Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ


BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 4: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11
LỚP QTL46A2

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ


Nguyễn Ngọc Thùy
1 Linh 2153401020132 Nhận định
(nhóm trường)
2 Nguyễn Đỗ Khánh Linh 2153401020130 Bản án
Bài tập
3 Phạm Trần Nhật Ly 2153401020146
Bản án
4 Võ Trần Đăng Khoa 2153401020115
Word
Contents
Phần 1. Nhận định............................................................................................................3
1. Tòa án nơi cư trú của bị đơn là Tòa án nơi bị đơn thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi
bị đơn thường xuyên sinh sống......................................................................................3
2. Các đương sự có quyền thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có
trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp...................................................................3
3. Đương sự có quyền lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.................3
4. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã
thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm
quyền............................................................................................................................4
5. Tòa án nơi bị đơn có tài sản có thẩm quyền giải quyết nếu nguyên đơn không biết nơi
cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn.............................................................................4
Phần 2. Bài tập.................................................................................................................4
Bài 1.............................................................................................................................4
Bài 2.............................................................................................................................5
Phần 3. Phân tích án.........................................................................................................7
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.....................................................................7
2. Trình bày quan điểm của các chủ thể (đương sự, Viện kiểm sát, Tòa án) về việc xác
định Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong vụ án trên, đồng thời đưa ra các luận điểm
để chứng minh cho quan điểm đó. (Lưu ý: mỗi nhóm đều phải đưa ra các luận điểm để
chứng minh cho quan điểm của từng chủ thể). Quan điểm của anh/ chị về việc xác định
thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp này...............................................................8
3. Tóm tắt bản án để nêu bật được vấn đề “xác định thẩm quyền của Tòa án”.............10
Phần 1. Nhận định

1. Tòa án nơi cư trú của bị đơn là Tòa án nơi bị đơn thường trú hoặc tạm
trú hoặc nơi bị đơn thường xuyên sinh sống. (tham khảo)
Nhận định đúng

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 04/2017 NQ- HĐTP ngày
05/05/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì nơi cư trú của
người bị kiện (sau này là bị đơn) là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống là địa chỉ
hợp pháp mà người bị kiện (sau này là bị đơn) thường trú hoặc tạm trú hoặc đang
sinh sống theo quy định của Luật Cư trú 2020.

CSPL: điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 04/2017 NQ- HĐTP

2. Các đương sự có quyền thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm
việc hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Nhận định sai

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì các đương sự chỉ được
thỏa thuận Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án nơi nguyên đơn
cư trú, làm việc nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc Tòa án có trụ sở của nguyên đơn
nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28,
30, 32 BLTTDS 2015

CSPL: điểm b khoản 1 Điều 39

Ngoại trừ trường hợp rơi vào khoản c Điều 39

3. Đương sự có quyền lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Nhận định sai

Căn cứ khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 thì đương sự trong vụ án dân sự là


cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 40 Bộ luật này thì quyền
lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp thuộc về nguyên đơn, các đương sự khác
như bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không được lựa chọn Tòa
án giải quyết tranh chấp

CSPL: khoản 1 Điều 68 và Điều 40 BLTTDS 2015

Ngoài ra, nguyên đơn có quyền lựa chọn TA theo lãnh thổ chứ k lựa chọn theo
cấp. Bất động sản có tranh chấp là nguyên đơn không được lựa chọn

4. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự
cho Tòa án có thẩm quyền.
Nhận định SAI

Căn cứ khoản 1 Điều 41 BLTTDS 2015 thì khi vụ việc dân sự đã được thụ
lý nhưng sai thẩm quyền thì Tòa án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc
dân sự cho Tòa án đúng thẩm quyền

CSPL: khoản 1 Điều 41 BLTTDS 2015

Vụ việc dân sự (đã thụ lý): + không thuộc thẩm quyền vụ án theo vụ việc -> đình
chỉ giải quyết vụ án (Điều 217)

+ Không thuộc thẩm quyền theo cấp (hoặc theo lãnh


thổ) -> chuyển cho TA có thẩm quyền theo Điều 41

Tranh chấp dân sự (chưa thụ lý): không thể đình chỉ hay chuyển.

