CHỦ ĐỀ - PHÂN TÍCH CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC MỚI ĐƯỢC ĐẢNG ĐỀ RA TẠI HỘI NGHỊ LẦN THỨ 8 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (5 - 1941)

You might also like

Download as odt, pdf, or txt
Download as odt, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC MỚI

ĐƯỢC ĐẢNG ĐỀ RA TẠI HỘI NGHỊ LẦN THỨ 8 BAN CHẤP


HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (5/1941)

1.Bối cảnh lịch sử


a) Thế giới
- T9/1939: Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với
Đức → Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ: kéo theo nhiều
nước tham gia (kéo theo hơn 1,7 người tham gia), đặc biệt
là các nước lớn.

- Pháp lao vào vòng chiến, trực tiếp tham gia chiến tranh:
+ Chính phủ Pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong nước
và phong trào CM thuộc địa.
+ Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ.
+ ĐCS Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, tổn thất
nặng nề.
+ Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy đối với nước
Pháp và các nước thuộc địa của Pháp.
- T6/1940: Pháp mất nước cho Đức.
- T6/1941: Đức tấn công Liên Xô → chiến tranh đế quốc nổ ra
→ nổ ra chiến tranh giữa CN phát xít với lực lượng dân chủ
chống phát xít và phong trào đấu tranh đòi chủ quyền dân
tộc.

- 8/12/1941: Mỹ tuyên chiến với Nhật. Chiến tranh Thái Bình


Dương bùng nổ. → Chiến tranh lan sang khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương.

b) Tình hình trong nước


- T9/1939, toàn quyền Đông Dương ra nghị định:
+ Cấm tuyên truyền tàng trữ tài liệu cộng sản.
+ Đặt ĐCS Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật.
+ Giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn, tịch thu tài sản
của các tổ chức.
+ Đóng cửa tờ báo, nhà sản xuất.
+ Cấm hội họp, tụ tập đông người.

- Ở Đông Dương: thực dân Pháp thi hành chính sách thời
chiến trắng trợn:
+ Phát xít hóa bộ máy thống trị, đàn áp phong trào CM, tập
trung lực lượng đánh ĐCS Đông Dương.
+ Hàng nghìn cuộc khám xét bất ngờ diễn ra.
+ Các quyền tự do dân chủ bị tịch thu.
+ Ban lệnh tổng động viên thực hiện kinh tế chỉ huy.
→ Tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến
tranh đế quốc.
- Ngày 22/09/1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng
Nhật và cấu kết với Nhật thống trị nhân dân ta. Nhân dân ta
phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” Pháp-Nhật.
→ Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, Pháp và Nhật
ngày càng gay gắt.
Quân Nhật tiến quân vào Hải Phòng Quân Pháp tiếp đón quân Nhật ở Hải Phòng

2. Chủ trương của Đảng

2.1.Tổng quan

- Ngay khi CTTG lần II mới bùng nổ, Đảng kịp thời rút vào hoạt
động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, đồng thời
vẫn chú trọng các đô thị.
- Ngày 29/9/1939 TƯ Đảng gửi toàn Đảng một thông báo quan
trọng nêu rõ: “Hoàn cảnh ĐD sẽ tiến bước đến vấn đề DT giải
phóng

- Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939)
tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) đã phân tích và chỉ rõ: “Bước
đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường
nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả
chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giành
lấy giải phóng độc lập
+ Nhấn mạnh “chiến lược cách mạng tư sản dân quyền bây
giờ cũng phải thay đổi ít nhiều cho hợp với tình thế mới”.
+ “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân
tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả
vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải
quyết”.
+ Hội nghị chủ trương thành lập MT dân tộc thống nhất phản
đế Đông Dương → Thu hút tất cả các dân tộc, các giai cấp,
đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm đánh
đổ đế quốc Pháp và tay sai, giành lại độc lập hoàn toàn cho
các dân tộc Đông Dương.

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã
đáp ứng yêu đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đưa nhân dân bước
vào thời kỳ trực tiếp vận động giải phóng dân tộc.

- Ngày 17-1-1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt. Nhiều


đồng chí Trung ương cũng sa vào tay giặc.

