoạch thời vụ. C. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
B. Xen canh, gối vụ. D. Mở rộng diện tích gieo trồng.
13. Cho biểu đồ:

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LAI CHÂU
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa của Lai Châu?
A. Tháng VII có lượng mưa và nhiệt độ cao nhất.
B. Mưa tập trung từ tháng V đến tháng X.
C. Lượng mưa từ tháng V nhiều hơn trung bình năm.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm là 11,50C.
14. Nguyên nhân khiến Trung Bộ thường xảy ra ngập lụt nghiêm trọng vào tháng IX mỗi năm
là do
A. ảnh hưởng gió mùa Tây Nam đầu mùa.
B. hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió tín phong bán cầu Bắc.
D. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương.
15. Khí hậu phân mùa ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp nước ta ?
A. Thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
B. Thuận lợi cho việc phòng chống sâu hại, dịch bệnh.
C. Khó khăn cho việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
D. Khó khăn cho việc phòng chống sâu hại, dịch bệnh.
16. Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung
Bộ là do
A. tác động của gió mùa và sông ngòi.
B. dải hội tụ nhiệt đới và các cao nguyên.
C. các loại gió và dãy Trường Sơn Nam.
D. sự phân hóa độ cao của địa hình.
17. Căn cứ vào bảng số liệu trên, em hãy cho biết dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng
mưa trung bình các tháng trong năm 2022 tại Pleiku và Đà Nẵng là gì?
A. Biểu đồ cột chồng. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn.
18. “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
Câu tục ngữ trên nhắc đến loại gió nào sau đây?
A. Gió mùa Đông Nam. C. Gió tín phong Nam bán cầu.
B. Gió Tây Nam đầu mùa hạ. D. Gió Tây khô nóng.
19. Hiện tượng thời tiết nào sau đây gây khó khăn cho đời sống người dân vùng núi phía Bắc
nước ta vào mùa đông?
A. Mưa đá. B. Khô nóng. C. Lốc. D. Rét hại.
20. Địa hình chủ yếu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. đồi núi thấp. C. đồi núi cao.
B. đồi núi trung bình. D. đồi núi thấp và trung bình.
21. Câu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Núi thấp và trung bình chiếm ưu thế, độ dốc lớn.
B. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam với dải đồng bằng
thu hẹp.
C. Cấu trúc địa chất phức tạp, gồm các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.
D. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí.
22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, nhiệt độ trung bình tháng VII phần lớn
lãnh thổ phía Bắc nước ta là
A. trên 18oC. B. trên 20oC. C. trên 24oC. D. trên 28oC.
23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết cao nguyên nào sau đây
thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Mơ Nông. B. Sơn La. C. Sín Chải. D. Mộc Châu.
24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, phần lãnh thổ phía Bắc của nước
ta bắt đầu từ
A. dãy Hoành Sơn trở vào. C. dãy Bạch Mã trở ra.
B. dãy Trường Sơn Bắc trở vào. D. dãy Bạch Mã trở vào.
25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, những vùng đồi núi mới thấy
A. khỉ. B. voọc. C. gấu. D. sếu đầu đỏ.
26. Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa?
A. Vùng núi cao Tây Bắc. C. Vùng núi thấp Tây Bắc.
B. Vùng núi Trường Sơn. D. Vùng núi Đông Bắc.
27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, phần lãnh thổ phía Bắc của nước
ta bắt đầu từ
A. dãy Hoành Sơn trở vào. C. dãy Bạch Mã trở ra.
B. dãy Trường Sơn Bắc trở vào. D. dãy Bạch Mã trở vào.
28. Ý nào sau đây chứng tỏ vùng núi thấp phía nam Tây Bắc nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt
đới so với vùng núi Đông Bắc?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C. C. Nhiệt độ trung bình tháng I cao hơn.
B. Không có mùa đông lạnh. D. Có gió Tây khô nóng vào đầu mùa hạ.
29. Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ qua các thành phần
A. khí hậu, đất đai, sinh vật. C. sinh vật, đất đai, sông ngòi.
B. sông ngòi, đất đai, khí hậu. D. khí hậu, sinh vật, sông ngòi.
30. So với phần lãnh thổ phía Nam, nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Bắc nước ta
A. cao hơn. C. thiếu ổn định hơn.
B. thấp hơn. D. nhiều năm gần như ngang nhau.
31. Ở nước ta sự phân hoá khí hậu theo Bắc – Nam đã giúp cho
A. thu hoạch nông sản rải đều trong cả nước.
B. nguồn nguyên liệu cho công nghiệp khai thác phong phú.
C. nguồn nông sản nước ta đa dạng, phong phú.
D. du lịch phát triển theo mùa.
32. Vào mùa khô, hoạt động sản xuất nào ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta diễn ra không
thuận lợi?
A. Xây dựng. C. Trồng trọt.
B. Khai thác thủy sản. D. Phơi sấy nông sản.
33. Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu
mùa hạ có khí hậu khô nóng do
A. gió mùa Tây Nam từ cao áp khô nóng Bắc Ấn Độ Dương thổi vào.
B. gió mùa Tây Nam yếu dần đi khi di chuyển xa.
C. chịu ảnh hưởng gió phơn Tây Nam sau khi vượt dãy Trường Sơn.
D. ở đây có nhiều đất pha cát.
34. Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm.
B. Các nhân tố khí hậu của một số địa điểm.
C. Dự báo thời tiết ở một số địa điểm.
D. Quan hệ mưa – ẩm ở một số địa điểm.
35. Bắc và Bắc Trung Bộ có
A. các loài thực vật và động vật cận nhiệt đới chiếm đa số.
B. nhiều thành phần loài cây của cả 3 luồng di cư.
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi.
D. các loài rắn, trăn, cá sấu của vùng biển nhiệt đới, xích đạo ẩm.
36. Sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không
phải do
A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc bị giảm sút.
B. càng gần xích đạo nên lượng bức xạ càng tăng.
C. ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng.
D. Tín phong Đông Bắc thổi ổn định quanh năm.
37. So với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta xuất hiện
nhiều loài thực vật phương Bắc hơn do
A. có địa hình thấp hơn.
B. là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc lạnh.
C. vị trí giáp biển, ảnh hưởng khí hậu đại dương.
D. có các dãy núi cánh cung đẩy không khí lạnh đi xa.
38. So với miền miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta
không có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam chủ yếu do
A. cấu trúc địa hình khá phức tạp.
B. là vùng khí hậu nhiệt đới điển hình.
C. độ cao địa hình thấp hơn 2600m.
D. hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
39. So với đồng bằng ven biển Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ có thế mạnh lớn hơn trong phát
triển
A. du lịch biển – đảo.
B. giao thông vận tải biển.
C. thủy sản.
D. nông nghiệp.
40. Xét về những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng sông
Hồng có ưu thế hơn đồng bằng sông Cửu Long về
A. diện tích gieo trồng.
B. khí hậu phân hóa đa dạng theo mùa.
C. khả năng mở rộng diện tích.
D. nguồn lao động dồi dào.

You might also like