+ không thuộc tq TA -> trả đơn khởi kiện theo điều 192

+ không thuộc tq theo cấp (hoặc lãnh thổ) -> chuyển đơn khởi kiện Điều 191

5. Tòa án nơi bị đơn có tài sản có thẩm quyền giải quyết nếu nguyên đơn
không biết nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn.
Nhận định sai

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015 thì nguyên đơn có quyền
lựa chọn Tòa án nơi bị đơn có tài sản là Tòa án giải quyết tranh chấp khi nguyên
đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn. Vậy Tòa án nơi bị đơn có
tài sản chỉ có thẩm quyền giải quyết khi được nguyên đơn lựa chọn là Tòa án giải
quyết tranh chấp
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015

Phần 2. Bài tập

Bài 1
Ông Điệp và bà Lan (cùng cư trú tại Quận 1, TPHCM) là chủ sở hữu của
căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, TPHCM. Năm 2000, ông Điệp và bà Lan
sang sinh sống cùng con trai tại Hoa Kỳ nên có nhờ ông Tuấn và bà Bích (cư trú
tại Quận 7, TPHCM) trông coi căn nhà số 02 NTT, Quận 4, TPHCM. Năm 2020,
ông Điệp và bà Lan trở về nước sinh sống và yêu cầu ông Tuấn, bà Bích trả lại
căn nhà cho ông bà. Ông Tuấn và bà Bích không đồng ý vì trong thời gian ông
Điệp và bà Lan ở nước ngoài ông Tuấn và bà Bích đã được cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên và gia đình
ông bà (gồm có ông bà và hai người con là anh Trung và chị Thủy) đã sinh sống
ổn định trong căn nhà này. Năm 2023, ông Điệp và bà Lan đã khởi kiện yêu cầu
ông Tuấn và bà Bích phải trả lại căn nhà nêu trên.

a. Xác định tư cách đương sự.

Tư cách đương sự trong vụ án trên là:

- Về phía nguyên đơn: Ông Điệp và bà Lan

- Về phía bị đơn: Ông Tuấn và bà Bích

- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan: Anh Trung và chị Thủy (hai người
con của ông

Tuân và bà Bích cùng chung sống trong căn nhà bị tranh chấp), cơ quan cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà.

b. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Tòa án nhân dân quận 4 nơi
căn nhà bị tranh chấp.

CSPL: Điểm c Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.


Bài 2
Năm 1980, bà Nga (cư trú ở quận 1, TPHCM) nhận chuyển nhượng 350m 2
đất của bà Luyện (cư trú tại TP Vũng Tàu) tại số nhà 57B đường Nguyễn Thái
Học, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Năm 1989 bà Luyện chuyển nhượng cho vợ chồng ông Ký (cư trú tại Quận
2, TPHCM) diện tích 980m2 đất tại địa chỉ nêu trên (bao gồm cả phần đất đã
chuyển nhượng cho bà Nga).

Năm 1995, bà Nga khởi kiện vợ chông ông Ký yêu cầu hoàn trả lại phần
nhà đất 350m2 bà Nga đã nhận chuyển nhượng từ bà Luyện

Năm 1997, bà Nga chuyển nhượng phần đất 350m 2nêu trên cho ông Hạnh
(cư trú tại Quận 3, TPHCM), giấy chuyển nhượng không có xác nhận của công
chứng và chứng thực của chính quyền địa phương.

Năm 2003, bà Nga xuất cảnh, trước khi bà Nga xuất cảnh thì bà Nga có ủy
quyền cho anh Quốc (là con trai bà Nga) tiếp tục theo vụ kiện đòi ông Ký trả nền
nhà và nếu không đòi được nền nhà thì anh Quốc sẽ hoàn trả lại số tiền chuyển
nhượng nhà đất đã nhận cho ông Hạnh. Từ năm 2008 đến nay, anh Quốc bỏ nhà
đi khỏi địa phương, không rõ địa chỉ liên lạc.

Giả sử năm 2017, ông Hạnh khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Ký giao trả
phần đất 350m2 ông Hạnh đã nhận chuyển nhượng từ bà Nga.

Câu hỏi:

a. Giả sử Tòa án thụ lý vụ án, xác định quan hệ tranh chấp và tư cách
đương sự?

Quan hệ tranh chấp: Tranh chấp dân sự. Cụ thể là tranh chấp đất đai về quyền
sử dụng đất theo khoản 9 Điều 26 BLTTDS 2015. Vì, ông Nguyễn Kim Hạnh
khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Tăng Vĩnh Ký giao trả phần đất 350m2 ông
Hạnh đã nhận chuyển nhượng từ bà Nga.

Tư cách đương sự:


- Nguyên đơn: ông Nguyễn Kim Hạnh (người khởi kiện).

- Bị đơn: vợ chồng ông Tăng Vĩnh Ký (người bị nguyên đơn khởi kiện).

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Bà Nguyễn Thị Nga (người chuyển nhượng phần đất cho ông Hạnh),

+ Bà Lê Khắc Ngọc Luyện (người chuyển nhượng phần đất cho bà vợ chồng
ông Tăng Vĩnh Ký bao gồm cả phần đất đã chuyển nhượng cho bà Nga và sau
này bà Nga chuyển nhượng phần đất đó cho ông Hạnh).

b. Ông Hạnh có thể khởi kiện ở Tòa án nào?