- Hội nghị Trung ương 7 (11-1940)


+ Tuy nhiên, hơn một tháng sau khi Nhật vào Đông Dương,
Hội nghị cán bộ Trung ương 7 họp tháng 11-1940 lập lại Ban
Chấp hành Trung ương Trung ương Đảng vẫn còn trăn trở,
chưa thật dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu được đề ra tại Hội nghị tháng 11-1939.

2.2. Chủ trương chiến lược mới của Đảng

*Chiếu hình ảnh rùi đọc chữ

- Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28-1-1941, lãnh


tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và làm việc ở Cao Bằng.

- Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì HN lần thứ tám


BCHTW Đảng.
- Trung ương bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

- Hội nghị Trung ương nêu rõ những nội dung quan trọng:
a) Thứ nhất, Xác định mâu thuẫn chủ yếu
+ Mâu thuẫn chủ yếu: Luận Cương T10/1930 xác định mâu
thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam , Lào
và Cao Miên: một bên là thợ thuyền, dân cày, và các phần
tử lao khổ; 1 bên là địa chủ, phong kiến, tư bản, và đế quốc
chủ nghĩa
+ Hội nghị 8 BCH TW nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi
hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc
ta với bọn đế quốc, phát xít Pháp -Nhật. Bởi “Trong lúc này
nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không
đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng
những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa
trâu, mà quyền lợi của bộ phận, g/cấp đến vạn năm cũng
không đòi lại được”.
b) Thứ hai, Khẳng định dứt khoát chủ trương “phải thay
đổi chiến lược”
- “Cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không phải là một
cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải
giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một
cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân
tộc giải phóng”.
- Để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của CM lúc này,
BCHTW tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất
cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Chia lại ruộng đất công
cho công bằng và giảm tô, giảm tức”, “Tịch thu ruộng đất của
bọn đế quốc và Việt gian cho dân cày nghèo”
- Hội nghị chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của
giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của
dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề
dân tộc giải phóng, nếu không đòi được độc lập tự do cho
toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc
còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai
cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Đó là nhiệm vụ
của Đảng ta trong vấn đề dân tộc”.
c) Thứ ba, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong
khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính sách
dân tộc tự quyết; sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật, các dân
tộc trên cõi Đông Dương sẽ tổ chức thành liên bang cộng
hòa dân chủ hay đứng riêng thành lập một quốc gia tùy ý.
Từ quan điểm đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước
Đông Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng
dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.
- Ở Việt Nam thành lập mặt trận có tên là Việt Nam độc lập
đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, ở Lào thành lập Ai Lao độc
lập đồng minh, dân Miên thành lập "Cao Miên độc lập đồng
minh. Cả 3 cùng chung mục tiêu giải quyết vấn đề dân tộc
cho đất nước mình, nhưng đồng thời là đoàn kết dân tộc
cùng chống kẻ thù chung là Pháp

d) Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc,“Không
phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bán
bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống
nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền
độc lập, tự do cho dân tộc”.
- Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(5/1941), theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội
nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng
minh (gọi tắt là Việt Minh) thay cho Mặt trận Thống nhất
phản đế Đông Dương(1939). Thay tên các Hội phản đế
thành hội Cứu quốc (như Hội Công nhân Cứu quốc, Hội
Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc,…).Với các dân
tộc Lào, Cao Miên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận ở
mỗi nước, tiến tới thành lập một Mặt trận chung Đông
Dương.

- Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều mang
tên “cứu quốc”. Trong việc xây dựng các đoàn thể cứu quốc,
“điều cốt yếu là không phải những hội viên phải hiểu chủ
nghĩa cộng sản, mà điều cốt yếu hơn hết là họ có tỉnh thần
cứu quốc và muốn tranh đấu cứu quốc”.
- Điều lệ của Mặt trận Việt Minh ghi rõ: liên hiệp tất cả các
tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể
dân chúng yêu nước. Kết nạp từng đoàn thể không cứ đảng
phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc
thiểu số sống trong nước Việt Nam, không phân biệt giai
cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau đánh đuổi
Nhật - Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. Chỉ
sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã phát triển
nhanh chóng, từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến
thành thị, thu hút đông đảo các giai tầng xã hội tham gia Mặt
trận và đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc cách
mạng tháng Tám năm 1945.
e) Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ
thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo tinh
thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung
cả toàn thể dân tộc” .

- So với tinh thần năm 1930 tinh thần tân dân chủ đánh dấu
sự trưởng thành, phát triển của Đảng về mặt chiến lược
cách mạng. Để tìm ra được đúng hướng đi đúng đắn, Đảng
phải trải qua cả một quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ,
tích lũy và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn các phong trào
cách mạng. Đầu tiên Đảng nhận thức sai lầm và khắc phục
các hạn chế của luận cương chính trị tháng 10 năm 1930.
Xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là giải phóng dân tộc,
đánh đổ đế quốc đòi tự do, dân chủ cơm áo, hoà bình. Sau
đó thực hiện nhiều chủ trương mới đúng đắn, các cuộc vận
động thu hút tập trung quần chúng nhân dân đấu tranh đòi
quyền dân chủ đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân.
- Đến hội nghị lần thứ 8 năm 1941, chủ trương được mở rộng
về mức độ bao trùm các tầng lớp dân chủ trong xã hội.
Không chỉ có từng lớp công nhân và nông dân mà còn nhấn
mạnh thực hiện mục tiêu; tập hợp mọi giai cấp cùng thống
nhất trong một mặt trận. Và khi đã tập hợp được khối đại
đoàn kết toàn dân tộc tạo nên thành công cho cách mạng thì
nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo tinh thần tân
dân chủ ra đời vì lợi ích của toàn bộ dân tộc, không phải chỉ
là vì một giai cấp. Hội nghị đã chỉ rõ: Không nên nói công
liên hiệp và lập chính quyền Xô viết mà phải nói toàn thể
nhân dân liên hiệp và lập chính phủ Dân chủ Cộng hòa.
- Chủ trương Tân Dân Chủ đặt nền tảng cho cách mạng có
tính chất rộng rãi hơn, không chỉ tập trung vào lực lượng
lao động. Điều này làm cho phòng trào mạnh mẽ hơn, thể
hiện đúng nguyện vọng và ý chí của mọi tầng lớp dân tộc.

f) Thứ 6, Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là


nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân, “phải luôn
luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội
thuận tiện hơn cả mà đánh bại quân thù’’. Trong những hoàn
cảnh nhất định thì “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo
một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng
có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng
khởi nghĩa to lớn’’

- Tình hình quốc tế và trong nước căng thẳng: Trong bối cảnh
chiến tranh Thế giới lần thứ hai đang diễn ra, tình hình quốc
tế và trong nước trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Việc
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang được coi là phản ứng cần thiết
để bảo vệ độc lập dân tộc và chống lại sự chiếm đóng của
Pháp.
- Sự yếu đuối của chế độ Pháp: Đảng và nhân dân đã nhận
thấy sự yếu đuối của chế độ Pháp, đặc biệt là trong bối cảnh
chiến tranh thế giới. Việc này tạo ra cơ hội cho việc tổ chức
khởi nghĩa vũ trang một cách hiệu quả hơn.
- Tính chất dân tộc và cách mạng: Việc xác định chuẩn bị khởi
nghĩa vũ trang phản ánh tầm quan trọng của việc đoàn kết
nhân dân và sử dụng phương tiện vũ trang trong cuộc đấu
tranh cho độc lập dân tộc. Điều này phản ánh tinh thần cách
mạng và lòng quyết tâm của Đảng và nhân dân Việt Nam
trong việc chống lại thực dân Pháp.
- Hội nghị còn xác định những điều kiện chủ quan, khách
quan và dự đoán thời cơ tổng khởi nghĩa.
+ Điều kiện Khách quan:

Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra.


Pháp suy yếu, Nhật Bản mâu thuẫn với các nước đế quốc
khác.

Phong trào cách mạng thế giới phát triển.

+ Điều Kiện Chủ quan:

Đảng Cộng sản Việt Nam đã trưởng thành, có đường lối,


chủ trương đúng đắn.
Các tổ chức quần chúng phát triển rộng rãi.
Lực lượng vũ trang đã được xây dựng.

3. Ý nghĩa HN lần thứ tám BCHTW Đảng

- Hội nghị lần thứ tám BCHTW Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương
chiến lược được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939.
- Khắc phục triệt để những hạn chế của LCCT tháng 10-1930,
khẳng định lại đường lối cách mạng GPDT đúng đắn trong CLCT
đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng GPDT của Nguyễn Ái
Quốc.
- Đó là ngọn cờ dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đẩy mạnh công
cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi
Nhật, giành độc lập tự do.

You might also like