Ông Hạnh có thể khởi kiện ở Tòa án tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Vì đối tượng
tranh chấp là bất động sản (quyền sử dụng 350m2 đất) thì chỉ Tòa án nơi có bất
động sản có thẩm quyền giải quyết theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015
và vụ việc có đương sự ở nước ngoài (bà Nga xuất cảnh) thuộc trường hợp điểm
b hoặc d Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP nên Tòa cấp tỉnh thụ lý giải
quyết theo khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015

Phần 3. Phân tích án


- Đọc Bản án số 236/2020/DS-PT ngày 05/5/2020 của TAND Thành phố Hồ Chí
Minh

- Thực hiện các công việc sau:

1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.


Tranh chấp giữa các bên là tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và chuyển
nhượng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 và đối
tượng tranh chấp là bất động sản tọa lạc tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh.

- Quan hệ tranh chấp trong yêu cầu kháng cáo của ông T: Tranh chấp hợp
đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do bản án sơ thẩm đã
giải quyết tranh chấp bằng việc buộc bà Lã Thị B trả cho ông Nguyễn Trần T số
tiền 1.005.293.118 (Một tỷ, không trăm lẻ năm triệu, hai trăm chín mươi ba
nghìn, một trăm mười tám) đồng nhưng ông B chỉ yêu cầu bà B tiếp tục thực hiện
hợp đồng và thanh toán số tiền còn thiếu cộng với tiền lãi chậm

- Quan hệ tranh chấp trong yêu cầu phản tố của bà B: Về việc xác định thẩm
quyền giải quyết tranh chấp. Do ông T và bà B đang có mâu thuẫn về việc ai là
người có quyền sử dụng đối với căn nhà theo quy định tại khoản 3 Điều 26
BLTTDS 2015 nên Toà án có thẩm quyền giải quyết phải là Tòa án nơi bị đơn cư
trú (TAND quận 3) - căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 39. Tuy nhiên Tòa sơ
thẩm, phúc thẩm, Viện kiểm sát đều cho rằng đây là tranh chấp có đối tượng
tranh chấp là bất động sản (căn nhà) nên căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 39, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có đối tượng tranh chấp.

2. Trình bày quan điểm của các chủ thể (đương sự, Viện kiểm sát, Tòa án)
về việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong vụ án trên, đồng
thời đưa ra các luận điểm để chứng minh cho quan điểm đó. (Lưu ý: mỗi
nhóm đều phải đưa ra các luận điểm để chứng minh cho quan điểm của từng
chủ thể). Quan điểm của anh/ chị về việc xác định thẩm quyền của Tòa án
trong trường hợp này.
Quan điểm của các chủ thể:

- Về phía đương sự:

Bên bị đơn cho rằng nguyên đơn chỉ yêu cầu bị đơn tiếp tục thực hiện hợp
đồng và thanh toán số tiền còn thiếu cộng với tiền lãi chậm trả nên đây chỉ là
tranh chấp về giao dịch dân sự, tranh chấp liên quan đến bất động sản theo quy
định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015, đối tượng tranh chấp không phải là bất
động sản nên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 thì thẩm quyền giải quyết
theo lãnh thổ phải được xác định TAND quận 3 (nơi bị đơn cư trú) chứ không
thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận Thủ Đức.

Theo bị đơn, nguyên đơn chỉ yêu cầu bị đơn tiếp tục thực hiện hợp đồng và
thanh toán số tiền còn thiếu cộng với tiền lãi chậm trả nên đây chỉ là tranh chấp
về giao dịch dân sự, tranh chấp liên quan đến bất động sản theo quy định tại
khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015. Căn cứ khoản 1 Điều 107 BLDS 2015: “Bất
động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản
khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định
của pháp luật.”, bên bị đơn xác định đối tượng tranh chấp là quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng đối với bất động sản chứ không phải là bất động sản
nên việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ là TAND quận
Thủ Đức là không đúng pháp luật, yêu cầu chuyển vụ việc cho TAND quận 3
(nơi bị đơn cư trú) theo khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.

- Viện Kiểm sát: VKS cho rằng “Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn
thanh toán số tiền còn thiếu xuất phát từ hợp đồng mua bán nhà và chuyển
nhượng quyền sử dụng đất. Do đó, đối tượng tranh chấp là bất động sản nên Tòa
án nhân dân quận Thủ Đức thụ lý giải quyết là đúng thẩm quyền” theo quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.
- Tòa sơ thẩm và Tòa Phúc thẩm: xác định tranh chấp giữa các bên là tranh
chấp hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại
khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 và đối tượng tranh chấp là bất động sản tọa lạc
tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nên theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì TAND quận Thủ Đức thụ lý
giải quyết là đúng thẩm quyền.

Viện Kiểm sát, Tòa sơ thẩm và phúc thẩm xác định: “Nguyên đơn khởi kiện
yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền còn thiếu xuất phát từ hợp đồng mua bán nhà
và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do đó, đối tượng tranh chấp là bất động
sản”. Theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, việc xác định Tòa án nơi có
bất động sản có thẩm quyết giải quyết là để thuận tiện cho việc Tòa án tìm hiểu
tình tiết vụ việc, xác minh chứng cứ, giấy tờ bất động sản cũng như việc lấy ý
kiến, triệu tập cơ quan nhà nước quản lý bất động sản trong cùng địa phương khi
giải quyết tranh chấp. Đồng thời, trong bản án, do bị đơn và người đại diện của bị
đơn đều có địa chỉ thường trú ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nên việc
xác định TAND quận Thủ Đức có thẩm quyền giải quyết vụ án là hợp lý và đúng
quy định của pháp luật.

Quan điểm của nhóm:


Tranh chấp của đương sự xuất phát từ hợp đồng mua bán và chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nên có thể xác định đối tượng tranh chấp hoặc là bất động sản
tọa lạc tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc là liên quan đến bất
động sản, cụ thể là quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng…

- Nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì theo điểm c khoản 1 Điều 39
BLTTDS 2015, tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết, cụ thể là
TAND quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nếu đối tượng tranh chấp là liên quan đến bất động sản và các bên không
có thỏa thuận bằng văn bản (khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015) thì căn cứ theo
khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú 2020: “Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi
thường trú, nơi tạm trú” và điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, Tòa án có
thẩm quyền giải quyết là TAND quận Thủ Đức hoặc TAND quận 3 (đều được
ghi nhận trong bản án là nơi bị đơn cư trú).

Như vậy, việc xác định thẩm quyền giải quyết thuộc TAND quận Thủ Đức
là có căn cứ pháp luật, đồng thời thuận tiện cho việc Tòa án tìm hiểu tình tiết vụ
việc, xác minh chứng cứ, giấy tờ bất động sản cũng như việc lấy ý kiến, triệu tập
cơ quan nhà nước quản lý bất động sản, đương sự trong cùng địa phương khi giải
quyết tranh chấp.

3. Tóm tắt bản án để nêu bật được vấn đề “xác định thẩm quyền của Tòa
án”.

Ông T và bà B đã ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại địa chỉ 83/8
Quốc Lộ 13, với giá 9.350.000.000 đồng. Ông T nhận số tiền 8.426.143.000 đồng
từ bà B, còn lại 924.725.000 đồng sẽ thanh toán sau khi nhà đất sang tên. Bà B đã
nhận nhà đất nhưng chưa thanh toán số tiền còn thiếu.

Ông T khởi kiện bà B, yêu cầu bà B tiếp tục thực hiện hợp đồng và thanh
toán số tiền còn thiếu. Tòa án quận Thủ Đức buộc bà B phải thanh toán
1.005.293.118 đồng cho ông T. Bà B nhận được thông báo từ cơ quan đăng ký
đất đai không thực hiện được thủ tục sang tên vì xác định vụ án không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức.Bà B lập luận rằng
yêu cầu của ông T chỉ liên quan đến việc tiếp tục thực hiện hợp đồng và thanh
toán số tiền còn thiếu cộng với tiền lãi chậm trả, do đó, vụ tranh chấp chỉ là một
tranh chấp dân sự liên quan đến giao dịch về tài sản, theo quy định tại khoản 3
của Điều 26 trong Bộ Luật Dân sự năm 2015. Đối tượng tranh chấp không phải
là tài sản theo quy định tại điểm c của khoản 1 trong Điều 39 của Bộ Luật Dân sự
năm 2015. Do đó, thẩm quyền về lãnh thổ cần được xác định theo nguyên tắc
chung là Tòa án nhân dân Quận 3 (nơi bị đơn cư trú) giải quyết, chứ không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức. Bà B kháng cáo án sơ
thẩm.

Tòa án phúc thẩm xác định Tòa án nhân dân quận Thủ Đức là đúng thẩm
quyền, do tranh chấp giữa các bên là về hợp đồng mua bán nhà và chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, như được quy định trong khoản 3 của Điều 26 trong
Bộ Luật Dân sự năm 2015, và đối tượng tranh chấp là tài sản bất động sản đặt tại
quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, theo quy định tại điểm a của
khoản 1 và điểm c của khoản 1 trong Điều 35 và Điều 397 của Bộ Luật Dân sự
năm 2015, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ
tranh chấp này.

You might also like